Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu hoạt động sinh kế của người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại địa bàn xã phúc xuân – TP thái nguyên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.22 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LONG THỊ THU
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỊA BÀN XÃ PHÚC XUÂN,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khóa học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LONG THỊ THU
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI ĐỊA BÀN XÃ PHÚC XUÂN,
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K45 - PTNT - N02

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khóa học

: 2013 – 2017


GVHD

: ThS. Đặng Thị Bích Huệ

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu, thầy cô giáo khoa Kinh tế - Phát
triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau một thời gian
thực tập tốt nghiệp tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên, nay em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp với tên đề tài:
"Nghiên cứu hoạt động sinh kế của người dân trong bối cảnh biến đổi khí
hậu tại địa bàn xã Phúc Xuân – TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
Có được kết quả này lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự tận tình
dạy dỗ của các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên ThS.
Đặng Thị Bích Huệ, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành báo cáo
thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất.
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ và nhân dân xã
Phúc Xuân, đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin và số liệu cần
thiết. Ngoài ra, các cán bộ xã còn chỉ bảo tận tình, chia sẻ những kinh
nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những ý kiến hết sức bổ ích
cho em sau khi ra trường. Tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đợt thực tập
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2017

Người thực hiện
Long Thị Thu


ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai xã Phúc Xuân năm 2016 ...................... 26
Bảng 4.2: Thông tin chung về hộ và chủ hộ điều tra ..................................... 32
Bảng 4.3: Thông tin chung về các thành viên của hộ điều tra ....................... 34
Bảng 4.4: Sử dụng nguồn tài nguyên đất đai của hộ ..................................... 35
Bảng 4.5: Nhà ở và phương tiện sản xuất trong hộ ....................................... 37
Bảng 4.6: Thiết bị sinh hoạt trong gia đình ................................................... 38
Bảng 4.7: Hoạt động sinh kế của hộ điều tra ................................................ 40
Bảng 4.8: Lợi nhuận thu được từ hiệu quả sử dụng tài nguyên của hộ .......... 41
Bảng 4.9: Nguồn thông tin về thời tiết của các hộ điều tra thu nhận được .... 43
Bảng 4.10: Các yếu tố ảnh hưởng của thời tiết đến hoạt động sản xuất của hộ
..................................................................................................................... 44
Bảng 4.11: Các yếu tố dịch hại ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất .............. 47
Bảng 4.12: Tổng hợp thiệt hại của các hộ dân trên địa bàn xã ...................... 48
Bảng 4.13. Thay đổi của các hộ khi đối mặt với BĐKH ............................... 50

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Khung sinh kế bền vững .................................................................. 9


iii
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NGUYÊN NGHĨA


BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

DT

Diện tích

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐDSH

Đa dạng sinh học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TC-CĐ-ĐH


Trung cấp- cao đẳng -đại học

ĐVT

Đơn vị tính

SL

Số lượng

KT-XH

Kinh tế xã hội

TB

Trung bình

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã


CNH-HĐH

Công nghiệp hóa hiện đại hóa

IPCC

Uỷ ban liên chính phủ về biến
đổi khí hậu

WB

Ngân hàng thế giới

BVTV

Bảo vệ thực vật


iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... ii
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 1

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của khóa luận ............................................................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu ............................................. 3
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về sinh kế ........................................................... 8
2.1.3. Tác động của BĐKH đến sinh kế. ....................................................... 11
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 15
2.2.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế trên thế giới .. 15
2.2.2. Biểu hiện và tác động của BĐKH đến sinh kế ở Việt Nam ................. 17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................................................................... 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 21


v
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 21
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 21
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................. 21
3.4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu .................................................. 22
3.4.3. Phương pháp đối chiếu so sánh........................................................... 23
3.4.4. Phương pháp thống kê mô tả .............................................................. 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 24
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................. 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 24

4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 26
4.2. Hoạt động sinh kế của người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa
bàn xã Phúc Xuân......................................................................................... 31
4.2.1. Nguồn lực con người của hộ điều tra .................................................. 31
4.2.2. Nguồn tài nguyên của hộ điều tra ....................................................... 35
4.2.3. Các hoạt động sinh kế của hộ điều tra ................................................. 39
4.2.4. Mức hiệu quả khi sử dụng tài nguyên của hộ ...................................... 41
4.2.5. Ảnh hưởng của thời tiết đến hoạt động sản xuất của hộ điều tra ......... 42
4.2.6. Các yếu tố gây nguy hại đến hoạt động sản xuất ................................. 46
4.2.7. Thiệt hại của hộ do các yếu tố ảnh hưởng ........................................... 48
4.2.8.Những thay đổi trong hoạt động sinh kế khi phải đối mặt với BĐKH .. 50
4.3. Một số giải pháp ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu .................... 51
4.3.1. Giải pháp về kỹ thuật .......................................................................... 51
4.3.2. Giải pháp về đất đai ............................................................................ 52
4.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực .............................................................. 52
4.3.4. Giải pháp về việc làm ......................................................................... 52


vi
4.3.5. Giải pháp về vốn................................................................................. 53
4.3.6. Giải pháp về giáo dục và truyền thông ................................................ 53
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 54
5.1. Kết luận ................................................................................................. 54
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 54
5.2.1. Đối với Đảng và nhà nước ................................................................. 54
5.2.2. Đối với Chính quyền và đoàn thể địa phương ..................................... 55
5.2.3. Đối với người dân địa phương ............................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 56



1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
BĐKH đã và đang tác động tới tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự
nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh
hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống con người, đặc biệt là cộng đồng dân cư
nghèo, đe dọa đến sự tồn vong của loài người trong tương lai. Đánh giá tác
động của BĐKH và nghiên cứu đưa ra các giải pháp ứng phó với BĐKH
nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên
và các hoạt động kinh tế - xã hội là một việc làm cấp bách cần thực hiện.[19]
Ở Thái Nguyên những năm gần đây đã có những biểu hiện ngày càng rõ
nét của BĐKH, làm suy thoái đất, hạn hán, các đợt mưa thường có lượng và
cường độ lớn gây lũ quét, lũ bùn đá, trượt lở… gây ô nhiễm môi trường, đặc
biệt là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi gia súc, gia cầm của bà con nhân dân.
Trong những năm gần đây xã Phúc Xuân - TP Thái Nguyên, đã xảy ra
một số hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất cũng
như ảnh hưởng tới cuộc sống của bà con nhân dân như: thời tiết nắng nóng làm
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy
nhiên họ vẫn chưa biết cách đối phó hay thích nghi cho hiện tượng này.
Xuất phát từ những vấn đề trên em tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu
hoạt động sinh kế của người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn xã
Phúc Xuân - TP Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về những ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sinh kế của
người dân tại xã Phúc Xuân, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở
đó đề xuất được một số giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi



2
khí hậu và đưa ra một số hoạt động sinh kế phù hợp cho người dân trong bối
cảnh biến đổi khí hậu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại xã Phúc Xuân,
TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu được hoạt động sinh kế của người dân trong bối cảnh biến
đổi khí hậu trong địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm hạn chế những tác động của
biến đổi khí hậu đối với đời sống người dân xã Phúc Xuân.
1.3. Ý nghĩa của khóa luận
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp bản thân có thể vận dụng được những kiến thức đã học để viết khóa
luận tốt nghiệp phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của bản thân, vận
dụng được những kiến thức đã học được ở nhà trường vào thực tiễn, đồng
thời bổ sung những kiến thức còn thiếu và những kỹ năng tiếp cận các
phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo về biến đổi khí hậu . Các
khuyến nghị và dự báo có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh
đạo, quản lý và hoạch định chính sách tại địa phương
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài, đề án về biến đổi khí
hậu có ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của người dân.
- Đánh giá được đúng thực trạng về hoạt động sinh kế của người dân
khi chịu ảnh hưởng của BĐKH để đưa ra các giải pháp.
- Đưa ra được những định hướng phát triển các hoạt động sinh kế thông
qua việc nghiên cứu thực tiễn tại địa phương.



3
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu
2.1.1.1 Khái niệm khí hậu, thời tiết, biến đổi khí hậu
* Khái niệm khí hậu và thời tiết
- Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó.
Ví dụ như: Trong phạm vi một tỉnh, một nước, một châu lục hoặc trên toàn
cầu trên cơ sở của một chuỗi dữ liệu dài (khoảng 30 năm trở lên).[1]
- Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một điểm nhất định, được xác định
bằng tổ hợp các yếu tố như: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa. Các
hiện tượng nắng, mưa, mây, gió, nóng, lạnh… thường thay đổi nhanh chóng
qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Thời tiết có thể được dự báo hàng ngày,
hàng giờ hay dài hơn đến một tuần.[1]
* Khái niệm BĐKH
- Theo công ước chung của LHQ về BĐKH: “BĐKH là những ảnh
hưởng có hại của BĐKH, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh
học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục
hồi hoặc sinh sản của các HST tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động
của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con
người”[1]
- BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỉ
hay hàng triệu năm. Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay sự
thay đổi phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình [19].



4
- Theo Ủy ban liên chính phủ về BĐKH: “ BĐKH là sự thay đổi trạng
thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập
kỷ đến hàng triệu năm( IPCC, 2007) những biến đổi này được gây ra do quá
trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và có tác động từ các hoạt động
của con người”.[13],[20]
2.1.1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu do các nguyên nhân:
- Do quá trình tự nhiên do tương tác và vận động giữa trái đất và vũ trụ.
- Do hàm lượng khí CO2 tăng lên trong khí quyển.
- Do bức xạ của Mặt trời.
- Do động đất và núi lửa.
- Do trái đất đang nóng dần lên do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu
là do tác động của con người: Dân số tăng đến mức báo động, phát triển kinh
tế quá nóng.
- Do tác động của hoạt động con người: Sử dụng thái quá nhiên liệu
hóa thạch, sử dụng phân bón, các loại hóa chất bảo vệ thực vật và sinh hoạt,
thuốc trừ sâu, khai thác sử dụng đất, rừng, chăn nuôi gia súc, khai thác và sử
dụng tài nguyên nước.
- Do chiến tranh.
Tóm lại: Nguyên nhân quan trọng làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự
gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai
thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các
hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.[9]
2.1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên trái đất.



5
- Sự dâng cao của mực nước biển do băng tan dẫn đến sự ngập úng các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật,
các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của các quá trình hoàn lưu khí quyển.
Chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.[4],[9]
Ngoài ra, những biểu hiện rõ nét và thu hút nhiều sự quan tâm nhất hiện
nay là sự gia tăng về cả tần suất cũng như cường độ các hiện tượng thời tiết
và khí hậu cực đoan như bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn.
2.1.1.4. Ảnh hưởng, hậu quả của biến đổi khí hậu
* Tác động lên môi trường
- Tài nguyên đất: Đất vốn đã bị thoái hóa do lạm dụng phân vô cơ, hiện
tượng khô hạn rửa trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hóa đất trầm
trọng hơn.
+ Nhiệt độ nóng lên làm cho quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị
mất nước trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hóa trong đất khó xảy ra.
+ Mưa axit rửa trôi hoàn toàn chất dinh dưỡng và vi sinh vật tồn tại
trong đất.
+ Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch
chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước
ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số
loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính
đa dạng sinh học.


6

+ Các hiện tượng TTCĐ có xu hướng xảy ra nhiều và mạnh hơn như:
Ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, giông lốc sẽ nhiều hơn. Đặc biệt xâm
nhập mặn và hạn hán là vấn đề thời sự. [16]
- Tài nguyên nước
+ Mực nước biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng lớn, nơi ở của
hàng triệu người sống ở các khu vực thấp như Việt Nam, Trung Quốc… Làm
khan hiếm nguồn nước ngọt ở một số nước châu Á.
- Tài nguyên khí
+ Môi trường không khí được xem như là môi trường trung gian tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các môi trường khác. Nó là nơi chứa các
chất độc hại gây nên BĐKH và chính BĐKH sẽ tác động ngược lại môi
trường không khí, làm cho chất lượng không khí ngày càng xấu đi.
+ Bên cạnh đó núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói,
khí CO2, CO, ngoài ra còn có metan và khí khác. Bụi được phun cao và lan
tỏa rất xa, bão bụi cuốn vào không khí các chất độc hại như NH3, H2S,
CH4… Cháy rừng sinh ra nhiều tro và bụi, CO2, CO. [11],[19]
- Sinh quyển
Mất đa dạng sinh học ngày nay diễn ra một cách nhanh chóng chưa
từng có. Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biển mất
hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt
với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1
– 0,60C nữa. Sự mất mát này là do môi trường sống vì đất bị hoang hóa do
nạn phá rừng và do nước biển dâng lên. [19]
* Tác động đối với con người
- Sức khỏe
+ BĐKH dẫn đến hạ thấp chỉ số phát triển con người


7
Do BĐKH, tốc độ tăng trưởng GDP không ổn định, cộng đồng người

nghèo không có điều kiện thuận lợi nâng cao chỉ số giáo dục và tuổi thọ bình
quân cũng bị ảnh hưởng. Kết quả là HDI không có sự tăng tiến phù hợp với
những cố gắng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. [11]
+ BĐKH chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực đối với sinh lý cơ thể
Kéo dài thời gian duy trì thời tiết bất lợi trong đời sống hàng ngày,
gây nhiều khó khăn cho quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường
sinh hoạt.
- Kinh tế
Tất cả các nước đều bị tác động của BĐKH, nhưng những nước bị tác
động đầu tiên và nhiều nhất lại là những nước và cộng đồng dân cư nghèo
nhất, mặc dù họ đóng góp ít nhất vào nguyên nhân BĐKH. Tuy nhiên hiện
tượng TTCĐ cũng đang gia tăng ngay cả những nước giàu. [11],[19]
+ Tác động đến nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành bị ảnh hưởng
nghiêm trọng nhất, nước biển dâng làm mất diện tích đất canh tác. Cường độ
lạnh trong mùa đông giảm dần, thời gian nắng nóng dài hơn gây ảnh hưởng
đến sự phát triển một số loài cây trên các vùng miền.
+ Tác động đến lâm nghiệp: Nước biển dâng làm giảm diện tích rừng
ngập mặn ven biển. Sự nâng cao nền nhiệt độ, lượng bốc hơi, tần suất bão…,
ảnh hưởng tới các khu rừng đa dạng ở nước ta.
+ Tác động đến thủy sản: Nhiệt độ nước biển tăng gây bất lợi cho một
số thủy sản, quá trình khoáng hóa và phân hủy nhanh hơn ảnh hưởng đến
nguồn thức ăn của sinh vật, làm cho thủy sinh tiêu tốn hơn trong quá trình hô
hấp và hoạt động khác ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thương phẩm
của thủy sản.
+ Tác động đến công nghiệp: Phần lớn các khu công nghiệp đều trên
vùng đồng bằng thấp trũng dễ bị tổn thương trước nguy cơ của BĐKH, đặc


8
biệt nước biển dâng vùng nguyên liệu công nghiệp cũng sẽ có nhiều thay đổi

về quy mô sản xuất cũng như về khối lượng sản phẩm.
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về sinh kế
2.1.2.1. Khái niệm sinh kế
- Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo Brundland
(1987) tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh kế được cho
là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục được những áp lực và
cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện
tại và tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. [7]
- Theo khái niệm của DFID đưa ra: “Một sinh kế có thể được mô tả như
là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng con người có kết hợp với những
quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt
được các mục tiêu và ước nguyện của họ”.[2]
2.1.2.2. Các nguồn vốn sinh kế
Theo DFID (Cục phát triển quốc tế) các nguồn vốn sinh kế hay tài sản
sinh kế bao gồm 5 loại sau:
- Vốn con người: bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng
cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian, khả năng làm
việc để họ đạt được những kết quả sinh kế.[2]
- Vốn xã hội: đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ xã hội, các tổ chức
xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham
gia để từ đó được những cơ hội và lợi ích khác nhau.[2]
- Vốn tự nhiên: là cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc của 1
cộng đồng) mà con người trông cậy vào. Ví dụ : như đất đai, mùa màng, vật
nuôi, rừng, nước và các nguồn tài nguyên ven biển.[2]


9
- Vốn tài chính: là các nguồn lực tài chính mà con người có được như
nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các

nguồn thu nhập tiền mặt khác như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay
những trợ cấp của nhà nước.[2]
- Vốn vật chất: Bao gồm các công trình hạ tầng - xã hội cơ bản và các
tài sản cơ bản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thông cấp
nước và năng lượng, nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình[2].
* Khung sinh kế bền vững
Khi tiếp cận sinh kế chúng ta không chỉ miêu tả, phân tích khía cạnh KT XH mà cần phải phân tích khung sinh kế. Khung sinh kế là một trong những
công cụ được xây dựng nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế
của con người và tác động qua lại giữa chúng. Phân tích tài sản sinh kế hộ bao
gồm năm nguồn lực chính (1) nguồn lực tự nhiên, (2) nguồn lực con người,
(3) nguồn lực xã hội, (4) nguồn lực tài chính, (5) nguồn lực vật chất.

Hình 2.1 Khung sinh kế bền vững.[7]


10
Khái niệm khung sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo
Brundland (1987) tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh
kế được cho là bền vững khi con người có thể đối phó và khắc phục được
những áp lực và cú sốc. Đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và
tài sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng
đầu tiên như là một khái niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả
Chambers và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh
kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương
thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và
tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc
mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích
ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể
chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ

tương lai.[2]
Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn có khả
năng thay đổi trong tương lai. Chính vì thế, khi xem xét nguồn lực con người
không chỉ xem xét hiện trạng của nguồn lực sinh kế mà còn xem xét đến khả
năng hay cơ hội thay đổi của nguồn lực đó như thế nào trong tương lai.[7]
Phương pháp điều tra xã hội học và phân tích tài liệu thống kê KT - XH
đã được vận dụng theo tiếp cận khung sinh kế nêu trên để đánh giá thực trạng
và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao sinh kế cho cộng đồng
dân cư trong bối cảnh BĐKH.[14]
Đặc biệt, một sinh kế bền vững phải có khả năng đương đầu và vượt
qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ (dự án IMOLA, 2006). Theo
đó, tổn thương sinh kế được đặc trưng như là sự “không bảo đảm” đối với
đời sống của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng khi đối mặt với những


11
thay đổi của môi trường bên ngoài. Bối cảnh gây tổn thương đối với sinh
kế là những thay đổi đột ngột có khả năng ảnh hưởng đến cơ sở nguồn
lực và các hoạt động kiếm sống như là dịch bệnh, tai biến, lũ lụt, hạn
hán,... Các áp lực như những xu hướng dài hạn có khả năng làm xói mòn
tiềm năng sinh kế bao gồm các vấn đề về dân số, suy thoái tài nguyên
thiên nhiên, lạm phát,…cũng được xem là bối cảnh gây tổn thương đối
với sinh kế.[7]
Chiến lược sinh kế là các hoạt động nhằm tạo ra các phương
(Ellis,2000). Nói một cách khác chiến lược sinh kế là khả năng phối kết
hợp các hoạt động, các sự lựa chọn để tối ưu hóa việc sử dụng các tài sản
sinh kế hiện có của nông hộ nhằm đạt được mục tiêu của nông hộ như các
hoạt động sản xuất, hoạt động đầu tư và hoạt động tái sản xuất
Chiến lược sinh kế là một hợp phần quan trọng trong sinh kế của nông
hộ, nó có mối quan hệ phụ thuộc vào các tài sản sinh kế của hộ. Chiến

lược sinh kế được thực hiện thông qua các hoạt động sinh kế dựa trên các
tài sản sinh kế hiện có nhằm tạo ra các nguồn thu nhập đáp ứng nhu cầu
đa dạng của nông hộ tại các thời điểm khác nhau.[7],[14]
2.1.3. Tác động của BĐKH đến sinh kế.
2.1.3.1.Đến sản xuất nông lâm ngư nghiệp
*Đối với sản xuất nông nghiệp
Biến đổi khí hậu có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng,
thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. Biến đổi
khí hậu ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng
khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.
Với sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây
trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại. Ranh giới


12
của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ
phía Bắc.
Biến đổi khí hậu có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động
và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các
thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập
úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản
lượng của cây trồng và vật nuôi.
Biến đổi khí hậu gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.
*Đối với sản xuất lâm nghiệp
Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động
xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ.
Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển.
Rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các dải cao hơn, rừng rụng lá với
nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh.
Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp

dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Tuy vậy, chỉ số tăng
trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm.
Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài động,
thực vật quý hiếm có thể bị suy kiệt.
Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát
triển sâu bệnh, dịch bệnh...
*Đối với thủy sản
Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một
số loài thủy sản nước ngọt.
Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số
loài thủy sản.


13
Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến
giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật
đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi.[12]
2.1.3.2.Đến công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, phát triển nhanh trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các khu công nghiệp là các cơ sở kinh tế
quan trọng của đất nước đang và sẽ được xây dựng nhiều ở vùng đồng bằng
phải đối diện nhiều hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong thoát nước
do nước lũ từ sông và mực nước biển dâng. Vấn đề này đòi hỏi các đánh giá
và tăng đầu tư lớn trong xây dựng các khu công nghiệp và đô thị, các hệ thống
đê biển, đê sông để bảo vệ, hệ thống tiêu thoát nước, áp dụng các biện pháp
nhằm hạn chế rủi ro, đặc biệt những khu công nghiệp có rác thải và hóa chất
độc hại được xây dựng trên vùng đất thấp.
Biến đổi khí hậu làm tăng khó khăn trong việc cung cấp nước và nguyên
vật liệu cho các ngành công nghiệp và xây dựng như dệt may, chế tạo, khai
thác và chế biến khoáng sản, nông, lâm, thủy, hải sản, xây dựng công nghiệp

và dân dụng, công nghệ hạt nhân, thông tin, truyền thông, v.v. Các điều kiện
khí hậu cực đoan gia tăng cùng với thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu, linh
kiện, máy móc, thiết bị và các công trình giảm đi, đòi hỏi những chi phí tăng
lên để khắc phục.
Biến đổi khí hậu còn đòi hỏi các ngành này phải xem xét lại các quy
hoạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành nhằm thích ứng với biến đổi
khí hậu.[12]
2.1.3.3.Đến giao thông vận tải
Biến đổi khí hậu có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông vận tải,
một ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính không ngừng
tăng lên trong tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội


14
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc kiểm soát và hạn chế tốc độ
tăng phát thải khí nhà kính đòi hỏi ngành phải đổi mới và áp dụng các công
nghệ ít chất thải và công nghệ sạch dẫn đến tăng chi phí lớn.
Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lượng của các động cơ, trong đó có các
yêu cầu làm mát, thông gió trong các phương tiện giao thông cũng góp phần
tăng chi phí trong ngành giao thông vận tải.
Biến đổi khí hậu gây ra lũ lụt nhiều hơn, tàn phá hệ thống giao thông; núi
lửa phun trào gây khói bụi làm ngừng trệ các chuyến bay.[12]
2.1.3.4.Đến văn hóa, thể thao, du lịch và thương mại
Biến đổi khí hậu có tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hóa, thể
thao, du lịch, thương mại và dịch vụ và có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các
tác động tiêu cực đến các lĩnh vực khác như giao thông, vận tải, xây dựng,
nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng.
Nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, một số bãi có thể
mất đi, một số khác bị đẩy sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác,
làm tổn hại đến các công trình di sản văn hóa, lịch sử, các khu bảo tồn, các

khu du lịch sinh thái, các sân gôn ở vùng thấp ven biển và các công trình hạ
tầng liên quan khác có thể bị ngập, di chuyển hay ngừng trệ,... làm gia tăng
chi phí cho việc cải tạo, di chuyển và bảo dưỡng.
Nhiệt độ tăng và sự rút ngắn mùa lạnh làm giảm tính hấp dẫn của các
khu du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng trên núi cao, trong khi mùa du lịch mùa hè
có thể kéo dài thêm.[12]
2.1.3.5.Đến sức khỏe con người
Biến đổi khí hậu toàn cầu đe dọa sức khỏe con người một cách nghiêm
trọng và theo nhiều cách khác nhau. Phần lớn dân số sẽ phải hứng chịu nhiều
đợt nóng hơn, phải nhiễm nhiều loại dịch bệnh hơn và phải đối mặt với những
thảm họa thiên nhiên thường xuyên hơn, cụ thể:


15
Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người,
dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch,
bệnh thần kinh.
Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền
Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của
con người.
Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét,
sốt xuất huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn
và côn trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm
khuẩn dễ lây lan,...
Thiên tai như bão, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất
v.v.gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh
hưởng gián tiếp đến sức khỏe thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng,
bệnh tật hoặc do những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế – xã hội, cơ hội
việc làm và thu nhập. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông
dân nghèo, các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.[12]

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế trên thế giới
BĐKH toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ
nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao, là các hiện
tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo
dài dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên
người, gia súc, gia cầm.
Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi
tệ sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng,
bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh,
mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho


16
các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu
trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng bởi
những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang đối
mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc
hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do
mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt.
Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có
nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ
liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay
đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc
biệt ở Bắc Mỹ, Tây Nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, Bắc Đại Tây
Dương. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ
người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của
Trái đất.
BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường
trên phạm vi toàn thế giới: đến 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4 %,

giá sẽ tăng 13 - 15 %, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36 - 50 %,
mực nước biển sẽ dâng cao gây lũ lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh
hưởng đến nông nghiệp và gây rủi ro lớn đến công nghiệp và cả hệ thống
kinh tế xã hội trong tương lai.
Theo báo cáo do ngân hàng thế giới (WB) công bố bên lề hội nghị về
biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đang diễn ra tại Warsaw (Ba Lan –
2014), thiên tai gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD mỗi năm và thậm chí còn cao
hơn do biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn.
Báo cáo cho biết các thảm họa thiên nhiên đã gây tổn thất gần 4000 tỷ
USD trong 30 năm qua, trong đó có 2/3 là do các cơn bão gây ra, lũ lụt và
hạn hán nghiêm trọng. Vào những năm 1980, thiệt hại hàng năm là khoảng 50


17
tỷ USD và trong thập niên qua, con số đã tăng gấp 4 lần lên 200 tỷ USD /năm.
Những con số này bao gồm các ước tính thiệt hại về người và việc làm cũng
như các tổn thất về nhà cửa và cơ sở hạ tầng.
Theo báo cáo của WB, những thiệt hại về kinh tế do các hiện tượng thời
tiết là đặc biệt lớn ở các nước có thu nhập trung bình đang tăng trưởng nhanh, do
các tài sản giá trị lớn dễ bị tàn phá. Báo cáo cho biết tương đương với 1% GDP
trong 6 năm 2001- 2006, gấp 10 lần mức trung bình ở các nước nước thu nhập
cao. Cơn bão Tomas đã cuốn đi 43% GDP của St Lucia năm 2010.
Theo dự báo ở Châu Phi: vào năm 2020, khoảng tử 75 – 250 triệu
người sẽ phải gánh chịu áp lực lớn về nước do biến đổi khí hậu. Sản lượng
nông nghiệp dựa vào nước mưa có thể giảm tới 50%, gây ảnh hưởng lớn đến
các hoạt động sinh kế của người dân và ảnh hưởng xấu đến an ninh lương
thực. Năm 2080 diện tích đất khô cằn và bán khô cằn ở Châu Phi sẽ tăng từ 5
– 8% theo như kịch bản của BĐKH.
Với khoảng 2,7 tỷ người (chiếm 40% dân số thế giới) đang sinh sống ở
các vùng ven biển, mà vùng ven biển lại được coi là một trong những khu vực

phát triển năng động nhất Thế Giới hiện nay. Mặc dù là khu vực có tiềm năng
phát triển nhưng vùng ven biển cũng là nơi chịu những tác động mạnh nhất
của tự nhiên và hoạt động của con người, đặc biệt là gia tăng khả năng bị tổn
thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các
cộng đồng ven biển.[16],[17]
2.2.2. Biểu hiện và tác động của BĐKH đến sinh kế ở Việt Nam
Với địa hình đa dạng, đường bờ biển dài và các đồng bằng sông rộng
lớn, hoạt động nông nghiệp Việt Nam đang chịu ảnh hưởng lớn từ những thay
đổi của khí hậu cùng các thảm họa tự nhiên như bão, lũ, hạn hán.
- Xu thế biến đổi giờ nắng


×