Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

BÁO cáo TỔNG kết năm học 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.54 KB, 58 trang )

UBND TỈNH THANH HOÁ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ
Tổng kết năm học 2017-2018; phương hướng nhiệm vụ
năm học 2018-2019
(Tổ chức vào ngày 16/8/2018)
Thời gian
Nội dung
Người thực hiện
7h - 7h30 Đón đại biểu
Ban Tổ chức
7h30 - 8h Chương trình văn nghệ chào mừng
Đội Văn nghệ của Ngành
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và Đ/c Trịnh Xuân Cảnh
điều hành hội nghị
Chánh Văn phòng Sở
Đ/c Phạm Thị Hằng,
Khai mạc hội nghị
Giám đốc Sở GDĐT
Báo cáo tóm tắt Tổng kết năm học 2017 Đ/c Hoàng Văn Thi,
- 2018, phương hướng nhiệm vụ năm Phó Giám đốc Sở
học 2018 - 2019
- Các phòng GDĐT: Hoằng
Hóa, Cẩm Thủy; Trường
7h30 Tham luận tại hội nghị
THPT: Lam Sơn, Yên Định 1,


11h30
- Các phòng Sở GDĐT
(KHTC, TCCB, Văn phòng)
Phát biểu của lãnh đạo tỉnh

Lãnh đạo tỉnh

Công bố Quyết định khen thưởng năm
học và tổ chức trao thưởng
Mời cán bộ QL trong ngành đã về nghỉ Đ/c Vũ Mỹ Long, PCVP Sở
bảo hiểm xã hội lên vị trí danh dự nhận
hoa, quà của lãnh đạo Sở.
Kết luận và Bế mạc Hội nghị
Đ/c Giám đốc Sở GDĐT
BAN TỔ CHỨC

1


2


UBND TỈNH THANH HOÁ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hoá, ngày 16 tháng 8 năm 2018


BÁO CÁO
Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018,
phương hướng, nhiệm vụ năm học 2018-2019
Năm học 2017-2018, là năm thứ 3 ngành Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
tiếp tục quán triệt và thực hiện chương trình hành động của Chính phủ, của tỉnh về
việc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết
số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; tiếp tục triển khai 9 nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải
pháp cơ bản theo Chỉ thị năm học của Bộ trưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh, của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sự phối hợp có hiệu quả của các sở, ngành
cấp tỉnh; của UBND các huyện, thị, thành phố, đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của
đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, của học sinh, toàn ngành đã đạt được
kết quả quan trọng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2017-2018; góp phần
cùng Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội trong năm 2018.
Phần 1
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017-2018
I. Công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương
1. Tuyên truyền, triển khai kịp thời, có hiệu quả các chủ trương chính
sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ trọng tâm năm học của
ngành đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Toàn ngành tiếp tục tuyên truyền, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của
Trung ương, của tỉnh trong năm học 2017-2018 đến đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên nhằm nâng cao nhận thức và hành động thực tiễn trong thực hiện
nhiệm vụ được giao, như: Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Tăng cường,
xây dựng, chỉnh đốn Đảng”; Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về “Sắp xếp tổ
chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Chỉ thị 05 của Bộ Chính
trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”; Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về

3


“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế”; Chỉ
thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Chỉ thị 04-CT/TU
ngày 18/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Xiết chặt kỷ luật, kỷ cương
trong các cơ quan Đảng, nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội,
nghiêm cấm sử dụng rượu, bia, chất có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của
ngày làm việc, ngày trực”; Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 15/9/2017 về nhiệm vụ
trọng tâm năm học 2017-2018 và Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày
13/7/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch thời gian năm học 2017-2018
đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Kết quả: Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều tham gia học tập đầy đủ,
nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đều có
tư tưởng chính trị ổn định, yên tâm công tác, gương mẫu chấp hành các chủ
trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; quy chế của ngành, hăng hái
tham gia phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”.
2. Xây dựng các đề án, dự án, nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết
của Đảng
Năm học 2017-2018, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham mưu cho UBND
tỉnh hoàn thiện 02 đề án: “Sắp xếp mạng lưới các trường THPT hiện có của tỉnh
đến năm 2025”, “Cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2030” và triển khai xây dựng 02 đề án: “Nâng cao chất lượng dạy
học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025”; “Cơ chế, chính sách
phát triển các trường phổ thông công lập tự chủ và tư thục chất lượng cao”.
Chỉ đạo toàn ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án đã được
UBND tỉnh phê duyệt, gồm: “Nâng cao chất lượng giáo dục miền núi tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2013-2020”; “Xây dựng xã hội học tập tỉnh Thanh Hoá

đến năm 2020”; “Bố trí, sắp xếp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo
viên ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”; “Sắp xếp các trường mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông hiện có trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2020”; “Mở rộng, nâng cấp các trường THPT để đạt chuẩn
quốc gia đến năm 2020”; “Mở rộng, nâng cấp khu nhà ở cho học sinh các trường
phổ thông miền núi; “Củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú”.
Nhìn chung, các đề án của Sở giáo dục và Đào tạo tham mưu với UBND
tỉnh đều kịp thời, chất lượng và hiệu quả thiết thực.

4


3. Công tác phối hợp, kết hợp với các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh,
UBND huyện, thị, thành phố trong việc quản lý nhà nước về giáo dục và
đào tạo ngày càng sát sao, hiệu quả
Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính,
các ngành liên quan, UBND huyện, thị, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh rà
soát, sắp xếp, điều chuyển, tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tỉnh từ
nơi thừa đến nơi thiếu, nhất là các trường học trực thuộc UBND huyện quản lý;
giải quyết chế độ chính sách cho nhà giáo và học sinh theo quy định của Chính
phủ; đầu tư CSVC, thiết bị dạy học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; chỉ
đạo tổ chức an toàn, nghiêm túc các kỳ thi trong năm học, đặc biệt là kỳ thi
THPT quốc gia năm 2018; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện, phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường; công tác
tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cán bộ, giáo viên, học sinh; công tác sắp
xếp mạng lưới, trường, lớp theo quy định của UBND tỉnh. Việc phối hợp giữa
ngành Giáo dục với các sở, ngành cấp tỉnh và UBND huyện, thị, thành phố ngày
càng sát sao, hiệu quả, đã góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập, tạo điều
kiện thuận lợi để ngành phát triển.
II. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trọng tâm

1. Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn
1.1. Công tác chỉ đạo của Sở
Chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện có hiệu quả Quyết định số
5308/2015/QĐ-UBND ngày 16/12/2015 của UBND tỉnh về việc quy định sắp
xếp các trường tiểu học, THCS và trường có nhiều cấp học hiện có tỉnh Thanh
Hóa đến năm 2020; Nghị quyết số 103/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội
đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án “Sắp xếp các trường THPT công lập hiện
có tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các
nhà trường, theo đó sẽ giảm 113 cơ sở giáo dục công lập đến năm 2020.
Toàn ngành đã làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn đội ngũ cán bộ,
giáo viên, học sinh, cũng như cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương thực
hiện việc dồn dịch các điểm lẻ trường mầm non, tiểu học, đảm bảo định biên số
học sinh/lớp theo quy định; tạo sự thống nhất cao trong việc ghép trường phổ
thông một cách phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo cơ sở giáo dục.
1.2. Kết quả
Năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 2.128 trường học, giảm 22 trường so
với năm học 2016-2017. Sau 2 năm thực hiện sắp xếp lại trường lớp, khối
trường trực thuộc huyện quản lý đã sắp xếp được 96 trường học thành 48 trường
5


học (giảm được 48 trường học), trong đó ghép 18 trường tiểu học với 18 trường
THCS; ghép 25 trường tiểu học với 25 trường THCS; ghép 01 trường THCS với
01 trường THCS; khối trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý có 13
trường THPT giải thể, sáp nhập, trong đó năm 2018 có 5 trường, năm 2019 có 8
trường; đã giảm được 36 điểm lẻ của trường tiểu học, 31 điểm lẻ của trường
mầm non đối với khu vực miền núi.
Bên cạnh từng bước giảm quy mô các trường phổ thông công lập, hệ
thống trường học tư thục được thành lập ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu học

tập của nhân dân, góp phần tái cơ cấu hệ thống giáo dục và đào tạo theo hướng
mở, chất lượng, hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 30 trường học tư thục, trong đó
mầm non 20 trường; tiểu học 02 trường; tiểu học - THCS 01 trường; THCS
-THPT 01 trường; THPT 06 trường.
Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị,
thành phố thực hiện việc sáp nhập trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục
thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp cấp huyện theo Thông
tư liên tịch số 39/2015/TTLT ngày 19/10/2015 của liên bộ: Lao động, Thương
binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, đến nay đã sáp nhập và đổi tên
được 23/27 trung tâm (thành TTGDNN-GDTX).
Tiêu biểu cho các đơn vị thực hiện tốt việc sắp xếp lại trường, lớp, đảm
bảo lộ trình của UBND tỉnh là các huyện: Thiệu Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy,
Triệu Sơn, Tĩnh Gia, Thường Xuân...
1.3. Khó khăn, hạn chế
Tiến độ sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp ở một số địa phương còn chậm,
không theo đúng quy định, vẫn còn nhiều trường tiểu học, THCS có quy mô quá
nhỏ, rất khó khăn cho việc bố trí giáo viên giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo
dục và kinh phí chi khác của nhà trường.
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
2.1. Công tác chỉ đạo của Sở
Chỉ đạo các đơn vị, trường học tiến hành rà soát hiện trạng đội ngũ cán
bộ, giáo viên, dự báo nhu cầu sử dụng, nhu cầu đào tạo giáo viên, theo đó sắp
xếp, bố trí điều động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính theo quy
định của UBND tỉnh.
Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuẩn,
trên chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới phương
pháp giảng dạy; đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn tổ, khối; duy trì nền nếp
6



nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm; công tác đánh giá, đề bạt
cán bộ, giáo viên đảm bảo dân chủ, công bằng, khách quan.
Chỉ đạo triển khai, hướng dẫn, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà
giáo; tăng cường thanh tra, kiểm tra nền nếp, kỷ cương trường học; xử lý
nghiêm cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động có hành vi vi phạm đạo
đức, hành vi bạo hành thể chất, tinh thần học sinh và người đứng đầu cơ sở giáo
dục để xảy ra các vụ việc vi phạm.
2.2. Kết quả
Toàn tỉnh đã điều chuyển được hơn 3400 cán bộ, giáo viên, nhân viên từ
nơi thừa đến nơi thiếu (trong và ngoài huyện), trong đó khối huyện quản lý là
3.201 người, khối trường THPT là 202 người (trong đó có 54 kế toán). Việc sắp
xếp, điều chuyển cán bộ, giáo viên bước đầu ổn định, đảm bảo cho dạy và học;
Trong năm học, có 224 cán bộ, giáo viên đi học lớp Thạc sĩ; tổ chức được
21 lớp với 1.241 cán bộ quản lý tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục;
tổ chức được 38 lớp với 28.400 lượt giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ ở tất cả các cấp học, bậc học; phối hợp với Trường Đại học Hồng
Đức, Trường Đại học Vinh đã tổ chức 15 lớp với 1.250 học viên bồi dưỡng tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp. Đến nay, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của cán
bộ, giáo viên trong tỉnh đạt tỷ lệ cao (đạt chuẩn chiếm 99,97%, trên chuẩn chiếm
75,91%).
Năm học 2016-2017, Hội đồng Khoa học của ngành đã công nhận 12.694
SKKN cấp ngành, trong đó xếp loại A: 139, loại B: 3.062, loại C: 9493, có nhiều
SKKN giá trị, thiết thực được nhân rộng vào quản lý và giảng dạy trong toàn
ngành.
Ngành đã thực hiện tốt công tác đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
đảm bảo dân chủ, công bằng, nghiêm túc, cụ thể: Khối huyện quản lý có 4.790
người được đánh giá, trong đó xếp loại xuất sắc 2.823 người; loại khá 1.754

người; loại kém 5 người. Khối trường THPT có 276 người được đánh giá; trong
đó xếp loại xuất sắc 172 người; loại khá 97 người; không có loại kém.
Thực hiện kịp thời, đầy đủ chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên,
nhân viên; công tác phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người
tốt, việc tốt được quan tâm thường xuyên. Năm học 2017-2018 tỉnh Thanh Hóa
có 07 giáo viên tiêu biểu được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng
khen và tuyên dương gương người tốt, việc tốt, đổi mới sáng tạo trong dạy và
học; có 7 Nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
7


Phối hợp với Sở Nội vụ, tham mưu cho UBND tỉnh rà soát, thẩm định
việc xét tuyển, hợp đồng 1.200 giáo viên mầm non, 104 giáo viên tiếng Anh
(năm 2017, theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ);
tuyển dụng, bổ sung giáo viên mầm non, tiểu học và nhân viên hành chính đối với
các huyện, thị, thành phố còn thiếu chỉ tiêu biên chế theo quy định của UBND
tỉnh đã khắc phục bước đầu tình trạng giáo viên thừa, thiếu, chưa đồng bộ.
2.3. Khó khăn, hạn chế
Công tác sắp xếp, điều chuyển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên mới
đạt kết quả bước đầu, chưa có tính bền vững. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên vẫn còn thừa, thiếu cục bộ. Cụ thể năm học 2017-2018, đối với
khối trường học trực thuộc UBND huyện, thị, thành phố quản lý, số giáo viên
thừa, thiếu biên chế tỉnh giao so với nhu cầu: Mầm non thiếu 2.549 giáo viên;
tiểu học thiếu 349 giáo viên, THCS thừa 352 giáo viên; khối trường THPT, số
cán bộ, giáo viên thừa, thiếu so với biên chế tỉnh giao: Thiếu 126 giáo viên,
thiếu 54 cán bộ quản lý; thiếu 255 nhân viên hành chính.
Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên còn hạn chế,
thụ động, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý và dạy học, đổi mới căn bản, toàn
diện theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Công tác tự học, tự bồi
dưỡng của giáo viên còn hạn chế.

Tư duy về lãnh đạo, quản lý giáo dục trong một bộ phận cán bộ quản lý
giáo dục còn chậm đổi mới, vẫn nặng về chỉ đạo, quản lý theo kiểu hành chính,
mệnh lệnh, nên chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự chủ của cơ sở.
3. Đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, đẩy mạnh
giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông
3.1. Công tác chỉ đạo của Sở
- Về thực hiện đổi mới chương trình giáo dục mầm non, Sở đã chỉ đạo các
cơ sở GDMN tăng cường áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp tổ
chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”
phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; chú trọng xây
dựng môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải
nghiệm và sáng tạo theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với
lứa tuổi. Tổ chức thực hiện chương trình GDMN sau chỉnh sửa, bổ sung nhằm
hỗ trợ cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non khắc phục những hạn chế, khó
khăn trong quản lý và thực hiện chương trình GDMN. Tiếp tục thực hiện Đề án
“Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu
số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”.

8


- Đối với giáo dục phổ thông, đã chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường tích
cực tham gia góp ý, bổ sung dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
thông qua dự thảo chương trình các môn học; hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ
thông thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học chương trình giáo dục phổ thông
hiện hành, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá
và quản lý quá trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
người học, từ đó tạo thuận lợi cho học sinh và giáo viên khi chuyển sang thực
hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tăng cường giáo dục đạo đức, văn hóa
ứng xử trong trường học, chỉ đạo các cơ sở giáo dục sửa đổi, bổ sung các nội

dung về quy tắc ứng xử trong trường học. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng,
đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên bước đầu được tăng
cường, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu.
- Về đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh
trong giáo dục phổ thông, Sở tiếp tục tuyên truyền đến đội ngũ cán bộ, giáo
viên, học sinh, phụ huynh về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học
sinh theo Chỉ thị số 10 của Bộ Chính trị; Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày
14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giáo dục hướng nghiệp và
định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025
để tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp, góp phần chuyển biến
mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT.
Triển khai thí điểm mô hình phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp và các trường THCS, THPT đào tạo nghề trong chương trình hướng
nghiệp; tổ chức dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề cho học sinh; thành lập câu
lạc bộ tư vấn hướng nghiệp; phối hợp với các tổ chức xã hội, các trường đại học
tổ chức tư vấn cho học sinh lớp 12 về định hướng nghề nghiệp trong tương lai,
phân luồng sau THPT; đưa nội dung kinh doanh dịch vụ vào chương trình môn
công nghệ lớp 10; thường xuyên cung cấp thông tin về ngành, nghề mà xã hội
đang có nhu cầu...
3.2. Kết quả
- Đa số giáo viên đều nắm vững và thực hiện có hiệu quả đổi mới phương
pháp giảng dạy. Công tác quản lý giáo dục đã có sự chuyển biến tích cực, nhất là
việc thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch trong các hoạt động của nhà trường.
- 100% trường trung học triển khai thực hiện chương trình giáo dục
hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, phù hợp với thực tế các địa phương. Các nhóm nghề phổ thông được các
nhà trường lựa chọn gồm: Làm vườn, nuôi cá, lâm sinh, trồng rừng, điện dân
dụng, tin học ứng dụng, thêu tay, chụp ảnh, điện tử, điện lạnh, sửa chữa xe máy.
9



Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp tỉnh tổ chức dạy 9/11 nghề cho các
trường THPT và THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
- Nhiều trường THPT đã thành lập câu lạc bộ tư vấn nghề nghiệp, tổ chức
hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 10, 11; phối hợp với Trường
Đại học Hồng Đức, Học viện Quản lý giáo dục tư vấn nghề nghiệp cho học sinh
lớp 12, giúp các em chọn trường, ngành nghề phù hợp với khả năng của mình.
- Năm học 2017-2018, số học sinh tham gia học nghề phổ thông tăng hơn
năm trước (khối lớp 9 có 42.893 học sinh, đạt tỉ lệ 99.44%, khối lớp 12, có
32.537 học sinh, đạt tỉ lệ 99.43%; số học sinh đăng ký tham gia dự thi THPT
quốc gia năm 2018 chỉ xét tốt nghiệp, không có nguyện vọng xét tuyển đại học,
cao đẳng cao hơn năm trước (có 13.750/35.306 thí sinh).
3.3. Khó khăn, hạn chế
- Nhận thức của một số cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh và
phụ huynh học sinh về công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học
sinh phổ thông còn hạn chế. Học sinh lớp 12 thường đăng ký vào học các trường
đại học, cao đẳng, ít thí sinh có nguyện vọng vào các trường TCCN. Nếu không đỗ
các trường đại học, cao đẳng mới quay sang học các trường TCCN và học nghề.
- Công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh còn thiếu đội ngũ
chuyên gia; chương trình giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông thiếu kết
cấu liền mạch phát triển con đường học nghề cho học sinh, tạo điều kiện liên
thông ở cấp sau THPT.
4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các
cấp học và trình độ đào tạo
4.1. Công tác chỉ đạo của Sở
Đã chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường nâng cao chất lượng dạy, học ngoại
ngữ, đặc biệt là tiếng Anh theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo; tham mưu với UBND tỉnh xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng
dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025”.
Sắp xếp, bổ sung đội ngũ giáo viên tiếng Anh vào giảng dạy để khắc phục

tình trạng thiếu giáo viên trong các trường tiểu học, THCS; tập trung đổi mới
phương pháp giảng dạy; tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng dạy,
học và đánh giá môn Tiếng Anh trong các trường tiểu học, THCS, THPT; tăng
cường CSVC, thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin; công tác tập huấn
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho giáo
viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện đồng bộ
chương trình sách giáo khoa mới.
10


4.2. Kết quả
Năm học 2017-2018, có 104 giáo viên tiếng Anh được tuyển dụng hợp
đồng vào giảng dạy các trường tiểu học, THCS để giải quyết tình trạng giáo viên
thiếu; có 212 giáo viên dạy tiếng Anh được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy
và nâng cao năng lực ngoại ngữ, trong đó 80% đạt trình độ B2, C1; có 647
trường tiểu học, 100% trường THCS, 100% trường THPT dạy và học tiếng Anh
theo chương trình 7 năm và 10 năm; tiếp tục triển khai chương trình tiếng Anh
thí điểm 10 năm đối với tất cả các cấp học; chỉ đạo 03 trường: Tiểu học Ba Đình
(TP Thanh Hóa), THCS Nguyễn Chích (Đông Sơn), THPT Hậu Lộc 2 (Hậu Lộc)
phấn đấu trở thành đơn vị điển hình về dạy tiếng Anh.
Nhiều trường học trong tỉnh, việc tổ chức đánh giá năng lực tiếng Anh đã
được thực hiện với bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và triển khai phần tự luận
trong các bài kiểm tra viết, vận dụng định dạng đề thi tiếng Anh đối với học sinh
học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm; phối hợp với tổ chức, cá nhân, giáo viên
nước ngoài tham gia dạy ngoại ngữ ở các trường phổ thông.
4.3. Khó khăn, hạn chế
Chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh trong các nhà trường tuy có chuyển
biến nhưng còn thấp so với yêu cầu, nhất là khu vực miền núi vùng cao, vùng
khó khăn; CSVC, thiết bị dạy học tiếng Anh còn thiếu, lạc hậu; đội ngũ giáo
viên giảng dạy còn thiếu nhiều.

5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục
5.1. Công tác chỉ đạo của Sở
Hướng dẫn, triển khai các đơn vị, cơ sở thực hiện có hiệu quả các văn bản
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin trong
trường học, đặc biệt là Thông tư số 53/2012 ngày 20/12/2012 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo Quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông
tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Tham mưu cho UBND tỉnh Đề án “Xây dựng thí điểm mô hình trường học
thông minh tỉnh Thanh Hóa đến 2030”; tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng chính
quyền điện tử và dịch vụ thành phố thông minh của tỉnh giai đoạn 2017-2020.
Tuyên truyền, vận động và khuyến khích cán bộ, giáo viên ứng dụng
CNTT trong các hoạt động chuyên môn và quản lý; huy động các nguồn lực đầu
tư cơ sở hạ tầng CNTT; tăng cường công tác xã hội hóa trong việc huy động
kinh phí để mua máy tính dạy học; thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc đầu tư
và ứng dụng CNTT tại các cơ sở giáo dục; tổ chức thao giảng cấp trường, cấp
11


huyện, cấp tỉnh và khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT trong giờ dạy, sinh
hoạt tổ nhóm chuyên môn trên mạng thông tin “Trường học kết nối”.
Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và khả năng ứng dụng CNTT
cho đội ngũ cán bộ, giáo viên; phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh viễn
thông, như VNPT Thanh Hóa, Viettel Thanh Hóa để đưa Internet, các phần mềm
ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy ở các cơ sở giáo dục.
5.2. Kết quả
- Tất cả các đơn vị, trường học trong tỉnh đều sử dụng Internet; có hộp thư
điện tử, ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý giáo dục; cơ sở hạ tầng
CNTT được tăng cường theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hiện nay;
- Đội ngũ giáo viên tin học được tăng cường, phần lớn còn trẻ, 100 % đạt

chuẩn và trên chuẩn, có đủ khả năng tiếp nhận và khai thác thiết bị CNTT cũng
như phần mềm ứng dụng trong quản lý giáo dục, trong dạy - học;
- Website của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa ngày càng hoàn thiện
đã cung cấp thông tin rộng rãi tới cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học
sinh và người dân về hoạt động của ngành.
Hệ thống Email của Sở, cùng hệ thống Email của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
phục vụ đắc lực cho việc truyền nhận các thông tin điều hành của Sở cũng như các
phòng giáo dục và đào tạo tại các địa phương, tiết kiệm chi phí in ấn và cước phí
bưu điện cho các nhà trường.
Phong trào ứng dụng CNTT trong dạy, học được đẩy mạnh trong các cơ sở
giáo dục. Nhiều giáo viên đã soạn thảo và thiết kế bài giảng điện tử, soạn giáo án
trên máy tính; thường xuyên kết nối Internet để học tập, nghiên cứu bài giảng.
5.3. Khó khăn, hạn chế
- Số lượng máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy hiện nay của các nhà
trường vẫn còn ít, nhiều máy tính đã hết thời gian sử dụng, nhưng chưa được
thay thế kịp thời.
- Cơ sở hạ tầng thiếu, chưa đồng bộ và thông nhất; các phần mềm công cụ
để thiết kế bài giảng, soạn thảo giáo án điện tử phần lớn là do nước ngoài sản
xuất nên việc ứng dụng CNTT trong công việc còn manh mún, tự phát;
- Phát triển CNTT còn chênh lệch rất lớn giữa các vùng miền trong tỉnh,
một số cán bộ, giáo viên sử dụng CNTT còn lúng túng, hạn chế.
- Việc triển khai quản lý hồ sơ, sổ điểm điện tử trong nhà trường còn
nhiều bất cập, chưa có quy chế rõ ràng.

12


6. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo
dục và đào tạo
6.1. Công tác chỉ đạo của Sở

Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, dự án tăng cường CSVC,
thiết bị dạy học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đảm bảo yêu cầu đổi mới
giáo dục và đào tạo (giai đoạn 2015-2020) với tổng kinh phí trên 700 tỷ đồng,
như: Đề án xây dựng cơ sở vật chất các trường THPT trong tỉnh đạt chuẩn quốc
gia đến năm 2020; Đề án xây dựng khu nhà ở nội trú cho học sinh trường THCS
và THPT các huyện vùng cao giai đoạn 2015-2020; Kế hoạch củng cố và phát
triển các trường phổ thông dân tộc nội trú đến năm 2020; đầu tư xây dựng phòng
học cho các trường mầm non, tiểu học thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn từ nguồn
trái phiếu của Chính phủ, xây dựng 189 phòng học nhằm xóa bỏ các phòng học
xuống cấp, phòng học tạm, phòng học nhờ.
Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện có hiệu quả
các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ,
của Bộ GD&ĐT quy định về chuẩn CSVC, trang thiết bị dạy học cho các cơ sở
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; tổ chức khảo sát thiết bị dạy học ở tất cả
các trường học trên phạm vi toàn tỉnh để nhận diện thực trạng về CSVC, thiết bị
dạy học của từng cấp học, từng địa phương; rà soát, thực hiện các chuẩn, tiêu
chuẩn về trường lớp học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới;
Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học thực hiện có hiệu quả Chương
trình kiên cố hóa trường, lớp học; chương trình 30a; chương trình xây dựng
nông thôn mới, trong đó chương trình kiên cố hóa trường, lớp học vùng đặc biệt
khó khăn với kinh phí đầu tư là 550 tỉ đồng (nguồn trái phiếu Chính phủ); thực
hiện có hiệu quả công tác quản lý, sử dụng, bảo quản, mua sắm CSVC, thiết bị
dạy học; thường xuyên phát động phong trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học
trong cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, tăng thêm nguồn kinh phí để tu
sửa, nâng cấp, cải tạo nhỏ, mua sắm các thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy
của các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trong tỉnh.
6.2. Kết quả
- Về phòng học kiên cố: Toàn tỉnh có 21.490/25464 phòng (chưa tính
phòng tạm, mượn) đạt tỷ lệ 87,11%, trong đó: Mầm non có 5.674/7614 phòng

(74,49%); tiểu học có 8.011/9626 phòng (83,22%); THCS có 5.476/5811 phòng
(94,24%); THPT có 2.329/2.413 phòng (96.52%).
- Về trường chuẩn quốc gia: Toàn tỉnh có 1.343/2.099 trường (không tính
28 TTGDTX, 01 TTKTTH-HD tỉnh), đạt tỷ lệ 4%, trong đó: Mầm non 399/672
13


trường (đạt tỷ lệ 59,38%), tiểu học 553/677 trường (đạt tỷ lệ 82.05%); trung học
cơ sở 351/613 trường (đạt tỷ lệ 59,15%), tiểu học - THCS 11/29 trường (đạt tỷ lệ
34%), trung học phổ thông 29/108 trường (đạt tỷ lệ 26.85%); phấn đấu đến năm
2020, toàn tỉnh đạt tỷ lệ 70% trường học đạt chuẩn quốc gia.
Những đơn vị đã làm tốt phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia,
là các huyện: Nga Sơn, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Nông Cống,
Thọ Xuân, Yên Định, Triệu Sơn.
6.3. Khó khăn, hạn chế
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tuy được quan tâm đầu tư xây dựng,
song một số trường học còn khó khăn, thiếu thốn: Thiếu phòng đa năng; phòng
bộ môn; thiếu thiết bị dạy học; một số phòng học đã xuống cấp nhưng không có
kinh phí để tu sửa kịp thời; một số trường học còn thiếu diện tích đất để xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia, thiếu công trình vệ sinh, hệ thống nước sạch...
- Bậc học mầm non còn thiếu phòng học nên phải sử dụng phòng học tạm
(chiếm khoảng 16%).
7. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
7.1. Công tác chỉ đạo của Sở
Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đối với tất cả các cấp học,
bậc học: Nâng tỉ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi, khá; giảm tỉ lệ học sinh xếp
loại yếu, kém; tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp học sinh
học nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội; tăng cường giáo dục
đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp của học sinh; nâng cao chất
lượng dạy học ngoại ngữ trong nhà trường; thực hiện nguyên lý học đi đôi với

hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn; từng bước tiếp cận với các trường học tiên
tiến trong khu vực và thế giới.
Quan tâm chỉ đạo xây dựng các trường trọng điểm, trường chất lượng cao
trên địa bàn huyện, thị, thành phố; mỗi bậc học, cấp học xây dựng một trường
điểm làm hạt nhân trong phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” và tạo nguồn cho cấp
học trên; duy trì bền vững số lượng, chất lượng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế;
Tiếp tục đầu tư phát triển Trường THPT chuyên Lam Sơn trở thành
trường trọng điểm của cả nước; thực hiện có hiệu quả Đề án tuyển chọn giáo
viên về dạy Trường THPT chuyên Lam Sơn; đổi mới công tác tuyển sinh vào
lớp 10 Trường THPT chuyên Lam Sơn phù hợp với yêu cầu hiện nay. Động
viên, khen thưởng kịp thời đối với học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý trường
học có học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế theo quy định của UBND tỉnh.

14


Quan tâm phát triển giáo dục miền núi và dân tộc. Tiếp tục thực hiện có
hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục miền núi tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn 2013-2020”; tăng cường đầu tư phát triển hệ thống các trường phổ thông
dân tộc nội trú; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà
nước đối với cán bộ, giáo viên, học sinh ở khu vực miền núi...
7.2. Kết quả
Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên: Tỷ lệ học sinh xếp loại học
lực giỏi, khá đều tăng (THPT tăng 1,05%, THCS tăng 0,47%); tỷ lệ học sinh xếp
học lực yếu, kém giảm (THPT giảm 0,41%, THCS giảm 0,34%);
Kết quả học sinh tốt nghiệp THPT qua kỳ thi THPT quốc gia hằng năm
đều duy trì vững chắc, năm sau cao hơn năm trước (năm 2015, đạt tỷ lệ 92%;
năm 2016, đạt tỷ lệ 96,89%; năm 2017, đạt tỷ lệ 97,43%). Năm học 2017-2018
đạt tỷ lệ 97,46%, trong đó có 56 học sinh đạt điểm từ 26 trở lên/3 môn thi vào
các trường đại học, với 12 học sinh đạt từ 27 điểm trở lên.

Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục duy trì và có bước đột phá cả số
lượng và chất lượng giải. Kết quả các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế
Thanh Hóa liên tục trong tốp đầu của giáo dục cả nước. Năm học 2017-2018, thi
học sinh giỏi quốc gia, đạt 64 giải, trong đó có 6 giải nhất, xếp thứ 4 toàn quốc
về số học sinh đạt giải nhất (sau thành phố Hải Phòng; thành phố Hà Nội,
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội); thi Olympic quốc tế, đoạt 03 huy chương (01
huy chương Vàng môn Sinh; 1 Huy chương Vàng môn Vật lý; 1 huy chương
Bạc môn Hóa học; thi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đoạt 03 huy chương
(01 huy chương Vàng môn Vật lý, 01 huy chương Bạc môn Tin học; 01 huy
chương Đồng môn Vật lý. Đây là năm học tỉnh Thanh Hóa có số lượng học sinh
đoạt huy chương Olympic quốc tế và Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhiều
nhất từ trước đến nay, trong đó lần đầu tiên đoạt huy chương Vàng Olympic
quốc tế môn Sinh học; một học sinh đoạt 2 huy chương Vàng.
Chất lượng giáo dục khu vực miền núi có bước chuyển biến rõ rệt (đã có
nhiều học sinh đạt giải Nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn
văn hóa; nhiều học sinh đạt điểm cao vào các trường đại học; 100% trường dân
tộc nội trú đều đã tổ chức học 2 buổi/ngày; 100% học sinh các trường phổ thông
dân tộc nội trú được bố trí ăn, ở tại trường, có nhà ăn khang trang, đúng qui
định, góp phần hạn chế tối đa số học sinh bỏ học; từng bước giảm sự chênh lệch
về chất lượng giáo dục miền núi với giáo dục miền xuôi.
7.3. Khó khăn, hạn chế

15


Chất lượng giáo dục toàn diện tuy được nâng lên song chưa đồng đều
giữa các vùng miền trong tỉnh; chất lượng dạy và học ngoại ngữ còn thấp, nhất
là kỹ năng và năng lực tiếng Anh của học sinh còn hạn chế.
Việc vận dụng lý thuyết với kỹ năng thực hành ở một bộ phận học sinh
còn hạn chế, có những học sinh nắm vững lý thuyết bài học nhưng khi vận dụng

kiến thức để giải quyết thực tiễn còn lúng túng. Các điều kiện đảm bảo chất
lượng đào tạo chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Đội ngũ giáo viên thiếu về
số lượng; nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục hạn chế, cơ sở vật chất, trang
thiết bị thực hành, thí nghiệm còn thiếu và lạc hậu...
8. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở
giáo dục và đào tạo
8.1. Công tác chỉ đạo cuả Sở
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ
về phân cấp quản lý nhà nước trong giáo dục; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tổ chức bộ máy và tài chính theo Nghị định số 16/2015 của Chính phủ;
thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân ở các
cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày
28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tăng cường giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục phổ thông xây
dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng phát triển năng lực
học sinh, phù hợp với thực tiễn; tăng cường quyền chủ động trong việc thực hiện
kế hoạch giáo dục gắn với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường của đội
ngũ cán bộ quản lý.
8.2. Kết quả
Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bước đầu được chủ
động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo khung kế hoạch
thời gian năm học của Bộ, tỉnh phù hợp với thực tế; chủ động trong việc thực
hiện kế hoạch giáo dục gắn với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường của
đội ngũ cán bộ quản lý. Các trường THPT, đơn vị trực thuộc được giao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về chất lượng giáo dục; các cơ sở giáo dục
đại học đã từng bước thực hiện tự chủ theo kết quả đạt được của sản phẩm.
Các cơ sở giáo dục đã thực hiện công khai thông tin về các điều kiện đảm
bảo cho nâng cao chất lượng giáo dục và các hoạt động của nhà trường, như:
CSVC, thiết bị dạy học; đội ngũ giáo viên; kết quả giáo dục trong từng học kỳ,
cả năm học theo hướng dẫn Thông tư 36/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


16


Công khai, minh bạch rộng rãi, kịp thời trên các hệ thống truyền thông,
hộp thư điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo để cán bộ, giáo viên, học sinh và
nhân dân được biết, như: Quy định điều chuyển, tuyển dụng giáo viên; công tác
đề bạt, quy hoạch nguồn cán bộ quản lý, chế độ, chính sách cán bộ, giáo viên,
học sinh; kết quả các kỳ thi THPT quốc gia, thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi tuyển
sinh vào lớp 10 THPT...
Kinh phí chi cho hoạt động ở các đơn vị, trường học thuộc huyện, thị,
thành phố quản lý đã được tăng lên từ 7- 8%, một số huyện đạt tỷ lệ 10% quy
định của UBND tỉnh.
8.3. Khó khăn, hạn chế
Cơ chế chính sách về tự chủ chưa đồng bộ; công tác tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo còn hạn chế. Việc giao quyền tự chủ đối
với các cơ sở giáo dục đại học mới chỉ thực hiện thí điểm, chưa thành nhu cầu
nội tại của các trường; điều kiện tự chủ mới tiếp cận chủ yếu từ góc độ về tài
chính; chưa tính đến năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức quản lý của các
cơ sở đào tạo. Tự chủ đại học chưa gắn liền với đổi mới quản trị nhà trường.
Trong quá trình thực hiện, nhiều cơ sở đào tạo chưa nhận thức đúng và đầy đủ
về tự chủ. Một số cơ sở giáo dục chưa thực hiện tốt công khai, minh bạch theo
quy định Thông tư 36/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo
9.1. Công tác chỉ đạo của Sở
Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng
chiến lược, kế hoạch hợp tác quốc tế; chỉ đạo các trường đại học trực thuộc tỉnh
chủ động, tích cực hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh; tổ chức tuyên
truyền về “Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2017”; “Năm đoàn kết hữu
nghị Việt Nam - Lào 2017”; tăng cường các hoạt động phối hợp trong công tác

dân vận với tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.
9.2. Kết quả
Trường Đại học Hồng Đức đã có quan hệ hợp tác quốc tế với hơn 40
trường; Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quan hệ hợp tác với 05
trường. Trường Đại học Hồng Đức đã và đang thực hiện liên kết đào tạo với các
trường Đại học Soongsil, Hàn Quốc đào tạo trình độ thạc sỹ ngành Quản trị kinh
doanh số lượng 72 học viên (trong đó năm 2017 có 46 học viên, năm 2018 có 26
học viên); Trường Đại học Zielona Gora, Ba Lan đào tạo trình độ đại học ngành
Vật lý ứng dụng và Công nghệ cho 10 học viên; hiện nay nhà trường đang đề
nghị Bộ Giáo dục và đào tạo cho phép liên kết với Trường Đại học Khoa học
ứng dụng Anhalt, Đức đào tạo trình độ thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
17


Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch
hàng năm đều thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho Lào (theo Thỏa
thuận hợp tác giữa hai tỉnh Thanh Hóa, nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Hủa
Phăn, nước CHDCND Lào), góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thu hút
người học.. Hiện nay, số học sinh Lào đang theo học tại Trường Đại học Văn
hóa, Thể thao và Du lịch trên 200 lưu học sinh; học tại Trường Đại học Hồng
Đức trên 400 lưu học sinh.
Công tác tư vấn du học trên địa bàn tỉnh từng bước được quản lý chặt chẽ
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 26 đơn
vị đăng ký chính thức tổ chức hoạt động tư vấn du học. Trong năm học 20172018 đã tư vấn giới thiệu được trên 200 học sinh đi du học (chủ yếu tại Nhật
Bản).
9.3. Khó khăn, hạn chế
Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo là công việc mới, các điều
kiện cơ bản cho hội nhập còn hạn chế nên bước đầu hiệu quả chưa cao. Công tác
quản lý hoạt động tư vấn du học trên địa bàn tỉnh còn thiếu kinh nghiệm, còn
nhiều kẻ hở nên chưa hiệu quả.

III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN
1. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp
Toàn ngành đã tập trung đổi mới công tác quản lý, tăng cường hiệu lực,
hiệu qủa quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; tăng cường tính tự chủ, tự chịu
trách nhiệm; khuyến khích đội ngũ quản lý năng động, sáng tạo, giám nghĩ,
giám làm; đổi mới công tác tham mưu; công tác tổ chức thực hiện, công tác phối
hợp, công tác kiểm tra, đánh giá.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị, nâng cao trình độ
chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo.
Công tác đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý giáo dục cũng như công tác đề
bạt cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đảm bảo dân chủ, công khai, thực chất,
đúng quy trình; đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ quản lý vi
phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo...
Thường xuyên phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương
người tốt, việc tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng và Tập san Giáo dục
Thanh Hóa.
2. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo

18


Bên cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của nhà nước từ trung
ương đến cấp tỉnh, huyện, xã đầu tư cho giáo dục, Ngành Giáo dục đã tranh thủ
thực hiện tốt các nguồn lực khác để phát triển giáo dục, đó là nguồn kinh phí
huy động từ phụ huynh học sinh, các nhà doanh nghiệp, các nhà hảo tâm...thông
qua phong trào xã hội hóa giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài.
Kết quả, mỗi năm nguồn kinh phí từ xã hội hóa giáo dục đã hỗ trợ các nhà
trường để tu sửa CSVC, cải tạo khuôn viên, mua sắm đồ dùng dạy học...với số
tiền hàng tỉ đồng. Ngành đã phối hợp có hiệu quả với Hội Khuyến học tỉnh, Đài

Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức kêu gọi xây dựng quỹ và trao thưởng
Qũy khuyến học, khuyến tài đến giáo viên và học sinh. Mỗi năm riêng quỹ
khuyến học, khuyến tài cấp tỉnh trao thưởng hàng trăm triệu đồng cho học sinh
đạt giải quốc gia, quốc tế, học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh các môn văn hóa, học
sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018; học sinh có hoàn cảnh
gia đình khó khăn vươn lên học giỏi.
3. Đổi mới công tác thi, tuyển sinh
Ngành đã tiếp tục thực hiện đổi mới hình thức tổ chức các kỳ thi, hội thi
trong năm học theo hướng dẫn quy định của Bộ GD&ĐT, đảm bảo gọn nhẹ,
nghiêm túc, khách quan tạo điều kiện thuận lợi cho người học; thực hiện chặt
chẽ, bảo mật an toàn quy trình tổ chức thi, từ khâu làm đề thi, in sao đề thi, coi
thi, chấm thi, xét kết quả thi cho đến chấm phúc khảo thi đảm bảo an toàn,
nghiêm túc, đúng quy chế và thực chất thông qua việc chọn đội ngũ cán bộ, giáo
viên coi thi, chấm thi có tâm huyết, có năng lực chuyên môn, có uy tín với đồng
nghiệp, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.
Trong năm, ngành đã tổ chức thành công các kỳ thi, như: chọn đội tuyển
học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa THPT; kỳ thi
chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THCS, THPT; kỳ thi THPT quốc gia năm 2018; thi
tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018-2019; các hội thi chọn giáo viên giỏi
cấp tỉnh THPT, BTTHPT. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và vào lớp 10
THPT chuyên Lam Sơn nay được tổ chức chung 1 đợt, việc làm này làm giảm
áp lực thi đối với học sinh, giáo viên, hạn chế việc dạy thêm, học thêm. Kỳ thi
vào lớp 10 THPT đã thực hiện đổi chéo lãnh đạo hội đồng, giám viên làm nhiệm
vụ coi thi, chấm thi đảm bảo không chấm bài thi của học sinh trường mình. Kỳ
thi THPT quốc gia 2018 được thực hiện nghiêm túc quy chế thi, các văn bản
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; không để xảy ra sơ xuất, tiêu cực trong
bất kỳ khâu nào của kỳ thi. Kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 phản ánh thực
chất, trung thực chất lượng dạy và học của các nhà trường cũng như công tác chỉ
đạo ôn tập cho học sinh lớp 12 của Sở Giáo dục và Đào tạo.


19


4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng
giáo dục
Trong năm học, toàn ngành tiếp tục thực hiện đổi mới hoạt động thanh tra
theo Nghị định số 42/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số
39/2013/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo; tiếp tục củng cố,
ổn định đội ngũ thanh tra viên đủ về số lượng, vững vàng, tinh thông về nghiệp
vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Đã tổ chức 08 cuộc thanh tra, 11 cuộc kiểm tra đột xuất ở cơ sở; xác minh
112 văn bằng tốt nghiệp các cấp; đón tiếp 14 lượt công dân và trên 30 cuộc điện
thoại qua đường dây nóng; tiếp nhận 24 đơn thư, chủ yếu phản ánh về tình trạng
“lạm thu” tại các cơ sở giáo dục, trong đó có 23 đơn thư phản ánh thuộc thẩm
quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố.
Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện kịp thời các sai phạm và xử lý
nghiêm minh, đúng pháp luật những tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật, vi phạm
quy chế chuyên môn; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý
dạy và học ở các cơ sở giáo dục .
Công tác kiểm định chất lượng giáo dục được tăng cường và có chuyển
biến tích cực. Đến ngày 30/5/2018, toàn tỉnh có 100% cơ sở giáo dục đã tiến
hành tự đánh giá, trong đó hoàn thành tự đánh giá giáo dục mầm non đạt tỷ lệ
99,1%; giáo dục tiểu học đạt tỷ lệ 98,8%; THCS đạt tỷ lệ 93,1%; THPT đạt tỷ lệ
69,4%; TTGDNN-GDTX đạt tỷ lệ 18,5%; có 534 trường học được đánh giá
ngoài, trong đó mầm non 308 trường (đạt tỷ lệ 46,3%), tiểu học 122 trường (đạt tỷ
lệ 18,1%); THCS 100 trường (đạt tỷ lệ 15,4%); THPT 4 trường (đạt tỷ lệ 3,7%).
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục đã từng bước
đi vào nền nếp, góp phần củng cố, duy trì kỷ cương dạy và học trong các nhà
trường, nâng cao chất lượng giáo dục.
5. Công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo

Năm học 2017-2018, công tác truyền thông tiếp tục được đẩy mạnh và
hoạt động ngày càng hiệu quả, góp phần tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các định hướng và nhiệm vụ chủ
yếu của ngành về đổi mới căn bản, toàn diện tới các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhà
giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên.
Toàn ngành đã quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho công tác truyền thông giáo
dục để xã hội hiểu và chia sẻ, đồng thuận, ủng hộ về các chủ trương đổi mới của
ngành. Xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể, thiết thực, bài bản hơn với sự
tham gia của các cơ quan báo, đài, các cơ sở giáo dục và đặc biệt là các thầy
giáo, cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Chủ động cung cấp thông tin kịp
20


thời, chính xác cho báo chí để định hướng dư luận, tạo niềm tin của xã hội về
các hoạt động của ngành. Các phòng giáo dục và đào tạo huyện, thị, thành phố,
các cơ sở giáo dục đã cử cán bộ phụ trách công tác truyền thông.
Ngành đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền
hình của tỉnh truyền thông về các hoạt động của ngành trong từng tháng, từng
học kỳ và cả năm học gắn với các chủ đề, chủ điểm cụ thể, phong phú, thiết
thực: Chào mừng năm học mới - Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường; các hoạt
động văn hóa, văn nghệ - thể thao; thi đua dạy tốt, học tốt chào mừng kỷ niệm
các ngày lễ lớn của đất nước, của dân tộc và ngày thành lập của ngành; tuyên
truyền gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến để lan tỏa, khích lệ các
thầy cô giáo, các em học sinh; thường xuyên cung cấp thông tin cho báo chí về
các hoạt động đổi mới của ngành, tổ chức các kỳ thi, hội thi trong năm, đặc biệt
là kỳ thi THPT quốc gia...
Qua công tác truyền thông đã giúp phụ huynh học sinh, các cấp, các
ngành và toàn xã hội hiểu hơn về giáo dục, thấy được những nỗ lực, cố gắng của
toàn ngành, đồng thời cũng thấy được những khó khăn, bất cập trong ngành giáo
dục để các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm giải quyết...

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
Năm học 2017-2018, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức song
Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và đạt được những
kết quả quan trọng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, trong đó nổi bật là:
1.1. Công tác tham mưu của ngành với cấp ủy, chính quyền địa phương
luôn kịp thời, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, nhất là xây dựng các đề án, dự án;
các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, tạo động lực để phát triển ngành.
Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của ngành từ cấp tỉnh, huyện đến các nhà
trường luôn sâu sát, kịp thời, đồng bộ.
1.2. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên; tham gia các kỳ thi
Olympic quốc tế, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đạt kết quả cao nhất từ
trước đến nay (6 huy chương, gồm: 3 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ).
1.3. Việc tổ chức các kỳ thi, hội thi có nhiều đổi mới đảm bảo an toàn,
nghiêm túc, đúng quy chế và thực chất, được xã hội ghi nhận, đánh giá cao, nhất
là kỳ thi THPT quốc gia năm 2018;
1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, có bài bản; phát hiện
và xử lý kịp thời những vụ việc nổi cộm, bức xúc, góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh.
21


1.5. Việc rà soát, sắp xếp lại trường, lớp; công tác bố trí, điều động,
thuyên chuyển cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã từng bước, phù hợp, thiết
thực và hiệu quả.
1.6. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được tăng cường theo hướng
xanh, sạch, đẹp, trường đạt chuẩn quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho dạy và
học, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
1.7. Phong trào xã hội hóa giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài, xây
dựng xã hội học tập tiếp tục thu được những kết quả tốt đẹp là điểm sáng của

giáo dục cả nước.
2. Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân
2.1. Hạn chế, khó khăn
- Chất lượng giáo dục đại trà tuy được nâng lên song chưa đồng đều ở các
vùng miền, nhất là khu vực vùng cao, vùng sâu miền núi, vùng bãi ngang ven
biển; chất lượng dạy và học ngoại ngữ (tiếng Anh) chuyển biến chậm.
- Công tác sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp ở một số huyện tiến độ
chậm, chưa đảm bảo so với quy định.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, chưa
đồng bộ, mặc dù ngành đã có nhiều cố gắng để khắc phục.
- Định biên số lượng cán bộ, công chức công tác tại phòng GDĐT huyện,
thị, thành phố hiện nay không đồng nhất, còn bất cập; có đơn vị định biên 8
người, hoặc trên 10 người, có đơn vị định biên 5 người (4 lãnh đạo phòng, 1
chuyên viên phụ trách công tác tổ chức cán bộ).
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số trường còn thiếu, lạc hậu,
có nhiều phòng học đã xuống cấp, hết thời gian sử dụng nhưng chưa kịp thời sửa
chữa, nhà vệ sinh, nguồn nước sạch còn khó khăn; giáo dục mầm non còn
khoảng 16% phòng học tạm.
- Tình trạng lạm thu kinh phí ngoài ngân sách, dạy thêm, học thêm, liên
kết đào tạo cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ không đúng quy định vẫn còn diễn
ra ở một số trường học.
2.2. Nguyên nhân
* Về khách quan
- Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng, địa hình phức tạp có cả 3 vùng
miền (miền núi, đồng bằng trung du, ven biển), dân số lớn (hơn 3,5 triệu người,
đứng thứ 3 cả nước, sau TP Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh); Riêng số trường học

22



thuộc khu vực miền núi chiếm gần 1/3 toàn tỉnh); khoảng cách địa lý từ xã này
sang xã kia, từ bản này đến bản khác cách xa, nhiều suối chia cắt; đi lại khó khăn.
- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn chậm, đời sống của một bộ phận
nhân dân còn khó khăn; có 7/11 huyện miền núi thuộc huyện nghèo của cả nước;
bình quân thu nhập của người dân còn thấp...
- Một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đối với nhà giáo và cán
bộ quản lý còn thiếu đồng bộ, hiệu lực chưa cao, không còn phù hợp nhưng
chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời (Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLTBGDĐT-BNV ngày 29/5/2015, Điều 7 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của
Phòng giáo dục và đào tạo chưa đề cập cụ thể đến việc bố trí, sử dụng và quản
lý viên chức giáo dục để phù hợp với Nghị định 115/2010/NĐ- CP ngày
24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục).
* Về chủ quan
- Công tác quản lý nhà nước về giáo dục ở một số địa phương trong tỉnh
chưa được quan tâm đúng mức, chưa chỉ đạo quyết liệt (như việc sắp xếp lại
trường, lớp; bố trí, sắp xếp, điều chuyển, tuyển dụng giáo viên; tăng cường
CSVC, thiết bị trường học..theo phân cấp quản lý giáo dục);
- Việc chấp hành các quy định của pháp luật, các hướng dẫn của ngành
đối với một số tập thể, cá nhân chưa nghiêm túc. Vì vậy còn để xảy ra các sai
phạm, bức xúc trong ngành.
- Năng lực quản lý của một số cán bộ quản lý còn hạn chế, chậm đổi mới;
công tác tham mưu chưa hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu.
- Trình độ, năng lực nghề nghiệp của một số giáo viên còn yếu, việc đổi
mới phương pháp giảng dạy còn chậm, chưa tâm huyết với nghề; chưa tự bồi
dưỡng, trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ.
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục ở một số địa phương đơn vị
còn khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
Phần 2
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
NĂM HỌC 2018-2019
I. PHƯƠNG HƯỚNG

Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm học 2017-2018, năm học
2018-2019 ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tiếp tục triển khai thực hiện có
hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, hành động của Bộ Giáo dục
23


và Đào tạo, đặc biệt là việc triển khai thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05
nhóm giải pháp cơ bản của ngành; thực hiện tốt Chỉ thị năm học 2018 - 2019.
Giáo dục mầm non thực hiện cơ chế, chính sách phát triển trường, lớp ở
khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu
quả công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giảm bạo hành trẻ và
giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.
Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương
trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng công tác
thi, kiểm tra đánh giá đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia; tăng cường giáo dục đạo
đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; triển khai đổi mới cơ chế quản lý
trong các trường phổ thông.
Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh việc tự chủ của các trường đại học,
nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với bối cảnh của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, đáp ứng nhu cầu của xã hội để sinh viên ra trường có việc làm phù
hợp với chuyên ngành đào tạo.
II. NHIỆM VỤ
1. Rà soát, sắp xếp mạng lưới trường, lớp phù hợp với
tình hình thực tế
Tổ chức rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông theo tinh
thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục
đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của các đơn vị sự nghiệp công lập; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số
5308/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa quy định sắp xếp các trường
tiểu học, THCS, THPT có nhiều cấp học hiện có tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020;

Nghị quyết số 103/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về giải thể, sáp
nhập các trường THPT; theo đó trong năm học 2018-2019 phấn đấu giảm 39
trường học, trong đó tiểu học 34 trường, THCS 28 trường, THPT 7 trường; triển
khai và thực hiện Đề án “Cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2030”; Đề án “Cơ chế, chính sách phát triển các trường phổ
thông công lập tự chủ và tư thục chất lượng cao”.
Đối với khu vực thị xã, thành phố, quy hoạch trường, lớp cần theo hướng
mở rộng ra khu vực ngoại ô để khắc phục tình trạng sĩ số lớp quá đông do thiếu
quỹ đất, tăng cường thành lập mới các trường tư thục chất lượng cao;
Đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ngoài thực hiện việc
sắp xếp trường lớp theo quy định cần sắp xếp điểm trường mầm non và tiểu học
hợp lý.
24


Việc thực hiện quy hoạch trường, lớp phải gắn với việc chuẩn bị CSVC,
đào tạo đội ngũ giáo viên và đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Toàn ngành rà soát đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong
ngành để nắm vững biên chế, cũng như trình độ đào tạo hiện nay;
Điều chỉnh định mức số lượng người làm việc theo vị trí việc làm ở các
cơ sở giáo dục và đào tạo theo chủ trương tinh giản biên chế của Nghị quyết số
18-TW/NQ và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương và
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; có phương án phù hợp để khắc
phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là ở những vùng tăng trưởng “nóng” về quy
mô học sinh; tổ chức sắp xếp, bố trí lại đội ngũ giáo viên nhưng phải tạo điều
kiện học tập cho học sinh; không điều giáo viên THCS xuống dạy mầm non.
Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông mới, ưu tiên bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên dạy
lớp 1; triển khai hệ thống đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng trên phạm vi

cả nước. Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư
vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Thực hiện bổ nhiệm, thi, xét thăng hạng và xếp lương theo hạng tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp đúng quy định; thực hiện đánh giá nghiêm túc đối
với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo các chuẩn đã được ban hành; thực
hiện tốt công tác tôn vinh, khen thưởng và các chế độ, chính sách tạo động lực,
điều kiện để đội ngũ nhà giáo chuyên tâm với nghề nghiệp.
Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề
nghiệp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chấn chỉnh, xử lý
nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo.
Triển khai Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản
lý giáo dục sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh
giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông
Hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chương trình giáo dục
mầm non sau chỉnh sửa; các địa phương hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non tăng
cường điều kiện thực hiện Chương trình; thực hiện chương trình hỗ trợ, giáo dục
cha mẹ trẻ kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ; xây dựng, triển khai các mô
hình phối hợp gia đình - nhà trường - cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ; tiếp
tục thực hiện hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên ở các nhóm lớp độc lập tư thục.

25


×