Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tím hiểu công nghệ sản xuất giấy Tissue ở Việt Nam, hiện trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 35 trang )

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC
----------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY TISSUE Ở VIỆT NAM,
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học (CH2000)

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
Sinh viên thực hiện:

1. Phạm Xuân Hưởng – 20162102
2. Nguyễn Văn Huy – 20161845
3. Vũ Tiến Lâm – 20162335
4. Nguyễn Thị Mai – 20162626
5. Nguyễn Quang Minh – 20162742

HÀ NỘI – 2018

Trang 1


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY TISSUE Ở VIỆT NAM,
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học (CH2000)

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Phương
Sinh viên thực hiện:
1. Phạm Xuân Hưởng – 20162102
2. Nguyễn Văn Huy – 20161845
3. Vũ Tiến Lâm – 20162335
4. Nguyễn Thị Mai – 20162626
5. Nguyễn Quang Minh – 20162742

HÀ NỘI – 2018

Trang 2


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

MỤC LỤ
MỤC LỤC_____________________________________________________________3
DANH MỤC HÌNH VẼ____________________________________________________5
MỞ ĐẦU______________________________________________________________6

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC TRONG NƯỚC VÀ TRÊN
THẾ GIỚI_____________________________________________________________7
1.1. Hiểu biết chung về ngành Kỹ thuật Hóa học................................................7
1.1.1. Tình hình phát triển trong và ngoài nước.....................................................7
1.1.2. Nguyên liệu cho ngành Kỹ thuật Hóa học....................................................8
1.1.3. Một số nhóm sản phẩm của ngành Kỹ thuật Hóa học.................................8
1.1.4. Ứng dụng của ngành Kỹ thuật Hóa học trong nền kinh tế quốc dân...........8
1.2. Chương trình đào tạo Kỹ thuật Hóa học tại trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội.......................................................................................................................... 9
1.2.1. Đào tạo Đại học hệ chính quy......................................................................9
1.2.2. Đào tạo sau đại học....................................................................................11
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ GIẤY TISSUE___________________________________12
2.1. Một số thông tin về giấy Tissue..................................................................12
2.1.1. Đặc điểm.....................................................................................................12
2.1.2. Tính chất và phân loại................................................................................12
2.1.3. Nguồn gốc và lịch sử phát triển..................................................................13
2.2. Thực trạng hiện tại....................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình chung..........................................................................................14
2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm.......................................................................15
2.2.3. Nhu cầu sử dụng........................................................................................15
2.3. Quy mô sản xuất.......................................................................................... 16
2.3.1. Công nghệ sản xuất...................................................................................16
2.3.2. Một số công ty giấy tissue ở Việt Nam.......................................................17
2.4. Ứng dụng...................................................................................................... 18
PHẦN III. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY TISSUE________________20
3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy Tissue..................................20
3.2. Các công đoạn chính sản xuất giấy tissue.................................................20
3.2.1. Tuyển chọn nguyên liệu..............................................................................20

Trang 3



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

3.2.2. Thu gom và chuyên chở.............................................................................21
3.2.3. Lưu kho.......................................................................................................21
3.2.4. Chuẩn bị bột giấy và sàng thô....................................................................21
3.2.5. Làm sạch bột..............................................................................................22
3.2.6. Khử mực.....................................................................................................22
3.2.7. Nghiền tinh, sàng tinh và làm trắng............................................................22
3.2.8. Xeo giấy......................................................................................................23
3.2.9. Sấy giấy bằng lô sấy Yankee.....................................................................24
3.2.10. Ép quang và cắt cuộn...............................................................................24
3.2.11. Đóng gói sản phẩm...................................................................................25
3.3. Thuyết minh sơ đồ công nghệ sản xuất giấy Tissue.................................25
3.4. Kết luận......................................................................................................... 28
3.4.1. Kết luận chung về dây chuyền sản xuất giấy tissue ở nước ta hiện nay. .28
3.4.2. So sánh công nghệ sản xuất của Việt Nam với Thế giới...........................29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ_______________________________________________31

Trang 4


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1. Một loạt các khoáng vật – nguồn nguyên liệu tiềm năng................................8
Hình 2. Khăn giấy tissue.............................................................................................12
Hình 3. Quy mô số lượng máy xeo được đầu tư thay mới [6]...................................16
Hình 4. Sản lượng giấy tissue toàn cầu giai đoạn 2000-2016 [6]..............................16
Hình 4. So sánh công suất hoạt động máy móc thiết bị qua các giai đoạn [6]..........17
Hình 6. Hộp đựng khăn giấy tissue............................................................................19
Hình 7. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy tissue [12]....................................................20
Hình 8. a) Keo (lá tràm), b) Pine (gỗ thông)...............................................................21
Hình 9. Hệ thống máy tẩy trắng giấy..........................................................................22
Hình 10. Hệ thống máy xeo giấy tissue......................................................................23
Hình 11. Sơ đồ hệ thống lô sấy Yankee [14]..............................................................24
Hình 12. Thiết bị ép [15]..............................................................................................24
Hình 13. Sơ đồ máy xeo giấy Tissue công nghệ TAD. [22]........................................29
Hình 14. So sánh độ hút nước của giấy tissue công nghệ TAD và công nghệ thường.
.....................................................................................................................................30

Trang 5


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

MỞ ĐẦU
Trong khi đa phần các sản phẩm giấy bị sụt giảm thị phần thì giấy tissue
vẫn phát triển. Đó là lý do các công ty lớn trong ngành không ngần ngại tăng
cường đầu tư. Một trong những lý do khiến ngành sản xuất giấy tissue vẫn ngày
càng phát triển hiện nay là nhu cầu sử dụng loại giấy này là rất lớn. Vì vậy, các
doanh nghiệp ngành sản xuất giấy tissue Việt Nam, ngoài việc duy trì sản xuất,
còn mở rộng và tăng tốc đầu tư cho loại sản phẩm này. Cầu còn cao 20%/năm là

mức tăng trưởng hằng năm của ngành hàng giấy tissue Việt Nam. Tuy nhiên,
mức này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Thực tế,
thị trường giấy tissue hiện nay có sự tham gia của nhiều công ty trong và ngoài
nước với đa dạng chủng loại sản phẩm.
Chính vì những đòi hỏi cấp bách trong thực tế về mặt định hướng phát
triển và công nghệ sản xuất giấy tissue, chúng em đã chọn đề tài: “Tìm hiểu
công nghệ sản xuất giấy tissue ở Việt Nam, hiện trạng và giải pháp”.
Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Nguyễn Thị
Minh Phương đã hướng dẫn tận tình, chi tiết giúp chúng em hoàn thành đồ án
môn học này. Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng em đã rất cố gắng để
hoàn thành tốt nhưng có lẽ do vốn kiến thức còn hạn hẹp cũng như các yếu tố
khách quan khác mà không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình và hướng dẫn thêm của các thầy cô
cũng như bạn đọc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH KỸ
THUẬT HÓA HỌC TRONG NƯỚC VÀ
TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Hiểu biết chung về ngành Kỹ thuật Hóa học
1.1.1. Tình hình phát triển trong và ngoài nước
Ngành Kỹ thuật Hóa học được coi là ngành mũi nhọn trong các ngành
công nghiệp trên Thế giới, nếu không có nó thì sẽ không tạo ra được sản phẩm

là nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp khác. Do vậy, Kỹ thuật
Hóa học đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một
nước.
Đặc điểm của ngành Kỹ thuật Hóa học là đa đạng về sản phẩm có thể đáp
ứng phục vụ cho gần như là tất cả các ngành từ kinh tế cho đến kỹ thuật, thậm
chí là giáo dục, thực phẩm… Và trong nền kinh tế hiện đại, thì tất cả các ngành
kinh tế đều sử dụng sản phẩm của ngành Kỹ thuật Hóa học, chúng vừa bổ sung
cho nguồn nguyên liệu tự nhiên vừa có giá trị sử dụng cao trong đời sống xã hội.
Nó còn có khả năng tận dụng những phế liệu của các ngành khác để tái tạo ra
những sản phẩm phong phú đa dạng khác, nhờ đó mà việc sử dụng các tài
nguyên thiên nhiên được hợp lí và tiết kiệm hơn.
Kỹ thuật Hóa học là một ngành công nghiệp nặng tương đối trẻ, hiện nay
được tập trung ở các nước kinh tế phát triển với đầy đủ các phân ngành và ở một
số nước công nghiệp mới. Các nước đang phát triển cũng có những cố gắng nhất
định để phát triển ngành này, chủ yếu là sản xuất các hóa chất cơ bản, chất
dẻo…
Việt Nam cũng như nhiều nước trên Thế giới đang tập trung phát triển
ngành Kỹ thuật Hóa học theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm để phục vụ tất cả
các ngành liên quan đến kỹ thuật. Tuy nhiên, công nghệ sử dụng nhìn chung vẫn
còn lạc hậu, năng suất lao động thấp. Với một số ngành như hoá dầu, hoá hữu cơ
về cơ bản chưa hình thành hoặc mới bắt đầu. Ngành công nghiệp hoá vẫn chưa
đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu của các ngành kinh tế khác. Nhiều sản phẩm
thiết yếu thuộc ngành công nghiệp hóa như soda, chất dẻo, sợi tổng hợp hay

Trang 7


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học


thuốc nhuộm tại Việt Nam vẫn chưa sản xuất được. Những ngành sản xuất để sử
dụng các nguyên liệu này chủ yếu phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
1.1.2. Nguyên liệu cho ngành Kỹ thuật Hóa học
Nguyên liệu của Kỹ thuật Hóa học được phân loại theo trạng thái vật chất
(rắn, lỏng, dầu, nước), khí (khí tự nhiên, không khí); theo thành phần (vô cơ,
hữu cơ)… Nguồn nguyên liệu tiềm năng đó là khoáng vật. Các khoáng quặng,
quặng đa kim loại, khoáng không quặng, khoáng nguyên liệu,… bao gồm:
quặng từ sắt từ, quặng sắt đỏ, quặng đồng – thiếc, than đá, than bùn, dầu mỏ,…
Dạng nguyên liệu chung và phổ biến nhất là không khí và nước. Nguyên liệu
thực vật và động vật (gỗ, bông, mỡ, dầu, sữa, da, lông) được chế biến thành thực
phẩm hay đồ dùng hàng ngày. Giá trị của nguyên liệu phụ thuộc vào sự phát
triển của khoa học – kỹ thuật. Ví dụ, nhiều nguyên tố hiếm trước đây không có
ứng dụng, ngày nay lại là phụ gia đặc biệt quan trọng cho các hợp kim hay vật
liệu bán dẫn.

Hình 1. Một loạt các khoáng vật – nguồn nguyên liệu tiềm năng.

1.1.3. Một số nhóm sản phẩm của ngành Kỹ thuật Hóa học
 Hóa chất vô cơ, phân bón, màu cho sơn, thuốc nhuộm, thuốc phóng,
thuốc nổ, …
 Các chất bảo vệ thực vật, men, dược phẩm, kháng sinh, mỹ phẩm, thực
phẩm, thực phẩm chức năng,…
 Các loại giấy, vải sợi, hộp chứa, bao bì…
 Xi măng, thủy tinh, gốm sứ, gạch men…
 Pin khô, pin ướt, ắc quy, vật liệu được mạ, linh kiện bán dẫn, pin mặt
trời,…
 Xăng, dầu, gas, chất dẻo, cao su, keo dán, ..

Trang 8



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

1.1.4. Ứng dụng của ngành Kỹ thuật Hóa học trong nền kinh tế quốc dân
Trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hóa học càng
phát huy vai trò và vị trí của mình. Hóa học trở thành bộ phận không thể thiếu ở
nhiều ngành sản xuất, thu hút một lượng lớn lao động liên quan.
Chính vì vậy, ngành Kỹ thuật Hóa học được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh
vực sản xuất liên quan đến hóa học như: lọc – hóa dầu, hóa dược, sản xuất sản
phẩm hóa hữu cơ, hóa vô cơ, sản xuất thực phẩm, hóa chất tiêu dùng, xi măng,
phân bón… Hiện tại ở nước ta có rất nhiều các công ty, tập đoàn hoạt động dựa
trên ứng dụng của ngành Kỹ thuật Hóa học, trở thành trụ cột kinh tế của quốc
gia, làm giàu nền kinh tế quốc dân, có thể kể đến như:
 Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN);
 Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV);
 Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM);
 Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM);
 Tổng công ty Giấy Việt Nam;
 Tổng công ty Hóa dược Việt Nam.
Tuy nhiên, việc ứng dụng Kỹ thuật Hóa học trong kinh tế vẫn còn gặp
nhiều khó khăn do số lượng các trường đào tạo ngành còn ít, trình độ và chương
trình đào tạo chưa cao. Các trang thiết bị, dây chuyền sản suất của các công ty
còn chưa tối tân nên sản lượng còn thấp hơn so với nhiều nước trên Thế giới.
Nhiều công ty đang đứng trên bờ vực phá sản, nợ công…

1.2. Chương trình đào tạo Kỹ thuật Hóa học tại trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội

1.2.1. Đào tạo Đại học hệ chính quy
a) Cử nhân công nghệ
Mục tiêu của Chương trình Công nghệ Kỹ thuật Hóa học của Trường Đại
học Bách khoa Hà Nội là đào tạo những Cử nhân:
 Có kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có thể thích ứng tốt với những
vị trí công việc phù hợp ngành học.
 Chú trọng đến năng lực và kỹ năng thực hành nghề nghiệp; ứng dụng
các giải pháp công nghệ, triển khai vận hành hệ thống và quá trình, quy trình
công nghệ.
 Tuy nhiên, Cử nhân công nghệ cần nhiều thời gian hơn khi học chuyển
tiếp để nhận bằng kỹ sư/ thạc sĩ.
Trang 9


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

b) Cử nhân kỹ thuật
Mục tiêu Chương trình Cử nhân kỹ thuật Hóa học của Trường ĐH Bách
Khoa Hà Nội là đào tạo những Cử nhân:
 Có kiến thức nền tảng cơ bản, kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc
để có thể thích ứng tốt với lĩnh vực rộng của ngành học.
 Chú trọng đến năng lực thiết kế và phát triển hệ thống, sản phẩm, giải
pháp kỹ thuật.
 Có thể học chuyển tiếp để nhận bằng kỹ sư hoặc thạc sĩ.
c) Kỹ sư
Mục tiêu của Chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Hoá học là trang bị cho người
tốt nghiệp
 Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc, sâu rộng để thích ứng tốt với

những công việc khác nhau trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ hóa học như
dầu khí, hóa dược, polyme, vô cơ phân bón, vật liệu silicat, điện hóa, xenluloza
và giấy, quá trình, thiết bị, máy công nghiệp hóa chất…
 Chú trọng đến năng lực tính toán thiết kế và phát triển các giải pháp kỹ
thuật trong một lĩnh vực ứng dụng của ngành học.
 Có thể học tiếp lên thạc sĩ.
Các chuyên ngành được đào tạo [ CITATION Chemeng \l 1033 ]:
 Công nghệ Hữu cơ-Hóa dầu;
 Công nghệ Hóa dược và Hóa chất Bảo vệ thực vật;
 Công nghệ Vật liệu Polyme và Compozit;
 Công nghệ Xenluloza và Giấy;
 Công nghệ Các chất Vô cơ;
 Công nghệ Vật liệu Silicat;
 Công nghệ Điện hóa và Bảo vệ kim loại;
 Quá trình thiết bị công nghệ Hóa học và Thực phẩm;
 Máy và Thiết bị công nghiệp Hóa chất – Dầu khí;
 Công nghệ Hóa lý;
 Công nghệ Kỹ thuật Hóa học;
 Hóa học;
 Kỹ thuật In.
d) Hệ Đại học vừa học vừa làm
Ngoài các chương trình Hệ đại học trên, Viện còn đào tạo Hệ đại học vừa
học vừa làm với các chuyên ngành [ CITATION Chemeng \l 1033 ]:
 Công nghệ Hữu cơ - Hoá dầu;
 Công nghệ các chất vô cơ;
 Công nghệ Vật liệu Silicat;
Trang 10


ĐỒ ÁN MÔN HỌC


Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

 Công nghệ Giấy.
1.2.2. Đào tạo sau đại học
a) Chương trình đào tạo Cao học
Viện Kỹ thuật Hóa học đào tạo các chuyên ngành cao học bao gồm
[ CITATION Chemeng \l 1033 ]:
 Kỹ thuật Hóa học;
 Kỹ thuật in và truyền thông;
 Công nghệ vật liệu silicat;
 Kỹ thuật lọc - hóa dầu;
 Hóa học.
b. Chương trình đào tạo Tiến sỹ
Hướng nghiên cứu cho các Nghiên cứu sinh theo học ngành Kỹ thuật Hóa
học gồm có [ CITATION Chemeng \l 1033 ]:
 Vật liệu cao phân tử và tổ hợp;
 Hóa hữu cơ;
 Kỹ thuật Hóa học;
 Hóa lý thuyết và hóa lý.

Trang 11


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ GIẤY TISSUE
2.1. Một số thông tin về giấy Tissue

2.1.1. Đặc điểm
Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm từ chất xơ dày từ vài trăm µm
cho đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật, và được tạo thành mạng lưới bởi
lực liên kết hiđrô không có chất kết dính. Thông thường giấy được sử dụng dưới
dạng những lớp mỏng nhưng cũng có thể dùng để tạo hình các vật lớn.
Giấy tissue (tissue paper) là loại giấy mỏng, dai, không giãn nở khi thấm
ướt, hầu như không ăn nếp. định lượng giấy dao động từ 20-30grs ( có thể hình
dung nó khá giống loại khăn giấy ướt chúng ta hay sử dụng).
2.1.2. Tính chất và phân loại
a) Tính chất
Loại giấy này không thể gấp thành hình như thông thường được vì không
ăn nếp, nhưng ngược lại thường được dùng để tạo hình hoa giấy trang trí. Độ
bền ướt của giấy tissue thường được tăng lên nhờ bổ sung các hóa chất bền ướt.
Quá trình lão hóa nhanh bằng nhiệt hay còn gọi là đóng rắn mẫu thường được sử
dụng để độ bền ướt của giấy tissue hoặc sản phẩm tissue đạt giá trị cao nhất, mà
giá trị này sẽ đạt được sau một thời gian lão hóa tự nhiên trong điều kiện môi
trường từ một vài ngày đêm đến vài tuần phụ thuộc vào loại hóa chất bền ướt sử
dụng.

Hình 2. Khăn giấy tissue.

b) Phân loại
Về cấu trúc, ta có thể phân loại giấy tissue thành các loại A, B, C, D, E và
F. Loại A tất nhiên là nhãn hàng tốt nhất như Pulppy từ New Toyo, Bless You từ
Saigon Paper và Waterstilk từ Sông Đuống.
Trang 12


ĐỒ ÁN MÔN HỌC


Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

2.1.3. Nguồn gốc và lịch sử phát triển
a) Nguồn gốc và sự hình thành của giấy nói chung
Khoảng vào những năm 400 người Ấn độ đã biết làm ra giấy. Sau khoảng
500 năm sau, người dân Abbas bắt đầu dùng giấy. Khoảng năm 650 người Ả
Rập xâm nhập Sicile, rồi tràn qua Maroc. Hai thành phố này sau đó biến thành
hai trung tâm văn hóa của Ả Rập truyền bá truyền thống và tín ngưỡng của
mình. Trong những thế kỷ tiếp theo, lãnh thổ Ả Rập lớn dần, thêm các nước tân
tiến như Algérie, Tunisie và Lybie cùng với những lãnh thổ to lớncủa Espagne,
Portugal và Italie, điều này làm kỹ thuật làm giấy lan rộng. Năm 751, người dân
Ả Rập sống trong thành phố Samarkan bị quân đội Trung Quốc tấn công. Cuộc
tấn công bị quân đội Ả Rập đẩy lùi và đuổi theo. Quân Ả Rập bắt tù binh Trung
Quốc biết kỹ thuật làm giấy. Để đổi lấy tự do, người Trung Quốc đã truyền lại
nghề làm giấy. Người Ả Rập biết làm giấy từ đó và cách làm giấy được lan tràn
nhanh chóng ở Ả Rập. Vào thế kỷ thứ X, người Ả Rập dùng bông vải để chế
giấy có loại giấy mỏng tốt. Khoảng năm 1100, Ý và Espagne đuổi dân Ả Rập đi
nhưng ngành sản xuất giấy được giữ vững.
Tại Ý, tài liệu cổ xưa nhất được viết trên giấy xưa nhất đã được dâng lên
vua Roger của Sicile, ghi năm 1102. Đầu những năm 1200 Thiên chúa giáo
thống chế người Tây Ban Nha theo đạo Islam, nhờ vậy mà họ học cách làm giấy
nơi người đạo Islam. Năm 1250 người Ý bắt đầu học cách làm giấy và bán khắp
Âu châu. Năm 1338 các giáo sĩ Pháp bắt đầu chế giấy lấy. Năm 1411, sau 15 thế
kỷ từ khi Thái Luân phát minh ra giấy, người Đức mới bắt đầu sản xuất giấy và
nhất là từ năm 1450 ngành báo chí và máy in ra đời do Johannes Gutenberg. Rẻ
tiền hơn, đồng dạng, giấy trở nên cần thiết cho sự sản xuất lớn mà giấy da thú
không thể có đủ điều kiện.
b) Nguồn gốc và lịch sử hình thành của giấy tissue
Giấy vệ sinh ngày càng trở nên quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày
của chúng ta. Lịch sử hình thành của giấy vệ sinh có từ cách đây hàng trăm năm.

Giấy vệ sinh lần đầu xuất hiện vào thế kỷ XIV tại Trung Quốc dưới dạng khổ
lớn 0.6*0.9m[CITATION LichsuTissue \l 1033 ]. Đến cuối thế kỷ XIX người
Mỹ bắt đầu chuyển sang dùng giấy báo, giấy viết bỏ đi. Hay chính sách báo, tạp
chí, giấy lịch chính là tiền thân của giấy vệ sinh.
Trang 13


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

Giấy vệ sinh như chúng ta thấy hiện nay được Joseph Gayetty sản xuất
lần đầu vào năm 1857 và bán rộng rãi tại Mỹ như một sản phẩm y tế - ông tẩm
chúng với nước lô hội. Năm 1879, Công ty Giấy Scott của anh em Edward và
Clarence Scott bắt đầu bán giấy vệ sinh dạng cuộn (không đục lỗ). Đến tận 1885
giấy cuộn đục lỗ mới có mặt trên thị trường nhờ Công ty Giấy gói Đục lỗ
Albany (Albany Perforated Wrapping Paper Company)[CITATION
LichsuTissue \l 1033 ]. Giấy vệ sinh sản xuất thời kì đầu thường chứa nhiều vụn
sạn nhỏ (gỗ, bụi...). Năm 1935 công ty Northern Tissue mới quảng cáo về loại
giấy vệ sinh không có vụn. Cuối cùng đến năm 1942 giấy vệ sinh 2 lớp cũng
được sản xuất tại nhà máy giấy St. Andrew, Vương quốc Anh. Sau đó giấy vệ
sinh còn trải qua hàng loạt cải tiến nhỏ khác: mẫu mã, mùi hương, thậm chí cả
hình vẽ trang trí như chúng ta đã biết[CITATION LichsuTissue \l 1033 ].
Như vậy, cho đến hiện nay giấy tissue đã được cải tiến rất nhiều lần về cả
hình thức, chất lượng và cả phương thức sản xuất.

2.2. Thực trạng hiện tại
2.2.1. Tình hình chung
Dân số đông kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và nhu
cầu tiêu thụ cho chúng ta thấy được một triển vọng của ngành kỹ thuật giấy

tissue ở Việt Nam. Nhìn chung, Việt Nam là một nước nghèo thu nhập bình quân
trên đầu người chỉ khoảng 2,500 USD/người/năm, nhưng nước ta đang trên đà
phát triển nhanh và nền kinh tế sắp có sự thay đổi mạnh mẽ. Với 92,7 triệu dân,
Việt Nam có dân số đứng thứ 14 trên thế giới và tăng trưởng kinh tế trung bình
hàng năm là 6-8% trong suốt 5 năm qua[ CITATION Duo17 \l 1033 ].
Với nền kinh tế đang phát triển, sự tiêu dùng giấy tissue trên đầu người
cũng ngày càng tăng, nhu cầu các loại giấy tissue cao cấp cũng vượt xa mức
cung cấp. Trong số những nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển ngành
công nghiệp giấy ở Việt Nam nói chung như là diện tích rừng tăng, kinh tế phát
triển tốt… Nó thúc đẩy sản xuất nhiều hơn và năng cao tiêu chuẩn sống, tác
động đến đại bộ phận giới trẻ. Sự tăng nhu cầu về tiêu dùng trong giấy tissue là
điều mong đợi. Nhưng tài chính là một thách thức, chúng ta cần nguồn vốn nước
ngoài vào việc thực hiện mở rộng đầu tư. Điều này rất cần thiết cho việc mở
rộng và phát triển quy mô sản xuất.

Trang 14


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Sự tiêu dùng giấy tissue trung bình hiện nay ở Việt Nam thấp hơn 1kg trên
đầu người. Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam (VPPA) nhận định tổng tiêu
dùng giấy tissue tại Việt Nam được ước tính khoảng 70,000 tấn trong năm 2010.
Điều này tăng lên khoảng 0.8 kg trên một người một năm. Trong khi đó, mức độ
tiêu dùng giấy tissue ở Hoa Kỳ là 24kg/người/năm, Tây Âu là 15kg/người/năm
và Trung Quốc là 3kg/người/năm. Nhu cầu cho sản phẩm tissue ở Việt Nam là
rất cao, đối chiếu với lượng cung thấy rằng, mức tiêu dùng tăng từ 15-20% trên

một năm cao hơn so với nhiều năm trước[ CITATION
HiệphộigiấyvàbộtgiấyViệtNam \l 1033 ].
Vận chuyển là một thách thức. Để liên kết tất cả các đại lý bán lẻ lại, thì
phân phối là một thách thức khác cho thị trường sản phẩm giấy tissue. Việt Nam
là một nước rất dài, như vậy sẽ có một khoảng cách lớn cho việc phân phối sản
phẩm trên cả nước. Thêm vào đó, các thành phố thì rất đông đúc, ví dụ như
thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 8,6 triệu người và Hà Nội khoảng 7,6 triệu.
Chính vì lý đó nên và sự phân bố về mức tiêu thụ sản phẩm giấy tissue là không
đồng đều, cụ thể ở thành phố mức tiêu thụ sản phẩm mặt hàng giấy tiêu dùng
tissue cao hơn nhiều so với ở nông thôn.
2.2.3. Nhu cầu sử dụng
Đợt khảo sát trực tuyến vào cuối tháng 10/2014 do Công ty Nghiên cứu
thị trường Decision Lab thực hiện cho thấy, việc sử dụng giấy sinh hoạt đang
ngày càng phổ biến hơn trong cộng đồng. Người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh có
thói quen sử dụng giấy nhiều gấp đôi so với Hà Nội. Khảo sát trực tuyến từ
1.407 người tiêu dùng tại Việt Nam của Epinion cho thấy trung bình một người
dùng ở TP. Hồ Chí Minh sử dụng 15-16 cuộn/bịch/túi/tháng, trong khi người
dùng ở Hà Nội sử dụng 7 - 8 cuộn/bịch/túi/tháng[ CITATION DecisionLab \l
1033 ].
Hơn nữa, người tiêu dùng thường quan tâm đến giá cả rồi mới đến chất
lượng. Chẳng hạn, với giấy vệ sinh, yếu tố giá được 60% số người tham gia
khảo sát quan tâm, trong khi với giấy bỏ túi/khăn ướt con số này là 47% và
giấy/khăn ăn là 46%. Chất lượng sản phẩm với các tiêu chí như sản phẩm có độ
mịn, mềm mại, không gây kích ứng da, có độ dai tốt và thấm hút tốt là yếu tố
thứ 2 được người tiêu dùng chú trọng. Ngoài ra, thói quen sử dụng sản phẩm

Trang 15


ĐỒ ÁN MÔN HỌC


Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

cũng là một yếu tố tạo nên sự tăng giảm trong tiêu dùng và sự trung thành với
sản phẩm[ CITATION DecisionLab \l 1033 ].

2.3. Quy mô sản xuất
2.3.1. Công nghệ sản xuất
Tốc độ tăng trưởng sản lượng giấy toàn cầu trong giai đoạn 2010-2016 là
4% mỗi năm. Từ năm 2010 đến 2016, nếu chỉ tính các máy xeo có công suất
trên 10.000 tấn năm thì tổng sản lương giấy tissue toàn cầu đã tăng lên 9,7 triệu
tấn với 317 máy xeo mới. Trong đó 65% máy xeo mới được lắp tại Trung Quốc
và các nước châu Á khác. Riêng tại Trung Quốc là 185 máy xeo[ CITATION
Tăn17 \l 1033 ].

Hình 3. Quy mô số lượng máy xeo được đầu tư thay mới[ CITATION Tăn17 \l 1033 ].

Trang 16


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

Hình 4. Sản lượng giấy tissue toàn cầu giai đoạn 2000-2016[ CITATION Tăn17 \l
1033 ].

Giai đoạn 2010-2016 các máy xeo được lắp đặt có công suất trung bình
cao hơn 20% so với các máy xeo được lắp trong giai đoạn 2003-2009. Toàn cầu
thì 33% máy xeo mới có sản lượng trên 40.000 tấn/năm[ CITATION Tăn17 \l

1033 ].

Hình 5. So sánh công suất hoạt động máy móc thiết bị qua các giai đoạn[ CITATION
Tăn17 \l 1033 ].

Trang 17


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

Hiện có khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất giấy sinh hoạt tại Việt Nam,
trong đó 96% là các doanh nghiệp có công suất nhỏ, sử dụng các công nghệ lạc
hậu, không có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Việc sản xuất giấy sinh hoạt
đòi hỏi vốn đầu tư lớn cho nhà xưởng và máy móc thiết bị, phải thường xuyên
được nâng cấp hoặc thay mới để nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.3.2. Một số công ty giấy tissue ở Việt Nam
a) Phía Bắc
 Công Ty TNHH Pulppy Corelex Việt Nam: Đây là một hình thức
công ty liên doanh mới giữa San - EiRegulator (Nhật Bản); và New Toyo
International (Singapore). Công nghệ A.Celli hiện đại với năng suất 30,000 tpy.
Nó hoạt động từ tháng 6 năm 2009, tốc độ tối đa 2000m/phút. Nguyên liệu chỉ là
xơ sợi tái chế, với dây chuyền DIP và chuẩn bị bột nhập từ San-Ei Regulator.
Giấy tissue định lượng từ 12 đến 45 gsm và định lượng là điều chính yếu của
cuộn Jumbo cho sản phẩm giấy vệ sinh, khăn giấy, tã lót…[ CITATION
CôngTyTNHHPulppyCorelexViệtNam \l 1033 ]
 Công ty Giấy Tissue Sông Đuống: Chủ của thương hiệu Watersilk, nhà
máy này có năng suất 20,000 tpy. Nhà máy này thuộc sở hữu của hiệp hội giấy
Việt Nam, nó cũng là sở hữu của nhà máy giấy Bãi Bằng. Nguyên liệu là bột gỗ

nhập khẩu cộng với bột nguyên chất từ nhà máy Bãi Bằng. Một dây chuyền DIP
mới cho 20,000 tấn/năm từ Comer bắt đầu chạy ở Sông Đuống vào năm 2010 và
kế hoạch sẽ bán khoảng 12,000 tấn và tồn trữ ở nhà máy 8,000 tấn. Xa hơn nữa
là mở rộng năng suất nhà máy giấy tissue 20,000 tấn/năm đang được xem xét và
nhiều khả năng nó được đặt tại Bãi Bằng cách Hà Nội khoảng 120
km[ CITATION CôngtyGiấyTissueSôngĐuống \l 1033 ].
 Diana Paper JSC: Là nhà máy giấy tissue đầu tiên cho sự cải biến giấy
tissue và giấy vệ sinh. Nơi đây được nhà máy giấy tissue Overmeccanica mua lại
và bắt đầu hoạt động trong năm 2010, với năng suất khoảng 20,000 tpy. Sử dụng
nguyên liệu là bột khử mực với dây chuyền mới của Andritz. Chi phí dự án ước
tính khoảng 20.000.000 USD[ CITATION NhàmáysảnxuấtgiấyDianna \l 1033 ].
 Công Ty Cổ Phần Giấy Trúc Bạch Hà Nội: Năng suất 3,000 tpy từ 2
máy nhỏ, một cái nhập về từ Trung Quốc năm 2003 và cái thứ hai thì đang được
xây dựng bởi chính nhà máy và bắt đầu hoạt động trong năm 2009. Nguyên liệu
là bột nhập nguyên thủy, giấy tissue đứt kết hợp với bột DIP sản xuất trên dây
chuyền Trung Quốc.
Trang 18


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

b) Miền Nam
 Công ty TNHH New Toyo Pulppy Việt Nam: New Toyo Pulppy có 2
hai nhà máy sản xuất giấy tissue và bắt đầu hoạt động vào năm 2000. Hiện tại,
tổng năng suất nhà máy khoảng 30,000 tpy. Chiều rộng băng giấy là 3.3m và
chạy với tốc độ 500mpm.
 Công ty Cổ phần giấy Sài Gòn: Công ty này đang tiến hành một cuộc
mở rộng quy mô lớn với vốn đầu tư 100,000,000 USD. Nó bao gồm 3 máy giấy,

một máy sản xuất giấy tissue. Một máy mới của Andritz nó đi vào hoạt động
cuối năm 2010, dây chuyền DIP của Kadant và chuẩn bị bột cho dây chuyền.
Hiện tại công ty này có 10 máy tissue nhỏ tổng năng suất 55tpd[ CITATION
CôngtyCổphầngiấySàiGòn \l 1033 ].

2.4. Ứng dụng
Trong cuộc sống hiện nay, giấy tissue đóng vai trò khá quan trọng và là
thành phần không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt và hoạt động xã hội của
bất kì quốc gia nào. Giấy tissue xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như văn
hóa, giáo dục, y tế,…
 Sinh hoạt: Hai ứng dụng nổi bật nhất của giấy tissue trong sinh hoạt là
giấy vệ sinh và khăn giấy. Giấy vệ sinh đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ. Ở
Tây Âu sản xuất công nghiệp quy mô lớn bắt đầu vào đầu những năm 1960.
Khăn giấy là loại giấy lớp giấy mềm, độ thấm nước cao, dùng một lần phù hợp
để sử dụng cá nhân. Khăn tay giấy tissue đầu tiên được giới thiệu vào những
năm 1920. Loại giấy này đã được cải thiện trong những năm qua, đặc biệt là
tăng sự mềm mại và độ bền dẻo, nhưng thiết kế cơ bản của giấy vẫn không đổi.
Ngày nay, ước tính mỗi người ở Tây Âu sử dụng khoảng 200 khăn tay giấy mỗi
năm, với nhiều công dụng bao gồm xử lý các vết thương nhỏ, làm sạch khuôn
mặt

bàn
tay

làm
sạch
mắt
kính,…[
CITATION
EuropeanTissueSymposium \l 1033 ]


Trang 19


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

Hình 6. Hộp đựng khăn giấy tissue.

 Công nghệ: Một ví dụ điển hình về ứng dụng giấy tissue trong công
nghệ là loại giấy này được sử dụng làm màng hiệu ứng âm thanh trong các loại
loa, thiết bị phát âm thanh,…
 Ngành đóng gói: Một loạt các loại giấy tissue đặc biệt cũng được sản
xuất để sử dụng trong ngành đóng gói sản phẩm. Chúng được sử dụng để đóng
gói/ bảo vệ các mặt hàng khác nhau, đệm các mặt hàng dễ vỡ, nhồi vào giày, túi
xách,… để giữ nguyên hình dạng hoặc để chèn trong hàng may mặc,… Nó
thường được sử dụng in với tên thương hiệu của nhà sản xuất hoặc, logo để tăng
cường vẻ ngoài và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Giấy tissue loại này thường
mỏng, mờ và định lượng giấy từ 17 - 40 gsm, có thể thô hoặc mịn, cứng hoặc
mềm, tùy thuộc vào bản chất sử dụng.
Khi nền kinh tế quốc dân càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng tăng
thì nhu cầu về giấy tissue và các loại giấy gia dụng nói chung cũng tăng theo, vì
vậy ứng dụng của giấy tissue cũng ngày một rộng lớn và cần được quan tâm đẩy
mạnh nghiên cứu và phát triển ứng dụng.

Trang 20


ĐỒ ÁN MÔN HỌC


Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

PHẦN III. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT GIẤY TISSUE
3.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy Tissue
Hóa chất

NaOH, H2O2,…

Bể nghiền

+ Nước nóng

Bể đánh
bột

Bột thô

Bột giấy
Bể lọc ly
tâm

Sàng thô
Bột giấy

Bột giấy
sạch

Bể nổi


Bể khử
mực

Bột giấy

Bể rửa

Sàng tinh

Bột giấy sạch

Bể cô đặc

Hòm đầu máy
(phun bột)

+ Bột nguyên sinh

Máy xeo
Giấy ướt

Máy đóng
gói

Máy cắt
cuộn

Giấy khô


Máy ép
quang

Giấy khô

Lô sấy
Yankee

Hình 7. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy tissue[ CITATION htt1 \l 1033 ].

3.2. Các công đoạn chính sản xuất giấy tissue
3.2.1. Tuyển chọn nguyên liệu
Để sản xuất giấy được thành công thì nguyên liệu đầu vào phải sạch, nên
cần phải giữ cho giấy và các hoặc nguyên liệu không lẫn tạp chất và chất bẩn,
như thức ăn, nhựa, kim loại, và nhiều thứ khác. Những loại tạp chất này gây khó
khăn cho việc sản xuất giấy. Chính vì vậy, hiện nay nguyên liệu đầu vào sử dụng
trong sản xuất giấy tissue được làm từ bột giấy, sử dụng kết hợp bột giấy từ hai
loại: gỗ mềm và gỗ cứng. Các loại cây gỗ mềm thường được sử dụng như các
loại cây thuộc ngành thông, chúng được cấu tạo từ các sợi gỗ dài quấn quanh
nhau, điều này tạo nên độ bền và dai cho giấy. Những cây loại gỗ cứng như bồ
đề, bạch đàn, cao su,… có những sợi ngắn hơn, tạo độ mềm cho giấy. Giấy

Trang 21


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

tissue thông thường là sự kết hợp của khoảng 70% gỗ cứng và 30% gỗ

mềm[ CITATION Tạo14 \l 1033 ].

a)

b)

Hình 8. a) Keo (lá tràm), b) Pine (gỗ thông).

Một số nguyên liệu khác cũng được thêm vào quá trình sản xuất như
nước, hóa chất để phá vỡ gỗ khối thành sợi có thể sử dụng và chất tẩy trắng. Các
công ty sản xuất giấy từ các sản phẩm tái chế sử dụng oxy, ozone, natri hydroxit,
hoặc peroxide để làm trắng giấy.
3.2.2. Thu gom và chuyên chở
Những nguyên liệu để sản xuất, trong đó có giấy ban đầu được thu gom
và đóng thành từng kiện, từng lèn chặt và được chở tới nhà máy giấy - nơi mà
nó sẽ được sản xuất thành giấy tissue.
3.2.3. Lưu kho
Công nhân nhà máy giấy sẽ dỡ các kiện giấy nguyên liệu xuống và chất
vào kho bãi cho tới khi chúng được dùng đến. Những chủng loại giấy khác nhau
sẽ được chứa trong những kho riêng, vì các nhà máy giấy sử dụng những lọai
giấy nguyên liệu khác nhau để sản xuất ra các lọai giấy sản phẩm. Khi nhà máy
cần đến, công nhân sẽ dùng xe nâng để đưa giấy nguyên liệu từ kho bãi đến
nhập vào băng chuyền, đưa vào quá trình sản xuất.
3.2.4. Chuẩn bị bột giấy và sàng thô
Giấy được băng chuyền đưa tới một bể chứa lớn gọi là bể đánh bột, có
chứa lẫn nước và hóa chất. Bể đánh bột sẽ đánh tơi nguyên liệu thành những
mảnh nhỏ sau đó trở thành một hỗn hợp quánh dẻo gọi là bột thô.

Trang 22



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

Bột thô được đẩy tới những chiếc sàng có những lỗ và rãnh đủ hình dạng
và kích thước; ở đó những mẩu tạp chất nhỏ bị lẫn trong bột sẽ bị giữ lại. Quá
trình này được gọi là sàng thô.
3.2.5. Làm sạch bột
Bột thô sau đó sẽ được làm sạch trong những ống hình trụ nhờ các chuyển
động lắc, các tạp chất nặng như kim loại, đinh ghim,… còn sót trong hỗn hợp sẽ
theo lực ly tâm bắn vào thành trụ và rơi xuống đáy ống. Tạp chất nhẹ bị gom
vào giữa nón và sẽ được loại ra. Quá trình này có tên là nghiền.
3.2.6. Khử mực
Nguyên liệu sử dụng là giấy nên bột phải trải qua một quá trình khử mực
để loại bỏ chất mực in và “băng dính” (gồm các loại keo dán và băng keo).
Người làm giấy thường kết hợp hai quá trình tẩy mực. Những phần tử mực in
nhỏ sẽ được xả bỏ đi theo nước trong quá trình có tên là xả nước. Những phần tử
lớn hơn và băng dính các loại sẽ được đưa đi cùng các bong bong khí trong một
quá trình có tên là tuyển nổi.
Trong quá trình tẩy mực tuyển nổi, bột được trữ trong những bồn lớn gọi
là bồn tuyển nổi, ở đó không khí và những hóa chất giống như xà bông gọi là
chất hoạt động bề mặt được sục vào trong bột. Chất hoạt động bề mặt sẽ tách
mực in và băng dính ra khỏi bột, đẩy chúng lên bề mặt hỗn hợp nhờ các bọt khí.
Những bong bong khí chứa mực in tạo thành lớp bọt hay lớp tăm sủi bên trên và
sẽ được loại đi, để lại một lượng bột giấy sạch bên dưới.

Hình 9. Hệ thống máy tẩy trắng giấy.

3.2.7. Nghiền tinh, sàng tinh và làm trắng

Trong quá trình nghiền tinh, bột sẽ được nhồi đập để làm cho xơ sợi được
tác rời nhau ra, trở nên lý tưởng cho việc xeo giấy. Nếu trong bột có nhiều bó xơ
Trang 23


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

sợi lớn, quá trình nghiền sẽ phân tách chúng cho tơi và tách biệt nhau. Nếu trong
giấy loại có màu thì hóa chất tẩy màu sẽ giúp loại bỏ chúng. Sau đó bột sẽ phải
được làm trắng với hydrogen peroxide, chlorine dioxide hay oxygen để trở nên
trắng và sáng hơn.
3.2.8. Xeo giấy
Đến công đoạn này thì ta đã có được loại bột giấy sạch sẵn sàng cho quá
trình xeo giấy. Loại xớ sợi đã qua tái chế có thể được sử dụng riêng mình nó,
hoặc được trộn chung với những xơ sợi từ gỗ (gọi là xơ sợi nguyên sinh) để tăng
độ mịn hoặc độ bền chắc.
Bột được đem trộn với nước và hóa chất để đạt tới hỗn hợp 99,5% nước.
Hỗn hợp bột và nước này đi vào một hòm kim loại thật lớn được đặt ở vị trí bắt
đầu của máy xeo giấy – gọi là hòm đầu máy; rồi sẽ được phun liên tục lên một
giàn lưới chuyển động rất nhanh qua máy xeo[ CITATION Tạo14 \l 1033 ].

Hình 10. Hệ thống máy xeo giấy tissue.

Hiện nay máy xeo giấy Tissue PM6 - kiểu PrimeLine COMPACT là công
nghệ máy xeo tích hợp mới nhất của Tập đoàn Andritz (Áo) nói riêng và thế giới
nói chung. Loại máy xeo này có dạng thùng đầu kiểu Cresent Former, sản xuất
các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh chất lượng đạt chuẩn quốc tế, định lượng
từ 12,5–40 g/m² từ nguồn nguyên liệu bột giấy nguyên chất hoặc tái chế. Máy

xeo PM6 đi vào hoạt động đã đưa Giấy Sài Gòn trở thành nhà cung cấp giấy
tissue hàng đầu Việt Nam.
Trên giàn lưới này, nước sẽ bắt đầu thoát ra khỏi bột, các xơ sợi tái chế sẽ
mau chóng quánh lại, tạo thành một tờ giấy ướt sũng nước. Tờ giấy này sẽ di
Trang 24


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Học phần: Nhập môn Kỹ thuật Hóa học

chuyển thật nhanh qua một loạt những trục ép có bọc bạt (hay còn gọi là
chăn/mền) giúp vắt nước ra được nhiều hơn.
3.2.9. Sấy giấy bằng lô sấy Yankee
Sau khi xeo, giấy được đưa qua những trục lăn bằng kim loại đã được sấy
nóng để làm tờ giấy khô đi. Thiết bị sấy chuyên dùng trong quá trình sản xuất
giấy tissue là lô sấy Yankee dryer: với đường kính lô lên đến
4000mm[ CITATION sấy \l 1033 ].

Hình 11. Sơ đồ hệ thống lô sấy Yankee[ CITATION sấy \l 1033 ].

3.2.10. Ép quang và cắt cuộn
Bộ phận ép là quá trình thoát nước cuối cùng quyết định độ khô của giấy
đi sang phần sấy. Thiết bị ép tốt sẽ giúp giấy triệt để thoát nước đồng thời làm
gia tăng tính chất cơ lý của giấy.

Trang 25



×