Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Tong quat lich su, dia ly viet nam HUẤN LUYỆN VIÊN CẤP II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.05 KB, 29 trang )

HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG HUẤN LUYỆN TRUNG ƯƠNG
********
TP.HCM, ngày 02 tháng 06 năm 2015

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
THAM GIA SÁT HẠCH TRẠI NGUYỄN CHÍ THANH
Môn: Tổng quát lịch sử, địa lý Việt Nam
PHẦN I: LỊCH SỬ VIỆT NAM
1. Cư dân của nền văn hóa Sa Huỳnh sống rải rác tại các khu vực:
a. Bắc Trung bộ
b. Đông Bắc bộ
c. Nam Trung bộ
d. Đông Nam bộ
2. Nền văn hóa Đồng Nai được ước tính cách ngày nay khoảng:
a. 4000 – 5000 năm
b. 6.000 năm
c. 7000 – 8000 năm
d. trên 8.000 năm
3. Sắp xếp theo thứ tự 04 giai đoạn phát triển của thời kỳ dựng nước đầu tiên của
dân tộc Việt Nam?
a. Đông Sơn, Gò Mun, Phùng Nguyên, Đồng Đậu
b. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn
c. Đồng Đậu, Phùng Nguyên, Gò Mun, Đông Sơn
d. Gò Mun, Đông Sơn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu
4. Địa bàn cư trú của người Việt cổ ở nước Văn Lang tương ứng với các vùng nào
ngày nay?
a. Bắc Bộ và Nam Trung bộ
b. Nam Trung bộ và Đông Nam bộ
c. Bắc bộ
d. Bắc bộ và Bắc Trung bộ


5. Thời điểm ra đời của nhà nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai
vào khoảng thời gian nào?
a. Thế kỷ thừ VII – VI TCN
b. Thế kỷ thứ I TCN


c. Thế kỷ thứ II - I TCN

d. Thế kỷ thứ IV - III TCN

7. Thục Phán An Dương Vương thay thế Vua Hùng lên ngôi Vua, thành lập nên
quốc gia Âu Lạc vào khoảng thời gian nào?
a. Thế kỷ thứ V TCN
b. Đầu thế kỷ thứ III TCN
c. Đầu thế kỷ thứ IV TCN
d. Thế kỷ thứ II TCN
8. Nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Triệu Đà, bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc vào năm nào?
a. Năm 189 TCN
b. Năm 179 TCN
c. Năm 179
d. Năm 181 TCN
9. Thời Bắc thuộc, nền nông nghiệp nước ta có những bước phát triển gì nổi bật
trong sản xuất nông nghiệp?
a. Dùng đồ sắt thay cho đồ đồng
b. Dùng trâu, bò làm sức kéo
c. Xây dựng các công trình thủy lợi
d. Tất cả đều đúng
10. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trong thời gian nào? Triều đại phương
Bắc nào đang cai trị nước ta lúc đó?

a. 40 – 48, Nhà Tùy
b. 40 – 43, Nhà Ngô
c. 40 – 43, Nhà Hán
d. 40 – 45, Nhà Tấn
11. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu ( Triệu Thị Trinh ) diễn ra vào năm nào? Triều
đại phương Bắc nào đang cai trị nước ta lúc đó?
a. Năm 248, Nhà Hán
b. Năm 258, Nhà Đường
c. Năm 248, Nhà Ngô
d. Năm 280, Nhà Tùy
12. Người mở đầu chính sách ngoại giao khôn khéo với phương Bắc “Độc lập thật
sự, thuần phục trên danh nghĩa”, được lịch sử ghi nhớ công lao là một trong những
người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc, chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của phong
kiến phương Bắc là?
a. Dương Đình Nghệ
b. Ngô Quyền
c. Khúc Thừa Dụ
d. Kiều Công Tiễn


13. Người đã lập nên chiến công chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng,
chấm dứt hoàn toàn hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến độc lập, tự
chủ cho nước ta?
a. Dương Đình Nghệ
b. Ngô Quyền
c. Khúc Thừa Dụ
d. Lý Thường Kiệt
14. Ngô Quyền không tiếp tục duy trì chính quyền của họ Khúc vì:
a. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường
b. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập

một chính quyền hoàn toàn của người Việt
c. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc
d. Ngô Quyền không muốn tự mình nhận là Tiết độ sứ của Phương Bắc
15. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
a. Nội bộ triều đinh mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất
b. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược
c. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi
d. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn
16. Đánh giá việc Thái hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê
Hoàn và suy tôn ông làm Vua như thế nào?
a. Bà có cảm tình với Lê Hoàn
b. Bà muốn kết hôn với Lê Hoàn để làm Hoàng hậu 02 triều
c. Bà bị thế lực mạnh của Lê Hoàn ép phải làm như vậy
d. Bà hy sinh quyền lợi của dòng họ, vượt lên trên quan niệm của chế độ
phong kiến để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc.
17. Trong xã hội dưới thời Đinh – Tiền Lê, tầng lớp nào bị coi là dưới cùng của xã
hội?
a. Nông dân
b. Trí Thức
c. Thợ thủ công
d. Nô tỳ
18. Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
a. Vua đứng đầu, dưới Vua có quan văn, quan võ
b. Vua chỉ nắm chính quyền và chỉ huy quân đội
c. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc Vua có Thái tử và các Hoàng tử


d. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc Vua có Thái sư và Đại sư
19. Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
a. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của nhà Lý

b. Địa thế, phong thủy của Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư
c. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được lâu
d. Biểu hiện cho sự phát triển, tự tin và lớn mạnh của đất nước, vì Thăng Long
có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy – bộ thuận tiện để trở thành
một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
20. Tác dụng của chính sách “Ngụ binh ư nông”?
a. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp
b. Thời bình thì có thêm lực lượng sản xuất đông đảo và hiệu quả; khi có chiến
tranh thì tất cả đều sung vào lính nên đảm bảo tính đông đảo, mạnh mẽ
c. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh
d. Giảm bớt ngân sách quốc phòng của triều đình
21. Nhà Lý luôn giữ vững nguyên tắc gì trong duy trì mối bang giao với các quốc
gia láng giềng?
a. Hòa hảo thân thiện
b. Đoàn kết, tránh xung đột
c. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
d. Mở cửa, trao đổi lưu thông hàng hóa
22. Nước ta chính thức mang tên Đại Việt vào thời nào? Năm bao nhiêu?
a. Thời Đinh ( năm 968 )
b. Thời Tiền Lê ( năm 980 )
c. Thời Lý ( năm 1009 )
c. Thời Lý ( năm 1054 )
23. Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt
a. Do nhà Lý không chấp nhận tước Vương do nhà Tống phong
b. Do vương quốc ChamPa thỉnh cầu
c. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc Liêu – Hạ ở biên
cương
d. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.



24. Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, được
ra đời trong giai đoạn nào? Gắn liền với nhân vật lịch sử nào?
a. Năm 981, Lê Hoàn lãnh đạo kháng chiến chống quân xâm lược Tống
b. Năm 1077, Lý Thường Kiệt lãnh đạo Kháng chiến chống quân xâm lược
Tống
c. Khi Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Khiêm của nhà
Tống.
d. Khi Lý Thường Kiệt nhậm chức Phụ quốc Thái Úy, nắm toàn bộ binh quyền
trong triều.
25. Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Khiêm của nhà Tống
với mục đích gì?
a. Đánh vào bộ chỉ huy của quân Tống
b. Đánh vào các nơi tập trung đông nhất quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta
c. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới Đại Việt
d. Đánh vào nơi quân Tống tích trữ lương thực, khí giới để đánh Đại Việt
26. Người được coi là có công lớn nhất trong việc dọn đường cho việc nắm quyền
của nhà Trần vào cuối thời nhà Lý là ai?
a. Trần Tự Khánh
b. Trần Thủ Độ
c. Trần Thừa
d. Trần Liễu
27. Vương triều nhà Lý chính thức chấm dứt sau 216 năm trị vì được đánh dấu
bằng sự kiện gì?
a. Vua Lý Huệ Tông đi tu ở chùa Chân Giáo vào năm 1226.
b. Vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Công chúa Lý Chiêu Hoàng năm 1225
c. Hoàng đế Lý Chiêu Hoàng chính thức nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh
năm 1226
d. Trần Thủ Độ được phong chức Điện tiền chỉ huy sứ vào năm 1224
28. Sự thay đổi triều đại, chuyển chính quyền từ triều Lý sang triều Trần đã tác
động, ảnh hưởng thế nào đến xã hội lúc bấy giờ?

a. Không ảnh hưởng gì nhiều vì sự khôn khéo của tập đoàn qúy tộc nhà Trần.
b. Các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi, kéo dài 13 năm
c. Đất nước đại loạn do sự chống đối của các gia tộc họ Lý
d. Lòng dân căm phẫn các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi lên khắp nơi.


29. Một chế độ chỉ có trong triều đại nhà Trần, đó là chế độ gì?
a. Lập nhiều Hoàng Hậu
b. Lập nhiều Thái Tử
c. Không lập Hoàng Hậu
d. Chế độ Thái Thượng Hoàng
30. Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?
a. Trung ương tập quyền
b. Phong kiến phân quyền
c. Vua nắm quyền tuyệt đối
d. Sự giao hòa giữa 3 chế độ trên
31.Tác giả bộ binh pháp nổi tiếng "Binh thư yếu lược" của nước ta là ai ?
a. Lê Lợi
b. Nguyễn Trãi
c. Trần Hưng Đạo
d. Lý Thường Kiệt
32. Câu nói đanh thép "Đầu tôi chưa rớt xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là của ai ?
a. Trần Hưng Đạo
b. Trần Quang Khải
c. Trần Thủ Độ
d. Trần Bình Trọng
33. Trần Bình Trọng là người đã nêu câu nói bất hủ nào ?
a. "Xin bệ hạ hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng"
b. "Bao giờ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây"
c. "Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông"

d. "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc"
34. Tác giả và tên gọi bộ lịch sử dân tộc đầu tiên của nước ta là ai ?
a. Lê Văn Hưu với Đại Việt sử ký toàn thư.
b. Lê Văn Hưu với Đại Việt sử ký.
c. Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử ký toàn thư.
d. Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử ký.
35. Bộ Luật Hồng Đức - một công trình lập pháp lớn của thời hậu Lê - được ban
hành dưới thời nào ?
a. Lê Thái Tổ
b. Lê Thái Tông
c. Lê Thánh Tông
d. Lê Nhân Tông
36. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất trong 3 lần chiến thắng quân Nguyên – Mông
của Vua dân thời Trần?
a. Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến
b. Nội bộ lãnh đạo nhà Trần đoàn kết một long


c. Nhà Trần được nhân dân các dân tộc ủng hộ
d. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và có
những danh tướng tài ba.
37. Câu nào dưới đây không nằm trong ý nghĩa của 03 lần chiến thắng quân
Nguyên – Mông?
a. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.
b. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Nguyên – Mông, bảo vệ nền độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
c. Nâng cao long tự hào, tự cường dân tộc
d. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá
38. Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng lần thứ 3, năm 1288 là gì?
a. Thể hiện tài lãnh đạo quân sự xuất chúng của Trần Quốc Tuấn

b. Thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần
c. Đập tan ý đồ xâm lược của quân Nguyên – Mông
d. Cả 03 ý nghĩa trên đều đúng
39. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến nông nghiệp thời Trần phát triển mạnh sau
chiến thắng quân Nguyên – Mông là ?
a. Qúy tộc tăng cường chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang
b. Đất nước hòa bình
c. Nhà Nước có chính sách khuyến khích sản xuất mở rộng diện tích trồng trọt
d. Nhân dân phấn khởi sau chiến thắng ngoại xâm
40. Những biểu hiện chứng tỏ Nho Giáo ngày càng phát triển ở thời Trần là?
a. Các nhà Nho được phụ trách công việc ngoại giao
b. Các nhà Nho được nhiều bổng lộc
c. Các nhà Nho được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà
nước dưới thời Trần
d. Các nhà Nho được tham dự các buổi thiết triều
41. Nhà Nho được coi là tiêu biểu nhất của thời Trần là:
a. Chu Văn An
b. Trương Hán Siêu
c. Đoàn Nhữ Hài
d. Trần Nhật Duật
42. Văn hóa, giáo dục, khoa học và nghệ thuật thời Trần phát triển hơn thời Lý vì?


a. Kế thừa được các thành tựu của nhân dân các nước Đông nam Á
b. Nhân dân phấn khởi, nhà nước quan tâm, kinh tế phát triển, xã hội ổn định
c. Kế thừa được các thành tựu văn hóa của Trung Hoa phong kiến
d. Có sự giao lưu, hội nhập với nền văn minh của các quốc gia khác qua con
đường tơ lụa
43. “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để cho anh em cùng hưởng phú quý
chung” là câu nói của 01 vị Vua nổi tiếng tài giỏi, nhân từ, trung hậu, đó là:

a. Trần Thái Tông
b. Lê Thánh Tông
c. Lý Thánh Tông
d. Trần Thánh Tông
44. Hội nghị Diên Hồng tại bến Bình Than do Vua nào triệu tập và chủ trì?
a. Trần Nhân Tông
b. Trần Thánh Tông
c. Trần Thái Tông
d. Lê Thánh Tông
45. Tác phẩm nổi tiếng Hịch Tướng Sỹ là của ai?
a. Trân Quang Khải
b. Trần Quốc Tuấn
c. Trần Nhật Duật
d. Mạc Đĩnh Chi
46. Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu
Là bài thơ được ngâm trong dịp khao quân sau khi quân ta chiếm lại thành Thăng
Long trong kháng chiến chống Nguyên – Mông lần II. Tác giả là ai?
a. Trân Quang Khải
b. Trần Quốc Tuấn
c. Trần Nhật Duật
d. Trần Khánh Dư
47. Hai câu thơ:

Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông thiên cổ vững âu vàng
Do ai sáng tác? Trong dịp nào?
a. Thượng Hoàng Trần Nhân Tông trong dịp khao quân mừng chiến thắng quân

Nguyên – Mông lần II
b. Thái sư Trần Quang Khải, sau khi chiến thắng Chương Dương
c. Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật sau chiến thắng Hàm Tử


d. Thượng Hoàng Trần Thánh Tông trong dịp khao quân mừng chiến thắng
quân Nguyên – Mông lần III
48. Nhà Trần trị vì nước ta trong bao nhiêu năm? Truyền qua bao nhiêu đời Vua?
a. 175 năm, 12 đời Vua
b. 216 năm, 9 đời Vua
c. 157 năm, 14 đời Vua
d. 187 năm, 16 đời Vua
49. Nhà Lý trị vì nước ta trong bao nhiêu năm? Truyền qua bao nhiêu đời Vua?
a. 175 năm, 12 đời Vua
b. 216 năm, 9 đời Vua
c. 157 năm, 14 đời Vua
d. 187 năm, 16 đời Vua
50. Vị Nữ Hoàng duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam là ai?
a. Hai Bà Trưng
b. Lý Chiêu Hoàng
c. Từ Dũ
d. Võ Tắc Thiên
51. Hồ Qúy Ly làm Vua nước ta trong bao nhiêu năm? Đặt Quốc hiệu là gì?
a. 7 năm, Quốc hiệu Đại Việt
b. 4 năm, Quốc hiệu Đại Việt
c. 7 năm, Quốc hiệu Đại Ngu
d. 1 năm, Quốc hiệu Đại Ngu
52. Họ Hồ trị vì nước ta trong bao nhiêu năm?
a. 5 năm
b. 15 năm

c. 7 năm
d. 4 năm
53. Lam Kinh là tên gọi cũ thuộc tỉnh nào của nước ta hiện nay?
a. Nghệ An
b. Hà Tĩnh
c. Nam Định
d. Thanh Hóa
54. “Làm trai sinh ở trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn
đời, chứ sao lại bo bo làm đầy tớ người!” là câu nói khảng khái của ai?
a. Trần Quốc Toản
b. Nguyễn Công Chứ
c. Lê Lợi
d. Trần Bình Trọng
55. Cuộc kháng chiến của Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh kéo dài trong
bao nhiêu năm?
a. 1418 – 1427
b. 1414 – 1427
c. 1407 – 1427
d. 1408 – 1428


56. Quy định khắc tên tiến sỹ vào bia đá tại Văn Miếu được bắt đầu từ thời vị Vua
nào trị vì?
a. Lê Thánh Tông
b. Trần Thánh Tông
c. Lê Thái Tông
d. Trần Thái Tông
57. Đại Việt Sử ký toàn thư do Ngô Sỹ Liên viết theo lệnh của vị Vua nào?
a. Lê Thánh Tông
b. Trần Thánh Tông

c. Lê Thái Tông
d. Trần Thái Tông
58. Niên hiệu Hồng Đức là niên hiệu của vị Vua nào?
a. Lê Thánh Tông
b. Trần Thánh Tông
c. Lê Thái Tông
d. Trần Thái Tông
59. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có một vị Vua bị dân gian gọi là Qủy
Vương, đó là ai?
a. Lê Chiêu Thống
b. Lê Long Đĩnh
c. Khải Định
d. Lê Uy Mục
60. Thời kỳ cai trị thống nhất của nhà Lê kéo dài trong bao nhiêu năm, truyền qua
bao nhiêu đời Vua?
a. 1428 – 1527, 10 đời Vua
b. 1428 – 1788, 28 đời Vua
c. 1528 – 1802, 30 đời Vua
c. 1533 – 1788, 15 đời Vua
61. Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê năm bao nhiêu? Nhà Mạc truyền được qua
bao nhiêu đời Vua, Kéo dài bao nhiêu năm thì mất ngôi?
a. Năm 1527, 7 đời Vua, 60 năm
b. Năm 1527, 5 đời Vua, 65 năm
c. Năm 1528, 10 đời Vua, 50 năm
d. Năm 1592, 7 đời Vua, 60 năm
62. Tình trạng Nam – Bắc triều ( chiến tranh Lê – Mạc ) của nước ta diễn ra trong
thời gian nào?
a. 1527 – 1592
b. 1533 – 1667
c. 1533 – 1677

d. 1533 – 1599
63. Khởi nghĩa Tây Sơn bắt đầu từ năm nào?
a. 1771
b. 1775
c. 1770
d. 1789


64. Nhà Trịnh giúp nhà Lê trung hưng lên, rồi giữ lấy quyền chính , lập ra nghiệp
chúa truyền qua các đời được bao nhiêu năm:
a. 220 năm
b. 216 năm
c. 156 năm
d. 186 năm
65. Nhà Lê, từ ngày Lê Thái Tổ dấy binh đánh đuổi nhà Minh, lên ngôi Hoàng đế
đến Lê Chiêu Thống, vị Hoàng đế cuối cùng, trị vì được bao nhiêu năm?
a. 360 năm
b. 260 năm
c. 350 năm
d. 220 năm
66. Chiến thắng có ý nghĩa lớn lao của nghĩa quân Tây Sơn ở Đàng Trong năm
1875 là chiến thắng gì ?
a. Hạ thành Quy Nhơn
b. Chiếm đất Gia Đinh
c. Đánh bại quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút
d. Giải phóng Quảng Ngãi và Phú Yên
67. Nhà Tây Sơn trị vì được bao nhiêu năm thì chấm dứt?
a. 14 năm
b. 28 năm
c. 31 năm

d. 10 năm
68. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung vào thời điểm nào ?
a. Sau khi đại phá quân Thanh.
b. Khi dừng lại ở Nghệ An để bổ sung lực lượng lên đường ra Bắc.
c. Trước khi kéo quân lên đường ra Bắc tiêu diệt quân Thanh
d. Trong buổi tiệc khao quân ở Tam Điệp trước Tết Nguyên Đán
69. Vua Gia Long dẹp nhà Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn trị vì
được bao nhiêu năm?
a. 28 năm
b. 18 năm
c. 59 năm
d. 32 năm
70. Nhân vật được suy tôn là Danh nhân văn hóa thế giới, sống vào thời Lê là ai?
a. Nguyễn Trãi
b. Trương Hán Siêu
c. Trần Nguyên Hãn
d. Đoàn Nhữ Hài


71. Quân Pháp chính thức nổ súng xâm lược nước ta vào năm nào?
a. 1859
b. 1858
c. 1847
d. 1862
72. Quân Pháp viện lý do gì để xâm lược nước ta?
a. Do thỉnh cầu của quốc vương Chân Lạp b. Ỷ thế nước mạnh, không cần lý do
c. Do nhà Nguyễn giết hại giáo sĩ Pháp
d. Triều đình đốt thương thuyền Pháp
73. Quân Pháp tấn công xâm lược địa phương nào đầu tiên của nước ta?
a. Kinh thành Huế

b. Thành Gia Định
c. Thành Hà Nội
d. Cảng Đà Nẵng
74. Hòa ước năm Nhâm Tuất ( 1862 ) giữa triều đình Tự Đức ký với Pháp, theo đó
nhà Nguyễn đã nhượng hẳn cho Pháp:
a.Các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường
b. Tỉnh Đà Nẵng
c. Tỉnh Vĩnh Long
d. Tất cả các tỉnh thuộc Nam kỳ
75. Ai là người dẫn đầu sứ thần nhà nguyễn sang Pháp để bàn việc xin chuộc lại các
tỉnh đã nhượng cho Pháp theo hòa ước Nhâm Tuất?
a. Phạm Phú Thứ
b. Ngụy Khắc Đản
c. Phan Thanh Giản
d. Trương Minh Giảng
76. Quân Pháp nổ súng tấn công và chiếm Thành Hà Nội lần thứ I vào năm nào?
Ai là tướng giữ thành Hà Nội lúc bấy giờ?
a. 1887, Hoàng Diệu
b. 1873, Nguyễn Tri Phương
c. 1968, Tôn Thất Thuyết
d. 1871, Nguyễn Văn Tường
77. . Hòa ước năm Giáp Tuất ( 1874 ) giữa triều đình Tự Đức ký với Pháp, theo đó
nhà Nguyễn đã nhượng hẳn cho Pháp:
a. 6 tỉnh Nam Kỳ
b. Toàn bộ các tỉnh Bắc Kỳ
c. Hà Nội và Hải Phòng, Hải Dương
d. Quy Nhơn, Hải Phòng
78. Quân Pháp nổ súng tấn công và chiếm Thành Hà Nội lần thứ II vào năm nào?
Ai là tướng giữ thành Hà Nội lúc bấy giờ?



a. 1882, Hoàng Diệu
c. 1968, Tôn Thất Thuyết

b. 1873, Nguyễn Tri Phương
d. 1871, Nguyễn Văn Tường

79. Nước ta chính thức mất quyền độc lập, trở thành thuộc địa của Pháp ( dưới
danh nghĩa là được nước Pháp bảo hộ ) vào năm nào?
a. 1883
b. 1884
c. 1889
d. 1887
80. Vua Hàm Nghi và quân nhà Nguyễn đánh Dinh Khâm Sứ Pháp, chính thức bắt
đầu phong trào Cần Vương chống Pháp vào thời gian nào?
a. Đêm 22/ 05/ 1885
b. Đêm 22/ 05/ 1884
c. Đêm 22/ 09/ 1888
d. Đêm 26/ 09/ 1889
81. Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và đày sang Algérie vào thời gian nào?
a. 1888
b. 1889
c. 1886
d. 1887
82. Sau khi Vua Hàm Nghi bị bắt và đi đày, phong trào Cần Vương còn có những
cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào khác?
a. Khởi nghĩa của Phan Đình Phùng
b. Khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám
c. Cả a,b đều sai
d. Cả a,b đều đúng

83. Ông Vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam là ai?
a. Vua Đồng Khánh
b. Vua Kiến Phúc
c. Vua Bảo Đại
d. Vua Thiệu Trị
84. Tác giả của bộ Thượng Kinh ký sự, nhà y học lỗi lạc của Việt Nam thế kỷ
XVIII là ai ?
a. Tuệ Tĩnh
c. Lê Quý Đôn
b. Ngô Nhân Tịnh
d. Lê Hữu Trác
85. Người làm nên chiến công đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo
là ai ?
a. Trương Định
c. Thủ Khoa Huân
b. Thiên Hộ Dương
d. Nguyễn Trung Trực


86. Danh hiệu Bình Tây Đại Nguyên Soái của Trương Định là do :
a. Triều đình phong
b. Nhân dân suy tôn
c. Nguyễn Đình Chiểu phong tặng
d. Kẻ thù kính phục gọi
87. Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai ?
a. Nguyễn Quang Bích
b. Phan Đình Phùng
c. Đinh Công Tráng
d. Tống Duy Tân
88. Người khởi xướng phong trào đưa thanh niên ra nước ngoài học tập là ai ?

a. Phan Chu Trinh với phong trào Duy Tân.
b. Nguyễn Thái Học với Việt Nam Quốc dân Đảng.
c. Lương Văn Can với Đông kinh Nghĩa thục.
d. Phan Bội Châu với phong trào Đông Du.
89. 24. Đám tang Cụ Phan Châu Trinh được tổ chức trọng thể vào năm nào, ở đâu ?
a. Năm 1926 tại Quảng Nam
b. Năm 1925 tại Sài Gòn
c. Năm 1925 tại Quảng Nam
d. Năm 1926 tại Sài Gòn
90. Trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, Nguyễn An Ninh là người đã khởi
xướng và tổ chức phong trào gì ?
a. Phong trào Đông Dương đại hội.
b. Tân Việt Cách mạng Đảng.
c. Thanh niên cao vọng Đảng
d. Nam đồng thư xã.
91. Nguyễn Thái Học là lãnh tụ của tổ chức nào ?
a. Tâm Tâm xã
b. Tân Việt Cách mạng Đảng
c. Việt Nam Quốc dân Đảng
d. Đại Việt dân xã Đảng
92. Mặt trận Việt Minh có tên gọi đầy đủ là gì ?
a. Việt Nam Cách mạng đồng chí hội
b. Việt Nam Cách mạng đồng minh hội
c. Việt Nam Độc lập đồng minh hội
d. Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội
93. Đại diện cao nhất của Chính phủ lâm thời vào tiếp nhận lễ thoái vị của Vua Bảo
Đại tại Huế là ai ?
a. Tôn Đức Thắng
b. Nguyễn Lương Bằng
c. Trần Huy Liệu

d. Cù Huy Cận


94. Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Nam bộ trong Cách mạng tháng 8/ 1945 là ai ?
a. Thái Văn Lung
b. Trần Văn Giàu
c. Huỳnh Văn Tiểng
d. Phạm Ngọc Thạch.
95. Nam bộ kháng chiến bắt đầu ở Sài Gòn vào ngày tháng năm nào ?
a. 23/11/1940
c. 23/9/1945
b. 23/11/1945
d. 02/9/1945
96. Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào ?
a. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.
b. Cuộc binh biến Đô Lương.
c. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.
d. CMT 8 năm 1945 ở Hà Nội.
97. Lực lượng vũ trang ra đời từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, sau đó được thống nhất
lại với tên gọi là gì ?
a. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân b. Cứu quốc dân
c. Việt Nam giải phóng quân
d. Vệ quốc Đoàn
98. "Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ" câu nói ấy là của ai ?
a. Chỉ thị kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng
b. Thư của Hồ Chủ Tịch gửi đồng bào Nam bộ
c. Quyết định kháng chiến của xứ ủy Nam bộ
d. Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
99. Có một tổ chức chính trị đứng trong mặt trận Việt Minh do Đảng Cộng sản
Đông Dương vận động thành lập vào giữa năm 1944 nhằm tập hợp lực lượng trí

thức, sinh viên học sinh, tư sản dân tộc…, tổ chức đó là gì ?
a. Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam
c. Đảng xã hội Việt Nam

b. Đảng dân chủ Việt Nam
d. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác

100. Đại hội Quốc dân chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng
8/1945 được tổ chức tại đâu ?
a. Tân Trào
b. Pắc pó
c. Cao bằng
d. Hà Đông


101. Ở miền Nam, với sự giúp đỡ của quân Anh, cuộc gây hấn của quân Pháp nhằm
tái xâm lược nước ta đã chính thức mở đầu bằng sự kiện nào ?
a. Phá hoại cuộc mít tinh mừng độc lập của quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn
02/09/1945.
b. Đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và Cơ quan tự vệ TP Sài Gòn
c. Yêu cầu ta thả hết lực lượng vũ trang và tù binh Pháp
d. Chiếm đóng bến cảng Sài Gòn làm nơi dừng chân cho quân xâm lược
102. Bản tạm ước 14/09/1946 được Chính phủ ta ký với Chính phủ Pháp nhằm mục
đích gì ?
a. Gạt bỏ quân đội Tưởng Giới Thạch, tranh thủ hoà hoãn với Pháp để chuẩn
bị kháng chiến.
b. Kéo dài thời gian hoà hoãn để củng cố và phát triển thêm lực lượng.
c. Tranh thủ sự ủng hộ của đồng minh.
d. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến Nam bộ.
103. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội

thông qua vào thời điểm nào ?
a. Tháng 3/1946
b. Tháng 6/1946
c. Tháng 8/1946
d. Tháng 11/1946
104. Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân dân ta được tiến hành thành mấy đợt ?
a. 2 đợt
b. 3 đợt
c. Không phân chia thành từng đợt cụ thể d. 4 đợt
105. Trưởng phái đoàn ta tham dự Hội nghị Genève về lập lại hoà bình cho Đông
Dương là ai ?
a. Tạ Quang Bửu
b.Nguyễn Thị Bình
c. Phạm Văn Đồng
d. Nguyễn Duy Trinh
106. Ngày quân Pháp cuối cùng rút khỏi nước ta, miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng là ngày nào ?
a. 20/7/1954
b. 10/10/1954
c. 16/5/1955
d. 22/5/1955


107. Tuyến đường vận tải chiến lược phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ đã
được phương Tây đặt tên là đường gì ?
a. Đường 559.
b. Đường mòn Hồ Chí Minh.
c. Đường Trường Sơn.
d. Đường chiến lược Bắc - Nam.
108. Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền

Nam Việt Nam là ai ?
a. Đ/c Phạm Hùng.
b. Luật sư Trịnh Đình Thảo.
c. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ.
d. Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát.
109. "Nhắm thẳng quân thù mà bắn" là lời hô bất tử của ai ?
a. Nguyễn Văn Trỗi ở pháp trường
b. Nguyễn Viết Xuân trên trận địa.
c. Phạm Tuân trong cuộc chiến đấu cùng B52 Mỹ
d. Chị Út Tịch trong một trận chiến đấu
110. 66. Trận thắng lớn đầu tiên trước quân Mỹ trong cuộc kháng chiến ở miền
Nam là trận nào ?
a. Trận Núi Thanh (cuối năm 1965)
b. Trận Vạn Tường (cuối năm 1965)
c. Cuộc bẻ gãy trận càng Jonetion City của Mỹ (1965 - 1966)
d. Trận Ấp Bắc (đầu năm 1963).
111. Nguyên nhân chủ yếu nào buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom đánh phá
miền Bắc lần thứ nhất vào ngày 1/1/1968 ?
a. Mỹ thất bại nặng ở cả hai miền Nam Bắc.
b. Miền Bắc đã bắn rơi và phá hủy hàng ngàn máy bay, tàu chiến của Mỹ.
c. Miền Nam đánh bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ.
d. Dư luận thế giới phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ.
112. Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2 vào thời
điểm nào ?
a. 2/ 1972
b. 4/1972


c. 10/1972


d. 12/1972

113. Cột mốc nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của Cách mạng miền Nam để
chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công ?
a. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, xác định con đường phát triển của cách
mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền.
b. Sự ra đời của Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam.
c. Phong trào Đồng Khởi nổ ra mạnh mẽ trên toàn miền Nam.
d. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
114. Tháng 1/1961, tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo CM miền Nam đã được thành
lập với tên gọi là gì ?
a. Trung ương Cục miền Nam.
b. Xứ ủy Nam bộ
c. Đảng nhân dân cách mạng miền Nam
d. Xứ ủy nam kỳ
115. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam mở đầu cho sự phá sản về cơ bản
"Chiến lược chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - Ngụy ?
a. Đồng Xoài (Biên Hòa)
b. Bình Giã (Bà Rịa)
c. An Lão (Bình Định)
d. Ba Gia (Quảng Ngãi)
116. Một tác phẩm chính trị được phổ biến rộng rãi trong cao trào 1936 - 1939 giới
thiệu chủ nghĩa Mác - Lê Nin và chính sách của Đảng là tác phẩm nào ?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp
b. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương
c. Đề cương văn hóa Việt Nam
d. Vấn đề dân cày
117. Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Cách mạng của Đảng ta sau cao
trào 1936 - 1939 được đánh dấu bằng sự kiện nào ?
a. Đảng rút vào hoạt động bí mật từ cuối năm 1939.

b. Nhật nhảy vào Đông Dương cùng thực dân Pháp thống trị nước ta
c. Mặt trận Việt Minh được thành lập
d. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6, tháng 11/ 1939


118. Nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ cách mạng 1930 - 1945 là gì ?
a. Giải phóng dân tộc
b. Giải phóng dân tộc và ruộng đất cho nông dân
c. Khởi nghĩa vũ trang
d. Đấu tranh giành quyền dân chủ
119. Cách mạng tháng 8 thành công vào ngày tháng năm nào?
a. 19/ 8/ 1945
c. 23/ 9/ 1945

b. 2/ 9/ 1945
d. 19/ 12/ 1945

120. Ai là Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao trong Chính Phủ Cách mạng lâm thời Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt quốc dân vào ngày 2/9/ 1945.
a. Phạm Văn Đồng
b. Nguyễn Tường Tam
c. Hồ Chí Minh
d. Nguyễn Hải Thần
121. Cuộc bầu cử Quốc Hội lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam diễn ra khi nào?
a. Ngày 6/1/ 1946
b. Ngày 1/ 1/ 1946
c. Ngày 2/ 3/ 1946
d. Ngày 5/ 1/ 1946
122. Chính phủ liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa được thành lập
ngày 2/ 3/ 1946 giao cho ai làm Phó Chủ tịch Chính phủ?

a. Phạm Văn Đồng
b. Nguyễn Tường Tam
c. Huỳnh Thúc Kháng
d. Nguyễn Hải Thần
123. Ngày 31/ 5/ 1946. Hồ Chủ Tịch lên đường sang Pháp theo lời mời của chính
phủ Pháp. Trước khi đi Người đã bàn giao lại quyền lãnh đạo đất nước cho ai?
a. Phạm Văn Đồng
b. Võ Nguyên Giáp
c. Huỳnh Thúc Kháng
d. Trường Chinh
124. Bác Hồ ra lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến vào thời điểm nào?
a. 14/ 7/ 1946
b. 19/ 12/ 1946
c. 27/ 7/ 1947
d. 23/ 9/ 1945
125. Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần II vào thời điểm nào ?


a. Đầu năm 1972
c. 10/1972

b. 4/1972
d. 12/1972

126. Thời điểm thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng thành quân giải
phóng miền Nam ?
a. 20/12/1960
b. 02/01/1961
c. 15/01/1961
d. 15/02/1961

127. Trong cuộc đọ sức trực tiếp với Mỹ, chiến thắng nào có ý nghĩa mở đầu cho
cao trào thi đua đánh Mỹ trong toàn quân toàn dân miền Nam ?
a. Vạn Tường
b. Đắc Tô
c. Khe Sanh - Đường 9
d. Lộc Ninh
128. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1974 đã quyết định nơi nào là hướng tiến công
chủ yếu ở miền Nam trong năm 1975 ?
a. Tây Nguyên
b. Trị Thiên
c. Đông Nam Bộ
d. Tây Nam Bộ
129. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức được mang tên chiến
dịch Hồ Chí Minh từ ngày tháng năm nào ?
a. 08/04/1975
b. 12/04/1975
c. 14/04/1975
d. 25/04/1975
130. Quốc hội lấy tên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bắt đầu từ thời
gian nào ?
a. 30/03/1975
b. 02/09/1975
c. 30/4/1976
d. 02/7/1976
131. Cuộc tiến công lớn mang tính gây hấn của quân Khmer Đỏ vào nước ta lần thứ
I diễn ra vào thời điểm nào? ở đâu?
a. Tháng 04/ 1977 tại An Giang
b. Tháng 05/ 1975 tại Kiên Giang
c. Tháng 09/ 1977 tại Tây Ninh
d. Tháng 12/ 1977 tại Tây Ninh

132. Cuộc tiến công lớn mang tính gây hấn của quân Khmer Đỏ vào nước ta lần thứ
II diễn ra vào thời điểm nào? ở đâu?
a. Tháng 04/ 1977 tại An Giang
b. Tháng 05/ 1975 tại Kiên Giang
c. Tháng 09/ 1977 tại Tây Ninh
d. Tháng 12/ 1977 tại Tây Ninh


133. Cuộc thảm sát hơn 500 dân thường vô tội của đảo Thổ Chu do quân Khmer
Đỏ tiến hành diễn ra vào thời điểm nào?
a. Tháng 3/1975
b. Tháng 5/ 1975
c. Tháng 1/ 1976
d. Tháng 1/ 1979
134. Cuộc thảm sát Ba Chúc với 3.157 dân thường vô tội do quân Khmer Đỏ tiến
hành diễn ra vào thời điểm nào?
a. Tháng 3/1975
b. Tháng 5/ 1975
c. Tháng 1/ 1976
d. Tháng 4/ 1978
135. Thời điểm nào quân đội Việt Nam bắt đầu phản công đẩy lùi quân Khmer Đỏ
trên toàn tuyến biên giới Tây Nam?
a. Ngày 7/ 1/ 1979
b. Ngày 23/ 12/ 1978
c. Đầu tháng 12 / 1978
d. Ngày 31/ 12/ 1978
136. Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc chống lại quân xâm lược Trung Quốc
bắt đầu vào thời điểm nào?
a. Tháng 1/ 1978
b. Tháng 2/ 1979

c. Tháng 1/ 1979
d. Tháng 3/ 1979
137. Trung Quốc xâm lược và chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt
Nam vào thời điểm nào?
a. Tháng 1/ 1974
b. Tháng 1/ 1979
c. Tháng 4/ 1975
d. Tháng 1/ 1978
138. Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm giữ trái phép 1 số thực thể địa lý thuộc quần
đảo Trường Sa của Việt Nam vào thời điểm nào?
a. Tháng 1/ 1974
b. Tháng 1/ 1979
c. Tháng 4/ 1975
d. Tháng 1/ 1988
139. Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào thời điểm nào?
a. Năm 1995
b. Năm 2005
c. Năm 1997
d. Năm 1999
140. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm nào?


a. Năm 1995
c. Năm 1997

b. Năm 2005
d. Năm 1999

PHẦN II: ĐỊA LÝ VIỆT NAM
141. vị trí địa lý của Việt Nam được xác định bởi toạ độ:

a. 23022’B
8030’B
109024’Đ
102010Đ
b. 23010’B
7030’B
108024’Đ
100010’Đ
c. 22022’B
8050’B
107024’Đ
101010’Đ
d. 23050’B
8000’B
106024’Đ
102020’Đ
142. diện tích Việt Nam phần đất liền?
a. 330.000 km2
b. 330.991 km2
c. 360.930 km2
d. 329.400 km2
143. Các điểm cực Đông, tây, nam, bắc trên đất liền thuộc các tỉnh:
a. Quảng Ninh. Lai Châu, kiên Giang, Hà Giang
b. Nha Trang, Lai Châu, Cà Mau, Lạng Sơn
c. Khánh Hoà, Lai Châu, Cà Mau, Hà Giang
d. Quảng Ninh, Lai Châu, Kiên Giang, Cao Bằng
144.Ý nghĩa quan trọng nhất về kinh tế của vị trí địa lý Việt Nam:
a. Du lịch quốc tế
b. Nông nghiệp quốc tế
c. Công nghiệp quốc tế

d. Vận tải quốc tế
145. Bản sắc tự nhiên của vị trí địa lý Việt Nam:
a. Lục địa và hải dương
b. Lục địa châu á
c. Công nghiệp quốc tế
d. Vận tải quốc tế
146. Về mặt kinh tế-xã hội, Việt Nam là nơi hội tụ của nền văn minh:
a. Đông nam á, Ấn độ
b. Châu Á, Trung Hoa
c. Châu Á Thái bình dương
d. Trung Hoa, Ấn độ
147.Việt Nam có biên giới với các nước:
a. Lào, Mianma, Trung quốc
b. Lào, Campuchia, Thái lan
c. Trung quốc, Lào, Campuchia
d. Trung quốc, Campuchia, Malaysia
148. Tính nhiệt độ ẩm của Việt Nam được thể hiện:
a. Nhiệt độ trung bình cao, ẩm độ trung bình, gió mùa
b. Gió mùa, nắng nhiều, ẩm độ thấp
c. Gió mùa, nắng nhiều, mưa nhiều, độ ẩm cao


d. Nhiệt độ trung bình thấp, nắng nhiều, độ ẩm cao
149. Vì sao Việt Nam không bị khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Châu
Phi và Tây Á?
a. Gió mùa, tính chất bán đảo
b. Bán đảo, nhiều đồi
núi
c. Có nhiều đồi núi, nhiều sông suối
d. Cả 3 lý do đưa ra

150. Khí hậu Việt Nam mang tính chất:
a. Nhiệt đới, gió mùa châu á
b. Nhiệt đới, gió mùa, đồi núi
c. Cận nhiệt đới, gần biển, gió mùa
d. Nhiệt đới, gió mùa Đông Nam Á
151. Ưu điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam:
a. Nóng, ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ cao
b. Ẩm, nóng, nhiệt độ trung bình, ít mưa
c. Nắng nhiều, lạnh, gió mang nhiều hơi nước
d. Mưa nhiều, có mùa lạnh, bức xạ cao, ẩm
152. Ý nghĩa kinh tế của khí hậu Việt Nam
a. Trồng được tất cả các loại cây
b. Trồng cây được quanh năm
c. Chỉ trồng được các loại cây nhiệt đới
d. Trồng cây quanh năm với nhiều loại cây
153. Khoáng sản nào Việt Nam có khả năng phong phú nhất:
a. Kim loại đen
b. Kim loại màu
c. Kim loại hiếm
d. Không kim loại
154. Hiện nay loại nhiên liệu nào cho giá trị kinh tế cao nhất ở Việt Nam
a. Dầu mỏ
b. Khí đốt
c. Than
d. Gỗ củi
155. Hạn chế cơ bản nhất của tài nguyên đất nông nghiệp Việt Nam
a. Chất lượng đất
b. Bị xói mòn bạc màu
c. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấpd. Nhiều loại đất
156. Cách phân loại tài nguyên nào là hợp lý nhất đối với phát triển bền

vững
a. Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
b. Tài nguyên lao động, trí tuệ, thông tin ...
c. Tài nguyên có thể phục hồi và tài nguyên ko thể phục hồi


d. Tất cả các loại tài nguyên tự nhiên đều cạn kiệt, không cần phân loại
157. Các loại đất chính của Việt Nam
a. Phù sa, pheralit, bazan
c. Phù sa, bazan, cát pha

b. Phù sa, bazan, phiến thạch
d. Bazan, phù sa, ven biển

158. Hạn chế của tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay:
a. Nhiều loại nước
b. Lượng mưa nhiều
c. Phân bố không đều
d. Chảy từ nước ngoài vào
159. Tính chất nào là đặc điểm cơ bản của điều kiện tự nhiên Việt Nam
a. Nhiệt đới, gió mùa Đông nam á, ẩm b. Gió mùa, ẩm
c. Tính chất phi địa đới
d. Đồi núi cao
160. Vùng bờ biển có bãi lầy để nuôi trồng hải sản tốt nhất
a. Móng Cái - Ninh Bình
b. Quảng Bình - Quảng Nam
c. Vũng Tàu - Hà Tiên
d. Quảng Ngãi - Vũng Tàu
161. Rừng ngập mặn có giá trị kinh tế cao ở vùng nào:
a. Quảng Bình - Quảng Ngãi

b. Quảng Ngãi - Ninh Thuận
c. Móng Cái - Ninh Bình
d. Bà Rịa Vũng Tàu - Hà Tiên
162. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có bùn mịn và bùn cát vì:
a. Dòng hải lưu ven biển đưa phù sa đến
b. Phù sa của các con sông có trên thềm lục địa
c. Phù sa của sông Hồng và sông Cửu long
d. Phù sa từ miền tây đem lại
163. nguyên nhân của sự phân hoá tự nhiên Bắc Nam
a. Do đất nước kéo dài tới 15 vĩ độ và địa hình phức tạp
b. Vì dãy Trường sơn đâm ra biển ở nhiều đoạn
c. Do vận động tạo sơn làm cho phân hoá hai miền
d. Do gió mùa làm cho 2 miền khác nhau
164. Thế mạnh nhất của biển Việt Nam so với vùng biển các nước Bắc Á
a. Sinh vật biển phong phú
b. Cảng biển lớn nhất thế giới
c. Muối biển, khoáng sản
d. Tái sinh sinh vật biển thuận lợi
164. Rừng Việt Nam bị suy thoái nhiều vì:


a. Khai thác vô ý thức
c. Do nông nghiệp lấn chiếm đất rừng
nhiên liệu

b. Do không có khả năng trồng lại
d. Do khai thác khoáng sản,

165. Thế mạnh của rừng Việt Nam
a. Nhiều loại gỗ quý, đặc sản nhiều

b. Rừng hỗn giao, phát triển mạnh
c. Rừng nhiều tầng, ít loại cây
d. Động, thực vật phong phú, đa dạng phát triển nhanh
166. Vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Việt Nam tính theo đường cơ
sở:
a. 212 hải lý
b. 180 hải lý
c. 200 hải lý
d. 150 hải lý
167. Nước ta có nhiệt độ trung bình thấp hơn và lượng mưa cao hơn
nhiều nước khác có
cùng vĩ đạo châu á.
a. Nằm trên bán đảo Đông Dương
b. Chịu tác động của gió mùa
c. Do địa hình 3/4 là đồi núi
d. Có những dãy núi hình cánh cung
168. trên đất Việt Nam mưa phùn diễn ra trong mùa đông ở vùng nào?
a. Đồng bằng duyên hải nam trung bộ
b. Tây nguyên
c. Đông nam bộ
d. Miền bắc
169. Hàng năm gió Lào xuất hiện trong mùa hè có cường độ lớn ở:
a. Duyên hải nam bộ
b. Đồng bằng sông Hồng
c. Bắc trung bộ
d. Đồng bằng Sông cửu long
170. đất bazan ở Việt Nam được phân bố nhiều nhất ở:
a. Bắc trung bộ
b. Đông nam bộ
c. Duyên hải nam


d. Tây Nguyên

171. Rừng Việt Nam chủ yếu thuộc kiểu rừng
a. Nhiệt đới ẩm, xanh quanh năm
b. Cận nhiệt đới gió mùa, rụng lá theo mùa
c. Cận nhiệt đới, xanh quanh năm
d. Xích đạo, xanh quanh năm
172. Rừng Việt Nam đang giảm về trữ lượng cũng như chất lượng là do:
a. Sự biến đổi của khí hậu
b. Du canh du cư


×