Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tìm hiểu công nghệ sản xuất rau sạch ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.03 KB, 14 trang )

Bộ môn: Chuyển giao công nghệ
Giảng viên: Đinh Hoàng Minh
Nhóm SV thực hiện: nhóm 7LUV _ Anh 3_CĐ_K2
Thành viên nhóm:
1. Trương Hồng Quân
2. Lê Văn Lộc
3. Nguyễn Thu Hằng (1988)
4. Lưu Hồng Phượng
5. Lê Đình Trọng
6. Nguyễn Vũ Việt Anh
7. Nguyễn Thị Ngọc Huyền
8. Hoàng Thị Ngọc
Đề tài : Tìm hiểu công nghệ sản xuất rau sạch ở Việt Nam
I. Mở đầu
Chúng ta ai cũng fải ăn rau, ông cha ta đã có câu : “Cơm không rau
như đau không thuốc”. Do đó, người Việt hay người nước ngoài luôn cần
được đáp ứng nguồn thực phẩm không thể thiếu này. Ngày nay, khi xã hội
ngày càng phát triển, đại đa số người ta không còn nghĩ đến việc có đủ rau
để ăn hay không mà mối quan tâm hàng đầu đó là rau có sạch hay không,
có đảm bảo vệ sinh hay không, có an toàn và bổ dưỡng đến sức khỏe của
mình hay không. Ngoài ra, còn một số yếu tố khi người ta chọn rau để ăn
là có hấp dẫn, có tính thẩm mỹ hay không khi ăn rau được chế biến ở tiệm.
Tuy nhiên vấn đề chúng ta đặt ra ở đây đó chính là rau chưa qua chế biến,
rau được trồng, mà đặc biệt chúng tôi tìm hiểu ở đây là công nghệ làm ra
rau đảm bảo an toàn hay còn gọi là rau sạch ở Việt Nam. Nen CN cua dat
nuoc dang ngay cang phat trien keo theo o nhiem moi truong, ngo doc thuc
pham dien ra ngay cang tang, doi hoi phai co nhung bua an an toan. Chúng
ta ăn để sống và như các cụ đã nói : “Có sức khỏe là có tất cả”, Việt Nam
đã nhận rất nhiều từ các bên chuyển giao công nghệ để có thể sản xuất ra
nhiều loại giống rau sạch nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, và hiện
nay việc chuyển giao công nghệ sản xuất rau sạch không những có giá trị


to lớn đối với ngành Nông nghiệp của Việt Nam mà còn có vai trò quan
trọng đối với đời sống xã hội.
( Đây là lần đầu tiên chúng tôi tiếp xúc với một công nghệ không
phải mới nhất hiện nay nhưng cũng là khó khăn khi tiếp nhận, do vậy bài
thuyết trình không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong thầy giáo và các bạn
đóng góp để bài thuyết trình của nhóm chúng tôi hoàn thiện hơn. )
Sau đây tôi xin giới thiệu các phần chính trong nội dung bài thuyết
trình :
1) CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RAU SẠCH VÀO VIỆT
NAM
2) MỘT SỐ QUY TRÌNH SẢN XUẤT RAU SẠCH Ở VIỆT
NAM
3) HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CNSX RAU SẠCH Ở
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
4) ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
II. Nội dung
II.1.CGCN san xuat rau sach vao Viet Nam
II.1.1. Gi ới thiệu chung về rau sạch
Rau sach la gi?.........
Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa,
quả có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất
độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép,
bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn".
Khái niệm rau "an toàn" được quy định là các chất sau đây chứa trong rau
không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép:
1. Dư lượng thuốc hoá học (thuốc sâu, thuốc cỏ) -> Dẫn đến ngộ độc đồng
loạt.
2. Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng -> Gây tiêu chảy và tiêu chảy cấp.
3. Dư lượng đạm nitrat (NO3) -> Gây ung thư và một số bệnh khó chữa trị

khác.
4. Dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asêníc, kẽm, đồng...) ->
Gây ung thư và một số bệnh khó chữa trị khác.
Hai tiêu chuẩn thứ 3 và thứ 4 là tác nhân chính dẫn đến bệnh ung thư, nó
không gây tác hại tức thời mà tích luỹ nhiễm độc theo thời gian. Nhưng khi
đã phát hiện được thì khó chữa trị.
Hai tiêu chuẩn 1 và 2, ta thường hay gặp do việc sử dụng thuốc trừ sâu,
thuốc bệnh không hợp lý, hoặc do sử dụng phân người, phân gia súc tươi
để bón cho rau
 Các Nguyên tắc sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn GAP
Chọn đất: Đất để trồng rau phải là đất cao, thoát nước tốt, thích hợp
với quá trình sinh trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là chọn đất cát
pha, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-
30cm. Vùng trồng rau phải cách ly với khu vực có chất thải công
nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt của
thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại
nhưng không được tồn dư hoá chất độc hại.
Nước tưới: Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước
có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu có điều kiện
nên sử dụng nước giếng khoan, nhất là đối với các vùng trồng rau xà
lách và các loại rau gia vị. Nếu không có nước giếng cần dùng nước
sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại
phân bón lá, thuốc BVTV.... Đối với các loại rau ăn quả giai đoạn
đầu có thể sử dụng nước từ mương, sông, hồ để tưới rãnh.
Giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh,
không có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt
giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt
giống phải được xử lý hoá chất hoặc nhiệt. Trước khi trồng cây con
xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng và trừ sâu hại sau này.
Phân bón: Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau.

Trung bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng và 300kg lân hữu cơ
vi sinh cho 1ha. Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để loại trừ
các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh
tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật. Tuyệt đối không
dùng phân tươi và nước phân chuồng pha loãng tưới cho rau.
Bảo vệ thực vật: Không sử dụng thuốc hoá học BVTV thuộc nhóm
độc I và II, khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. Nên
chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên
địch. Kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất 5 đến
10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như Bt, hạt củ đậu,
các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp
dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như:
Luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc
cây theo yêu cầu sinh lý...
Thu hoạch, đóng gói: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các
lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để
ráo cho vào bao, túi sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng.
Trên bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm
đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
 Khi ap dung công nghệ này,
 Bên nhận CN: Việt Nam
 Bên Chuyển giao CN:Mỹ, Nhật Bản, Úc, …
 Hình thức chuyển giao công nghệ có cả 2 hình thức:
 Trực tiếp: ben giao truc tiep quan ly cung nhu thuc hien CGCN
, vi du ca nhan la nguoi Viet Nam o nc ngoai su dung cong
nghe nuoc ngoai va truc tiep thuc hien tu khau quan ly den sx.
Có các nước Mỹ ,Nhật Bản,Hàn Quốc… và lớn nhất phải kể đến Chương
trình IPM rau của FAO tại Đông Nam Á và Nam châu Á trong đó có Việt
Nam ,họ trực tiếp quản lí từ bước trồng ,chăm sóc và thu hoạch theo công
nghệ mà họ lựa chọn. Ví dụ như Nhật Bản hợp đồng với những đơn vị

100% vốn đầu tư nước ngoài trồng và sản xuất rau ở Lâm Đồng,các dự án
ở Đà Nẵng ,Tây Ninh…
Chi phí cho hình thức này là khá lớn nhưng nó giải quyết được vấn đề đó
là chất lượng rau sạch của Việt Nam không đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu
sang các nước phát triển.Lượng rau này sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu.
 Gián tiếp: bên CGCN không quản lý, bên nhận tự nghiên cứu,
đưa nguồn nhân lựuc ra nước ngoaì học tập và về nước thực
hiện, ví dụ như các cá nhân trong nước có thể nhận công nghệ
va đầu tư sử dụng công nghệ này sản xuất, hoặc một số pháp
nhân sủ dụng công nghệ để sản xuất.Ví dụ như :
"Sản xuất rau an toàn bằng công nghệ cao không dùng đất - do
PGS.TS Hồ Hữu An (Trường ĐH Nông nghiệp I HN) làm chủ
nhiệm, đã được nghiệm thu. "Chỉ với bọt biển, hộp xốp, nước
dung dịch, mùn cưa và trấu - những nguyên liệu rẻ tiền có thể tìm
thấy ở bất cứ đâu - chỉ trong vòng 1 tháng bạn đã có một vườn rau
sạch ;
Trung tâm Năng suất Xanh đã hỗ trợ dự án trong việc chuyển
giao công nghệ sản xuất rau sạch bằng phương pháp canh tác tự
nhiên tại Thôn Hoàng long nằm ở phía bắc huyện Gia lâm, cách
trung tâm Hà nội 15km…
II.1.2. Tình hình áp dụng công nghệ sản xuất rau sạch ở Việt Nam
hiện nay
Nhiều địa phương đã tích cực triển khai các dự án, đề tài phát triển c ông
ngh ệ s ản xu ất rau sạch: Hà Nội có 3.756 ha rau an toàn (RAT) chiếm
44% diện tích trồng rau đáp ứng được 20% nhu cầu tiêu dùng. Diện tích an
toàn ở Vĩnh Phúc là 1.500 ha, ở Hà Tây gần 600 ha, thành phố Hồ Chí
Minh hơn 3.000 ha, Bà Rịa - Vũng Tàu có hàng trăm mô hình trồng thành
công rau an toàn và sẽ phát triển đến 1.000 ha trong những năm sắp đến.
Rau sạch cũng đang phát triển ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh,
Quảng Nam, An Giang... Ðáng mừng là đã có những chủ trương, kế hoạch

phát triển rau sạch của Nhà nước từ trung ương đến địa phương cũng như
sự hỗ trợ của quốc tế. Nhằm nâng cao chất lượng sản xuất và xây dựng mô
hình rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP do Cục Bảo vệ thực vật (BVTV),
Công ty cổ phần BVTV An Giang và Chi cục BVTV thành phố Hồ Chí
Minh phối hợp triển khai trong ba năm (2006- 2008) trên địa bàn 22 tỉnh
phía nam và sáu tỉnh phía bắc.
Thực tế "rau sạch":

×