Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Áp mã số thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.82 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................ 3
............................................................................................................. 3
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC ÁP MÃ SỐ THUẾ CHO HÀNG
HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM ....................................... 4
I.Khái quát chung ....................................................................................... 4
1.Lịch sử ra đời và phát triển ................................................................. 4
1.1.sự ra đời và mục tiêu của việc áp mã thuế cho hàng hóa xuất nhập
khẩu ..................................................................................................... 4
1.2.cách xác định và áp mã số thuế ...................................................... 5
2. Sự cần thiết phải áp dụng mã số thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu
tại Việt Nam ............................................................................................... 16
3.Cách đánh mã số thuế ở một số quốc gia ............................................. 18
3.1 Canada: ...................................................................................... 18
3.2 Mỹ: .............................................................................................. 18
PHẦN 2:THỰC TRẠNG ÁP MÃ SỐ THUẾ CHO HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM ................................................ 20
I.Quản lý áp mã số thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu ........................ 20
1. Tổ chức hệ thống quản lý – chức năng và nhiệm vụ ...................... 20
1.1 Hệ thống bộ máy quản lý ............................................................. 20
1.2 Chức năng và nhiệm vụ ................................................................ 20
2. Hệ thống văn bản pháp quy và phạm vi áp dụng ........................... 20
2.1 Phạm vi áp dụng .......................................................................... 20
2.2 Hệ thống văn bản pháp quy .......................................................... 21
II. Thực trạng hiện hành về áp mã số thuế hàng hóa tại Việt Nam ...... 23
1.Hệ thống mã số thuế hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam ...... 23
1
2. Những sai phạm trong việc áp mã số thuế cho hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Việt Nam .................................................................................. 25
3 Đánh giá thực trạng áp mã số thuế hàng hóa xuất nhập khẩu ở


Việt Nam ................................................................................................. 27
PHẦN 3H: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT
NAM VÀ NHỮNG THÁCH THỨC MỚI ĐỐI VỚI ÁP MÃ SỐ
THUẾ XNK CHO HÀNG HOÁ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ..... 29
I.Kinh tế Việt Nam thời kỳ hội nhập thương mại quốc tế ..................... 29
1.Những thuận lợi và thách thức ......................................................... 29
1.1 Những thuận lợi .......................................................................... 29
1.2.Những thách thức mới đối với áp mã số thuế XNK cho hàng hoá 29
II.Những biện pháp cần thiết trong việc áp mã thuế hàng hóa trong
thời kỳ hội nhập ......................................................................................... 30
1.Biện pháp áp dụng quản lý rủi ro ..................................................... 30
1.1 Biện pháp phòng ngừa rủi ro ....................................................... 30
1.2 Biện pháp phát hiện và ngăn chặn ............................................... 31
2. Biện pháp hành chính ....................................................................... 31
III. Điều kiện thực hiện ............................................................................. 31
1. Cơ sở pháp lý ..................................................................................... 31
2.Về thủ tục hải quan ............................................................................ 33
3.Về tổ chức bộ máy và cán bộ ............................................................. 34
4.Cơ sở vật chất ..................................................................................... 35
5.Công nghệ thông tin ........................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 37
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Thương mại là một trong
những mối quan tâm hàng đầu của một nền kinh tế quốc gia.Bên cạnh sự phát
triển mạnh mẽ của thương mại thì gian lận thương mại và buôn lậu cũng gia
tăng theo và ngày càng tinh vi hơn.Đồng thời các doanh nghiệp thì yêu cầu
tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu và chính phủ cũng đưa ra nhiều nghị định
thông tư nhằm cải cách hành chính và tuân thủ pháp luật.Chính vì điều này
mà cơ quan hải quan cũng phải điều chỉnh và đổi mới để nâng cao tính hiệu

quả các hoạt động của mình để phù hợp với xu thế hội nhập mới
Thuế là ngồn thu chủ yếu của nhân sách nhà nước.Trong đó thuế hàng
hóa xuất nhập khẩu đang là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp cũng
như cơ quan hải quan nhằm đảm bảo tính minh bạch tránh thất thu cho ngân
sách nhà nước cũng như giúp doanh nghiệp đơn giản hóa thủ tục hải quan
trong việc áp mã số thuế và biểu thuế.Vì vậy những yêu cầu đặt ra cho cơ
quan hải quan và các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp là xác định đúng và áp
mã số thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo công ước HS là hệ thống hài
hòa và mô tả mã hóa hàng hóa.Vì trong thời buổi hội nhập ngày nay càng có
nhiều hàng hoá đa dạng về chủng loại cùng với sự phát triển về công nghệ thì
hàng hoá cũng rất phong phú về bản chất nên việc phân loại và áp mã số thuế
hàng hoá là quan trọng.Đồng thời để thực hiện các cam kết quốc tế về đơn
giản và hài hoà thủ tục hải quan.
Chính vì vậy em chọn đề tài “Áp mã số thuế cho hàng hóa xuất nhập
khẩu ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” Nhằm mục đích giúp cho mọi
người hiểu rõ hơn về quy trình cách xác định mã số thuế và nêu ra thực trạng
và giải pháp cho công tác áp dụng và kiểm tra hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn !

3
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC ÁP MÃ SỐ THUẾ CHO
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
I.Khái quát chung
1.Lịch sử ra đời và phát triển
1.1.sự ra đời và mục tiêu của việc áp mã thuế cho hàng hóa xuất nhập
khẩu
Hệ thống phân loại hàng hóa ban đầu (cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) chỉ
gồm một số loại hàng hóa có xuất nhập khẩu,nên rất đơn giản.thời kỳ này
chưa có một danh mục chung dùng cho các nước mà mỗi nước sử dụng danh
mục hàng hóa của mình và thường được xếp theo thứ tự ABC của tên hàng

hóa
Khi kinh tế thế giới phát triển ,hàng hóa ngày càng nhiều và đa dạng
hoạt động thương mại quốc tế phát triển mạnh, rộng khắp hệ thống phân loại
theo thứ tự ABC không còn đáp ứng được nhu cầu phân loại hàng hóa xuất
nhập khẩu.lúc này một số nước chuyển sang hệ thống phân loại theo bản chất
hàng hóa.tuy nhiên, mỗi nước vẫn áp dungjmootj danh mục phân loại khác
nhau nên đã gây khó khăn cho việc giao lưu thương mại.để khắc phục nhược
điểm này,đảm bảo phân loại một cách chính xác, có hệ thống, thống nhất đối
với tất cả các nước áp dụng, một số nước đã thống nhất phải xây dựng một
danh mục để sử dụng chung.
Sau một thời gian, nhóm làm việc đã đệ trình một bản dự thảo danh mục
chung để các nước tham gia xem xét.Tới năm 1931, bản dự thảo danh mục
thống nhất đầu tiên được thông quavaf có tên là “ danh mục Generver”.Danh
mục này chia làm 21 phần , 86 chương.
Quá trình thực hiện danh mục một thời gian cho thấy danh mục chưa
thực sự khoa học; đồng thời không có quy định nguyên tác áp dụng và xử lý
4
tính tranh chấp phát sinh khi thực hiện danh mục ở các quốc gia thành viên.Vì
lý do trên, các nước đã thống nhất sửa đổi “Danh mục Generver “và ban hành
bản công ước để quy địnhthực hiện danh mục này
Ngày 15/12/1950 Công ước Brussels kèm theo một danh mục hàng hóa
ra đời có hiệu lực từ 11/9/1959.Ban đầu gọi là “Danh mục biểu thuế
Brussels”.Đến 1974 danh mục đổi tên thành danh mục hàng hóa của hội đồng
hợp tác hải quan (sau này là tổ chức hải quan thế giới – WCO ).
Từ đó về sau, bản danh mục này thường xuyên được sửa đổi theo hướng
đảm bảo ngày càng thống nhất, hài hòa hóa danh mục biểu thuế quốc gia…
Năm 1983, WCO đã ban hành công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và
mã hóa hàng hóa (công ước HS).
1.2.cách xác định và áp mã số thuế
1.2.1 Danh mục HS

Theo điều 1 của công ước HS, “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa”
hay “Hệ thống hài hòa” hay danh mục HS bao gồm nhóm , phân nhóm, các
mã số học của chúng, chú giải phần, chú giải chương, nhóm và các quy tác
tổng quát giải thích phân loại hàng hóa theo HS
Các quy tắc chung giải thích hệ thông hài hòa (General interpretation
Rules/ GIR (6 quy tắc)).Đây là nhưng nhuyên tắc quan trọng luôn được tham
chiếu và vận dụng trong quá trình phân loại hàng hóa.
Chú giải phần, chương, phân nhóm (Còn gọi là chú giải pháp lý(legal
notes)).Các chú giải này luôn được tham chiếu trong quá trình phân loại
hoàng hóa;và
Nhóm hàng; phân nhóm hàng và mã số học của chúng(các mã 4 số, mã 6
số)
5
-Các quy tắc chung giả thích hệ thống hài hòa được trình bày đầy đủ ở
phần đầu tiên của danh mục.Trong quá trình phân loại nhất thiết phải tham
chiếu và vận dụng các nguyên tắc này.
-Các chú giải phần, chương, phân nhóm được xem là các chú giải pháp
lý của danh mục HS và được trình bày ở đầu của mỗi phần, chương liên quan
tương ứng.Các chú giải này cũng phải luôn luôn được tham chiếu trong quá
trình phân loại hàng hóa theo HS
Theo sau các chú giải phần,chương, phân nhóm là các nhóm hàng, phân
nhóm hàng và mã số học của chúng tương ứng với từng phần, chương mà
chúng trực thuộc.
Nội dung
Nội dung mô tả chi tiết trong danh mục cũng đi từ cấp độ mô tả bao quát
đến cấp đọ mô tả chi tiết.Tên phần cấp dộ mô tả rộng nhất và tên phân nhóm
mô tả cấp độ chi tiết nhất cụ thể nhất.
Ví dụ:
Phần 1 :động vật sống, sản phẩm động vật
Chương1:Động vật sống

Nhóm 01.04:Cừu và dê sống
Phân nhóm 0104.10:Cừu
Cách đánh số
Số thứ tự của phần được thể hiện bằng chữ số la mã, số của chương,
nhóm, phân nhóm được thể hiện bằng chữ số arập.
Về cấu trúc mã số nhóm hàng:Nhóm hàng được đại diện bằng 4 chữ số,
khi đứng độc lập, mã số nhóm hàng được ngăn làm 2 phần chính giữa bằng
dấu chấm:XX.XX
6
+Hai chữ số đầu chỉ định tới số chương mà nhóm đó trực thuộc(VD
nhóm 14.01:thuộc chương 14)
+chữ số thứ 3 và thứ 4 chỉ định tới vị trí của nhóm hàng trong
chương(VD 14.01:nhóm hàng thứ 1 của chương 14)
Cách xây dựng hệ thống số học này được tuân thủ trong toàn bộ danh
mục
-Về cấu trúc mã số phân nhóm hàng:một số nhóm hàng có thể được chia
thành 2 hay nhiều phân nhóm hàng, được thể hiện theo mã số 6 sô
́:XXXX.XX, trong đó
+4 số đầuu là mã số nhóm hàng
+chữ số thứ 5 và thứ 6 là 2 số bổ sung này theo một quy tắc cụ thể:
*Mỗi phân nhóm hàng có thể được thể hiện cùng với một gạch hoặc 2
gạch, thống nhất với việc quy định 2 mã số bổ sung.Trường hợp một nhóm
hàng nào đó không phải chia nhỏ nữa,2 chữ số bổ sung được đại iện bằng 2
chữ số 0:XXXX.00
Khi diễn đạt mã số của phân nhóm hàng (6 số, mã số phân loại đày đủ)
dấu chấm (.) được sử dụng để phân cách giữa 4 chữ số đầu tiên với 2 con số
bổ sung (vd: 2804.10).
Vai trò của dấu phân cách sử dụng trong HS
Có 4 loại dấu phân cách được sử dụng để mô tả hàng hóa
1.Dấu phẩy (,):phân tách từng mặt hàng trong một loại mặt hàng được

liệt kê trong mô tả hàng hóa hoặc các tiêu chí được mô tả sử dụng
VD:01.01 Trâu, bò sống
2.Dấu chấm phẩy (;) Thể hiện sự ngắt câu đầy đủ, phân tách các mặt
hàng trong đoạn mô tả hoạc thành các phần độc lập với nhau.
7
3.Dấu hai chấm (:) Cho biết là sẽ có một danh sách các mặt hàng liệt kê
ngay sau dó hoặc sẽ có sự phân chia thành các phần nhóm hàng tiếp theo.
52.04 Chỉ khâu làm từ bông, đã hoặc chưa đóng gói bán lẻ.
-Chưa đóng gói bán lẻ:
5204.11 --có tỷ trọng bông từ 85% trở lên
5204.19 --loại khác bán lẻ cộng hòa
5204.20 -đã đóng gói để bán lẻ
4.Dấu chấm(.): Thể hiện sự kết thúc của một câu/đoạn của một nhóm
hàng
VD:42.03 Hàng may mặc và đò phụ trợ quần áo bằng da thuộc hoặc
bằng da tổng hợp.
Các chú giảu pháp lý (chú giải bắt buộc)
Các chú giải pháp lý được đưa ra có chức năng giải thích, khái niện các
phạm vi, giới hạn cụ thể của từng phần, chương, nhóm hàng và các phân
nhóm hàng.
Các chú giải phần, chương nhằm xác định phạm vi của từng phần,
chương và nhóm hàng (tới 4 số)
Các chú giải phân nhóm để làm rõ hơn các diễn giải của phân nhóm
Các chú giải này mang tính bắt buộc khi áp dụng phân loại hàng hóa
thoe HS.Có 4 loại chú giải pháp lý gồm:
Chú giải ngoại trừ: Giới hạn phạm vi của phần, chương, nhóm và phân
nhóm
Chú giải định nghĩa:Khái niệm phạm vi của các từ, nhóm từ hay các diễn
đạt khác
8

Chú giải định hướng:Định hướng hay chỉ đẫn để làm thế nào phân loại
một hàng hóa cụ thể
Chú giải bao gồm:Bao trùm một danh sách không giới hạn các ví dụ
hàng hóa điển hình được phân loại vào một nhóm cụ thể
9
Quy trình xác định và áp mã số thuế
Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở
danh mục hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của tổ chức hải quan
thế giới ( HS ) phiên bản 2002 và được chi tiết ở cấp mã tối thiểu 8 chữ số.
Các nguyên tắc phân loại hàng hóa được áp dụng phân loại hàng hóa
theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi,
biểu thuế xuất khẩu và các danh mục hàng hóa được hưởng thuế xuất ưu đãi
đực biệt mà Việt nam đã cam kết với các nước hoặc các tổ chức quốc tế.
Các quy định về phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng
trong lĩnh vực hải quan (phân loại trước, trong quá trình làm thủ tục và kiểm
tra sau thông quan), thuế, thống kê thương mại và các lĩnh vực quản lý nhà
nước khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Nguyên tắc phân loại
* Nguyên tắc chung
* Khi phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân thủ:
- Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi; Biểu thuế xuất khẩu.
- 6 Quy tắc tổng quát của Công ước HS;
- Chú giải bắt buộc của Công ước HS;
- Tham khảo chú giải bổ sung Danh mục thuế quan hài hòa Asean
(AHTN) và Chú giải chi tiết Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá
(HS).
* Căn cứ phân loại
* Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể của hàng hoá mà dựa vào một hay
nhiều căn cứ dưới đây để phân loại:

10
- Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Biểu thuế nhập
khẩu; Biểu thuế xuất khẩu.
- Thực tế hàng hoá;
- Tài liệu kỹ thuật, mô tả chi tiết hàng hoá, catalogue minh hoạ hàng hoá;
- Kết quả phân tích, giám định hàng hoá.
* Quy định riêng đối với một số hàng hoá nhập khẩu cụ thể
* Phân loại thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ
Hàng hoá nhập khẩu là một tập hợp các máy móc thuộc các nhóm, phân
nhóm hàng của các Chương 84, 85, 86, 88, 89, 90 của Biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi hiện hành được áp dụng nguyên tắc phân loại theo máy chính để tính thuế
nhập khẩu.
Đối với lô hàng thiết bị toàn bộ gồm nhiều tập hợp máy móc, dây chuyền
khác nhau, trong đó mỗi tập hợp dây chuyền có một máy chính thì phân loại
lô hàng nhập khẩu thành từng nhóm các máy móc thiết bị tương ứng với từng
dây chuyền để tính thuế theo nguyên tắc trên.
Trường hợp máy chính có mức thuế nhập khẩu cao hơn các máy móc
thiết bị khác thì các doanh nghiệp được lựa chọn việc áp dụng cách phân loại
theo máy chính hoặc phân loại theo từng máy.
Nếu lô hàng thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ nhập bao gồm cả vật tư,
nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô thì không áp dụng
nguyên tắc phân loại theo máy chính đối với vật tư, nguyên liệu, vật liệu, phụ
liệu, nhiên liệu, nhà xưởng, ô tô.
Thiết bị toàn bộ, đồng bộ được nhập khẩu từ một hoặc nhiều thị trường
khác nhau, có xuất xứ từ một hoặc nhiều nước, nhập về cùng hoặc không
cùng chuyến, phải tạo thành tổ hợp hoặc dây chuyền hoạt động đồng bộ. Thiết
bị có thể vừa được nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước nhưng
11
phải đáp ứng 3 điều kiện: máy chính phải được nhập khẩu; tập hợp các máy
móc, thiết bị vừa nhập khẩu vừa tự sản xuất hoặc mua trong nước phải tạo

thành tổ hợp hoặc dây chuyền hoạt động đồng bộ; đối tượng sử dụng máy
móc phải tự kê khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai này.
Hồ sơ phải nộp: xuất trình bản chính luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc
Dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ghi rõ tên máy móc thiết
bị nhập khẩu, sản xuất hoặc mua trong nước; nộp bản chính văn bản xác nhận
của cơ quan quản lý chuyên ngành về máy chính của lô hàng; nộp bản chính
hợp đồng nhập khẩu, bảng kê chi tiết hàng hoá và các chứng từ khác (nếu có).
* Phân loại linh kiện rời mặt hàng cơ khí, điện, điện tử
Bộ linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ để lắp ráp các mặt hàng cơ
khí, điện, điện tử (các chi tiết linh kiện rời có thể là những sản phẩm đã hoàn
thiện nhưng chưa được lắp ráp hoặc chưa phải là sản phẩm hoàn thiện nhưng
đã có đặc trưng cơ bản của thành phẩm để lắp ráp với nhau bằng các phương
tiện lắp ráp đơn giản như vít, bu lông, ê cu hoặc có thể bằng đinh tán hoặc
hàn), thực hiện phân loại theo nguyên tắc sau đây:
- Trường hợp nhập khẩu các chi tiết, linh kiện rời đồng bộ, phân loại vào
nhóm/ phân nhóm/ mã số và mức thuế suất quy định cho mặt hàng nguyên
chiếc.
- Trường hợp nhập khẩu các chi tiết, linh kiện rời không đồng bộ, phân
loại theo từng nhóm/phân nhóm/mã số và mức thuế suất quy định cho từng
chi tiết, linh kiện.
* Phân loại bộ linh kiện nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá
Đối với bộ linh kiện không đồng bộ mà doanh nghiệp đăng ký thực hiện
chính sách ưu đãi thuế theo tỷ lệ nội địa hoá, khi nhập khẩu sẽ được áp dụng
chung một mức thuế suất ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá cho toàn bộ danh mục
chi tiết linh kiện nhập khẩu.
12
Sáu quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu
Việt nam. Trong đó các quy tắc này được áp dụng theo trình tự 5 quy tắc đầu
tiên lien quan đén phân loại hàng hóa ở cấp độ 4 số, trong đó quy tắc 5 áp
dụng cho trường hợp riêng là phân loại bao bì.Quy tắc 6 liên quan đến phân

loại ở cấp độ nhóm
Quy tắc 1: Tên của các phần, của chương hoặc của phân chương được
chia ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu.Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại
hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải
của các phần, chương lien quan và theo các quy tắc dưới đây nếu các nhóm
hoặc các chú giải không có yêu cầu nào khác.
Quy tắc này quy định việc phân loại hàng hóa được xác định theo một
nội dung của nhóm hàng và bất cứ chú giải nào của phần hoặc chương nào
lien quan và các quy tắc 2,3,4 nếu không có yêu cầu nào khác.
Nội dung đầu tiên của quy tắc 1 là tên của phần, chương nhằm mục đích
dễ tra cứu.
Khi phân loại một mặt hàng, nhờ tên phần, chương mà ta có thể định
hình ngay mặt hàng đó thuộc phần nào, chương nào.Ví dụ phân loại tranh
gốm ta có thể định hình ngay tranh gốm có thể thuộc chương 69 là sảm phẩm
làm bằng gốm.Tuy nhiên, không thể phân loại ngay vào chương 69 mà lúc đó
phải đọc chú giải phần, chương xem có loại trừ hay có quy định khác không,
trong trường hợp này ta thấy phân loại vào chương 97 .
Nhiều hang hóa có thể được phân loại ngay trong danh mục do nội dung
của nhóm mô tả cụ thể, chính xác hàng hóa đó hoặc chú giải phần chương đã
nêu cụ thể mặt hàng phân loại được đặt trong nhóm cụ thể của danh mục.
Quy tắc 2:
Quy tắc 2 (a) : Một mặt hàng được phân loại trong một nhóm hàng, thì
những mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã
13
có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện cũng thuộc
nhóm đó. Cũng phân loại như vậy đối với hàng hóa hoàn chỉnh hay hoàn
thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn
thiện nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.
Quy tắc 2 (b) : Nếu một nguyên liệu, một chất được phân loại trong
nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với

những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn
bộ bằng một nguyên liệu hay một chất, hoặc làm bằng một phần bằng nguyên
liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng
hóa làm bằng hai nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo quy tắc 3.
Quy tắc 3:
Quy tắc 3 (a): Khi áp dụng quy tắc 2(b) hoặc vì bất cứ lý do nào khác,
hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm thì sẽ phân loại
như sau:
Hàng hóa được phân loại vào nhóm có mô tả cụ thể, mang tính đặc trưng
cơ bản nhất sẽ phù hợp hơn xếp vào nhóm mô tả khái quát. Tuy nhiên, khi hai
hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu
hoặc chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan
đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được
đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng
ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm
đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó.
Quy tắc 3 (b): Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên kiệu
khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác
nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo
quy tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc
tính cơ bản của chúng.
14

×