Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giáo trình nhập môn xã hội học (NXB đại học quốc gia 2001) tạ minh, 168 trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.36 KB, 84 trang )

giả rất cẩn trọng và nghiêm túc trong khi biên soạn cuốn sách
này.

LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu và tìm
hiểu môn Xã hội học ngày càng được tăng lên. Để đáp ứng một
phần nào nhu cầu trên, Thạc sĩ Tạ Minh và Thạc sĩ Trần Tuấn
Phát, Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố
Hồ Chí Minh, đã biên soạn cuốn Nhập môn Xã hội học, với
mong muốn trình bày những kiến thức phổ thông về Xã hội học.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác giảng dạy, các
tác giả đã thành công trong việc gắn lý thuyết Xã hội học với
thực tiễn cuộc sống sinh động trong cuốn sách. Nội dung trình
bày rõ ràng, cụ thể những vấn đề cơ bản của Xã hội học, và với
sự cố gắng đó, bạn đọc đã có trong tay một tài liệu tương đối có
tính hệ thống, khoa học, cơ bản của Xã hội học. Đây là một sự
nỗ lực rất đáng được trân trọng, tôi xin giới thiệu cuốn Nhập
môn Xã hội học của Thạc sĩ Tạ Minh và Thạc sĩ Trần Tuấn
Phát đến với bạn đọc.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2001
TS. TRẦN THỊ KIM XUYẾN
Trưởng Khoa Xã hội học
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Xã hội học là một trong những môn học cơ bản trong
chương trình đào tạo của nhóm ngành khoa học xã hội - nhân
văn ở các trường đại học, cao đẳng. Khi biên soạn cuốn sách
này, các tác giả đã dựa vào chương trình đại học đại cương do
Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định năm 1995.


Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã tham khảo,
chọn lọc nhiều tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến Xã hội
học, đồng thời đã tham khảo những tài liệu của các ngành khoa
học xã hội có liên quan. Vì vậy, có thể nói đây là một tài liệu
khoa học hữu ích bởi tính đa dạng của nó, với mục đích phục vụ
việc học tập, nghiên cứu của sinh viên và bạn đọc. Việc biên
soạn tài liệu Xã hội học dùng để phục vụ giảng dạy và học tập
là một việc làm hết sức khó khăn, bởi nhiều lý do: thứ nhất, trên
thế giới hiện nay có rất nhiều trường phái Xã hội học khác
nhau. Thứ hai, ở Việt Nam, đây là một ngành khoa học còn rất
mới mẻ. Thứ ba, đội ngũ những người làm công tác giảng dạy,
nghiên cứu Xã hội học hiện nay còn rất hạn chế. Do vậy, các tác
7

8


bản đầu tiên của cuốn sách này. Chúng tôi cũng xin cám ơn
Thạc sĩ Trương Văn Vỹ, Thạc sĩ Lê Văn Bửu và các bạn đồng
nghiệp, đã động viên khích lệ và có những ý kiến đóng góp về
mặt kết cấu và nội dung của tài liệu.

LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội học là một khoa học nghiên cứu về xã hội, về hệ
thống các mối quan hệ xã hội của con người. Tuy còn là một
ngành khoa học mới mẻ ở nước ta, nhưng trong sự tồn tại và
phát triển, xã hội học đã và đang trở thành ngành khoa học có vị
trí quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những tri thức nhập môn Xã hội học và phương pháp luận của
nó ngày càng trở nên thiết thực và có tác dụng không nhỏ đối

với sự phát triển của xã hội.

Mặc dù đã rất cố gắng trong khi biên soạn, cuốn sách
này không tránh khỏi những thiếu sót, mong sự lượng thứ của
độc giả và mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía độc
giả để hoàn thiện hơn trong lần tái bản.
Thạc sĩ TẠ MINH
(Chủ biên)

Trong quá trình biên soạn cuốn Nhập môn Xã hội học,
chúng tôi dựa vào chương trình giáo dục Đại học đại cương do
Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định năm 1995. Chúng tôi cũng đã
cố gắng tham khảo, chọn lọc nhiều nguồn tài liệu của các tác giả
trong và ngoài nước, đã dựa vào thực tiễn sinh động của đời
sống xã hội. Đặc biệt, chúng tôi đã tham khảo những tài liệu của
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn
An Lịch, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, cùng một số tài liệu của các
tác giả khác.
Cuốn Nhập môn Xã hội học gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Xã hội học;
Phần 2: Một số chuyên ngành Xã hội học cụ thể;
Phần 3: Phương pháp và kỹ thuật điều tra Xã hội học.
Nhân đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng cám ơn Tiến sĩ Trần
Thị Kim Xuyến, Trưởng Khoa Xã hội học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã đọc và đóng góp những ý kiến
quý báu, được hiện thực hóa trong Lời giới thiệu cho lần xuất
9

10



Hơn một thế kỷ qua, Xã hội học đã có những bước phát
triển quan trọng và nó đã thu được một số thành tựu to lớn trên
thế giới, có tác dụng không nhỏ trong đời sống xã hội. Đặc biệt
Xã hội học được áp dụng và phát triển mạnh ở các nước công
nghiệp phát triển. Lý luận Xã hội học đã thâm nhập vào các lĩnh
vực của đời sống xã hội, trở nên thân thuộc với mọi tầng lớp
nhân dân thông qua hệ thống giáo dục của các trường đại học và
cao đẳng. Đây cũng là môn khoa học bắt buộc đối với sinh viên
ở bậc đại học và cao đẳng.

Phần I
XÃ HỘI HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

Sự phát triển của Xã hội học luôn gắn liền với sự phát
triển của xã hội. Xã hội càng phát triển, càng văn minh thì yêu
cầu hiểu biết về Xã hội học càng cần thiết, vì nó luôn trang bị
những tri thức tiến bộ cho sự phát triển của nhân loại, của đời
sống xã hội con người cùng với mối quan hệ của nó. Cùng với
các ngành khoa học khác, Xã hội học đã chỉ ra những con
đường, những biện pháp, cách thức hoàn thiện, phát triển các
mặt của đời sống xã hội cho phù hợp với quy luật vận động của
xã hội.

Bài 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
XÃ HỘI HỌC
I. SỰ RA ĐỜI CỦA XÃ HỘI HỌC
Xã hội học là một môn khoa học về xã hội con người.
Nó nghiên cứu cách thức ứng xử và quan hệ của con người trong

các nhóm xã hội, trong các cộng đồng và các tổ chức hình thành
nên xã hội.
Thuật ngữ Xã hội học có nguồn gốc từ chữ La tinh
Societas (nghĩa là xã hội) và chữ Hy Lạp Logos (có nghĩa là học
thuyết). Xã hội học cũng có nghĩa là lý thuyết về xã hội. Đây là
một ngành khoa học mới ra đời, còn rất non trẻ so với các khoa
học xã hội khác. Lần đầu tiên thuật ngữ Xã hội học do Auguste
Comte (1798 - 1857) là một nhà triết học người Pháp, người
sáng lập ra “chủ nghĩa thực chứng” và được công bố năm 1839.
Ông cũng là người đầu tiên khởi xướng ra ngành khoa học này,
và được coi là thuỷ tổ của ngành Xã hội học.
11

Ở Việt Nam, khoa học xã hội còn rất mới mẻ nhưng nó
đã có những tác dụng nhất định trong việc nhận thức và ứng
dụng vào quản lý xã hội, quản lý đất nước, trong sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Hơn lúc nào hết, trong điều kiện hiện nay,
muốn hoàn thành sự nghiệp đó cần phải phát huy được vai trò
của nhân tố con người, trong đời sống xã hội cần phải không
ngừng hoàn thiện các mối quan hệ xã hội, Mác đã cho rằng: Sự
phát triển của xã hội, thể hiện ra trước hết là hiện thực cải tạo
thực tiễn của con người và hoạt động của quần chúng nhân dân
lao động được quy định bởi tiến trình của lịch sử.
Là một môn khoa học về xã hội, môn khoa học nghiên
cứu về các quan hệ xã hội, nó ra đời do yêu cầu của bản thân sự
12


vận động xã hội, đặc biệt là trong những bối cảnh xã hội có

nhiều biến động. Là môn khoa học nghiên cứu về con người, về
cách ứng xử và quan hệ của con người trong các nhóm, các tổ
chức xã hội, sự ra đời của Xã hội học nhằm đáp ứng ba nhu cầu
căn bản sau đây:
Thứ nhất, Xã hội học ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu
nhận thức xã hội. Con người là một thực thể xã hội, con người
tồn tại và phát triển trong xã hội. Và, trong tiến trình lịch sử con
người luôn muốn tìm hiểu thực chất mối quan hệ giữa người với
người trong đời sống xã hội. Do vậy, xã hội được tạo ra bởi các
quan hệ xã hội. Đó là mối quan hệ giữa người với người được
hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn. Trong việc giải
quyết những vấn đề của đời sống xã hội, cải tạo xã hội thì con
người phải nhận thức được xã hội, hiểu biết được xã hội và phải
có những kiến thức phong phú về một xã hội hết sức đa dạng.
Xã hội học phải nhận thức và nghiên cứu xã hội mới có phương
cách để biến đổi chúng nhằm mục đích phục vụ con người. Khi
nhận thức một xã hội cụ thể phải dựa theo quan điểm lịch sử, cụ
thể và căn cứ vào những tiêu chí văn hóa, dân cư, dân tộc và
đường lối, chính sách của một quốc gia cụ thể. Đồng thời cũng
cần phải phản ánh trung thực, thực trạng xã hội rất phức tạp, đa
dạng và phải tính đến đặc điểm đặc thù của mỗi quốc gia, mỗi
dân tộc cụ thể trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

phong phú và hết sức phức tạp sự biến đôûi xã hội nhằm giải
quyết những vấn đề do cuộc sống của xã hội đặt ra.
II. ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI CỦA XÃ HỘI HỌC

1. Điều kiện kinh tế xã hội
Để cho Xã hội học ra đời thì nó phải hội đủ ba điều
kiện và tiền đề. Đó là điều kiện kinh tế - xã hội, là điều kiện cơ

bản nhất, nó phản ánh thực trạng kinh tế - xã hội trong điều kiện
hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Đó là cuộc cách mạng công nghiệp
bùng nổ từ những năm giữa thế kỷ XVIII ở châu Âu đã thúc đẩy
nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa phát triển. Đó là quá trình công
nghiệp hóa hiện đại, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp ở
nước Anh từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, đã thúc đẩy
sự phát triển đô thị một cách nhanh chóng, từ đó đã hình thành
nên các trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại và kéo
theo sự hình thành các tầng lớp dân cư mới, hình thành nên các
nhóm xã hội, các cộng đồng xã hội khác nhau.

Thứ hai, Xã hội học ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt
động thực tiễn. Thực tiễn cuộc sống của xã hội là hết sức phong
phú. Xã hội học luôn luôn gắn liền với sự vận hành của một xã
hội cụ thể, luôn gắn liền với quá trình hoạt động thực tiễn của
con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã hội
học là một khoa học xuất phát từ thực tiễn và chỉ có dựa vào
thực tiễn thì nó mới thực hiện được các nhu cầu khác.

Cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ, đô thị được hình
thành, tạo ra những sự chuyển dịch dân cư hết sức to lớn, mâu
thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc và những quan hệ xã hội hết
sức phức tạp. Đồng thời, do ảnh hưởng của cuộc cách mạng
công nghiệp, chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở một trình độ nhất
định đã dẫn tới sự thay đổi chung về cơ cấu xã hội, làm tan vỡ
xã hội nông thôn, truyền thống thời phong kiến, làm thay đổi cả
lối sống dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo và sự bất bình đẳng xã
hội. Trong xã hội thì tình trạng nghèo nàn, quẫn bách, cùng cực
của tầng lớp lao động, lao động bị bóc lột và lạm dụng nhất là
đối với phụ nữ và trẻ em. Các khu nhà ổ chuột của dân nghèo

xuất hiện, cùng với sự đồi bại của bộ máy quan liêu.

Thứ ba, Xã hội học ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển của bản thân sự vận động xã hội mà mỗi ngày một đa dạng,

Sự phát triển của đô thị đã làm đảo lộn trật tự và thói
quen của một cộng đồng. Sự cách biệt giữa thành thị và nông

13

14


thôn đã làm thay đổi mối quan hệ đã ổn định từ lâu mà con
người đã gắn bó với cộng đồng. Sự thay đổi đó làm cho con
người băn khoăn về tương lai, suy nghĩ về sự ổn định của một
trật tự xã hội.
Các yếu tố trên đã đặt ra cho các nhà khoa học cần phải
nghiên cứu để giải quyết những bức xúc đó, để tìm hiểu xã hội
xem bản chất xã hội là gì. Đó là một trong những điều kiện để
xã hội học ra đời.

2. Điều kiện chính trị
Cuộc cách mạng Tư sản nổ ra liên tiếp ở Hà Lan, đặc
biệt là ở nước Anh (1642 - 1648), báo hiệu giờ cáo chung của
chế độ phong kiến châu Âu đã đến. Tiêu biểu là cuộc Đại cách
mạng Tư sản Pháp (1789 - 1794), ảnh hưởng rất lớn đến đời
sống xã hội - đòn quyết định tiêu diệt chế độ phong kiến châu
Âu. Đó là một cuộc cách mạng triệt để, đập tan chế độ quân chủ
chuyên chế của xã hội phong kiến, là hồi chuông kết thúc đêm

trường Trung cổ ở châu Âu. Nó đã đưa ra các vấn đề về xã hội
mới mẻ: Tự do - Bình đẳng - Bác ái... Nó tạo ra bầu không khí
tự do cho nhóm trí thức và làm xuất hiện những tư tưởng tiến
bộ, họ có cách nhìn khoa học đối với xã hội - tự nhiên, họ giải
thích thế giới một cách khoa học, giải thích xã hội bằng những
quy luật của chính nó. Đây là một tiền đề ra đời của xã hội học
nhằm xem xét quá khứ, giải quyết hiện tại, dự báo cho tương lai
và mô tả, xem xét xã hội trên cơ sở khoa học.

trí thức nhân loại dẫn tới sự phân hóa các ngành khoa học khác
nhau. Trong đó có ngành xã hội học. Nó là một nhu cầu, một
tiền đề để xã hội học ra đời.
Tóm lại, cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ vào
giữa thế kỷ XVIII đã tạo nên một sự đảo lộn ghê gớm trong xã
hội. Sự phát triển của kinh tế đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư
bản phát triển. Sự phát triển của kinh tế đã tạo nên các đô thị
lớn, tạo nên sự chuyển dịch dân cư khổng lồ cùng với mâu thuẫn
giai cấp, mâu thuẫn dân tộc căng thẳng. Các quan hệ xã hội ngày
càng phức tạp, đa dạng, xã hội biến động, khủng hoảng về kinh
tế, chính trị, xã hội luôn diễn ra. Để quản lý một xã hội như vậy
đòi hỏi phải có một ngành khoa học đóng vai trò như một bác sỹ
khám bệnh cho cơ thể sống xã hội và tiến tới giải phẫu các mặt,
các lĩnh vực... Xã hội học ra đời đáp ứng những nhu cầu bức xúc
đó.
4. Ý nghĩa của sự ra đời xã hội học
Sự ra đời của xã hội học đã có một vị trí và ý nghĩa cực
kỳ quan trọng đối với đời sống xã hội. Xã hội học cùng với các
ngành khoa học khác giúp chúng ta những trí thức, những hiểu
biết để nhận thức các quy luật khách quan của thực tiễn xã hội
để nhận biết sự vận động của hệ thống các mối quan hệ xã hội

của các nhóm và cộng đồng xã hội. Đồng thời xã hội học trang
bị những tri thức nhằm hiểu biết về con đường và các biện pháp
để đạt được mục đích cải tạo thế giới, cải tạo hiện thực phục vụ
con người.

3. Tiền đề khoa học - trí thức
Các phát kiến khoa học của nhân loại thời cổ như toán
học của Pi-ta-go, Hình học của Ơ-Clét, Vật lý của Ác-xi-mét đã
được khôi phục lại sau đêm trường Trung cổ. Về khoa học xã
hội cũng như những tư tưởng của Aritxtot, Platon, Đề-cát-tơ, đã
được các nhà tư tưởng kế thừa và phát huy. Do sự phát triển của
15

II. NHỮNG NHÀ XÃ HỘI HỌC TIỀN BỐI

1. Auguste Comte (1798–1857)
Ông là nhà lý thuyết xã hội, nhà thực chứng luận người
Pháp, người đầu tiên đưa ra thuật ngữ Xã hội học. Ông học ở
16


trường từ năm 1807 và đã đậu các kỳ thi Toán học và các môn
Xã hội nhân văn một cách xuất sắc. Ông đã có thời gian là thư
ký cho Saint-Simon từ 1817 đến 1824. Ông đã chịu sự ảnh
hưởng của Triết học Ánh sáng (phục hưng) và cũng là người
chứng kiến những biến động chính trị xã hội, các cuộc cách
mạng công nghiệp và những cuộc xung đột giữa khoa học và tôn
giáo ở Pháp. Các tác phẩm chính : Triết học thực chứng, xuất
bản 1830-1842 (nhiều tập) và Hệ thống chính trị học thực
chứng, xuất bản 1851-1854.

Phương pháp luận cơ bản của A.Comte là coi Xã hội học
là khoa học về các quy luật tổ chức xã hội. Xã hội học phải
hướng tới sự tìm ra những quy luật khái quát phản ánh mối quan
hệ căn bản nhất của các sự vật, các hiện tượng trong xã hội. Xã
hội học phải có nhiệm vụ góp phần tổ chức lại xã hội và lập lại
trật tự xã hội dựa vào các quy luật tổ chức và biến đổi xã hội
bằng phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng.
Theo ông, Xã hội học cũng giống như Khoa học tự
nhiên, như Vật lý, Sinh học trong việc vận dụng các phương
pháp luận nghiên cứu để tìm ra bản chất của xã hội, ông gọi Xã
hội học là Vật lý Xã hội. Ông phân loại các phương pháp Xã hội
học thành 4 nhóm:


Quan sát;



Thực nghiệm;



So sánh;



Phân tích lịch sử.

Vật lý Xã hội học của ông được hợp thành từ hai bộ
phận chính: Tĩnh học xã hội và Động học xã hội (cơ thể XH).

+ Tĩnh học xã hội nghiên cứu về trật tự xã hội, cơ cấu xã
hội, các thành phần và mối liên hệ của chúng : đơn vị cơ bản
nhất, sơ đẳng nhất của xã hội chính là gia đình và ông đưa ra
17

cách giải quyết nhấn mạnh tới vai trò của Nhà nước, yếu tố văn
hóa, tinh thần xã hội.
+ Động học xã hội là nghiên cứu các quy luật biến đổi xã
hội trong các hệ thống xã hội theo thời gian. Ông đưa ra quy luật
3 giai đoạn để giải thích sự phát triển của hệ thống cơ cấu xã
hội:
 Thần học;
 Siêu hình;
 Thực chứng.


Ông cho rằng mỗi giai đoạn trước là điều kiện phát triển
của mỗi giai đoạn sau. Ở giai đoạn thực chứng, nhờ nắm vững
và giải thích có khoa học sự vận hành của xã hội mà con người
kiểm soát, quản lý bằng cách tuân thủ và vận dụng được các quy
luật của Tĩnh và Động học xã hội và các nhà trí thức có khả
năng đóng vai trò thủ lĩnh, lãnh đạo và quản lý xã hội. Xã hội
học có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu nhận thức, nhu cầu giải thích
những biến đổi xã hội, góp phần lập lại trật tự ổn định xã hội.

2. Karl Marx (1818 -1883)
Là nhà triết học, nhà lý luận của phong trào Cộng sản và
công nhân thế giới và là nhà sáng lập Chủ nghĩa cộng sản khoa
học, là nhân vật đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển
của Xã hội học. Marx không để lại một lý thuyết hoàn chỉnh về

Xã hội học nhưng trong toàn bộ di sản đồ sộ của Marx đã ảnh
hưởng rất lớn đến Xã hội học. Đặc biệt là học thuyết về hình
thái kinh tế - xã hội.
Marx đã chứng kiến một trật tự xã hội Tư bản với một
thiểu số người là giai cấp tư sản, kẻ bóc lột, áp bức, thống trị đa
số người khác là giai cấp công nhân. Từ đó, Marx đã có hệ

18


thống quan điểm phản ánh sâu sắc những biến đổi của thế kỷ 19
với các cuộc cách mạng chính trị, công nghiệp hóa Tư bản chủ
nghĩa.
Marx đã phân tích sự vận động xã hội, đã chỉ ra quy luật
phát triển lịch sử của xã hội. Marx cho cơ sở của sự phân hóa xã
hội thành các giai cấp là các mối quan hệ xã hội, ở đó hàm chứa
những xung đột đối kháng. Mâu thuẫn giai cấp, đấu tranh giai
cấp là động lực của lịch sử, của sự phát triển xã hội.
Cuộc đời của Marx là quá trình kết hợp giữa nghiên cứu
khoa học và hoạt động thực tiễn. Với 2 phát kiến vĩ đại của
Marx và Engels là lý luận về giá trị thặng dư và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, Marx đã chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ
nghĩa duy vật, từ người dân chủ sang người cộng sản. Lý luận
chủ nghĩa duy vật lịch sử là lý luận và phương pháp luận của Xã
hội học Mác-xít.
Nghiên cứu Xã hội học cần phân tích con người sản xuất
ra các phương tiện để sinh tồn như thế nào ? Những điều kiện
nào cản trở những năng lực của con người trong xã hội. Marx
cho rằng sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sẽ dẫn đến sự bất
bình đẳng và phân tầng xã hội. Do vậy, cần phải xóa bỏ chế độ

sở hữu tư nhân và thay vào đó là chế độ sở hữu xã hội (toàn dân
và tập thể) để xây dựng xã hội công bằng, văn minh.
Về quy luật phát triển của lịch sử, Marx đã chỉ rằng lịch
sử xã hội loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội:


Hình thái kinh tế xã hội Công xã nguyên thủy;



Hình thái kinh tế xã hội Chiếm hữu nô lệ;



Hình thái kinh tế xã hội Phong kiến;



Hình thái kinh tế xã hội Tư bản chủ nghĩa;



Hình thái kinh tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa.

Quy luật phát triển lịch sử xã hội được làm sáng tỏ qua
hệ thống các khái niệm, phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử
như: Tư liệu sản xuất, Quan hệ xã hội, Lực lượng sản xuất,
Phương thức sản xuất, Hình thái kinh tế - xã hội...
Ngoài ra, Marx còn đề cập đến một loạt vấn đề xã hội
như khái niệm tha hóa, mối quan hệ giữa đời sống kinh tế với

các định chế xã hội khác, quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thuượng tầng, phân hóa xã hội, hôn nhân gia đình, đô thị,
nông thôn qua một loạt tác phẩm mà tiêu biểu:


Hệ tư tưởng Đức, 1845;



Sự khốn cùng của Triết học, 1847;



Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, 1848;



Tư bản luận, 1867-1885-1894.

3. Herbert Spencer (1820-1903)
Ông là nhà Xã hội học người Anh sống trong tình hình
chính trị xã hội Anh thế kỷ 19 không có nhiều biến động gay gắt
như ở Pháp. Ông đã phát triển “Lý thuyết Xã hội” vào 1876. Do
ảnh hưởng thuyết tiến hóa Đac-uyn (1809-1882), ông đưa ra
quan điểm tiến hóa xã hội. Ông giải thích : chỉ có các cá nhân
nào, hệ thống xã hội nào có khả năng thích nghi nhất với môi
trường xung quanh thì mới có thể tồn tại được trong cuộc đấu
tranh sinh tồn.
Spencer coi xã hội như là một cơ thể sống, cũng như mọi
hiện tượng tự nhiên, xã hội vận động và phát triển theo quy luật.

Ông cho rằng nguyên lý cơ bản nhất của Xã hội học là nguyên
lý tiến hóa. Các xã hội loài người phát triển tuân theo những quy
luật tiến hóa từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa
thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu lớn, phức
tạp, chuyên môn hóa cao, có sự liên kết bền vững và ổn định.

19

20


Ông cho rằng các hiện tượng, quá trình xã hội luôn gắn
liền với các cá nhân với tất cả các đặc điểm về động cơ, nhu cầu,
tình cảm, trí tuệ và hành động phức tạp, đa dạng.
Nguyên lý cơ bản của Xã hội học là nguyên lý tiến hóa
xã hội. Sự tiến hóa xã hội tất yếu sẽ đưa ra xã hội tiến lên từ xã
hội thuần nhất, đơn giản đến xã hội phức tạp, đa dạng, từ trạng
thái bất ổn định, không hoàn hảo đến trạng thái cân bằng, hoàn
hảo.
Ông phân chia xã hội thành 2 loại:
+ Xã hội quân sự với đặc trưng là cơ chế tổ chức, điều
chỉnh mang tính tập trung, độc đoán để phục vụ mục tiêu quốc
phòng và chiến tranh;
+ Xã hội công nghiệp với đặc trưng là cơ chế tổ chức ít
tập trung và ít độc đoán nhằm phục vụ mục tiêu sản xuất hàng
hóa và dịch vụ.
Tóm lại, Spencer đã để lại nhiều ý tưởng quan trọng
được tiếp tục phát triển trong các trường phái, lý thuyết Xã hội
học hiện đại. Ông dùng lý thuyết tiến hóa để giải thích sự biến
chuyển xã hội, ông cho rằng tiến hóa là một quá trình tự nhiên

và sự tiến hóa không làm cản trở bước tiến của nhân loại.

– Là khoa học nghiên cứu sự kiện xã hội. Xã hội học sử
dụng phương pháp thực chứng (quan sát) để nghiên cứu, giải
thích nguyên nhân và các chức năng của sự kiện xã hội. Ông
chịu ảnh hưởng nhiều về lý luận của các nhà tư tưởng châu Âu
(Staint-Simon, A.Comte, H.Spencer...) ông chủ trương Xã hội
học phải trở thành khoa học về các quy luật tổ chức xã hội, ông
cho xã hội biến đổi từ xã hội đơn giản (cơ học) đến xã hội phức
tạp (hữu cơ). Xã hội học của ông xoay quanh mối quan hệ giữa
con người và xã hội;
– Muốn Xã hội học trở thành khoa học thì cần phải xác
định đối tượng nghiên cứu một cách khoa học. Phải coi xã hội,
cơ cấu xã hội, thiết chế xã hội, đạo đức, truyền thống, phong tục,
tập quán, ý thức tập thể... là các sự kiện xã hội, các sự vật, các
bằng chứng có thể quan sát được.


– Sự kiện xã hội được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, các
sự kiện xã hội vật chất như nhóm, dân cư và tổ chức xã hội. Thứ
hai, các Sự kiện xã hội phi vật chất như hệ thống chính trị,
chuẩn mực, phong tục tập quán xã hội;
– Theo Durkheim, sự kiện xã hội có 3 đặc trưng cơ bản:
 Sự kiện xã hội là những gì bên ngoài cá nhân (nó được
thể hiện các cá nhân không chỉ sinh ra trong môi trường
đã có sẵn các sự kiện như các thiết kế, chuẩn mực, giá
trị, niềm tin, cơ cấu xã hội..., họ còn được học tập, chia
sẻ và tuân thủ các chuẩn mực xã hội).

4. Emile Durkheim (1858 -1917)

Ông là nhà Xã hội học nổi tiếng người Pháp, là nhà khoa
học chuyên ngành đầu tiên trong lịch sử Xã hội học, là nhà Xã
hội học cả từ cơ sở khoa học lẫn chính trị. Trong thời kỳ
Bordeaux, ông đã cho ra đời 3 tác phẩm quan trọng : “Sự phân
công lao động xã hội”, “Các quy tắc của phương pháp Xã hội
học”, “Tự tử”.


 Các sự kiện xã hội bao giờ cũng là chung đối với nhiều
cá nhân, nó được toàn cộng đồng xã hội chia sẻ, chấp
nhận;

Durkheim quan niệm về Xã hội học:

21

Phương pháp nghiên cứu Xã hội học của ông:

22


 Các sự kiện xã hội bao giờ cũng có sức mạnh kiểm soát,
hạn chế, cưỡng chế hành động và hành vi của các cá
nhân.
Các khái niệm cơ bản trong Xã hội học Durkheim:
– Khái niệm đoàn kết xã hội: nó gần giống khái niệm hội
nhập xã hội hiện nay đang sử dụng. Dùng khái niệm này chỉ mối
quan hệ giữa cá nhân – xã hội, giữa cá nhân – cá nhân, giữa cá
nhân – nhóm xã hội. Nếu không có đoàn kết xã hội thì cá nhân
riêng lẻ, biệt lập, không tạo thành xã hội với tư cách là một

chỉnh thể (trong tác phẩm “Phân công lao động xã hội”, ông cho
rằng, đoàn kết là phương thức của những mối quan hệ, là một
kiểu quan hệ, một hình thức của khả năng xã hội. Ông phân biệt
rõ hai hình thức đoàn kết : đoàn kết máy móc và đoàn kết có tổ
chức, trong đó đoàn kết máy móc sẽ dần bị thay thế bởi đoàn kết
có tổ chức).
– Đoàn kết cơ học: là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự
thuần nhất đơn điệu của các giá trị, niềm tin, cá nhân gắn bó với
nhau vì có sự kiểm soát của xã hội và vì lòng trung thành của cá
nhân đối với truyền thống, tập tục và quan hệ gia đình...
– Đoàn kết hữu cơ: là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự
phong phú, đa dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá
nhân với các bộ phận cấu thành xã hội.
Tóm lại, Xã hội học của Durkheim nghiên cứu các sự
kiện xã hội, ông đã xây dựng được cơ sở lý thuyết Xã hội học,
ông cho xã hội tiến bộ đươc là do có sự góp phần chung của
niềm tin, giá trị của mỗi thành viên. Ông quan niệm các chuẩn
mực xã hội, quy tắc xã hội luôn có tác dụng điều tiết hành vi và
thái độ của cá nhân thông qua những giá trị mà cá nhân đã nội
tâm hóa. Tác phẩm “Tự tử”... không thuần túy mang tính cá
nhân mà nó còn mang cả yếu tố xã hội nữa.

23

5. Max Weber (1864 -1920)
Ông là nhà Xã hội học người Đức, đã có những đóng
góp rất lớn về mặt phương pháp luận đối với Xã hội học hiện đại
trong bối cảnh lịch sử xã hội và triết học Đức cuối thế kỷ 19 với
những cuộc tranh luận về bản chất phương pháp khoa học xã hội
– khoa học tự nhiên (KHXH-KHTN):

 Ông cho đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên là các
sự kiện vật lý của giới tự nhiên, còn đối tượng nghiên cứu của
khoa học xã hội là hoạt động xã hội của con người.
 Tri thức khoa học tự nhiên là sự hiểu biết về giới tự nhiên có
thể giải thích nó bằng các quy luật khách quan, chính xác. Còn
tri thức khoa học xã hội là sự hiểu biết về xã hội do con người
tạo ra.
 Khoa học tự nhiên chỉ cần quan sát các sự kiện của tự nhiên
và tường thuật lại kết quả quan sát là đủ. Còn khoa học xã hội,
ngoài phạm vi quan sát thì còn phải giải thích, lý giải động cơ,
quan niệm và thái độ của các cá nhân. Đặc biệt, giải thích xem
những chuẩn mực văn hóa, hệ giá trị và những hiểu biết của cá
nhân ảnh hưởng như thế nào đến hành động của họ.
Ông cho rằng, Xã hội học là khoa học cố gắng giải thích
hành động xã hội và tiến đến giải thích nhân quả về đường lối và
hiệu quả hành động xã hội.
Hành động xã hội là đối tượng nghiên cứu của Xã hội
học. Đó là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩa chủ
quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người khác,
được định hướng tới người khác, trong đường lối trong quá trình
của nó.
Không phải hành động nào cũng có tính xã hội. Ví dụ :
hành động chỉ nhằm đến các sự vật mà không tính đến hành vi
của người khác thì không được gọi là hành động xã hội – Hành
24


động của các cá nhân trong một đám đông cũng không coi là
hành động xã hội, như trời đổ mưa trên đường phố thì nhiều
người che dù, mặc áo mưa... thì không phải hành động xã hội –

Hai người đi xe quệt nhau – Hành động bắt chước thuần túy hay
làm theo người khác: đều không phải là hành động xã hội.
Nhưng sự bắt chước đó là mốt, là mẫu mực, nếu không sẽ bị
người khác chê cười thì hành động bắt chước đó là hành động xã
hội, vì vậy rất khó xác định được biên giới giữa hành động xã
hội và hành động không xã hội...
Có 4 loại hành động xã hội:
+ Hành động duy lý – công cụ: là hành dộng được thực
hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện,
mục đích sao cho có hiệu quả nhất: hành động kinh tế.
+ Hành động duy lý – giá trị: là hành động được thực
hiện vì bản thân hành động. Loại hành động này có thể nhằm
vào những mục đích phi lý nhưng lại thực hiện bằng những công
cụ, phương tiện duy lý: hành vi tín ngưỡng.
+ Hành động duy lý – truyền thống: là hành động tuân
thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán được truyền từ
đời này sang đời khác: “hành động theo người xưa”, “các cụ
dạy”, “cổ nhân nói”...
+ Hành động duy cảm (xúc cảm): là hành động do xúc
cảm hoặc tình cảm bộc phát gây ra mà không có sự cân nhắc,
xem xét, phân tích: như hành động đám đông quá khích...
Tóm lại, công lao quan trọng của M.Weber đối với Xã
hội học hiện đại là việc dựa ra những quan niệm và cách giải
quyết độc đáo những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu
khoa học Xã hội học. Ngoài ra, lý thuyết Xã hội học của ông
còn nghiên cứu những vấn đề về hành động xã hội và phân tầng
xã hội, về xã hội tư bản nói chung đều đề cập đến hai yếu tố

25


kinh tế và yếu tố phi kinh tế trong quá trình hình thành và biến
biến đổi cơ cấu xã hội.
III. KHÁI QUÁT XÃ HỘI HỌC MARX - LENIN
Marx và Engels là những nhà sáng lập ra xã hội học
khoa học. Các ông đã phân tích khá sâu sắc và toàn diện xã hội
tư bản chủ nghĩa, phân tích một cách sâu sắc những mâu thuẫn
trong xã hội tư bản, đã chứng minh quan điểm duy vật về lịch sử
và xã hội. Marx và Engels đã phát hiện ra những quy luật phát
triển của chủ nghĩa tư bản, phát hiện ra tính quy luật tất yếu của
bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Di sản
đồ sộ của Marx và Engels đã được quán triệt và phát triển thông
qua các tác phẩm: “Tư bản”, “Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp”,
“Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bonapactơ”, “Nội chiến ở
Pháp”...
Lenin cũng nghiên cứu rất nhiều những vấn đề về Xã
hội học, Người đã chỉ ra rằng để nghiên cứu xã hội học mang
tính thực sự khoa học phải xuất phát từ những sự kiện thật chính
xác. Phải xét đến các sự thật riêng biệt, những sự thật có liên
quan đến những vấn đề đang xét, những sự thật đã được lựa
chọn.
Trong khi phát triển và tiếp tục hoàn thiện khoa học xã
hội học Mác xít Lê nin nít, các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác-Lênin luôn sử dụng phương pháp làm việc thể hiện sự
thống nhất giữa lý luận và kinh nghiệm. Đó là một đòi hỏi quan
trọng trong các hoạt động của các nhà xã hội học nhằm phục vụ
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ở Việt Nam, ngành Xã hội học tuy mới được xây dựng,
song đã có rất nhiều cố gắng phát huy tác dụng để nhận thức và
ứng dụng vào quản lý xã hội. Nhiều nhà xã hội học đã kết hợp
chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, các tổ chức nhà nước và các đoàn

26


thể quần chúng đã có những công trình khảo sát, phân tích dự
đoán dự báo tình hình thực tiễn xã hội, từ đó đề xuất những giải
pháp quản lý xã hội nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hóa và
hiện đại hóa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, Xã hội học là một ngành khoa học còn mới
lạ ở nước ta, đội ngũ các chuyên gia xã hội học còn thiếu, điều
kiện và kinh phí hoạt động còn khó khăn, vì vậy chưa đáp ứng
được những đòi hỏi của xã hội. Đảng ta đã chỉ rõ “Cần phải phát
triển nhanh các ngành khoa học xã hội và nhân văn: Kinh tế học,
khoa học chính trị, khoa học quản lý, luật học. Phải đưa khoa
học xã hội học vào trong đời sống xã hội mới đáp ứng, lý giải
được những bức xúc do cuộc sống đặt ra”.

27

28


Trong cuốn “Xã hội học đại cương” của Phó Tiến sĩ
Nguyễn Minh Hòa, định nghĩa như sau: Xã hội học nghiên cứu
các quan hệ xã hội của chủ thể xã hội, nó nghiên cứu trạng thái
xã hội trong từng giai đoạn cụ thể, nghiên cứu những mối tác
động qua lại trong những khu vực dân cư, tập thể lao động,
nhóm xã hội và gia đình.
Xã hội học bao giờ cũng gắn liền với một thế giới quan
triết học nhất định, Xã hội học của chúng ta dựa trên nền tảng tư
tưởng của chủ nghĩa Marx-Lenin, đó là Xã hội học Marx-Lenin,

môn khoa học về xã hội.

Bài 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG
XÃ HỘI HỌC

2. Mối quan hệ xã hội học với các khoa học khác
a. Xã hội học với triết học

I. XÃ HỘI HỌC LÀ GÌ ?

1. Khái niệm
Xã hội học là khoa học về xã hội, là học thuyết về xã
hội, nhưng để định nghĩa một cách thật chính xác và phản ánh
được đối tượng và chức năng của nó, thì đây là vấn đề hết sức
khó khăn. Việc định nghĩa, làm rõ khái niệm Xã hội học có liên
quan mật thiết đến đối tượng nghiên cứu của Xã hội học. Hiện
nay có rất nhiều định nghĩa, nhưng nhìn chung các nhà xã hội
học đều đưa ra và nhất trí những điểm cơ bản giống nhau về xã
hội học.
Trong Đề cương bài giảng xã hội học của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, định nghĩa được nêu như sau:
Xã hội học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu về tính
chỉnh thể của các quan hệ xã hội (tính chất xã hội của đời sống
con người) là khoa học về các quy luật phổ biến và đặc thù của
hình thái kinh tế - xã hội, về các cơ chế hoạt động và các hình
thức biểu hiện của các quy luật trong hoạt động của các cá nhân,
các tập đoàn xã hội, các giai cấp, các dân tộc.
31


Những nhà sáng lập ra môn Xã hội học đều là những
triết gia, trước khi Xã hội học trở thành một khoa học độc lập thì
nó đã tồn tại và gắn liền với triết học. Triết học là một hệ thống
các ý tưởng, các giá trị, là một hệ thống các tư tưởng suy tư, con
người phải kết hợp với nhau và hành động như thế nào. Còn xã
hội học thì nghiên cứu cách thức con người Ứng xử với nhau
như thế nào, và hậu quả của lối ứng xử này ra sao? Triết học
cung cấp cho Xã hội học phương pháp luận khoa học khi xem
xét các sự kiện xã hội, còn xã hội học đặt trọng tâm vào việc
nghiên cứu sự tương tác của con người trong xã hội, đặc biệt là
nó chú trọng nghiên cứu sự hình thành và kết cấu trong xã hội,
các phong tục, tập quán, các giá trị xuất phát... Xã hội học đi tìm
những điều kiện xã hội, những logic đằng sau chi phối các ứng
xử của con người. Đồng thời xã hội học cũng tác động trở lại
triết học, nó cung cấp cho triết học những tư liệu, những sự kiện,
những hiện tượng xã hội để triết học xem xét.

b. Xã hội học với tâm lý học
32


Tâm lý học nghiên cứu sự phát triển tinh thần, sự xúc
cảm của con người trong đời sống xã hội, còn Xã hội học nghiên
cứu về các nhóm người, các cộng đồng người. Tâm lý học hành
vi và tâm lý học ứng dụng cũng đều chú ý đến hành vi, tình cảm,
trí nhớ của con người ở đó nó biểu hiện sự tương tác giữa các cá
nhân và nhóm xã hội. Xã hội học nghiên cứu mối quan hệ, tâm
lý xã hội, nghiên cứu đời sống trong các nhóm xã hội chi phối
như thế nào đến nhận thức và ứng xử của con người.


c. Xã hội học với kinh tế học
Kinh tế học nghiên cứu quá trình sản xuất lưu thông,
phân phối và tiêu dùng của cải vật chất xã hội. Kinh tế học chú ý
giải quyết các vấn đề như tiền tệ, giá cả, tỷ suất lợi nhuận, ảnh
hưởng của thuế đến tiêu dùng. Xã hội học thì kết hợp với kinh tế
học nghiên cứu xã hội học kinh tế, nghiên cứu mối quan hệ kinh
tế giữa khía cạnh kinh tế và phi kinh tế của đời sống xã hội

Do vậy, không thể quy xã hội học về đối tượng của triết
học xã hội. Sự khác biệt giữa chúng là ở chỗ xã hội học xem xét
xã hội qua các phạm trù và các khái niệm đặc biệt hơn so với
triết học xã hội. Ngoài ra, còn qua các khái niệm gắn với các
nhân tố đã được kiểm nghiệm... ? Khác với các phạm trù triết
học, các khái niệm cơ bản của xã hội học không phải là vật chất
và ý thức mà là cấu trúc xã hội và thiết chế xã hội, không phải là
con người mà là nhân cách và tính cách là một loại hình xã hội
và các qúa trình xã hội hóa các cá thể, không phải là các quan hệ
xã hội mà đúng hơn đó là sự tương tác xã hội và các mối liên hệ
qua lại xã hội.
Để xác định đối tượng xã hội học cần phải tìm ra các
khái niệm then chốt và cơ bản của khoa học này:
 Hệ thống xã hội: là một phạm trù xã hội học quan
trọng trong nhiều lý luận xã hội học vĩ mô. Đó là đối tượng
nghiên cứu tính chỉnh thể, tính ổn định của tổ chức xã hội, nó
nghiên cứu các hệ thống xã hội, tính chỉnh thể và các tính
quy luật vận hành của chúng;

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC

1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học

Cho đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến, nhiều quan điểm
xung quanh vấn đề đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Các
cuộc thảo luận nhằm xác lập mối liên hệ giữa các nghiên cứu xã
hội học và triết học xã hội của Chủ nghĩa Marx. Kết quả cuộc
thảo luận, đã đưa ra được quan niệm xã hội học ở ba cấp độ:
 Thứ nhất là Chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận Xã
hội học đại cương;


Thứ hai là lý luận Xã hội học chuyên biệt;



Thứ ba là các nghiên cứu Xã hội học cụ thể.

33

 Cộng đồng xã hội là khái niệm then chốt trong việc
xác định đối tượng xã hội. Vì cộng đồng xã hội bao hàm phẩm
chất quyết định của sự vận động phát triển của chỉnh thể xã hội.
Nguồn gốc của sự vận động phát triển này là do sự xung đột lợi
ích của các chủ thể xã hội, các giai cấp và các kết cấu của chủ
thể xã hội khác;
 Đối tượng của Xã hội học là các cộng đồng xã hội,
là các hình thức xã hội của sự tồn tại và phát triển của con
người, đó là tính chất xã hội của sự hoạt động của đời sống con
người, nó bao gồm các hình thức tổ chức gia đình, cư dân, cộng
đồng giai cấp và xã hội, thành phần dân tộc, nghề nghiệp, xã
hội, nhân khẩu xã hội. Như vậy đối tượng nghiên cứu xã hội học
là tất cả các qúa trình và hiện tượng xã hội. Trong các qúa trình

34


và hiện tượng ấy dù ở cấp độ vi mô hay vĩ mô Xã hội học cũng
tập trung nghiên cứu về mức độ biểu hiện, về nguyên nhân,
động lực và xu hướng phát triển của chúng.
Rõ ràng đối tượng của Xã hội học là các hiện tượng xã
hội, các sự kiện xã hội. Đó là những sự kiện có tính cách tập thể
không phải của một cá nhân đơn lẻ mà là của nhiều cá nhân
cùng với mối quan hệ của nó. Nó nghiên cứu kết cấu toàn bộ.
Hệ thống xã hội, xem hình thái kinh tế - xã hội là sự phát triển
của hệ thống các quan hệ xã hội cùng các mối liên hệ, tác động
hữu cơ với nhau. Khi nghiên cứu các sự kiện xã hội thì đặc
trưng của xã hội học là những điều kiện xã hội, những lực xã hội
đã ảnh hưởng như thế nào đến cách thức ứng xử của chúng ta.
Đó là những thực thể của đời sống mà con người tạo ra, xuất
phát từ sự tương tác của con người giữa các hoạt động đó.

hội học chuyên biệt là khâu trung gian gắn lý luận Xã hội học
đại cương với việc nghiên cứu xã hội học, nghiên cứu các hiện
tượng của đời sống xã hội. Xã hội học chuyên biệt được phân
chia thành các phân ngành sau đây:
- Xã hội học lao động;
- Xã hội học xung đột xã hội;
- Xã hội học phân tầng xã hội;
- Xã hội học đô thị;
- Xã hội học nông thôn;
- Xã hội học dư luận xã hội - thông tin đại chúng;
- Xã hội học thanh niên.
Ở các nước Tư bản chủ nghĩa, Xã hội học chuyên biệt

được phân chia đến 200 loại khác nhau. Bao gồm bốn phần
riêng biệt:
+ Các yếu tố của xã hội học gồm:

2. Cơ cấu của môn Xã hội học

Văn hóa;
Cấu trúc xã hội;
Xã hội học;
Tương tác xã hội;
Sự lệch chuẩn;
Cộng đồng dân cư.

Cơ cấu của môn khoa học xã hội học được phân chia
theo hai phương diện, đó là:
* Xã hội học đại cương và Xã hội học chuyên biệt;
* Xã hội học trừu tượng - lý thuyết và Xã hội học cụ
thể - thực nghiệm.
a. Xã hội học đại cương và Xã hội học chuyên biệt

+ Bất bình đẳng xã hội:

Xã hội học đại cương là cấp độ cơ bản của hệ thống lý
thuyết Xã hội học. Là khoa học của cái chung nhất của các quy
luật Xã hội học về sự hoạt động và phát triển của hệ thống xã
hội và sự tương tác qua lại của các yếu tố hợp thành hệ thống xã
hội.

Phân tầng xã hội;
Bất bình đẳng dân tộc và chủng tộc;

Vai trò giới tính và bất bình đẳng;
Lứa tuổi và bất bình đẳng.
+ Các thể chế xã hội:

Xã hội học chuyên biệt là Xã hội học chuyên ngành, đó
là cấp độ của các quan hệ nhất định phản ánh mối liên hệ khách
quan giữa các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Các lý luận xã

35

Gia đình;
Giáo dục;

36


Tôn giáo;
Hệ thống kinh tế;
Hệ thống chính trị.

 Cấp độ thực nghiệm bao gồm việc thu thập thông tin
thông qua quan sát, thí nghiệm và từ việc xử lý các thông tin
xã hội đó;
 Cấp độ lý thuyết trong xã hội học là các khái niệm,
phạm trù, quy luật, giả thuyết được hình thành nên một hệ
thống.

+ Xã hội biến cách:
Tính năng động xã hội;
Hành vi;

Các phong trào xã hội;
Biến đổi xã hội, văn hóa và chuẩn mực xã
hội.

b. Xã hội học trừu tượng - lý thuyết và Xã hội học
cụ thể - thực nghiệm
Xã hội học đại cương là một môn lý thuyết trừu tượng
nhất của xã hội, nó là một khoa học lý thuyết, cũng như các
khoa học xã hội khác. Xã hội học sử dụng một hệ thống, những
sự trừu tượng hóa (như các khái niệm, phạm trù, quy luật, giả
thuyết xã hội học...). Từ những hệ thống đó các nhà xã hội học
luôn tìm cách tái thể hiện trong quá trình tư duy về đối tượng xã
hội, mô tả trạng thái và thâm nhập vào các quy luật hoạt động và
phát triển của nó, hiểu được và dự báo xu hướng phát triển của
nó trong tương lai.
Đồng thời xã hội học còn thuộc loại các hoa học thực
nghiệm vì nó rút ra được các kết luận xã hội từ các trắc nghiệm,
các quan sát thực nghiệm xã hội, từ các tài liệu thực nghiệm thu
được về các đối tượng xã hội. Xã hội học vừa có tính chất thực
nghiệm lại vừa có tính chất lý thuyết đề ra các quy luật, nó là
một khoa học không chỉ mô tả các sự kiện thực nghiệm mà còn
rút ra được những kết luận quy luật và khái niệm từ sự phân tích
các dữ kiện thực nghiệm. Vì thế xã hội học là một khoa học thực
nghiệm - lý thuyết cho nên nhận thức xã hội học có hai cấp độ là
thực nghiệm và lý thuyết.

37

Nhận thức lý thuyết và nhận thức thực nghiệm có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể là nhận thức lý thuyết được

xây dựng trên cơ sở của nhận thức thực nghiệm. Nhận thức lý
thuyết không phải là sự tiếp diễn đơn giản nhận thức thực
nghiệm. Ở nhận thức lý thuyết nhà Xã hội học đã dựng nên một
hệ thống rõ ràng các định nghĩa, khái niệm, giả thiết và giả định
nhưng họ luôn quay về với cấp độ thực nghiệm coi đó là nguồn
gốc của sự khái quát hóa. Đồng thời nhận thức thực nghiệm là
cái có trước là cơ sở cho sự khái quát hóa lý thuyết. Ranh giới
của hai cấp độ: Thực nghiệm và lý thuyết trong Xã hội học chỉ
là tương đối.

3. Các nguyên lý xây dựng tri thức xã hội học
Năm nguyên lý cơ bản của Xã hội học là: nguyên lý
duy vật, nguyên lý phát triển, nguyên lý tính hệ thống, nguyên lý
phản ảnh và nguyên lý tính Đảng.
 Nguyên lý duy vật là một trong những nguyên lý xây
dựng tri thức Xã hội học, nó phản ánh và giải đáp Duy vật
mặt thứ nhất, vấn đề cơ bản của triết học, về mối quan hệ
giữa tư duy và tồn tại và được trình bày thích hợp với xã hội
với tư cách là quan niệm duy vật về lịch sử. Thực chất của
nguyên lý này là giải thích sự phát triển xã hội bằng sự phát
triển của nền sản xuất vật chất. Giải thích các hình thái xã hội
bằng những điều kiện vật chất của đời sống xã hội.

38


 Nguyên lý phát triển xem xét xã hội như là một cơ
thể đang vận động và phát triển. Cùng với nguyên lý duy vật
tạo thành một cơ sở Duy vật biện chứng về xã hội.
 Nguyên lý tính hệ thống: Xem xét xã hội như là một

hệ thống, một cơ thể xã hội, một cơ cấu là sự đan kết phức
tạp các quan hệ vật chất và tư tưởng; tổ chức đặc biệt. Sự thể
hiện của cơ cấu đó là những thiết chế xã hội.
 Nguyên lý phản ánh: Thể hiện sự giải đáp duy vật
mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, rằng hiện thực khách
quan được phản ánh trong những hình thái tư duy, còn cơ cấu
của đối tượng nghiên cứu được phản ánh trong cơ cấu của tri
thức.
 Nguyên lý tính Đảng: Trong nghiên cứu Xã hội học
phải đứng trên quan điểm của giai cấp công nhân của toàn thể
nhân dân lao động trong sự nghiệp xấy dựng Chủ nghĩa xã
hội.

II. CHỨC NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA XÃ HỘI HỌC
1. Chức năng cơ bản của Xã hội học
Xã hội học vũ trang những tri thức về quy luật khách
quan của quá trình phát triển xã hội.
Xã hội học trang bị những tri thức và thực tiễn nhằm
đưa ra những kiến nghị để quản lý một cách khoa học quá trình
phát triển của các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Xã hội học giúp ta nắm bắt được trạng thái tinh thần tư
tưởng của con người, là một công cụ đắc lực trong việc tuyên

39

truyền giáo dục tư tưởng cho quần chúng nhân dân và đấu tranh
chống các hệ tư tưởng thù địch phản động.
Như vậy, Xã hội học có ba chức năng cơ bản:
Thứ nhất, xã hội học có chức năng nhận thức : Xã hội
học đã trang bị những tri thức khoa học về sự phát triển của xã

hội và những quy luật của sự phát triển vạch rõ được nguồn gốc
của qúa trình phát triển đó. Nó vạch ra những quy luật khách
quan của các hiện tượng và các qúa trình xã hội, đã tạo ra được
những tiền đề để nhận thức triển vọng phát triển của xã hội.
Đồng thời xã hội học còn xác định được những nhu cầu phát
triển của xã hội, của các giai cấp, các tập đoàn và các nhóm xã
hội trong các hoạt động xã hội của con người. Ngoài ra, Xã hội
học còn có nhiệm vụ phân tích lý luận hoạt động nhận thức về
xã hội, xây dựng lý luận và phương pháp luận để nhận thức xã
hội.
Thứ hai là Xã hội học có chức năng thực tiễn: Đây là
chức năng quan trọng của Xã hội học. Nó có mối quan hệ chặt
chẽ với chức năng nhận thức. Xã hội học đưa vào sự phân tích
các hiện tượng xã hội để làm sáng tỏ các triển vọng và xu hướng
phát triển của xã hội. Đặc biệt là khi nghiên cứu các quan hệ xã
hội. Xã hội học giúp con người đặt các quan hệ xã hội của mình
dưới sự kiểm soát của bản thân và điều hòa các quan hệ đó cho
phù hợp với yêu cầu của sự phát triển tiến bộ xã hội. Việc dự
báo xã hội dựa trên cơ sở nhận thức sâu sắc các quy luật và xu
hướng phát triển của xã hội, là điều kiện và tiền đề để có kế
hoạch và quản lý xã hội một cách khoa học.
Thứ ba, Xã hội học có chức năng tư tưởng: Muốn quản
lý và lãnh đạo xã hội thì cấp quản lý và lãnh đạo phải nắm bắt
được tình hình tư tưởng, trạng thái tâm lý xã hội của mọi tầng
lớp nhân dân. Trạng thái tư tưởng luôn biến động theo những
diễn biến của thực trạng kinh tế - chính trị và xã hội. Xã hội học
40


giúp ta hiểu rõ được thực trạng tư tưởng xã hội để trên cơ sở đó

làm tốt công tác chính trị tư tưởng, nắm bắt và định hướng được
dư luận xã hội góp phần nâng cao hiệu qủa của công tác quản lý
và lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài ra xã hội
học còn phát triển và hình thành nên tư duy khoa học, tạo điều
kiện hình thành thói quen suy xét mọi hiện tượng xã hội và qúa
trình xã hội phức tạp trên quan điểm duy vật biện chứng, giúp ta
nâng cao tư duy thông thường thành tư duy khoa học.

1. Phương pháp của Xã hội học
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một phương pháp luận xã
hội học. Quan điểm nhận thức xã hội trên lập trường Mác xít đó
là quan điểm duy vật, là sự tồn tại của xã hội là cái thứ nhất.
Còn ý thức xã hội là cái thứ hai. Khi giải thích sự tồn tại xã hội,
giải thích các hiện tượng và các qúa trình xã hội hết sức đa dạng
và phức tạp. Chủ nghĩa duy vật lịch sử xuất phát từ những điều
kiện hiện thực của đời sống xã hội, của những hoạt động xã hội
của con người.

Phương pháp quan điểm lịch sử cụ thể là phương pháp
của xã hội học để nhận thức và giải thích các hiện tượng và các
qúa trình xã hội. Lênin chỉ rõ : “phép biện chứng Mác-xít đòi
hỏi phải phân tích một cách cụ thể từng tình hình lịch sử riêng
biệt.
Quan điểm lịch sử: Quan điểm lịch sử cụ thể đã bác bỏ
mối quan niệm trừu tượng về xã hội nói chung. Do đó khi xem
xét các hiện tượng và qúa trình xã hội phải xuất phát từ hiện
thực khách quan, xây dựng những kết luận và khái quát trên cơ
sở nghiên cứu, cơ thể xã hội hiện thực, có nghĩa là phải nghiên
cứu các hoạt động của xã hội loài người trong những điều kiện
lịch sử cụ thể nhất định.

Ngoài ra một trong những phương pháp thường được sử
dụng trong nghiên cứu xã hội học là phương pháp so sánh. Dùng
phương pháp so sánh để phân tích những nhân tố thuộc về định
chế hoặc thuộc về cấp độ xã hội vĩ mô trong những xã hội khác
nhau.

Đồng thời với quan điểm duy vật lịch sử về xã hội thì
Xã hội học còn sử dụng phương pháp quan điểm biện chứng.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử với tính cách là một phương pháp
luận khoa học để nhận thức và giải thích các hiện tượng và các
quá trình xã hội trong mối liên hệ và tính quy luật giữa chúng.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử tìm nguồn gốc của các hiện tượng và
quá trình xã hội trong những mâu thuẫn biện chứng khách quan
nội tại giữa chúng. Phương pháp luận duy vật lịch sử về nhận
thức xã hội là phương pháp luận khoa học phù hợp với những
quy luật khách quan của bản thân thực tại xã hội.

41

42


1. Tương tác xã hội

Bài 3
PHẠM TRÙ VÀ KHÁI NIỆM
XÃ HỘI HỌC
I. PHẠM TRÙ XÃ HỘI HỌC
Xã hội học ngày nay đã và đang phát triển với một tốc
độ cao, từng bước xâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau của

đời sống xã hội. Bản thân Xã hội học đã hình thành nên nhiều
phân ngành khác nhau như Xã hội học đô thị, Xã hội học nông
thôn, Xã hội học gia đình, Xã hội học dân tộc ... nhưng cho dù
Xã hội học có phân ngành sâu rộng đến đâu thì chúng đều có
những xuất phát điểm nhất định, từ những phạm trù và những
khái niệm cơ bản để quan sát nghiên cứu và lý giải các hiện
tượng xã hội, quá trình xã hội hết sức đa dạng và phức tạp. Điều
đó làm cho Xã hội học khác biệt với các khoa học xã hội khác,
đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa xã hội khoa
học. Các phạm trù và khái niệm đều không tồn tại trên thực tế,
nó là những công cụ trừu tượng để xây dựng nên một hệ thống
tư duy nhằm giải thích thực tại, đối với Marx: “Xã hội là một
biểu hiện tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” hay là một hệ
thống “Các quan hệ xã hội” và khi nói rằng xã hội chẳng qua chỉ
là “hoạt động của con người theo đuổi những mục đích của
mình”, Marx đã đưa ra những cơ sở để chúng ta xây dựng nên
những phạm trù và khái niệm.

43

Xã hội là một tập thể người có những quan hệ gắn bó
với nhau trong đời sống, trong quá trình sản xuất của cải vật
chất và sống trong một phạm vi nhất định. Một xã hội là một tập
hợp người có sự phân công lao động, tồn tại qua thời gian sống
trên một địa bàn lãnh thổ cùng chia sẻ những mục đích chung,
cùng thực hiện những nhu cầu của sản xuất, của tái sản xuất ra
của cải vật chất, nhu cầu an ninh và nhu cầu tinh thần. Do vậy,
con người muốn tồn tại trong một xã hội thì phải biết xã hội vận
hành như thế nào trong hoạt động và mối quan hệ xã hội của
mình. Marx đã nhấn mạnh rằng xã hội là biểu hiện tổng hòa của

các mối quan hệ xã hội hay là một hệ thống mối quan hệ xã hội.
Quan hệ xã hội và hoạt động xã hội là mối quan hệ biện chứng
với nhau.
Tương tác xã hội (TTXH), là một khái niệm được quy
từ hai khái niệm quan hệ xã hội và hoạt động xã hội, nó nói lên
rằng mỗi hoạt động có mục đích của con người chỉ trở thành
hoạt động xã hội khi nó nằm trong và thông qua một số mối
quan hệ giữa các chủ thể hoạt động, mặt khác khái niệm tương
tác xã hội nói lên rằng mỗi quan hệ xã hội đều gắn liền với một
hoạt động xã hội nhất định. Trong thư Marx gởi cho A-nen-cốp,
Marx đưa ra lời giải đáp khái quát nhất cho câu hỏi xã hội là gì
nếu không kể đến hình thức cụ thể của nó, được mô tả như “một
sản phẩm của sự tương tác của con người”. Marx coi xã hội là cả
toàn bộ đời sống xã hội chứ không phải là tổng số đời sống cá
nhân. Là một khái niệm chung nhất tương tác xã hội đã có mặt
trong sự tác động qua lại của các hiện tượng, các qúa trình và
các hệ thống hoạt động, những mối liên hệ và quan hệ trong hiện
thực xã hội.
Khi nói tới hệ thống tương tác xã hội thì không thể
không nói tới con người của quan hệ xã hội và con người của

44


hoạt động xã hội hay đó là chủ thể xã hội. Cả chủ thể xã hội,
quan hệ xã hội và hoạt động xã hội có mối quan hệ với nhau
nhưng mỗi yếu tố lại có tính chất đặc thù riêng. Đó là một tập
hợp tối thiểu để xem xét hiện tượng và qúa trình xã hội. Theo
TS Nguyễn Minh Hòa, trong “Xã hội học đại cương”, thì tập
hợp khái niệm đó được biểu hiện ở sơ đồ sau:


(1)

Quan hệ xã hội

Hoạt động xã hội

TTXH

(2)

HĐXH

CTXH

* Hoạt động sản xuất ra các giá trị văn hóa mà sản
phẩm của nó là tri thức khoa học nghệ thuật, tôn giáo, triết học,
chính trị và các hình tượng nghệ thuật, chuẩn mực giá trị như
cách ứng xử, tiêu chuẩn đạo đức, ngôn ngữ, thông tin...

TTXH

2. Chủ thể xã HĐXH
hội

* Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất
của con người nhằm cải biến hiện thực khách quan phục vụ
những nhu cầu của con người. Nó bao gồm hoạt động sản xuất
các phương tiện vật chất. Đó là những phương tiện nhằm thỏa
mãn nhu cầu hàng ngày của con người như lương thực, quần áo,

nhà cửa... và những phương tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu sản
xuất như công cụ sản xuất và tư liệu sản xuất. Theo định nghĩa
của Marx “Hành động lịch sử đầu tiên” hay “Sự kiện chủ yếu”
là sản xuất ngay chính bản thân đời sống vật chất.
* Hoạt động sản xuất ra giống nòi, sản xuất ra những
con người đây cũng là một hoạt động cơ bản nhằm duy trì nòi
giống, duy trì sự tồn tại của xã hội. Đó là hoạt động nhân giống
bằng tái sản sinh tự nhiên hay hoạt động tái sản sinh xã hội.

QHXH

CTXH

(3)

Hoạt động xã hội (HĐXH), Là hoạt động có mục đích
của con người, là hoạt động cơ bản chủ yếu của con người trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống nhằm duy trì sự tồn tại và phát
triển xã hội. Nó bao gồm năm hoạt động:

QHXH

Chủ thể xã hội (CTXH), là kẻ mang sự tương tác xã
hội, điều đó có nghĩa chủ thể xã hội là con người, nó vừa là chủ
thể, vừa là khách thể của sự tương tác, chỉ với tư cách đó thì kẻ
mang tương tác xã hội mới đóng được vai trò xã hội nhất định
và mới xác lập được những mối quan hệ nhất định giữa họ với
nhau. Chủ thể xã hội tự thể hiện mình vào hoạt động trong sự
tương tác xã hội với tư cách là cá nhân, nhóm xã hội và cộng
đồng xã hội.


* Hoạt động chủ yếu thứ tư của con người là hoạt động
quản lý với mục đích điều tiết hoạt động của các chủ thể xã hội
và các quan hệ của họ trên cơ sở những quy tắc và những chuẩn
mực được hình thành trong qúa trình tương tác xã hội. loại hoạt
động này còn gọi là hoạt động điều tiết xã hội.
* Cuối cùng là hoạt động giao tiếp, là hoạt động trao
đổi thông tin giữa các chủ thể xã hội.

4. Quan hệ xã hội

3. Hoạt động xã hội
45

46


Quan hệ xã hội (QHXH), là mối quan hệ giữa người
với người (quan hệ giữa các chủ thể xã hội) trong qúa trình sản
xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng (vật chất, văn hóa, năng
lượng thông tin). Đó là quan hệ giữa người với người trong qúa
trình hoạt động thực tiễn cả vật chất và tinh thần.
Tóm lại: Các phạm trù xã hội học trên đây đã tạo thành
một mô hình phức tạp về tương tác xã hội. Nó chứa đựng một
tập hợp cơ bản những định nghĩa trừu tượng nhất và khái quát
nhất, cho nên nó bao hàm được hiện thực xã hội với tư cách là
một hệ thống hoàn chỉnh. Mô hình này được xem là một mô
hình khung của nghiên cứu xã hội. Như vậy khoa học xã hội học
chỉ có thể tồn tại một cách độc lập khi nó được bắt đầu từ bốn
xuất phát điểm lớn:

a/ Cá nhân với tính cách là những cá thể riêng biệt, độc
lập tồn tại trong những mối quan hệ tương tác xã hội;

5. Cá nhân và xã hội hóa
Cá nhân là một cá thể riêng biệt, độc lập hiện hữu đang
hoạt động trong một không gian xác định với những điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể, là chủ thể xã hội; có mối quan hệ tác động
qua lại với các cá nhân khác trong hoạt động xã hội. Cá nhân là
khái niệm cơ bản đầu tiên, quan trọng nhất của xã hội học, bởi
vì xét cho đến cùng sẽ không có xã hội loài người nếu như
không có con người thể hiện ra với tư cách là một cá thể độc lập.
Đối tượng chính của xã hội học là các mối quan hệ xã hội mà
trong xã hội luôn tồn tại bốn mối quan hệ lớn. Đó là:
+ Mối quan hệ giữa con người với xã hội;
+ Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên;
+ Mối quan hệ giữa con người với con người;
+ Mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể.

b/ Nhóm xã hội là một tập hợp các cá nhân cả về mặt
thực thể và hoạt động xã hội;
c/ Thể chế xã hội là chất kết dính các cá nhân, nhóm xã
hội và điều tiết hoạt động của chúng;
d/ Cộng đồng xã hội.

Mô hình về tương tác xã hội
TTXH
HĐXH
1. Sản xuất
2. Tái sản xuất giống nòi
3. Văn hóa

4. Quản lý
5. Giao tiếp

CTXH
1. Cá nhân
2. Nhóm XH
3. Cộng đồng XH
4. Thiết chế XH

QHXH
1. Sản xuất
2. Trao đổi
3. Phân phối
4. Tiêu dùng 47

Đặc điểm chủ yếu của cá nhân là một thực thể sinh học
- xã hội chỉ xuất hiện một lần mà không bao giờ lặp lại, cá nhân
là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm đặc biệt và nó
mang bản chất xã hội và không có sự sản xuất đồng loạt mà là
đơn chiếc “độc nhất vô nhị”. Engels nói, con người là một “động
vật cao cấp” có tư duy, có ngôn ngữ biết lao động nhưng chỉ
được biết đến như là cá nhân khi mà chính nó bộc lộ ra trong
hoạt động xã hội và trong các mối quan hệ xã hội với các chủ
thể xã hội khác như cá nhân, nhóm xã hội và cộng đồng xã hội.
Cá nhân là sự biểu hiện cụ thể bản chất con người, là sự hợp
nhất được thực hiện theo cách nhất định trong một con người
những nét có ý nghĩa xã hội và quan hệ xã hội có liên quan đến

48



bản chất của một xã hội nhất định, do đó nếu không có cá nhân
và mối quan hệ của nó thì cũng không có nhóm xã hội, không có
nhóm giai cấp, không có dân tộc.
Cá nhân và xã hội hóa: Xã hội hóa là một qúa trình mà
cá nhân gia nhập vào nhóm xã hội, vào cộng đồng xã hội và
được xã hội tiếp nhận cá nhân như là một thành viên chính thức
của mình.
Mục đích của xã hội hóa là nó trang bị cho cá nhân
những kỹ năng cần thiết để họ hòa nhập vào xã hội mà họ đang
sống. Thông qua qúa trình xã hội hóa nó hình thành ở cá nhân
một khả năng thông đạt và phát triển khả năng: nói, đọc, viết,
diễn tả... đồng thời nó làm cho cá nhân thấm nhuần các giá trị xã
hội, các chuẩn mực sống, các quy tắc sinh hoạt và hấp thụ niềm
tin của xã hôïi.
Như vậy, xã hội hóa là một qúa trình cá nhân lĩnh hội
một hệ thống nhất định những tri thức, những chuẩn mực giá trị
cho phép cá nhân đó hoạt động như là một thành viên của xã
hội. Là một qúa trình mà cá nhân tiếp nhận nền văn hóa và học
cách đóng vai trò của mình theo đúng những thang giá trị xã hội.
Các giai đoạn của qúa trình xã hội hóa, gồm ba giai
đoạn:
+ Giai đoạn đứa trẻ trong gia đình;
+ Giai đoạn cá nhân trong nhà trường;
+ Giai đoạn cá nhân thực sự bước vào đời.

6. Hệ thống xã hội
Hệ thống xã hội là một phạm trù quan trọng bao gồm
hình thái kinh tế xã hội (Hệ thống xã hội tổng thể) và hệ thống
xã hội bộ phận.


Xã hội học xem xét xã hội xuất phát từ học thuyết hình
thái kinh tế xã hội của Marx. Hình thái kinh tế xã hội là hòn đá
tảng để nhận thức duy vật khoa học về lịch sử vì nó dựa vào một
phương thức sản xuất nhất định và thể hiện ra như những bậc
thang phát triển của nhân loại từ xã hội này sang xã hội khác cao
hơn. Lenin đã từng viết: “K. Marx là người đầu tiên làm cho xã
hội học có một cơ sở khoa học bằng cách xác định khái niệm
hình thái kinh tế - xã hội”.
Để tiếp cận một cách tổng thể Xã hội học, Xã hội học
đã rút ra từ học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Marx những
lý luận hết sức quan trọng đó là quan hệ sản xuất trở thành kiểu
quan hệ đóng vai trò nền tảng để từ đó giải thích một trong
những nguyên nhân của sự biến đổi các kiểu quan hệ xã hội
khác. Lý luận về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng
được dùng làm phương pháp tiếp cận xã hội học.

b/ Hệ thống xã hội bộ phận
Xã hội bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một tổng thể,
một hệ thống xã hội toàn vẹn. Hệ thống xã hội là tổng thể hợp
thành của các phân hệ. Các mối quan hệ giữa các phân hệ, mỗi
thành phần của hệ thống chỉ tồn tại trong quan hệ với các hệ
thống khác và trong sự vận động cả các hệ thống nội tại của nó.
Trên đây là những vấn đề chung của Xã hội học những vấn đề của Xã hội học đại cương. Nó là cơ sở xuất phát
giúp chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu các lĩnh vực cụ thể của Xã
hội học chuyên ngành.
II. KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC

a/ Hình thái kinh tế xã hội cách tiếp cận xã hội


1. Vị thế - vai trò xã hội

tổng thể
49

50


a/ Khái niệm
Theo quan niệm Xã hội học, vị thế là một vị trí xã hội.
Mỗi vị thế quyết định chỗ đứng của một cá nhân nào đó trong xã
hội và mối quan hệ của cá nhân đó với những người khác. Đó là
chỗ đứng của cá nhân trong bậc thang xã hội, là sự đánh giá của
cộng đồng xã hội đối với cá nhân biểu thị sự kính nể, trọng thị
của cộng đồng đối với cá nhân. Do thâm niên nghề nghiệp, tài
năng đức độ, tuổi tác tạo nên. Một cá nhân có thể có nhiều vị thế
xã hội tùy theo cá nhân đó tham gia hoạt động trong nhiều tổ
chức xã hội khác nhau. Tuy nhiên vị thế xã hội bao giờ cũng có
một vị trí then chốt mà cá nhân gắn bó hoặc chuyên trách.
Theo quan niệm xã hội học thì vị thế xã hội có thể chia
làm hai loại: Vị thế tự nhiên là vị thế mà con người được gắn
bởi những thiên chức, những đặc điểm cơ bản mà họ không thể
tự kiểm soát được như trẻ hay già, nam hay nữ...
Vị thế xã hội là vị thế phụ thuộc vào những đặc điểm
mà trong một chừng mực nhất định cá nhân có thể kiểm soát
được, nó phụ thuộc vào sự nỗ lực phấn đấu và nghị lực vươn lên
của bản thân, như anh có thể trở thành kỹ sư hay bác sỹ hay
giám đốc một xí nghiệp, hay bộ trưởng chẳng hạn.
Đối với vai trò xã hội trong khoa học, Xã hội học là

một khái niệm cơ bản để xem xét hành vi của cá nhân trong hoạt
động xã hội. Vai trò của cá nhân như một vai diễn (bắt nguồn từ
sự sắm vai và diễn trò trên sân khấu) là một hoặc nhiều chức
năng mà cá nhân ấy phải đảm trách trước xã hội. Một vai trò tức
là tập hợp các chuẩn mực hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được
gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Là một khái niệm bắt
nguồn từ sắm vai trên sân khấu sau đó được đưa vào thuật ngữ
khoa học và được xã hội hóa trong đời sống. Đóng vai trò xã hội
cũng tương tự như đóng vai diễn trên sân khấu, chỉ khác là một

51

bên đóng theo kịch bản trên sàn diễn, còn một bên diễn ra một
cách tự nhiên, đời thường.
Có năm loại vai trò xã hội mà cá nhân thường đảm
trách:
+ Vai trò định chế là vai trò cá nhân đóng phải theo
cách thức nhất định mang tính chế tài của hành động theo khuôn
mẫu đã được vạch sẵn của một tổ chức chính trị - xã hội nào đó;
+ Vai trò thông thường là vai trò cá nhân bắt chước học
hỏi một cách đơn giản;
+ Vai trò kỳ vọng là vai trò cá nhân đảm nhiệm thì
được nhiều người mong đợi và cá nhân đó cần phải đáp ứng sự
mong đợi đó;
+ Vai trò gán là vai trò do một tổ chức xã hội hay một
nhóm xã hội gán cho cá nhân;
+ Vai trò tự chọn là vai trò tùy theo ý muốn của cá nhân
chọn.
Mỗi cá nhân có vô vàn vai trò, có bao nhiêu mối quan
hệ xã hội thì có bấy nhiêu vai trò xã hội. Trong vô vàn vai trò đó

thì có vai trò thật, vai trò giả, để hiểu được bản chất thật của cá
nhân cần phải hiểu qua nhiều vai trò khác nhau ít nhất là các vai
trò chủ yếu mà cá nhân đảm trách. Trong quá trình hòa nhập vào
xã hội thì cá nhân học cách đóng các loại vai trò khác nhau để
gia nhập vào xã hội.
Vị thế và vai trò của cá nhân trong xã hội bắt nguồn từ
vị trí kinh tế, chính trị - xã hội của họ, từ địa vị của các cá nhân
thuộc các giai cấp và các nhóm xã hội khác mà quy định nên.
Mỗi cá nhân có nhiều vị thế và vai trò khác nhau ở gia đình, vai
trò người chồng đối với vợ, người cha đối với con; ngoài xã hội
vai trò của thủ trưởng đối với nhân viên, vai trò công dân với

52


nghĩa vụ và quyền lợi... Tuỳ theo vai trò của mình mà cá nhân sẽ
có cách ứng xử, hành vi, tác phong, hành động tương ứng với
vai trò mà cá nhân đảm trách. Vị thế và vai trò cá nhân đảm
trách còn tùy thuộc vào thể chế xã hội và sự phân công xã hội,
một khi thể chế thay đổi thì vị thế và vai trò của cá nhân cũng
thay đổi.
Nếu vị thế và vai trò xã hội mỗi cá nhân đảm trách và
có thể tự chọn vai cho mình thì đồng thời xã hội cũng có thể gán
cho họ các vai trò khác. Trong nhiều vai trò mà cá nhân đảm
trách thì vai trò công dân là vai trò nền tương ứng với nghĩa vụ
và quyền lợi được thể chế hóa trong pháp luật. Nếu xét theo khía
cạnh địa vị xã hội thì vị thế xã hội mang tính ổn định khá cao
trong một thời gian dài, còn vai trò xã hội mang tính tương đối,
luôn thay đổi tùy theo tình huống cụ thể, mỗi vai trò cá nhân
đảm trách có những thái độ và hành vi ứng xử khác nhau. Do đó

giữa vị thế và vai trò xã hội có sự khác nhau tương đối, và trong
cuộc đời con người thì vị trí xã hội ngắn hơn so với vai trò xã
hội.

b/ Các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế xã hội
Vị thế xã hội (địa vị xã hội) của một người là cái mà xã
hội công nhận ở họ trong bậc thang xã hội. G.Lensky cho rằng
có bốn nhân tố tạo nên địa vị xã hội trong xã hội Mỹ:
* Yếu tố thu nhập;
* Yếu tố uy thế nghề nghiệp;
* Yếu tố trình độ học vấn;
* Yếu tố chủng tộc.
Trong Xã hội học đại cương thì vị trí của cá nhân trong
một hệ thống xã hội được quy định bởi một loạt nhân tố, như
sau:

53

* Sự tự đánh giá của các cá nhân về bản thân mình về
vị trí xã hội của mình. Là sự tự đánh giá khả năng trình độ trong
bậc thang xã hội cũng như ý chí vươn lên của cá nhân trong qúa
trình xác định vị trí xã hội;
* Những đặc trưng nhân cách, sinh lý và tâm lý của cá
nhân;
* Những đặc điểm xã hội của cá nhân cũng ảnh hưởng
đến vị thế:
+ Giới tính;
+ Lứa tuổi;
+ Nguồn gốc xã hội;
+ Dân tộc;

+ Đảng phái;
+ Học vấn;
+ Thâm niên công tác;
+ Điều kiện sống;
+ Thủ đoạn, cơ may...

c/ Tính di động xã hội của cá nhân: Đó là sự vận động
của một cá nhân từ một vị trí, xã hội này sang một vị trí xã hội
khác. Nó bao gồm tính di động theo chiều ngang về tính di động
theo chiều rộng. Tính di động theo chiều ngang chỉ sự vận động
của cá nhân tới các vị trí xã hội khác như từ giai cấp này sang
giai cấp khác, từ nhóm xã hội này sang nhóm xã hội khác. Tính
di động theo chiều dọc là sự vận động của cá nhân trong nội bộ
mỗi nhóm xã hội, là sự vận động về mặt chất của mỗi cá nhân
(Sự thăng tiến, địa vị xã hội). Ngoài ra còn loại di động liên thế
hệ, là sự di chuyển giữa hai thế hệ cha - con về nghề nghiệp hay
địa vị xã hội. Loại di động nội thế hệ là sự di chuyển nghề
nghiệp hay địa vị xã hội của cá nhân qua các giai đoạn khác
nhau trong cuộc đời mình.

54


2. Thiết chế xã hội
Theo quan niệm của Xã hội học thì khái niệm thiết chế
xã hội hay còn gọi là thể chế xã hội có thể hiện theo hai cách:
* Thứ nhất là cách thức tổ chức xã hội với toàn bộ bộ
khung của xã hội do luật pháp tạo nên;
* Thứ hai thiết chế xã hội dùng chỉ một tập hợp những
giá trị chuẩn mực, quy tắc, thói quen hay tập tục được áp dụng

trong xã hội được xã hội thừa nhận
Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững các giá trị
chuẩn mực, vị thế, vai trò và nhóm vận động xung quanh một
nhu cầu cơ bản của xã hội. Nó là một tổ chức nhất định của sự
hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội được thực hiện bằng một
hệ thống của các hành vi con người với các chuẩn mực và quy
phạm xã hội. Thiết chế xã hội là một thành tố đặc thù đảm bảo
tính kế thừa và tính ổn định tương đối của những mối liên hệ
trong khuôn khổ của một tổ chức xã hội nhất định. Tất cả các
thiết chế đều có các quy tắc chuẩn mực, điều luật và cả cơ chế
vật chất của nó mà các nhóm xã hội phải tôn trọng, nó là chất
kết dính giữa các cá nhân, các nhóm xã hội và sự điều tiết hoạt
động của chúng. Từ đó ta có thể phân các thể chế như sau:
* Các thể chế hành chính được đặc trưng bằng nhà
nước và chức năng quản lý hành chính, thể chế quan trọng chính
là cơ quan hành pháp với những đại diện có thẩm quyền về hành
pháp với ranh giới địa lý nhất định;
* Các thể chế kinh tế là các quy chế hoạt động sản xuất
kinh doanh tương ứng với các thành phần kinh tế;
* Các thể chế chính trị là các quy định và điều tiết việc
làm và việc nắm giữ và sử dụng quyền lực;

55

* Các thể chế văn hóa là các quy định về các hoạt động
văn hóa, khoa học, nghệ thuật.
* Các thể chế đạo đức là các quy tắc chuẩn mực giá trị
về các đối xử của mọi người trong xã hội...
Thiết chế xã hội có hai chức năng: thứ nhất là thiết chế
xã hội có chức năng khuyến khích, điều chỉnh, điều hòa hành vi

của con người phù hợp với quy phạm và chuẩn mực của thiết
chế và tuân thủ thiết chế. Thứ hai thiết chế xã hội có chức năng
ngăn chặn, kiểm soát, giám sát những hành vi lệch lạc với thiết
chế. Mỗi thiết chế xã hội đều được đặc trưng bởi những mục
đích hành động, bởi chức năng xã hội đối với thiết chế đó, bởi
hệ thống chế tài đảm bảo cho cái đáng có và ngăn chặn cái lệch
lạc. Sự tồn tại của mọi xã hội, tính ổn định và sự phát triển của
xã hội không thể có được nếu không có quản lý xã hội và kiểm
soát xã hội... Sự rối loạn của thiết chế sẽ dẫn đến sự rối loạn xã
hội, không có thể chế xã hội thì cũng không có kỷ cương xã hội.
Do vậy thiết chế xã hội phải có chức năng quản lý xã hội và
kiểm soát xã hội. Nó được quyền sử dụng những biện pháp
thưởng phạt các thành viên trong xã hội. Hình phạt có thể chia
làm hai loại.
Hình phạt hình thức là các hình phạt của thiết chế pháp
luật. Hình phạt phi hình thức là hình phạt của thiết chế đạo đức
và dư luận xã hội.
Các đặc điểm của thiết chế xã hội:
+ Các thiết chế có xu hướng duy trì sự ổn định của xã
hội, bảo vệ tính bền vững tương đối của các chuẩn mực và các
quy phạm xã hội trong khuôn khổ của một trật tự xã hội;
+ Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc vào nhau. Duy
trì những giá trị chuẩn mực chung, phản ánh mục tiêu chung, vì
vậy các thiết chế có xu hướng phụ thuộc nhau, một thiết chế
luôn thể hiện một phần trong các thiết chế khác;
56


+ Các thiết chế có xu hướng trở thành tiêu điểm của
những vấn đề xã hội chủ yếu. Các thiết chế được thiết lập trên

cơ sở của những nhu cầu xã hội cơ bản.

2. Nhóm xã hội
Nhóm xã hội là một tập hợp người có liên hệ với nhau,
về vị thế, vai trò, nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị
nhất định. Xã hội học được hình thành bởi các nhóm xã hội, là
tổng hòa của các nhóm xã hội rất đa dạng và đan chéo nhau,
cùng lúc cá nhân có thể thuộc nhiều nhóm xã hội khác nhau.
Mỗi nhóm xã hội được hình thành có một kiểu đặc trưng quan
hệ khác nhau. Nhóm gia đình đặc trưng bằng kiểu quan hệ gia
đình, nhóm bạn bè thì đặc trưng bằng kiểu quan hệ bạn bè...

chung có liên quan đến đời sống trên cơ sở của một hệ thống
quan niệm trong xã hội.
Như vậy, trong xã hội học người ta chia thành nhóm sơ
cấp, nhóm thứ cấp, ngoài ra còn có nhóm chính, nhóm phụ,
nhóm cơ bản, nhóm không cơ bản. Nhưng đặc trưng quan trọng
của nhóm là người đứng đầu của nhóm. Còn trong những nhóm
không chính thức người đứng đầu đóng vai trò thủ lĩnh. Nhóm
có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu cơ
cấu xã hội.
Thông thường có các loại nhóm sau: Nhóm sơ cấp,
nhóm thứ cấp, nhóm chính thức, nhóm không chính thức...

Khi nghiên cứu về nhóm, cần phân biệt nhóm và đám
đông. Đám đông chỉ là một tập hợp người ngẫu nhiên, không có
mối liên hệ nào bên trong như những tốp người trên bãi biển, tốp
người trước rạp hát, chợ búa... Khác với đám đông chỉ là sự tụ
hợp hình thức, ngẫu nhiên đơn thuần. Nhóm có liên hệ hữu cơ
bên trong. Đó là sự tập hợp của những người được liên hệ với

nhau trên cơ sở những lợi ích đòi hỏi phải cùng công tác, chia
sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Nhóm là những bộ phận hữu cơ, để cấu thành nên xã
hội. Tuỳ theo cách phân chia, xã hội học phân nhóm theo nhiều
loại hình, cấp độ khác nhau. Nhóm theo nghĩa hẹp là những
nhóm nhỏ, là một tập hợp xã hội ít người mà trong đó các thành
viên có quan hệ trực tiếp và tương đối ổn định với nhau. Những
quan hệ xã hội trong nhóm nhỏ được thể hiện dưới hình thức
tiếp xúc cá nhân, đó là cơ sở nảy sinh những quan hệ tình cảm
cũng như các giá trị đặc thù và những chuẩn mực của các ứng
xử. Nhóm theo nghĩa rộng là những nhóm lớn, là tập hợp các
cộng đồng nhóm được hình thành trên cơ sở dấu hiệu xã hội
57

58


×