Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chuyên đề FTA nam đinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.46 KB, 11 trang )

Chuyên đề:
TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP VÀO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
(FTA) THẾ HỆ MỚI CỦA VIỆT NAM
PGS. TS Nguyễn Khắc Thanh
1.FTA THẾ HỆ MỚI LÀ GÌ?

1.1.Bối cảnh ra đời
-Sự bế tắc của vòng đàm phán Đô-ha của WTO từ 2001-2012.
-Xu thế gia tăng tự do hoá thương mại trong toàn cầu hóa kinh tế.
-Sự thành công của Liên minh châu Âu và các tổ chức kinh tế khu vực
như NAFTA, ASEAN,…
1.2. Đặc điểm chung của FTA thế hệ mới
Khác biệt cơ bản so với các FTA truyền thống.Cụ thể là:
+Phạm vi rộng, nội dung vượt ra ngoài cam kết về thương mại, dịch vụ
và có cả một phần về đầu tư
+Nó bao gồm cả các thể chế, pháp lý trong nhiều các lĩnh vực môi
trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ…
+ Đa số các cam kết thể hiện tự do hơn so WTO và những định chế khác
đã có.
+Các FTA này khi có hiệu lực sẽ tác động rất mạnh tới thể chế của các
bên liên quan.
1.3.Những FTA Việt Nam đã ký kết
-Việt Nam đã có Hiệp định Thương mại với 55 nền kinh tế, trong đó có
17/20 đối tác của nhóm G20 và cả 7 đối tác của nhóm G7
-Việt Nam đã ký kết 10 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa
phương, trong đó có 8 Hiệp định đã có hiệu lực chỉ còn 02 đang chờ phê chuẩn
các thủ tục pháp lý là: Với EU( do Brexit) và CPTPP (do Mỹ rút khỏi TPP).
Trong số đó quan trọng nhất là: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu
1



(VEAEU FTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và
đang đàm phán Hiệp định thương mại tự do Asean+6 (RCEP), Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - khối EFTA (VEFTA) và FTA giữa khối Asean với
Hồng Kong.
Đây là các Hiệp định “FTA thế hệ mới” toàn diện, bao gồm: Thương mại
hàng hóa, dịch vụ, điện tử; Phòng vệ thương mại; Đầu tư; Quy tắc xuất xứ; Các
biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS); Thuận
lợi hóa hải quan; Hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT); Sở hữu trí tuệ; Cạnh
tranh; Mua sắm công; Phát triển bền vững; Thể chế và Pháp lý…
-Đặc biệt là Việt Nam đã khai thông được 2 thị trường xuất khẩu
lớn là Hoa Kỳ và EU. Với tư cách là nước đầu tiên trên thế giới có Hiệp định
thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á- Âu, là nước thứ 2 sau Singapore có
Hiệp định thương mại tự do với Hoa kỳ và EU, lần đầu tiên Việt Nam đã chủ
động đón đầu thành công xu hướng hội nhập mới thay thế cho việc trước đây
thường đi sau trong hội nhập
-Riêng với ASEAN, Việt Nam cũng đã cùng với các nước hình thành
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.
2.CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TỪ CÁC FTA ĐÃ KÝ

2.1.Những cơ hội của Việt Nam

nhờ tham gia ký kết FTA

-Các Hiệp định thương mại tự do

(FTA) sẽ giúp doanh nghiệp mở

rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu
của Việt Nam so với các nước trong khu vực.

- Là đòn bẩy để Việt Nam tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh
tế .Các FTA đã tạo những điều kiện thương mại thuận lợi từ phía các đối tác để
Việt Nam khai thác tốt hơn lợi thế so sánh.Ngoài ra, các FTA thế hệ mới cũng
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua sự gia tăng
2


tốc độ xuất khẩu và thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam. Đồng thời, góp phần tích
cực vào việc giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.
Sự tham gia của các FTA thế hệ mới song phương và đa phương, là một nấc
thang quan trọng để Việt Nam bước tiếp lên các nấc thang liên kết và hội nhập
quốc tế cao hơn, sâu hơn
- Tạo ra cơ hội nâng cao hiệu quả nhập khẩu nguyên phụ liệu trong nước
chưa sản xuất được, qua đó giảm phụ thuộc vào nhập khẩu từ một sô thị trường
truyền thống, góp phần đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu. Việc cắt giảm thuế
nhập khẩu đối với các mặt hàng làm nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất,
khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước giảm, từ đó giá cả hàng hóa
cạnh tranh hơn, thúc đẩy sản xuất để xuất khẩu.
- Người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa nhập khẩu và hàng nội địa với
chất lượng tốt hơn và giá cả phải chăng.
- Là cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển dịch luồng
vốn đầu tư vào Việt Nam. Trong đó nhiều doanh nghiệp được tiếp cận với các
khoản vốn ưu đãi đầu tư, từ đó, đẩy nhanh cải cách, tự sắp xếp lại, chủ động
chuyển hướng đầu tư, nâng cao trình độ kinh doanh, chuyển giao công nghệ để
tăng khả năng cạnh tranh, tạo tư duy làm ăn mới và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Thông qua việc ký kết các FTA, công tác xây dựng chính sách cũng dần
được hoàn thiện, từng bước đưa hệ thống chính sách của Việt Nam tiệm cận với
thông lệ quốc tế, giúp nền kinh tế Việt Nam có những bước chuyển biến rõ nét.
2.2.Những thách thức cơ bản

- Hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế làm bộc lộ rõ hơn những điểm
yếu cố hữu của nền kinh tế chưa được khắc phục. Thể hiện rõ nhất ở chất lượng
tăng trưởng giảm sút. Tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục thiên về chiều rộng, dựa
chủ yếu vào gia tăng số lượng vốn đầu tư, khai thác và xuất khẩu tài nguyên.
3


-Năng suất lao động , năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở mức thấp,
khu vực tư nhân đã phát triển, song quy mô vẫn còn nhỏ và gặp nhiều hạn chế
về năng lực tài chính, công nghệ, các ngành sản xuất trong nước phải đối mặt
với sức cạnh tranh về chất lượng và giá cả của hàng nhập khẩu.
- Thị trường đất đai, sức lao động, vốn, công nghệ phát triển chưa đồng
bộ. Các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển chậm, cho đến nay, một số ngành
công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ô
tô xe máy của Việt Nam vẫn chưa có ngành công nghiệp phụ trợ thực sự phát
triển.
-Nhập khẩu vẫn bị phụ thuộc nhiều vào một hoặc một vài thị trường
lớn. Đặc biệt là nguyên liệu sản xuất một số ngành có lợi thế: Dệt may, da giày,
điện tử,…
-Thể chế kinh tế chưa hoàn thiện, còn quá nhiều văn bản pháp quy gây
trở ngại cho hoạt động thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ (hải quan,
thuế thu nhập doanh nghiệp, tiêu chuẩn môi trường,…) .
-Việt Nam tham gia các FTA còn thiếu tính chủ động, chưa có chiến lược
bài bản rõ ràng, đặc biệt là mức độ sẵn sàng và sự chuẩn bị chưa tốt. Đồng thời,
Việt Nam cũng chưa tận dụng tốt các ưu đãi trong các FTA đã ký kết để cải
thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán vãng lãi và thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững.
-Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA
chưa có chuyển biến mạnh, vẫn tập trung chủ yếu vào các mặt hàng nông sản,
mặt hàng công nghiệp sử dụng nhiều lao động và các mặt hàng nguyên nhiêu

vật liệu… Một số mặt hàng như cao su, dừa, rau quả, than đá… lại tập trung quá
lớn vào thị trường Trung Quốc (chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu các
mặt hàng này). Tình hình trên đã dẫn đến việc phụ thuộc quá lớn vào một thị
trường và khi đối tác giảm nhập khẩu thì Việt Nam đã phải gánh chịu những hậu
quả không nhỏ.
4


-Ngoài ra, một số FTA mà Việt Nam tham gia đã tạo điều kiện thương
mại thuận lợi cho phía đối tác trong tiếp cận thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa vài Việt Nam. Trong điều kiện Việt Nam chưa xây dựng đầy đủ và sử
dụng hiệu quả các hàng rào thương mại, để bảo vệ thị trường trong nước theo
quy định của WTO. Do đó, trong một mức độ nhất định việc ký kết FTA đã có
những tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và cạnh tranh
sản phẩm của Việt Nam.Hiện tại, một số ngành sản xuất của Việt Nam đang
đứng trước nguy cơ phải thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa vì không cạnh tranh
được với hàng của Trung Quốc.
-Công tác tuyên truyền phổ biến về hội nhập còn hạn chế, nhiều doanh
nghiệp chưa nắm được nội dung các Hiệp định, chưa có sự chuẩn bị kỹ cho các
bước cắt giảm theo cam kết đã ký.
-Các doanh nghiệp chưa chủ động, tích cực tìm hiểu thông tin các cam
kết về hội nhập, tập trung tìm hiểu các mặt hàng, mà doanh nghiệp mình kinh
doanh có lộ trình cắt giảm thuế như thế nào, để có chiến lược điều chỉnh sản
xuất, kinh doanh phù hợp, tận dụng được các cơ hội cũng như sẵn sàng cho
cạnh tranh.
3.NHỮNG NGÀNH CÓ LỢI NHẤT KHI CÓ FTA
Trong các cam kết của FTA, quan trọng nhất là sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu
đối với phần lớn các dòng thuế đang tồn tại (từ 75-99%). Đối với rất ít số dòng
thuế còn lại, các bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế
quan một phần. Đây có thể coi là những cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt

được trong các Hiệp định thương mại đã được ký kết cho tới nay. Đó sẽ là một
‘cú hích’ quan trọng để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam với các đối tác
giúp mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu.

5


Xét theo thực tế hiện nay thì một số ngành sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế
cạnh tranh mạnh như dệt may, thủy sản, da giày, rau quả,đồ gỗ,… dự kiến sẽ
được hưởng lợi nhiều nhất.
-Dệt may là ngành được kỳ vọng sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt khi lợi thế của
ngành này đang là cao nhất. Nhờ có các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà
ngành dệt may của Việt Nam đã đạt được kim ngạch xuất khẩu ấn tượng.

sự

tham dự rất sâu vào các FTA cùng với sự chủ động nên các doanh nghiệp trong
ngành dệt may đã chinh phục được nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và
Hàn Quốc...
Tuy nhiên, trong sân chơi này, nhà đầu tư nước ngoài vẫn chiếm thế
thượng

phong



họ




nguồn

lực,

thị

trường…

Cơ hội của các FTA mới như FTA Việt Nam với EU, Hàn Quốc… đang phát
huy tác dụng theo cách thức đẩy ngành dệt may phát triển nhanh chóng.
Riêng đối với Hiệp định CPTPP, hiện có khá nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng
Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất trong số những nước tham gia, trong đó
dệt may là ngành được kỳ vọng sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt khi lợi thế của
ngành này đang là cao nhất. Mặc dù lợi ích của dệt may trong CPTPP là khá rõ
nét, nhưng, trong sân chơi của ngành dệt may, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn
đang chiếm thế thượng phong vì họ có nguồn lực, thị trường và rất nhiều cơ hội
để phát triển.Lợi ích không chỉ rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài mà cả nhà
cung cấp sản phẩm trung gian cho ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là ngành
dệt. Lý do là bởi Việt Nam hiện nay vẫn đang làm gia công là chủ yếu, điều này
đồng nghĩa với việc những nhà trung gian vẫn đang được hưởng lợi nhiều hơn
các doanh nghiệp trong nước. Theo đó Việt Nam phải làm sao để các doanh
nghiệp trong nước dành được nhiều cơ hội hơn nữa trong việc xuất khẩu, đừng
để lợi thế này về tay các nhà đầu tư nước ngoài hoặc người nước ngoài.
4.VIỆT NAM LÀM GÌ ĐỂ BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI

6


Những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong nước gặp phải
trong tiến trình hội nhập và thực thi các FTA thế hệ mới ngoài những lợi thế đã

có, nền kinh tế Việt Nam đã rất mở, xuất nhập khẩu đã tăng trưởng cao hơn
nhiều so với khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, các khó khăn vướng mắc hiện nay
trong hội nhập chủ yếu đến từ doanh nghiệp trong nước mà không phải từ doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Những khó khăn của doanh nghiệp đến từ việc thực thi các FTA thuế
quan hay còn gọi là hàng rào kỹ thuật; các chuẩn mực của: Các hàng rào phi các
công ty đa quốc gia và một điều quan trọng hơn, đó chính là những thách thức
từ nội tại đang kìm hãm khiến các doanh nghiệp trong nước không tận dụng
được các cơ hội của hội nhập
Các doanh nghiệp cần phải có thái độ rất tích cực với các chuẩn mực từ
các Hiệp định FTA, các tập đoàn đa quốc gia đã hoạt động ở Việt Nam. Như thế
mới có thể tận dụng được cơ hội tiếp cận thị trường nếu như không muốn bị loại
bỏ khỏi các cơ hội.
Đối với những khó khăn, thách thức từ nội tại doanh nghiệp trong nước,
cho hay, ngoài việc các doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược sản xuất kinh
doanh, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để tạo
được lòng tin của thị trường, thì các cơ quan nhà nước, các Bộ, ngành địa
phương cần phải hiểu doanh nghiệp muốn gì và cần gì, từ đó có những hỗ trợ
thiết thực hơn là đi gây khó khăn trong kiểm tra và thanh tra.
Cải cách đầu tiên chính là thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh. Tiếp
đó là thay đổi thái độ của cơ quan nhà nước trong việc tiếp cận với doanh
nghiệp theo hướng hỗ trợ. Hiểu doanh nghiệp cũng như đối tác của doanh
nghiệp nhiều hơn để giải quyết vấn đề nội tại, như vậy mới giúp doanh nghiệp
vượt qua được những rào cản từ bên ngoài và tận dụng được các cơ hội mà các
FTA mang lại.
7


Tại Chỉ thị 38/CT-TTg về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các
hiệp định thương mại tự do mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng và triển khai các
hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp địa
phương về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và các FTA đã ký kết nói riêng.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ giao Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) chú trọng nâng cao năng lực hội nhập, cạnh tranh của các
doanh nghiệp thành viên; chủ động đề xuất các yêu cầu, vướng mắc cần sự hỗ
trợ của các cơ quan Chính phủ; chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa VCCI
với các đối tác nước ngoài nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên tìm kiếm
đối tác tiềm năng, mở rộng mạng lưới kinh doanh; trao đổi thông tin, kinh
nghiệm khai thác các FTA giữa các Phòng Thương mại, Công nghiệp.
Ký kết các FTA là công việc của Chính phủ nhứng không phải chỉ như
vậy là đủ. Cần có một chính phủ “kiến tạo” để các doanh nghiệp nắm bắt , khai
thác tốt nhất các cơ hội mà FTA mang lại.Các Bộ, Ngành cũng phải rà soát và
mạnh dạn loại bỏ những văn bản không phù hợp cho dù nó có thể làm thiệt hại
những lợi ích cục bộ, lợi ích ngắn hạn, kể cả những “quyền lực mềm” xưa nay
từng có.
Bộ máy quản lý nhà nước cũng cần phải nâng cấp lên cho ngang tầm với
những yêu cầu tác nghiệp của các FTA.Tham gia vào các FTA không có nghĩa
là không còn tranh chấp lợi ích giữa các bên mà ngược lại tranh chấp sẽ còn
nhiều và phức tạp hơn.Đa phần là phải xử lý trên cơ sở luật pháp và thông lệ
quốc tế. Bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình thực thi FTA cũng là
bảo vệ lợi ích quốc gia. Đó cũng là thuộc về chức năng của Nhà nước.
5. FTA THÀNH CÔNG NHẤT CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Không có gì để nghi ngờ về lợi ích to lớn mà nền kinh tế Việt Nam có
được nhờ ký kết FTA trong hiện tại cũng như tương lai.Điều đó đã được chứng
8


minh bởi những kết quả ngoạn mục của FTA đầu tiên có hiệu lực mà Việt Nam

có được là FTA với Liên minh kinh tế Á –Âu.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu
(VN - EAEU FTA) được chính thức tuyên bố khởi động đàm phán vào tháng
3/2013 tại Hà Nội.FTA chính thức có hiệu lực từ ngày 5/10/2016.
Theo cam kết tại VN - EAEU FTA, về tổng thể hai Bên sẽ dành cho nhau
mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương
trên 90% kim ngạch thương mại song phương hiện tại, sẽ là cơ sở để thương
mại song phương có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn thời gian tới
Về xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU, từ khi VN - EAEU FTA có hiệu lực
cho đến cuối tháng 7/2017, Việt Nam đã cấp 9.908 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ
mẫu EAV (C/O EAV) cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU với
tổng kim ngạch đạt 354,3 triệu USD, chủ yếu là dệt may, giày dép, thủy sản,
nông sản, điện thoại và linh kiện.
Riêng về chiều nhập khẩu từ EAEU, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt
Nam, từ khi VN - EAEU FTA có hiệu lực cho đến nay, các dòng hàng nhập
khẩu áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam có xu
hướng tăng.
Cụ thể, trong 3 tháng cuối năm 2016, có 25 dòng hàng có kim ngạch nhập
khẩu theo Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu EAV với tổng kim ngạch khoảng
44 triệu USD, tương đương khoảng 12% của tổng kim ngạch nhập khẩu từ
EAEU.
Trong khi đó, trong 7 tháng đầu năm 2017 các con số này đã tăng vọt lên
65 dòng hàng với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 305 triệu USD, tương
đương trên 23%.
Các con số nêu trên khá ấn tượng. Điều này chứng tỏ VN-EAEU FTA đã
và đang tạo ra cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng của
Việt Nam cũng như 5 nước thành viên EAEU, trong việc nhập khẩu và sử dụng
hàng hóa nhập khẩu theo Hiệp định này”,
9



Theo số liệu của phía Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), thương mại hai
chiều đã tăng khoảng 27% so với cùng kỳ trong giai đoạn này. Điều đáng chú ý
là kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng đối với không chỉ các mặt hàng đã được
cắt giảm thuế quan ngay về 0% từ khi Hiệp định có hiệu lực mà cả mặt hàng
đang được cắt giảm thuế quan theo lộ trình.
Phía Việt Nam đã có những thống kê cụ thể về việc cộng đồng doanh
nghiệp đã tận dụng các ưu đãi của VN-EAEU FTA.
Cụ thể, để tận dụng các ưu đãi nêu trên của Hiệp định, về phía Việt Nam,
7.657 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EAV (C/O EAV) đã được cấp cho hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EAEU với tổng kim ngạch đạt 277,7 triệu
USD, chủ yếu là dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản, điện thoại và linh kiện.
Về phía EAEU, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, từ khi VN EAEU FTA có hiệu lực cho đến nay, các dòng hàng nhập khẩu áp dụng mức
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam có xu hướng tăng.
Trong 3 tháng cuối năm 2016, có 25 dòng hàng có kim ngạch nhập khẩu C/O
EAV với tổng kim ngạch khoảng 44 triệu USD, tương đương khoảng khoảng
12% của tổng kim ngạch nhập khẩu tử EAEU. Trong khi đó, sang 4 tháng đầu
năm 2017 con số này đã tăng vọt lên 65 dòng hàng với tổng kim ngạch nhập
khẩu khoảng 173 triệu USD, tương đương trên 22%. Các mặt hàng được hưởng
lợi chủ yếu là cá hồi, nước ngọt, ngô, phân bón các loại, dầu thực vật, sắt thép,
xe tải và một số phương tiện vận tải dùng động cơ diesel,…
Trong khuôn khổ các cam kết FTA, các bên sẽ phối hợp các cơ quan chức
năng tổ chức tham vấn trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch
động thực vật để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc xuất nhập khẩu
nông - lâm - thủy sản và tăng cường trao đổi những mặt hàng này.
Tuy nhiên không phải tất cả đều thuận lợi, những vướng mắc liên quan
tới FTA này là vẫn hiện hữu. Ví dụ như mặt hàng amiăng trắng xuất khẩu từ
Nga và Kazaxtan sang Việt Nam-một trong những mặt hàng nhạy cảm cũng nhờ
cơ chế FTA đang được các bên quan tâm giải quyết trong thời gian tới. Phía
10



EAEU sẽ chuyển các tài liệu, nghiên cứu về tác động của amiăng đến sức khỏe
con người để phía Việt Nam có thêm cơ sở cho quá trình xây dựng chính sách
của ngành vật liệu xây dựng.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1.Vì sao Việt Nam cần đến các FTA với các đối tác?
2.Tham gia FTA Việt Nam có được lợi ích công bằng với các đối tác không? Vì
sao?

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×