Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN BÌNH THỊ XÃ TÂY NINH TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ ĐÁNH
GIÁ DIỄN BIẾN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ TÂN BÌNH THỊ XÃ TÂY NINH
TỈNH TÂY NINH

SVTH

: Quan Thoại Như

MSSV

: 05124070

LỚP

: DH05QL

KHÓA

: 2005 - 2009

NGÀNH : Quản lý đất đai

TP.HCM, tháng 7 năm 2009




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN


QUAN THOẠI NHƯ

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ ĐÁNH
GIÁ DIỄN BIẾN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
TÂN BÌNH THỊ XÃ TÂY NINH TỈNH TÂY NINH

Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGÔ MINH THỤY
Địa chỉ cơ quan: Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí minh

Ký tên:……………………..

Tháng 7 năm 2009


LỜI CẢM ƠN


Con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, những người trong gia đình đã nuôi
dưỡng, dạy dỗ và luôn giúp đỡ, động viên con trong mọi thời điểm.
Chân thành cảm ơn
 Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
 Các thầy cô Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản
 Các anh chị Phòng Tài nguyên và Môi trường Thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh

Đã truyền đạt cho em những kiến thức khoa học và kinh nghiệm quý báu trong
thời gian vừa qua.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn ThS. Ngô Minh Thụy, giảng viên Khoa Quản
lý đất đai và bất động sản, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình dạy
dỗ, trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Do thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn
không tránh khỏi những sai sót, vì vậy kính mong được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy
cô, các anh chị cùng các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TP.HCM, ngày 10 tháng 7 năm 2009
Sinh viên

Quan Thoại Như

i


TÓM TẮT

Sinh viên thực hiện: Quan Thoại Như, Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản,
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý đánh giá diễn biến sử dụng đất
trên địa bàn xã Tân Bình - Thị xã Tây Ninh - tỉnh Tây Ninh”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Thụy, Bộ môn Chính sách Pháp luật,
Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển, nền kinh tế hội nhập không ngừng
mở rộng. Nhu cầu sử dụng đất đai cho các hoạt động kinh tế lại càng trở nên quan
trọng hơn, bức thiết hơn. Vì vậy, tình hình sử dụng đất tại các tỉnh thành trong cả nước

đang diễn ra hết sức phức tạp và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Do đó, cơ quan quản lý đất đai cần phải nắm rõ tình hình biến động đất đai để có biện
pháp quản lý đất đai một cách chặt chẽ và hợp lý hơn.
Để công tác quản lý đất đai đạt hiệu quả cao và nhanh chóng giải quyết khối
lượng công việc khổng lồ của ngành địa chính thì việc ứng dụng GIS trong công tác
quản lý đất đai là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, đề tài đã tiến hành nghiên cứu khía
cạnh đánh giá diễn biến sử dụng đất bằng công nghệ GIS. Nội dung nghiên cứu của dề
tài gồm những phần chính sau: Xây dựng cơ sỡ dữ liệu không gian; sử dụng chức năng
phân tích không gian bằng mô hình dữ liệu raster để đánh giá diễn biến sử dụng đất;
đánh giá khả năng ứng dụng GIS trong việc phân tích tình hình sử dụng đất đai.
Những nội dung này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân biến động
đất đai, để có biện pháp điều chỉnh việc sử dụng đất sao cho phù hợp với từng ngành
kinh tế, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu
cầu thiết yếu của xã hội, giúp cho người dân có cuộc sống ổn định, thoải mái hơn và
yên tâm sản xuất.
Với những nội dung đề ra, kết quả đề tài đã xây dựng được cơ sỡ dữ liệu là hệ
thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Bình năm 2000, năm 2005, năm 2008.
Và tình hình sử dụng đất cũng như việc biến động qua lại về diện tích của các loại hình
sử dụng đất được thể hiện khá chi tiết. Qua đó, ta thấy được sự tiện ích và tính ưu việt
của công nghệ GIS trong công tác quản lý đất đai. Vì vậy, việc ứng dụng GIS vào
công tác quản lý đất đai nói riêng, các ngành tài nguyên môi trường nói chung là điều
cấp thiết nhất hiện nay.
ii


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN......................................................................................... 3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.................................................................. 3

I..1.1. Cơ sở khoa học......................................................................................... 3
I.1.1.1. Các khái niệm ................................................................................... 3
I.1.1.2. Khái niệm chung về hệ thống thông tin địa lý (GIS).......................... 6
I.1.1.3. Giới thiệu khái quát về các phần mềm ứng dụng ............................... 9
I.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 19
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 20
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu........................................................................... 20
I.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 20
I.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội....................................................... 21
I.2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế ........................................................... 21
I.2.2.2. Thực trạng xã hội ............................................................................ 21
I.2.3. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn nghiên cứu ................................... 23
I.2.3.1. Quản lý đất đai theo ranh giới và đơn vị hành chính........................ 23
I.2.3.2. Tình hình quản lý đất đai theo đối tượng sử dụng............................ 23
I.2.3.3. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........................... 24
I.2.3.4. Công tác đo đạc thành lập bản đồ.................................................... 24
I.2.3.5. Công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại ......................................... 24
I.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý
đất đai của xã......................................................................................... 24
I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 25
I.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 25
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 26
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 27
II.1. Đánh giá nguồn tài liệu nghiên cứu ................................................................ 27
II.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu................................................................................... 27
iii


II.2.1. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tân Bình năm 2000 ............ 27
II.2.1.1. Sơ đồ thực hiện.............................................................................. 28

II.2.1.2. Các bước thực hiện ........................................................................ 28
II.2.2. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tân Bình năm 2008 ............ 36
II.2.2.1. Sơ đồ thực hiện.............................................................................. 36
II.2.2.2. Các bước thực hiện ........................................................................ 37
II.3. Diễn biến sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu từ năm 2000 đến năm 2008 .... 39
II.3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 39
II.3.2. Các bước thực hiện trong ArcView ........................................................ 39
II.3.3. Diễn biến sử dụng đất trên địa bàn xã Tân Bình ..................................... 42
II.3.3.1. Sự thay đổi sử dụng đất của xã Tân Bình giai đoạn 2000 - 2005 .... 45
II.3.3.2. Sự thay đổi sử dụng đất của xã Tân Bình giai đoạn 2005 - 2008 .... 51
II.3.3.3. Sự thay đổi sử dụng đất của xã Tân Bình giai đoạn 2000 - 2008 .... 55
II.4. Khả năng ứng dụng công nghệ GIS trong đánh giá diễn biến sử dụng đất....... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 62

iv


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BĐHTSDĐ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

HTTĐL

Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

THCS

Trung học cơ sở

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

PNN

Phi nông nghiệp

BQTG

Bình quân tăng giảm

v



DANH SÁCH BẢNG
Bảng I.1: Phân loại đất đai theo từng loại văn bản pháp luật
Bảng I.2: Phân bổ diện tích theo đơn vị hành chính
Bảng II.1: Thuộc tính của lớp hiện trạng
Bảng II.2: Thuộc tính của lớp giao thông hoặc lớp thủy văn
Bảng II.3: Thuộc tính của lớp biendong05 - 08
Bảng II.4: Hiện trạng sử dụng đất năm 2000
Bảng II.5: Hiện trạng sử dụng đất năm 2005
Bảng II.6: Hiện trạng sử dụng đất năm 2008
Bảng II.7: Diện tích thay đổi của các kiểu sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2005
Bảng II.8: Diện tích biến động của các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2005
Bảng II.9: Diện tích thay đổi của các kiểu sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2008
Bảng II.10: Diện tích biến động của các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2008
Bảng II.11: Diện tích thay đổi của các kiểu sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2008
Bảng II.12: Diện tích biến động của các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2008

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình I.1: Các thành phần của GIS
Hình I.2: Sự chồng xếp của các lớp dữ liệu
Hình I.3: Giap diện MapInfo
Hình I.4: Project trong ArcView
Hình I.5: Một phần giao diện của Project mặc định
Hình I.6: Cửa sổ View trong ArcView
Hình I.7: Table thể hiện trong ArcView
Hình I.8: Biểu đồ trong ArcView

Hình I.9: Layout trong ArcView
Hình I.10: Cửa sổ biên tập Script trong ArcView
Hình I.11: Bản đồ độ phân giải 2000 m
Hình I.12: Bản đồ độ phân giải 500 m
Hình I.13: Tạo vùng đệm
Hình I.14: Phân loại dữ liệu raster
Hình I.15: Cộng hai lớp dữ liệu
Hình I.16: Sử dụng phép toán luận lý DIFF
Hình I.17: Nhân lớp dữ liệu với hằng số 0,08696
Hình I.18: Nhân hai lớp dữ liệu
Hình II.1: Ảnh của BĐHTSDĐ xã Tân Bình năm 2000
Hình II.2: Ảnh đã nắn
Hình II.3: Lớp hiện trạng đã được số hóa
Hình II.4: Lớp giao thông đã được số hóa
Hình II.5: Lớp thủy văn đã được số hóa
Hình II.6: BĐHTSDĐ xã Tân Bình năm 2000
Hình II.7: BĐHTSDĐ xã Tân Bình năm 2005
Hình II.8: Những đối tượng biến động giai đoạn 2005 - 2008
Hình II.9: BĐHTSDĐ xã Tân Bình năm 2008
Hình II.10: Hình ảnh không gian của hiện trạng sử dụng đất năm 2000 và năm 2005
vii


Hình II.11: Hình ảnh không gian của hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và năm 2008
Hình II.12: Hình ảnh không gian của hiện trạng sử dụng đất năm 2000 và năm 2008

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ I.1: Dân số qua các năm
Biểu đồ I.2: Diện tích đất theo đối tượng sử dụng


DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ II.1: Quy trình số hóa BĐHTSDĐ từ bản đồ giấy bằng MapInfo
Sơ đồ II.2: Quy trình thành lập BĐHTSDĐ năm 2008
Sơ đồ II.3: Quy trình sử dụng ArcView đánh giá diễn biến sử dụng đất.

viii


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tính cấp thiết của đề tài:
Thực tế hiện nay, đất chật người đông, nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng và
biến động theo nhiều chiều hướng phức tạp. Mặt khác, đất đai còn là nhân tố kích
thích nền kinh tế phát triển. Vì vậy, nhu cầu sử dụng đất để đầu tư các cơ sở hạ tầng,
các công trình công nghiệp, dịch vụ phát triển các khu dân cư đã tạo ra sự biến động
đất đai một cách thường xuyên và liên tục.
Hằng ngày ở khắp mọi nơi điều có biến động đất đai không ngoại lệ đối với địa
phương nào, nhất là các địa phương đang cần phát triển về mọi mặt như là Tây Ninh.
Xã Tân Bình là một trong những xã của tỉnh Tây Ninh được chuyển từ huyện Hòa
Thành về Thị Xã theo Nghị định 46/2001/NĐ - CP ngày 10/08/2001 và đang đi lên đô
thị hóa, tình hình sử dụng đất ở đây còn rất phức tạp dẫn đến tình trạng biến động đất
đai là điều không thể tránh khỏi. Do đó cần phải nắm rõ tình hình sử dụng đất để đánh
giá diễn biến sử dụng đất… từ đó tìm hiểu nguyên nhân gây ra biến động đất đai, dự
báo xu hướng sử dụng đất trong tương lai giúp định hướng cho công tác quy hoạch
phù hợp với thực tế. Có như vậy, cơ quan quản lý đất đai mới quản lý đất đai một cách
chặt chẽ và có hiệu quả hơn. Đồng thời, việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên
đất hợp lý hơn, không bị lãng phí.

Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa
lý (Geography Information System viết tắt là GIS) đã ra đời và phát triển nhanh chóng
cả về mặt công nghệ cũng như ứng dụng. Có thể nói, GIS được áp dụng trong tất cả
các lĩnh vực khoa học và công nghệ, phục vụ những nhu cầu cấp thiết của con người.
GIS được hiểu như là một công cụ đa năng, lưu giữ thông tin về thế giới thực dưới
dạng tập hợp các lớp dữ liệu liên kết nhờ các đặc điểm địa lý, có giá trị trong việc giải
quyết nhiều vấn đề thực tế. Đồng thời, GIS còn là công cụ trợ giúp quyết định cho tất
cả các ngành từ quy hoạch đến quản lý, tất cả các lĩnh vực từ xã hội nhân văn đến hạ
tầng kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đất đai… Ngoài ra, công nghệ GIS
cũng là công cụ hữu hiệu trong việc đánh giá biến động đất đai.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên và thế mạnh của công nghệ GIS, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý đánh giá diễn biến sử dụng
đất trên địa bàn xã Tân Bình Thị xã Tây Ninh tỉnh Tây Ninh”

Trang 1


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đánh giá diễn biến sử dụng đất làm cơ sở cho việc đề xuất các phương pháp điều
chỉnh thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý biến động đất đai,
giúp địa phương nắm chắc quỹ đất, hiện trạng sử dụng đất để phân bổ đất đai hợp lý,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và tài nguyên.
Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin địa lý trong việc đánh giá
diễn biến sử dụng đất.
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai trên địa bàn nghiên cứu.

Công nghệ GIS
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi không gian: xã Tân Bình, Thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Phạm vi thời gian: từ năm 2000 đến năm 2008

Trang 2


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1. Cơ sở khoa học:
I.1.1.1. Các khái niệm:
- Đất đai bao gồm các đặc tính thổ nhưỡng, các điều kiện tự nhiên khác và vấn đề
sử dụng. Đất đai cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất, dân cư, an ninh, quốc phòng
hay nói cách khác là bất cứ hoạt động nào của con người.
- Biến động đất đai là quá trình sử dụng đất của con người làm thay đổi hình thể,
kích thước, diện tích, mục đích sử dụng so với hiện trạng ban đầu. Sự phát triển của
kinh tế cùng với sự gia tăng dân số làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao hơn là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến động đất đai.
- Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa
hoặc được mô tả trên hồ sơ.
- Hiện trạng sử dụng đất là sự phản ánh hoạt động sử dụng tài nguyên đất của con
người, đó là kết quả của quá trình sử dụng có chọn lọc. Qua một thời gian dài sử dụng,
các loại hình sử dụng đất hiện tại đã thích ứng được với các đặc trưng tự nhiên của địa
phương.
- Loại hình sử dụng đất đuợc hiểu là các hình thức sử dụng đất đai để phục vụ

cho sản xuất hoặc ở. Ví dụ như đất trồng lúa, đất chăn nuôi, đất ở…
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một
thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.
- Hệ thống sử dụng đất là một cách thức khai thác môi trường được hình thành về
phương diện lịch sử được hòa nhập một cách bền vững với các điều kiện sinh khí hậu
của một khu vực nào đó và liên quan đến các điều kiện, nhu cầu xã hội tại địa phương
vào một địa điểm nào đó (Mazoyer, 1995).
 Các dạng biến động đất đai:
- Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử
dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, gốp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất.
- Thay đổi hình thể thửa đất, tách thửa hợp thửa.
- Mất đất do thiên tai gây ra.
- Chia tách quyền sử dụng đất của hộ gia đình, thay đổi tên chủ hộ.
Trang 3


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

- Thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất, thay đổi nghĩa vụ tài
chính chưa thực hiện.
- Chuyển đổi từ hình thức thuê đất sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất.
Tất cả các dạng biến động trên đều do con người thay đổi mục đích sử dụng đất,
nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu về kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng để cuộc
sống của người dân được ổn định và nâng cao hơn về vật chất cũng như tinh thần.
 Phân loại đất đai:
Tùy theo từng giai đoạn mà có cách phân loại đất đai khác nhau và cách phân loại

này phải tuân thủ những quy định pháp luật về đất đai mà giai đoạn đó đưa ra.
Xã Tân Bình cũng không ngoại lệ, cách phân loại đất đai ở xã cũng khác nhau
theo từng giai đoạn. Cụ thể, năm 2000 xã phân loại đất đai theo quyết định số
507/1999/QĐ - TCĐC ngày 12/10/1999 của Tổng cục Địa chính. Năm 2005, xã phân
loại đất đai theo thông tư số 28/2004/TT - BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường. Năm 2008 xã phân loại đất đai theo thông tư số 08/2007/TT - BTNMT
ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bảng I.1: Phân loại đất đai theo từng loại văn bản pháp luật
Phân loại theo quyết định
số 507/1999/QĐ-TCĐC

Phân loại theo thông tư số
28/2004/TT - BTNMT

Phân loại theo thông tư
số 08/2007/TT - BTNMT

(Năm 2000)

(Năm 2005)

(Năm 2008)

I. Đất nông nghiệp (02)

1. Đất nông nghiệp (NNP)

1. Đất trồng cây hàng năm
(03)
1.1 Đất sản xuất nông

- Đất ruộng lúa (04) gồm: nghiệp (SXN)
ruộng 3 vụ (05), ruộng 2 1.1.1 Đất trồng cây hàng
vụ (06), ruộng 1 vụ (07), năm (CHN)
đất chuyên mạ (08)
- Đất trồng lúa (LUA)
- Đất nương rẫy (09)

1. Đất
(NNP)

nông

nghiệp

1.1 Đất sản xuất nông
nghiệp (SXN)
1.1.1 Đất trồng cây hàng
năm (CHN)

- Đất trồng lúa (LUA)
gồm: đất chuyên trồng lúa gồm: đất chuyên trồng
nước (LUC), đất trồng lúa lúa nước (LUC), đất
nước còn lại (LUK), dất trồng lúa nước còn lại
(LUK), dất trồng lúa
trồng lúa nương (LUN)
nương (LUN)

- Đất trồng cây hàng năm
khác (12) gồm: đất
chuyên màu và cây công

nghiệp hàng năm (13), đất
chuyên rau (14), đất - Đất trồng cỏ dùng vào - Đất trồng cỏ dùng vào
Trang 4


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

chuyên cói bàng (15), đất chăn nuôi (COC) gồm: đất chăn nuôi (COC)
trồng cây hàng năm khác trồng cỏ (COT), đất cỏ tự
còn lại (16)

nhiên có tái tạo (CON)

2. Đất vườn tạp (17)

- Đất trồng cây hàng năm - Đất trồng cây hàng năm
3. Đất trồng cây lâu năm khác (HNK) gồm: đất bằng khác (HNK) gồm: đất
trồng cây hàng năm khác bằng trồng cây hàng năm
(18)
- Đất trồng cây công (BHK), đất nương rẫy khác (BHK), đất nương
trồng cây hàng năm khác rẫy trồng cây hàng năm
nghiệp lâu năm (19)
(NHK)
khác (NHK)
- Đất trồng cây ăn quả
1.1.2 Đất trồng cây lâu 1.1.2 Đất trồng cây lâu
(20)
- Đtấ trồng cây lâu năm


năm (CLN)

năm (CLN)

- Đất trồng cây công - Đất trồng cây công
nghiệp lâu năm (LNC)
nghiệp lâu năm (LNC)
- Đất ươm cây giống (22)
- Đất trồng cây ăn quả lâu - Đất trồng cây ăn quả
4. Đất cỏ dùng vào chăn
năm (LNQ)
lâu năm (LNQ)
nuôi (23)
- Đất trồng cây lâu năm - Đất trồng cây lâu năm
5. Đất có mặt nước nuôi
khác (LNK)
khác (LNK)
trồng thủy sản (26)
1.2 Đất lâm nghiệp (LNP) 1.2 Đất lâm nghiệp
II. Đất lâm nghiệp (30)
(LNP)
III. Đất chuyên dùng (40)
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1.3 Đất nuôi trồng thủy
1. Đất xây dựng (41)
(NTS)
sản (NTS)
2. Đất giao thông (42)
1.4 Đất làm muối (LMU)
1.4 Đất làm muối (LMU)

3. Đất thủy lợi và mặt
1.5 Đất nông nghiệp khác 1.5 Đất nông nghiệp khác
nước chuyên dùng (43)
(NKH)
(NKH)
4. Đất di tích lịch sử văn
2. Đất phi nông nghiệp 2. Đất phi nông nghiệp
hóa (44)
(PNN)
(PNN)
5. Đất an ninh quốc phòng
2.1 Đất ở (OTC)
2.1 Đất ở (OTC)
(45)
- Đất ở nông thôn (ONT)
- Đất ở nông thôn (ONT)
6. Đất khai thác khoáng
- Đất ở đô thị (ODT)
- Đất ở đô thị (ODT)
sản (46)
khác (21)

7. Đất làm nguyên vật liệu 2.2 Đất chuyên dùng
(CDG)
xây dựng (47)
- Đất trụ sở cơ quan, công
8. Đất làm muối (48)
trình sự nghiệp (CTS)
9. Đất nghĩa trang nghĩa
Trang 5


2.2 Đất chuyên dùng
(CDG)
- Đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

địa (49)

(CTS)

10. Đất chuyên dùng khác - Đất quốc phòng, an ninh - Đất quốc phòng (CQP)
(50)
(CQA)
- Đất an ninh (CAN)
IV. Đất ở (51)
- Đất sản xuất, kinh doanh - Đất sản xuất, kinh
1. Đất ở đô thị (52)

phi nông nghiệp (CSK)

2. Đất ở nông thôn (53)
V. Đất chưa sử dụng (54)

doanh phi nông nghiệp
(CSK)


- Đất có mục đích công - Đất có mục đích công
cộng (CCC)
2.3

Đất

tôn

ngưỡng (TTN)

cộng (CCC)
giáo,

tín 2.3 Đất tôn giáo, tín
ngưỡng (TTN)

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa 2.4 Đất nghĩa
địa (NTD)
nghĩa địa (NTD)

trang,

2.5 Đất sông suối và mặt 2.5 Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng (SMN) nước
chuyên
dùng
(SMN)
2.6 Đất phi nông nghiệp 2.6 Đất phi nông nghiệp
khác (PNK)

khác (PNK)
3. Đất chưa sử dụng (CSD) 3. Đất chưa sử dụng
(CSD)
4. Đất có mặt nước ven 4. Đất có mặt nước ven
biển (MVB)
biển (MVB)
I.1.1.2. Khái niệm chung về hệ thống thông tin địa lý (GIS):
a. Khái niệm:
Hệ thống thông tin địa lý - GIS (Geography Information System) là một hệ thống
bao gồm các phần mềm, phần cứng máy tính và một cơ sở dữ liệu đủ lớn, có khả năng
thu thập, cập nhật, quản lý, phân tích, trình bày dữ liệu địa lý phục vụ giải quyết rộng
lớn các bài toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên bề mặt trái đất. Nói cách
khác, GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích các sự vật, hiện tượng
thực trên trái đất.
b. Các thành phần cơ bản của GIS:
GIS được kết hợp bởi 5 thành phần cơ bản: phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu,
con người và phương pháp. Mỗi thành phần có từng chức năng rõ ràng.

Trang 6


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

 Phần cứng:
Là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS
hoạt động
Gồm có: bàn số hóa, máy vẽ (hiện nay là
máy in), máy quét ảnh, máy tính, máy trắc địa,

GPS……
Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy
trên rất nhiều dạng phần cứng.

Hình I.1: Các thành phần của GIS
 Phần mềm:
Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ, phân
tích và hiển thị thông tin địa lí.
Phần mềm của GIS gồm các nhóm cơ bản: Nhập và kiểm chứng dữ liệu, lưu trữ
và quản lí dữ liệu, xuất và thể hiện dữ liệu, biến đổi dữ liệu, tra xét với người sử dụng
Một số phần mềm được ứng dụng trong GIS như: MAP/INFO, ARCVIEW,
ARC/INFO, GENAMAP, ILWIS…..
 Dữ liệu:
Dữ liệu được coi là một phần quan trọng trong hệ GIS. Các dữ liệu địa lí và dữ
liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc mua từ nhà cung
cấp dữ liệu thương mại.
Hệ GIS có thể kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, cũng có
thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lí dữ liệu.
 Con người:
Con người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và khai thác thông tin. GIS
sẽ bị hạn chế nếu con người không tham gia quản lí hệ thống và phát triển những ứng
dụng của GIS trong thực tế.
Người sử dụng GIS gồm chuyên gia kĩ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống
hoặc người dùng GIS giải quyết vấn đề trong công việc.
 Phương pháp:
Một GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương mại là được mô
phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.
Một GIS có thể thực sự phát huy hiệu quả khi :
Trang 7



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

+ Có sự lựa chọn về công nghệ
+ Có đủ cơ sở dữ liệu
+ Nhân sự tổ chức và khai thác thông tin phù hợp
c. Các nhiệm vụ của GIS:
GIS có các nhiệm vụ sau: Nhập dữ liệu, quản lí dữ liệu, hỏi đáp và phân tích,
hiển thị.
 Nhập dữ liệu:
Dữ liệu nhập phải được chuyển sang dạng số thích hợp cho việc sử dụng trong
GIS. Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các file dữ liệu dạng số được gọi là
quá trình số hóa.
GIS hiện đại có thể tự động số hóa với công nghệ quét ảnh cho các đối tượng lớn,
những đối tượng nhỏ thì còn số hóa thủ công (dùng bàn số hóa).
Các thông tin địa lí liên kết với nhau nhưng có giá trị biểu diễn khác nhau tại các
tỉ lệ khác nhau thì được chuyển về cùng một tỷ lệ.
Công nghệ GIS cung cấp nhiều công cụ cho các thao tác trên dữ liệu không gian
và cho loại bỏ những dữ liệu không cần thiết.
 Quản lí dữ liệu:
Bao gồm những chức năng cần thiết cho việc lưu
trữ và truy cập lại dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.
+ Những dự án GIS nhỏ thì lưu các thông
tin địa lí dưới dạng các file đơn giản.
+ GIS có kích cỡ dữ liệu lớn và số người
dùng nhiều thì sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) để lưu trữ, tổ chức và quản lí
thông tin.
 Hỏi đáp và phân tích:

GIS cung cấp khả năng hỏi đáp đơn giản “ chỉ và nhấn ” và có thể trả lời các câu
hỏi sau: Cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao, như thế nào…..
Ví dụ: GIS trả lời các câu hỏi sau: Nếu xây dựng một đường quốc lộ mới ở đây,
giao thông sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào? hoặc Ai là chủ mảnh đất ở gốc phố?
GIS cung cấp các công cụ phân tích tinh vi để đưa ra thông tin kịp thời cho người
quản lí và phân tích. Có 2 dạng phân tích thường dùng:
+ Phân tích liền kề: GIS sử dụng phương pháp vùng đệm để xác định mối
quan hệ liền kề giữa các đối tượng.
Trang 8


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

+ Phân tích chồng xếp: là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác nhau.
Sự chồng xếp hay liên kết không gian là sự kết hợp dữ liệu về đất, độ dốc, thảm
thực vật…..

Hình I.2: Sự chồng xếp của các lớp dữ liệu
 Hiển thị:
Tùy theo yêu cầu cụ thể mà dữ liệu xuất ra khác nhau về chất lượng độ chính xác.
GIS hiển thị tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. GIS cung cấp nhiều công cụ
mới và thú vị để mở rộng tính nghệ thuật và khoa học của ngành bản đồ.
I.1.1.3. Giới thiệu khái quát về các phần mềm ứng dụng:
a. Phần mềm MapInfo:
Phần mềm GIS Mapinfo là một công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý một cơ
sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng công cụ Mapinfo có thể
xây dựng một HTTTĐL, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất của
các tổ chức kinh tế xã hội, của các ngành và địa phương.

Ngoài ra Mapinfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng. Mapinfo
là một phần mềm GIS cho giải pháp máy tính để bàn. Các thông tin theo MapInfo
được tổ chức theo từng bảng. Mỗi một bảng là một tập hợp các files về thông tin đồ
hoạ hoặc phi đồ hoạ chứa các bảng ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra, chỉ có thể truy cập
vào các chức năng của phần mềm Mapinfo khi mà ta mở ít nhất một Table. Bên cạnh
tổ chức thông tin theo các tập tin, Mapinfo có thể tổ chức quản lý thông tin theo từng
lớp đối tượng. Một mảnh bản đồ máy tính là sự chồng xếp các lớp thông tin lên nhau.
Mỗi một lớp thông tin chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp
thông tin là một tập hợp các đối tượng bản đồ thuần nhất thể hiện và quản lý các đối
tượng địa lý trong không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đích nhất
định trong hệ thống. Cơ cấu tổ chức thông tin của các đối tượng địa lý được tổ chức
theo các files sau đây:
Trang 9


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

+ Tab: Files mô tả khuôn dạng Table.
+ Dat: Files chứa thông tin nguyên thuỷ.
+ Map: Files chúa các thông tin mô tả các đối tượng bản đồ.
+ ID: Files chứa thông tin liên kết các đối tượng với nhau.
+ Ind: Files về chỉ số đối tượng.
+ Wor: Files quản lý chung (lưu trữ tổng hợp các Table hoặc các cửa sổ thông tin
khác nhau của Mapinfo).
Trong Mapinfo chúng ta có thể coi mỗi một table là một lớp đối tượng. Các đối
tưọng bản đồ chính mà trên cơ sở đó Mapinfo quản lý, trừu tượng hoá các đối tượng
địa lý trong thế giới thực và thể hiện chung thành loại bản đồ máy tính khác nhau:
+ Đối tượng vùng (Region): thể hiện các đối tượng khép kín hình học bao phủ

một vùng diện tính nhất định. Có thể là các lớp polygons, elippse, và hình chữ nhật.
+ Đối tượng điểm (Point): thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng. Ví dụ như các
cột cờ, bệnh viện, trường học, …
+ Đối tượng đường (Line): thể hiện các đối tượng không khép kín hình học.
Chúng có thể là các đường thẳng, các đường gấp khúc và các cung. Ví dụ đường giao
thông, đường bình độ, kênh rạch, …
+ Đối tượng dạng chữ (Text): để mô tả tên hay thuộc tính của các đối tượng bản
đồ như: tiêu đề, loại đất, tên công trình, …

Hình I.3: Giao diện MapInfo
Trang 10


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

Cấu trúc không gian của Mapinfo theo mô hình Vecter - Spaghetti. Điều này
khiến cho dữ liệu trong Mapinfo thường khá gọn nhẹ, nhưng cũng chính điều này
khiến cho các chức năng phân tích không gian của Mapinfo có hạn chế.
b. Phần mềm ArcView GIS:
Arcview là một trong những phần mềm GIS mạnh và dễ sử dụng. Đây là phần
mềm cho mọi trình độ, là công cụ mạnh cho các nhà khoa học và các chuyên gia trong
lĩnh vực GIS. Nó cho phép người sử dụng trình bày dữ liệu địa lý trên màn hình máy vi
tính hoặc in ra giấy, thực hiện các phép phân tích không gian, xây dựng các mô hình
phức tạp và tạo các ứng dụng GIS ở mức độ cao.
Giao diện của ArcView bao gồm các cửa sổ, mỗi cửa sổ sẽ trình bày dữ liệu theo
các cách khác nhau. Các thanh menu, thanh công cụ, thanh nút lệnh của các cửa sổ cho
phép xem dữ liệu và thực hiện các phép phân tích dữ liệu trong cơ sở dữ liệu theo
nhiều cách khác nhau.

 Các thành phần cơ bản của ArcView:
ArcView có 6 thành phần chính gồm có: Project, View, Table, Chart, Layout và
Script.
 Project (đồ án):
Project là một file mà mọi việc làm trong ArcView đều được lưu trữ trong nó.
Những thành phần của Project gồm View, Table, Chart, Layout và Script. Những file
Project có phần mở rộng là *.apr . Một file Project là một một file ASCII.

Hình I.4: Project trong ArcView
Trang 11


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

Khi mở ArcView xuất hiện một Project mặc định có tên là Untitled.

Project mặc định có
tên Untitled

Các thành phần của
một Project

Hình I.5: Một phần giao diện của Project mặc định.
 View (khung nhìn):
View là một cửa sổ tương tác để hiển thị, xem xét, truy vấn và phân tích dữ liệu
địa lý trong ArcView.
View dùng để hiển thị dữ liệu địa lý được tổ chức thành các Theme. Một View
bao gồm vùng hiển thị bản đồ và cột bên trái của View là bảng danh mục (Table of

Content - TOC), hay chú giải. Bảng danh muc cho biết danh sách các Theme có trong
View và Theme nào đang được hiển thị. Tên của View được hiển thị trên thanh tiêu đề
của cửa sổ View.
Ngoài ra, thứ tự của các Theme từ trên xuống cũng tương ứng với các vùng hiển
thị. Theme nằm trên sẽ che khuất Theme nằm dưới.

Hình I.6: Cửa sổ View trong ArcView
Trang 12


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

 Table (bảng):
Một Table cho phép làm việc với dữ liệu từ một nguồn dữ liệu dạng bảng trong
ArcView.
Bảng trình bày các dữ liệu thành hàng (record) và cột (column). Trong bảng có sự
liên kết với dữ liệu địa lý gọi là bảng thuộc tính, mỗi một hàng của bảng là một mục
tin tương ứng với một đối tượng và một trường (cột) biểu diễn một tính chất của một
đối tượng.

Hình I.7: Table thể hiện trong ArcView
Các nguồn dữ liệu bảng gồm các định dạng dBASE, INFO và các file text có
phân cách bằng tab hoặc dấu phẩy. Ngoài ra còn có một vài nguồn dữ liệu không gian
như là Shapefile và ArcInfo.
 Chart (biểu đồ):
Chart dùng để biểu diễn bảng dưới dạng đồ họa. Trong ArcView, biểu đồ được
tích hợp hoàn toàn với bảng (Table) và khung nhìn (View). Điều này có nghĩa là có thể
chọn các mục tin trong bảng (tương ứng với các đối tượng) mà cần trình bày trong

biểu đồ bằng cách kích chọn đối tượng trong Theme. Có thể lấy thông tin từ biểu đồ
đó. Chart có thể hiển thị, so sánh và truy vấn dữ liệu bảng và địa lý một cách hiệu quả.
Trong ArcView có 5 loại biểu đồ gồm có: vùng (area), dòng (bar), cột (column),
tròn (pie) và điểm (x, y scatter). Biểu đồ có thể điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu
trình bày và có thể đưa biểu đồ vào bố cục trang in.
Trang 13


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

Hình I.8: Biểu đồ trong ArcView
 Layout (bố cục trang in):
Layout là một cửa sổ dùng để hiển thị và sắp xếp các thành phần view, table,
chart, hình ảnh, chú giải, tiêu đề… như là các phần đồ họa. Sau khi bố cục xong thì có
thể in ra giấy hay xuất sang các dạng khác để dùng cho công việc trình diễn, báo cáo.

Hình I.9: Layout trong ArcView
 Script (đoạn chương trình):
Một Script là thành phần của một Project trong ArcView chứa mã của ngôn ngữ
lập trình Avenue như Macro, Procedure, hay Script trong ngôn ngữ lập trình khác. Các
Trang 14


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Quan Thoại Như

Script được viết để hoàn thiện ba vấn đề lớn: tự động các tác vụ, thêm các khả năng

mới cho ArcView và xây dựng những ứng dụng hoàn hảo.
Các đoạn lệnh của Avenue được viết trong cửa sổ biên tập Script (Script Editor).
Cửa sổ biên tập Script này cho phép thực hiện các thao tác soạn thảo, sửa chữa, biên
dịch, bắt lỗi, và chạy Script.

Hình I.10: Cửa sổ biên tập Script trong ArcView
 Cấu trúc tổ chức dữ liệu trong ArcView:
Cơ sở dữ liệu của GIS bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, chúng
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau thông qua mã liên kết định sẵn.
Dữ liệu không gian lưu trữ trong ArcView gồm 2 dạng: vector và raster. Dữ liệu
vector lưu trữ file ở dạng Shapefile, có phần mở rộng là *.shp, dữ liệu raster trước khi
nhập vào ArcView thì tùy vào định dạng mà phải thêm các Extensions (phần mở rộng)
thích hợp, các dạng file raster ArcView có thể thao tác có phần mở rộng như: *.bsq,
*.jpeg, *.bmf, *.tiff….
Dữ liệu không gian gồm dạng điểm, đường, vùng và các định dạng có thể liên kết
sử dụng trong ArcView gồm dữ liệu được tạo từ phần mềm ArcInfo, MapInfo,
AutoCad, dữ liệu raster.
Dữ liệu thuộc tính: được lưu trữ dưới dạng *.dbf, bảng thuộc tính gồm các dòng
và các cột, mỗi cột là thuộc tính và mỗi dòng là một mẫu tin. Các dòng lấy giá trị
tương ứng từ miền giá trị của mỗi thuộc tính.
Các kiểu dữ liệu thuộc tính được lưu trữ trong ArcView gồm number (dữ liệu
dạng số kể cả số thập phân), string (dữ liệu kiểu chữ), date (dữ liệu ngày tháng năm).
Trang 15


×