Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu phân loại các chi thuộc họ trôm (sterculiaceae vent ) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.61 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------------

Phạm Thu Ngân

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CÁC CHI THUỘC HỌ TRÔM
(STERCULIACEAE Vent.) Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 01/2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

--------------------------

Phạm Thu Ngân

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CÁC CHI THUỘC HỌ TRÔM
(STERCULIACEAE Vent.) Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành:
Mã số:

Thực vật học
60420111


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đỗ Thị Xuyến

Hà Nội - 01/2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS. Đỗ
Thị Xuyến – Cán bộ giảng dạy bộ môn Thực vật học, Khoa sinh học, Trường Đại
học Khoa học tự nhiên người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, đồng thời cũng cho tôi những lời
khuyên vô cùng quý báu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật, Phòng tiêu bản thực vật thuộc Bảo tàng Sinh vật - Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, là những người đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này, đặc biệt đã tạo điều kiện chụp ảnh
các loài ngoài thực địa cho tôi, tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau đại học - Đại học
Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hướng dẫn tôi
hoàn thành chương trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn
bè và những người luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ các mẫu vật từ đề tài CA.15.11A
thuộc Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á, ĐHQGHN.
Mặc dù đã có những cố gắng, nhưng do thời gian, trình độ và kỹ năng còn
nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của thầy cô và các bạn để luận
văn hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2018

Học viên

Phạm Thu Ngân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3
1.1. Tổng quan về nghiên cứu phân loại họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) trên thế giới
..................................................................................................................................... 3
1.2. Tổng quan về nghiên cứu phân loại họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ở Việt Nam
..................................................................................................................................... 8
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 12
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 12
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 12
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 13
2.3.1. Phương pháp kế thừa .................................................................................. 13
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh ................................................ 13
2.3.3. Phương pháp điều tra thực địa .................................................................... 14
2.3.4. Các bước tiến hành ..................................................................................... 14
2.3.5. Dụng cụ ...................................................................................................... 16
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 17
3.1. Lựa chọn hệ thống phân loại thích hợp cho việc phân loại họ Trôm
(Sterculiaceae Vent.) ở Việt Nam ............................................................................. 17
3.2. Đặc điểm hình thái của họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ở Việt Nam ................. 18
3.3. Khoá định loại đến chi thuộc họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ở Việt Nam ........ 26
3.4. Đặc điểm hình thái các chi thuộc họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ở Việt Nam ...... 28
3.4.1. Subfam. Sterculioideae Burnett.– Phân họ Trôm ........................................ 28
3.4.1.1 Heritira Aiton – Cui ........................................................................... 28
3.4.1.2. Scaphium Shott & Endl. – Lười ươi ................................................. 31

3.4.1.3. Tarrietia Blume. – Huỷnh ................................................................. 33
3.4.1.4. Sterculia L. – Trôm ........................................................................... 35
3.4.1.5. Firmiana Marsili – Bo rừng .............................................................. 39
3.4.1.6. Cola Schott & Endl. – Cô la ............................................................. 41


3.4.1.7. Pterocymbium R. Br. – Dực nang. .................................................... 43
3.4.2. Subfam. Helicteroideae (Schott. & Endl.) Meisn. – Phân họ Thâu kén ..... 45
3.4.2.1. Reevesia Lindl. – Thoa la .................................................................. 45
3.4.2.2. Helicteres L. – Thâu kén ................................................................... 48
3.4.3. Subfam. Byttnerioideae Burnett. – Phân họ Bích nữ. ................................. 51
3.4.3.1. Melochia L. – Trứng cua .................................................................. 51
3.4.3.2. Waltheria L. – Hoàng tiên................................................................. 54
3.4.3.3. Theobroma L. – Ca cao ..................................................................... 56
3.4.3.4. Byttneria Loefl. – Bích nữ ................................................................ 58
3.4.3.5. Commersonia J. R. Forst. & G. Forst. – Chưng sao. ........................ 61
3.4.3.6. Leptonychia Turcz. – Song giam ...................................................... 64
3.4.3.7. Abroma Jacq. – Tai mèo. .................................................................. 65
3.4.3.8. Guazuma Mill. – Thục địa ................................................................ 68
3.4.3.9. Kleinhovia L. - Tra (đỏ) .................................................................... 70
3.4.4. Subfam. Dombeyoideae Beilschm. – Phân họ Hồng mang. ....................... 72
3.4.4.1. Pentapetes L. – Ngũ phướng ........................................................... 72
3.4.4.2. Pterospermum Schreb. – Lòng mang................................................ 75
3.4.4.3. Eriolaena DC. – Bồng bại................................................................. 78
3.4.4.4. Craigia W.W. SM. & W.E. Evans – Cai già ..................................... 80
3.5. Giá trị sử dụng của các chi thuộc họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ở Việt Nam ...... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 84
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 84
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. BẢNG TRA TÊN KHOA HỌC
Phụ lục 2. BẢNG TRA TÊN VIỆT NAM
Phụ lục 3. MỘT SỐ ẢNH CỦA CÁC LOÀI THUỘC CÁC CHI TRONG HỌ
TRÔM (STERCULIACEAE Vent.) Ở VIỆT NAM


DANH LỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các quan điểm phân chia các taxon bậc dưới họ và tông của một số tác
giả nghiên cứu họ Sterculiaceae .................................................................................. 7
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các chi thuộc họTrôm (Sterculiaceae Vent.) có ở Việt
Nam theo một số tác giả (xếp theo abc) .................................................................... 10
Bảng 3.1. Công dụng của các chi thuộc họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ở Việt Nam ..
................................................................................................................................... 82


DANH LỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí và mối quan hệ của các taxon bậc phân họ thuộc họ Malvaceae s. l.
(theo A. W. Barbara, 2001) ......................................................................................... 6
Hình 3.1. Một số hình dạng lá thuộc họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ....................... 19
Hình 3.2. Sơ đồ cấu tạo hoa của họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) .............................. 20
Hình 3.3. Một số dạng đài mở của họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) .......................... 21
Hình 3.4. Một số hình dạng cánh hoa của họ Trôm (Sterculiaceae) ......................... 22
Hình 3.5. Kiểu cấu tạo bộ nhị và bộ nhụy của họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ........ 23
Hình 3.6. Một số hình dạng quả của họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ....................... 24
Hình 3.7. Một số hình dạng hạt của họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ........................ 25
Hình 3.8. Heritiera littoralis Dryand. ....................................................................... 30
Hình 3.9. Scaphium lychnophorum (Hance) Kost. .................................................. 32
Hình 3.10. Tarrietia javanica (Blume) Kosterm ...................................................... 34
Hình 3.11. Sterculia parviflora Roxb. ex G. Don ..................................................... 38

Hình 3.12. Firmiana simplex (L.) W. Wight ............................................................ 40
Hình 3.13. Cola nitida (Vent.) Schott & Endl. ........................................................ 42
Hình 3.14. Pterocymbium tinctorium var. javanicum (R. Br.) Kosterm. ................. 44
Hình 3.15. Reevesia gagnepainiana Tard. ............................................................... 47
Hình 3.17. Helicteres angustifolia var. obtusa Pierre ............................................... 50
Hình 3.18. Melochia corchorifolia L. ...................................................................... 53
Hình 3.19. Waltheria americana L. ......................................................................... 55
Hình 3.20. Theobroma cacao L. .............................................................................. 57
Hình 3.21. Byttneria aspera Coleb. ......................................................................... 60
Hình 3.22. Commesonia batramia Coleb. ................................................................ 63
Hình 3.23. Abroma angustum (L.) L . f. .................................................................. 67
Hình 3.24. Guazama ulmifolia Lamk. ...................................................................... 69
Hình 3.25. Kleinhovia hospida L. ............................................................................ 71
Hình 3.26. Pentapetes phoenicea L. ........................................................................ 74
Hình 3.27. Pterospermum grandifolium L. .............................................................. 77


Hình 3.28. Eriolaena candollei Wall. ...................................................................... 79
Hình 3.29. Craigia yunnanensis W.W. Sm. & W. E. Evans. .................................. 81


KÝ HIỆU VIẾT TẮT CÁC PHÒNG TIÊU BẢN
(Thường gặp trong mục mẫu nghiên cứu)

HN

Herbarium, Institule of Ecology Biological Resources, Hanoi, Vietnam.
(Phòng tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật).

HNU


Herbarium, Hanoi National University, Hanoi, Vietnam. (Phòng tiêu bản
thực vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà
Nội).

P

Museum national d’histoire naturalle Paris, France.

VNM

Herbarium, Institule of Tropical Biology, Ho Chi Minh City, Vietnam.
(Phòng tiêu bản thực vật, Viện Sinh học nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh).


MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ
thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Dưới tác động của tự nhiên và con người
ngày nay đã làm cho hệ thực vật bị thay đổi. Do đó cần có những nghiên cứu về
phân loại thực vật một cách chính xác để làm cơ sở khoa học cho các lĩnh vực khác
như: Sinh thái học, Sinh lý học thực vật, Dược học,...
Họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) là một họ thực vật có ý nghĩa về cả mặt khoa
học và kinh tế. Trên thế giới có 68 chi, 1100 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt
đới thuộc hai bán cầu, trong đó đa số các loài được dùng để cho gỗ, lấy sợi từ vỏ,
nhiều loài được dùng làm thuốc,… (Y. Tang, G. G. Michael & J. D. Laurence,
2008). Ở Việt Nam, họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) có 22 chi, khoảng trên 80 loài,
với nhiều chi được ghi nhận có giá trị như: lấy sợi (Abroma, Commersonia), làm
dược liệu (Byttneria, Cola), lấy gỗ (Sterculia, Pterospermum), làm thực phẩm
(Melochia),... (Nguyễn Tiến Bân, 1997 và 2003).
Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về phân loại các chi thuộc họ

Trôm (Sterculiaceae Vent.) như: C. Phengklai (1993), Li Hui-Lin (1993), C. Bayer
& K. Kubitzki in K. Kubitzki (2003), Y. Tang, G. G. Michael & J. D. Laurence
(2008), Armen Takhtajan (2009), ... Hầu hết các công trình đều cho thấy các loài
thuộc họ Trôm có ý nghĩa lớn trong khoa học cũng như nhiều loài có giá trị kinh tế.
Tuy nhiên, quan điểm về hệ thống phân loại của các loài cho đến nay vẫn còn chưa
được thống nhất trong các tác giả nghiên cứu.
Ở Việt Nam chỉ có một số công trình nghiên cứu về phân loại các taxon thuộc
họ này như Gagnepain (1911), Tardieu-Blot M. (1945), Phạm Hoàng Hộ (1991,
1999), Võ Văn Chi (1997, 2004), Nguyễn Tiến Bân (1997, 2003)… Tuy nhiên, các
công trình này thường chỉ được giới thiệu tóm tắt các loài hay chỉ giới thiệu đến chi
hoặc các thông tin đã quá cũ so với những thay đổi hiện nay, gây không ít khó khăn
cho việc tra cứu. Mặt khác, đa số các loài thuộc họ Trôm (Sterculiaceae Vent.)
thường là loài có hoa đơn tính, việc định loại gặp rất nhiều khó khăn do cấu tạo
phức tạp của hoa cũng như sự gần nhau về các đặc điểm hình thái của các loài. Để
góp phần vào các công trình nghiên cứu phân loại thực vật ở Việt Nam, nhằm làm
cơ sở cho việc nghiên cứu ứng dụng các loài thuộc họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ở

1


nước ta, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu phân loại các chi thuộc họ
Trôm (Sterculiaceae Vent.) ở Việt Nam".
Mục đích
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại các chi thuộc họ Trôm
(Sterculiaceae Vent.) ở Việt Nam một cách hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu
các taxon thuộc họ này, phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho
những nghiên cứu có liên quan.

2



Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nghiên cứu phân loại họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) trên thế
giới
Cho đến nay, trên thế giới họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) được ghi nhận có
khoảng 68 chi, 1100 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới thuộc hai bán cầu
(Y. Tang, G. G. Michael & J. D. Laurence., 2008). Người đầu tiên tìm ra họ Trôm
(Sterculiaceae) là E.P. Ventenat ex Salisbury vào năm 1807. Về sau, có nhiều công
trình nghiên cứu về phân loại học họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) như:
Vào năm 1862, trong công trình “Genera plantarum” của tập thể tác giả G.
Bentham & J. D. Hooker [17] đã nghiên cứu họ Sterculiaceae (khi đó bậc phân loại
của họ Trôm được viết dưới tên Ordo Sterculiaceae). Trong công trình này, tác giả
đã chỉ ra trên thế giới họ Trôm có 41 chi, xếp vào 7 tông là Sterculieae, Helictereae,
Eriolaeneae, Dombeyeae, Hermanieae, Buettnerieae và Lasiopetaleae.
Maxwell T. Masters (1875) [22] khi nghiên cứu về thực vật Ấn Độ trong công
trình "Flora of British India" công nhận họ Trôm gồm 6 tông, về cơ bản, hệ thống
này đi theo quan điểm của G. Bentham & J. D. Hooker (1862). Theo đó, các tông
thuộc họ Sterculiaceae là Sterculieae, Helictereae, Erioleaneae, Dombeyeae,
Hermannieae, Buettnerieae. Đồng thời, tác giả đã mô tả đặc điểm họ Trôm
(Sterculiaceae) cùng đặc điểm 88 loài thuộc 17 chi trong họ Trôm có ở khu vực
nghiên cứu.
Trong công trình "The flora of the Malay Peninsula", H. N. Ridley (1922) [25]
đã công nhận họ Trôm (Sterculiaceae) thuộc bộ Bông (Malvales). Trong công trình
này, họ Trôm được chia thành 6 tông: Sterculieae, Helictereae, Dombeyeae,
Hermannieae, Byettnerieae và Leptonychieae.
C. A. Backer & R. C. Bakhuizen (1965) [14] nghiên cứu họ Sterculiaceae ở
Java (Inđônêxia) đã đưa ra khóa định loại lưỡng phân của 20 chi có ở vùng nghiên
cứu. Trong công trình này, các chi được phân chia trực tiếp mà không có các đơn vị
trung gian giữa họ và chi như phân họ hay tông. Bên cạnh đó, tác giả đã không đưa
ra hình ảnh minh họa, mẫu nghiên cứu cũng như trích dẫn tài liệu cho từng taxon.

J. Hutchinson (1975) [7] khi nghiên cứu thực vật có hoa trên toàn thế giới đã
đặt họ Sterculiaceae vào bộ Đay là Tiliales. Theo đó, họ này có đặc điểm gần gũi
3


với các họ như Tiliaceae, Peridiscaceae, Bombacaceae, Scytopetalaceae và
Dirachmaceae. Trong số này, Sterculiaceae gần gũi với Tiliaceae nhất, khác biệt bởi
Sterculiaceae mang đặc điểm nhị ít, xen kẽ với các cánh hoa, lá kèm biến đổi.
Tiliaceae mang đặc điểm nhị nhiều, rời hay hợp rất ngắn ở gốc, lá kèm thường nhỏ
và sớm rụng, ít khi có kích thước lớn hay không có.
Khi nghiên cứu về thực vật đảo Barro Colorado của Panama trong công trình
"Flora of Barro Colorado Island", Thomas B. Croat (1978) [29] đã xếp họ Trôm
(Sterculiaceae) thuộc bộ Malvales cùng các họ Elaeocarpaceae, Tiliaceae,
Malvaceae và Bombacaceae.
Trong công trình "Systema Magnoliophytorum" và "Diversity and
classification of flowering plants", Armen Takhtajan (1987, 1997) [32, 26] đã chỉ ra
rằng họ Sterculiaceae thuộc bộ Bông (Malvales) cùng với các họ khác như
Malvaceae, Tiliaceae, Bombacaceae, Elaeocarpaceae. Trong họ Sterculiaceae, các
chi được xếp vào 2 phân họ, các phân họ lại bao gồm các tông và các chi. Tóm tắt
hệ thống như sau:
Subfam. 1: Sterculioideae gồm 4 tông: Sterculieae (9 chi), Tarrietieae (1 chi),
Mansonieae (2 chi), Waltheria (1 chi).
Subfam. 2: Byttnerioideae gồm 11 tông: Lasiopetaleae (10 chi), Hermannieae
(4 chi), Helmiopsideae (3 chi), Byttnerieae (4 chi), Theobromeae (7 chi),
Fermontodendreae (2 chi), Eriolaeneae (1 chi), Dombeyeae (11 chi), Helictereteae
(6 chi).
Tuy nhiên đến năm 2009, Armen Takhtajan (2009) [27] trong công trình
"Flowering Plants" đã dựa vào đặc điểm nhị nhiều và bao phấn có gai nên nâng
tông Dombeyeae thành 1 phân họ riêng (Dombeyoideae), nâng tổng số phân họ của
họ Trôm lên thành 3 phân họ là Byttnerioideae, Dombeyoideae, Sterculioideae.

Đồng thời tác giả có một số chỉnh sửa về vị trí một số chi thuộc các tông trong họ.
Subfam 1: Byttnerioideae gồm 10 tông: Lasiopetaleae (9 chi), Hermannieae
(4 chi); Helmiopsideae (3 chi); Byttnerieae (4 chi); Fermontodendreae (2 chi);
Eriolaeneae (1 chi); Helictereteae (6 chi); Theobromeae (7 chi).
Subfam. 2: Dombeyoideae (1 tông, 10 chi)
Subfam. 3: Sterculioideae gồm 3 tông: Sterculieae (9 chi); Tarrietieae (3 chi);
Mansonieae (2 chi).
4


Li Hui-Lin (1993) [21] trong khi tái bản có bổ sung công trình “Flora of
Taiwan”, đã công bố họ Trôm ở Đài Loan có 9 chi: Firmiana, Sterculia, Heritiera,
Reevesia, Kleinhovia, Helicteres, Pterospermum, Melochia, Waltheria. Trong công
trình này, tác giả đã xây dựng hệ thống phân loại từ họ đến chi cho các taxon mà
không đưa ra vị trí của các phân họ trong họ Sterculiaceae.
Heywood V. H. et al. (1993) [19] khi nghiên cứu các họ cây có hoa trên toàn
thế giới đã đưa ra quan điểm họ Sterculiaceae thuộc bộ Bông (Malvales) cùng với
các họ khác như Malvaceae, Tiliaceae, Bombacaceae, … Trong họ Sterculiaceae,
tác giả cho rằng, các taxon thuộc bậc chi được xếp vào 4 nhánh “clade” với 13 chi,
khoảng 415 loài là Cola clade (7 chi), Brachychiton clade (4 chi), Sterculia clade (1
chi) và Heritiera clade (1 chi). Quan điểm chia thành các nhánh bao gồm nhiều chi
đã không tồn tại ở các tác giả nghiên cứu sau này.
B. Verdcourt, (1995) [30] khi nghiên cứu hệ thực vật Ceylon đã ghi nhận họ
Sterculiaceae có 13 chi trên khu vực nghiên cứu. Tác giả đã xây dựng khóa định
loại đến chi cho các taxon mà không qua các đơn vị phân loại trung gian là phân họ
hay tông.
C. Phengklai (2001) [23] khi nghiên cứu thực vật của Thái Lan trong công
trình “Flora of Thailand” đề cập tới 6 tông, 21 chi thuộc họ Trôm và 58 loài có ở
khu vực nghiên cứu. Tác giả đã đưa ra 3 khóa định loại theo kiểu lưỡng phân cho 21
chi thuộc họ Trôm: khóa dựa vào các đặc điểm tổng hợp, khóa dựa vào đặc điểm

của quả, khóa dựa vào đặc điểm của hoa. Trong công trình này, tác giả đã mô tả các
loài thuộc 21 chi có ở khu vực nghiên cứu. Đáng lưu ý, về hệ thống phân loại, tác
giả đã đưa ra họ Sterculiaceae có 6 tông là Sterculieae, Dombeyeae, Hermanieae,
Byttnerieae, Theobromeae và Tarritieae. Các chi thuộc tông Helictereae và
Eriolaeneae theo quan điểm của G. Bentham & J. D. Hooker (1862) đã được nhập
vào tông Theobromeae bởi đặc điểm có các bó nhị lép.
A. W. Barbara (2001) [16] khi nghiên cứu mối quan hệ gần gũi của các taxon
thuộc họ Malvaceae s.l. dựa trên việc giải trình tự của gen lục lạp cho thấy họ Trôm
được ghi nhận dưới các phân họ là Sterculioideae, Byttnerioideae, Helicterioideae,
Dombeyoideae cùng với các phân họ của họ Bông và họ Đay theo quan điểm truyền
thống (Malvaceae s. s. và Tiliaceae) là Malvoideae, Bombacoideae, Tilioideae,
Brownlowioideae, Grewioideae thuộc họ Bông (Malvaceae s.l.) nằm trong bộ Bông
(Malvales).
5


Hình 1.1. Vị trí và mối quan hệ của các taxon bậc phân họ thuộc họ Malvaceae s. l.
(theo A. W. Barbara, 2001)
Bayer C. & K. Kubitzki (2003) [15] đã đưa ra quan điểm các taxon thuộc họ
Sterculiaceae được ghi nhận dưới các phân họ là Sterculioideae, Byttnerioideae,
Helicterioideae, Dombeyoideae thuộc họ Bông (Malvaceae s.l.), trong các phân họ
lại được phân chia qua bậc phân loại là tông rồi đến các chi. Đây là quan điểm mới
đặt trên nền tảng sự kết hợp của các đặc điểm về hình thái học và sinh học phân tử.
Tuy thế, chính tác giả cũng công nhận còn một số taxon thuộc họ Malvaceae s.l.
hiện chưa rõ nên xếp vào vị trí nào như chi Muntingia. Do đó, quan điểm không tồn
tại họ Sterculiaceae độc lập, mà các taxon thuộc họ này thuộc họ Malvaceae theo
nghĩa rộng vẫn chưa được nhiều tác giả nghiên cứu về sau này ứng dụng để sắp xếp
các taxon thuộc họ Sterculiaceae và họ Malvaceae s.l.
Y. Tang, G. G. Michael & J. D. Laurence. (2008) [28] khi tái bản có bổ sung
công trình thực vật chí Trung Quốc trong “Flora of China” đã ghi nhận họ Trôm

(Sterculiaceae Vent.) có 19 chi, 90 loài trên lãnh thổ Trung Quốc. Ở khu vực nghiên
cứu có 35 loài được coi là đặc hữu. Trong công trình này, tác giả đã ghi nhận và xếp
19 chi trong 4 phân họ là Sterculioideae (4 chi: Heritiera, Pterygota, Sterculia,
Firmiana), Byttnerioideae (6 chi: Kleinhovia, Melochia, Waltheria, Theobroma,
Byttneria, Commersonia), Helicterioideae (3 chi: Reevesia, Helicteres, Eriolaena),
6


Dombeyoideae (6 chi: Melhania, Pentapetes, Corchoropsis, Pterospermum,
Paradombeya, Abroma). Các chi thuộc các tông phân biệt chủ yếu bởi số lượng nhị,
có hay không có cánh hoa, cây đơn tính hay tạp tính hay đặc điểm của quả nang mở
hay quả đại.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu có tính chất tổng thể của cả họ, còn có
một số công trình công bố các taxon mới thuộc họ Trôm như Qian yi-yong (1997)
[24] ghi nhận loài mới thuộc chi Sterculia là Sterculia simaoensis Y. Y. Qian ở Vân
Nam, Trung Quốc.
Như vậy, có thể thấy các quan điểm phân chia họ Sterculiaceae thành các phân
họ, tông ở nhiều tác giả nghiên cứu là khác nhau, tổng hợp các quan điểm phân chia
được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1. Các quan điểm phân chia các taxon bậc dưới họ và tông của một số
tác giả nghiên cứu họ Sterculiaceae Vent.
G. Bentham &
J. D. Hooker
(1962)

Sterculieae

Armen
Takhtajan
(1987)


Armen
Takhtajan
(2009)

C. Phengklai
(2001)

Sterculioideae

Sterculioideae

Sterculieae

Sterculieae

Sterculieae

Tarietieae

Tarietieae

Tarietieae

Masonieae

Masonieae

Bayer C. & K.
Kubitzki (2003)


Sterculioideae

Triplochitoneae
Byttnerioideae Byttnerioideae

Byttnerioideae
Theobromeae

Buettnerieae

Buettnerieae

Byttnerieae

Byttnerieae

Lasiopetaleae

Lasiopetaleae

Lasiopetaleae

Hermanieae

Hermanieae

Hermanieae

Hermanieae


Hermanieae

Helictereae

Helictereae

Helictereae

Theobromeae

Helicterioideae

Lasiopetaleae

(includ.

7

Byttnerieae


Helictereae)
Eriolaeneae

Eriolaeneae

Eriolaeneae
Dombeyoideae


Dombeyeae

Dombeyeae

Dombeyeae

Dombeyoideae
Dombeyeae

Có thể thấy rằng, hệ thống phân loại họ Trôm (Sterculiaceae) có khá nhiều
quan điểm, quan điểm có sự tồn tại của bậc phân loại phân họ và tông nhưng cũng
có quan điểm cho rằng phân chia họ qua bậc tông trực tiếp đến chi mà không qua
bậc phân họ.
1.2. Tổng quan về nghiên cứu phân loại họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ở Việt
Nam.
Ở nước ta, họ Trôm (Sterculiaceae) được quan tâm từ khá sớm. Năm 1888,
trong công trình "Flore Forestière De La Cochinchine", F. Pierre [34] đã mô tả đặc
điểm của 23 loài thuộc họ Bông (Malvaceae) mà về sau được chuyển về họ Trôm
(Sterculiaceae) có ở khu vực miền Nam Việt Nam như Kleinhovia hospida L.,
Sterculia lanceolata, Sterculia nobilis, Sterculia populifolia,... Bên cạnh bản mô tả,
tác giả còn có hình vẽ minh họa của loài.
F. Gagnepain (1910) [33] trong công trình Thực vật chí đại cương Đông
Dương “Flore Générale de L' Indo-Chine”, tác giả đã công bố 14 chi thuộc họ
Trôm (Sterculiaceae) có ở khu vực Đông Dương là: Sterculia, Tarrietia, Heritiera,
Reevesia, Helicteres, Kleinhovia, Pterospermum, Eriolaena, Melochia, Waltheria,
Pentapetes, Abroma, Buettneria, Commersonia. Trong công trình này, tác giả đã
xếp họ Sterculiaceae và bộ Bông (Malvales), lập khóa định loại đến chi cho 14 chi
mà không qua các bậc trung gian như phân họ, tông. Bên cạnh đó, các chi được đưa
ra bản mô tả đặc điểm hình thái và thông tin của các loài.
Tardieu-Blot M. (1945) [35] trong công trình tái bản có bổ sung tập sách

Thực vật chí đại cương Đông Dương đã bổ sung thêm 3 chi là Pterocymbium,
Craigia, Paradombeya, đưa tổng số chi có ở Đông Dương là 17 chi, trong đó tất cả
các đại diện đều có ở Việt Nam. Bên cạnh đó, bổ sung thêm các thông tin về các
loài chủ yếu về mặt phân bố, loài bổ sung hay ghi nhận mới cho khu vực.
Năm 1974, trong công trình "Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam" của Lê Khả
Kế và cộng sự [9] đã thống kê sự có mặt của 16 chi có các loài thường thấy thuộc
8


họ Trôm. Tác giả đã đã đưa ra khóa định loại các chi thuộc họ Trôm và mô tả đặc
điểm nhận biết của từng loài về dạng sống, nơi phân bố, giá trị sử dụng, cung cấp
thêm hình vẽ sơ bộ của một số loài thuộc các chi như: Byttneria aspera, Eriolaena
candollei, Sterculia foetida, Sterculia lanceolata, ...
Phạm Hoàng Hộ (1991) [5] trong công trình "Cây cỏ Việt Nam", đã đề cập
đến 19 chi với 84 loài thuộc họ Trôm có ở Việt Nam (tái bản năm 1999 [6] đã ghi
nhận thêm 1 loài là Pterospermum venustum Craib. đưa tổng số taxon lên tới 19 chi,
85 loài). Tác giả đã đưa ra khóa định loại các chi, mô tả sơ bộ đặc điểm hình thái
của các loài cùng hình vẽ đơn giản. Tuy công trình này không có các thông tin về
tài liệu dẫn, mẫu chuẩn, mẫu nghiên cứu, ... nhưng cho đến nay đây vẫn là công
trình có giá trị để tra cứu các chi và các loài thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) ở Việt
Nam.
Nguyễn Tiến Bân (1997) [2] cho rằng họ Trôm chủ yếu là các loài cây thân
gỗ, hiếm khi là cây leo và cây thân thảo, rất gần với họ Đay (Tiliaceae) bởi có lông
hình sao, thường có trục nhị nhụy nhưng khác biệt bởi thường có hoa đơn tính, cánh
hoa thường không có hay xếp vặn. Tác giả ghi nhận họ này ở Việt Nam có 21 chi là
Abroma, Byttneria, Cola, Commersonia, Craigia, Eriolaena, Firmiana, Guazuma,
Helicteres, Heritiera, Kleinhovia, Melochia, Pentapetes, Pterocymbium,
Pterospermum, Reevesia, Scaphium, Sterculia, Tarrietia, Theobroma, Waltheria.
Về sau, cũng tác giả này vào năm 2003 trong công trình "Danh lục các loài thực vật
ở Việt Nam" đã bổ sung thêm chi Song giam (Leptonychia Turcz.) và đưa tổng số

chi của họ này lên là 22 chi. Tuy nhiên chi Song giam được tác giả ghi chú có 1 loài
là Song giam - Leptonychia acuminata Mast. có khả năng phân bố ở Quảng Nam.
Như vậy, sự tồn tại của loài Song giam vẫn còn là một điều nghi ngờ. Trong công
trình này, tác giả đã cung cấp thông tin về nơi phân bố, công dụng, dạng sống và
sinh thái của các loài thuộc các chi trong họ Trôm (Sterculiaceae). Tuy nhiên trong
công trình này tác giả đã không đưa ra khóa định loại cho các loài, không mô tả đặc
điểm hình thái chi và mẫu nghiên cứu của các loài nên gây ra khó khăn cho việc tra
cứu.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về phân loại, còn có một số công trình
nghiên cứu về giá trị tài nguyên của các loài như Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh
(1993) [8] có ghi nhận trong họ Trôm ở Việt Nam có 23 loài có giá trị cho gỗ kinh
tế. Một số loài thường kể đến như Hu đen (Commesonia bartramia (L.) Merr.), các
9


loài Lòng mang (Pterostermum spp.), các loài Trôm (Sterculia spp.),…; Võ Văn
Chi (2012) đã ghi nhận ở Việt Nam có 34 loài thuộc 15 chi có thể làm thuốc.
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp các chi thuộc họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) có ở Việt
Nam theo một số tác giả (xếp theo abc)
TT

F. Gagnepain (1910)

P. H. Hộ (1999)

N. T. Bân (2003)

1

Abroma


Abroma

Abroma

2

Buettneria

Byttneria

Byttneria

Cola

Cola

Commersonia

Commersonia

3
4

Commersonia

5
6

Craigia

Eriolaena

7

Eriolaena

Eriolaena

Firmiana

Firmiana

8

Guazuma

Guazuma

Guazuma

9

Helicteres

Helicteres

Helicteres

10


Heritiera

Heritiera

Heritiera

11

Kleinhovia

Kleinhovia

Kleinhovia

12

Leptonychus

Leptonychus

Leptonychus

13

Melochia

Melochia

Melochia


14

Pentapetes

Pentapetes

Pentapetes

15

Pterocymbium

16

Pterospermum

Pterospermum

Pterospermum

17

Reevesia

Reevesia

Reevesia

Scaphium


Scaphium

18
19

Sterculia

Sterculia

Sterculia

20

Tarrietia

Tarrietia

Tarrietia

21

Theobroma
10


22
Tổng

Waltheria


Waltheria

14 chi

19 chi

Waltheria
22 chi

Tuy nhiên, theo công trình của các tác giả trước, chi Tarrietia chỉ có 1 loài duy
nhất là Tarrietia javanica. Hiện nay các công trình công bố đều cho rằng Tarrietia
javanica là synonym của Heritiera javanica. Tuy nhiên, theo Tardieu Blot (1945),
loài Tarrietia javanica được khác biệt rõ ràng với các loài thuộc chi Heritiera bởi
đặc điểm bầu có 6-10 lá noãn, trong khi các loài thuộc chi Heritiera chỉ có 5 lá
noãn. Do vậy, tác giả công nhận sự độc lập của taxon này. Trong phạm vi công
trình này, chúng tôi đi theo quan điểm của Tardieu Blot (1945) và như vậy, họ
Trôm hiện được ghi nhận gồm 22 chi.

11


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài các chi thuộc họ Trôm (Sterculiaceae Vent.)
ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu:
- Tài liệu: Các tài liệu về họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) trên thế giới và của
Việt Nam, nhất là các chuyên khảo phân loại học.
- Mẫu vật: là các tiêu bản khô, các ảnh chụp các loài thuộc các chi của họ
Trôm (Sterculiaceae Vent.) ở Việt Nam được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực

vật, các viện nghiên cứu và các trường đại học trong nước như:
+ Phòng Tiêu bản thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật – Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam (HN)
+ Bảo tàng thực vật – Khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại
học Quốc gia Hà Nội (HNU).
+ Phòng tiêu bản thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh (VNM)
(Ảnh chụp).
Tổng số mẫu nghiên cứu là 145 số hiệu với 650 tiêu bản. Việc phân tích mẫu
được tiến hành ở phòng tiêu bản thực vật (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật và
Phòng Bảo tàng thực vật Trường Đại học Khoa học Tự nhiên). Ngoài ra, còn có các
loài sống trong tự nhiên mà chúng tôi trực tiếp điều tra, thu thập được qua các
chuyến đi thực địa.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/ 2016 – tháng 10/ 2017.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Lựa chọn hệ thống thích hợp cho việc phân loại các chi thuộc họ Trôm ở
Việt Nam.
- Đặc điểm hình thái họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) qua các đại diện có ở Việt
Nam.
- Khóa định loại đến các chi thuộc họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ở Việt Nam.
- Đặc điểm phân loại các chi thuộc họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ở Việt Nam.
12


- Bước đầu tìm hiểu giá trị của các chi thuộc họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) ở
Việt Nam.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa
Với đề tài về phân loại học thực vật, chúng tôi tập trung thu thập các tài liệu,
kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến hệ thống học, phân loại học thực vật
trước đây về họ Trôm (Sterculiaceae Vent.) trên thế giới và tại Việt Nam.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp So sánh
hình thái để phân loại các chi trong họ Trôm (Sterculiaceae) ở Việt Nam. Đây là
phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất
trên thế giới và phù hợp với điều kiện của nước ta (phương pháp không đòi hỏi
những trang thiết bị phức tạp, dễ áp dụng, đơn giản mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cao).
Phương pháp này dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh sản và sinh dưỡng để
so sánh. Nguyên tắc khi so sánh hình thái là chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với
nhau, đó là những cơ quan có cùng nguồn gốc (cây trưởng thành so sánh với cây
trưởng thành, …). Đồng thời, để đảm bảo tính chính xác chỉ so sánh các cơ quan
tương ứng ở cùng một giai đoạn phát triển. Đôi khi, hiện tượng tiêu giảm một hoặc
một số cơ quan gây khó khăn khi sử dụng phương pháp hình thái so sánh. Tuy
nhiên, đối với các loài trong cùng một chi thì sự sai khác này là không lớn, do đó
không ảnh hưởng tới việc sử dụng phương pháp hình thái so sánh.
2.3.3. Phương pháp điều tra thực địa
Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thập mẫu vật, phân
tích mẫu ở trạng thái tươi, tìm hiểu thông tin về hình thái, giá trị sử dụng. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, do đặc thù họ Trôm có các taxon gốm cả các cây ưa
sáng và cây ưa bóng, mọc cả ở rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, trảng cây bụi, trảng
cỏ nên chúng tôi đã tiến hành điều tra tại một số vùng có khả năng gặp được các cá
thể thuộc họ Trôm như ven rừng (các loài chi Thâu kén), trảng cỏ (các loài chi
Hoàng tiền) hay còn một số loài có thể làm cảnh (như các loài thuộc chi Trôm).
2.3.4. Các bước tiến hành
Để hoàn thành tốt nội dung nghiên cứu, chúng tôi thực hiện công việc ở ngoài
thực địa (ngoại nghiệp) cũng như trong phòng thí nghiệm (nội nghiệp). Chúng tôi
13


đã sử dụng các phương tiện hỗ trợ nghiên cứu như máy ảnh, kính hiển vi và các tài
liệu tham khảo.

Công tác ngoại nghiệp: Thực hiện một số đợt thực địa nhằm thu thập mẫu
vật, nghiên cứu mẫu vật ngoài thiên nhiên, tìm hiểu các đặc điểm sinh học, sinh
thái, chụp ảnh xây dựng bộ ảnh sưu tập và ghi chép các đặc điểm của các đối tượng
nghiên cứu.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu của các
mẫu vật khô được tiến hành tại phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật được phân
tích, mô tả,… sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các
chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước lân cận) để
phân tích, so sánh và định loại.
Việc nghiên cứu phân loại các chi thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) được tiến
hành theo các bước sau:
Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về họ Trôm
(Sterculiaceae). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại họ
này ở Việt Nam.
Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc họ Trôm (Sterculiaceae) hiện
có.
Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu,
tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác.
Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả đặc điểm chung của chi, xây
dựng khóa định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo
luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề
tài.
Thứ tự soạn thảo:
- Soạn thảo họ, chi dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật, theo
Nguyễn Tiến Bân (1996) [2] và Quy phạm soạn thảo Thực vật chí Việt Nam (2008)
[1] thứ tự như sau:
- Thứ tự soạn thảo họ, chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công
bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa
học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt
14



Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả,
loài typ của họ, chi và ghi chú (nếu có).
Riêng đối với bậc phân họ, đây là bậc trung gian giữa họ và chi, chúng tôi chỉ
mô tả các đặc điểm nổi trội, đặc điểm chỉ có ở pahan họ nhằm phân biệt với các
phân họ khác
Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin
ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan sinh dưỡng (dạng sống, cành, lá…) đến cơ quan
sinh sản (hoa, quả, hạt, …)
- Để xây dựng bản mô tả cho một chi, trên cơ sở phải phân tích mẫu vật của
các loài thuộc chi đó, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó sau đó so
sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu
chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập
hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với
tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác
nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung.
- Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài
trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác
(thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi
chú bổ sung.
Xây dựng khóa định loại: Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lựa chọn xây
dựng khóa định loại theo kiểu khóa lưỡng phân dựa trên đặc điểm hình thái cơ quan
sinh sản và cơ quan sinh dưỡng mà chủ yếu là cơ quan sinh sản.
Danh pháp: Danh pháp của các taxon được xử lý dựa trên luật danh pháp quốc
tế hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam [2].
Sinh học và sinh thái: Trình bày theo khả năng thông tin hiện có (được thu
thập thông qua tài liệu và mẫu vật). Dữ liệu sinh học bao gồm các thông tin về thời
gian ra ra hoa, kết quả,… Dữ liệu về sinh thái là những thông tin về nơi sống, khả
năng thích ứng, loại hình sinh thái thích hợp (như ven biển, đồi trọc, rừng rậm

thường xanh …), độ cao so với mực nước biển. Dữ liệu được tập hợp cho các loài
thuộc chi, nếu dữ liệu các loài khác biệt nhau, có ghi chú cả thông tin của từng loài.
Phân bố: Bao gồm phân bố ở Việt Nam và trên thế giới.
15


- Phân bố trên thế giới: Được xác định căn cứ vào tài liệu và trích dẫn theo
quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.
- Phân bố ở Việt Nam: Căn cứ vào mẫu vật và tài liệu thu được để xác định.
Các tỉnh được trích dẫn theo thứ tự từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông theo quy
ước soạn thảo thực vật chí Việt Nam.
Mẫu nghiên cứu: Được xác định căn cứ vào những mẫu vật đã nghiên cứu,
trích dẫn kèm theo trình tự địa điểm thu mẫu và theo quy phạm soạn thảo thực vật
chí Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu chi, chỉ đưa ra các loài có mẫu vật đã
được nghiên cứu.
Giá trị sử dụng: Được xác định thông qua tài liệu và điều tra thực địa, bao
gồm giá trị khoa học (loài đặc hữu, loài quý hiếm, nguồn gen độc đáo), giá trị kinh
tế (làm thực phẩm, làm thuốc, lấy gỗ, …) và hiện trạng nguồn lợi (theo sách đỏ,
theo các tài liệu tham khảo khác). Phần giá trị sử dụng được tổng hợp từ thông tin
giá trị của từng loài, ghi cho từng taxon từng nhóm giá trị như cho gỗ, cho sợi, làm
cảnh, ăn được,….
Ghi chú: Nêu những ý kiến còn tranh cãi, những bổ sung của tác giả.
2.2.5. Dụng cụ
- Nghiên cứu ngoài thực địa: Sử dụng kéo cắt cành, kéo cắt cành cao, giấy báo, bút
chì 2B hay bút bi nước, cặp dựng mẫu, eteket làm sẵn, máy ảnh KTS Canon.
- Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: sử dụng tủ sấy mẫu, kẹp mắt cáo, kính hiển
vi soi nổi Stemi 2000c kết nối máy ảnh KTS Canon.

16



×