Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THANH CẢNG

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng- Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THANH CẢNG

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Mã số: 60.31.01.05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Trƣơng Bá Thanh

Đà Nẵng- Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,


kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................ 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 5
7. Tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu ................................ 6
8. Tổng quan tài liệu ...................................................................................... 7
9. Kết câu luận văn ....................................................................................... 11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ
THỊT ............................................................................................................... 12
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI BÒ THỊT .............................................................................................. 12
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................ 12
1.1.2. Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt. ..................................................... 13
1.1.3. Vai trò của phát triển chăn nuôi bò thịt. ......................................... 16
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
BÒ THỊT ......................................................................................................... 20
1.2.1. Gia tăng số lƣợng đàn bò thịt.......................................................... 20
1.2.2. Huy động nguồn lực cho phát triển chăn nuôi bò thịt .................... 20
1.2.3. Hoàn thiện hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt ............... 21
1.2.4. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm .......................................................... 22
1.2.5. Gia tăng kết quả và đóng góp của chăn nuôi bò thịt cho phát triển
kinh tế - xã hội của địa phƣơng ................................................................ 22



1.2.6. Tiêu chí phản ánh sự phát triển chăn nuôi bò thịt .......................... 23
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
BÒ THỊT. ........................................................................................................ 25
1.3.1.Điều kiện tự nhiên............................................................................ 25
1.3.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................. 26
1.3.2. Điều kiện xã hội .............................................................................. 26
1.3.4. Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt. ......................................... 27
1.5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở MỘT SỐ
ĐỊA PHƢƠNG ................................................................................................ 33
1.5.1. Kinh nghiệm của xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Nam ........................................................................................................... 33
1.5.2. Kinh nghiệm của huyện Đô Lƣơng- Nghệ An ............................... 33
1.5.3. Bài học rút ra cho huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam ...................... 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM ................... 36
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ
THỊT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM................ 36
2.2.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 36
2.1.2. Tình hình kinh tế ............................................................................. 37
2.1.3. Tình hình xã hội .............................................................................. 40
2.1.4. Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện. ........................ 41
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN ĐẠI
LỘC ................................................................................................................. 43
2.2.1. Số lƣợng đàn bò thịt ở Huyện Đại Lộc ........................................... 43
2.2.2. Tình hình các nguồn lực cho phát triển chăn nuôi bò thịt .............. 46
2.2.3. Các hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt ........................... 50



2.2.4. Tình hình thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm .......................................... 51
2.2.5. Kết quả và đóng góp của chăn nuôi bò thịt cho phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng ............................................................................... 53
2.2.6. Tình hình chăn nuôi bò thịt ở các hộ điều tra ................................ 54
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
BÒ THỊT Ở HUYỆN ĐẠI LỘC ..................................................................... 60
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................. 60
2.3.2. Những mặt hạn chế ......................................................................... 63
2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế ............................................. 65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 67
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ
THỊT CỦA HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM ............................. 68
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ
THỊT Ở HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM THỜI GIAN TỚI .......... 68
3.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển chăn nuôi bò thịt ở ở huyện Đại Lộc ........... 68
3.1.2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt ở ở huyện Đại Lộc............... 69
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC ................................................................................ 71
3.2.1. Hoàn thiện và quản lý quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi ......... 71
3.2.2. Gia tăng số lƣợng đàn bò thịt ở Huyện Đại Lộc............................. 75
3.2.3. Gia tăng các nguồn lực cho phát triển chăn nuôi bò thịt ................ 76
3.2.4. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt ......... 82
3.2.5. Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ............................................ 85
3.2.6. Nâng cao kết quả và và đóng góp của chăn nuôi bò thịt cho phát
triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng ........................................................ 88
3.3. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 90
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 93


KẾT LUẬN .................................................................................................... 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ ỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)


DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐỊNH NGHĨA

TỪ VIẾT TẮT
CN-XD
DV
GTSLCN
GTSX

Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Giá trị sản lƣợng chăn nuôi
Giá trị sản xuất

LN

Lâm nghiệp

NN

Nông nghiệp

TS

Thủy sản


FAO

Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp liên hợp quốc

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

TL`

Trọng lƣợng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

2.2.

2.3.

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện Đại ộc của
một số ngành chủ yếu
Diện tích, số hộ, dân số và mật độ dân số phân theo cấp xã
năm 2016

Lao động đang làm việc phân theo thành phần và ngành
kinh tế

Trang

38

40

41

2.4.

Số lƣợng bò chia theo cấp xã

43

2.5.

Hiện trạng sử dụng đất

43

2.6.

Lao động đƣợc tạo việc làm từ phát triển chăn nuôi bò

48

2.7.


Số trang trại, lao động trong các trang trại

50

2.8.

Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá hiện hành)

54

2.9.

Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

56

2.10.
2.11.

Một số chỉ tiêu chung về chăn nuôi bò thịt của các hộ điều
tra theo quy mô chăn nuôi (tính bình quân 1 hộ)
Một số chỉ tiêu chung chăn nuôi bò thịt

58
59


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò thịt nói riêng là một bộ phận
chính trong hoạt động sản xuất của ngƣời nông dân. Nó có vai trò thiết thực
trong các hộ gia đình và đem lại một nguồn thu nhập bằng tiền đáng kể cho
ngƣời nông dân. Nếu phát triển nghề này sẽ cơ bản giúp ngƣời dân tăng thu
nhập nhanh, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào vùng nông thôn góp
phần tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, chăn nuôi bò thịt
nƣớc ta hiện nay chƣa đạt mức chăn nuôi tiên tiến, quy mô lớn, mang tính sản
xuất hàng hoá cao
Đại Lộc là vùng đất mang tính chất trung du vừa có đồng bằng vừa có
rừng núi với diện tích tự nhiên: 587,041 km2, trong đó có một diện tích đáng
kể để chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia súc. Điều kiện khí hậu tƣơng đối phù
hợp với việc phát triển các giống vật nuôi. Vị trí của huyện trên trục đƣờng
giao thông chính quốc lộ 14B, DT 609, trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối
các tỉnh Tây Nguyên, cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Kom Tum, Đắc Tà Oóc - Nam
Giang về Đà Nẵng và các tỉnh duyên hải miền Trung gần thị trƣờng lớn nhƣ
TP Đà Nẵng. Đây là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để huyện phát triển
chăn nuôi theo hƣớng hàng hoá. Bên cạnh đó, điều kiện xã hội có một thế
mạnh lớn về lao động, ngƣời dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi.
Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, điều kiện sống của ngƣời
dân còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ngƣời dân ở các xã vùng cao. Một
trong những khó khăn lớn của ngƣời dân là lựa chọn sản phẩm sản xuất, tìm
đầu ra và nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm chăn nuôi đƣợc sản xuất
tại địa phƣơng. Những tồn tại này đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến quá
trình mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, khai thác lợi


2


thế so sánh của địa phƣơng. Vì vậy, vấn đề phát triển chăn nuôi bò thịt là vấn
đề mà cả ngƣời dân và lãnh đạo địa phƣơng rất quan tâm.
Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, góp phần cho sự phát triển
chăn nuôi bò thịt của huyện Đại Lộc tôi hình thành và chọn đề tài nghiên cứu:
“Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Luận văn nghiên cứu thực trạng chăn nuôi bò thịt của huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn
nuôi bò thịt tại địa phƣơng.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận phát triển chăn nuôi bò thịt.
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi bò thịt của
huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam trong thời gian qua nhƣ thế nào?
- Cần có các giải pháp nào để phát triển chăn nuôi bò thịt của huyện
Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu


3

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi bò thịt ở
huyện Đại Lộc

* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề về phát triển chăn nuôi bò thịt.
- Về

không gian: Trên địa bàn huyện Đại Lộc.

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển của chăn nuôi bò thịt

ở huyện Đại Lộc giai đoạn 2012-2016. các giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt
của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có ý nghĩa trong thời gian 5 năm tới
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài sử dụng một số
phƣơng pháp nhƣ sau:
- Phương pháp phân tích thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
tổng hợp các dữ liệu nhằm phân tích những nội dung chủ yếu của đề tài, phân
tích số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mang
tính khái quát cao làm nổi bật những nội dung chính của luận văn. Trên cơ sở
chuỗi số liệu thu thập đƣợc từ năm 2012 đến năm 2016 luận văn tiến hành
phân tích đƣa ra các kết luận. Trong đó, đƣợc sử dụng nhiều là Phương pháp
thống kê mô tả: Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tổ, phƣơng pháp đồ thị
và bảng thống kê, tổng hợp các chỉ tiêu là số tuyệt đối và số tƣơng đối từ đó
đƣa ra các nhận định mô tả thực trạng hiện nay về quá trình phát triển chăn
nuôi bò thịt. Phƣơng pháp này chủ yếu sử dụng cho việc phân tích, đánh giá
thực trạng và từ đó đề xuất giải pháp.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Là phƣơng pháp nghiên cứu và xem
xét thực tiễn để rút ra kết luận đánh giá thực tiễn một cách khoa học. Phƣơng


4


pháp này đƣợc sử dụng khi nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp
nhằm phản ánh một cách rõ ràng thực trạng và đề xuất một cách có hệ thống
các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt.
- Phương pháp phân tích so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
đánh giá thực trạng quá trình phát triển chăn nuôi bò thịt, so sánh các chỉ số
qua các năm, so sánh chéo với các kết quả nghiên cứu, so sánh với mục tiêu
đặt ra, so sánh giữa các điều kiện phát triển chăn nuôi bò thịt và kết quả thực
hiện trong quá trình phát triển chăn nuôi bò thịt.
5.2. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu
- Phương pháp ch n đi m nghiên cứu
Điểm nghiên cứu là các hộ gia đình chăn nuôi bò thịt ở huyện Đại Lộc.
Tôi chọn ng u nhiên các hộ gia đình chăn nuôi bò thịt ở 3 xã của huyện
Thông tin thứ cấp
Dùng phƣơng pháp thu thập các thông tin, các số liệu có liên quan đến
nội dung của đề tài đã đƣợc công bố chính thức và từ các báo cáo tổng kết của
Ủy ban nhân dân huyện Đại Lộc.
- Bảng

thu thập số liệu

Thông tin cần thu thập
Tình hình chung về chăn
nuôi bò ở huyện
Báo cáo các năm về
chăn nuôi bò ở huyện
Các nguồn thông tin
khác

Nguồn


Phƣơng pháp thu thập

Trạm chăn nuôi thú ý

Ghi chép

Văn phòng UBND huyện

Văn bản

Ngƣời dân trong huyện

Ghi chép


5

- Thông tin sơ cấp
Thu thập số liệu và thông tin từ việc điều tra các hộ thông qua việc
phỏng vấn linh hoạt, thảo luận, trao đổi trực tiếp với chủ hộ và các thành viên
trong gia đình.
Do thời gian thực tập có hạn nên tôi chỉ chọn 12 hộ chăn nuôi bò thịt
phân theo điều kiện kinh tế chia làm 3 nhóm hộ: lớn, vừa, nhỏ.
Nội dung phiếu điều tra:
+ Tên chủ hộ:
+ Độ tuổi:
+ Trình độ:
+ Tổng số lao động của hộ:
+ Hiệu quả sản xuất:

- Phương pháp phân tích và

l số liệu

Phân tích định tính số liệu về tình hình chăn nuôi xem hộ đó lỗ hay lãi,
năng suất lao động cao hay thấp, có hiệu quả hay không có hiệu quả… Kết
hợp với kết quả điều tra và những nhận định của bản thân để tìm ra câu trả lời
phục vụ cho luận văn.
Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn: chuyên đề sử dụng phƣơng
pháp đánh giá nhanh về chăn nuôi bò thịt có sự tham gia của ngƣời dân để trả
lời 1 số câu hỏi có tính đặc trƣng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn là phát triển chăn nuôi bò
thịt ở huyện Đại Lộc là con đƣờng, giảm nghè o, nâng cao thu nhập, ổn định
đời sống nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công


6

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện và xây
dựng huyện nông thôn mới.
Qua đề tài nghiên cứu này mong rằng có thể giúp các nhà hoạch định
chính sách tỉnh Quảng Nam có cái nhìn tổng thể về mình (điểm mạnh, điểm
yếu) để phát huy thế mạnh, hạn chế điểm bất lợi nhằm phát triển chăn nuôi bò
thịt huyện Đại Lộc.
7. Tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu
- Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Thông tin
và Truyền thông, Hà Nội. Tác giả khẳng phát triển nông nghiệp là một chủ
trƣơng lớn, một quyết sách lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta, đƣợc
xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển

kinh tế - xã hội. Trong giáo trình đã giới thiệu về vấn đề phát triển nông
nghiệp ở việt Nam. Đây là những vấn đề mang tầm cỡ chiến lƣợc phát triển
của quốc gia. Để có thể phát triển nông nghiệp cần phải có một khoảng thời
gian nhất định. Trải qua gần 30 năm kể từ khi đổi mới, đến nay tuy gặp nhiều
khó khăn trong điều kiện tự nhiên cũng nhƣ điều kiện cơ chế chính sách, Việt
Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong phát triển nông nghiệp và đặt
ra nhiều mục tiêu định hƣớng cho tƣơng lai với quyết tâm tiến tới đất nƣớc
công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Đinh Văn Cải (2012) - Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền
Nam “Phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam” Nhà Xuất bản Giáo dục.
Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày những vấn đề có liên quan đến phát
triển và chăn nuôi bò thịt. Trong đó tác giả đã nhân mạnh vấn đề nghiên cứu
nhƣ: Nghiên cứu cải tạo tầm vóc bò địa phƣơng- Chƣơng trình Sind hoá.
Nghiên cứu lai kinh tế bò thịt; Nghiên cứu nhân thuần giống bò thịt nhiệt đới;
Nghiên cứu về thức ăn- dinh dƣỡng; Nghiên cứu khẩu phần nuôi dƣỡng và vỗ


7

béo bò thịt; Nghiên cứu cải tạo giống; Nghiên cứu thức ăn và dinh dƣỡng đáp
ứng yêu cầu con lai năng suất cao; Nghiên cứu phƣơng thức chăn nuôi mới;
Nghiên cứu phƣơng thức tổ chức sản xuất
- Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kinh tế Phát triển (1999),
Giáo trình “Chƣơng trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội”, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội. Trong giáo trình này đã trình bày khái niệm chƣơng trình
và dự án phát triển kinh tế - xã hội; đặc điểm của chƣơng trình và dự án phát
triển kinh tế - xã hội và vai trò của các chƣơng trình và dự án phát triển kinh
tế - xã hội trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong giáo trình
cũng đã đề cập đến nhiều chƣơng trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội
trọng điểm cấp quốc gia. Trong đó giáo trình nhân mạnh nội dung của chƣơng

trình an ninh lƣơng thực thực phẩm. Trong đó có đề cập đến phát triển ngành
chăn nuôi nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho nhân dân.
8. Tổng quan tài liệu
+ Hoàng Kim Giao (2016) “ Chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp”. Theo tăc giả bò là vật nuôi gắn chặt chẽ với ngƣời nông
dân Việt Nam từ ngàn xƣa đến nay. Chăn nuôi bò không những cung cấp thịt,
sức kéo, phân bón mà còn cung cấp nguyên liệu cho một số ngành nghề thủ
công mỹ nghệ. Đẩy mạnh chăn nuôi bò thực chất là tạo việc làm, tăng thu
nhập và cải thiện điều kiện sống cho ngƣời nông dân, song song với nó là
cung cấp thịt đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.
Ở nƣớc ta, lƣợng thịt trâu bò, dê cừu cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc trong
những năm gần đây chỉ chiếm 7-9%. Chính vì số lƣợng thịt trâu bò, dê, cừu
trong nƣớc cung cấp không đủ (chỉ nói số lƣợng, chƣa nói chất lƣợng), một
lƣợng trâu bò sống đƣợc nhập khẩu với mục đích giết thịt và một lƣợng thịt
tinh, thịt có xƣơng đã đƣợc nhập khẩu nhằm đảm bảo loại thịt này cho thị


8

trƣờng tiêu thụ trong nƣớc. Tác giả cho rằng đàn bò Việt Nam phát triển
không ổn định và phụ thuộc nhiều yếu tố, tỷ lệ đàn bò lai trong đàn bò ngày
càng cao. Lai tạo theo hƣớng Zebu hóa, tạo bò lai phát triển theo hƣớng thịt là
xu hƣớng nâng cao tầm vóc và khả năng cho thịt của đàn bò Việt Nam. Khả
năng cung cấp thịt của đàn bò Việt Nam thấp do tầm vóc bé, sinh trƣởng phát
triển không cao, khối lƣợng khi trƣởng thành giết thịt thấp, giao động 150 –
220 kg. Tập huấn nâng cao nhận thức, kết hợp phổ biến những biện pháp kỹ
thuật đƣợc áp dụng cho ngƣời chăn nuôi là biện pháp nhanh nhất, hiệu quả
nhất để nâng cao số lƣợng và chất lƣợng đàn bò
+ Lƣơng Minh Quyết (2016) “Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2017 - 2020, định hƣớng đến năm 2025”. Tỉnh Sóc

Trăng có nhiều thuận lợi trong việc phát triển nguồn thức ăn xanh và nguồn
phụ phẩm nông nghiệp cho bò quanh năm. Trong điều kiện biến đổi khí hậu,
một số địa phƣơng chỉ canh tác 2 vụ lúa, ngƣời dân có thể chuyển đất kém
hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò hoặc các cây nông nghiệp ngắn ngày để tận
dụng làm thức ăn chăn nuôi. Trung bình hiện nay, Sóc Trăng có 2 triệu tấn
rơm/năm, khả năng phát triển đồng cỏ, phát triển cây trồng cạn tốt là điều
kiện thuận lợi để giảm giá thành thức ăn, tăng lợi nhuận tiến tới phát triển đàn
bò. Thực tế, trong những năm gần đây, chăn nuôi bò đã mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho ngƣời dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm
và nâng cao thu nhập cho hộ chăn nuôi.Trong những năm qua, tỉnh đã có
nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi bò, cải thiện năng
suất, chất lƣợng giống vật nuôi. Để phát triển chăn nuôi bò theo hƣớng hàng
hóa và bền vững, tỉnh Sóc Trăng xác định cần có giải pháp đồng bộ. Trong
đó, tập trung vào 5 giải pháp chính là: kêu gọi các ngân hàng hỗ trợ vốn vay
ƣu đãi cho hộ chăn nuôi đầu tƣ tăng đàn bò, các địa phƣơng xây dựng chỉ tiêu
kế hoạch đàn hàng năm và các giải pháp thực hiện; quy hoạch đất trồng cỏ


9

hoặc chuyển đổi đất sản xuất hiệu quả thấp sang trồng cây thức ăn cho bò;
tuyên truyền, vận động ngƣời dân tham gia các mô hình dự trữ, chế biến phụ
phế phẩm công, nông nghiệp làm thức ăn cho bò
+ Nguyễn Văn Chung (2005), đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp phát
triển chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Lạng Sơn”. Luận án tiến sĩ. Trong đề tài, tác
giả đã đi nghiên cứu các nội dung cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh
giá thực trạng và đƣa ra một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt của tỉnh
Lạng Sơn. Với đề tài này tác giả đi đánh giá sâu về thực trạng và các nhân tố
ảnh hƣởng nhƣng không đi sâu vào phân tích hiệu quả chăn nuôi bò thịt tại
các hộ chăn nuôi. Tác giả cũng đã nghiên cứu phƣơng thức chăn nuôi mới,

nghiên cứu xây dựng các mô hình chăn nuôi với con giống và công nghệ chăn
nuôi thích hợp. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mỗi mô hình. Nghiên cứu phát
triển chăn nuôi trang trại là con đƣờng nhanh nhất tăng số lƣợng đàn gia súc,
để ngày càng có nhiều trang trại nuôi bò quy mô lớn, giống bò tốt, nuôi theo
quy trình tiên tiến
+ Hoàng Mạnh Quân (2000) “Một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ
yếu phát triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình”Luận án tiến sĩ.
Tác giả nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình.
Nội dung nghiên cứu của tác giả khá toàn diện nhƣng do đối tƣợng nghiên
cứu của tác giả là sản phẩm bò (gồm bò sữa, bò thịt, bò sinh sản). Tác giả đã
nghiên cứu phƣơng thức tổ chức sản xuất. Nghiên cứu thức ăn và dinh dƣỡng
đáp ứng yêu cầu con lai năng suất cao. Con lai chỉ cho năng suất cao khi đƣợc
nuôi dƣỡng tốt. Mọi chƣơng trình cải tạo giống (lai tạo bò thịt, bò sữa) sẽ thất
bại khi không dựa trên một nền thức ăn tốt và chế độ nuôi dƣỡng hợp lí. Ƣu
tiên nghiên cứu tuyển chọn và phát triển tập đoàn cây thức ăn cho từng vùng.
Phát triển đồng cỏ chăn thả, nguồn thức ăn xanh trái vụ. Nghiên cứu các kĩ
thuật dự trữ, bảo quản, chế biến và nâng cao giá trị dinh dƣỡng cây thức ăn và


10

phụ phẩm nông nghiệp chủ động giải quyết đủ thức ăn thô quanh năm cho
đàn bò với giá thành rẻ nhất. Nghiên cứu khẩu phần nuôi dƣỡng cân đối dinh
dƣỡng dựa trên nền thức ăn tại chỗ giá rẻ cho bò mẹ, bê con theo giai đoạn
sinh lí và tuổi.Nghiên cứu đề xuất với nhà nƣớc về chính sách, quản lí ngành
và hình thức tổ chức sản xuất thích hợp. Cải tiến phƣơng thức tổ chức sản
xuất, gắn kết ngƣời sản xuất với giết mổ và nơi tiêu thụ theo quy trình công
nghiệp và hiện đại sẽ tăng lợi nhuận cho ngƣời chăn nuôi, là động lực quan
trọng thúc đẩy bò thịt phát triển trong tƣơng lai.
+ Nguyễn Hồng Tuấn (2006), “Đánh giá nhu cầu chăn nuôi bò của các

hộ dân tỉnh Hòa Bình” . Tiến trình thực hiện của nhóm đánh giá là phỏng vấn
trực tiếp các hộ dân để nắm đƣợc thực trạng chăn nuôi của hộ và nắm bắt
đƣợc những mong muốn của họ đối với hoạt động chăn nuôi bò. Do mục đích
là “đánh giá nhu cầu chăn nuôi bò của hộ” nên kết quả đánh giá không đi sâu
vào phân tích thực trạng, các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển chăn nuôi bò
thịt và cũng không đi đánh giá hiệu quả của việc chăn nuôi bò thịt để thấy
đƣợc lợi ích của ngƣời dân khi tham gia phát triển chăn nuôi bò thịt. Vì vậy,
việc đƣa ra các giải pháp, kiến nghị mang tính chất để ngƣời dân đƣợc nhận
sự hỗ trợ của dự án và của Nhà nƣớc.
+ Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2014) “Phát triển chăn nuôi bò thịt tại
huyện Bố Trạch” luận văn thạc sĩ. Luận văn đã trình bày vai trò; đặc điểm và
nội dung phát triển chăn nuôi bò thịt cũng nhƣ các nhân tố ảnh hƣởng tới phát
triển chăn nuôi bò thịt. Tác giả cho rằng phát triển chăn nuôi bò thịt thời gian
qua v n chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của huyện và còn bộc lộ một số tồn
tại, khó khăn cần phải tiếp tục khắc phục tháo gỡ: Đàn bò thịt với quy mô số
lƣợng còn chƣa xứng với tiềm năng; Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào chăn nuôi bò thịt của ngƣời dân đang còn hạn chế; Công tác phòng
trừ dịch bệnh, vệ sinh thú y chƣa thực sự đƣợc ngƣời dân quan tâm đúng mức;


11

Ngƣời sản xuất - các hộ gia đình và trang trại thiếu vốn để đầu tƣ. Tác giả đã
đề xuất 5 nhóm giải pháp để Phát triển chăn nuôi bò thịt tại huyện Bố Trạch
trong thời gian đến.
Với nghiên cứu “Phát tri n chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam”, tôi hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến phát triển chăn nuôi bò thịt và bổ sung những vấn đề mà các tác giả
nghiên cứu trƣớc đó chƣa đề cấp đến, góp phần đƣa ra các giải pháp thiết thực
để phát triển ngành chăn nuôi bò thịt tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

trong thời gian dến
9. Kết câu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
nghiên cứu gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi bò thịt
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam


12

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI BÒ THỊT
1.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm chăn nuôi bò thịt
Bò thịt là một loại tài sản có giá trị của nông dân. Trƣớc kia khi máy
móc chƣa phát triển bò đƣợc dùng làm sức kéo còn phổ biến, là đầu cơ nghiệp
của nhà nông. Ngày nay, ở nhiều nơi máy móc đã thay thế dần vai trò của bò
trong khâu làm đất, nhu cầu sử dụng thịt bò làm thực phẩm của ngƣời tiêu
dùng ngày càng cao, con bò đã trở thành một loại tài sản đặc biệt, một loại
hàng hóa có giá trị của ngƣời nông dân và chăn nuôi bò với mục đích lấy thịt
đã trở thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa là một thuộc tính phổ biến, một tất yếu khách quan
của sự phát triển sản xuất nói chung và chăn nuôi bò nói riêng. Các sản phẩm
của chăn nuôi bò thịt đƣợc tiêu thụ rộng khắp ở mọi nơi. Ngƣời nông dân

ngày càng chú trọng phát triển chăn nuôi bò thịt theo hƣớng sản xuất hàng
hóa, điều đó thể hiện thông qua việc họ đầu tƣ nhiều hơn về nhân lực, tài lực,
vật lực cho chăn nuôi, vận dụng các kiến thức kỹ thuật chăn nuôi bò thịt tiên
tiến nhƣ kỹ thuật cải tạo đàn bò, lựa chọn giống bò có năng suất và chất lƣợng
cao, kỹ thuật chăm súc đàn bò, kỹ thuật sản xuất thức ăn chăn nuôi. Quy mô,
cơ câu đàn bò và phƣơng thức chăn nuôi theo xu hƣớng tăng số lƣợng, chất
lƣợng và chăn nuôi theo phƣơng thức công nghiệp ngày càng cao tại các nông
hộ, các hợp tác xã, các trang trại.
Là sản phẩm hàng hóa nên bò thịt không khỏi ảnh hƣởng bởi sự tác


13

động của các yếu tố thị trƣờng nhƣ giá cá, cạnh tranh, thị phần tiêu thụ... Vì
vậy, để phát triển chăn nuôi bò thịt cần phải có thị trƣờng tiêu thụ và giá cả ổn
định.
Chăn nuôi bò thịt có thể là quá trình chăn nuôi khép kín (từ chăn nuôi
bò cái sinh san đến nuôi bê thịt) hoặc chăn nuôi không khép kín. Trong quy
trình chăn nuôi bò thịt không khép kín, phải chú trọng chăn nuôi bò cái sinh
sản. Trong chăn nuôi bò thịt không khép kín, phải chú ý lựa chọn chất lƣợng
bê giống khi nuôi thịt. Thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi bò
thịt là cơ sở đảm bảo phát huy tối đa đặc tính di truyền của bò giống để có
năng suất cao và chất lƣợng thịt tốt.
Sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt là trọng lƣợng thịt bò hơi thu đƣợc
trong chu kỳ sản xuất, là trọng lƣợng thịt tăng do kết qua của quá trình chăm
sóc, nuôi dƣỡng. Trọng lƣợng thịt tăng trong chăn nuôi bò thịt gồm trọng
lƣợng bê dƣới 12 tháng tuổi, trọng lƣợng lớn lên của đàn từ 13 đến 24 tháng
tuổi, trọng lƣợng thịt tăng của đàn bò tơ và bò loại thai vỗ béo. Trong quá
trình nuôi bò với mục đích lấy thịt, nếu bê đủ tiêu chuẩn giống có thể đƣợc
chuyển sang nuôi làm đàn giống sinh sản.

1.1.2. Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt.
+ Đối tƣợng tác động của ngành chăn nuôi bò thịt là các cơ thể sống bò thịt.
+ Chăn nuôi bò thịt có thể phát triển tĩnh tại tập trung mang tính chất
nhƣ sản xuất công nghiệp hay di động phân tán mang tính chất nhƣ sản xuất
nông nghiệp.
+ Chăn nuôi bò thịt là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm.
Chọn giống


14

Muốn chăn nuôi bò thịt đạt đƣợc năng suất, chất lƣợng và hiệu
quả kinh tế cao, cần quan tâm đến những vấn đề cơ bản nhƣ: Giống, tuổi, giới
tính, khối lƣợng lúc giết mổ, dinh dƣỡng và phƣơng thức vỗ béo. Giống là
một trong những vấn đề quan trọng nhất. Giống khác nhau thì tốc độ sinh
trƣởng, phát triển, tích lũy thịt, mỡ khác nhau. Bò nuôi lấy thịt, mục tiêu
chung là làm sao để bò ở giai đoạn tuổi thích hợp đạt trọng lƣợng cao, kết câu
ngoại hình vững chắc, tỷ lệ thịt xẻ cao, khả năng chuyển hóa thức ăn tốt và
đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chọn bò dùng để nuôi thịt hoặc dùng để sản xuất giống thịt, cần chọn
bò có những đặc điểm nhƣ sau:
Có tầm vóc lớn, khung xƣơng to nhƣng xƣơng nhỏ, nhiều thịt.
Da bóng mƣợt, hơi nhăn đùn (lỏng lẻo).
Háo ăn, chịu đựng đƣợc điều kiện ăn khó khăn, dễ nuôi, ít bệnh.
Hiền lành, dễ khống chế.
Kiểm tra độ mập ốm trong trƣờng hợp muốn vỗ béo chúng trong thời
gian nhất định bằng cách quan sát từ xa, quan sát gần, dùng tay xoa những
góc xƣơng để xác định mập ốm hay là nhéo ở góc xƣơng.
Vổ béo và xẻ thịt
Trong quy trình vỗ béo và giết mổ, hiện nay ngƣời ta thƣờng nuôi bò từ

16 – 24 tháng tuổi với quy trình công nghệ cao để giết mổ. Tuổi giết mổ khác
nhau thì chất lƣợng thịt cũng khác nhau: Bê và bò tơ cho thịt màu nhạt, ít mỡ,
thịt mềm và thơm ngon hơn. Bò lớn tuổi cho thịt màu đỏ, đậm, nhiều mỡ, thịt
dai hơn và không thơm ngon bằng thịt bê tơ. Tỷ lệ các cơ quan nội tạng sẽ
giảm theo tuổi và ngƣợc lại độ béo sẽ tăng dần lên.
Thƣờng thì bò cái thớ thịt nhỏ hơn bò đực, mô giữa các cơ ít hơn, thịt


15

vị đậm hơn, vỗ béo nhanh hơn. Ngƣợc lại bò đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn bò
cái cùng độ tuổi vì bò cái có cơ quan sinh dục phát triển hơn bò đực. Trong
quy trình vỗ béo ngƣời ta có thể thiến bò đực lúc 7 – 12 tháng tuổi để vỗ béo,
nếu bò thiến sớm để vỗ béo thì thịt bò sẽ mềm hơn và béo nhanh hơn. Khối
lƣợng bò đƣa vào giết mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Giống, khả năng
tăng trọng, thời điểm tích lũy nạc lớn nhất, chế độ nuôi dƣỡng, hệ số tiêu tốn
thức ăn, thị trƣờng và giá cả.
Đối với việc nuôi bò thịt ta hay bò nội địa chỉ nên nuôi tối đa tới 20
tháng tuổi là giết thịt. Lúc này tầm vóc của nó đạt khoảng 70-80% so với bò
trƣởng thành. Do con bò sinh trƣởng theo giai đoạn, trong đó giai đoạn mà bò
tăng trƣởng mạnh nhất là từ khi đẻ ra tới khi bò thành thục tính dục, tức là
khoảng 18-20 tháng tuổi. Sau giai đoạn này, bò lớn chậm và nếu nuôi tới 5
năm tuổi thì bò ngừng sinh trƣởng. Do đó, ta chỉ nên nuôi bò tối đa tới 20
tháng tuổi là nên giết thịt. Lúc này tầm vóc của nó đạt khoảng 70-80% so với
bò trƣởng thành.
Thức ăn
Khi nuôi bò thịt cần chú ý nguồn thức ăn thô xanh cho bò bằng cách
tăng cƣờng trồng cỏ, nhất là các giống cỏ cho năng suất cao nhƣ cỏ voi, cỏ
VA 06, đồng thời sử dụng các loại phụ phẩm của cây trồng nhƣ cây ngô non,
ngọn lá mía, dây lạc, dây khoai, Đặc biệt là rơm lúa ngoài ra còn thức ăn tinh

hỗn hợp từ các sản phẩm nông nghiệp sẵn có nhƣ ngô, sắn, lúa gạo, lạc, đậu
tƣơng phối trộn thành nguồn thức ăn hỗn hợp. Khẩu phần thức ăn vỗ béo cho
trâu, bò giàu đạm và nhiều sắt, thịt có màu đỏ đậm; có nhiều bột ngô (bắp),
mỡ bò sẽ vàng, thịt thơm ngon. Đối với bò Kobe, thức ăn nuôi bò là những
thứ bổ dƣỡng nhƣ lúa non, cỏ tƣơi, còn đồ uống là nƣớc đƣợc chiết xuất rất
tinh khiết và thậm chí là cả bia, thức ăn thô và thức ăn gia súc, nhƣ cỏ tƣơi


16

xanh, cỏ ủ chua, rơm, phế phẩm từ các nhà máy đóng hộp, còn đồ uống là
nƣớc đƣợc chiết xuất, nƣớc lọc tinh khiết.
Nếu khẩu phần thức ăn có tỷ lệ phụ phẩm công nghiệp, thớ thịt bò lớn
và nhiều mỡ giắt (mỡ giữa các lớp thịt). Khẩu phần thức ăn thƣờng là: thức ăn
thô xanh 30 kg/ngày (cỏ tƣơi hoặc khô, rơm đƣợc ủ ure); thức ăn tinh 2,5–
3 kg/ngày với Protein tiêu hóa 100 gram, cho trâu, bò ăn 4-5 lần trong ngày,
nƣớc uống 50-60 lít/ngày, có thể sử dụng nƣớc muối nồng độ 9%. Tại Trung
Quốc, thậm chí bò đƣợc nuôi bằng rác, chúng đƣợc nuôi bằng cách ăn rác thải
đến khi đủ lớn sẽ đem đi giết mổ. Vi khuẩn và nấm mốc, thậm chí thủy ngân
và các chất hóa học độc hại khá gia súc thƣờng xuyên tiếp xúc và hấp thụ có
thể dễ dàng lây lan qua con ngƣời khi giết mổ hay ăn thịt chúng.
1.1.3. Vai trò của phát triển chăn nuôi bò thịt.
Vốn là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu với cây lúa nƣớc là cây trồng
chính, vì thế vị trí con bò trong hệ thống nông nghiệp của nƣớc ta cũng có vai
trò rất khiêm tốn. Trâu và bò đƣợc nuôi trong mỗi gia đình nông dân với mục
đích trƣớc hết là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ cày ruộng, lấy phân
bón ruộng, sau đó mới sử dụng bò vào mục đích kéo xe, mà cũng chỉ một số ít
nơi biết chế ra xe cho bò kéo. Với mục đích cày ruộng nên trâu đƣợc nuôi
nhiều ở vùng trũng, đất thịt nặng. Bò đƣợc nuôi nhiều ở vùng trung du, ven
biển đất cát nhẹ. Nuôi trâu bò với phƣơng thức chủ yếu là tận dụng nguồn

thức ăn sẵn có từ bãi cỏ tự nhiên và rơm rạ dự trữ cho mùa khan hiếm thức ăn.
Mùa Đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu hụt
thức ăn trầm trọng và phải sống trong môi trƣờng sống bất lợi nhƣ quá lạnh,
quá nóng, bệnh dịch và thiếu nƣớc. Trong cuộc sống tự nhiên khắc nghiệt nhƣ
vậy chỉ những con bò có khối lƣợng nhỏ mới có cơ hội tồn tại vì chúng cần ít
dinh dƣỡng hơn cho duy trì sự sống. Quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên


×