Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.81 KB, 5 trang )

BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN
VIỆT NAM
Ở nước ta, từ sau công cuộc đổi mới đến nay, việc cải cách tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước luôn là vấn đề thời sự. Tại Văn kiện Đại hội
Đại biểu Toàn quốc lần IX khẳng định: Xây dựng Nhà nước Pháp quyền
XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Song để có thể
tìm ra giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hoạt động của Nhà nước một
cách hiệu quả, thiết nghĩ cần nhìn lại bản chất, vai trò của Nhà nước Việt Nam
là một việc làm cần thiết. Trong phạm vi bài viết, tác giả đề cập đến bản chất,
vai trò của Nhà nước ta; qua đó thấy được tính đúng đắn của Đảng ta trong
việc chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt
Nam.
Thứ nhất là về bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam.
Nhà nước ta là Nhà nước Pháp quyền XHCN, là nhà nước kiểu mới, do
đó có bản chất khác hẳn với bản chất của các Nhà nước bóc lột. Sự khác biệt
về bản chất giữa Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam với các Nhà nước
bóc lột thể hiện ở góc độ chính trị , góc độ dân chủ, góc độ tổ chức lao động
quyền lực nhà nước và ở tính dân tộc của Nhà nước.
Xét dưới góc độ chính trị, Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam là
Nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, tức là Nhà nước do giai cấp
công nhân và Đảng tiên phong của nó là người giữ địa vị thống trị về chính
trị. Tất nhiên là sự thống trị về chính trị của giai cấp công nhân có bản chất và
mục đích khác hẳn với sự thống trị về chính trị của các giai cấp bóc lột. Sự
thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với tất cả các giai
cấp bị áp bức bóc lột nhằm bảo vệ lợi ích riêng của giai cấp bóc lột. Trái lại,
sự thống trị của giai cấp công nhân Việt Nam là nhằm xóa bỏ áp bức, bóc lột,
bảo vệ lợi ích chính đáng của tất cả nhân dân lao động bị áp bức để xây dựng
một xã hội mới tốt đẹp hơn. Như vậy, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp
công nhân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy Chủ nghĩa
1




Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
Và chỉ có mang bản chất của giai cấp công nhân thì Nhà nước ta mới không
chệch hướng XHCN và có thể đạt được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xét dưới góc độ dân chủ (còn gọi là góc độ xã hội) thì tại điều 2 Hiến
pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam là Nhà nước Pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là
liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Như
vậy, có thể nói ngắn gọn là xét dưới góc độ dân chủ thì Nhà nước ta là Nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Điều này được biểu hiện thông qua những
quy định cụ thể của pháp luật nước ta. Chẳng hạn như tại điều 6 Hiến pháp
1992: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội
đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân
dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”, hoặc tại điều
53 Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã
hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến
nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý
dân”… Trong thực tế, những biểu hiện của Nhà nước của dân, do dân và vì
dân được thể hiện rất đa dạng, rất cụ thể. Chẳng hạn như khi phát hiện ra hành
vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức; công dân có quyền tố cáo với
người có thẩm quyền, hoặc khi Quốc hội chuẩn bị ban hành văn bản luật thì
mọi người dân đều có thể góp ý, đóng góp ý kiến. Tóm lại, dưới góc độ xã
hội, khi nói Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân thì trong thực
tế, mọi hoạt động của Nhà nước đều hướng tới phục vụ nhân dân được tốt
hơn, bảo vệ triệt để các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đó chính là
điểm khác biệt giữa bản chất của Nhà nước ta với bản chất của các Nhà nước
bóc lột trên thế giới.

Xét dưới góc độ tổ chức lao động quyền lực nhà nước thì quyền lực nhà
nước ta là thống nhất, trong đó có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan
2


nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Chính sự phân công quyền lực này sẽ chống được sự độc đoán, chuyên
quyền; tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo và hướng đến sự chuyên môn hóa
trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Ngoài ra, khi nói đến bản chất Nhà nước ta thì cần phải nhấn mạnh tính
dân tộc sâu sắc. Nhà nước ta là sự thống nhất của 54 dân tộc anh em cùng
sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Trong lịch sử, tất cả các dân tộc đều đã
đoàn kết, tương thân tương ái và cùng nhau xây dựng, bảo vệ đất nước.
Ở trên, bản chất Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam được xem xét
dưới nhiều góc độ nhưng thực ra Nhà nước Việt Nam chỉ có một, bản chất của
Nhà nước Việt Nam cũng chỉ có một và có sự thống nhất trong bản chất của
Nhà nước. Chúng ta vừa nói Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì
dân, lại nói Nhà nước ta là Nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân,
điều này không mâu thuẫn mà có sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất này
là do lợi ích của giai cấp công nhân hoàn toàn phù hợp với lợi ích và nguyện
vọng chính đáng của nhân dân lao động. Thật vậy, trong từng quy định của
pháp luật không có quy định nào dành riêng cho giai cấp công nhân một đặc
quyền, đặc lợi hơn so với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội mà trong
Hiến pháp 1992 và trong các văn bản quy phạm pháp luật đều dùng chung
cụm từ “công dân” để nói đến mọi người dân. Đây là điều thuộc về bản chất
mà các Nhà nước bóc lột không thể có được.
Thứ hai là về vai trò của Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt Nam.
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một trong ba bộ phận tạo
thành hệ thống chính trị ở nước ta. Trong hệ thống chính trị, Nhà nước là trụ
cột, là xương sống và giữ vị trí trung tâm. Chính từ vị trí trung tâm đã thể hiện

rõ vai trò của Nhà nước. Qua đó, vai trò của Nhà nước được thể hiện trong
mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam và trong việc thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân.
Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản sẽ lãnh đạo Nhà nước. Sự
lãnh đạo này để đảm bảo bản chất của Nhà nước, để Nhà nước ta thực sự là
3


Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng việc đề ra
chủ trương, đường lối; bằng việc đề ra các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của bộ máy nhà nước, các nguyên tắc cơ bản cho các quan hệ xã hội; bằng
công tác kiểm tra và bằng hoạt động gương mẫu của đảng viên; Đảng giới
thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong
các cơ quan nhà nước… Nhưng để cho “Đảng đi vào cuộc sống” thì rất cần
đến Nhà nước. Vai trò của Nhà nước được thể hiện chủ yếu thông qua việc đề
ra đường lối, chính sách pháp luật. Nếu chủ trương, chính sách pháp luật của
Nhà nước phù hợp với thực tế khách quan thì hoạt động của Nhà nước có thể
đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội. Ngược lại, nếu chính sách pháp luật
của Nhà nước không phù hợp với cuộc sống sẽ làm cho xã hội trì trệ, kìm
hãm sự phát triển của đất nước.
Ngoài ra, Nhà nước còn đóng vai trò sống còn trong việc thúc đẩy
những thành quả lâu dài bằng việc cung cấp cơ sở hạ tầng, an ninh và môi
trường kinh tế vĩ mô ổn định. Đặc biệt là trong điều kiện của nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN thì sự quản lý, điều tiết của Nhà nước là hết sức
cần thiết nhằm kiểm soát sự vận hành của thị trường.
Vai trò của Nhà nước còn được thể hiện trong việc thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân. Nếu không có Nhà nước thì người dân không thể làm chủ
đất nước và Nhà nước ta cũng không còn là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Điều 11 Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Công dân thực hiện quyền làm chủ của
mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội, có trách

nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ
gìn an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng”.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức và thời đại Chính phủ điện tử
như hiện nay thì nhu cầu của người dân đối với vai trò của Nhà nước là luôn
thường trực, đa dạng và thậm chí trong một số lĩnh vực là không có giới hạn
thì nhiệm vụ phát triển để đáp ứng yêu cầu của xã hội, để cung cấp dịch vụ
công một cách nhanh chóng, thuận tiện và thường trực, để thực sự đặt người
dân vào trung tâm của mọi hoạt động của Nhà nước càng nặng nề hơn.
4


Qua phân tích về bản chất, vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam, chúng ta có thể thấy: Nhà nước ta là Nhà nước kiểu mới; là Nhà
nước thực sự của dân, do dân và vì dân; có bản chất khác hẳn so với các Nhà
nước bóc lột. Nhà nước ta có vai trò hết sức quan trọng đối với cả hệ thống
chính trị và đối với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động. Tuy
nhiên, trong thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước ta cho thấy: bên cạnh
những ưu điểm, những thành tựu mà chúng ta đã đạt được thì bộ máy nhà
nước ta cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém cần kịp thời khắc phục như: bộ máy
cồng kềnh, kém hiệu quả, chưa phát huy hết tính ưu việt của Nhà nước kiểu
mới; trong hoạt động của Nhà nước đã nảy sinh tình trạng quan liêu, vi phạm
dân chủ, pháp chế không nghiêm… Ngoài ra chúng ta còn chậm khắc phục
tình trạng buông lỏng quản lý, buông lỏng kỷ cương của Nhà nước; năng lực,
trình độ, phẩm chất của cán bộ, công chức chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt
ra; Đảng còn bao biện, làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo, kiểm tra hoạt
động của các cơ quan nhà nước. Nhà nước chưa thu hút được đông đảo nhân
dân lao động tham gia quản lý nhà nước, quản lý công việc xã hội… Những
biểu hiện đó không đúng với bản chất của Nhà nước Pháp quyền XHCN; vai
trò của Nhà nước cũng không được phát huy, không được biểu hiện rõ nét như
đã phân tích ở trên. Chính vì vậy, trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp đổi

mới đất nước, đòi hỏi Nhà nước ta phải được đổi mới để năng cao hiệu lực và
hiệu quả trong quản lý nhà nước. Nếu không sẽ không thể thích ứng kịp với
diễn biến của tình hình và nhịp điệu phát triển của thời đại.
Từ những phân tích trên, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định việc
Đảng ta xác định: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền XHCN Việt
Nam là một quan điểm chỉ đạo hết sức đúng đắn. Việc thực hiện tốt quan
điểm này sẽ giúp chúng ta giữ vững bản chất Nhà nước, nâng cao hiệu quả
trong quản lý nhà nước, tạo niềm tin cho nhân dân về một Nhà nước XHCN
Việt Nam tốt đẹp.

5



×