Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------

Nguyễn Nhã Lam Thủy

CƠ SỞ KHOA HỌC CHO QUY HOẠCH BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG HUYỆN QUỲNH LƢU, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------

Nguyễn Nhã Lam Thủy

CƠ SỞ KHOA HỌC CHO QUY HOẠCH BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG HUYỆN QUỲNH LƢU, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên môi trường
Mã số: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN CAO HUẦN


Hà Nội - Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới
các thầy, cô giáo trong Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Bộ môn
Sinh thái Cảnh quan và Môi trường đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực
hiện và hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS. Nguyễn
Cao Huần, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập,
công tác và thực hiện luận văn này.
Tác giả xin cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ quý báu về tài liệu của Phòng Tài
nguyên và môi trường huyện Quỳnh Lưu.
Cảm ơn sự giúp đỡ và động viên của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình
học tập và công tác cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng

năm 2017

Nguyễn Nhã Lam Thủy

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin,

tài liệu trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả trong luận văn là
trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Hà Nội, tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Nhã Lam Thủy

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết .......................................................................................................1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ........................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3
4. Cơ sở dữ liệu ........................................................................................................3
5. Các kết quả chính.................................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................4
7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan ...........................................................6

1.1.1. Các nghiên cứu về quy hoạch môi trường và quy hoạch bảo vệ môi trường ......6
1.1.2. Các nghiên cứu theo tiếp cận cảnh quan trong quy hoạch bảo vệ môi
trường..................................................................................................................19
1.1.3. Các nghiên cứu về phân vùng cảnh quan và chức năng môi trường/ chức
năng cảnh quan ...................................................................................................22
1.1.4. Các nghiên cứu có liên quan đến huyện Quỳnh Lưu ...............................27
1.2. Cơ sở lý luận về quy hoạch bảo vệ môi trường áp dụng cho huyện Quỳnh
Lưu .........................................................................................................................30
1.2.1. Quan niệm về quy hoạch bảo vệ môi trường ..........................................30
1.2.2. Những cơ sở khoa học theo tiếp cận địa lý cho quy hoạch bảo vệ môi
trường huyện Quỳnh Lưu ...................................................................................31
1.2.3. Mối quan hệ quy hoạch bảo vệ môi trường và các quy hoạch khác ........32
1.2.4. Phân vùng cảnh quan và quy hoạch bảo vệ môi trường ...........................34

iii


1.2.5. Xác đinh chức năng các đơn vị cảnh quan cho quy hoạch bảo vệ môi
trường lãnh thổ nghiên cứu ................................................................................35
1.3. Quan điểm, phương pháp và các bước nghiên cứu ........................................36
1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu .......................................................................36
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................38
1.3.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................39
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................42
CHƢƠNG 2: CẢNH QUAN – CƠ SỞ KHÔNG GIAN CHO QUY HOẠCH
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HUYỆN QUỲNH LƢU ..............................................43
2.1. Các yếu tố thành tạo cảnh quan ......................................................................43
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .............................................................43
2.1.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................43
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................43

2.1.2.1. Địa chất .............................................................................................43
2.1.2.2. Đặc điểm địa mạo .............................................................................45
2.1.2.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn ...............................................................46
2.1.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng .......................................................................48
2.1.2.5. Thảm thực vật ....................................................................................52
2.1.3. Con người với các hoạt động khai thác tài nguyên ..................................57
2.2. Đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan huyện Quỳnh Lưu ..................................61
2.2.1. Lựa chọn hệ thống phân loại cảnh quan ...................................................61
2.2.2. Đặc điểm các đơn vị phân loại của cảnh quan .........................................62
2.3. Các vùng và tiểu vùng cảnh quan ...................................................................65
2.3.1. Các tiêu chí xác định các đơn vị phân vùng cảnh quan ...........................65
2.3.2. Các nguyên tắc và cách thức phân vùng cảnh quan huyện Quỳnh Lưu...66
2.4. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan huyện Quỳnh Lưu ...................................67
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................71

iv


CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, DIẾN BIẾN MÔI TRƢỜNG VÀ
ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HUYỆN QUỲNH
LƢU, TỈNH NGHỆ AN ..........................................................................................72
3.1. Hiện trạng môi trường và các vấn đề môi trường nổi cộm.............................72
3.1.1. Hiện trạng môi trường ..............................................................................72
3.1.2. Các vấn đề môi trường nổi cộm ...............................................................84
3.2. Xu thế diễn biến môi trường theo tiểu vùng tại huyện Quỳnh Lưu ..............87
3.3. Xác định các chức năng môi trường của từng tiểu vùng cảnh quan phục vụ
quy hoạch bảo vệ môi trường ................................................................................89
3.4. Định hướng không gian bảo vệ môi trường huyện Quỳnh Lưu .....................93
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................101
KẾT LUẬN ............................................................................................................102

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
Hình 2.2: Bản đồ địa chất huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Hình 2.3: Bản đồ địa mạo huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Hình 2.4: Bản đồ thổ nhưỡng huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Hình 2.5: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Hình 2.6: Bản đồ cảnh quan huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Hình 2.7: Bản đồ phân vùng cảnh quan huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Hình 3.1: Chỉ số TSS của nước biển tại một số điểm ven bờ huyện Quỳnh Lưu
Hình 3.2: Chỉ số NH4+ của nước biển tại một số điểm ven bờ huyện Quỳnh Lưu
Hình 3.3: Chỉ số Xyanua của nước biển tại một số điểm ven bờ huyện Quỳnh Lưu
Hình 3.4: Chỉ số Asen của nước biển tại một số điểm ven bờ huyện Quỳnh Lưu
Hình 3.5: Chỉ số Coliform của nước biển tại một số điểm ven bờ huyện Quỳnh Lưu
Hình 3.6: Bản đồ môi trường huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Hình 3.7: Bản đồ quy hoạch không gian cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng hợp nội dung của quy hoạch môi trường của một số tác giả ..........16
Bảng 1.2. So sánh các tiêu chí phân vùng CQ và phân vùng MT ............................34

Bảng 2.1: Tỷ lệ diện tích của các hệ tầng trong khu vực nghiên cứu .......................44
Bảng 2.2. Nhiệt độ và lượng mưa huyện Quỳnh Lưu ...............................................47
Bảng 2.3. Công dụng một số loài thực vật ở Bắc Quỳnh Lưu ..................................54
Bảng 2.4: Phân bố dân cư của huyện Quỳnh Lưu đến năm 2013 .............................57
Bảng 2.5. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ............61
Bảng 3.1. Mức độ rủi ro môi trường nước ven biển Quỳnh Lưu ..............................72
Bảng 3.2. Mức độ rủi ro ô nhiễm không khí ven biển Quỳnh Lưu...........................77
Bảng 3.3. Mức độ rủi ro của ô nhiễm môi trường đất ven biển Quỳnh Lưu ............78
Bảng 3.4. Lượng CTRSH phát sinh trung bình tại các xã trên địa bàn huyện..........79
Bảng 3.5. Chất thải rắn y tế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu ....................................81
Bảng 3.6: Tải lượng chất thải rắn chăn nuôi ở huyện Quỳnh Lưu ...........................81
Bảng 3.7. Lượng chất thải rắn từ các làng nghề chế biến hải sản .............................83
Bảng 3.8: Các chỉ số môi trường tiểu vùng đồng bằng tích tụ sông biển phía đông
nam huyện Quỳnh Lưu ..............................................................................................85
Bảng 3.9. Tổng hợp các vấn đề môi trường chính theo các tiểu vùng cảnh quan ....87
Bảng 3.10. Xác định chức năng môi trường các tiểu vùng CQ huyện Quỳnh Lưu ..90

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
phát triển tồn tại của con người và thiên nhiên. Cùng với giới sinh vật, con người
chịu tác động thường xuyên và bị chi phối bởi các điều kiện vật lý, hoá học, sinh
học, kinh tế, xã hội… của môi trường xung quanh. Song sự tác động của con người
vào môi trường tự nhiên là rất lớn. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và
những biến đổi về kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu trong những thập kỷ qua đã
tác động sâu sắc đến tự nhiên và làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, cân

bằng sinh thái bị phá vỡ, chất lượng môi trường ngày càng suy giảm. Từ những năm
cuối thập kỷ 60, mối quan tâm của quốc tế đối với suy thoái môi trường ngày càng
tăng. Việc quản lý một cách có hệ thống nhằm duy trì chất lượng môi trường đã được
tăng cường ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều luật và nghị định của Chính Phủ được
ban hành bắt buộc các tổ chức phải xem xét, tính đến các tác động môi trường trong
các quyết định của họ. Vì vậy, vấn đề Quy hoạch bảo vệ môi trường được xem là một
nhiệm vụ cần thiết của mỗi địa phương, quốc gia.
Ở Việt Nam, vấn đề lập quy hoạch bảo vệ môi trường đã được quy định tại
điều 3, chương I của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014. Tuy nhiên, cho đến nay
hầu như những quy định này chưa được triển khai trong thực tiễn, mặc dù các thành
phố, thị xã và nhiều vùng lãnh thổ đã có quy hoạch phát triển tổng thể được phê
duyệt.
Tại Nghệ An, vấn đề lập quy hoạch bảo vệ môi trường chưa được quan tâm
đúng mức, hiện nay mới có các quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch sử
dụng đất và các quy hoạc ngành khác. Quy hoạch bảo vệ môi trường chưa được
thực hiện trong một dự án cụ thể nào một mặt vì chưa có các hướng dẫn, mặt khác
do thiếu kinh phí. Quyết định số 6000/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của
UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng

1


biển và ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, quyết định số 4212/QĐ-UBND ngày
16/10/2012 về việc Phê duyệt Kế hoạch tổng thể dự án Nguồn lợi ven bờ vì sự phát
triển bền vững tỉnh Nghệ An nhằm xây dựng vùng ven biển Nghệ An thành khu vực
phát triển nhanh, năng động là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai các dự án quy
hoạch bảo vệ môi trường huyện Quỳnh Lưu – một huyện ven biển cửa ngõ phía Bắc
của tỉnh.
Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển với lợi thế về vị trí địa lý nằm
trên các trục giao thông trọng điểm hướng Bắc – Nam nên thời gian qua kinh tế của

huyện đã có những bước phát triển mạnh. Bộ mặt huyện đã có những đổi thay hàng
ngày với quá trình cải thiện, nâng cấp, mở rộng đô thị hiện tại, phát triển các khu
công nghiệp và các khu du lịch mới. Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế được
thúc đẩy bởi một động lực mà thiên nhiên đã ưu đãi cho Quỳnh Lưu, đó là tài nguyên
biển, đặc biệt là thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Bên cạnh những
thành tựu trong công nghiệp hóa hiện đại hóa, thực tiễn cho thấy môi trường nơi đây
ngày càng chịu sức ép mạnh mẽ từ con người: khai thác tài nguyên quá mức, vấn đề
thu gom và xử lý chất thải rắn, suy giảm chất lượng nước ven biển… điều này làm thay
đổi mạnh mẽ cảnh quan theo hướng tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư,
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của khu vực cũng như của cả tỉnh.
Từ những vấn đề bức xúc cả về cơ sở lý luận và thực tiễn như vậy, yêu cầu
việc phát triển các ngành kinh tế huyện Quỳnh Lưu phải gắn kết chặt chẽ với công
tác quản lý và quy hoạch bảo vệ môi trường, nhất là đối với các cơ sở sản xuất gây
ô nhiễm lớn (hoạt động kinh doanh du lịch biển cùng các hoạt động công nghiệp
như chế biến muối, thủy hải sản…). Từ đó đưa ra các giải pháp có tính tổng thể
trong bảo vệ môi trường huyện Quỳnh Lưu để giảm thiểu sự xung đột về khai thác
không gian, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua sự
tham gia xây dựng quy hoạch, thống nhất các định hướng phát triển vùng quy hoạch
giữa những các bên liên quan phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội hướng
đến mục tiêu xây dựng huyện Quỳnh Lưu là huyện giàu mạnh, đạt chuẩn nông thôn
mới vào năm 2020.
2


Nhằm góp phần giải quyết những nhiệm vụ cấp bách nói trên, luận văn “Cơ sở
khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” đã
được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập luận cứ khoa học trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan và môi trường

phục vụ cho việc quy hoạch bảo vệ môi trường và phát triển bền vững huyện Quỳnh
Lưu.
Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã thực hiện những nội dung chính sau:
- Xác lập cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phân kiểu và phân vùng cảnh quan (Phân tích tính đặc thù về điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên; thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt
động khai thác sử dụng tài nguyên; Phân kiểu và phân vùng cảnh quan).
- Đánh giá thực trạng, phân tích biến động, xu thế biến đổi môi trường trong
bối cảnh biến đổi khí hậu từ đó xác định các vấn đề môi trường nổi cộm và các mâu
thuẫn trong khai thác tài nguyên.
- Xác định chức năng của các đơn vị cảnh quan chủ yếu của huyện Quỳnh Lưu
gắn với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
- Đề xuất định hướng QHBVMT tổng thể huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Toàn bộ huyện Quỳnh Lưu bao gồm 1 thị trấn Cầu
Giát và 32 xã và các vùng lân cận.
Phạm vi khoa học: Phân tích đặc điểm cảnh quan, môi trường và các vấn đề
môi trường nổi cộm huyện Quỳnh Lưu; xác đinh chức năng cho từng đơn vị cảnh
quan và đề xuất định hướng QHBVMT cho huyện Quỳnh Lưu.
4. Cơ sở dữ liệu
Các dữ liệu sử dụng cho luận văn bao gồm:
- Các đề tài/ dự án về quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An
3


- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành của huyện và
của tỉnh như Quy hoạch sử dụng đất của huyện.
- Kết quả quan trắc môi trường tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu năm 2012,
2013, 2014,2015 của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nghệ An và UBND huyện

Quỳnh Lưu.
- Các tài liệu, số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,
kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Lưu.
- Các tài liệu bản đồ: bản đồ địa hình tỉnh Nghệ An, bản đồ thổ nhưỡng tỉnh
Nghệ An, bản đồ hiện trạng sử dụng đất…
- Kết quả khảo sát thực địa.
5. Các kết quả chính
- Xác lập được cơ sở lý luận cho quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Quỳnh
Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Cảnh quan (các loại cảnh quan, tiểu vùng cảnh quan) là cơ sở không gian cho
quy hoạch bảo vệ môi trường.
- Định hướng QHBVMT tổng thể huyện Quỳnh Lưu.
- Các bản đồ sau:
+ Bản đồ chuyên đề huyện Quỳnh Lưu: bản đồ sử dụng đất, bản đồ thổ
nhưỡng, bản đồ địa mạo, bản đồ địa chất.
+ Bản đồ cảnh quan huyện Quỳnh Lưu
+ Bản đồ phân vùng cảnh quan huyện Quỳnh Lưu
+ Bản đồ định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Quỳnh Lưu
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ và
phong phú cho tiếp cận cảnh quan phục vụ QHBVMT.
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo bổ
ích cho các cơ quan chức năng, khi thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện cần xem xét khía cạnh môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.
7. Cấu trúc luận văn

4


Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cảnh quan - cơ sở không gian cho quy hoạch bảo vệ môi trường
huyện Quỳnh Lưu
Chương 3: Đánh giá hiện trạng, diễn biến môi trường và định hướng quy
hoạch bảo vệ môi trường huyện Quỳnh Lưu

5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan
1.1.1. Các nghiên cứu về quy hoạch môi trường và quy hoạch bảo vệ môi trường
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 19 đã có quan niệm QHMT rộng rãi trong
công chúng. Lý thuyết về QHBVMT được phát triển liên tục từ nhà xã hội học
người Pháp – Le Play (1877) thừa nhận phải tích hợp “con người- hoạt động- chỗ
ở”, đây là ý tưởng đầu tiên nêu lên vấn đề lồng ghép công tác quy hoạch kinh tế với
môi trường. Vào đầu thế kỷ 20, đến nhà sinh vật học người Scotlen, Sir Patrick
Geddes đã nhận thấy sự hình thành song song của “hệ sinh thái – chức năng – sinh
vật” (1938) và sau đó là người học trò của ông, Lewis Munford người Mỹ đã mở
rộng sự phân tích sinh thái học nhân văn nông thôn áp dụng cho đô thị. Sau này là
Ian Harg, nhà quy hoạch cảnh quan và là tác giả của cuốn sách “Thiết kế thiên
nhiên (Design with nature)” (1939,1969) đã áp dụng các nguyên tắc bảo tồn thiên
nhiên – cảnh quan vào một vài ứng dụng quy hoạch cụ thể.
QHBVMT thực sự được quan tâm từ sau khi xuất hiện phong trào môi
trường ở Mỹ vào những năm 60, khi mà các quốc gia phát triển trên thế giới
quan tâm một cách ngiêm túc tới các thông số môi trường trong quá trình xây
dựng chiến lược phát triển. Đặc biệt, sau khi Bộ luật về môi trường của Mỹ ra
đời (NEFA-1969) cũng như các bộ luật về nước sạch, luật về không khí sạch,
luật về quản lý vùng ven biển… vào thời điểm này, các thông tin về ô nhiễm
môi trường đưa ra ngày càng nhiều, là chủ đề quan tâm lớn trên các bàn hội
nghị. Sự ra đời đạo luật môi trường Mỹ (NEA) cùng với các công cụ quản lý

của nó như đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã thổi một luồng gió vào quy
hoạch sử dụng đất đai. Ngoài những mục tiêu thông thường khi quy hoạch sử
dụng đất, nó còn xử lý những vấn đề khác như chống ô nhiễm môi trường, khai
thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên… Từ thập niên 70 của thế kỉ XX
trở đi cũng là thơi kỳ bùng nổ các khái niệm quy hoạch bảo vệ môi trường với
nhiều cách hiểu khác nhau.

6


* Quan niệm QHMT đồng nhất với quy hoạch ngành ví dụ quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch xử lý chất thải, quy hoạch đô thị... Điều này thể hiện rõ trong
lý luận của các nhà khoa học châu Âu. Năm 1984, Badwin chỉ ra rằng QHMT là
“việc khởi thảo và điều hành các hoạt động nhằm hướng dẫn, kiểm soát việc thu
thập, biến đổi, phân bố và đổ thải một cách phù hợp”. Ortolano (1984) quan niệm
“QHMT bao gồm sử dụng đất, quản lý chất tồn dư và đánh giá tác động môi
trường”. Theo Toner, QHMT là “sự ứng dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên và
sức khỏe trong các quyết định về sử dụng đất”. Theo Robert Everritt và Kimberly
Pawley (2001) thì ở châu Âu, thuật ngữ QHMT thường áp dụng cho quá trình quy
hoạch sử dụng đất của khu vực hay địa phương.
Nurit Alfasi (2006) cho rằng Hệ thống quy hoạch của Israel, giống như nhiều
hệ thống phương Tây khác, là một hệ thống quy định, có nghĩa là các kế hoạch sử
dụng đất theo luật định nhằm thiết lập chính sách quy hoạch dài hạn và xác định
quyền quy hoạch.
Viện Quy hoạch Hoàng gia Anh (RTPI) cho rằng quy hoạch là một hoạt động
khoa học do các nhà quy hoạch thực hiện, cơ bản là một quá trình hỗ trợ cộng đồng
trong việc ra quyết định về sử dụng đất và các hoạt động kinh tế xã hội có liên quan
để bảo tồn, phát triển bền vững, quản lý đất đai và các nguồn lực của nó.
Hiện nay, quan điểm coi QHMT chỉ dựa trên quy hoạch đất đai chỉ chiếm ưu
thế ở châu Âu, do khái niệm quy hoạch này đưa ra chủ yếu chỉ giải quyết được vấn

đề suy thoái đất, trong khi đó các quốc gia châu Á và Bắc Mỹ coi QHMT là một
quy hoạch mang tính tổng hợp nhằm giải quyết vấn đề môi trường.
* Quan niệm QHMT là cầu nối quy hoạch không gian và việc lập chính
sách môi trƣờng. Các lý luận theo quan niệm này chủ yếu cho rằng quy hoạch là
một bước để thực hiện quản lý môi trường tổng hợp, quản lý hệ sinh thái và quản
lý tổng hợp các nguồn tài nguyên nhằm giải quyết các vấn đề môi trường.
Quan niệm này thể hiện rõ trong các quan điểm các nhà khoa học Hà Lan và
Đức, các nhà khoa học theo quan niệm này thường sử dụng khái niệm lập kế hoạch
môi trường (environmental planning) hoặc thiết kế cơ sở hạ tầng (infrastructure

7


planning). Alan Gipin định nghĩa “quy hoạch môi trường là sự xác định các mục
tiêu mong muốn đối với môi trường tự nhiên và đề ra các chương trình, quy trình
quản lý để đạt được mục tiêu đó” (1996). Theo Chapin & Kaiser (Đức) (1985),
QHMT là „„một kế hoạch toàn diện‟‟ nói chung bao gồm ít nhất (1) mục tiêu chung
và các mục tiêu cụ thể của các yếu tố chức năng trong việc lập kế hoạch và (2) đánh
giá sự phát triển và đề xuất tái phát triển cho hai mươi hai mươi lăm năm sau.
Mô hình lập kế hoạch hay quá trình hợp lý kiến trúc được Friedmann (1978)
đề ra : (1) Xây dựng mục tiêu; (2) Xác định và thiết kế các giải pháp thay thế chính
để đạt được các mục tiêu được xác định trong tình huống đưa ra quyết định; (3) Dự
đoán về những hậu quả chính khi thay thế cấu trúc thiết kế; (4) Đánh giá các hậu
quả liên quan đến các mục tiêu mong muốn và các giá trị quan trọng khác; (5) Tham
vấn cộng đồng; (6) Quyết định dựa trên thông tin được cung cấp trong các bước
trước; (7) Thực hiện quyết định này thông qua các tổ chức thích hợp; (8) Phản hồi
về kết quả thực tế của chương trình. Tuy nhiên, nhà khoa học chính trị Lindblom
(1995) cho rằng mô hình này hầu như không phù hợp với thực tiễn lập kế hoạch.
Tác giả này khẳng định rằng, thay vì khảo sát toàn diện và đánh giá tất cả các lựa
chọn thay thế, các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào những chính sách

khác biệt từ các chính sách hiện hành, đề cao việc chính phủ cần hỗ trợ công dân
trong các quyết định đề xuất cải tiến quy hoạch của họ. Theo Voogd và Woltjer
(1999), thảo luận quy hoạch có thể không có hiệu quả nếu nó không dựa trên lập kế
hoạch tình báo. Điều này bao gồm việc thu thập, tổ chức, phân tích và phổ biến
thông tin từ các bên liên quan đến việc sử dụng và phát triển quỹ đất.
Tại Mỹ, Susan Buckingham-Hatfield và Bob Evans năm 1992 nêu ra thuật
ngữ QHMT có thể hiểu là quá trình hình thành, đánh giá và thực hiện chính
sách môi trường. Đến năm 1996, trong cuốn sách “QHMT và phát triển bền
vững”, hai tác giả này đã nghiên cứu một số nội dung: Đánh giá, phân tích các
khái niệm về Quy hoạch môi trường và phát triển bền vững và các nội dung làm
cơ sở cho QHMT. QHMT là quy hoạch lớn dựa trên quá trình thu thập dữ liệu

8


đáng tin cậy và phù hợp, có sự tham gia của cộng đồng một cách công bằng và
đảm bảo tính bền vững.
Một nhà khoa học người Mỹ khác là William J. Petak quan niệm QHMT “tích
hợp hiệu quả và thực hiện chính sách môi trường liên quan trực tiếp đến hiệu quả
quản lý môi trường. Xây dựng chính sách và chương trình môi trường hiệu quả hơn
đòi hỏi phải phối hợp nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng môi trường”. Ông cho
rằng cần thiết đưa các nhà sinh thái học tham gia trong hệ thống quản lý/quy hoạch
để xác định chính xác hơn các trạng thái tự nhiên từ đó đề xuất với người lãnh đạo
các vấn đề cần quản lý xung đột, tạo điều kiện tích hợp thực hiện chính sách, kế
hoạch và chương trình môi trường vào quy hoạch không gian.
Ở Singapore, tác giả Leo Lai Choo (1997) đã trình bày quan điểm: QHMT
đáp ứng nhu cầu về nhà ở, việc làm và nghỉ ngơi; giải quyết xung đột về môi trường
và phát triển, cần thiết phải quy hoạch trên cơ sở những vấn đề về môi trường.
Tại Việt Nam, khi bàn luận về nội dung quy hoạch môi trường, thường được
hiểu theo ba cách khác nhau, đó là: 1) Quy hoạch môi trường, 2) Quy hoạch bảo vệ

môi trường và 3) Lập kế hoạch môi trường (ít dùng hơn). Tuy nhiên trong thực tiễn
có hai loại quy hoạch thường được lập: Một là, lập quy hoạch về mặt không gian
(spatial planning) là việc phân chia không gian tại một vùng lãnh thổ nhất định nào
đó (khu vực, quốc gia, vùng, tỉnh, huyện) cho các mục đích sử dụng khác nhau dựa
trên các đặc điểm về tự nhiên của vùng đó (ở Việt Nam gọi là "phân vùng" – tiếng
Anh là "zoning") - sản phẩm cuối cùng là một văn bản kèm theo bản đồ thể hiện các
mục đích sử dụng không gian khác nhau (tiếng Anh gọi sản phẩm này là "spatial
plan"). Hai là, lập quy hoạch bảo vệ môi trường gồm những việc cần làm để bảo vệ
môi trường trên một vùng lãnh thổ nhất định nào đó (khu vực, quốc gia, vùng, tỉnh,
huyện), trong đó nhiều nhất là việc lập quy hoạch về sự phát triển (development
planning) - sản phẩm cuối cùng là một văn bản kèm theo bản đồ thể hiện những
việc cẩn phải làm tại vùng được quy hoạch (tiếng Anh gọi sản phẩn này là
"development plan") [Nguyễn Khắc Linh].

9


Vũ Quyết Thắng đưa ra định nghĩa quy hoạch môi trường “việc xác lập mục
tiêu môi trường mong muốn, đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để cải thiện
và phát triển một/những môi trường thành phần hay tài nguyên của môi trường
nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của chúng theo mục tiêu
đề ra” (2005). Chu Thị Sàng, “QHMT là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến
thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lý tài
nguyên và BVMT nhằm định hướng các họat động phát triển trong khu vực đảm
bảo mục tiêu PTBV”. Phùng Chí Sỹ (2003) “Quy hoạch môi trường là quá trình sử
dụng các hệ thống kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện
pháp thực hiện tốt nhất trong khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cải
thiện và bảo vệ môi trường theo không gian và thời gian được xác định làm cơ sở
cho các quyết định về phát triển khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững”.
Các khái niệm theo quan điểm trên chủ yếu khai thác quy hoạch môi trường

từ góc độ quản lý, chủ yếu là đưa ra chính sách giải quyết các vấn đề môi trường
chứ chưa thật sự gắn kết QHBVMT với các quy hoạch khác trong mối quan hệ
đa chiều.
* Quan niệm QHBVMT là một cụm từ để chỉ một phƣơng pháp quy
hoạch tổng hợp, kết hợp nhiều vấn đề bao gồm nhiều quy hoạch ngành cũng
nhƣ đánh giá các vấn đề môi trƣờng từ đó quản lý môi trƣờng hƣớng tới mục
tiêu phát triển bền vững. Hướng nghiên cứu trong quan niệm này nhấn mạnh việc
thực hiện QHBVMT phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia cũng như bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất;
thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường. John
M.Edington và M. Anh Edington “quy hoạch bảo vệ môi trường là sự cố gắng làm
cân bằng và hài hòa các hoạt động phát triển mà con người vì quyền lợi của mình
đã áp đặt quá mức lên tự nhiên”. Richard D. Margerum (1997) cho rằng QHMT
bao hàm việc BVMT tổng hợp, quản lý hệ sinh thái và quản lý tổng hợp các nguồn
tài nguyên.
10


Nhà khoa học người Anh Anne R. Beer (1990) đã trình bày mối quan hệ
giữa QHBVMT và quy hoạch vùng trong cuốn sách “QHBVMT cho phát triển
vùng”. Tác giả đã khẳng định QHBVMT là cơ sở cho tất cả các quyết định phục vụ
phát triển bền vũng cho vùng đó, nó là một quá trình quan trọng hỗ trợ cho việc đưa
ra các quyết định liên quan đến vùng đó. Công trình này trình bày một cách rõ ràng
và từng bước giới thiệu quá trình thực hiện quy hoạch để một khu vực phát triển
một cách bền vững với môi trường. Ngoài ra, trong đó cũng thể hiện những thông
tin thu thập về tự nhiên và xã hội, môi trường phục vụ cho mục đích đề xuất
QHBVMT cho lãnh thổ một cách tốt nhất. Công trình này được xây dựng với 5
phần chính là: 1) tác giả đi sâu giải thích các khái niệm về thế nào là quy hoạch và
mối quan hệ giữa QHBVMT và quy hoạch vùng; 2) thu thập, thống kê thông tin của

vùng bao gồm các thông tin về môi trường tự nhiên, KT-XH, hiện trạng sử dụng
đất, công tác quản lý, cảnh quan... 3) Xác định không gian cho con người và thiết
lập môi trường và chất lượng cuộc sống; 4) quy hoạch vùng 5) quy hoạch đô thị bền
vững [30]
Andrew Blowers với cuốn sách “QHBVMT bền vững” (1993,1997) đã đưa
ra 10 vấn đề cho QHBVMT: l) Sự thay đổi theo thời gian. 2) Quy hoạch nền, quy
hoạch thành phố, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bền vững cấp địa phương, dự
báo tương lai cho quy hoạch. 3) Các hệ sinh thái và TNTN (các hệ sinh thái quy
hoạch và quản lý tài nguyên, quy hoạch thống nhất, quy hoạch phát triển kinh tế,
quy hoạch giao thông). 4) Chính sách năng lượng bền vững. 5) Ô nhiễm và rác thải
- gánh nặng của bền vững. 6) Xây dựng một môi trường bền vững. 7) Lợi ích giữa
giao thông vận tải công cộng và tư nhân. 8) Kinh tế bền vững. 9) Quy hoạch khu
vực thành phố bền vững. 10) Thực hiện quy hoạch.
Tác giả người Úc Conacher, Jeanette (2000) trong cuốn “Quản lý và quy
hoạch môi trường tại Úc” nêu ra hướng giải quyết các vấn đề môi trường không
theo cách tiếp cận theo ngành đã được thông qua trong Chiến lược Phát triển Bền
vững Sinh thái Úc mà giải quyết bằng việc phân chia thành các tiểu vùng môi

11


trường hoặc bio-region (khu vực sinh học), ví dụ như vùng nhiệt đới bắc, vùng
ven biển, rừng ôn đới, vùng cao, vùng bán khô cằn và khô cằn. Để giải quyết các
vấn đề về đất đai và tài nguyên, các tác giả này nêu rõ kế hoạch phải đi trước
quản lý, kế hoạch và quản lý vùng cần lồng ghép quy hoạch sử dụng đất, quy
hoạch bảo vệ môi trường.
Tại Châu Mỹ La Tinh: Báo cáo quy hoạch tổng hợp phát triển vùng được
thực hiện bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (năm 1984). Báo cáo này chỉ rõ sự cần
thiết phải kết hợp quản lý môi trường (QLMT) vào trong phát triển bền vững
(PTBV) kinh tế vùng ngay từ đầu.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Đặng Trung Thuận, Nguyễn Thế Thôn,
Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải cũng cho rằng QHBVMT là quy hoạch
mang tính liên ngành, là một bộ phận của QHPTKTXH được xây dựng theo hướng
phát triển bền vững. Cụ thể, Đặng Trung Thuận xem QHMT là sắp xếp, tổ chức
không gian và sử dụng các thành phần môi trường và các yếu tố tài nguyên phù
hợp với chức năng môi trường và điều kiện thiên nhiên, KTXH của vùng lãnh thổ
theo định hướng PTBV. Mục đích của QHMT vùng lãnh thổ là điều hòa sự phát
triển của ba hệ thống: tự nhiên - môi trường - kinh tế xã hội đang tồn tại và hoạt
động trong vùng, đảm bảo sao cho sự phát triển của hệ thống KT-XH phù hợp trong
khả năng chịu tải của hệ thống tự nhiên, bảo vệ được MT sống và làm cho chất
lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn (2002). Nguyễn Cao Huần định nghĩa quy hoạch
bảo vệ môi trường theo hướng địa lý học, là tổng hợp các không gian quy hoạch
liên quan đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. QHBVMT kết hợp việc phát
triển kinh tế với bảo vệ môi trường, với mục đích sử dụng tự nhiên và tiềm năng
kinh tế - xã hội hiệu quả, ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường.
QHBVMT là một trong những nhiệm vụ quan trọng cho sự phát triển bền vững lãnh
thổ, là một phần của chiến lược phát triển kinh tế xã hội thân thiện với môi trường.
QHBVMT nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và phát triển của
từng vùng. QHBVMT có thể tạo ra những nền tảng để xem xét và điều chỉnh quy
hoạch kinh tế trước đó cho khu vực. QHBVMT theo quan điểm địa lý có thể áp
12


dụng hiệu quả cho lãnh thổ cụ thể, và tuỳ thuộc vào QHBVMT này có thể được chia
thành các khu vực, quy mô cấp tỉnh và huyện. Các QHBVMT khu vực được thực
hiện bởi Chính phủ, đối với cấp tỉnh và huyện được thực hiện bởi chính quyền địa
phương và ít hay nhiều được giải quyết hiệu quả.
Các quan niệm của các tác giả này cũng phù hợp với nội dung luật môi
trường Việt Nam. Lĩnh vực QHBVMT ở nước ta cũng đã được đề cập khá cụ thể
thông qua các văn bản pháp lý, kỹ thuật như Luật BVMT, Luật đất đai, Luật tài

nguyên nước..., các đề án phát triển KT-XH, các công trình nghiên cứu liên quan
đến môi trường. Các cấp và mức tiến hành QHBVMT ở Việt Nam cũng đã được
tiến hành như: Kế hoạch quốc gia về môi trường và PTBV, chiến lược bảo tồn quốc
gia, kế hoạch hành động quốc gia về môi trường, kế hoạch hành động đa dạng sinh
học, báo cáo hiện trạng môi trường, dự thảo chiến lược môi trường, chiến lược phát
triển quốc gia đến năm 2020, các báo cáo ĐTM, ĐMC... Từ năm 2014, lĩnh vực
QHBVMT đã chính thức được đưa vào Luật môi trường, vì vậy nhiều nhà khoa học
sử dụng thuật ngữ QHBVMT thay cho QHMT như Nguyễn Cao Huần, Trương
Quang Hải, Nguyễn An Thịnh… Theo đó tại mục 1, chương 2 của luật này đã trình
bày những nguyên tắc, nội dung thực hiện QHBVMT cho cấp quốc gia, cấp tỉnh.
Trong đó nêu rõ các nội dung cơ bản sau: 1) Đánh giá hiện trạng môi trường, quản
lý môi trường, dự báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu; 2) Phân
vùng môi trường; 3)Bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường rừng; 4) Quản lý môi
trường biển, hải đảo và lưu vực sông; 5) Quản lý chất thải; 6) Hạ tầng kỹ thuật bảo
vệ môi trường; hệ thống quan trắc môi trường; 7) Các bản đồ quy hoạch; 8)
Nguồn lực thực hiện quy hoạch; 9) Tổ chức thực hiện quy hoạch [28]. Nội dung
QHBVMT cấp tỉnh được thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương
bằng một quy hoạch riêng hoặc lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển KTXH. Luật này không quy định QHBVMT cho cấp huyện.
Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về QHBVMT, đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong
Nghị định đã chỉ rõ QHBVMT gồm 2 cấp (quốc gia và cấp tỉnh) cấp quốc gia gồm

13


các nội dung chính sau: a) Đánh giá hiện trạng môi trường, quản lý môi trường, dự
báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu;b) Phân vùng không gian
phát triển, bảo vệ và bảo tồn; c) Thực trạng bảo vệ môi trường rừng, bảo tồn đa
dạng sinh học; các định hướng quản lý và giải pháp quy hoạch; d) Thực trạng
quản lý môi trường biển, hải đảo và lưu vực sông; các định hướng quản lý và

giải pháp quy hoạch; đ) Thực trạng xử lý nước thải, các định hướng quản lý và
các giải pháp quy hoạch; e) Thực trạng xử lý CTR, các định hướng quản lý và
các giải pháp quy hoạch; g) Thực trạng xử lý khí thải, các định hướng quản lý
và các giải pháp quy hoạch;h) Thực trạng hệ thống quan trắc môi trường, các
định hướng quản lý và các giải pháp quy hoạch; i) Các bản đồ quy hoạch và
Nguồn lực thực hiện quy hoạch.
QHBVMT cấp tỉnh cũng bao gồm các nội dung như: a) Đánh giá hiện
trạng môi trường, QLMT, dự báo xu thế diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu;
b) Phân vùng không gian phát triển, bảo vệ, bảo tồn; c) Thực trạng bảo vệ môi
trường rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; các định hướng quản lý và giải pháp quy
hoạch; d) Thực trạng xử lý nước thải, các giải pháp quản lý và quy hoạch; đ) Thực
trạng xử lý chất thải rắn, các giải pháp quản lý và quy hoạch; e) Thực trạng xử lý
khí thải, các giải pháp quản lý và quy hoạch; g) Thực trạng hệ thống quan trắc môi
trường, các giải pháp quản lý và quy hoạch; h) Các bản đồ quy hoạch và nguồn lực
thực hiện quy hoạch. Ngoài ra trong dự thảo còn quy định QHBVMT lồng ghép vào
quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH.
Các kinh nghiệm QHBVMT ở Việt Nam bao gồm: quy hoạch bảo vệ môi
trường ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vùng Hạ Long, Quảng Ninh (2000,
2013), thành phố Vinh (2002) và môt số đề tài: nghiên cứu về phương
pháp luận quy hoạch môi trường (1998), nghiên cứu xây dựng quy hoạch
môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long (1999), quy hoạch môi trường ở
Hải Dương… Ngoài ra còn có một số tỉnh khác cũng đã xây dựng và phê duyệt
QHBVMT cấp tỉnh như: An Giang, Hà Nam, Cao Bằng, Thanh Hóa, Kon Tum,
Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ninh,

14


Bến Tre… đã xây dựng QHBVMT cho quy mô toàn tỉnh. Ở cấp nhà nước: Do
yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển

bền vững và do tính cấp thiết của vấn đề QHMT, trong chương trình nghiên
cứu cấp nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 về “Bảo vệ môi trường và phòng tránh
thiên tai “đã mở ra 2 đề tài về QHBVMT, đó là “Nghiên cứu xây dựng QHMT
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, mã số KC
08.02”, “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường vùng kinh tế trọng điểm
Miền Trung (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi) mã số
KC 08.03. Ngoài ra, “QHMT vùng Đông Nam Bộ” do Cục Môi trường phối
hợp với Viện Môi trường và Tài Nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi trường –
ENTEC, Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường – CENTEMA thực hiện
trong giai đoạn 2000- 2001 và đề tài “Nghiên cứu QHMT phục vụ cho phát
triển KTXH bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2001 – 2010” do Trung tâm
ENTEC thực hiện năm 2001.
Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của QHBVMT là những quan điểm về
PTBV bao gồm sử dụng hợp lý TNTN, nâng cao chất lượng môi trường sống,
phát triển KT-XH trong khả năng chịu tải giới hạn của các HST. So với các
định nghĩa, quan niệm về QHMT của nhiều quốc gia trên thế giới, định nghĩa
về Quy hoạch BVMT của Việt Nam có điểm tương đồng là phân vùng môi
trường để bảo tồn và phát triển, nhằm bảo đảm phát triển bền vững; nhưng
thêm yêu cầu là thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT gắn với hệ thống
giải pháp BVMT.
QHBVMT trên thế giới được định nghĩa theo ba xu hướng: (1) đồng nhất
QHBVMT với quy hoạch ngành, (2) là cầu nối giữa quy hoạch không gian và lập
chính sách môi trường nhằm giải quyết các vấn đề môi trường, quản lý môi trường
và (3) là quy hoạch liên ngành vừa thực hiện nội dung tổng hợp các quy hoạch
ngành vừa hướng tới giải quyết các vấn đề môi trường. Có thể tổng hợp các quan
điểm về QHMT/QHBVMT theo bảng sau:

15



Bảng 1.1. Tổng hợp nội dung của quy hoạch môi trường của một số tác giả
QHBVMT đồng nhất

Tác giả

với quy hoạch ngành

QHBVMT là hoạt động nhằm
giải quyết các vấn đề môi trƣờng,
quản lý môi trƣờng

Trên thế giới
Xem QHMT là QH rác

Badwin (1984)

thải
Toner, Robert

Xem QHMT là QH sử

Everritt và Kimberly dụng đất
Pawley (2001),
Nurit Alfasi (2006)
Alan Gipin (1996)

QHMT là sự xác định các mục tiêu
mong muốn đối với môi trường tự
nhiên và đề ra các chương trình, quy
trình quản lý để đạt được mục tiêu

đó”

Chapin và Kaiser

QHBVMT là „„một kế hoạch toàn

(1985)

diện‟‟

Voogd và Woltjer

Quy hoạch có thể không có hiệu

(1999)

quả nếu nó không dựa trên lập kế
hoạch tình báo.

SusanBuckingham-

QHMT có thể hiểu là quá trình

Hatfield

hình thành, đánh giá và thực hiện



Bob


Evans (1992)

chính sách môi trường.

William J. Petak

Xây dựng chính sách và chương

(2000)

trình môi trường hiệu quả hơn đòi
hỏi phải phối hợp nhiều yếu tố liên
quan đến chất lượng môi trường

16


×