Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

Kế toán tiêu thụ và xác định kết qua kinh doanh tại công ty TNHH Công nghiệp VIETSTAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 177 trang )

Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................4
CHƯƠNG 1:TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU
CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIETSTAR.................................................3
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP VIETSTAR...................................................................................4
1.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIETSTAR...................................................5
1.2.1 CHỨC NĂNG.................................................................................................5
1.2.2 NHIỆM VỤ.....................................................................................................6
1.2.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH...................................................................6
1.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY..............................7
1.4. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY...........................................9
1.5 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG
NGHIỆP VIETSTAR...............................................................................................10
1.6. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP:.................................................................................................................12
1.6.1. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA DOANH NGHIỆP:..............................................12
1.6.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.............13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................14
CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIETSTAR NĂM 2016..15
2.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2016
CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIETSTAR...........................................16
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG


NGHIỆP VIETSTAR NĂM 2016............................................................................22
2.2.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
TNHH CÔNG NGHIỆP VIETSTAR NĂM 2016....................................................23
2.2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN CHO HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIETSTAR
................................................................................................................................. 25
2.2.3. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC
KHOẢN MỤC TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP VIETSTAR NĂM 2016...............................................................29

SV: Đồng Thị Lan Anh

1

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

2.2.4. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC
CHỈ TIÊU TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH..................................................................................................................34
2.2.5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG
TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIETSTAR.................................................................37
2.2.6. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA
VỐN........................................................................................................................45
2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH

CÔNG NGHIỆP VIETSTAR....................................................................................51
2.3.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY THEO
MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIETSTAR........................51
2.3.2.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM THEO KHÁCH HÀNG. .53
2.3.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ CỦA CÔNG
TY THEO THỜI GIAN CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIETSTAR........54
2.3.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG
NGHIỆP VIETSTAR...............................................................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................60
CHƯƠNG 3 :TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIETSTAR.........61
3.1. LÝ DO LỰA CHỌN CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÔNG TY.....................................................62
3.2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ.......................................................................................63
3.2.1. MỤC ĐÍCH...................................................................................................63
3.2.2. ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU.......................................................................63
3.2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................63
3.2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................63
3.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TRONG CÔNG TY.............................................................63
3.3.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC
TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÔNG TY.......63
3.3.2. CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỀ CÔNG
TÁC HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH.......71
3.3.3. YÊU CẦU, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH..............................................................................................71

SV: Đồng Thị Lan Anh


2

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

3.3.4. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP...................72
3.3.5. HỆ THÔNG CHỨNG TỪ VÀ SỔ SÁCH.....................................................79
3.4. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG
NGHIỆP VIETSTAR...............................................................................................82
3.4.1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY...................................82
3.4.2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIETSTAR....90
3.4.3. KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VIETSTAR....................................................94
3.4.4. NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP
VIETSTAR............................................................................................................153
3.5. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIÊU THỤ
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG
NGHIỆP VIETSTAR.............................................................................................155
3.5.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG.............................................................155
3.5.2. YÊU CẦU HOÀN THIỆN:.........................................................................156

3.5.3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.................................156
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................159
KẾT LUẬN CHUNG............................................................................................160
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................161

SV: Đồng Thị Lan Anh

3

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

LỜI MỞ ĐẦU
Hòa cùng với sự phát triển của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới,
nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, chúng
ta đã từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế một
cách sâu rộng. Trên trường quốc tế, Việt Nam cũng được đánh giá là nước giàu tiềm
lực phát triển, là nơi thu hút vốn đầu tư từ khắp các châu lục.
Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, đặc biệt là từ
khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Quốc tế
WTO đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam các doanh nghiệp trong nước nói chung
và các doanh nghiệp nhỏ nói riêng nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức. Một
trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ phải
đối mặt đó là sức ép cạnh tranh với các công ty trong nước , quốc tế, đặc biệt là các
tập đoàn đa quốc gia, những công ty hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu và trình độ

quản lý đang ngày càng gia tăng và trở nên gay gắt . Trước tình hình đó để tồn tại và
phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ va vừa phải có những biện pháp thiết thực
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở tất cả các khâu đặc biệt là khâu tiêu thụ khâu quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi vì chỉ thông qua bán hàng, tiêu
thụ sản phẩm doanh nghiệp mới có được doanh thu để trang trải chi phí bỏ ra và đạt
được mục tiêu lợi nhuận. Một trong những biện pháp quan trọng nhất, hiệu quả nhất
phải kể đến là thực hiện tốt các công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, tận dụng các
cơ hội và ra quyết định kịp thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mà thông tin làm cơ
sở không thể khác hơn ngoài thông tin kế toán. Chính vì vậy các doanh nghiệp nhỏ
và vừa thì đòi hỏi phải có bộ máy kế toán tốt, hiệu quả.
Một công cụ đắc lực giúp các nhà quản lý thực hiện mục tiêu đó chính là kế
toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh. Giữ vai trò hết sức quan trọng, là phần
hành kế toán chủ yếu trong công tác kế toán doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng
khả năng thu hồi vốn, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác phục vụ
việc quản lý và ra quyết định tổ chức quá trình kinh doanh tiếp theo. Từ đó giúp
doanh nghiệp phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án đầu tư hiệu quả.

SV: Đồng Thị Lan Anh

4

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

Nhận thức được việc quan trọng của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh, vận dụng kiến thức đã học và quá trình thực tập tại Công ty tác giả đi sâu

nghiên cứu về quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH
Công Nghiệp VIETSTAR. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật
liệu xây dựng, hóa phẩm. Với sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên trong Công ty
nói chung và các nhân viên phòng kế toán nói riêng cùng với sự hướng dẫn của
giảng viên TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, tác giả chọn đề tài:
“Kế toán tiêu thụ và xác định kết qua kinh doanh tại công ty TNHH Công
nghiệp VIETSTAR”
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình chung và các điều kiện sản xuất chủ yếu của Công ty
TNHH Công nghiệp VIETSTAR.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính và tình hình tiêu thụ lợi nhuận của
Công ty TNHH Công nghiệp VIETSTAR năm 2016.
Chương 3: Tổ chức công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
tại công ty TNHH Công nghiệp VIETSTAR.
Mặc dù có nhiều cố gắng song thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi
những thiếu sot. Rất mong nhận được những bổ sung, nhận xét của thầy cô để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội ngày 30 tháng 05 năm 2017.
SV: Đồng Thị Lan Anh.

SV: Đồng Thị Lan Anh

2

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất


Trường Đại học Mỏ - Địa

Chương 1

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP
VIETSTAR

SV: Đồng Thị Lan Anh

3

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Công nghiệp
VIETSTAR.
Tên đầy đủ:

Công ty TNHH Công Nghiệp VIETSTAR.

Tên tiếng anh:

VIETSTAR INDUSTRY COMPANY LIMITED.


Tên viết tắt:

VIETSTAR INDUSTRY.

Trụ sở xí nghiệp : Xóm 9 - Đục Khê - Hương Sơn - Mỹ Đức - TP.HN
Số điện thoại

:

Email:

04.37880016

Số FAX :

04.37880016



Số tài khoản : 21510000546952 Ngân hàng TMCP Đầu Tư và PT VN –
CN Cầu Giấy.
Công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH ) công nghiệp VIETSTAR là một
doanh nghiệp thuộc hình thức sỡ hữu tư nhân được thành lập vào năm 2009.
Công ty có trụ sở đặt tại xóm 9, thôn Đục Khê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức
tp. Hà Nội.
Công ty TNHH Công nghiệp VIETSTAR được thành lập theo giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 01004215200 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành
phố Hà Nội. Tiền thân của công ty là công ty TNHH Đầu tư và thương mại
VIETSTAR. Là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh

doanh Vật liệu xây dựng và hóa chất.
Đánh giá về quá trình phát triển của công ty từ khi thành lập tới nay có
thể chia làm 2 giai đoạn chính:
Thứ nhất, giai đoạn hình thành và ổn định sản xuất ( từ năm 2009 2012): có thể nói rằng, giai đoạn sau khởi sự luôn là giai đoạn khó khan và
nhiều thách thức nhất đối với tất cả các doanh nghiệp khi mới tham gia vào thị
trường và công ty VIETSTAR cũng không là ngoại lệ. Vào thời điểm này khi
mới thành lập công ty chỉ vẻn vẹn hơn mười thành viên, trong đó, ngoài ban
gián đốc thì số cán bộ còn lại chủ yếu là người trẻ thiếu kinh nghiệm ,va chạm
thực tế còn chưa có, đặc biệt là kinh nghiệm trong các công việc với một công
ty mới thành lập. Vì vậy, việc triển khai các kế hoạch, cũng như các công việc
của công ty trong giai đoạn đầu rất khó khăn.
Tuy nhiên, do thâm niên công tác, tiếp xúc và làm việc lâu năm trong
nghành vật liệu xây dựng và hóa chất, lại là những con người có trình độ và
năng động,tập thể ban lãnh đạo, đặc biệt là giám đốc Nguyễn Văn Trọng đã xác
định các hướng đi phù hợp và cần thiết đã đưa hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty nhanh chóng đi vào ổn định. Cụ thể là sau 2 tháng đi vào hoạt

SV: Đồng Thị Lan Anh

4

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

động, các bộ khung tại các phòng đã được lắp đầy, hai xưởng sản xuất vật liệu

xây dựng và hóa chất đã đi vào hoạt động ổn định, các bộ phận tại các xưởng
hấp sấy, xưởng sơn và xưởng kho đã hoạt động trơn chu.Công ty nhanh chóng
tuyển chọn lao động, đưa số lao động toàn công ty lên 85 , đảm bảo công ty có
thể đáp ứng được những đơn hàng lớn của khách hàng.
Thứ hai, giai đoạn mở rộng thị trường và đa dạng hóa các hình thức tiêu
thụ, tăng tốc phát triển (từ năm 2012 đến nay) : với phương châm đặt chữ tín
lên hành đầu, công ty đã gây dựng nềm tin được với đối tác, đặc biệt là bắt đầu
năm 2013 công ty đã nhận được nhiều hơn các đơn hàng từ các đối tác có tiếng
trong giới xây dựng và các công trình lớn của thủ đô. Và từ các năm tiếp theo
công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và chế tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau
phúc vụ tốt và đạt hiệu quả tối đa cho các công trình… Ngoài việc mở rộng thị
trường công ty còn tìm cách đa dạng hóa phương thức tiêu thụ, cụ thể là công
ty áp dụng phương thức xuất khẩu ủy quyền ( giao cho bên thứ 3 tiến hành
những giao dịch mà không trực tiếp giao dịch với các đối tác nước ngoài). Việc
áp dụng phương thức này đã giúp công ty có doanh thu tăng vọt lên 3,2 tỷ năm
2014 và giúp công ty phát triển bền vững cho đến nay.
Hiện nay,công ty TNHH Công nghiệp VIETSTAR đã góp phần đáng kể
trong việc giải quyết công ăn việc làm góp phần nâng cao thu nhập cho người
dân trong khu vực. Đặc biệt , những người nông dân có thể tranh thủ thời điểm
nông nhàn tham gia sản xuất gia công hay lao động thời vụ nhằm kiếm thêm
thu nhập, thậm trí có rất nhiều hộ gia đình đã coi như việc tham gia lao động
sản xuất cho công ty như 1 công việc chính đem lại cho họ thu nhập ổn định.
1.2 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH
Công nghiệp VIETSTAR.
1.2.1 Chức năng
Công ty TNHH công nghiệp VIETSTAR tuy không phải là doanh nghiệp
quá lớn song cũng có một số chức năng nhiệm vụ cơ bản. Thứ nhất, công ty
đóng vai trò là khâu sản xuất hàng hóa. Công ty có tổ chức xưởng sản xuất các
mặt hàng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và các hóa chất hóa phẩm... Các
nguyên vật liệu được nhập về xưởng của công ty và trực tiếp được các công

nhân tham gia chế biến tạo thành các sản phẩm cuối cùng có khả năng mang đi
tiêu thụ. Bên cạnh chức năng sản xuất trực tiếp từ các nguyên vật liệu có sẵn
trong tự nhiên, công ty cũng tiến hành đặt hàng gia công các bán thành phẩm
tại đơn vị khác. Các bán thành phẩm được nhập từ nơi sản xuất khác sẽ qua tiếp
các giai đoạn chế biến sản xuất tại xưởng của công ty nhằm tạo ra sản phẩm
cuối cùng có thể đem đi ra thị trường.

SV: Đồng Thị Lan Anh

5

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

1.2.2 Nhiệm vụ
Công ty TNHH Công nghiệp VIETSTAR có nhiệm vụ tổ chức sản xuất
kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký, theo quy chế hoạt động của Công ty trả
nợ đúng hạn, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Mở rộng quan hệ thị trường, đồng thời tìm kiếm thị trường mới, bán buôn vật
liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng, bán buôn máy móc, thiết bị và linh kiện điện tử
viễn thông... theo đúng giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty.
Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh
các chế độ hạch toán, kế toán thống kê,thực hiện đúng chế độ báo cáo và chịu
sự quản lý của các cơ quan ban ngành.
1.2.3 Ngành nghề kinh doanh

Công ty hoạt động kinh doanh nhiều loại hàng hóa sản phẩm khác nhau
như vật liệu xây dựng, hóa chất hóa phẩm, giấy, gỗ..trên địa bàn rộng. Trong
mỗi giai đoạn nhất định Công ty đều xác định rõ sản phẩm tiêu thụ chủ yếu đáp
ứng nhu cầu của thị trường. Công ty không ngừng phấn đấu kế thừa và phát
triển những thành công đã đạt được và luôn phấn đấu để thực sự trở thành một
trong những Công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp vật liệu
xây dựng và hóa phẩm để hoàn thiện các công trình hàng đầu tại Việt Nam.
Các sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được với khách hàng các công
trình: khu đô thị, trường học, các nhà máy móc công nghiệp, tòa nhà cao tầng,
công trình xây dựng và nhà ở... một cách chuyên nghiệp hiệu quả.
Công ty đã cung cấp đảm bảo cho khách hàng về mựt số lượng cũng như
chất lượng và các dịch vụ sau bán hàng một cách chu đáo.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng
cao, Công ty tin tưởng và mở rộng thị trường tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu thị
trường góp phần vào công cuộc hiện đại hóa quản lý nền kinh tế.
Kể từ những năm đầu thành lập đến nay, Công ty TNHH Công nghiệp
VIETSTAR luôn có mức phát triển đáng kể, luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ đối
với nhà nước, không để xảy ra thất thoát vốn. Vì xác định đúng hướng kinh
doanh nên bằng những chiến lược thị trường, chiến lược bán hàng Công ty đã
và đang mở rộng thị trường theo chiều sâu, đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt
trong việc tổ chức thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công
ty đã và đang cố gắng tăng cường phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật áp dụng
công nghệ quản lý tiên tiến, cải cách phương thức bán hàng, có chính sách
khuyến khích sức mua của người tiêu dùng như chiết khấu thương mại, giảm

SV: Đồng Thị Lan Anh

6

Lớp: Kế toán D- K58



Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

giá, khuyến mại cho khách hàng các mặt hàng của Công ty để đảm bảo tốt hoạt
động bán hàng của toàn công ty.

SV: Đồng Thị Lan Anh

7

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

Bảng thống kê ngành nghề kinh doanh
Bảng 1.1
STT

Tên ngành

Mã ngành


1

Sản xuất sản phẩm từ plastic;

2220

2

Sản xuất sản phẩm khác từ cao su;

2212

3

Sản xuất plastic, cao su tổng hợp dạng nguyên sinh;

2013

4

Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao;

2395

5

Sản xuất xi măng, vôi, thạch cao;

2394


6

Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét;

2392

7

Sản xuất sơn, vecni và các chất sơn, mực in và maitit;

2022

8

Sản xuất hóa chất cơ bản;

2011

9

Sản xuất giấy nhăn,bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa;

1702

10

Sản xuất các sản phẩm từ gỗ;

1629


11

Sản xuất sợi nhân tạo;

2030

12

Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ;

4210

13

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác;

4290

14

Lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp;

3320

15

Phá dỡ;

4311


16

Bán lẻ đồ gia dụng, giường tủ bàn ghế, nội thất;

4759

17

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;

3663

18

Khai thác gỗ;

0221

19

Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô ;

4530

20

Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng máy khác;

4659


21

Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm;

4651

22

Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử viễn thông;

4652

23

Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp;

4653

1.3. Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty.
Với đặc điểm là ngành công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, quy trình sản
xuất tuy không mấy phức tạp nhưng qua nhiều giai đoạn công nghệ mới chế biến
được thành phẩm.

SV: Đồng Thị Lan Anh

8

Lớp: Kế toán D- K58



Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

Hình 1.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất tại công ty
( Nguồn: phòng kỹ thuật)
- Bước 1 (Cấp nguyên liệu): Nguyên liệu là nhựa PVC nguyên chất, sau khi
được pha trộn với các phụ gia sẽ được đưa tới phễu cấp liệu để tiến hành sản xuất.
- Bước 2 (Ép đùn tạo hình): Tại phễu cấp liệu, nguyên liệu được rãi đều
xuống cửa hút ép đùn. Tại đây nguyên liệu được gia nhiệt với nhiệt độ khoảng 170200oC. Nhựa PVC hóa lỏng được đẩy đi thành dòng. Hỗn hợp nhựa hóa lỏng sau
khi được lọc được đưa tới đĩa để tăng độ trộn của hỗn hợp rồi đến khuôn tạo hình.
- Bước 3 (Hút chân không làm mát) : Ống tạo ra đầu hình có nhiệt độ cao
được đưa tới bể chân không và làm mát. Mục đích của việc này là tạo áp suất chênh
lệch giữa áp suất khi quyển và áp suất trong bể ( nơi ống đi qua) để định hình chính
xác, kịp thời kích thước theo mẫu thiết kế, chống biến dạng, đồng thời mẫu được
làm mát nhờ đi qua hệ thống phun tia nước với nhiệt độ khoảng 15 -18oC.
- Bước 4 (In chữ) : Sau khi được làm mát mẫu được in nhãn hiệu sản phẩm
và tên công ty, sau đó được kéo qua giàn kéo tới máy cưa tự động.
- Bước 5 ( Kéo sản phẩm) : Dàn kéo có chức năng là động lực thúc đẩy bàn
cưa trong quá trình cưa cắt sản phẩm. Chiều dài của sản phẩm được quy định là 20
mét/1 cuộn, nhưng cũng tùy theo đơn đặt hàng mà chiều dài được cắt với các kích
thước khác nhau.
SV: Đồng Thị Lan Anh

9

Lớp: Kế toán D- K58



Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

- Bước 6 : Sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được kiểm định chất lượng,
nếu đảm bảo đúng yêu cầu thì sẽ được nhập kho thành phẩm hoặc được vận chuyển
đến nơi tiêu thụ. Những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được cho vào nghiền nát và
xử lý để tái chết thành nguyên liệu.
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Để nâng cao sản lượng sản xuất, dây chuyền công nghệ của công ty được cơ
giới hoá hầu hết các khâu, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với trình độ
điều kiện tổ chức sản xuất của công ty. Thiết bị của Công ty VIETSTAR tương đối
đồng bộ và có công suất lớn. Số lượng máy móc thiết bị chủ yếu của Công ty được
thể hiện ở bảng 1.2.
BẢNG THỐNG KÊ MÁY MÓC THIẾT BỊ - CÔNG CỤ DỤNG CỤ CHỦ YẾU
CỦA CÔNG TY NĂM 2016
Bảng 1.2
Mã hiệu
Tên thiết bị
ĐVT
Số lượng
Xuất xứ
CC080
Xe Tải
Chiếc
4
Trung quốc
CC090
Quạt cục bộ

Chiếc
15
Trung quốc
CC101
Máy in CanonLBP6230
Cái
3
Nhật bản
CC100
Khuôn hút
Cái
56
Hàn quốc
CC67
Khuôn thép
Cái
45
Hàn quốc
CC61
Khuôn kích thước
Cái
30
Hàn quốc
CC09
Máy trộn
Chiếc
9
Nhật bản
C10
Máy đùn

Chiếc
9
Trung quốc
CC17
Máy chiếu Panasonic
Chiếc
3
Nhật Bản
CC28
Máy tính bàn
Chiếc
5
Trung quốc
CC30
Máy tinh xách tay
Chiếc
3
Trung quốc
CC31
Máy fax
Chiếc
2
Thái lan
CC40
Máy nén khí
Chiếc
5
Trung quốc
CC047
Bơm nước

Chiếc
4
Nhật bản
CC55
Bộ lọc nước 75l/h
Chiếc
6
Trung quốc
CC64
Thiết bị theo dõi camera
Chiếc
15
Hàn quốc
CC80
Xe nâng tay thấp
Chiếc
8
Hàn quốc
CC84
Máy hủy tài liệu
Chiếc
2
Trung quốc
CC87
Tháp giải nhiệt
Chiếc
12
Trung quốc
CC88
Điều hòa

Chiếc
8
Hàn quốc
CC112
Công tơ 3 pha
Chiếc
8
Trung quốc
CC121
Xe con
Chiếc
3
Nhật bản

SV: Đồng Thị Lan Anh

10

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

Nhìn chung, mức độ trang thiết bị cơ giới hoá trong dây chuyền sản xuất tương
đối cao. Đại đa số các thiết bị đảm bảo tính đồng bộ, dễ dàng sửa chữa và thay thế,
song vẫn còn một số trang thiết bị, chi tiết của nhà sàng có kích thước mang tích đặc
chủng vì vậy gây khó khăn cho việc dự phòng.

Tuy một số máy móc thiết bị đã đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, song vẫn có
một số loại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh. Về chất lượng thì
đại đa số thiết bị đạt yêu cầu phục vụ cho sản xuất, song có một số thiết bị chất lượng
chưa cao, phụ tùng thay thế còn hạn chế nên phải chắp vá, làm việc kém hiệu quả, trong
một số trường hợp do năng lực sản xuất không đáp ứng đủ, Công ty phải thuê ngoài.
Do vậy, Công ty VIETSTAR cần phải tận dụng kết khả năng công suất của máy
móc để làm ra nhiều sản phẩm hơn trong một đơn vị thời gian, góp phần vào tăng sản
lượng, giảm chi phí tiêu hao điện năng và các chi phí khác.
1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Công nghiệp VIETSTAR
GIÁM ĐỐC

GIÁM
ĐỐC
PHÓ
GIÁM
ĐỐC

Phòng
HCQT

PX sản
xuất

Px sản
xuất

I

II


Px sản
xuất

III

Phòng
kế
toán
tài vụ

Tổ vận
chuyển

Phòng
kỹ
thuật

Tổ đóng
gói

Tổ kho

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý Công ty TNHH Công nghiệp VIETSTAR
IVHiện nay cơ cấu quản lý của công ty là quản lý theo hình thức trực tuyến
chức
năng (Theo chiều dọc) với ba cấp quản lý.
Phân
Đứng đầu là Giám đốc với phó giám đốc giúp việc theo chuyên môn.

xưởn

g sản

SV:
Đồng Thị Lan Anh
xuất

I

11

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

Cấp quản lý thứ hai là quản đốc phân xưởng, có các phó quản đốc giúp việc
cho quản đốc.
Cấp quản lý thứ ba là tổ trưởng tổ sản xuất. Tổ trưởng chỉ nhận lệnh và thi
hành lệnh của quản đốc phân xưởng.
Trực thuộc Giám đốc có các đơn vị từ cấp phân xưởng cho đến các phòng ban
công ty: Hình thức quản lý này được hình thành theo nguyên tắc thống nhất chỉ huy, tức
là mỗi người có thủ trưởng trực tiếp, cho nên nó có những ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
- Đơn giản, rõ ràng về phân cấp,vì vậy các quyết định có tính hiệu lực cao.
- Phân biệt được trách nhiệm của từng người.
- Có hiệu quả khi giải quyết các mâu thuẫn.
* Nhược điểm:

- Có sự ngăn cách giữa các bộ phận khác nhau, vì vậy không có sự phối
hợp giữa chúng.
- Có sự cứng nhắc trong phân tuyến.
- Không khuyến khích nhiều đến tính sáng tạo.
- Đòi hỏi các thủ trưởng phải có kiến thức rộng.Với bộ máy tổ chức quản lý
trên, tuy đã có những ưu điểm nổi bật, nhưng vẫn tồn tại không ít nhược điểm, song
đây là hình thức tổ chức quản lý phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay.
Ban lãnh đạo gồm có : 01 giám đốc và 01 phó giám đốc
- Giám đốc công ty: chịu trách nhiệm chung về tất cả các hoạt động của
Công ty trước Nhà nước, cấp trên và người lao động.
- Phó giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt
động của công ty.
Các phòng ban quản lý : Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc và Phó
giám đốc công ty. Giữa các phòng ban có mối liên hệ phối hợp khăng khít với nhau
và với các đội sản xuất để thực hiện nhiệm vụ theo từng chức năng.
- Phòng kỹ thuật : có nhiệm vụ giúp Giám đốc về kỹ thuật, có chức năng
xây dựng kế hoạch công nghệ, lập thiết kế, biện pháp thi công, đưa áp dụng khoa
học công nghệ vào sản xuất, kiểm tra giám sát công tác kỹ thuật, tổ chức nghiệm
thu tại công trường, chịu trách nhiệm về kỹ thuật cơ bản, chất lượng sản phẩm.,
Chịu sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc.
- Phòng kế toán tài vụ : Chịu trách nhiệm chính về hạch toán chi phí sản
xuất, tham mưu giúp việc cho Giám đốc quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, tiền vốn, lo
kinh phí vốn kịp thời đảm bảo sản xuất không bị ách tắc, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn, giúp Giám đốc quản lý tài chính và lợi nhuận của Công ty.

SV: Đồng Thị Lan Anh

12

Lớp: Kế toán D- K58



Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

- Phòng hành chính: Lập các chương trình công tác của phó Giám đốc, tổ chức
các cuộc họp, hội nghị, xử lý các văn bản đến và gửi đi, lưư trữ, văn thư và phát động
các phong trào thi đua.
*Khối sản xuất:
- Đội xe vận tải : Vận chuyển thành phẩm từ các phân xưởng sản xuất về kho
của Công ty.
- Các phân xưởng sản xuất 1,2,3: Có nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch sản
xuất của Công ty.
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu quản lý của Công ty ta thấy ngay mọi công việc và
quyền hạn được giao cho từng bộ phận, quan hệ quyền hạn được phân định rõ ràng.
Mối quan hệ trong cơ cấu quản lý của Công ty là mối quan hệ trực tuyến có tầm quản
lý rộng và Giám đốc thường xuyên nắm vững tình hình thực tế, kiểm tra cấp dưới nếu
không sẽ gây ra quan liêu, mệnh lệnh xa rời thực tế. Mỗi bộ phận chức năng chuyên
sâu về công việc của mình do đó dễ tách khỏi các chức năng khác nên dễ tạo ra
những khó khăn trong khi phối hợp hành động chung của bộ máy Công ty.
1.6. Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của doanh nghiệp:
1.6.1. Chế độ làm việc của doanh nghiệp:
Để đảm bảo chế độ làm việc và nghỉ ngơi của người lao động và tái sản xuất
sức lao động, trong năm qua công ty đã áp dụng chế độ làm việc 300 ngày trong
một năm, nghỉ chủ nhật và các ngày lễ theo quy định của Nhà nước. Nếu có công
việc đột xuất mà phải làm việc ngày chủ nhật thì công ty phải bố trí nghỉ bù vào
ngày khác trong tuần.
Thời gian làm việc của công ty được căn cứ vào chế độ chính sách của Nhà

nước đã quy định chế độ làm việc như sau:
 Khối hành chính:
+ Số giờ làm việc trong ngày 8 giờ.
+ Thời gian làm việc: Buổi sáng từ 8h đến 11h30’
Buổi chiều từ 13h đến 17h30’
 Khối sản xuất và phục vụ sản xuất:
+ Làm việc theo ca, công nhân đăng ký giờ làm việc với người quản lý
xưởng sản xuất vào đầu mỗi tháng, mỗi công nhân được phép chọn làm việc ca sáng
2 tuần/tháng và ca chiều 2 tuần/tháng để đảm bảo công bằng.
+ Số ca làm việc trong ngày: 2 ca/ ngày,
+ Thời gian: Ca sáng: từ 6h đến 12h
Ca chiều: từ 12h đến 6h
Các điều khoản khác về lao động cũng đã được Công ty cam kết chi tiết với
người lao động trong Thỏa ước lao động tập thể.
SV: Đồng Thị Lan Anh

13

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

1.6.2. Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp
BẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG NĂM 2016 CÔNG TY TNHH CÔNG
NGHIỆP VIETSTAR


Bảng 1.3
STT

DANH MỤC
Tổng số CBCNV

Số lượng (người)
158

Theo giới tính
1

Nam

125

2

Nữ
Theo cách thức sản xuất

33

1

Sản xuất trực tiếp

122

2


Sản xuất gián tiếp

36

Theo chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật
Đại học và trên đại học
Cao học quản lý kinh tế
Cử nhân kinh tế
Cao đẳng và trung cấp

15
03
12
21

1

Cao đẳng kế toán

07

2

Cao đẳng kỹ thuật

08

3


Trung cấp kế toán

03

4

Trung cấp kỹ thuật

03

Lao động phổ thông

122

1
2

Trong năm 2016, số lượng lao động của Công ty ít có sự biến động. Tuy
nhiên về mặt chất lượng lao động tăng so với năm 2016, là do Công ty đã tăng
cường hoạt động sản xuất của mình theo chiều sâu bằng cách đào tạo tay nghề, nâng
cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ công nhân viên trong Công ty, giảm những khâu
thừa không cần thiết, đầu tư những công nghệ, thiết bị hiện đại.
Với lực lượng và cơ cấu chất lượng lao động trên, hiện tại đủ đáp ứng yêu
cầu sản xuất của Công ty. Trong tương lai Công ty phấn đấu là một Công ty có qui
mô lớn với các trang thiết bị hiện đại. Vì vậy Công ty cũng cần xem xét điều chỉnh,
nâng cao trình độ tay nghề công nhân sản xuất và trình độ năng lực quản lý của đội
ngũ công nhân viên . Bố trí lao động một cách hợp lý nhằm tránh tình trạng lãnh phí
nguồn lao động có chất lượng cao.
SV: Đồng Thị Lan Anh


14

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trải qua thời gian hình thành và phát triển, hiện nay Công ty TNHH Công
nghiệp VIETSTAR đã trở thành một Công ty sản xuất cung cấp vật liệu xây dựng
và hóa chất có qui mô chưa lớn nhưng đã tương đối ổn địnhvà phát triển. Cán bộ
công nhân viên Công ty luôn phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn,
thử thách, tự lực, tự cường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm 2016 là năm
thị trường có nhiều biến động như giá cả hàng hoá tăng vọt, vì vậy các chi phí đầu
vào của Công ty cũng tăng theo... Là doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị
trường, do vậy Công ty cũng có nhiều ảnh hưởng. Nhìn chung trong năm 2016, bên
cạnh những thuận lợi thì Công ty cũng còn nhiều khó khăn cần khắc phục. Cụ thể
như sau:
* Khó khăn:
- Hệ thống phân phối chưa rộng, mới chỉ tập trung ở các thành phố lơn như Hà
Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Vì vậy khả năng cạnh tranh của Công ty với các
Công ty cùng lĩnh vực khác chưa cao.
- Sản phẩm kinh doanh của Công ty hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại
sản phẩm trong và ngoài nước nên sản phẩm của Công ty vấp phải sự cạnh tranh khá là
gay gắt của các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
- Một bộ phận cán bộ công nhân nhận thức về công tác an toàn bảo hộ lao
động chưa đầy đủ, ý thức bảo vệ cho mình và đồng đội còn hạn chế. Do đó chi phí

để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất tăng.
- Một số thiết bị của Công ty đã già cỗi, không đồng bộ do vậy cũng ảnh
hưởng tương đối đến quá trình sản xuất.
* Thuận lợi:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty có hệ thống quản lý tốt, có thể nhanh
chóng thu thập dữ liệu, đưa ra các báo cáo cần thiết phục vụ cho công tác kinh doanh.
- Đội ngũ cán bộ công nhân có kinh nghiệm quản lý, tay nghề cao.
- Được Công ty chú trọng đầu tư, tiền vốn đầu tư thiết bị chủ yếu phục vụ cho
việc xây dựng cơ bản đầy đủ, kịp thời đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
- Tình hình kinh tế xã hội của đất nước ngày càng phát triển.

SV: Đồng Thị Lan Anh

15

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

Chương 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ TÌNH
HÌNH TIÊU THỤ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH
CÔNG NGHIỆP VIETSTAR NĂM 2016

SV: Đồng Thị Lan Anh


16

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp
chất

Trường Đại học Mỏ - Địa

2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 của Công ty
TNHH Công nghiệp VIETSTAR
Bất kỳ một doanh nghiệp dù lớn dù nhỏ khi đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh đều phải quan tâm đến hiệu quả kinh doanh có lãi là yêu cầu tiên quyết của
doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường như hiện
nay. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp
cần phải xác định phương hướng, mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện
sẵn có và các nguồn nhân lực, vật lực. Muốn vậy các doanh nghiệp phải nắm được
các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tốt đến kết quả
kinh doanh.
Nhìn chung nền kinh tế năm 2016 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng đã gặp không ít khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Mặc
dù đã có sự nỗ lực, cố gắng của toàn bộ công nhân viên trong công ty nói chung,
đặc biệt là sự lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ chủ chốt trong công
ty nói riêng, công ty vẫn không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thị
trường, của nền kinh tế khó khăn như năm vừa qua. Để có cái nhìn tổng quát hơn về
hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
thông qua bảng 2-1 trong hai năm 2015 và 2016.


SV: Đồng Thị Lan Anh

17

Lớp: Kế toán D- K58


Luận văn tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

SV: Đồng Thị Lan Anh

19

Lớp: Kế toán D- K58


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

Luận Văn Tốt Nghiệp

* Doanh thu và giá vốn:
Năm 2016 sản lượng sản xuất tăng 34.647m so với năm 2015 (tương ứng
15,58%) và tăng 9.171 lít so với năm 2015 (tương ứng 17,48%).
Năm 2016 sản lượng tiêu thụ tăng 32.156m so với năm 2015 (tương ứng
14,64%) và tăng 8.962 lít so với năm 2015 (tương ứng 17,24%).
Xét về chỉ tiêu doanh thu, năm 2016 tổng doanh thu đạt 24.350.175.509
đồng, tăng 2.922.021.060 đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 13,64% và so với
kế hoach năm 2016 tăng 779.205.620 đồng tương ứng 3,31%. Doanh thu của công

ty năm 2016 tăng so với năm 2015 là do trong năm 2016 Công ty có được nhiều
đơn đặt hàng của các công ty đối tác và các khách hàng mới nhiều hơn.Ngoài ra một
nguyên nhân khác là do giá bán các sản phẩm của Công ty trong năm 2016 tăng so
với năm trước.
Xem xét sự biến động giữa doanh thu và giá vốn có thể thấy rằng giá vốn
năm 2016 tăng 12,59% so với năm 2015 trong khi đó doanh thu năm 2016 tăng
13,64% so với năm 2015. Từ đó ta thấy tốc độ tăng của doanh thu và giá vốn là gần
tương đương, nhưng tốc độ tăng doanh thu vẫn lớn hơn tốc độ tăng giá vốn nên đây
là nguyên nhân cho việc công ty làm ăn có lãi.
Tổng số công nhân viên tại công ty là 158 người năm 2016, tăng 20 người
tương ứng tăng 14,49% so với năm 2015. Việc tăng số lượng người lao động là do
trong năm công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tiền lương bình quân của
cán bộ nhân viên năm 2016 là 6.474.183 đồng, đã tăng 33.462 đồng/ng-tháng so với
năm 2015 (tương ứng tăng 0,52 %). Số lượng lao động tăng lên do vậy tổng quỹ
lương của Công ty đã tăng so với năm 2015 là 1.609.216.850 đồng ( tương ứng tăng
15,09 %) nên tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên tăng và được trả đều
đặn hàng tháng, không có tình trạng thiếu lương của công nhân viên, bên cạnh đó
Công ty đã có chính sách khuyến khích người lao động chuyên tâm làm việc.
Xét sự biến động về số lượng lao động và doanh thu bán hàng có thể thấy số
lượng lao động của công ty tăng 14,49%, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
tăng 13,6%. Từ đó ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thấp hơn
0,89% so với số lượng lao động nên đây là lý do khiến NSLĐ bình quân về mặt giá
trị của công ty giảm 0,75% so với năm 2015.
Xét về sự biến động giữa sản lượng sản xuất và số lượng lao động. Ta thấy,
sản lượng sản xuất trong năm tăng nhiều hơn so với sổ lượng lao động là 1,09%. Do
vậy NSLĐ bình quân về mặt hiện vật của Công ty tăng 0,95% m/ng-th và 2,59%
l/ng-th.

SV:Đồng Thị Lan Anh


20

Lớp: Kế Toán D – K58


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

Luận Văn Tốt Nghiệp

Về lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2016 đạt 2.572.723.815 đồng tăng
348.325.857 đồng so với thực hiện năm 2015, tương ứng tăng 15,66%. Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng tương ứng 13,64% trong năm 2016 là một trong
những nguyên nhân quan trọng tác động khiến cho lợi nhuận trước thuế của Công ty
tăng. Tuy nhiên khi so sánh với tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế (tương ứng
15,66%) vẫn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu nên có thể khẳng định rằng sự thay
đổi của chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế còn do công ty đã tiết giảm được một số chi
phí nên công ty mới có được thành tích như vậy.
Tổng vốn kinh doanh bình quân của công ty tăng so với năm 2015 là
1.252.164.390 đồng tương ứng tăng 10,15%. Điều này cho thấy trong năm công ty đã
cố gắng mở rộng quy mô kinh doanh và đã đạt được hiệu quả hơn năm trước. Để đánh
giá cụ thể tác động việc tăng nguồn vốn cần xem xét thêm các chỉ tiêu kinh tế khác.
Lợi nhuận của Công ty trong năm 2016 tăng do vậy các khoản nộp ngân sách
nhà nước cũng tăng theo. Cụ thể trong năm 2016 các khoản nộp ngân sách nhà nước là
138.136.145 đồng, tăng 12.771.778 đồng tương ứng tăng 13,39% so với năm 2015.
Các khoản nộp ngân sách nhà nước trong năm tăng chứng tỏ quy mô hoạt động kinh tế
ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng cao.
Đánh giá chung : Trước sự biến động của thị trường, sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt Công ty gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Để đứng vững trên thị trường
Công ty cần phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp, có hướng đi mới trong
những năm tiếp theo để kinh doanh đạt lợi nhuận cao, phải đưa được sản phẩm tới

tay người dùng chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý.
Qua phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, cho ta thấy công
tác lập kế hoạch của Công ty gần sát với tình hình thực hiện. Công ty cần có những
định hướng phát triền mở rộng sản xuất kinh doanh.
2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Công nghiệp VIETSTAR
năm 2016
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài
chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về mặt tài chính,
cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Những kết
quả mà doanh nghiệp đạt được trong hoàn cảnh đó như thế nào. Mặt khác nó còn
cho biết tiềm năng, sức mạnh của tài chính, khả năng sinh lợi và triển vọng của
doanh nghiệp trong tương lai.
Thông qua việc phân tích tài chính người sử dụng thông tin có thể đánh giá
tiềm năng hiệu quả kinh doanh cao cũng như những rủi ro trong tương lai và triển
vọng của doanh nghiệp.

SV:Đồng Thị Lan Anh

21

Lớp: Kế Toán D – K58


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

Luận Văn Tốt Nghiệp

Vì vậy mục đích quan trọng nhất của phân tích tài chính là giúp cho người
lãnh đạo lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng
tiềm năng của doanh nghiệp.

2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH Công nghiệp
VIETSTAR năm 2016
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NĂM 2016

STT

A
I
II
III
IV
V
B
I
II
III
IV
V

A
I
II
B
I
II

Chỉ tiêu
TÀI SẢN
TÀI SẢN NGẮN
HẠN

Tiền và các khoản
tương đương tiền
Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn
Các khoản phải
thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn
khác
TÀI SẢN
DÀI HẠN
Các khoản phải
thu dài hạn
Tài Sản Cố Định
Bất động sản
đầu tư
Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn
khác
TỔNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
NGUỒN VỐN
CHỦ SỞ HỮU
Vốn chủ sở hữu
Nguồn kinh phí và
quỹ khác

TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN


số

100
110

Số đầu năm

Bảng 2.2
So sánh số cuối năm so
với số đầu năm

Số cuối năm

Giá trị (đồng)

K/c
(%)

Giá trị (đồng)

K/c
(%)

+/-

%


8.646.337.966

66,80

9.730.125.306

68,38

1.083.787.340

112,53

13,66

-305.603.842

86,41

0,00

0

0,00

2.248.911.171

120

17,37


1.943.307.329

0,00

130
140

2.175.769.177
4.168.461.117

16,81
32,20

2.122.724.883
5.662.648.398

14,92
39,80

-53.044.294
1.494.187.281

97,56
135,85

150

53.196.501


0,41

1.444.696

0,01

-51.751.805

2,72

200

4.297.426.417

33,20

4.498.993.189

31,62

201.566.772

104,69

210
220

3.943.981.699

0,00

30,47

4.026.597.422

0,00
28,30

82.615.723

0,00
102,09

240

0,00

0,00

0,00

250

0,00

0,00

0,00

260


353.444.718
12.943.764.383

2,73
100,00

472.395.767
14.229.118.495

3,32
100,00

118.951.049
1.285.354.112

133,65
109,93

300
310
320

4.836.990.706
3.624.490.706
1.212.500.000

37,37
28,00
9,37


5.669.990.618
4.775.157.337
894.833.281

39,85
33,56
6,29

832.999.912
1.150.666.631
-317.666.719

117,22
131,75
73,80

400
410

8.106.773.677
8.106.773.677

62,63
62,63

8.559.127.877
8.559.127.877

60,15
60,15


452.354.200
452.354.200

105,58
105,58

0,00

0

100,00

1.285.354.112

430
440

0,00
12.943.764.383

100,00

14.229.118.495

Qua bảng 2-2 ta thấy:
Trong năm 2016, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty tại thời điểm
31/12/2016 là 14.229.118.495 đồng, tăng 1.285.354.112 đồng tương ứng tăng

SV:Đồng Thị Lan Anh


22

Lớp: Kế Toán D – K58

109,93


Trường Đại Học Mỏ Địa Chất

Luận Văn Tốt Nghiệp

9,93% so với cuối năm 2015. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của công ty
đang có chiều mở rộng. Để thấy rõ hơn việc tăng tài sản và nguồn vốn ta đi xét cụ
thể tình hình biến động của từng thành phần trong cơ cấu bảng Cân đối kế toán để
có cái nhìn chính xác hơn về tình hình tài chính của Công ty.
- Về tài sản: Giá trị tài sản cuối năm 2016 tăng 9,93% so với đầu năm 2016.
Nguyên nhân tăng là do sự tăng lên của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài, cụ thể:
Tài sản ngắn hạn cuối năm 2016 tăng 12,53% so với đầu năm, tương ứng số
tăng tuyệt đối là 1.083.787.349 đồng. Tài sản ngắn hạn tăng là do hàng tồn kho của
doanh nghiệp tăng 35,85% so với đầu năm, tương ứng số tăng tuyệt đối là
1.494.187.281 đồng. Hàng tồn kho tăng là do công ty không tiêu thụ được nhiều sản
phẩm, sản phẩm còn ứ đọng nhiều. Việc tỷ trọng hàng tồn kho tăng lên càng khiến
vốn của Công ty không được sử dụng hiệu quả do chậm luân chuyển.
Ngược với hàng tồn kho các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2016 giảm
còn 97,56% so với đầu năm. Tuy nhiên trong khoản phải thu ngắn hạn, phải thu
khách hàng lại tăng đến 63,8% so với đầu năm. Nguyên nhân là do nhiều khách
hàng chưa có khả năng tài chính thanh toán ngay cho công ty, do vậy công ty cần có
các giải pháp thu hồi nợ để tránh việc chiếm dụng vốn.
Tài sản dài hạn cuối năm 2016 có tăng 4,6% so với đầu năm tương ứng với

mức tăng tuyệt đối là 201.566.772 đồng. Tuy nhiên mức tăng này là không đáng kể
nên tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản vẫn không nhiều ( chiếm
31,62%). Điều này cho thấy Công ty chưa tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, đổi
mới dây chuyền công nghệ. Nguyên nhân là do tài sản cố định cuối năm 2016 tăng
2,09% so với đầu năm. Trong năm Công ty đã tiếp tục trích khấu hao được các
TSCĐ đang sử dụng nên mức hao mòn tăng lên.
Trong tổng tài sản năm 2016 tài sản ngắn hạn luốn chiếm tỷ trọng lớn hơn
nhiều so với tài sản dài hạn và tỉ lệ này biến động không nhiều với số liệu từ 66,8%
đến 68,38%. Cơ cấu tài sản này chưa hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của công ty
TNHH Công nghiệp VIETSTAR bởi đối với là công ty sản xuất, tài sản cố định của
công ty chủ yếu là máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển. Do vây trong thời
gian tới công ty cần chú trọng hơn nữa đến đầu tư vào tài sản dài hạn, đầu tư thêm
các phương tiện vận chuyển nhằm đảm bảo cho sự bền vững công ty, nâng cao được
năng lực cạnh trạnh cũng như uy tín của công ty.
- Về nguồn vốn: nguồn vốn cuối năm 2016 tăng 9,93% so với đầu năm.
Nguyên nhân cụ thể của sự tăng lên này là ảnh hưởng của nợ phải trả và vốn chủ sở
hữu.

SV:Đồng Thị Lan Anh

23

Lớp: Kế Toán D – K58


×