Tải bản đầy đủ (.pdf) (333 trang)

Xây dựng chương trình đào tạo Hướng dẫn viên Aerobic tại Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 333 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN TRUNG KIÊN

XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
HƢỚNG DẪN VIÊN AEROBIC TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN TRUNG KIÊN

XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
HƢỚNG DẪN VIÊN AEROBIC TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

N

nh: Gi o dục học

M số: 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
C n bộ hƣớn dẫn:
HD 1: PGS.TS N uyễn Tiên Tiến
HD 2: GS.TS N uyễn Xuân Sinh

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong
bất kỳ cơng trình nào của tác giả khác.

T c iả


MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 5

1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển môn Aerobic: ......................................... 5
1.1.1. Lịch sử phát triển môn Aerobic thế giới: ................................................ 5
1.1.2. Sự phát triển môn Aerobic tại Việt Nam: ............................................... 8
1.1.3 Đặc điểm về môn Aerobic: .................................................................... 12
1.2. Nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực: .................................................. 15
1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực: ................................................................... 15
1.2.2. Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực .................................................. 16
1.2.3. Vai trò của nguồn nhân lực: .................................................................. 17
1.3. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo: ................................................................... 17
1.3.1. Khái niệm chƣơng trình đào tạo: .......................................................... 17
1.3.2. Phân loại chƣơng trình đào tạo: ............................................................ 19
1.3.3. Khái niệm đào tạo: ................................................................................ 21
1.3.4. Đặc điểm của công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: ................. 22
1.4. Mục tiêu, tác dụng của công tác đào tạo: ......................................................... 23
1.4.1. Mục tiêu đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực: .............................. 23
1.4.2. Tác dụng của công tác đào tạo: ............................................................. 23
1.5. Nguyên tắc của công tác đào tạo:..................................................................... 24
1.6. Nội dung công tác đào tạo và phát triển đội ngũ hƣớng dẫn viên: ...................... 25
1.6.1. Xác định nhu cầu đào tạo: ..................................................................... 25
1.6.2. Xác định mục tiêu đào tạo: ................................................................... 26
1.6.3. Lựa chọn đối tƣợng đào tạo: ................................................................. 26
1.6.4. Xây dựng chƣơng trình và lựa chọn phƣơng pháp đào tạo: ................. 26
1.6.5. Dự trù kinh phí đào tạo: ........................................................................ 27


1.6.6. Lựa chọn và đào tạo huấn luyện viên: .................................................. 27
1.6.7. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển: ................................ 27
1.7. Quá trình Đào tạo ............................................................................................. 28
1.7.1. Xác định nhu cầu Đào tạo ..................................................................... 28
1.7.2. Lập kế hoạch Đào tạo............................................................................ 31

1.7.3. Thực hiện Đào tạo ................................................................................. 34
1.7.4. Đánh giá chƣơng trình đào tạo .............................................................. 35
1.8. Cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn nghiệp vụ Hƣớng dẫn viên thể thao .................. 35
1.9. Một số quan niệm, khái niệm liên quan đến chuẩn đầu vào và tiêu chuẩn đầu
ra. ............................................................................................................................. 38
1.9.1. Một số quan niệm về chất lƣợng: ......................................................... 38
1.9.2. Khái niệm về tiêu chuẩn, tiêu chí đầu vào ........................................... 40
1.9.3. Khái niệm chuẩn đầu ra, chỉ số thực hiện, ITU. ................................... 41
1.10. Mục tiêu giáo dục .......................................................................................... 44
1.11. Lý thuyết Bloom ........................................................................................... 44
1.11.1 Các mục tiêu nhận thức ....................................................................... 45
1.11.2 Các mục tiêu về kỹ năng ..................................................................... 46
1.11.3. Các mục tiêu về thái độ, tình cảm ...................................................... 47
1.12. Chƣơng trình đào tạo thiết kế theo CDIO. .................................................... 47
1.13. Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan .................................................... 51
1.13.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động xây dựng chƣơng trình đào tạo ở
nƣớc ngồi: ...................................................................................................... 51
1.13.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt động xây dựng chƣơng trình đào tạo ở
Việt Nam: ........................................................................................................ 52
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............................................. 55
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu:................................................................................. 55
2.1.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu liên quan: ........................ 55


2.1.2. Phƣơng pháp phỏng vấn........................................................................ 55
2.1.3. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm: ........................................................... 56
2.1.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: .................................................... 60
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 62
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: .......................................................................... 62

2.2.2. Khách thể nghiên cứu: .......................................................................... 62
2.3. Tổ chức nghiên cứu: ......................................................................................... 62
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................................................... 64
3.1. Đánh giá thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại
các trƣờng học, câu lạc bộ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.64
3.1.1. Xác định hệ thống các tiêu chí thang đo và đánh giá thực trạng nhu cầu
học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các trƣờng học, câu lạc bộ
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. ............................... 64
3.1.2. Thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn Aerobic tại các
trƣờng học, câu lạc bộ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía
Nam. ................................................................................................................ 71
3.1.3. Bàn luận kết quả thực trạng nhu cầu học tập và cơng tác giảng dạy
mơn Aerobic tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. .............. 86
3.2. Xây dựng và ứng dụng các chƣơng trình đào tạo hƣớng dẫn viên môn Aerobic
tại trƣờng Đại học Thể dục Thể Thao TP. Hồ Chí Minh. ....................................... 87
3.2.1. Cơ sở xác định và xây dựng chuẩn đầu ra chƣơng trình đào tạo hƣớng
dẫn viên môn Aerobic. .................................................................................... 87
3.2.2. Nghiên cứu lựa chọn nội dung và xây dựng chƣơng trình đào tạo HDV
môn Aerobic. ................................................................................................. 107
3.2.3. Tổ chức đào tạo Hƣớng dẫn viên Aerobic: ......................................... 113


3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các chƣơng trình
đào tạo hƣớng dẫn viên mơn Aerobic tại trƣờng Đại học Thể dục Thể Thao
TP. Hồ Chí Minh ........................................................................................... 115
3.3. Đánh giá hiệu quả chƣơng trình đào tạo hƣớng dẫn viên môn Aerobic của
Trƣờng ĐH TDTT TP. Hồ Chí Minh.................................................................... 121
3.3.1. Tổng hợp, tham khảo các tài liệu có liên quan: .................................. 122
3.3.2. Tham khảo ý kiến chuyên gia về cấu trúc, nội dung phiếu khảo sát .. 123

3.3.3. Phỏng vấn, đánh giá hiệu quả chƣơng trình đào tạo: .......................... 125
3.3.4. Bàn luận hiệu quả chƣơng trình cơng tác đào tạo HDV mơn Aerobic
tại trƣờng Đại học TDTT TP.HCM .............................................................. 144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 147
KẾT LUẬN: .................................................................................................. 148
KIẾN NGHỊ: ................................................................................................. 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVHTTDL

Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch



Cao đẳng

CDIO

Conceive - Design - Implement – Operate

CĐR

Chuẩn đầu ra


CLB

Câu lạc bộ

CTĐT

Chƣơng trình đào tạo

ĐH

Đại học

CDR_A

Chuẩn đầu ra cấp cao

CDR_B

Chuẩn đầu ra trung cấp

CDR_C

Chuẩn đầu ra cơ bản

CDR_D

Chuẩn đầu ra sơ cấp

GS.TS


Giáo sƣ tiến sĩ

HLV

Huấn luyện viên

HDV

Hƣớng dẫn viên

KHHL

Kế hoạch huấn luyện

KN

Kỹ năng

NK

Năng khiếu

PC

Phong cách

PGS.TS

Phó giáo sƣ tiến sĩ


PPHL

Phƣơng pháp huấn luyện

SDB

Sự đảm bảo

SHLCT_A

Sự hài lịng chƣơng trình đào tạo Cấp độ 4


SHLCT_B

Sự hài lịng chƣơng trình đào tạo Cấp độ 3

SHLCT_C

Sự hài lịng chƣơng trình đào tạo Cấp độ 2

SHLCT_D

Sự hài lịng chƣơng trình đào tạo Cấp độ 1

STT

Sự tự tin

TC


Tính cách

TDTT

Thể dục thể thao

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tiến sĩ

YC

u cầu


VĐV

Vận động viên


DANH SÁCH CÁC BẢNG
NỘI DUNG BẢNG

TT
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Phân loại các hình hình thức đào tạo
Những định nghĩa chính thức về Giới thiệu, Giảng
dạy và Sử dụng

TRANG
34
43

Chuẩn đầu ra Cấp độ 3 theo phƣơng pháp CDIO cho
Bảng 1.3

ngành kỹ sƣ cơ khí tại Học viện Cơng nghệ

Sau 47

Machassusette (MIT), Hoa kỳ [90]
Bảng 3.1

Bảng 3.2

Ý kiến của chuyên gia về 34 biến thang đo sơ bộ ban
đầu.
Hình thức trả lời bảng câu hỏi

Sau 65
67

Hệ số tin cậy của Cronbach's Alpha về thực trạng
Bảng 3.3

nhu cầu học tập và công tác giảng dạy mơn Aerobic

Sau 67

tại các trƣờng học ở TP. Hồ Chí Minh.
Bảng 3.4

KMO and Bartlett's Test

69

Kết quả phân tích nhân tơ về khảo sát nhu cầu tập
Bảng 3.5

Aerobic đối với công tác giảng dạy của hƣớng dẫn

70


viên
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9

Kết quả thống kê về thực trạng nhu cầu học tập của
học viên
Tính cách của HVD trong cơng tác giảng dạy môn
Aerobic
Kỹ năng của HDV trong công tác giảng dạy Aerobic
Phong cách của HDV trong công tác giảng dạy môn
Aerobic

Bảng 3.10 Yêu cầu của HDV trong công tác giảng dạy Aerobic

Sau 71

81
83
84
Sau 84


NỘI DUNG BẢNG

TT

TRANG


Chuẩn đầu ra Cấp độ 4 theo phƣơng pháp CDIO cho
Bảng 3.11 chƣơng trình đào tạo HDV các cấp Aerobic tại

Sau 90

trƣờng ĐH TDTT TP.HCM
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15

Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo
chuẩn đầu ra CTĐT Cấp độ 1
Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo
chuẩn đầu ra CTĐT Cấp độ 2
Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo
chuẩn đầu ra CTĐT Cấp độ 3.
Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo
chuẩn đầu ra CTĐT Cấp độ 4.

92

93

94

95

Bảng 3.16 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về CĐR Cấp độ 1


97

Bảng 3.17 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về CĐR Cấp độ 2

Sau 97

Bảng 3.18 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về CĐR Cấp độ 3

99

Bảng 3.19 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về CĐR Cấp độ 4

Sau 99

Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22
Bảng 3.23
Bảng 3.24

Kết quả khảo sát ý kiến cơ quan tuyển dụng lao động
về CĐR Cấp độ 1
Kết quả khảo sát ý kiến cơ quan tuyển dụng lao động
về CĐR Cấp độ 2
Kết quả khảo sát ý kiến cơ quan tuyển dụng lao động
về CĐR Cấp độ 3
Kết quả khảo sát ý kiến cơ quan tuyển dụng lao động
về CĐR Cấp độ 4
Kết quả phỏng vấn về lựa chọn nội dung chƣơng
trình Cấp độ 1


101

103

Sau 103

105

Sau 109


NỘI DUNG BẢNG

TT
Bảng 3.25
Bảng 3.26
Bảng 3.27
Bảng 3.28

Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung chƣơng
trình Cấp độ 2
Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung chƣơng
trình Cấp độ 3
Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn nội dung chƣơng
trình Cấp độ 4
Thống kê số lƣợng học viên tham gia chƣơng trình
học HDV Aerobic tại trƣờng ĐH TDTT TP.HCM

TRANG

Sau 110

Sau 111

Sau 112

114

Thống kê số lƣợng học viên tham gia chƣơng trình
Bảng 3.29 học HDV Aerobic của trƣờng ĐH TDTT TP.HCM

120

tại tỉnh Đồng Nai
Bảng 3.30

Kết quả ý kiến của học viên về cấu trúc và kiến thức
Cấp độ 1

Bảng 3.31 Kết quả ý kiến của học viên về kỹ năng Cấp độ 1
Bảng 3.32
Bảng 3.33

Kết quả ý kiến học viên về phƣơng pháp kiểm tra, tổ
chức thực hiện Cấp độ 1
Kết quả ý kiến của học viên về cấu trúc và kiến thức
Cấp độ 2

Bảng 3.34 Kết quả ý kiến của học viên về kỹ năng Cấp độ 2
Bảng 3.35

Bảng 3.36

Kết quả ý kiến học viên về phƣơng pháp kiểm tra, tổ
chức thực hiện Cấp độ 2
Kết quả ý kiến của học viên về cấu trúc và kiến thức
Cấp độ 3

Bảng 3.37 Kết quả ý kiến của học viên về kỹ năng Cấp độ 3
Bảng 3.38

Kết quả ý kiến học viên về kiểm tra, phƣơng pháp tổ
chức thực hiện Cấp độ 3

127
129
Sau 130

Sau 132
Sau 133
Sau 134

Sau 135
Sau 136
Sau 137


NỘI DUNG BẢNG

TT
Bảng 3.39


Kết quả ý kiến của học viên về cấu trúc và kiến thức
Cấp độ 4

Bảng 3.40 Kết quả ý kiến của học viên về kỹ năng Cấp độ 4
Bảng 3.41
Bảng 3.42

Kết quả ý kiến học viên về kiểm tra, phƣơng pháp tổ
chứcthực hiện Cấp độ 4
Kết quả ý kiến phản hồi của nhà quản lý có học viên
tham gia chƣơng trình đào tạo

TRANG
Sau 138
140
Sau 140

Sau 142


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
NỘI DUNG BIỂU ĐỒ

TT

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ % các chuyên gia đƣợc khảo sát
Biểu đồ 3.2

Nguyên nhân học viên tham gia lớp hƣớng dẫn viên

Aerobic

TRANG
65
73

Biểu đồ 3.3 Nhu cầu tham gia học môn Aerobic

74

Biểu đồ 3.4 Động cơ tham gia giảng dạy môn Aerobic

74

Biểu đồ 3.5 Sự hiểu biết về Aerobic của học viên

75

Biểu đồ 3.6 Tham gia tập luyện môn Aerobic của học viên

75

Biểu đồ 3.7 Thâm niên giảng dạy Aerobic của các học viên

76

Biểu đồ 3.8 Nhu cầu tham gia lớp học của học viên

76


Biểu đồ 3.9 Nguyên nhân tham gia công tác giảng dạy Aeobic

77

Biểu đồ 3.10 Sự phát triển phong trào Aerobic tại địa phƣơng

77

Biểu đồ 3.11 Số CLB, trƣờng học tổ chức giảng dạy môn Aerobic

78

Biểu đồ 3.12 Số lƣợng giáo viên, HDV tham gia giảng dạy Aerobic

78

Biểu đồ 3.13 Trình độ chun mơn Aerobic của hƣớng dẫn viên

79

Biểu đồ 3.14 Số lƣợng học sinh tham gia tập luyện thƣờng xun

80

Biểu đồ 3.15 Nguồn kinh phí dành cho mơn Aerobic tại các đơn vị

80

Biểu đồ 3.16 Tính cách của HDV trong công tác giảng dạy Aerobic


82

Biểu đồ 3.17 Phong cách của HDV trong công tác giảng dạy Aerobic

83

Biểu đồ 3.18
Biểu đồ 3.19
Biểu đồ 3.20

Những kỹ năng của HDV trong công tác giảng dạy
Aerobic
Những yêu cầu của HDV trong công tác giảng dạy
Aerobic
Thông tin về học hàm, học vị của ngƣời đƣợc phỏng
vấn

Sau 84
Sau 84
91

Biểu đồ 3.21 Ý kiến của chuyên gia về CĐR Cấp độ 1

Sau 97

Biểu đồ 3.22 Ý kiến của chuyên gia về CĐR Cấp độ 2

98



NỘI DUNG BIỂU ĐỒ

TT

TRANG

Biểu đồ 3.23 Ý kiến của chuyên gia về CĐR Cấp độ 3

Sau 99

Biểu đồ 3.24 Ý kiến của chuyên gia về CĐR Cấp độ 4

100

Biểu đồ 3.25

Thơng tin về trình độ học vấn ngƣời đƣợc phỏng vấn
CĐR

101

Biểu đồ 3.26 Ý kiến của của cơ quan tuyển dụng lao động Cấp độ 1

102

Biểu đồ 3.27 Ý kiến của của cơ quan tuyển dụng lao động Cấp độ 2

Sau 103

Biểu đồ 3.28 Ý kiến của cơ quan tuyển dụng lao động Cấp độ 3


104

Biểu đồ 3.29 Ý kiến của của cơ quan tuyển dụng lao động Cấp độ 4

106

Biểu đồ 3.30 Kết quả tham gia khóa đào tạo của học viên Cấp độ 1

125

Biểu đồ 3.31 Kết quả tham gia khóa đào tạo của học viên Cấp độ 2

126

Biểu đồ 3.32 Kết quả tham gia khóa đào tạo của học viên Cấp độ 3

126

Biểu đồ 3.33 Kết quả tham gia khóa đào tạo của học viên Cấp độ 4

127

Biểu đồ 3.34 Ý kiến về cấu trúc, kiến thức chƣơng trình Cấp độ 1

129

Biểu đồ 3.35 Ý kiến về kỹ năng của chƣơng trình Cấp độ 1

130


Biểu đồ 3.36 Ý kiến về kiểm tra, phƣơng pháp tổ chức thực hiện Cấp độ 1

Sau 132

Biểu đồ 3.37 Ý kiến về cấu trúc, kiến thức chƣơng trình Cấp độ 2

Sau 133

Biểu đồ 3.38 Ý kiến về kỹ năng của chƣơng trình Cấp độ 2

134

Biểu đồ 3.39 Ý kiến về kiểm tra, phƣơng pháp tổ chức thực hiện Cấp độ 2

Sau 135

Biểu đồ 3.40 Ý kiến về cấu trúc, kiến thức của chƣơng trình Cấp độ 3

Sau 136

Biểu đồ 3.41 Ý kiến về kỹ năng của chƣơng trình Cấp độ 3

137

Biểu đồ 3.42 Ý kiến về kiểm tra, phƣơng pháp tổ chức thực hiện Cấp độ 3

Sau 138

Biểu đồ 3.43 Ý kiến về cấu trúc, kiến thức của chƣơng trình Cấp độ 4


139

Biểu đồ 3.44 Ý kiến về kỹ năng của chƣơng trình Cấp độ 4
Biểu đồ 3.45 Ý kiến về kiểm tra, phƣơng pháp tổ chức thực hiện Cấp độ 4
Biểu đồ 3.46
Biểu đồ 3.47

So sánh 4 cấp của chƣơng trình về ý kiến phản hồi của
học viên
Sự hài lòng của nhà quản lý về chƣơng trình đào tạo có
học viên sau khi tham gia chƣơng trình học.

Sau 140
141
141
144


DANH SÁCH HÌNH, SƠ ĐỒ

TT

NỘI DUNG HÌNH, SƠ ĐỒ

TRANG

Hình 1.1

Các bƣớc của cơng tác đào tạo


28

Hình 1.2

Sơ đồ quy trình CDIO

50

Hình 1.3

Chuẩn đầu ra CDIO

50

Sơ đồ 2.1 Quy trình lập phiếu khảo sát của đề tài

55

Sơ đồ 2.2 .Mơ hình chƣơng trình đào tạo hƣớng dẫn viên Aerobic

61


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Đầu tƣ cho Thể dục thể thao là đầu tƣ cho con ngƣời, cho sự phát triển
của đất nƣớc. Tăng tỉ lệ chi ngân sách nhà nƣớc, ƣu tiên đầu tƣ xây dựng cơ sở
vật chất thể dục, thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; Đồng
thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển Thể dục thể thao, phát huy

mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động
Thể dục thể thao. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây, nhiệm vụ đào tạo nguồn
nhân lực ngành không ngừng đƣợc đẩy mạnh với nhiều kế hoạch và hình thức
nhƣ đào tạo Đại học và Sau đại học đối với nhân lực ngành Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ
ngành ở quận - huyện, phƣờng - xã.
Aerobic (Thể dục Nhịp điệu) là hình thức tập luyện phổ biến, nó đƣợc
xem là phƣơng pháp tập tuyệt vời để nâng cao sức khoẻ cho mọi ngƣời. Từ
“Aerobic” đƣợc sử dụng lần đầu tiên vào năm 1875 do Bác sĩ ngƣời Pháp
Pasteur giải nghĩa rằng Oxy cần cho cuộc sống tức là “Aerobic”. Theo gốc Hy
Lạp, từ này mang nghĩa chính là “Oxy cho cuộc sống” (Oxygen for life).
Nhu cầu tập luyện Aerobic tại các phòng tập của các câu lạc bộ, các trung
tâm chăm sóc sức khỏe là rất lớn, đặc biệt tại các trƣờng phổ thông từ những
trƣờng Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Trung học
Chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học. Hiện nay theo thống kê của Sở Giáo dục
và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh [86] thì tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng 1830
trƣờng Mầm non, Nhà trẻ, Nhóm trẻ cơng lập và tƣ thục; 498 trƣờng Tiểu học
công lập và tƣ thục; 259 trƣờng THCS và 188 trƣờng THPT. Đại đa số các
trƣờng Mầm non, Tiểu học và THCS đều có nhu cầu tập luyện Aerobic.
Trƣờng Đại học TDTT TP.HCM, là một ngôi trƣờng đào tạo trong lĩnh
vực Thể dục thể thao chuyên nghiệp với hơn 40 năm phát triển, mỗi năm nhà
trƣờng đào tạo đƣợc rất nhiều sinh viên Chính quy và Vừa làm vừa học. Bên


2
cạnh đó, cũng có rất nhiều trƣờng đào tạo ra Cử nhân TDTT nhƣ: ĐH Sƣ phạm
TP.HCM, ĐH Sƣ phạm TDTT TP.HCM, ĐH Quốc tế Hồng Bàng,…Tuy nhiên,
đa số những sinh viên tốt nghiệp với tâm lý thƣờng có xu hƣớng tìm các trƣờng
Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung học Phổ thông hoặc về các
Sở, ngành thuộc lĩnh vực TDTT, rất hiếm khi chịu đứng lớp giảng dạy tại các

trƣờng Mầm non, Tiểu học. Do đó, lƣợng giáo viên vừa thừa và vừa thiếu. Thừa
là rất nhiều sinh viên ra trƣờng khơng có việc làm, nhƣng vừa thiếu là khơng có
giáo viên giảng dạy tại các trƣờng Mầm non và tiểu học.
Hiện nay, nhiệm vụ giảng dạy này do lực lƣợng giáo viên thuộc các Công
ty tƣ nhân, các Trung tâm tƣ nhân và các CLB tƣ nhân đảm nhiệm, nhƣng lực
lƣợng tham gia giảng dạy thì vừa yếu vừa thiếu nghiệp vụ chuyên môn, chƣa
đƣợc đào tạo sâu… Đặc biệt là một số ngƣời tham gia đứng lớp, nhƣng chƣa bao
giờ đƣợc tham dự qua các lớp chuyên môn, chỉ đƣợc hƣớng dẫn một hoặc vài
bài tập rồi đứng lớp hƣớng dẫn giảng dạy, cho nên sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến
ngƣời học.
Đây là một mối hiểm họa vơ cùng to lớn, vì sản phẩm của họ tạo ra là
những động tác, bài tập rèn luyện thể chất ảnh hƣởng trực tiếp đến con ngƣời,
mà lại là những trẻ em. Trẻ em là tƣơng lai của đất nƣớc với cấu trúc cơ thể
đang phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, nếu tác động không đúng và chính xác sẽ
để lại những di chứng, hay tổn thƣơng nghiêm trọng đến hình thái, chức năng,
cũng nhƣ cơ quan vận động của cơ thể, nếu đó là những bài tập sai.
Bản thân tham gia góp ý và giảng dạy một số tiết trong chƣơng trình đào
tạo hƣớng dẫn viên Aerobic tại một số trung tâm, câu lạc bộ, Hội Aerobic
TP.HCM của Liên đoàn Thể dục TP.HCM và đặc biệt là Liên đồn Thể dục Việt
Nam, nhƣng chƣa thấy có một đơn vị chun mơn nào, tổ chức chƣơng trình học
tập cho một lớp học cho học viên một cách đầy đủ và chính xác. Cho nên, cần
phải có một nơi đứng tổ chức một chƣơng trình các lớp học để học viên đƣợc


3
tham gia nâng cao kiến thức, nhƣng phải đảm bảo kiến thức, đúng chức năng và
phải đảm bảo tính khoa học.
Liên đồn Thể dục Việt Nam cũng có phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào
tạo mở các lớp bồi dƣỡng môn Aerobic cho các tỉnh, thành trƣớc các kỳ Hội
khỏe Phù Đổng toàn quốc, nhƣng với thời gian quá ngắn, tài liệu đơn giản,

ngƣời tham dự thì khơng phải là những giáo viên, huấn luyện các đội, cho nên
hiệu quả khơng cao. Hội Aerobic TP.HCM thuộc liên đồn Thể dục TP.HCM
cũng thƣờng mở các lớp đào tạo hƣớng dẫn viên môn Aerobic, nhƣng chỉ đào
tạo về chuyên môn kỹ năng giảng dạy, thiếu những phần kiến thức lý luận,
phƣơng pháp giảng dạy cơ bản và nền tảng dành cho các giáo viên giảng dạy
môn Aerobic. Tổ chức này không đủ chức năng pháp lý đào tạo các lớp học cho
các cá nhân ngoài tỉnh.
Trƣờng Đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh có đủ chức năng và quyền hạn
trong việc tổ chức các lớp học mang tính nghiệp vụ chuyên mơn cao, đảm bảo
tính pháp lý theo quy định của Nhà nƣớc. Cho nên, việc xây dựng chƣơng trình
đào tạo và phối hợp tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ chun mơn có trình
độ cao, là một việc hết sức dễ dàng nhƣng mang lại hiệu quả cao trong xã hội.
Từ những vấn đề trên chúng tôi chọn hƣớng nghiên cứu: “Xây dựn
chƣơn trình đ o tạo hƣớn dẫn viên Aerobic tại trƣờn Đại học Thể dục
Thể thao TP. Hồ Chí Minh”.


4
Mục đích n hiên cứu:

Nhằm tìm ra những nội dung, yêu cầu, kiến thức cần thiết để xây dựng
chƣơng trình đào tạo hƣớng dẫn viên Aerobic 4 Cấp độ khác nhau, có trình độ
phù hợp với u cầu xã hội, có sự khác biệt với các chƣơng trình đào tạo một số
quốc gia trên thế giới và của Liên đoàn Thể dục thế giới, phù hợp nhu cầu thực
tiễn của Việt Nam tại trƣờng Đại học Thể dục Thể Thao TP. Hồ Chí Minh. Có
thể ứng dụng vào trong cơng tác đào tạo Huớng dẫn viên mơn Aerobic cho Liên
đồn Thể dục TP. Hồ Chí Minh và Liên đồn Thể dục Việt Nam.
Mục tiêu n hiên cứu:
1. Đánh giá thực trạng nhu cầu học tập và công tác giảng dạy môn
Aerobic tại các trƣờng học, câu lạc bộ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và một số

tỉnh phía Nam Việt Nam.
2. Xây dựng và ứng dụng các chƣơng trình đào tạo hƣớng dẫn viên môn
Aerobic tại trƣờng Đại học Thể dục Thể Thao TP. Hồ Chí Minh.
3. Đánh giá hiệu quả chƣơng trình đào tạo hƣớng dẫn viên mơn Aerobic
của Trƣờng ĐH TDTT TP. Hồ Chí Minh.
Giả thuyết khoa học của đề t i:
- Khơng có sự khác biệt về nhu cầu tham gia tập luyện giữa các đối tƣợng
môn Aerobic (Câu lạc bộ, Mầm non, Tiểu học, THCS,...); về chất lƣợng đào tạo
giữa các đối tƣợng tham gia học tập; cũng nhƣ về chất lƣợng giảng dạy của
chƣơng trình đào tạo các Cấp độ.
- Có sự khác biệt về nhu cầu chuyên môn cho đội ngũ hƣớng dẫn viên
Aerobic giữa các đơn vị quản lý (Câu lạc bộ, Mầm non, Tiểu học, THCS,...), cũng
nhƣ có sự khác biệt về chƣơng trình giảng dạy và phân cấp hƣớng dẫn viên.
- Có sự hài lịng của các hƣớng dẫn viên Aerobic sau khi tham gia chƣơng
trình học của từng Cấp độ và sự hài lòng của các nhà quản lý có học viên tham
gia chƣơng trình đào tạo Hƣớng dẫn viên Aerobic


5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển mơn Aerobic:

1.1.1. Lịch sử phát triển môn Aerobic thế giới:
Từ thời Hy Lạp cổ đại, môn Thể dục đƣợc xem là một trong những môn thể
thao đầu tiên trong các kỳ Đại hội Olympic cổ đại. Lúc bấy giờ, đã có các bài tập
Thể dục, các bài tập nhảy múa nhằm giúp con ngƣời nâng cao thể chất, đã có rất
nhiều các hệ thống bài tập ra đời và phát triển cùng với sự phát triển xã hội.
Thật ra từ thời cổ đại đã có các điệu nhảy và các bài tập Thể dục, lúc bấy
giờ đƣợc ứng dụng để phát triển cơ thể, tạo tƣ thế cơ thể ngay ngắn, khoẻ đẹp,

uyển chuyển trong các bƣớc đi và các cử động trong cuộc sống hàng ngày.
Ngồi ra các bài tập đó cịn giúp cho việc phát triển các tố chất nhƣ: sức nhanh,
sức mạnh, sức bền và sự khéo léo.[69]
Dần dần theo thời gian và sự tiến bộ của khoa học, với thành tựu ngày càng rực
rỡ và sự ứng dụng những thành tựu của khoa học vào chuyên môn nên Thể dục ngày
càng đƣợc xã hội chú ý nhiều hơn. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đã có nhiều
hệ thống Thể dục khác nhau đƣợc thành lập nhƣ: Hệ thống Thể dục của Đức, của
Thụy Điển và nhiều nhà Thể dục lớn nhƣ Spinda, Miulera, Canđôva... Trong hệ thống
các bài tập này đều không chú ý đến phụ nữ, họ đƣợc chỉ dẫn những bài tập nhƣ nam
giới mà không tính tốn đến sự khác nhau về tâm, sinh lý giữa nam và nữ. [56]
Aerobic là hình thức tập luyện phổ biến, nó đƣợc xem là phƣơng pháp tập
tuyệt vời để nâng cao sức khoẻ cho mọi ngƣời. Từ “Aerobic” đƣợc sử dụng lần
đầu tiên vào năm 1875 do Bác sĩ ngƣời Pháp Pasteur giải nghĩa rằng Oxy cần
cho cuộc sống tức là “Aerobic”. Theo gốc Hy lạp, từ này mang nghĩa chính là
“Oxy cho cuộc sống” (Oxygen for life).[39]
Chỉ mãi đến những năm 20 và 30 của thế kỷ XX Zenebvactebin
(Giennépvastabin) và ngƣời kế tục của mình là Becemencendir (Ngƣời Mỹ)


6
dƣới ảnh hƣởng của hệ thống Thể dục Thụy Điển và hệ thống Z. Đemenhi của
Pháp, đã hình thành và đƣa ra các phƣơng pháp tạo điều kiện phát triển tối ƣu tƣ
thế, vẻ đẹp trong dáng đi và cử động của ngƣời phụ nữ. Một trong những ảnh
hƣởng lớn nhất cho sự phát triển của Thể dục của giai đoạn này là hệ thống của
Fran – Dencap. Ông đã cố gắng đƣa ra mối liên hệ nhất định giữa nỗi đau khổ
của con ngƣời, sự chịu đựng và tính hài hƣớc để giảm nhẹ nó. Chính cơng việc
đó của ông và đồng nghiệp đã giúp cho việc đặt cơ sở của lý luận diễn tả, thể
hiện tình cảm qua hành động của môn múa Ballet và kịch câm. Đây chính là nền
tảng của việc sáng lập ra một hƣớng mới trong Thể dục đó là Aerobic. [57]
Đặc biệt sau chiến tranh Thế giới thứ hai, cuộc sống xã hội của nhiều

nƣớc trở nên xấu đi rất nhiều và nhiệm vụ đƣợc đặt ra lúc đó là làm sao có các
bài tập Thể dục ngoài việc nâng cao thể chất của con ngƣời, còn giúp con ngƣời
giải tỏa đƣợc các nỗi buồn phiền, căng thẳng trong cuộc sống thƣờng ngày.
Các nhà chuyên môn Thể dục của các nƣớc Châu Âu đã thử nghiệm đƣa
âm nhạc lồng vào làm nhạc nền cho các bài tập Thể dục và đã nhanh chóng đi
đến những thành cơng, đƣợc cơng chúng u thích và tập luyện rộng rãi.
Sau nhiều tranh luận, đến khoảng 10 năm đầu của thế kỷ XX, Aerobic bắt
đầu phát triển chính thống với sự giúp đỡ của âm nhạc và mang đầy tính nghệ
thuật. Aerobic ở những nƣớc khác nhau, có những tên gọi cũng khác nhau nhƣ:
Thể dục – Jazz, Thể dục – Pop, Thể dục – mốt, Thể dục – làm gọn ngƣời, môn
Thể dục múa hay đơn giản là Aerobic. Một trong những nhiệm vụ chính của
Aerobic, là làm cho ngƣời tập khỏe mạnh nhanh nhẹn và hoạt bát hơn. Những
năm 60 thế kỷ XX, Kenneth H.Cooper bắt đầu tập luyện cho các nhóm sinh
viên… đến năm 1968 lại mở rộng thêm cho 1 số khác. Năm 1970, Jacki
Sorensen viết cuốn sách mang tên “Chương trình tập luyện vũ điệu Aerobic”
trên cơ sở từ Kenneth H.Cooper. Đây là chƣơng trình dùng những bài tập từ
Canađa, hoạt động với âm nhạc và giới thiệu một vài bƣớc nhảy hiện đại, và đó
là những lớp đầu tiên chỉ dành cho nữ. [40]


7
Sau đó ở Mỹ, Phyllis C.Jacobson phát triển phƣơng pháp tập luyện mới
với tên gọi là “Hooked on Aerobic” nhịp độ của bài chậm và vừa. Với sự cải
tiến này Aerobic đã trở thành nội dung tập luyện theo hình thức lớp. Khơng chỉ
có tác dụng về rèn luyện sức khỏe, nó cịn có tác dụng rõ về giảm cân và săn
chắc cơ bắp. Ở Châu Âu Monica Beckman là những ngƣời đầu tiên mở lớp dạy
có kết hợp với các bƣớc nhảy Jazz.[39]
Trong phong trào đó là, bà Jane Fonda là một trong những ngƣời có cơng
lao rất lớn với việc quảng bá môn Aerobic trên phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Lúc đầu, bà Jane Fonda chỉ nghe nhạc và ghép những động tác Thể dục và nhảy

múa vào khớp với âm nhạc. Sau đó, bà dần dần hình thành những bài tập với
nhạc, bà đã cấp tốc mở những lớp tập luyện Aerobic cho thanh niên ở những câu
lạc bộ, lúc đầu bà không thu tiền. Dần dần, Aerobic đã trở thành một nhu cầu
cần thiết đối với phụ nữ Châu Âu và cho tới nay, Aerobic đã phát triển rộng
khắp các quốc gia trên hành tinh chúng ta đều tập luyện những bài tập này. Bà
đã đƣa ra chƣơng trình tập Aerobic trong cuốn sách và băng video của mình.
Thành cơng lớn tiếp theo ở những năm 80 là lần đầu tiên quy định về cuộc thi
Aerobic đã đƣợc giới thiệu. Cơ sở của các bƣớc nhảy Aerobic là các bƣớc nhảy
Jack, chống sấp và đá lăng cao, cuộc thi đơn giản nhƣ vậy đƣợc tổ chức lần đầu
tiên tại Mỹ vào 1985. Sau đó một số quốc gia khác nhƣ Canađa, Nhật Bản,
Brazil cũng bắt đầu tổ chức thi Aerobic của quốc gia và quốc tế.[40]
Aerobic là mơn thi pha trộn, bởi nó bao gồm các chuyển động nhƣ nhiều
hoạt động thể thao khác nhƣ Jack và nhảy hiện đại, Thể dục dụng cụ, Thể dục
nhào lộn, tuy vậy nó đã có bản sắc riêng của mình.
Năm 1994, FIG đã cơng nhận Aerobic là một mơn thi đấu mới của gia
đình Thể dục và đã mở lớp bồi dƣỡng cho Trọng tài – Huấn luyện viên; cũng
trong năm này, Giải Vô địch Sport Aerobic Thế giới lần thứ I đã đƣợc tổ chức
tại Pháp. Đến cuối năm 2006, đầu năm 2007 môn Sport Aerobic đƣợc Liên đoàn
Thể dục Thế giới (FIG) đổi tên là Aerobic Gymnastic.[95]


8
Hàng năm các giải Vô địch thế giới môn Aerobic ln đƣợc tổ chức, bên
cạnh đó các giải châu lục và các khu vực trên tồn thế giới ln thƣờng xuyên
đƣợc tổ chức. Aerobic luôn là môn nằm trong hệ thống thi đấu của các giải thế
giới nhƣ: Suzuki Cup, Indoor Games, World Games và môn Aerobic đang phấn
đấu đƣa vào thi đấu chính thức của Olympic. [95]

1.1.2. Sự phát triển môn Aerobic tại Việt Nam:
- Năm 1984 trong đợt tập huấn về Thể dục Nghệ thuật tại TP. Hồ Chí

Minh, chuyên gia ngƣời Bungary đã giới thiệu về loại hình tập luyện Thể dục
mới đang thịnh hành tại Mỹ đã giới thiệu khái quát và 1 số dạng động tác cụ thể.
Tiếp sau đó, thơng qua sách báo và băng hình gửi về từ Mỹ một số huấn luyện
viên, giáo viên Thể dục (Bà Huỳnh thị Lài – Nhà thiếu nhi Thành phố, bà Trịnh
Trang Thanh – Quận 1, ông Trần Việt Hoàng – HLV Thể dục Nhào lộn…) đã
tìm hiểu và tiến hành tổ chức tập luyện mơn này với tên gọi Thể dục nhịp điệu.
(Tài liệu lớp Hƣớng dẫn viên Aerobic năm 1999). [39]
- Các thầy cô, sau khi nghiên cứu nội dung và chƣơng trình tập luyện, đã
tổ chức lớp tập huấn để giới thiệu và hƣớng dẫn môn mới cho phong trào tập
luyện tại TP.HCM nói riêng và các tỉnh thành lân cận nhƣ: Bình Dƣơng, Đồng
Nai, Tiền Giang, Vũng Tàu,… Phong trào tập luyện Aerobic đã đƣợc phát triển
rất mạnh trong những năm sau đó và đƣợc tổ chức Hội thi hàng năm. Các tỉnh
thành khác cũng tổ chức tập luyện và thi đấu nhƣ Hà Nội, Tiền Giang… Bài thi
giai đoạn đó là những bài tập gồm những động tác Thể dục kết hợp âm nhạc
hiện đại thời bấy giờ, gồm các giai điệu Cha cha cha, Bebop, Model
Talking,…[39]
- Trong giai đoạn này, một số quận nội thành đƣợc đầu tƣ mạnh mẽ, các
VĐV Quận 1 trong TP.HCM đƣợc tiếp cận với hình thức tập luyện và thi đấu
tập mới do chuyên gia Pháp Mr.Cao Minh Hùng (Việt Kiều – Hạng ba giải Vô
địch Thế giới lần đầu tiên tại Pháp), trực tiếp huấn luyện.


9
- Tháng 12 năm 1994, lần đầu tiên đội tuyển Sport Aerobic đã đƣợc thành
lập gồm các thành viên 1 HLV (Hứa Mỹ Ý) và các VĐV (Đỗ Thị Thu Nhi,
Nguyễn Thị Thanh Hiền, Lê Thùy An và Phạm Thị Hồng Trang) với bài nhạc
“Cái Trống Cơm” tham dự giải Vô địch thế giới lần thứ nhất tổ chức tại Pháp,
tuy không đạt đƣợc thứ hạng nhƣng cũng đã gây bất ngờ và đƣợc giới chuyên
môn đánh giá cao về trình độ và phong cách trình diễn của các VĐV Việt Nam
lần đầu tiên tại giải Thế giới với một mơn Thể thao hồn tồn mới trên thế giới.

Đây là sự cố gắng, đóng góp lớn của ơng Trần Thanh Ngữ – Nguyên Giám đốc
Trung tâm TDTT Quận 1 TP.HCM, đây cũng chính là cái nơi để phát triển
phong trào môn Aerobic tai Việt Nam. [39]
- Tháng 7/1995 Tại giải vô địch Thế giới “SUZUKI WORLD CUP” Tại
Nhật Bản do HLV Trần Việt Hoàng và các VĐV Bùi Huỳnh Quốc Thắng, Vũ
Điền An, Trƣơng Huy Văn tham gia với thành tích thứ hạng 10 thế giới. Đây là
bƣớc ngoặc lớn để khẳng định trình độ VĐV Việt Nam trên đấu trƣờng Quốc tế.
- Năm 1996, Liên đoàn Thể dục TP.HCM đã tổ chức giải Vô địch Sport
Aerobic lần đầu tiên và đã thu hút rất nhiều vận động viên của các tỉnh và các quận
huyện TP.HCM tham gia tiếp theo những năm sau đó giải vẫn thƣờng xuyên đƣợc tổ
chức hàng năm với hai hệ thống giải Aerobic đồng đội và Sport Aerobic.
- Trong thời gian này, Tổng cục Thể dục Thể thao đã in và ban hành luật
Sport Aerobic chu kỳ I từ năm 1994 -1998. Tiếp theo các năm sau Bộ môn Thể
dục – Uỷ ban TDTT Việt Nam cũng thƣờng xuyên cập nhật luật Sport Aerobic
theo chu kỳ (4 năm), mời chuyên gia của FIG hƣớng dẫn bồi dƣỡng và tập huấn
cho cán bộ, huấn luyện viên Aerobic Việt Nam.[41]
- Tháng 7/1997 đội tuyển Việt Nam xếp hạng thứ 5 (trong 40 quốc gia
tham dự) trên thế giới về đồng đội (3 ngƣời) do HLV Trần Việt Hoàng hƣớng
dẫn với các VĐV: Vũ Điền An, Bùi Huỳnh Quốc Thắng, Diệp Tuấn Cƣờng,
Phạm Thị Hồng Trang tại giải Vô địch thế giới môn Sport Aerobic lần thứ IV tổ
chức tại thành phố Perth của Australia năm 1997.


×