Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ luận văn thạc sỹ đề tài NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG RỤNG LÁ TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ IA MƠ – TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.18 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM MINH PHÚC

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG
TỰ NHIÊN LÁ RỘNG RỤNG LÁ TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG
PHÒNG HỘ IA MƠ – TỈNH GIA LAI.

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học

Huế, 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM MINH PHÚC

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG
TỰ NHIÊN LÁ RỘNG RỤNG LÁ TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG
PHÒNG HỘ IA MƠ – TỈNH GIA LAI.

LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 8620201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỢI

Huế, 2018


ĐẠI HỌC HUẾ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:

Phạm Minh Phúc

Chuyên ngành đào tạo: Lâm học

Lớp: CHLH 22C

Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự
nhiên lá rộng rụng lá tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ – tỉnh Gia Lai.
Thời gian thực hiện đề tài: Từ 02/2018 đến 08/2018.
1. Tiến độ thực hiện đề tài: Căn cứ vào đề cương đã được Hội đồng đánh
giá đề cương thông qua, học viên báo cáo tiến độ thực hiện đề tài như sau:
A. Nội dung đã hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch
- Mở đầu

- Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
I. KẾT QUẢ TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở xã Ia Mơ, huyện Chư Prông,
tỉnh Gia Lai
1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Ia Mơr là xã miền núi, biên giới nằm về phía Tây Nam của huyện Chư
Prông, tỉnh Gia Lai, là một trong 20 đơn vị hành chính của huyện. Phía Bắc giáp
xã Ia Púch, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Tây giáp Vương quốc Căm Pu
Chia, phía Đông giáp các xã: Ia Lâu, Ia Piơr và Ia Ga. Có trục đường vành đai


biên giới đi qua xã. Xã có đường biên giới dài gần 30 km tiếp giáp với Vương
quốc Căm Pu Chia. Diện tích tự nhiên toàn xã là: 435,60 km2.
b. Địa hình
Địa thế núi rừng xã Ia Mơ rất đơn giản. Xã nằm trên cao nguyên Tây
Nguyên điển hình.
Địa hình đơn giản ít bị chia cắt bởi sông, suối và đồi núi; hướng thấp dần từ
Đông sang Tây. Chia thành 1 dạng địa hình duy nhất: là địa hình cao nguyên,
tương đối bằng phẳng. Độ cao bình quân 190 – 250m, độ dốc bình quân 3 – 100.
Ảnh hưởng của địa hình đến phát triển kinh tế xã hội: Nhìn chung với địa
hình đơn giản và đồng nhất. Do vậy rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây
trồng vật nuôi trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
c. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mang khí hậu vùng
Tây Nguyên đặc trưng. Khí hậu nhiệt đới ẩm, một năm có 2 mùa rõ rệt là
mùa mưa và mùa khô.
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Nhiệt độ bình quân năm: 21,0oc
+ Nhiệt độ bình quân tháng cao nhất: 32,0oc
+ Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất: 17,0oc
+ Lượng mưa bình quân năm: 1.231mm
+ Độ ẩm tương đối bình quân năm: 80%
+ Hướng gió chính: Gió mùa Đông - Bắc và gió mùa Tây - Nam.
- Thủy văn: Hệ thống suối phân bố đều khắp lâm phần của xã với các
suối Ia Mơ, Ia Tải, Ia Yor,... có nguồn nước quanh năm. Lưu lượng nước lớn
trong mùa mưa và nhỏ trong mùa khô. Ngoài ra các khe suối nhỏ là phụ lưu
của các sông, suối trên phân bố tương đối đồng đều trong khu vực. Đặc điểm
của hệ thống các khe, suối này chỉ có nước trong mùa mưa con mùa khô hầu
như khô cạn.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã Ia Mơr là xã biên giới nằm phía Tây Nam huyện Chư Prông. Theo số


liệu thống kê năm 2016, xã Ia Mơr có 05 làng với 463 hộ, 1.975 nhân khẩu, với
05 đồng bào dân tộc sinh sống. Ngoài ra còn có một lượng lớn người từ các địa
phương khác vô làm công nhân cho các doanh nghiệp trồng cao su. Phần đông
người dân trong xã là đồng bào Jarai, trình độ dân trí thấp, phương thức sản xuất
còn lạc hậu, chủ yếu canh tác nông nghiệp theo truyền thống phát, đốt, chọc, tỉa
từ đó đời sống của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên thiếu
đói trong mùa giáp hạt từ 1 đến 2 tháng. Một số hộ cũng đã canh tác ruộng lúa
nước nhưng chưa biết áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản
lượng chưa cao.
Thực trạng trong những năm qua: Trên địa bàn xã Ia Mơ trong những
năm qua được nhà nước có chủ trương cho một lượng lớn diện tích rừng nghèo
thực hiện các dự án (trồng cao su, xây dựng hồ thủy lợi Ia Mơ).
Một số nương rẫy của người dân nằm trong dự án được đền bù giải

phóng mặt bằng, từ đó người dân đi phát dọn lại những nương rẫy đã bỏ hoang
cách nay hàng chục năm để làm lại, gây khó khăn trong công tác QLBVR, mặc
dù đơn vị chủ rừng đã phối hợp với chính quyền địa phương, các nghành chức
năng thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
nhưng do nhận thức của người dân còn hạn chế nên vẫn còn vi phạm. Vì đời
sống còn khó khăn nên người dân trong vùng thường xuyên lén lút vào rừng
khai thác gỗ trái phép về sử dụng và đồng thời mua bán, trao đổi để kiếm tiền
sinh sống, từ đó gây khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Ảnh hưởng của địa hình đến phát triển kinh tế xã hội: Về phần khoán
quản lý bảo vệ rừng người dân tích cực đăng kí tham gia vì hàng tháng, hàng quí
được nhận tiền để trang trải cuộc sống gia đình. Tuy nhiên về trồng rừng hưởng
lợi đây là việc làm rất mới mẻ đối với người dân địa phương nhất là trình độ
nhận thức của người dân còn hạn chế, các cấp chính quyền, các nghành chức
năng phối hợp tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước về các
chính sách hỗ trợ cho dân nhằm xóa đói giảm nghèo bền vững để dân hiểu, thực
hiện thì dự án mới đạt được kết quả.
1.3. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của Ban quản lý RPH Ia Mơ
Theo kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Gia Lai đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 thì hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của
Ban quản lý RPH Ia Mơ quản lý như sau:
Bảng 01: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của Ban quản lý RPH Ia Mơ


Trong quy hoạch 3 lr
TT

Loại đất, loại rừng

Tổng
Cộng


Tổng

1 Rừng tự nhiên

Rừng lá rộng rụng lá phục hồi (RII)

Rừng lá rộng rụng lá nghèo (RIIA1)

Phòng
hộ

Đặc
dụn
g

Sản
xuất

Ngoài
quy
hoạch
3 lr

10.429,3 10.044,8
0
9

5.027,8
2


5.017,0
7 384,41

9.018,51 9.018,51

4.476,3
9

4.542,1
2

5.235,76 5.235,76

2.246,4
7

2.989,2
9

2.316,45 2.316,45

1.070,3
3

1.246,1
2

Rừng lá rộng rụng lá trung bình (RIIA2)


200,13

200,13

127,00

73,13

Rừng lá rộng thường xanh phục hồi (IIB)

961,06

961,06

741,60

219,46

Rừng lá rộng thường xanh nghèo (IIIA1)

9,09

9,09

9,09

296,02

296,02


281,90

14,12

273,89

254,43

119,14

135,29

1.136,90

771,95

432,29

339,66 364,95

Rừng lá rộng thường xanh trung bình
(IIIA2)
2 Rừng trồng
3 Đất chưa có rừng

19,46

(Nguồn kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Gia Lai
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030)
Theo kết quả của bảng 01 thì diện tích rừng tự nhiên của Ban quản lý

chiếm gần 90%. Tuy nhiên rừng chủ yếu là rừng phụ hồi và rừng nghèo.
2. Điều tra thu thập số liệu hiện trường (thực địa)
- Đã tiến hành sơ thám, lựa chọn thiết lập OTC và OTS theo phương pháp
OTC điển hình. Mỗi kiểu trạng thái rừng lá rộng rụng lá thiết lập 03 OTC dạng
cặp đôi, diện tích mỗi ô cặp đôi 2.000 m 2 (40 x50m). Có 03 kiểu trạng thái thái
rừng lá rộng rụng lá (RII, RIIIA1, RIIIA2) đã được số OTC đã lập là 09 ô và lập
45 OTS dạng bản. Theo số liệu hiện trạng thì không có trạng thái lá rộng rụng lá
giàu (RIIIB) nên không thể thiết lập được.
- Đã tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng về các chỉ tiêu sinh trưởng
của tất cả các cây cao trong các OTC gồm: xác định tên loài, đo Đường kính tại vị


trí D1,3 m (D1.3); đo chiều cao vút ngọn (Hvn); đo Đường kính tán (Dt); xác định
phẩm chất cho từng cây.
- Đã vẽ trắc đồ rừng theo phương pháp của Richards và David với dải
rừng có chiều dài là 20m, chiều rộng là 10m theo tỷ lệ 1/100 trên giấy kẻ ly cho
từng OTC.
- Đã tiến hành đo đếm, xác định các chỉ tiêu sinh trưởng về các chỉ tiêu
sinh trưởng của tất cả các cây tái sinh trong OTS dạng bản gồm: xác định tên loài,
cấp chiều cao, nguồn gốc tái sinh, chất lượng tái sinh.
- Đã nhập số liệu để xử lý, sàng lọc số liệu thô 09 OTC đo đếm cây gỗ và
45 OTS và chuẩn bị tính toán và viết bản thảo luận văn .
B. Nội dung chưa hoàn thành theo kế hoạch đến tại thời điểm báo cáo
- Chưa thiết lập và điều tra được OTC cho trạng thái rừng lá rộng rụng lá
trung giàu (RIIIB).
- Lý do trạng thái rừng lá rộng rụng lá trung giàu (RIIIB) trong lâm phận quản
lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ và trên địa bàn xã Ia Mơ không có.
- Đề nghị: Không tiến điều tra được OTC cho trạng thái rừng lá rộng rụng
lá trung giàu (RIIIB) nữa. Vì hiện tại trạng thái rừng này trên địa bàn huyện Chư
Prông cũng như trong tỉnh Gia Lai là không còn hoặc nếu còn chỉ nhỏ lẻ, không

tập trung.
C. Các nội dung tiếp tục hoàn thành theo kế hoạch của đề cương
1. Kết quả nghiên cứu một số quy luật cấu trúc tầng cây cao
1.1. Cấu trúc tổ thành
1.2. Mật độ
1.3. Đa dạng sinh học, ưu hợp
1.4. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của rừng
1.5. Mô hình hóa quy luật cấu trúc tần số (phân bố: N-D1.3 và N-Hvn)
1.6. Nghiên cứu tương quan giữa các đại lượng H/D1.3 và Dt/D1.3
2. Kết quả nghiên cứu tái sinh rừng
2.1. Đa dạng sinh học
2.2. Hệ số tổ thành


2.3. Mật độ
2.4. Chất lượng
2.5. Phân bố theo cấp chiều cao
2.6. Phân bố cây tái sinh
3. Kết quả một số đặc điểm lâm học khác
2. Những đề xuất thay đổi trong đề tài
- Những nội dung cần thay đổi: Không điều tra đánh giá cấu trúc rừng lá
rộng rụng lá giàu (RIIIB).
- Lý do cần thay đổi: Theo tài liệu đề cương của hội đồng phê duyệt cần
tiến hành điều tra, thu thập trên 04 kiểu trạng thái (RII, RIIIA1, RIIIA2, RIIIB);
số OTC cần lập là 12 ô. Tuy nhiên theo kết quả thu thập và khảo sát thực tế thì
Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ chỉ có 03 kiểu trạng thái (RII, RIIIA1,
RIIIA2); không có kiểu trạng thái RIIIB.
3. Cam kết của học viên
Tôi xin cam kết sẽ hoàn thành đề tài đúng theo tiến độ kế hoạch và nộp
cho giáo viên hướng dẫn theo kế hoạch của Phòng Đào tạo Sau Đại học cho

chuyên ngành đào tạo của mình.
Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 06 năm 2018
Nhận xét của người hướng dẫn

Học viên



×