Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Hợp tác khai khác dầu khí giữa việt nam và ấn độ ở biển đông từ năm 1988 đến năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 67 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
======

TỪ MAI NHÀN

HỢP TÁC KHAI THÁC DẦU KHÍ GIỮA
VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ Ở BIỂN ĐÔNG
TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2017
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: ― Hợp tác khai khác dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Độ ở Biển Đông
từ năm 1988 đến năm 2017‖ là nội dung tôi chọn làm khóa luận tốt nghiệp sau
bốn năm theo học chƣơng trình đại học chuyên ngành Sƣ phạm Lịch Sử tại
trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2.
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Tuyết
Nhung, thuộc khoa Lịch Sử trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp
hƣớng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thiện
khóa luận tốt nghiệp này. Và xin gửi thêm lời cảm ơn nữa đến các thầy cô
trong khoa Lịch Sử, đặc biệt là trong tổ Lịch sử thế giới đã đóng góp những ý
kiến quý báu cho bài khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế nên sự


thiếu sót trong đề tài là điều khó tránh khỏi. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Từ Mai Nhàn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TERI

Viện nghiên cứu năng lƣợng Tata

ONGC

Oil and Natural Gas Corporation Limited- Tập
đoàn dầu khí Ấn Độ

OVL

Công ty dầu khí Quốc tế (ONGC Videsh Ltd)

PVN

Tập đoàn dầu khí Việt Nam

Condensate

Là hỗn hợp hydrocarbon lỏng đƣợc tách từ

khí đồng hành hoặc khí thiên nhiên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................2
3.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................3
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................4
6. Đóng góp của đề tài...........................................................................................5
7. Bố cục của đề tài ...............................................................................................5
NỘI DUNG ...........................................................................................................6
CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HỢP TÁC
KHAI THÁC DẦU KHÍ GIỮA ẤN ĐỘ VÀ VIỆT NAM ...................................6
1.Tài nguyên dầu khí Việt Nam ............................................................................6
1.1Phân bố trữ lƣợng dầu khí ................................................................................6
1.2Kết quả thăm dò dầu khí ................................................................................10
2.Nhu cầu hợp tác dầu khí của Ấn Độ và Việt Nam...........................................11
2.1 Nhu cầu của Ấn Độ .......................................................................................11
2.2Nhu cầu của Việt Nam ...................................................................................19
3.Những tác động của Trung Quốc đến việc hợp tác khai thác dầu khí giữa
Việt Nam và Ấn Độ.............................................................................................22
CHƢƠNG 2: HỢP TÁC KHAI THÁC DẦU KHÍ GIỮA VIỆT NAM VÀ
ẤN ĐỘ (1988 – 2017).........................................................................................30
1.Hợp tác trong Khai thác dầu khí ......................................................................30
2.Hợp tác trong xuất, nhập khẩu dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Độ ...................39
2.1Trƣớc năm 2000 .............................................................................................39
2.2Sau năm 2000 .................................................................................................39



3.Tác động của việc hợp tác dầu khí đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam
và Ấn Độ .............................................................................................................44
3.1Tác động đến sự phát triển kinh tế Việt Nam ................................................44
3.2 Tác động đến sự phát triển kinh tế Ấn Độ ....................................................50
3.3Tác động đến mối quan hệ giữa hai nƣớc. .....................................................53
3.4Một số hạn chế và thách thức.........................................................................54
4Định hƣớng để quan hệ hợp tác dầu khí Việt Nam – Ấn Độ phát triển trong
tƣơng lai...............................................................................................................55
KẾT LUẬN .........................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................59


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Cùng là hai quốc gia nằm trong khu vực Châu Á, Việt Nam và Ấn Độ có

rất nhiều nét tƣơng đồng, mặt khác cũng có những đặc trƣng riêng. Ấn Độ
không chỉ đƣợc biết đến là một quốc gia rộng lớn và đông dân nhất trên thế giới
mà còn đƣợc biết đến với nền văn minh đồ sộ và nền kinh tế cực kì phát triển.
không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, Ấn Độ còn đang nỗ lực tìm kiếm và nâng cao
vai trò quốc tế của mình. Còn Việt Nam cũng là quốc gia giữ vai trò quan trọng
ở Đông Nam Á, có dân số đứng thứ hai trong khu vực ASEAN.
Hai nƣớc Ấn Độ - Việt Nam có quan hệ hợp tác, đoàn kết và hữu nghị
đặc biệt dựa trên nền tảng do hai nhà lãnh đạo kiệt xuất là chủ tịch Hồ Chí
Minh và thủ tƣớng Nehru đã thiết lập trong hơn năm mƣơi năm qua. Mối quan
hệ truyền thống đoàn kết, gắn bó của hai nƣớc đƣợc bắt nguồn từ trong lịch sử,
trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vào thời cận đại, cũng giống với

các nƣớc Phƣơng Đông khác, Việt Nam và Ấn Độ đều bị thực dân Phƣơng Tây
xâm chiếm. Do hoàn cảnh giống nhau hai nƣớc đã cảm thông, ủng hộ và giúp
đỡ nhau trong công cuộc giành độc lập dân tộc, dựng nƣớc và giữ nƣớc sau
này.
Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh Việt Nam và Ấn Độ đã có những định
hƣớng phát triển đất nƣớc cho phù hợp. Chính phủ Việt Nam đặc biệt chú trọng
đến quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Ấn Độ. Về phía
Ấn Độ cuối những năm tám mƣơi, đầu những năm chín mƣơi nền kinh tế rơi
vào khủng hoảng nghiêm trọng vì thế chính phủ Ấn Độ đã thực hiện bƣớc
chuyển biến lớn trong phát triển kinh tế, tiến hành cải cách nền kinh tế toàn
diện. Tăng cƣờng hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Việt
Nam, đặc biệt hợp tác trong phát triển kinh tế. Chính sách Hành động phía
Đông của Ấn Độ cùng quá trình tham gia sâu rộng của Việt Nam vào khu vực

1


đã đem lại nhiều kết quả hợp tác hơn giữa hai quốc gia này. Trong sự hợp tác
kinh tế, hợp tác khai thác dầu khí đƣợc coi là ngành mũi nhọn. Ấn Độ thu đƣợc
nhiều lợi ích trong việc khai thác dầu và khí đốt trong khu vực và đã tiến hành
kinh doanh năng lƣợng với Việt Nam từ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, cụ thể
là từ năm 1988 hai nƣớc đã bƣớc đầu hợp tác ngành công nghiệp này. Từ
những điều trình bày ở trên tôi đã chọn đề tài: Hợp tác khai khác dầu khí giữa
Việt Nam và Ấn Độ ở Biển Đông từ năm 1988 đến năm 2017 làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trƣớc đến nay, việc hợp tác khai thác dầu khí giữa Ấn Độ và Việt


Nam cũng đƣợc một số nhà nghiên cứu quan tâm. Sau đây tôi xin điểm qua một
số công trình:
+ Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh: Ký yếu hội thảo khoa học
quốc tế, Việt Nam- Ấn Độ 45 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến
lươc, nxb Lý luận chính trị, 2017. Công trình này đánh dấu kỷ niệm 45 năm
ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ đối tác chiến lƣợc Ấn Độ Việt Nam (7/2007-7/2017) và đã đƣợc nâng lên thành đối tác chiến lƣợc toàn
diện trong năm 2016. Khái quát tình hữu nghị, hợp tác trên nhiều mặt giữa Ấn
Độ và Việt Nam trong suốt 45 năm qua và định hƣớng trong tƣơng lai hai nƣớc
cần đẩy mạnh hợp tác toàn diện hơn nữa, đặc biệt ngành trong ngành năng
lƣợng hai quốc gia đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực dầu khí.
+ Trần Nam Tiến( chủ biên), Ấn Độ và Đông Nam Á trong bối cảnh kinh tế
mới, Nxb Văn hóa nghệ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, 2016. Công trình này
đƣợc thực hiện với sự hợp tác của nhiều tác giả trong đó PGS – TS Trần Nam
Tiến là ngƣời chủ biên nội dung của cuốn sách này làm rõ một số vấn đề nhƣ:
Nghiên cứu và đánh giá về quan hệ của Ấn Độ với khu vực châu Á - Thái Bình
Dƣơng trong những năm đầu thế kỷ 21; về mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đông

2


Nam Á trong quá khứ và hiện tại; phân tích những lợi và sự liên quan của Ấn
Độ với Biển Đông; thành tựu và triển vọng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.
+ Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh: Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc
tế, Việt Nam- Ấn Độ: Bối cảnh mới tầm nhìn mới, Nxb Lý luận chính trị, 2016.
Cuốn sách này giới thiệu các bài viết về mối quan hệ Việt Nam Ấn Độ trong
bối cảnh hiện nay, nhìn lại các dấu mốc quan trọng trong quan hệ hữu nghị giữa
Ấn Độ và Việt Nam, vai trò của Ấn Độ trong khu vực Đông Nam Á, những
chính sách và quan hệ hợp tác về kinh tế - ngoại giao - chính trị - quốc phòng công nghiệp - thƣơng mại của hai nƣớc trong thời gian vừa qua.
3.


Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về sự hợp tác khai thác

dầu khí giữa Ấn Độ và Việt Nam ở Biên Đông và tác động của việc hợp tác đó
đến nền kinh tế của Việt Nam và Ấn Độ.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: khai thác dầu khí ở Biển Đông
Về thời gian: từ năm 1988 công ty dầu khí Quốc tế OVL thành lập văn phòng
đại diện tại Việt Nam và đƣợc cấp phép khai thác dầu khí ở Việt Nam tại lô 6.1
và đến năm 2017 kỉ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến
lƣợc Việt Nam- Ấn Độ.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ hợp tác khai thác dầu khí giữa Ấn Độ và Việt nam từ năm 1988 đến
năm 2017
- Làm rõ những tác động của việc hợp tác khai thác dầu khí đến hai nƣớc.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Với những đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu đó, nhiệm vụ đặt ra cho đề tài

là phải làm sáng tỏ những vấn đề sau:

3


+ Tài nguyên dầu khí của Việt Nam và kết quả thăm dò khai thác về dầu
khí trên biển Đông
+ Vấn đề hợp tác trong khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Ấn độ trên
Biển Đông qua các thời kì

+ Định hƣớng mở rộng hợp tác khai thác dầu khí trong tƣơng lai
+ Tác động của hoạt động khai thác dầu khí giữa Ấn Độ và Việt Nam
đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam
- Đề xuất đƣợc các phƣơng hƣớng hợp tác trong tƣơng lai trong lĩnh vực
khai thác dầu khí giữa 2 nƣớc Việt Nam và Ấn Độ trên Biển Đông.
- Đƣa ra cái nhìn toàn diện và hệ thống hơn về quan hệ hợp tác giữa 2
nƣớc.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu
- Các văn kiện, tài liệu, Kỷ yếu của các hội thảo khoa học quốc tế, Việt
Nam về sự hợp tác của Việt Nam, Ấn Độ.
- nghiên cứu dựa trên nhiều nguồn tài liệu, đặc biệt là các công trình có
giá trị của các học giả trong nƣớc và thế giới. Là nguồn tham khảo cần thiết,
quan trọng giúp cho đề tài thêm tính xác thực, các bài báo hàng ngày, tạp chí,..
- Tài liệu internet,…
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic, phƣơng
pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế để nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa hai
nƣớc trong các giai đoạn và rút ra nhận xét khái quát.
- Ngoài ra còn dùng một số phƣơng pháp khác nhƣ thống kê, phân tích,
tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, lấy dẫn chứng từ đó đƣa ra kết luận đúng đắn
nhất về toàn cảnh của vấn đề cần nghiên cứu.

4


6. Đóng góp của đề tài
-

Về mặt lý luận

+ Góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực khai thác dầu

khí giữa Việt Nam và Ấn Độ trong giai đoạn 1988 – 2017
+ Góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho việc xây dựng chính sách hợp tác
phát triển chung trong lĩnh vực dầu khí nói riêng và lĩnh vực kinh tế nói chung
giữa Việt Nam và Ấn Độ.
+ Đƣa ra một số giải pháp và định hƣớng trong tƣơng lai nhằm nâng cao
hiệu quả quá trình hợp tác song phƣơng giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh
vực khai thác dầu khí trên Biển Đông.
-

Về mặt thực tiễn
+ Góp phần nhƣ một khuyến nghị để nâng cao hơn nữa khả năng hợp tác

toàn diện và mở rộng trong lĩnh vực dầu khí và phát triển kinh tế.
+ Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu tham khảo cho quá trình nghiên
cứu, học tập liên quan đến các lĩnh vực lịch sử, kinh tế,…
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài gồm hai
chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về tài nguyên dầu khí Việt Nam ở biển đông
Chƣơng 2: Hợp tác khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Độ

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HỢP TÁC
KHAI THÁC DẦU KHÍ GIỮA ẤN ĐỘ VÀ VIỆT NAM
1.1


Tài nguyên dầu khí của Việt Nam

1.1.1 Phân bố trữ lƣợng dầu khí
Từ xa xƣa, con ngƣời đã phát hiện dầu là loại nguyên liệu hữu ích phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt và chiến tranh.Tuy nhiên, khi đó dầu xuất hiện rất ít,
chỉ có ít ở ao hồ hay vùng trũng nhỏ khan hiếm. Đến sau công nguyên, con
ngƣời biết sử dụng công cụ lao động để đào những hố sâu hơn để lấy dầu phục
vụ sinh hoạt. Thế kỉ 19, 20 nền công nghiệp ngày càng phát triển cao tạo ra
những điều kiện vô cùng thuận lợi cho con ngƣời có thể dùng máy móc khoan
từ vài trăm mét đến vài nghìn mét để lấy đƣợc dầu khí.
Hiện nay, các mỏ dầu khí gần mặt đất hầu nhƣ không còn nữa, các mỏ
dầu khí cũng phân bố rải rác không tập trung gây khó khăn hơn trong việc thăm
dò và khai thác dầu khí, đòi hỏi phải có kĩ thật, máy móc hiện đại trong ngành
công nghiệp này.
Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí tại Việt Nam đƣợc thực hiện bắt
đầu từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc, tuy nhiên chỉ thực sự đƣợc triển khai
mạnh vào năm 1975 khi tổng cục dầu mỏ và khí đốt đƣợc thành lập. Sau 3 thập
kỉ xây dựng, đi vào hoạt động và phát triển tổng cục dầu khí Việt Nam đã có
những bƣớc phát triển vƣợt bậc, ngày 29/12/1987 luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại
Việt Nam đƣợc ban hành đã thu hút đƣợc rất nhiều công ty lớn trên thế giới
tham gia vào việc thăm dò dầu khí tại Việt Nam, với số vốn lên tới 7 tỉ USD tại
thời điểm đó và số vốn vẫn không ngừng đƣợc tăng lên. Phát hiện thêm nhiều
mỏ dầu khí mới có sản lƣợng khai thác vô cùng lớn đảm bảo an ninh năng
lƣợng Quốc gia, góp phần đƣa đất nƣớc thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế

6


cuối thập niên 80 của thế kỉ 20 và đƣa Việt Nam vào danh sách những nƣớc

xuất khẩu dầu trên thế giới.
Từ hợp đồng PSC( hợp đồng chia sản phẩm- Production Sharing
Contract) đầu tiên đƣợc kí vào năm 1978 cho đến năm 2004 đã có 50 hợp đồng
dầu khí đƣợc kí, trong đó chủ yếu là các hợp đồng ở vùng thềm lục địa đến
200m nƣớc, 1 hợp đồng ở đất liền và 1 hợp đồng ở vùng nƣớc sâu [ 2; Tr.39].
Ở nƣớc ta, dầu và khí đốt đã đƣợc phát hiện dƣới độ sâu hơn 1000 mét
trong lòng đất vào những năm 70 của thế kỷ trƣớc nhờ vào các giếng khoan.
Đầu tiên là khí đốt đƣợc khai thác ở mỏ Tiền Hải C(Thái Bình) vào năm
1981.Đến năm1986, dầu cũng đƣợc khai thác ở mỏ Bạch Hổ, nằm ngoài khơi,
cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km về phía Đông Nam. Về vị trí địa chất
thì mỏ khí Tiền Hải C thuộc phần đất liền của bể trầm tích Sông Hồng, còn mỏ
dầu Bạch Hổ thuộc phần ngoài biển của bể trầm tích Cửu Long.
Sau hơn 40 năm triển khai các hoạt động tìm kiếm thăm dò, đến nay
chúng ta đã tìm thấy đƣợc 8 bể trầm tích dầu khí có tuổi Cenozoic (Thời kì Đại
Tân Sinh) ở thềm lục địa và trong vùng biển của Việt Nam. Kết quả tìm kiếm
thăm dò đã xác định đƣợc các bể trầm tích có triển vọng về dầu khí nhƣ: Cửu
Long, Sông Hồng, Malay- thổ Chu, Tƣ Chính- Vũng Mây, Nam Côn Sơn, Phú
Khánh, bể Trƣờng Sa và bể Hoàng Sa. Trong đó các bể Sông Hồng, Nam Côn
Sơn, Malay- Thổ Chu, Cửu Long đã và đang trong quá trình thăm dò khai thác
dầu khí. Do các bể trầm tích này có lịch sử hình thành và phát triển khác nhau
nên chúng có đặc điểm địa tầng, cấu trúc cũng nhƣ hệ thống dầu khí khác nhau,
vì thế tiềm năng dầu khí của mỗi bể cũng là khác nhau.

7


Hình 1.1: Bản đồ phân bố các mỏ dầu khí ở Việt Nam

8



Bể Sông Hồng có diện tích khoảng 110.000 km2, bao gồm toàn bộ vùng
lãnh hải từ Móng Cái đến Quảng Ngãi và cả phần đất liền đồng bằng Bắc Bộ
của các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dƣơng và Hƣng Yên. Bể
Sông Hồng thì chủ yếu là các phát hiện về khí. Mỏ khí đầu tiên đƣợc phát hiện
là mỏ Tiền Hải C (Thái Bình) và đƣợc đƣa vào khai thác từ năm 1981, trở
thành biểu tƣợng ngọn lửa của Ngành Công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Hoạt
động tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở đây đƣợc thực hiện từ những năm 60 của
thế kỷ trƣớc nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ đất nƣớc Liên Xô. Bể
Sông Hồng đƣợc xếp thứ 3 về tiềm năng dầu khí đứng sau bể Cửu Long và
Nam Côn Sơn.
Bể Cửu Long có diện tích khoảng 36.000km2, nằm dọc bờ biển Vũng
Tàu và Bình Thuận. Bể Cửu Long chủ yếu là phát hiện dầu, công tác tìm kiếm
thăm dò dầu khí ở đây đƣợc thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc. Bể
Cửu Long là bể chứa dầu chủ yếu trên thềm lục địa Việt Nam, bể chiếm tới
80% tổng sản lƣợng khai thác dầu khí của nƣớc ta.
Bể Nam Côn Sơn có diện tích khoảng 100.000 km2 nằm ở vùng Đông
Nam thềm lục địa Việt Nam. Tại đây đã có phát hiện cả về dầu và khí( phát
hiện khí cao hơn), hoạt động tìm kiếm thăm dò ở đây đƣợc tiến hành từ những
năm 70 của thế kỷ trƣớc. Sản lƣợng khai thác dầu khí hàng năm của bể Nam
Côn Sơn đƣợc đánh giá đứng thứ 2 sau bể Cửu Long [18]
- Các mỏ dầu khí lớn tiêu biểu đƣợc khai thác hiện nay bao gồm:
Có 5 mỏ lớn đang khai thác đó là Bạch Hổ, Rạng Đông, Rồng, Hồng
Ngọc và Sƣ Tử Đen thuộc bể Cửu Long, 2 mỏ đang khai thác là mỏ khí Lan
Tây- Lan Đỏ và mỏ dầu Đại Hùng thuộc bể Nam Côn Sơn. Tại bể sông Hồng
ngoài mỏ Tiền Hải C là mỏ khí lớn thì còn một số mỏ khác đang trong quá trình
khai thác nhƣ Đông Quan D, B10, Hồng Long, Hoàng Long, Yên Tử, Hàm

9



Rồng…tại bể Malay- Thổ Chu các mỏ Bunga Kekwa- Cái nƣớc, Kim Long, Ác
Quỷ, Sông Đốc- Năm Căn ở giữa Việt Nam và Malaixia đang đƣợc khai thác
- Các mỏ dầu khí chƣa khai thác, đang trong quá trình thăm dò và
phát triển nhƣ:
Mỏ Sƣ Tử Trắng, Sƣ Tử Vàng, Sƣ Tử Nâu, Hải Sƣ trắng, Tê Giác Trắng,
Hồng Ngọc, Kình Ngƣ Trắng, Rạng Đông thuộc bể Cửu Long đang chuẩn bị
phát triển. Mỏ Rồng Đôi- Rồng Đôi Tây, Hải Thạch, Chim Sáo, Gấu Chúa, Cá
Rồng Đỏ, Dừa, Mộc Tinh, Thiên Ƣng, Kim Cƣơng Tây, Đại Nguyệt cũng có
tiềm thuộc bể Nam Côn Sơn cũng có tiềm năng phát triển dầu khí.
1.1.2 Kết quả thăm dò dầu khí
Tính đến năm 2004 nƣớc ta đã có hơn 70 mỏ dầu khí đƣợc phát hiện
nhƣng trong số đó chỉ 51 mỏ đƣợc đƣa ra đánh giá và thống kê trữ lƣợng.
Trong đó, 27 mỏ dầu khí phân bố ở các bể Sông Hồng, Cửu Long, Malay- thổ
Chu, Nam côn Sơn. Còn 24 mỏ dầu khí chủ yếu ở bể Cửu Long. Trữ lƣợng phát
hiện chủ yếu ở vùng lãnh hải và thềm lục địa đến 200m nƣớc, chỉ có 2 mỏ dầu
khí đƣợc tìm thấy ở đất liền.
Trữ lƣợng dầu khí gia tăng hàng năm, tăng nhanh hơn từ khi có luật đầu
tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam và nhất là khi nhà nƣớc Việt Nam ban hành luật
khí năm 1993 để bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
dầu khí nhằm phát triển kinh tế trong nƣớc, mở rộng hợp tác kinh tế với nƣớc
ngoài. Luật khí năm 1993 quy định về các hoạt động tìm kiếm thăm dò và hoạt
động khai thác dầu khí trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, vùng đặc quyền kinh
tế và vùng thềm lục địa nƣớc Việt Nam.
Mức độ thực hiện hoạt động thăm dò dầu khí phụ thuộc vào các hợp
đồng dầu khí đƣợc kí kết. Từ năm 1991 trung bình hàng năm là 15 giếng trên
một năm. Vào năm 1994- 1996, số giếng khoan thăm dò là 28 đến 32 giếng. Từ
năm 1997- 1999, do gặp phải cuộc khủng hoảng kinh tế lớn ở khu vực Đông

10



Nam Á và giá dầu giảm mạnh xuống còn 14USD/thùng, ở phần lớn các khu
vực trên thế giới bao gồm cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng đã có ảnh
hƣởng không nhỏ đến các hoạt động tìm kiếm và thăm dò dầu khí, trong thời
gian này đã giảm mạnh xuống còn 4-6 giếng trên một năm. Từ giai đoạn năm
2000, khi giá dầu thế giới tăng lên thì mức độ khoan và thăm dò dầu khí cũng
tăng lên 20 giếng trong năm 2004. Số giếng phát triển đến hiện này là trên 320
giếng, trung bình 17 giếng/năm [3 ; Tr.43].
1.2

Nhu cầu hợp tác dầu khí của Ấn Độ và Việt Nam

1.2.1 Nhu cầu của Ấn Độ
Từ khi giành đƣợc độc lập năm 1947, Ấn Độ đã chọn cho mình một
hƣớng mô hình cho sự phát triển của đất nƣớc đó là sự kết hợp giữa mô hình xã
hội chủ nghĩa và mô hình tƣ bản chủ nghĩa. Kinh tế Ấn Độ thời kì đó là sự hòa
quyện giữa thành phần kinh tế nhà nƣớc và thành phần kinh tế tƣ bản tƣ nhân.
Sự kết hợp này đã mang lại nhiều sự khởi sắc về kinh tế cho Ấn Độ .
Đến những năm 70, 80 của thế kỷ 20, Ấn Độ suy sụp kinh tế do cuộc
khủng hoảng năng lƣợng năm 1973. cộng thêm nhiều biến động trong những
năm này, nhƣ cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 (gọi là chiến tranh Vịnh Ba
Tƣ hay chiến dịch Bão Táp Sa Mạc) đã đẩy giá dầu lên cao. Sự xáo trộn trong
khu vực đã làm đất nƣớc Ấn Độ giảm đi đáng kể danh sách các đối tác chiến
lƣợc và thị trƣờng, những khó khăn đó đã đẩy nền kinh tế Ấn Độ rơi vào tình
trạng khủng hoảng trầm trọng. Ấn Độ đề ra kế hoạch xây dựng một đất nƣớc
mạnh về kinh tế, tự lực tự cƣờng thoát khỏi khủng hoảng thông qua hàng loạt
các chính sách về nhập khẩu và thuế quan. Dần dần biến Ấn Độ thành một nền
kinh tế khép kín, không quan hệ với nền kinh tế thế giới tạo sự trì trệ, chậm
chạm của nền kinh tế do nhà nƣớc quản lý. Những khó khăn đó đã gây nên

hàng loạt các hệ quả cho đất nƣớc, kinh tế giảm sút, dịch bệnh, gia tăng dân số,
thiếu hụt nguồn năng lƣợng, gây nên nhiều vấn nạn đáng lo ngại cho đất nƣớc.

11


Hầu hết các ngành công nghiệp đều gặp khó khăn về mọi mặt …Số nợ ngày
càng lên cao và không có khả năng tri trả, trƣớc tình hình đó yêu cầu đặt ra cho
chính phủ Ấn Độ là phải thực hiện một cuộc cải cách mạnh mẽ, mọi mặt, toàn
diện, một cuộc ―đại phẫu thuật‖ để thay đổi bộ mặt cho nền kinh tế Ấn Độ lúc
này.
Là một đất nƣớc rộng lớn với dân số đứng thứ hai trê thế giới, Ấn Độ là
một nƣớc tiêu thụ nhiều năng lƣợng với mức bình quân đầu ngƣời bằng 1/3
mức tiêu thụ năng lƣợng bình quân trên toàn thế giới.Vấn đề về gia tăng dân số
đã đƣa Ấn Độ vào danh sách các quốc gia có nhu cầu sử dụng và nhập khẩu
năng lƣợng đứng thứ 6 trên thế giới [11; tr.156].Chính vì thế, Ấn Độ đặc biệt
quan tâm đến vấn đề năng lƣợng quốc gia. Theo tính toán của Viện nghiên cứu
năng lƣợng Tata ( TERI), trong vòng năm 2011, Ấn Độ đã tiêu thụ khoảng 150
triệu tấn dầu, nhập khẩu 1,5 triệu thùng một ngày. Và tƣơng lai trong 20 năm
tới , quốc gia Ấn Độ sẽ cần nhiều dầu mỏ và khí đốt hơn để đáp ứng cho nhu
cầu sử dụng của đất nƣớc. Đến năm 2030, 90% dầu mỏ và khí đốt đƣợc sử
dụng ở Ấn Độ là đƣợc nhập khẩu từ bên ngoài [9 ; tr.18].
Để đảm bảo cho nền kinh tế tăng trƣởng, Ấn Độ cần phải nhập khẩu một
khối lƣợng lớn dầu mỏ và đây là một mối lo ngại lớn của quốc gia này. Theo
nhƣ tính toán của chính phủ Ấn Độ, nếu GDP của Ấn Độ tăng 1% thì nhu cầu
dầu mỏ của nƣớc này phải tăng 3%, điều này gây một khó khăn lớn, một ―cơn
khát‖ dầu mỏ đang là một thực tế [10; tr.11]. Dầu mỏ đã trở thành một thành
phần, một nhân tố quan trọng không thể thiếu tác động trực tiếp đến nền kinh tế
của Ấn Độ. Cựu thủ tƣớng Ấn Độ Mamohan Singh đã từng nhận định rằng:
“An ninh năng lượng đã trở thành một vấn đề hệ trọng, chỉ đứng thứ hai sau

vấn đề an ninh lương thực‖. Qua đó ta có thể thấy rõ rằng an ninh năng lƣợng
đã trở thành vấn đề ƣu tiên hàng đầu của quốc gia Ấn Độ và là vấn đề trọng tâm

12


trong các chính sách đối ngoại của Ấn Độ với các quốc gia khác. Vấn đề về an
ninh năng lƣợng đƣợc Ấn Độ triển khai theo ba hƣớng:
Một là, tăng cƣờng nguồn cung cấp trong nƣớc với sự thay đổi căn bản
cơ chế quản lý trong lĩnh vực xăng dầu.
Hai là, tích cực triển khai công tác thăm dò, khai thác dầu khí ở nƣớc
ngoài bằng cách đa dạng hóa các nguồn cung cấp bên cạnh việc coi các nƣớc
Trung Đông là những bạn hàng truyền thống
Ba là, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trƣờng và tiết kiệm năng lƣợng
Có thể thấy hoạt động tìm kiếm nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên
năng lƣợng dầu khí là một yếu tố quan trọng hàng đầu giúp gắn kết chặt chẽ
hơn mối quan hệ giữa Việt Nam và đất nƣớc Ấn Độ. Việt Nam là một quốc gia
giàu có về tài nguyên năng lƣợng, chƣa đƣợc khai thác nhƣ dầu khí. Việt Nam
đã và đang có đƣợc sự thu hút, sự chú ý quan tâm đầu tƣ của rất nhiều quốc gia
trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới, đặc biệt với trữ lƣợng dầu khí lớn nhƣ
vậy thì có thể giải quyết đƣợc những lo ngại về vấn đề thiếu hụt năng lƣợng của
Ấn Độ. Bên cạnh những phát hiện dầu khí đã đƣợc tìm thấy, Việt Nam còn
nhiều khu vực trên đất liền và trên biển chƣa đƣợc khám phá với nhiều dự đoán
đang khiến Việt Nam trở thành mỏ năng lƣợng dầu khí có khả năng cung cấp
cho nhiều quốc gia. Với sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên đó, Việt Nam
đã và đang trở thành một trong những nguồn cung cấp khí đốt quan trọng của
đất nƣớc Ấn Độ.
Trong những năm gần đây, khi trung tâm kinh tế thế giới đang có sự
chuyển dịch sang Châu Á- Thái Bình Dƣơng thì những nơi nhƣ eo biển Malaca,
biển Đông,…có ƣu thế về vị trí kinh tế chiến lƣợc đang có những cơ hội rất lớn

để phát triển và Việt Nam đƣợc coi là nhân tố tiềm ẩn có nhiều cơ hội mới. Việt
Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dƣơng, gần trung tâm của khu vực

13


Đông Nam Á, tiếp giáp với nhiều nƣớc cả trên đất liền và trên biển, chính vì
vậy Việt Nam đã trở thành một chiếc cầu nối cực kì quan trọng của Châu Á.
Việt Nam thực sự đang trở thành một mảnh đất màu mỡ thu hút các nhà
đầu tƣ trên thế giới một cách mạnh mẽ. Việt Nam có tiềm năng rất lớn về tài
nguyên dầu khí, là một trong số ít những thị trƣờng hiếm hoi còn lại chƣa đƣợc
khai thác, với nhiều nguồn tài nguyên đa dạng, dồi dào trữ lƣợng lớn đƣợc đánh
giá có thể ngang hàng với các quốc gia giàu tài nguyên của Châu Á. Nƣớc ta
giàu có về năng lƣợng giàu mỏ và lƣợng khí đốt tự nhiên lớn ở khu vực Đông
Nam Á. Với nguồn tài nguyên giàu có nhƣ vậy, Việt Nam trở thành mảnh đất
vàng cho các quốc gia trên thế giới vào đầu tƣ , khai thác năng lƣợng và một
trong những nƣớc có ƣu thế đầu tƣ vào Việt Nam nhất chính là Ấn Độ.
Nhƣ vậy, trƣớc nguy cơ dầu mỏ đang ngày càng cạn kiệt và khan hiếm,
chƣa có một nguồn năng lƣợng nào có thể sinh ra đủ để đáp ứng hết nhu cầu sử
dụng của thế giới, năng lƣợng đã trở thành mối lo ngại, mối quan tâm đặc biệt
quan trọng, hàng đầu của mọi quốc gia trong đó có Ấn Độ. Đây là vấn đề đặc
biệt quan tâm, sống còn và là mục tiêu của quốc gia Nam Á này. Trong khi đó,
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi có khả năng đáp ứng đủ các yêu cầu về
năng lƣợng của Ấn Độ. Vì thế, Ấn Độ không thể không chọn Việt Nam để hợp
tác.
1.2.1.1 Chính sách hƣớng Đông của Ấn Độ
Dƣới sự biến động ngày càng gia tăng của tình hình chính trị thế giới sự
tác động ngày càng lấn sâu của Trung Quốc thì một trong những mục tiêu quan
trọng của chính sách Hƣớng Đông của Ấn Độ đó là bằng mọi cách giảm thiểu
tối đa sự tác động của Trung Quốc vào Ấn Độ Dƣơng. Trung Quốc cho rằng

Ấn Độ Dƣơng là khu vực ảnh hƣởng truyền thống của họ nên từ rất lâu Trung
Quốc đã có ý đồ mở rộng phạm vi ảnh hƣởng của mình xuống Ấn Độ Dƣơng
và ý đồ này đã đƣợc chớm nở từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990.

14


Khi đƣợc hỏi về nhân tố Trung Quốc trong chính sách hƣớng Đông, nguyên
Ngoại Ấn Độ Yashwant Shingha đã nói: “Không, đây là thương mại Ấn Độ và
ASEAN. Nhưng thậm chí khi chúng tôi không cần nhắc nhân tố Trung Quốc thì
các nước ASEAN cũng sẽ làm vậy‖[16].
Chính sách ngoại giao của Ấn Độ chuyển đổi theo hƣớng: từ sự ủng hộ
của Ấn Độ với phong trào không liên kết và thế giới thứ ba đƣợc thay thế bằng
chủ trƣơng linh hoạt, thực tế hơn, tập trung cho chính sách kinh tế tự do mới cả
trong nƣớc và ngoài nƣớc, các lĩnh vực trong ngành thƣơng mại và đầu tƣ ra
nƣớc ngoài là vấn đề chú trọng hàng đầu của Chính phủ Ấn Độ, sự biến đổi đó
đƣợc thực hiện ở chính sách Hƣớng Đông, chính sách Hƣớng Đông là một
chính sách mới, chiến lƣợc đƣợc thực hiện sau khi Ấn Độ cải cách kinh tế đầu
những năm 1990.
Mục tiêu đầu tiên của chính sách Hƣớng Đông trong định hƣớng phát
triển của Ấn Độ là tăng lên mối liên kết, mối quan hệ hợp tác với các nƣớc
Đông Nam Á và theo ngay sau đó sẽ là khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng. Ấn
Độ không phải là một quốc gia ở Thái Bình Dƣơng, nhƣng Ấn Độ sẽ có sự ảnh
hƣởng quan trọng ở đó. Với chủ trƣơng lấy ―chủ nghĩa khu vực‖ vƣơn lên bá
chủ châu Á và cƣờng quốc của thế giới, Chính sách Hƣớng Đông đã thể hiện rõ
cuộc chạy đua giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở khu vực này.
Vậy mục tiêu chung nhất, cơ bản nhất trong chính sách Hƣớng Đông của
Ấn Độ là nâng tầm vị trí của Ấn Độ thành một quốc gia độc lập, mạnh trên tất
cả các mặt, kinh tế, chính trị và quân sự. Mục tiêu cụ thể của chính sách Hƣớng
Đông là thực hiện 2 mục tiêu lớn.Thứ nhất là mục tiêu về chính trị chiến lƣợc,

thứ 2 là mục tiêu kinh tế- xã hội. Ấn Độ thực hiện Chính sách này nhằm hƣớng
tới việc mở rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia, nhất là Đông Á. Từ đó
hƣớng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đến khu vực Châu Á- Thái
Bình Dƣơng.

15


Sau một thời gian thực hiện chính sách Hƣớng Đông Ấn Độ đã có những
thay đổi tích cực, rõ nét, có bƣớc phát triển nhất định tuy nhiên vẫn chƣa giúp
Ấn Độ đạt đƣợc những mong muốn đặt ra. Từ tình hình trên, cùng với sự
chuyển biến phức tạp trong khu vực nhất là việc Mỹ chuyển hƣớng sang Châu
Á, và kéo theo sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của các quốc gia trên thế
giới đối với khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng. Trên cơ sở đó Ấn Độ đã quyết
định chuyển từ chính sách Hƣớng Đông sang chính sách Hành Động ở Phía
Đông.
Chính sách Hƣớng Đông khi thực hiện trong khu vực Đông Nam Á, là sự
điều chỉnh quan trọng của Ấn Độ. Chính sách này đã tác động to lớn đến mối
quan hệ giữa Việt Nam và đất nƣớc Ấn Độ. Khi xét trong khu vực Đông Nam
Á thì Việt Nam đƣợc xem là điểm chính trong Chính sách Hƣớng Đông này.
Trƣớc đây, Việt Nam và Ấn Độ quan hệ hợp tác chủ yếu trên lĩnh vực chính trị,
thì giờ đây đã đƣợc mở rộng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng.
Vào năm 2003, trong chuyến thăm chính thức nƣớc Cộng hòa Ấn Độ của
Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh, lãnh đạo hai nƣớc đã gặp tại New Delhi và kí
“Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ấn Độ bước vào thế kỷ XXI”, đánh dấu
một chặng đƣờng mới trong quan hệ hai nƣớc. Đây có thể coi là hợp tuyên bố
chung về hợp tác toàn diện đầu tiên của Việt Nam kí với một nƣớc khác trong
thế kỉ XXI. Trong đó việc hợp tác liên doanh về các lĩnh vực dầu khí, than đá

và năng lƣợng đƣợc quan tâm đặc biệt. Cùng với đó là sự hoan nghênh của Việt
Nam đối với việc tăng cƣờng hoạt động giữa các công ty dầu khí Việt Nam- Ấn
Độ. Và việc Ấn Độ xây dựng các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam. Việc Việt Nam
và Ấn Độ ký tuyên bố này thể hiện sự quan trọng trong chiến lƣợc của mối

16


quan hệ hai nƣớc, hai nƣớc sẽ là ― đối tác tin cậy, lâu dài và toàn diện‖ của
nhau.
Đến năm 2006, tập đoàn dầu khí OVL của Ấn Độ tiếp tục đƣợc Việt
Nam trao quyền thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và lô 128 ở ngoài khơi của Khánh
Hòa. Đây là vùng lãnh thổ thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhƣng đang
có sự tranh chấp với Trung Quốc, tuy nhiên Ấn Độ vẫn tin tƣởng và bắt tay với
Việt Nam.
Vào tháng 7 năm 2007, Nguyễn Tấn Dũng thủ tƣớng nƣớc Việt Nam đã
có chuyến thăm đất nƣớc Ấn Độ. Đã có một sự kiện vô cùng quan trọng diễn
ra, đó là hai nƣớc Việt Nam và Ấn Độ đã ký một tuyên bố chung về quan hệ
đối tác chiến lƣợc Đây là một sự kiện lớn đánh mốc phát triển trong mối quan
hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ. Mở ra hƣớng mới cho quan hệ hợp tác hai bên
trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, năng lƣợng,...
Sau khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lƣợc, quan hệ giữa hai nƣớc đã không
ngừng đƣợc mở rộng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Cũng
kể từ đó đã xuất hiện một làn sóng các doanh nghiệp, công ty Ấn Độ tìm kiếm
thị trƣờng đầu tƣ vào việt Nam nhƣ: TATA, ESSAR( công ty đa ngành nghề
của Ấn Độ), ONGC(Oil and Natural Gas Corporation Limited)… công ty sẵn
sàng chi hàng tỷ USD để đầu tƣ đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí. Hợp tác thăm
dò và khai thác dầu khí đƣợc coi là mũi nhọn trong vấn đề hợp tác của hai
nƣớc.
Năm 2011, Bộ trƣởng bộ ngoại giao của Ấn Độ là ông Ranjan Mathai đã

nhận định rằng “ Biển Đông luôn quan trọng đối với ngoại thương, vấn đề
năng lượng cũng như lợi ích an ninh của Ấn Độ”. Hoạt động tìm kiếm, thăm
dò và khai thác dầu khí đã dƣa đến cho Ấn Độ rất nhiều lợi ích. Ấn Độ đã triển
khai kinh doanh năng lƣợng với Việt Nam từ cuối những 1980.

17


Cụ thể là công ty dầu khí Quốc tế OVL (ONGC Videsh Ltd) đã thành lập
văn phòng đại diện tại Việt Nam vào năm 1988 và lấy tên là Hydrocacbons
India Private Limited. Từ đây, các công ty, các tập đoàn đã bắt đầu tiến hành
nhiều hoạt động khai thác thăm dò trên Biển Đông nhƣ tập đoàn Petro việt
Nam, tập ONGC và tập đoàn Britis Petroleum của Anh Quốc . Từ đầu năm
1992, các công ty này đã đi vào thực hiện các hoạt động tìm kiếm năng lƣợng
và bƣớc đầu đã có những tín hiệu tốt, họ đã tìm thấy hai mỏ khí lớn đó là mỏ
Lan Tây và mỏ Lan Đỏ. DDeerddamr bảo cho sự phát triển đất nƣớc lâu dài và
bền vững, Ấn Độ không chỉ cần khoa học kĩ thuật tiên tiến, phát triển cao, năng
lƣợng nhiều để đáp ứng mà Ấn Độ cần quan tâm đến vấn đề hợp tác, ngoài hợp
tác với Việt Nam, Ấn Độ cũng nên quan tâm đến việc hợp tác thăm dò và khai
thác với nhiều quốc gia khác nhƣ Indonesia, Philippines, Brunei, Malaysia,…
Góp phần mở rộng hơn và phát triển hơn thị trƣờng dầu khí thế giới nói chung
và Châu Á nói riêng.
Vấn đề hợp tác khai thác năng lƣợng dầu khí ở Biển Đông đƣợc coi là
một bƣớc tiến quan trọng trong mối quan hệ Việt Nam và đất nƣớc Ấn Độ. Đầu
thế kỷ XXI, với sự gia tăng xung đột,vũ trang ngày càng căng thẳng của các
nƣớc nhƣ Nga, Nhật Bản, Mỹ,..thúc đẩy Ấn Độ nhanh chóng trong quá trình
tiếp cận khu vực hay bất chấp thách thức từ phía Trung Quốc về tính hợp pháp
đối với sự xuất hiện của Ấn Độ. Cụ thể là Ấn Độ chấp nhận lời mời thầu vào
khai thác dầu khí ở lô 127 và lô 128, công ty dầu khí quốc tê OVL vừa phớt lờ
những cảnh báo đe dọa từ phía Trung Quốc về việc không đƣợc can thiệp vào

khu vực Biển Đông vừa thể hiện mong muốn làm sâu sắc gắn bó bền chặt hơn
mối quan hệ hữu nghị với quốc gia Việt Nam. Phản ứng mạnh mẽ hành động từ
phía Trung Quốc Việt Nam đã rất kiên định, quyết liệt khẳng đinh chủ quyền
đất nƣớc, khẳng định lô dầu khí 127 và 128 là của Việt Nam. Vì chúng nằm

18


trong vùng đặc quyền kinh tế trên biển của nƣớc ta đã đƣợc ghi rất rõ ràng theo
công ƣớc Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982.
Nhìn chung, Ấn Độ đang từng bƣớc, từng ngày cố gắng tìm kiếm một
chỗ đứng, một vị thế cao trên trƣờng quốc tế hiện nay. Muốn làm đƣợc điều đó
thì bƣớc đầu tiên là phải xây dựng đƣợc mức độ ảnh hƣởng trên toàn cầu. Và
khu vực đầu tiên Ấn Độ muốn hƣớng đến đó là Đông Nam Á, Biển đông đang
là một vấn đề tốn giấy mực đƣợc thế giới rất quan tâm cho nên Ấn Độ muốn
nhân cơ hội này đẩy mạnh việc hợp tác, can thiệp sâu hơn vào Biển Đông. Nổi
trội là việc kí kết hợp tác thăm dò khai thác dầu khí với quốc gia Việt Nam.
Điều này có sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực, vị thế, quyền lợi của các nƣớc
tham gia vào vấn đề Biển Đông hiện nay.
1.2.2 Nhu cầu của Việt Nam
Vùng biển và vùng ven biển của Việt Nam nằm chắn lối qua lại trên con
đƣờng hàng hải và hàng không huyết mạch của nhiều khu vực, là con đƣờng
luân chuyển thƣơng mại giữa Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng, Nhật Bản
với các nƣớc trong khu vực, Trung Quốc với các Nƣớc Trung Cận Đông. Đặc
biệt Việt Nam với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng, trong đó tài
nguyên năng lƣợng dầu mỏ khí đốt đƣợc xem là tài nguyên mũi nhọn trong
danh sách các nguồn tài nguyên biển Việt Nam, góp phần thức đẩy tăng trƣởng
nền kinh tế Việt Nam đặc biệt trong thời kì này..
Biển Đông có một vị trí địa chính trị và kinh tế vô cùng quan trọng đối
với các nƣớc trong khu vực nói riêng và ngoài khu vực nói chung. Biển Đông

đƣợc đánh giá là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất trên thế giới
chƣa khoảng 10 tỷ tấn dầu và 1.000 tỷ mét khối khí tự nhiên và khối lƣợng
dầu khí chƣa đƣợc khai thác trên hiện đang đƣợc thăm dò khai thác. Trữ
lƣợng ngoài khơi ở biển Miền Nam chiếm khoảng 25% trữ lƣợng dƣới đáy
của Biến Đông, ƣớc tính mỗi năm có thể khai thác 20 triệu tấn, trữ lƣợng khai

19


×