Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh đắk lắk (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 27 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI
CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 60.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH ĐẠT

Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Hòa Nhân
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 8 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm
1986), đất nước ta triển khai thực hiện đường lối đổi mới trên mọi
lĩnh vực kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực tài chính, Nhà nước đã tiến
hành cải cách hệ thống thuế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các
thành phần kinh tế bình đẳng trong quá trình sản xuất kinh doanh
(SXKD). Hệ thống quản lý thuế đã xây dựng và không ngừng được
kiện toàn, đảm bảo thực thi các luật thuế trong cả nước. Thuế là
nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ
mô nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, kích thích
SXKD phát triển. Trong hệ thống chính sách thuế hiện hành của Việt
Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu, một
trong những sắc thuế có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ là công
cụ rất mạnh của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế,
khuyến khích đầu tư mở rộng SXKD phát triển mà còn có ý nghĩa
đóng góp số thu lớn cho ngân sách và đảm bảo ổn định bền vững
nguồn thu NSNN hàng năm.
Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua đã rất chú
trọng đến công tác quản lý thu thuế nói chung và công tác quản lý
thu thuế TNDN nói riêng... Mặc dù vậy, công tác quản lý thu thuế
thu nhập doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nâng
cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế TNDN là một đòi hỏi cấp
thiết, là một nhiệm vụ trọng tâm của Cục thuế tỉnh Đắk Lắk trong
giai đoạn hiện nay. Từ những vẫn đề trên, với kiến thức bản thân đã
học tại lớp Cao học Tài chính ngân hàng của Trường Đại học kinh tế

Đã Nẵng nên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản


2
lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk” làm
luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính ngân hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận về công tác
quản lý thu thuế TNDN để phân tích, đánh giá thực trạng công tác
quản lý thu thuế TNDN ở Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, từ đó chỉ ra kết
quả và có một số đề xuất tìm ra những tồn tại và nguyên nhân trong
công tác quản lý thu; qua đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn
thiện công tác quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn công tác
quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
Về đối tượng nghiên cứu cụ thể:
+ Công tác lập dự toán nguồn thu thuế TNDN;
+ Công tác TTHT các doanh nghiệp nộp thuế TNDN;
+ Công tác quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế TNDN;
+ Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN;
+ Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN;
+ Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế TNDN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài xác định phạm vi nghiên cứu là công
tác quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
- Về không gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực tiễn
công tác quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
- Về thời gian: các dữ liệu được sử dụng để phân tích, đánh

giá thực trạng công tác quản lý thu TNDN chỉ tập trung trong giai
đoạn 3 năm từ năm 2015 - 2017. Các khuyến nghị được đề xuất cho


3
giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, thu thập thông tin: Thống kê số liệu
quản lý thu thuế TNDN qua các nguồn thu thập thông tin và các báo
cáo của cơ quan thuế từ 2015 - 2017 tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
- Phương pháp đối chiếu - so sánh: So sánh các số liệu tương
đối và tuyệt đối về các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý thu thuế
TNDN trong giai đoạn năm 2015 - 2017 để mô tả thực trạng.
- Phương pháp phân tích: Từ thực trạng phân tích nguyên
nhân tăng, giảm của các chỉ tiêu và đưa ra các nhận xét, đánh giá về
công tác quản lý thu thuế TNDN của Cục Thuế.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp lại các kết quả nghiên
cứu để đưa ra những khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.
5. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập doanh nghiệp và
quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2017.
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý
thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đến năm
2020.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
6.1. Các bài báo khoa học
[1] Nguyễn Thị Thu Huyền, “Giải pháp nâng cao hiệu quả

thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể”, Tạp chí Tài chính ngày
19/11/2016.
[2] Lê Văn Hải, “Bàn về nguyên tắc “nguyên tắc quản lý


4
thuế” trong Luật Quản lý thuế sửa đổi”, Tạp chí Tài chính ngày
30/12/2017.
[3] Phan Thị Phương Huyền, “Vai trò của thuế TNDN trong
thu hút và thúc đầy đầu tư ở Việt Nam”, Tạp chí tài chính ngày
24/10/2017.
[4] Đinh Lan Ngọc, “Quản lý thuế hiện đại theo chuẩn mực
quốc tế”, Tạp chí Kinh tế Việt Nam ngày 20/12/2017.
[5] Nguyễn Lê Hồng Vân, “Nâng cao hiệu quả quản lý thuế
đến 2020: Hoàn thiện thể chế giữ vai trò quan trọng”. Báo Hải quan
2017
6.2. Các đề tài luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng
trong 3 năm gần đây
[1] Trần Phan Quốc Chương (2013), “Quản lý thu thuế thu
nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Gia Lai”, Luận văn Thạc sỹ,
Đại học Đà Nẵng.
[2] Lương Thị Minh Kiều (2015), “Hoàn thiện công tác quản
lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục ThuếThuế quận Liên Chiểu,
thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
[3] Lê Trung Dũng (2015), “Tăng cường kiểm soát thuế thu
nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc
sỹ, Đại học Đà Nẵng.
[4] Nguyễn Thị Giang (2016), “Hoàn thiện công tác quản lý
thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục ThuếThuế huyện Cư Jút, tỉnh
Đăk Nông”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

[5] Nguyễn Thị Hương Nguyên (2016), “Quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk”, Luận
văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.
[6] Võ Thị Kiều Oanh (2017), “Hoàn thiện công tác quản lý


5
thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Cẩm Lệ, thành
phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.


6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP &
QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1.1. Thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Thuế
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp
nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ
sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính
chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
b. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên
kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh
nghiệp. Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả các tổ chức hoạt động
sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều
phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.1.2. Các khái niệm về Quản lý thu thuế thu nhập doanh

nghiệp
a. Quản lý thuế
Theo Luật quản lý thuế (năm 2007), Quản lý thuế (QLT) là
hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm
đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN
theo quy định của pháp luật.
b. Quản lý thu thuế
“Theo Luật quản lý thuế, QLTT là quá trình thực thi các
chức năng quản lý từ quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế,
ấn định thuế; quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; quản lý xóa


7
nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; thanh
tra, kiểm tra thuế; cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính
thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo
về thuế”.
c. Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Về cơ bản cách hiểu về QLTT đã nêu ở phần trên cũng là
cách hiểu về quản lý thu thuế TNDN. Tuy nhiên, quản lý thu thuế
TNDN có những nét đặc thù riêng như sau:
- Là việc quản lý bằng pháp luật, hoạt động quản lý thuế
được quy định rõ trong pháp luật quản lý thuế.
- Được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính.
- Là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ.
1.1.3. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp
a. Do yêu cầu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
b. Do yêu cầu điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã
hội

c. Do yêu cầu kiểm tra, kiểm soát các hành vi vi phạm
pháp luật thuế của doanh nghiệp
d. Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ để Nhà nước
điều tiết nền kinh tế vĩ mô
1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.2.1. Quy trình và nội dung cơ bản của công tác quản lý
thu thuế TNDN
Nội dung công tác quản lý thu thuế TNDN tại cấp Cục Thuế,
bao gồm ba nội dung cơ bản sau: Công tác lập dự toán thu thuế, phân
tích và dự báo nguồn thu; Công tác tổ chức thực hiện thu thuế và


8
Công tác thanh tra, kiểm tra - quản lý và cưỡng chế nợ thuế - giải
quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
a. Công tác lập dự toán thu thuế, phân tích và dự báo
nguồn thu
Quản lý lĩnh vực lập dự toán thu thuế được thực hiện qua bốn giai
đoạn: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, lãnh đạo
thực hiện kế hoạch và đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện.
b. Công tác tổ chức thực hiện thu thuế
Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (NNT)
Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT là một trong những
biện pháp để tăng cường tính thực thi của pháp luật Thuế nói riêng
và pháp luật của Nhà nước nói chung.
Tổ chức đăng ký, kê khai và nộp thuế
+ Đăng ký thuế: là việc NNT kê khai những thông tin của
NNT theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế.
+ Kê khai thuế: là việc NNT tự xác định số thuế phải nộp phát

sinh trong kỳ kê khai thuế theo quy định của từng Luật thuế TNDN.
+ Nộp thuế: Sau khi các thủ tục trên được thực hiện, NNT có
nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước
theo quy định.
c. Công tác thanh tra, kiểm tra - quản lý và cưỡng chế nợ
thuế - giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế
- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế: là một trong bốn chức
năng cơ bản của quản lý thu thuế theo mô hình chức năng. Bên cạnh
việc việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế, cơ quan thuế
thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích
sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường
hợp vi phạm pháp luật thuế.


9
- Quản lý và cưỡng chế nợ thuế: là một trong những nhiệm
vụ có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý thu thuế.
- Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế: Trong quá trình thực
hiện các thủ tục hành chính về thuế, mọi tổ chức, cá nhân có thể bị
khiếu nại, tố cáo thậm chí khởi kiện ra tòa nếu thấy lợi ích của mình
hoặc của bên thứ ba bị xâm hại theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thu thuế thu
nhập doanh nghiệp
a. Các chỉ tiêu định lượng
- Mức độ hoàn thành dự toán thu thuế TNDN:
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN là tỷ lệ phần trăm
tổng thu từ thuế TNDN so với dự toán đề ra trong một năm nhất định.
Công thức tính: D= (P1 / P) *100% (1)
Trong đó: D: Là mức độ hoàn thành dự toán
P1: Là số thu thực tế thuế TNDN

P: Là số thu theo dự toán đề ra
- Tỷ lệ Doanh nghiệp nộp tờ khai, nộp thuế so với tổng số
doanh nghiệp: tỷ lệ phần trăm giữa số doanh nghiệp nộp tờ khai, nộp
thuế số với tổng số DN đang hoạt động.
- Tỷ lệ nợ thuế TNDN so với tổng số thu thuế TNDN
Công thức tính : N= (N1 / N) *100% (2)
Trong đó: N: Tỷ lệ nợ thuế TNDN
N1: Là số thu thực thuế TNDN nợ đọng
N: Là tổng số thuế TNDN phải thu
- Tỷ lệ truy thu thuế TNDN sau thanh tra, kiểm tra: là tỷ lệ
phần trăm giữa số cuộc thanh tra kiểm tra có truy thu thuế TNDN
trên tổng số các cuộc thanh tra kiểm tra.
b. Các tiêu chí định tính


10
- Tính công khai, minh bạch, công bằng
- Thời gian khai thuế, nộp thuế
- Thủ tục hành chính
- Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế
- Sự hài lòng của người nộp thuế
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu
thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Nhân tố khách quan
- Tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.
- Đặc điểm của nền kinh tế cũng tác động đến hiệu quả công
tác quản lý thu thuế TNDN tại các cơ quan thuế.
- Chính sách, pháp luật của quốc gia
- Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế
b. Nhân tố chủ quan

- Quy trình quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp
- Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ
- Trình độ, nghiệp vụ của cán bộ quản lý thu thuế
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP CỦA MỘT SỐ CỤC THUẾ
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp của một số Cục Thuế có số thu lớn:
(1) Quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế TP Hà Nội
(2) Quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý thu thuế thu nhập doanh
nghiệp của một số Cục Thuế có số thu tương đương với Cục
Thuế tỉnh Đắk Lắk
(1) Quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Gia Lai
(2) Quản lý thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng


11
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cục Thuế tỉnh
Đắk Lắk
Cục thuế tỉnh Đắk Lắk là tổ chức hệ thống hành chính
Nhà nước, được thành lập ngày 01/10/1990 theo Nghị định
281/NĐ-HĐBT ngày 07/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng nay là
Chính phủ.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
a. Chức năng
b. Nhiệm vụ

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
CỤC
TRƯỞNG

PHÓ CỤC
TRƯỞNG 1

Phòng
tuyên
truyền
và hỗ
trợ

Phòng Phòng
quản lý
thuế
thu nợ
Thu

nhập
cưỡng cá nhân
chế

PHÓ CỤC
TRƯỞNG 2

Phòng
tổng
hợp
nghiệp

vụ dự
toán

Phòng
Phòng Phòng
Kiểm
Thanh Kiểm
tra nội
tra thuế tra thuế
bộ

Phòng
Tổ
chức
cán bộ

Phòng
Hành
chính
Tài vụ
Ấn chỉ

Phòng
Tin
học

Phòng

khai và
kế toán

thuế

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Cục Thuế tỉnh Đắk
Lắk
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)
2.1.4. Đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế


12
Bảng 2.1 Phân loại trình độ chuyên môn CBCC tại Cục thuế tỉnh Đắk
Lắk giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: Người
Năm

Tổng số
CBCC

2015
2016
2017

629
620
644

Đại học và
trên đại học
450
448
476


Trình độ chuyên môn
Cao đẳng,
Sơ cấp hoặc chưa
Trung cấp
qua đào tạo
102
77
98
74
116
52

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)

Hình 2.2. Phân loại CBCC theo trình độ chuyên môn
tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015- 2017
Bảng 2.2. Tình hình CBCC được đào tạo, tập huấn về quản lý
thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: Lượt người
Tham gia đào tạo, tập
Tổng
huấn nghiệp vụ về QLTT
số CB
Năm
Do Tổng cục Do Cục Thuế
CC
Thuế tổ chức
tổ chức
2015 629

76
266
2016 620
81
410
2017 644
109
534

Tham gia đào tạo, tập huấn
nghiệp vụ về QLTT TNDN
Do Tổng cục Do Cục Thuế
Thuế tổ chức
tổ chức
5
285
7
303
12
452

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)


13
2.2.5. Kết quả thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2015 –
2017
Kết quả thu ngân sách Nhà nước tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2015- 2017 được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Bảng 2.3. Kết quả thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2015- 2017

của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
Đơn vị tính: triệu đồng
T
Chỉ tiêu
T

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

2016/2015

2017/2016

+/-

%

+/-

%

84.022

108


188.265

116

1

Thuế
GTGT

2

Thuế
TNDN

233.610

238.741

281.316

5.131

102

42.575

118

3


Thuế
TTĐB

216.300

318.653

467.758

102.353

147

149.105

147

4

Thuế Tài
nguyên

143.100

181.509

348.758

38.409


127

167.249

192

5

Thuế
TNCN

245.700

271.365

339.893

25.665

110

68.528

125

6

Thuế
BVMT


220.600

348.959

412.317

128.359

158

63.358

118

7

Thuế
SDĐ
PNN

12.900

14.059

13.836

1.159

109


(223)

98

8

Các
khoản
thu từ đất

408.119

769.763

189

289.544

138

9

Lệ phí
trước bạ

267.600

312.595


296.779

44.995

117

(15.816)

95

10 Thu khác

375.028

422.233

502.709

47.205

113

80.476

119

Tổng
cộng

1.106.643 1.190.665 1.378.930


1.059.307 361.644

3.229.600 4.068.542 5.101.603 838.942

126 1.033.061 125

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)


14
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK
2.2.1. Công tác lập dự toán thu, phân tích và dự báo nguồn
thu thuế TNDN
a. Công tác lập dự toán thu thuế
Bảng 2.4. Tình hình lập và phân bổ dự toán thu thuế, phí
tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: triệu đồng
TT

Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2015


2016

2017

1

Thuế GTGT

1.232.440

2

Thuế TNDN

190.810

240.248

252.150

3

Thuế TTĐB

228.200

240.800

295.500


4

Thuế Tài nguyên

153.000

195.200

159.500

5

Thuế TNCN

155.000

255.000

295.000

6

Thuế BVMT

115.000

310.000

336.000


7

Thuế SDĐ PNN

12.000

13.000

9.000

8

Các khoản thu từ đất

132.500

350.500

342.500

9

Lệ phí trước bạ

200.000

275.000

325.000


10

Thu khác

231.050

353.352

417.910

Tổng dự toán

1.386.900 1.567.440

2.650.000 3.620.000 4.000.000
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)


15
b. Thực hiện dự toán thu thuế
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện dự toán thu thuế TNDN
tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: triệu đồng
Tổng thu thuế, phí
Năm

Tổng thu thuế TNDN

So sánh (%)

Dự toán

Thực hiện

Dự

Năm

toán

trước

Dự toán

Thực
hiện

So sánh (%)
Dự

Năm

toán

trước

2015

2.650.000


3.229.600 121,9

99,2

190.810

233.610 122,4

83,5

2016

3.620.000

4.068.542 112,4

126

240.248

238.741

102,2

2017

4.000.000

5.101.603 127,5 125,4


252.150

281.316 111,6 117,8

99,4

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)
Nhìn vào Hình 1.3 ta thấy, kết quả thu thuế TNDN giai đoạn
2015 - 2017 khá ổn định và đều hoàn thành dự toán được giao.
2.2.2. Công tác tổ chức thực hiện thu thuế TNDN
a. Tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền về thuế TNDN
tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 – 2017
TT Hình thức tuyên truyền
1
2
3
4
5
6
7

Năm Năm Năm
2015 2016 2017
Buổi 48
51
57

ĐVT


Phát sóng chuyên mục thuế của Cục Thuế
Viết tin trên báo, đài của TW và địa
phương
Pa nô, áp phích
Tài liệu truyên truyền (Tổng cục Thuế
giao)
Tài liệu truyên truyền (Cục Thuế phát
hành)
Tuyên truyền thông qua hội nghị khen
thưởng, biểu dương DN
Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể

Tin

51

55

66

Cái

55

58

70

Tờ


1.000 1.000 1.000

Tờ

0

0

0

Lần

1

1

1

Lần

15

19

23

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)


16

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện công tác hỗ trợ về thuế TNDN tại Cục
Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 – 2017
TT

Phương thức hỗ trợ

ĐVT

Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

1

Điện thoại

Lượt

2.543

2.660


2.743

2

Trực tiếp

Lượt

1.772

1.834

1.995

3

Văn bản

Lần

163

182

226

4

Tập huấn DN


Lượt

600

1.200

2.400

5

Đối thoại trực tiếp

Lượt

4

5

6

6

Hỗ trợ trực tiếp tại DN

Lượt

0

0


0

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)
b. Quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế
- Quản lý đăng ký thuế, cấp mã số thuế:
Bảng 2.8. Tình hình cấp mã số thuế
tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Doanh nghiệp
Năm

Tổng
số

DNNN

ĐTNN

2015
2016
2017

762
1.284
763

0
1
0

2

2
1

Trong đó
Doanh nghiệp NQD
Cty
Cty cổ DN tư
TNHH
phần
nhân
553
77
75
756
77
443
561
73
93

Khác
55
5
35

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Đắk Lắk)
Qua bảng 2.8 cho thấy, nhìn chung số lượng DN được thành
lập mới và được cấp mã số thuế tăng, giảm hàng năm. Năm 2015, số
lượng DN được cấp mã số thuế là 762 DN, đến năm 2016 đã tăng lên
1.284 DN, nhưng năm 2017 số lượng doanh nghiệp thành lập và cấp

mã số thuế 763 DN.


17

Hình 2.4. Tốc độ tăng trưởng các loại hình doanh nghiệp tại Cục
Thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015- 2017
- Quản lý kê khai thuế, nộp thuế
+ Kê khai thuế:
Bảng 2.9. Tình hình nộp tờ khai thuế TNDN
tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2015 – 2017
ĐVT: Doanh nghiệp
Số DN
phải
Năm

nộp tờ
khai
thuế

Số DN đã nộp

Số DN

tờ khai thuế

nộp tờ
khai

Số


Tỷ lệ

đúng

lượng

(%)

hạn quy
định

Số DN nộp

Số tờ

tờ khai

khai có

chậm thời

lỗi phải

hạn quy

điều

định


chỉnh

2015

3.646

3.421

94

3.066

236

119

2016

4.827

4.705

97,5

4.490

117

98


2017

5.535

5.501

99,4

5.233

161

107

(Nguồn: Cục thuế tỉnh Đắk Lắk)
+ Nộp thuế: Nhìn chung người nộp thuế đã có trách nhiệm
nộp số tiền thuế theo kê khai vào NSNN, tuy nhiên vẫn còn tình
trạng nhiều DN chây ì và nợ đọng thuế.


18
Bảng 2.10. Kết quả thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2015
TT

Chỉ tiêu

Nộp

ngân
sách

Tỷ lệ
(%)

Năm 2016
Nộp
ngân
sách

Tỷ lệ
(%)

Năm 2017
Nộp
ngân
sách

Tỷ lệ
(%)

1

DNNN

115.550

49,5


92.800

38,9

124.317

44,2

2

ĐTNN

8.960

3,8

16.468

6,9

6.764

2,4

54.068

23,1

68.055


28,5

74.059

26,3

35.674

15,3

37.067

15,5

42.582

15,1

3
4

Công ty
TNHH
Công ty
cổ phần

5

DNTN


15.407

6,6

20.011

8,4

25.420

9,0

6

Khác

3.951

1,7

4.340

1,8

8.174

2,9

Tổng cộng


233.610

100

238.741

100

281.316

100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)
2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra - quản lý và cưỡng
chế nợ thuế - giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế
a.Công tác thanh tra, kiểm tra
Bảng 2.11. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tại
Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 -2017
TT

Chỉ tiêu

1

Số doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra

2

Năm
2015


Năm
2016

Năm
2017

968

1.158

1.152

Số thuế tăng thêm qua thanh, kiểm
tra

86.298

100.259

104.845

Trong đó: Thuế TNDN (triệu đồng)

20.712

30.078

28.308


(Nguồn: Báo cáo tổng kết Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)


19
Nhìn chung công tác thanh, kiểm tra tại Cục thuế tỉnh Đắk Lắk
trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần
tăng thu NSNN và tạo tiền đề nâng cao ý thức, trách nhiệm của NNT
trong việc thực hiện pháp luật thuế, phát huy được quyền hạn, chức
năng của cơ quan thuế trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
b. Công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế
Bảng 2.12. Tỷ lệ nợ thuế thu nhập doanh nghiệp
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2015
Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ lệ

Năm 2016
Số tiền

(%)
Tổng số tiền nợ

Năm 2017

Tỷ lệ

Số tiền


(%)

Tỷ lệ
(%)

26.673

100

30.101

100

26.145

100

Nợ khó thu

555

2,1

768

2,6

1.123


4,3

Nợ chờ xử lý

735

2,8

3.071

10,2

1.372

5

25.383

95,2

26.262

87,2

23.650

90,5

Nợ có khả năng
thu


(Nguồn: Báo cáo tổng kết Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk)
Bảng 2.13 Tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu ngân sách
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

Tổng thu Thuế TNDN

233.610

238.741

281.316

Tổng nợ Thuế TNDN

26.673

30.101


26.145

11%

13%

9%

Chỉ tiêu

Tỷ lệ nợ thuế/tổng thu NSNN


20
- Cưỡng chế nợ thuế
c. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
Trong những năm gần đây, Cục thuế tỉnh Đắk Lắk không
nhận được đơn thư khiếu nại cũng như tố cáo của doanh nghiệp cũng
như của người dân về thuế TNDN
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK
NĂM 2015 – 2017
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Tạo điều kiện cho NNT nâng cao ý thức và tự giác.
- Công tác tuyên truyền hỗ trợ DN nộp thuế TNDN đã được
đẩy mạnh, triển khai thông suốt, sâu rộng từ Cục Thuế đến các DN.
- Công tác kiểm tra thuế TNDN đã được thực hiện theo Luật
quản lý thuế đã làm tăng vai trò của công tác kiểm tra.
- Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN, Cục
Thuế đã thực hiện kiểm tra rà soát, xác định số thuế nợ đọng của

từng đối tượng nợ thuế, tiến hành phân loại theo tình trạng nợ thuế.
2.3.2. Hạn chế
- Công tác lập dự toán thu hàng năm: công tác lập dự toán
chỉ chú trọng xây dựng dự toán năm sau cao hơn thực thu năm trước;
- Công tác tổ chức thu thuế:
+ Công tác tuyên truyền hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ công
về thuế cho DN được triển khai rộng rãi nhưng chưa thường xuyên,
+ Công tác quản lý kê khai và kế toán thuế: Chưa chủ động
nắm bắt và phân loại nhóm đối tượng thường xuyên kê khai thuế
TNDN sai, chậm nộp cũng như các vướng mắc của từng nhóm NNT
trong kê khai thuế TNDN;


21
+ Công tác quản lý nợ thuế: tập trung nhân lực cao vào quản
lý thu nợ đối với những đối tượng có mức độ rủi ro lớn chưa được
thực hiện thống nhất, đồng bộ.
- Trong công tác thanh kiểm tra: Nguồn lực dành cho công
tác thanh kiểm tra còn chưa đáp ứng về số lượng
- Một số tồn tại, hạn chế khác:
+ Tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng
chưa hoàn toàn thích ứng trong điều kiện trình độ hiểu biết pháp luật
thuế
+ Chưa phân nhóm đối tượng NNT để quản lý.
+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QLT còn thấp.
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân chủ quan
- Nguồn lực dành cho công tác thanh tra còn chưa đáp ứng
- Nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng (Phòng/đội) còn có
sự chồng chéo, trùng lắp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nguyên nhân khách quan
- Ý thức chấp hành của DN chưa cao, chưa tự giác thực hiện
các yêu cầu luật thuế,
- Công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức
năng để thực hiện tuyên truyền và tổ chức thu thuế còn hạn chế và
chưa thật sự đồng bộ.


22
CHƯƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC
THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020
3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI
CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK
3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện công tác thu thuế Thu nhập
doanh nghiệp của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020
Thủ tục hành chính thuế được đơn giản hóa tạo thuận lợi cho
NNT, quy trình nghiệp vụ quản lý thu thuế TNDN của cơ quan Thuế
được công khai để NNT biết và tham gia vào quá trình giám sát công
chức thuế thực thi pháp luật thuế.
3.1.2. Định hướng về công tác quản lý thu thuế thu nhập
doanh nghiệp Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020
- Cải cách hệ thống thuế và quản lý thuế nói chung.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp SXKD phát triển.
- Đổi mới quản lý thu thuế TNDN theo hướng hiện đại.
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TẠI CỤC THUẾ TỈNH ĐẮK LẮK

3.2.1.

Hoàn thiện công tác lập dự toán thu thuế TNDN

Quá trình thực hiện dự toán thu thuế TNDN cần cập nhật dữ
liệu để lưu trữ đầy đủ, chi tiết đến từng loại thu nhập chịu thuế, xác
định đối tượng quản lý thu, làm cơ sở dự báo số thu giúp cho công
tác xây dựng dự toán thu có căn cứ khoa học và sát với thực tiễn.
3.2.2. Hoàn thiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cho người nộp thuế về pháp luật thuế TNDN


23
Trên cơ sở xây dựng mạng lưới thông tin, tuyên truyền thuế
sâu, rộng trên các phương tiện hiện đại và miễn phí nhằm phục vụ
NNT và các tầng lớp nhân dân thuận tiện nhất, tạo mọi điều kiện để
NNT tuân thủ nộp thuế một cách tự nguyện.
3.2.3. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm về thuế TNDN
a. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành
b. Tăng cường kiểm tra, thanh tra NNT
3.2.4. Hiện đại hóa công tác quản lý đăng ký thuế, khai
thuế, nộp thuế TNDN
- Tăng cường trang bị các thiết bị tin học và nâng cấp hạ tầng
truyền thông.
- Triển khai nhanh các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ
quản lý thuế cũng như các dịch vụ phục vụ người nộp thuế.
- Kết nối mạng trao đổi thông tin với các ngành liên quan.
3.2.5. Tăng cường công tác đôn đốc thu và quản lý nợ thuế
TNDN

- Xây dựng tổ, đội quản lý thuế giỏi.
- Bố trí phân công lại cán bộ quản lý phù hợp với năng lực.
- Tăng cường các biện pháp quản lý thu nợ, thực hiện tốt quy
trình quản lý nợ, cưỡng chế thuế.
- Rà soát 100% nợ đọng, nhằm tránh sai sót nợ ảo.
3.2.6. Một số khuyến nghị với các cấp, các ngành có liên
quan
a. Bổ sung sửa đổi Luật Quản lý thuế
b. Kiến nghị với bộ Tài chính, Tổng cục Thuế
c. Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương


×