Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu phát triển chăn nuôi ba ba trên địa bàn huyện tân yên tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.31 KB, 112 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................. iv
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................... vii
Danh mục bảng ............................................................................................... viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung.....................................................................2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .....................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................2
1.4 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................2
1.5 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................2
1.5.1 Phạm vi về nội dung ...............................................................................2
1.5.2 Phạm vi về không gian ...........................................................................3
1.5.3 Phạm vi về thời gian ...............................................................................3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
BA BA ............................................................................................................4
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi ba ba ....................................................4
2.1.1 Khái niệm phát triển chăn nuôi ba ba ......................................................4
2.1.2 Vai trò của phát triển chăn nuôi ba ba trong phát triển kinh tế-xã hội.....7
2.1.3 Đặc điểm của quá trình phát triển chăn nuôi ba ba ................................ 11
2.1.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 12
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi ba ba ........................... 21
2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi ba ba ............................................... 25
2.2.1 Thực tiễn phát triển chăn nuôi ba ba ở Việt Nam .................................. 25
2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra........................................................................... 28
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 30
3.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 30
iv




3.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên của huyện Tân Yên ....................................... 30
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tân Yên ............................................. 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 37
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 37
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................... 38
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 39
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 39
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 42
4.1Thực trạng phát triển chăn nuôi ba ba trên địa bàn huyện Tân Yên ............... 42
4.1.1 Lịch sử hình thành nghề nuôi ba ba của các hộ dân trên địa bàn huyện
Tân Yên .................................................................................................... 42
4.1.2 Tình hình tổ chức chăn nuôi ba ba trên địa bàn huyện Tân Yên ........... 43
4.1.3 Hướng phát triển nuôi ba ba của hộ dân trên địa bàn huyện Tân Yên .. 44
4.1.4 Thông tin chung về các hộ chăn nuôi điều tra ....................................... 45
4.1.5 Thực trạng thực hiện các khâu kỹ thuật trong chăn nuôi ba ba của các hộ
điều tra ...................................................................................................... 49
4.1.6 Thực trạng nguồn lực phục vụ chăn nuôi ba ba của các hộ điều tra ....... 64
4.1.7 Thực trạng quá trình tiêu thụ sản phẩm ba ba của hộ trên địa bàn huyện
Tân Yên .................................................................................................... 69
4.1.8 Kết quả, hiệu quả .................................................................................. 72
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi ba ba trên địa bàn huyện Tân
Yên ............................................................................................................... 76
4.2.1 Yếu tố bên trong ................................................................................... 76
4.2.2 Các yếu tố bên ngoài ............................................................................ 77
4.3 Hệ thống giải pháp phát triển chăn nuôi baba trên địa bàn huyện Tân Yên ....... 81
4.3.1 Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chăn nuôi ba ba ..................... 81
4.3.2 Tăng cường nguồn lực cho phát triển chăn nuôi ba ba .......................... 82
4.3.3 Tăng cường kỹ thuật trong chăn nuôi ba ba .......................................... 85

4.3.4 Ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ba ba ...................... 89
4.3.5 Thành lập các liên kết bền vững ........................................................... 92
v


PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 96
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 96
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 98
5.2.1 Đối với tỉnh Bắc giang .......................................................................... 98
5.2.2 Đối với huyện, xã ................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 99
PHỤ LỤC........................................................................................................ 102

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

CBKN

Cán bộ khuyến nông

DT

Diện tích


ĐVT

Đơn vị tính

HĐSX

Hoạt động sản xuất

HTX

Hợp tác xã

NN& PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTD

Người tiêu dùng

PTNT

Phát triển nông thôn

SL

Số Lượng

TB


Trung bình

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thu nhập

TL

Tỷ lệ

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Năng suất cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày ................... 33
Bảng 3.2 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của huyện Tân Yên................... 34
Bảng 3.3 Quy mô dân số huyện Tân Yên giai đoạn 2012-2014 .......................... 35
Bảng 3.4 Cơ cấu lao động theo ngành của huyện Tân Yên giai đoạn 2012-2014 ...... 36

Bảng 3.5 Chất lượng lao động huyện Tân Yên giai đoạn 2011-2014 ................. 36
Bảng 3.6 Bảng phân bổ số lượng hộ điều tra...................................................... 38
Bảng 4.1 Sự phát triển nghề nuôi ba ba trên địa bàn huyện Tân Yên ................. 42
Bảng 4.2 Tình hình tổ chức chăn nuôi ba ba trên địa bàn huyện Tân Yên .............. 44
Bảng 4.3 Hướng phát triển nuôi ba ba của hộ dân trên địa bàn huyện Tân Yên ...... 45
Bảng 4.4 Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra ..................................................... 47
Bảng 4.5 Thực trạng ao nuôi ba ba của các hộ điều tra ......................................... 50
Bảng 4.6 Các thông tin cơ bản về giống nuôi ba ba của hộ.................................... 52
Bảng 4.7 Thực trạng sử dụng các nguyên tố vi lượng trong chăn nuôi ba ba của hộ
dân trên địa bàn huyện Tân Yên. .......................................................... 55
Bảng 4.8 Chi phí thức ăn cho ba ba của các hộ chăn nuôi ..................................... 56
Bảng 4.9 Thực trạng quản lý nguồn nước của hộ chăn nuôi ba ba ......................... 58
Bảng 4.10 Thực trạng mức độ nhận biết bệnh dịch baba thường mắc phải của hộ dân
........................................................................................................... 60
Bảng 4.11 Thực trạng thu hoạch ba ba của các hộ điều tra .................................... 63
Bảng 4.12 Tình hình lao động và quản lý lao động của hộ chăn nuôi ba ba trên địa
bàn huyện Tân Yên .............................................................................. 65
Bảng 4.13 Tình hình sử dụng nguồn lực đất đai của hộ chăn nuôi ba ba huyện Tân
Yên ..................................................................................................... 66
Bảng 4.14 Thực trạng nguồn vốn đầu tư cho hoạt động chăn nuôi ba ba của hộ ..... 68
Bảng 4.15 Giá bán ba ba mà các hộ chăn nuôi nhận được ..................................... 69
Bảng 4.16 Phương thức tiêu thụ sản phẩm của hộ chăn nuôi ba ba ........................ 71
Bảng 4.17 Thực trạng cách tiếp cận thị trường tiêu thụ của hộ nuôi ba ba .............. 72
Bảng 4.18 Chi phí đầu tư nuôi ba ba của các hộ................................................. 73
Bảng 4.19 Bảng hoạch toán doanh thu từ chăn nuôi ba ba của các hộ ............... 74
Bảng 4.20 Hiệu quả kinh tế từ các mô hình chăn nuôi ba ba .............................. 75
Bảng 4.21 Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung phân theo xã ............. 80
viii



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua ngành chăn nuôi thủy sản của nước ta không ngừng
phát triển mạnh góp phần đáng kể trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây
trồng trong nông nghiệp và phát triển kinh tế, xã hội. Trong xu hướng phát triển
của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi thủy sản nói
riêng sẽ tăng lên cả về tỷ trọng lẫn quy mô, bởi đây là ngành có giá trị kinh tế cao
và có khả năng tích lũy vốn cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn.
Từ khi có chủ trương đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế của Đảng, kinh tế hộ
nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát
triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và với huyện Tân Yên nói riêng. Trên
nền tảng kinh tế tự chủ của các hộ nông dân đã hình thành các trang trại trồng
trọt, chăn nuôi được đầu tư vốn, lao động với trình độ chuyên môn cao đóng góp
ngày càng nhiều của cải cho xã hội. Mới hình thành và phát triển nhưng mô hình
sản xuất này đã khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, vốn trong dân cư để đầu tư
phát triển sản xuất, cải thiện bộ mặt nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp một cách rõ rệt. Mỗi chủ trang trại đều chọn cho mình một loại cây
trồng vật nuôi mà gia đình có lợi thế. Trong chăn nuôi hiện nay thì ngoài những
con vật truyền thống được hộ nông dân huyện Tân Yên chọn nuôi như lợn, dê,
gà, vịt, cá…thì còn có một loại thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao là con
baba.
Nghề nuôi baba đã có từ lâu nhưng chủ yếu được các hộ dân nuôi với quy
mô nhỏ. Gần đây nghề nuôi baba trên địa bàn huyện Tân Yên trở nên ngày càng
phổ biến do sự phát triển của hệ thống các nhà hàng trong và ngoài tỉnh. Nhiều
hộ đã mạnh dạn vay vốn đầu tư cho chăn nuôi baba với quy mô lớn và đã thành
công. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều hộ dân thấy các hộ khác làm ăn có lãi cũng
đầu tư tiền của vào nuôi nhưng lại thất bại do thiếu kiến thức về cách quản lý,
tiếp cận thị trường cũng như kỹ thuật nuôi baba. Đứng trước thực trạng trên tôi
xin lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi ba ba trên địa bàn huyện
Tân Yên tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn của mình.


1


1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển và các nhân tố ảnh hưởng đến
chăn nuôi ba ba trên địa bàn huyện Tân Yên, từ đó đề xuất định hướng và một
số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi ba ba trên địa bàn huyện Tân Yên
tỉnh Bắc Giang.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển
chăn nuôi ba ba.
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi ba ba trên địa bàn huyện Tân
Yên tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi
ba ba ở huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi ba
ba trên địa bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Chăn nuôi ba ba của hộ nông dân huyện Tân Yên có những đặc trưng gì?
- Phát triển chăn nuôi ba ba của hộ nông dân huyện Tân Yên hiện như thế
nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi ba ba của hộ nông
dân huyện Tân Yên?
- Phát triển chăn nuôi ba ba của hộ nông dân huyện Tân Yên đang gặp
phải những khó khăn thách thức gì?

- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững chăn
nuôi ba ba của hộ nông dân huyện Tân Yên?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
- Nhóm tác nhân ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi ba ba.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về:
2


- Thực trạng chăn nuôi ba ba của người dân Tân Yên.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi ba ba của hộ dân trên địa
bàn huyện Tân Yên.
- Giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi ba ba của hộ dân trên địa bàn huyện
Tân Yên.
1.5.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
1.5.3 Phạm vi về thời gian
Đề tài thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban có liên quan trong 4 năm
2011-2014 và số liệu khảo sát thực tế địa phương từ ngày 10 tháng 9 năm 2014
đến ngày 30 tháng 9 năm 2015.

3


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI BA BA
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi ba ba
2.1.1 Khái niệm phát triển chăn nuôi ba ba
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển

Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa
tới sự ra đời cái mới thay thế cái cũ. Quan điểm này cũng cho rằng, sự phát triển
là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là
quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lại lặp lại dường
như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu
Vui,2009).
Ngày nay có nhiều quan niệm về phát triển: Phát triển là quá trình tăng
thêm năng lực của con người hoặc môi trường để đáp ứng nhu cầu của con người
hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Sản phẩm của sự phát triển
là con người được khỏe mạnh, được chăm sóc sức khỏe tốt, có nhà ở tiện nghi
sinh hoạt, được tham gia lao động theo chuyên môn đào tạo và hưởng thụ những
thành quả do mình tạo ra. Như vậy phát triển không chỉ bao hàm việc khai thác
và biến đổi các nguồn tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua và bán sản phẩm
mà còn bao gồm các hoạt động không kém phần quan trọng như chăm sóc sức
khỏe, an ninh xã hội, an ninh dinh dưỡng, bảo tồn thiên nhiên,…phát triển là một
tổ hợp các hoạt động, một số mục tiêu xã hội, mục tiêu kinh tế, chính trị dựa trên
việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm phát huy hết khả năng của con người
và mang lại cho con người cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực. Bất
cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: Sự tăng lên
về cả chất và lượng; sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổ chức; sự thay
đổi về thị trường; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự.
4


2.1.1.2 Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển, tăng
trưởng kinh tế được quan niệm là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản lượng

nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh
tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế tính toàn bộ hay
tính theo bình quân đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là mức %
hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong một giai đoạn.
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về
chất, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và
xã hội ở mỗi quốc gia. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba
tiêu thức.
Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu
nhập trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng
của nền kinh tế, là điều kiện để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và
thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.
Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế, đây là tiêu thức
phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các
giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các
quốc gia người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà
quốc gia đạt được.
Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu
cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng
hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự
tăng lên tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình
độ dân trí, sự an toàn được bảo vệ…Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về
chất của quá trình phát triển.
Phát triển kinh tế theo chiều rộng: Phát triển kinh tế bằng cách tăng số
lượng lao động, khai thác thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản
cố định và sản lượng lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều kiện của
Việt Nam một nước kinh tế còn chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa
5



được sử dụng và khai thác hết, nhất là số lượng lao động chưa có việc làm còn
cao thì phát triển kinh tế theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng,
nhưng đồng thời phải coi trọng phát triển theo chiều sâu do phát triển kinh tế
theo chiều rộng có những giới hạn và mang lại hiệu quả kinh tế về lâu dài là thấp
(Nguyễn Văn Luận, 2010).
Phát triển kinh tế theo chiều sâu: Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới
thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ
chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các
nguồn nhân tài, vật lực hiếm có. Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố
nguồn lực phát triển theo chiều rộng ngày càng cạn kiệt dần, cuộc cách mạng
khoa học- kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ với những tiến
bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học
đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu.
Kết quả phát triển kinh tế theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu như
tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm
hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
theo đầu người (Nguyễn Văn Luận, 2010).
2.1.1.3 Khái niệm về phát triển chăn nuôi ba ba
Song song với chuỗi giá trị mang lại, ngành chăn nuôi ba ba tạo ra rất
nhiều việc làm liên quan đến các lĩnh vực khác nhau như: sản xuất con giống ba
ba, chế biến thức ăn cho ba ba, dịch vụ thú y, sản xuất thiết bị, dụng cụ cho
chuồng trại, thu gom sản phẩm ba ba, chế biến, tiêu thụ…phát triển theo. Như
vậy ngành chăn nuôi ba ba có tính lan tỏa lớn, phát triển ngành này sẽ kéo theo
các ngành liên quan khác phát triển theo, từ đó có thể tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Như vậy chăn nuôi ba ba được coi là phát triển khi nó đảm bảo thỏa mãn
được 3 vấn đề là kinh tế, xã hội, môi trường (Phạm Văn Lái, 2011).
-Về mặt kinh tế: Tốc độ tăng trưởng về diện tích mặt nước nuôi thả ba ba,
số lượng ba ba được nuôi, tăng lên về sản lượng ba ba hàng năm, hiệu quả sử

6


dụng vốn trong quá trình chăn nuôi ba ba, nghiên cứu và áp dụng quy trình chăn
nuôi ba ba hợp lý, khoa học để có sản phẩm chất lượng cao và hiệu quả.
- Về mặt xã hội: Tạo thêm việc làm cho người lao động, là nguồn sinh kế
ổn định cho hộ nông dân, tạo nguồn thu nhập tốt cho người lao động ổn định
cuộc sống, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, thu hút được lao động đã
qua đào tạo làm việc cho ngành chăn nuôi ba ba.
- Về mặt môi trường: Chăn nuôi ba ba đảm bảo không gây ô nhiễm môi
trường đặc biệt là môi trường nước.
2.1.2 Vai trò của phát triển chăn nuôi ba ba trong phát triển kinh tế-xã hội
2.1.2.1 Cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho nhu cầu của xã hội
Ngày nay khi người ta càng chú trọng đến vấn đề an ninh dinh dưỡng thì
những thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe ngày càng được coi trọng. Theo
đông y ba ba có tính bình, vị ngọt, có công năng tư âm, mát huyết, bổ khí nhuận
phế, bổ can thận âm hư, trừ thấp nhiệt, háo, khát... Trong 100g thịt ba ba có chứa
tới 13,6g đạm; 4,3g mỡ; 4,1g đường; các vitamin: B1 0,06mg,

B2 0,2mg, E

1,75mg, P 14mg, canxi 133mg, selen 15,19mg, sắt 2mg…Như vậy ba ba chính là
món ăn bổ dưỡng cung cấp cho con người rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức
khỏe (Phó Thuần Hương, 2014). Phát triển chăn nuôi ba ba sẽ tạo điều kiện để
mọi người đều có cơ hội sử dụng thịt ba ba ngày càng phổ biến hơn. Ba ba sẽ góp
phần trong công cuộc giảm tỷ lệ người suy dinh dưỡng ở trẻ em.
2.1.2.2 Vai trò của phát triển chăn nuôi ba ba đối với phát triển kinh tế nông
nghiệp
Sự phát triển đa dạng của các giống cây trồng, vật nuôi trong nông
nghiệp nói chung và trong ngành chăn nuôi nói riêng từng bước khẳng định vị

trí rõ nét trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đó là, áp dụng nhanh tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng hoá lớn; tạo sự liên kết hợp tác dịch vụ sản
xuất cũng như thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp; chủ động tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm…(Trần Danh
Thìn và Nguyễn Huy Trí, 2008). Thực tế cho thấy, phát triển ngành chăn nuôi
với quy mô lớn đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá
7


trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, giúp
nông dân vươn lên làm giàu, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng nghìn
lao động, tăng thu nhập cho nông dân và thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn
ngày nay. Đối với ngành chăn nuôi ngoài những vật nuôi truyền thống như lợn
thịt, gia súc, gia cầm thì hiện nay các loại thủy đặc sản cũng được rất chú trọng,
và một trong những thủy đặc sản được chú trọng hiện nay đó là con ba ba.
Để ngành chăn nuôi ba ba phát triển, góp phần cho sự phát triển chung
của toàn ngành nông nghiệp thì cần đưa ngành chăn nuôi ba ba phát triển theo
hướng thâm canh quy mô lớn và mang tính tập trung cao độ đó là hình thức
chăn nuôi theo quy mô trang trại. Ngày 13/4/2011, Bộ Nông nghiệp và PTNT
ban hành Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí và thủ tục cấp
giấy chứng nhận kinh tế trang trại mới.
Việc tiếp cận các chính sách ưu đãi của nhà nước về kinh tế trang trại
như: chính sách vay vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tiêu thụ nông sản, chưa có
các chính sách thúc đẩy tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho kinh tế trang trại...
Mặc dù nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho loại hình kinh tế này.
Song việc tiếp cận từ các nguồn vốn trên từ các ngân hàng như: Ngân hàng nông
nghiệp và chính sách gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết các trang trại chưa được
tiếp cận từ các nguồn vốn trên.
Thủ tục giao đất, cấp đất cho các chủ trang trại khi đã có đề án sản xuất
kinh doanh được thẩm định còn chậm, gây cản trở đến quá trình đầu tư phát triển

trang trại mới. Trong khi đó các trang trại, gia trại phần lớn nằm xen lẫn trong
các khu dân cư, nên đòi hỏi cần có sự quan tâm từ chính quyền các cấp trong việc
di dời cũng như quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Trong khi đó trình độ quản
lý, kỹ thuật của các chủ trang trại nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển;
các chủ trang trại điều hành sản xuất theo kinh nghiệm, hầu hết chưa qua đào tạo,
tập huấn. Khả năng tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm của các chủ trang
trại còn hạn chế, việc liên kết tiêu thụ còn yếu; lao động huy động làm việc trong
các loại hình trang trại chưa nhiều và ít có hợp đồng lao động, chủ yếu là thuê
mướn lao động thời vụ.
8


Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, việc phát triển kinh tế trang
trại, gia trại là yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Để giúp loại hình kinh tế này
phát triển trong thời gian tới, trước hết cần phải ban hành một số chủ trương,
chính sách riêng của tỉnh nhằm giúp loại hình kinh tế này phát triển nhanh và
có hiệu quả, đảm bảo phù hợp với chủ trương chung của tỉnh. Để tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển trong thời gian tới, có một kiến nghị
và đề xuất sau:
- Về đất đai: trên cơ sở quy hoạch chung của từng địa phương, có chính
sách khuyến khích hỗ trợ cho nhân dân ở các vùng có lợi thế để phát triển kinh tế
trang trại (vùng tập trung chuyên canh), cải tiến thủ tục cấp đất, giao đất, cho
thuê đất, miễn thuế sử dụng đất đối với những năm đầu cho chủ trang trại khi có
đầy đủ điều kiện và có phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
- Có chính sách di dời các trang trại xen lẫn ở trong khu dân cư và các
trang trại thành lập mới đến nơi quy hoạch tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường
và phòng chóng dịch bệnh.
- Về tín dụng: mở rộng đối tượng cho vay vốn, nâng mức vay cho hộ chăn
nuôi ba ba, đồng thời nghiên cứu cơ chế thế chấp vay vốn từ tài sản hình thành
vốn vay của trang trại. Cần có chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi hoặc cấp bù lãi

suất vay vốn cho loại hình kinh tế trang trại.
- Tăng cường khuyến khích liên kết sản xuất tiêu thụ giữa các trang trại và
các doanh nghiệp, liên kết giữa 4 nhà, tạo thành chuỗi giá trị cho mỗi loại hình
trang trại, mỗi loại sản phẩm.
- Có chính sách hỗ trợ đào tạo tập huấn về quản lý, kỹ thuật nuôi ba ba
cho chủ hộ nuôi.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn để đưa hoạt động của các mô hình
kinh tế trang trại đi vào chiều sâu và phát triển đúng hướng, góp phần đẩy nhanh
tiến độ xây dựng nông thôn mới, cần có sự nhìn nhận đầy đủ hơn, đồng thời có
những bước đi, giải pháp phù hợp để các mô hình kinh tế trang trại ngày càng
phát triển có hiệu quả và bền vững; cần phải xây dựng một đề án quy hoạch tổng
thể về phát triển các loại mô hình kinh tế trang trại, gia trại gắn với xây dựng
9


nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Trên cơ
sở đánh giá đầy đủ, cụ thể, chính xác thực trạng của từng loại hình kinh tế trang
trại theo các tiêu chí quy định tại Thông tư 27 của Bộ NN& PTNT làm cơ sở để
hoạch định các chủ trương, chính sách và các nội dung triển khai thực hiện đề án
trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời đề ra các nhiệm vụ và giải pháp hữu hiệu nhằm
giúp cho các loại hình kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh.
Phát triển ngành chăn nuôi theo quy mô lớn là một chủ trương lớn của
Đảng ;Nhà nước đang được tổ chức thực hiện có hiệu quả; liên kết trong sản
xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hoá nông sản tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh
tế cao cho xã hội và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, kinh
tế trang trại ngày càng khẳng định vị trí trong tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến
trình xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước.
2.1.2.3 Vai trò của phát triển chăn nuôi ba ba đối với sự phát triển của các
ngành phi nông nghiệp
Nhiều sản phẩm đầu ra của các ngành chăn nuôi chính là nguyên liệu đầu

vào của các ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ. Do vậy khi các ngành chăn
nuôi sản xuất với quy mô lớn và đa dạng về chủng loại hơn thì ngành công
nghiệp chế biến cũng có nguồn nguyên liệu khổng lồ để sản xuất tạo nên nhiều
sản phẩm hơn, đa dạng về chủng loại hơn.
Cùng với sự phát triển của các nhà hàng cao cấp, Ba ba trở thành món ăn
đặc sản được nhiều người yêu thích như ba ba rang muối, ba ba om chuối đậu,
lẩu ba ba, ba ba om hồng xíu…Ngoài ra, ba ba còn là vị thuốc chính trong các
bài thuốc chữa các bệnh thần kinh suy nhược thể thận âm hư, hen suyễn, sơ gan
sung phổi, chữa sưng lá lách, sỏi thận, chữa tắc kinh, chữa sốt rét…
Ba ba là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, trong những năm qua ngành
chăn nuôi ba ba ngày càng phát triển, nhiều trang trang trại nuôi ba ba mở rộng
quy mô. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu hàng tram tấn ba ba các loại sang các thị
trường nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…mang lại nguồn thu
ngoại tệ lớn.
Các trang trại nuôi ba ba lớn còn phát triển ngành du lịch sinh thái, du
khách tới đây có thể đi vãn cảnh, thăm thú ao nuôi ba ba và có thể thưởng thức
10


các món ăn đặc sản được chế biến từ thịt ba ba.
2.1.2.4 Vai trò của phát triển chăn nuôi ba ba đối với xã hội
- Thực tế cho thấy các mô hình chăn nuôi ba ba lớn làm ăn hiệu quả,
hàng năm thuê hàng chục công nhân làm việc thường xuyên với mức thu nhập
ổn định góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ
những lao động thất nghiệp ở nông thôn, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng như
các tệ nạn xã hội (Nguyễn Ngọc Xuân, 2015).
- Sản phẩm của các trang trại nói chung và của các trang trại nuôi ba ba
nói riêng được xuất khẩu sang nước ngoài góp phần quảng bá hình ảnh của đất
nước đến bạn bè năm châu bốn biển, nâng cao vị thế của đất nước trên trường
quốc tế.

2.1.3 Đặc điểm của quá trình phát triển chăn nuôi ba ba
Khi nói đến phát triển là người ta nói đến khả năng tích tụ về mặt lượng
đến một mức độ nhất định để đạt được sự thay đổi về chất. Quá trình phát
triển chăn nuôi nói chung hay phát triển chăn nuôi ba ba cũng như vậy. Để các
mô hình chăn nuôi ba ba có thể phát triển được cần thời gian, tiền bạc, công
sức sự cố gắng của cả hệ thống chính quyền cũng như điều kiện quan trọng
nhất là tự người dân mong muốn phát triển mô hình chăn nuôi của mình (Mai
Văn Hữu, 2011)
Quá trình phát triển chăn nuôi ba ba cũng cần phải đi theo từng bước và
không thể nóng vội. Trước hết người dân cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức
về kỹ thuật nuôi ba ba như về chế độ ăn, phòng chống dịch bệnh, cách lựa chọn
giống tốt, cách xậy dựng thiết kế ao nuôi và cách quản lý ao nuôi. Sau đó mới mở
rộng quy mô chăn nuôi. Mở rộng quy mô về diện tích ao nuôi, về số lượng con
nuôi và sau đó là đa dạng về loại giống ba ba được nuôi.
Để ngành chăn nuôi ba ba phát triển một cách bền vững cần phải làm
tốt khâu tiêu thụ sản phẩm. Muốn ngày càng có nhiều khách hàng mua sản
phẩm của mình thì trước hết nông hộ cần đảm bảo chất lượng sản phẩm mình
làm ra phải an toàn và có chất lượng cao. Phải cùng nhau giữ uy tín cho ngành
hàng, xây dựng lòng tin với khách hàng, xậy dựng thương hiệu sản phẩm và

11


bảo vệ thương hiệu sản phẩm mình làm ra. Chủ động tìm kiếm thị trường tiềm
năng, kết hợp nhiều loại hình kinh doanh đa dạng để tiếp cận khách hàng từ
nhiều giác độ khác nhau.
2.1.4 Nội dung nghiên cứu
2.1.4.2 Hướng nuôi ba ba của các hộ dân
Hiện nay ở Việt Nam người nuôi ba ba rất nhiều không chỉ ở trong Nam
mà còn ở ngoài Bắc. Hướng nuôi ba ba chủ yếu của các hộ dân vẫn là nuôi

thương phẩm. Nguyên nhân là do ba ba thương phẩm có thị trường tiêu thụ rộng
lớn không chỉ ở trong nước, sản phẩm ba ba có thể xuất bán ra nước ngoài như
Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản, Hàn Quốc…với số lượng lớn và giá thành cao
(Pha Lập, 2001). Tuy nhiên, mặc dù trong nước có nhiều cơ sở sản xuất ba ba
giống nhưng chúng ta vẫn phải nhập ba ba giống từ nước ngoài với số lượng lớn.
Nhận thấy tiềm năng phát triển nhiều hộ chăn nuôi đã phát triển nhiều mô hình
sản xuất ba ba giống hiệu quả mang lại thu nhập cao. Thị trường ba ba giống
cũng ngày càng trở nên năng động với các chủng loại và kích cỡ khác nhau.
Nhiều trại giống ba ba ở cả khu vực miền Bắc và miền nam đã được cấp giấy
chứng nhận trại giống ba ba đạt tiêu chuẩn góp phần nâng cao tính tự chủ về
nguồn giống cho người chăn nuôi ba ba.
2.1.4.3 Hình thức tổ chức nuôi ba ba
a. Đặc điểm hình thức nuôi ba ba theo quy mô nông hộ
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và sử
dụng các yếu tố sản xuất:
- Lao động trực tiếp cũng là lao động quản lý
-Sử dụng sức lao động và nguồn vốn của hộ là chủ yếu
Hình thức nuôi ba ba theo quy mô nông hộ là đặc trưng của ngành sản
xuất tự cung tự cấp, tận dụng những nguồn thức ăn sẵn có. Hiện nay hình thức
chăn nuôi này vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm
cho xã hội. Tuy nhiên đây cũng là hình thức còn tồn đọng rất nhiều hạn chế
như khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản phẩm làm ra ít, mức độ đồng
đều thấp (trong khi bà con nuôi ba ba đều muốn nuôi ba ba đạt 2kg/con12


3kg/con thì các chủ nhà hàng lại muốn 10 con ba ba đều như nhau cả 10), khó
kiểm soát dịch bệnh.
b. Đặc điểm hình thức nuôi ba ba theo quy mô trang trại
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn
- Có sự phân biệt giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp

Để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn phục vụ cho phát triển, hình thức trang
trại được khuyến khích phát triển thay thế cho hình thức chăn nuôi ba ba theo
kiểu nông hộ do có nhiều ưu điểm như khối lượng sản phẩm ba ba tạo ra lớn, dễ
áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, mức độ đồng đều cao… do hình thức
trang trại hội tụ nhiều đặc điểm ưu việt.
2.1.4.4 Quy trình nuôi ba ba
a. Quy trình nuôi ba ba thâm canh
Phương thức chăn nuôi ba ba theo hướng thâm canh là phương thức chăn
nuôi tập trung chủ yếu vào việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư thêm các đầu
vào như giống, thức ăn, thuốc thú y…và lao động trên một diện tích không mở
rộng, nhằm đạt năng suất cao hơn để tăng sản lượng ba ba sản xuất ra (Nguyễn
Duy Khoát, 2000).
Hình thức nuôi ba ba thâm canh hoàn toàn dựa vào thức ăn bên ngoài, chủ
yếu sử dụng thức ăn công nghiệp có chất lượng cao. Mật độ thả từ 15-20 con/m2.
Diện tích ao nuôi từ 1-2 hecta, hệ thống ao xây dựng hoàn chỉnh cấp và tiêu nước
tự động, có các trang thiết bị đầy đủ các phương tiện dễ quản lý và vận hành (hệ
thống ao, thủy lợi, giao thông, điện nước, cơ khí…) độ sâu mặt nước từ 1,5 -2m
và đạt năng suất từ 180 tấn/ha/vụ.
Quy trình chăn nuôi ba ba thâm canh bao gồm các bước sau:
Bước 1. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi
Xây dựng ao nuôi ở những vùng đã được quy hoạch. Chủ động nguồn cấp,
thoát nước, không bị ô nhiễm nước thải công nghiệp, nông nghiệp và nước sinh
hoạt. Vùng nuôi thuận lợi về giao thông, có đủ nguồn điện cung cấp và an ninh
trật tự tốt.
Bước 2. Xây dựng hệ thống nuôi
13


Hệ thống ao nuôi ba ba thâm canh bao gồm: Ao lắng, ao nuôi và ao chứa thải
với tỷ lệ tương ứng 2:7:1.

Bước 3. Xác định thời gian nuôi
* Nuôi chu kỳ 1,5 - 2 năm :
Nuôi hết năm đầu chưa thu hoạch giữ lại nuôi tiếp 6 tháng đến 1 năm, cỡ
thu đạt 1-1,5kg/con.
Bước 4: Xử lý nguồn nước
Trước khi đưa ba ba vào nuôi thì nguồn nước cần phải được kiểm định đạt
tiêu chuẩn về lý hóa thì mới tiến hành thả ba ba.
Bước 5: Xác định mật độ nuôi
Có thể thả mật độ tối đa như sau :
- Cỡ 50-100g thả 15-20 con/m2
- Cỡ 100-150g thả 12-17 con/m2
- Cỡ 150-300g thả 8-10 con/m2
- Cỡ 300-500g thả 5-8 con/m2
Bước 6: Tuyển chọn con giống
Giống được tuyển chọn phải tuân thủ theo những quy trình nghiêm ngặt
nhất định. Trước hết là chọn bằng cảm quan, thứ 2 thử thuốc để tuyển chọn
những con giống đạt tiêu chuẩn.
Bước 7: Chăm sóc ba ba
Thức ăn: Phải có kho chứa thức ăn và bảo quản thức ăn đặc biệt là nguồn
thức ăn tươi sống như cá, tôm để phòng trừ thức ăn bị tẩm urê gây ngộ độc cho
ba ba. Bảo quản thức ăn tươi sống trong kho lạnh để đảm bảo chất lượng. Đối với
thức ăn công nghiệp thì cần phải kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với
từng độ tuổi của ba ba. Cho ba ba ăn đúng giờ để tập thói quen cho ba ba.
Chú ý đến việc bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết cho từng giai
đoạn phát triển của ba ba. Duy trì nhật ký cho ăn của ba ba hàng ngày để theo dõi
về thành phần thức ăn và hàm lượng dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn để có sự điều
chỉnh kịp thời.

14



Bước 8. Quản lý môi trường ao nuôi
Thay tháo nước định kỳ và kiểm tra nước thường xuyên: Độ PH, các chất độc
hại như NH3, H2S…
Bước 9: Phòng và trị bệnh cho ba ba
Công tác phòng bệnh luôn phải được đề cao, hàng ngày cần quan sát hoạt
động bắt mồi và sức khỏe của ba ba. Quan sát các biểu hiện bên ngoài cùng
lượng thức ăn tiêu thụ sau mỗi bữa ăn…để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất
thường kịp thời. Theo dõi mức độ tăng trưởng của ba ba qua các thời kỳ.
Trị bệnh: Sử dụng đúng loại thuốc, không lạm dụng các loại thuốc kháng
sinh và các chế phẩm sinh học khác. Ngoài ra đối với những con ba ba bị chết
trong quá trình nuôi cần chuyên gia tư vấn và tiến hành giải phẫu để chuẩn đoán
đúng bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời đối với các con ba ba còn lại.
Bước 10. Thu hoạch
Ngưng sử dụng các loại kháng sinh và các chế phẩm sinh học theo đúng
số ngày quy định. Tùy theo giá cả mà người nuôi ba ba chọn thời điểm thu hoạch
thích hợp khi ba ba đạt kích cỡ nhất định.
b. Quy trình nuôi ba ba quảng canh
Phương thức chăn nuôi ba ba theo hướng quảng canh là phương thức chăn
nuôi dựa chủ yếu vào việc mở rộng diện tích chăn nuôi ba ba để tăng sản lượng
(Tạ Thành Cấu, 2002).
Bước 1. kiến tạo ao nuôi, bể nuôi
Bể nuôi ba ba thịt có thể nhỏ hơn 50-100m2 (do điều kiện hạn chế về vốn
và đất). Có thể nuôi trong các ao đất rộng trên 200m2 - 1.500m2, bờ ao không
nhất thiết phải xây, nhưng quanh ao phải có tường bảo vệ chắc chắn (chú ý hệ
thống bể, ao xây dựng theo hình chữ nhật, chiều sâu từ 1,5 - 2m, giữ được mức
nước 1-1,2m).
Bước 2. Xác định thời gian nuôi
* Nuôi trong vòng 1 năm :
Cỡ giống 100-300g, nuôi từ tháng 3, 4 đến cuối năm thu hoạch từ 0,4 -


15


0,8kg/con, những con lớn trội đạt 1kg.Cỡ giống 50g - 100g, nuôi từ tháng 8, 9,
10 năm trước đến cuối năm sau thu hoạch cỡ 0,5 - 1kg/con.
* Nuôi chu kỳ 1,5 - 2 năm :
Nuôi hết năm đầu chưa thu hoạch giữ lại nuôi tiếp 6 tháng đến 1 năm, cỡ
thu đạt 1-1,5kg/con.
Bước 3: Xác định Mật độ nuôi
Có thể thả mật độ tối đa như sau :
Cỡ 50-100g thả 10-15 con/m2 tương ứng 1 kg/m2
Cỡ 100-150g thả 7-10 con/m2 tương ứng 1 kg/m2
Cỡ 150-300g thả 4-5 con/m2 tương ứng 1 kg/m2
- Cỡ 300-500g thả 2-3 con/m2 tương ứng 1 kg/m2
Trên thực tế, tuỳ theo điều kiện về nguồn vốn, qui mô diện tích nuôi, điều
kiện cấp nước, thay nước, trình độ kỹ thuật… có thể áp dụng thả dao động từ 0,1
- 1kg/m2 hoặc 1-2 con/m2.
Bước 4: Tuyển chọn con giống
Giống là nhân tố hàng đầu mang tính quyết định đến cả quá trình nuôi ba
ba. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giống nhưng loại được nuôi phổ
biến là ba ba Đài loan-Sông hồng, hay ba ba thái lan do tốc độ tăng trọng nhanh,
thịt thơm...nên được mọi người ưa chuộng. Khi chọn giống ba ba cần chú ý
những đặc điểm:Về ngoại hình: mu, đuôi, 4 chân, mỏ, mắt không bị dị tật, dị
hình hoặc mù mắt. Con đực: Thân hình mỏng, đuôi dài ra khỏi mai, dùng tay
vuốt phần cuối của mai không thấy sần sùi (gợn sóng) như con cái.Con cái: Thân
hình tròn, bầu dục hơn con đực và đuôi ko dài như con đực. Dùng tay vuốt phần
cuối của mai thấy sần sùi hơn con đực. Khi nuôi ba ba thương phẩm người ta
thường chọn tỷ lệ con cái nhiều hơn con đực, do ba ba cái có khả năng tăng trọng
nhanh hơn, bình quân sau 12 tháng với chế độ dinh dưỡng như nhau ba ba đực

tăng trọng 1kg trong khi ba ba cái có thể tăng trọng từ 1,2 đến 1,5 kg.
Bước 5: Chăm sóc ba ba
* Chăm sóc và quản lý
Cho ăn và theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp hàng ngày. Làm

16


vệ sinh nơi cho ba ba ăn, vớt bỏ thức ăn thừa hoặc rác bẩn. Phát hiện và xử lý kịp
các chỗ ba ba có thể đi mất.Thay nước đảm bảo nước trong ao luôn sạch sẽ. Diện
tích nuôi nhỏ, mật độ nước cao, nhiệt độ nước cao, cần thay nước hàng ngày hoặc 34 ngày thay toàn bộ 1 lần. Khi thay nước cần nhẹ nhàng, tránh làm ba ba sợ hãi. Nếu
dùng máy hút vẩn cận hàng ngày cho ao nuôi ba ba, có thể giảm bớt được số lần
thay nước. Chống nắng và chống rét : Những ngày nhiệt độ lên cao trên 33oC cần
tìm các biện pháp hạ nhiệt độ nước ao nuôi. Những ngày nhiệt độ lạnh 10-12oC cần
có các biện pháp che chắn chống lạnh và tăng nhiệt độ nước ao (nếu có điều kiện).
Theo dõi ba ba bị bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
Bước 6: Phòng và trị bệnh cho ba ba
Các phương pháp phòng bệnh cho ba ba chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm là chính.
2.1.4.5 Các yếu tố đầu vào được sử dụng trong chăn nuôi ba ba
a. Giống
Mô hình chăn nuôi ba ba hiện nay đã được nhân rộng khắp trong cả nước,
trên mọi vùng miền của Việt Nam, do đó đã dẫn đến có sự phong phú rất lớn về
giống nuôi. Từ ba ba sông hồng, ba ba đài loan, ba ba gai, ba ba lai đến cua
đinh… mỗi loại giống lại có những đặc điểm riêng. Do đó để chăn nuôi ba ba
ngày càng phát triển các giống ba ba đáp ứng với nhu cầu của người tiêu dùng,
phát triển các giống cho năng suất cao đảm bảo thịt ba ba thơm, ngon và chứa
nhiều chất bổ dưỡng…người nuôi ba ba cũng cần thận trọng trong khâu chọn
giống đầu vào. Bởi giống là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế đầu ra của người nuôi ba ba (Nguyễn Duy Khoát, 2000).

b. Nguồn nước
Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi ba ba không chỉ quyết định đến khả
năng sinh trưởng và phát triển của ba ba mà còn quyết định đến chất lượng thịt
của ba ba. Nguồn nước sạch sẽ cho chất lượng thịt tốt, nguồn nước bẩn sẽ khiến
cho chất lượng thịt ba ba không được đảm bảo. Do vậy, để phát triển chăn nuôi
ba ba cần phải sử dụng nguồn nước một cách hợp lý, nước đưa vào bể nuôi cần
được xử lý để đảm bảo độ an toàn nhất định (Tạ Thành Cấu, 2002).\

17


c. Thức ăn
Nguồn thức ăn sử dụng cho quá trình chăn nuôi ba ba rất phong phú và đa
dạng có thể tận dụng các nguồn thức ăn tươi sống như cá, tôm, tép, ốc,hến, cua,
sò, trùn quế, trùn đất, mỡ trâu bò, hay phế phẩm lò mổ… (Phạm Kim Đăng,
2004). Hiện nay, ở Việt Nam chưa sản xuất được thức ăn công nghiệp dành riêng
cho ba ba do vậy các hộ chăn nuôi ba ba chủ yếu sử dụng cám nổi là thức ăn của
cá để chăn nuôi ba ba. Như vậy trong tương lai khi đàn ba ba phát triển lên với
quy mô lớn cần khối lượng thức ăn chăn nuôi lớn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng
để con ba ba sinh trưởng và phát triển tốt thì ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
cho ba ba cần phải được chú trọng đầu tư phát triển.
d. Các loại máy móc
Hiện nay với tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển các loại
máy móc được đưa vào để hỗ trợ quá trình chăn nuôi ba ba được tốt hơn, giải
phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Máy bơm xoay vòng tạo mưa nhân tạo: Có tác dụng tăng lượng ô xi
trong nước, giải pháp tránh việc phân tầng nhiệt độ nước trong những ngày nắng
nóng giúp ba ba tránh nóng khi nhiệt độ thời tiết tăng cao.
- Máy nghiền thức ăn: Trong quá trình nuôi ba ba người nuôi có thể kết
hợp nhiều loại thức ăn khác nhau để đa dạng hóa nguồn thức ăn cho ba ba. Thức

ăn của ba ba có thể được sơ chế theo nhiều hình thức khác nhau như băm, chặt
hay nghiền nhỏ. Các loại máy nghiền thức ăn cho ba ba hiện nay rất phổ biến chỉ
với chưa đến 2 triệu đồng các hộ dân có thể sở hữu được một chiếc máy nghiền
thức ăn đa năng tiện dụng.
2.1.4.6 Quản lý dịch bệnh
Những năm trở lại đây số lượng ba ba nuôi trong cả nước đang có xu
hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên không phải tất cả các hộ nuôi đều thu được
nguồn lơn nhuận lớn từ chăn nuôi ba ba mà nhiều hộ chăn nuôi còn bị thiệt hại
về kinh tế rất lớn do diễn biến của các dịch bệnh trên con ba ba ngày càng diễn
ra phức tạp. Khi dịch bệnh xảy ra sẽ gây tác hại và hậu quả nghiêm trọng không
những cho ngành chăn nuôi ba ba mà còn cho nền kinh tế-xã hội và sức khỏe
18


con người. Để đảm bảo cho đàn ba ba luôn khỏe mạnh, mau lớn, tiêu tốn ít thức
ăn mà vẫn đạt hiệu quả cao cần thường xuyên theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng
theo đúng các quy trình kỹ thuật; công tác thú y đặc biệt là việc phòng bệnh cho
ba ba khi thời tiết chuyển mùa phải được tiến hành kịp thời và giám sát chặt chẽ
nhằm giảm thiểu rủi ro để người chăn nuôi ba ba yên tâm mở rộng quy mô
(Nguyễn Duy Khoát, 2000).
2.1.4.7 Quá trình tiêu thụ sản phẩm ba ba
a. Chất lượng sản phẩm ba ba
Chất lượng sản phẩm ba ba là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình
tiêu thụ sản phẩm. Những con ba ba có ngoại hình đẹp, thịt ngon sẽ có giá cao
hơn rất nhiều những con ba ba có ngoại hình xấu hay thịt bị nhũn. Ngày nay nền
kinh tế phát triển mạnh người dân ngày càng giàu lên, người tiêu dùng không chỉ
ăn no mà phải ăn ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm. Người ta sẵn sàng chi trả
với giá cao cho những sản phẩm an toàn. Tuy nhiên người nuôi ba ba do chỉ
quan tâm đến lợi nhuận nên vẫn để xảy ra tình trạng như: Lượng tồn dư thuốc
thú y trong sản phẩm ba ba còn quá cao mà vẫn xuất bán, hay dùng các loại

hooc môn tăng trưởng trong chăn nuôi khiến cho con ba ba tăng trọng nhanh
nhưng thịt sẽ bị mềm, nhiều nước ăn không ngon ảnh hưởng đến uy tín của
chính mình (Bùi Thị Mỹ Linh, 2011).
b. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp khi tiêu thụ như : tươi sống, khó
khăn cho việc bảo quản, sản phẩm mang tính mùa vụ và có đặc điểm là cung
muộn-không thể đáp ứng ngay lập tức, vì đối tượng sản xuất nông nghiệp là
những sinh vật sống, nó cần phải có thời gian sinh trưởng phát triển sau đó mới
đến bước tiêu thụ sản phẩm.
Đối tượng khách hàng là ai? Khách hàng mua nông ba ba cũng được phân
chia theo nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ khách hàng là những công dân
của các nước có thu nhập cao thường họ có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản
phẩm tuy nhiên họ sẵn sang trả giá cao khi mua nông sản. Với những nhóm
khách hàng có thu nhập thấp, thường thì họ có yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa
19


cũng thấp, giá cả cũng khó chấp nhận ở mức cao. Ngoài ra chúng ta cũng chú ý
đến đặc điểm của khách hàng từng châu lục có những yêu cầu về sản phẩm cũng
khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa khác nhau. Ví dụ thịt lợn là thứ
mà những người theo đạo hồi kiêng, cũng như những người theo đạo Hinđu
không dùng thịt bò trong bữa ăn của mình. Tóm lại thị trường tiêu thụ sản phẩm
là rất quan trọng, nó là vấn đề sống còn đối với sự phát triển các trang trại. Đối
với hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là vô cùng
lớn. tất cả các thành phần kinh tế đều phải sử dụng sản phẩm của nông nghiệp.
Mà hiện nay trang trại là then chốt trong phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó sản
xuất nông nghiệp lại luôn gắn liền với đất đai, phụ thuộc rất lớn về khí hậu và
thời tiết, bệnh dịch. Hơn nữa vùng sản xuất lại luôn trải dài, không tập trung. Các
hệ thống phân tán rộng khắp trên toàn lãnh thổ. Chính điều này cũng gặp không
ít khó khăn trong vấn đề tiêu thụ (Bùi Thị Mỹ Linh, 2011).

c. Tính bền vững của các liên kết
- Liên kết giữa những chủ hộ nuôi ba ba
Nghề nuôi ba ba đã thu hút đông đảo hộ nông dân tham gia và nhiều hộ
nuôi rất thành công. Ở nhiều tỉnh thành đã thành lập được các hợp tác xã nông
nghiệp làm ăn có hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho xã viên khi tham gia. Hay
các hiệp hội những người nuôi ba ba...họ liên kết lại với nhau trước hết là chia sẻ
những kinh nghiệm trong chăn nuôi ba ba về tiêu chuẩn ao nuôi, thức ăn cho ba
ba hay cách phòng chống dịch bệnh cho ba ba... Sau đó là liên kết lại để tìm đầu
ra cho sản phẩm như chống tư thương ép giá hay tìm nguồn xuất khẩu ra nước
ngoài để có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn (Pha Lập, 2001).
- Liên kết giữa chủ hộ nuôi với khách hàng
Giữa những người nuôi ba ba với khách hàng, khách hàng ở đây có thể là
thương lái, nhà hàng, doanh nghiệp...tồn tại liên kết thông qua các hợp đồng thỏa
thuận. Người nuôi ba ba có thuận lợi là có đầu ra ổn định hay có thể nhận được
sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp về kỹ thuật về thức ăn công nghiệp cho ba ba. Tuy
nhiên vấn đề hiện nay là người nuôi ba ba thường là thủ phạm phá vỡ hợp đồng
đối với các nhà hàng hay với các doanh nghiệp do họ gặp được lái buôn thu mua
20


×