Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến khả năng sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2016 tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
…..

…..

LỤC THỊ LANH

TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ
SINH HỌC ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA
GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51 VỤ HÈ THU NĂM 2016 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Trồng trọt
Khoa

: Nông học

Khóa

: 2013 - 2017

Thái Nguyên - 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
…..

…..

LỤC THỊ LANH
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ
SINH HỌC ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA
GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51 VỤ HÈ THU NĂM 2016 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành:
Trồng trọt
K45 – Trồng trọt – N02
Lớp:
Khoa:
Nông học
Khóa:
2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm thị Thu Huyền
ThS. Nguyễn Thị Phương Oanh

Thái Nguyên - 2017



i

LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập của mỗi sinh viên. Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn
cuối cùng trong toàn bộ chương trình học tập và không thể thiếu được. Đây là
khoảng thời gian để mỗi sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức, đồng thời
giúp cho sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tiễn sản xuất, và đây cũng là dịp để sinh viên được làm quen với công việc
nghiên cứu, sử dụng kiến thức mà mình đã học để khi ra trường trở thành một
kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, có năng lực tốt đáp ứng được nhu cầu của
sản xuất, góp phần vào sự phát triển nông thôn nói riêng, nền kinh tế của
nước ta nói chung.
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cùng sự phân công của Ban Chủ nhiệm khoa Nông Học em đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu
cơ sinh học đến khả năng sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương ĐT51
vụ Hè Thu năm 2016 tại Thái Nguyên”.
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô và bạn bè. Đặc biệt sự hướng
dẫn tận tình sâu sắc của cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Phương Oanh đã
trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình làm đề tài cũng như hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp của mình. Xin cảm ơn những người thân trong gia đình,
những người bạn đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập cũng
như hoàn thành khóa luận này.
Với trình độ và năng lực bản thân có hạn, mặc dù đã hết sức cố gắng
song không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự tham gia
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận này trở nên
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2017

Sinh viên
Lục Thị Lanh


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ i
MỤC LỤC.............................................................................................................................ii
PHỤ LỤC BẢNG ................................................................................................................. v
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................................vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.......................................................................................................................... 1
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài ............................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu.......................................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ........................................................................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................................. 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................................ 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu phân bón đậu tương trên thế giới ............................... 5
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ................................................................ 5
2.2.2. Một số nghiên cứu về phân bón cho đậu tương trên thế giới .................................... 8
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam.......................................... 11
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ............................................................... 11
2.3.2. Một số nghiên cứu về phân bón cho đậu tương ở Việt Nam................................... 14
2.4. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên ............................................................ 18
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 20

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................. 20
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................ 20


iii

3.3. Nội dung ....................................................................................................................... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 21
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................................. 21
3.4.2 Phương pháp trồng và chăm sóc ............................................................................... 21
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ......................................................................... 22
3.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển .................................................................. 22
3.5.2. Chỉ tiêu sinh lý .......................................................................................................... 23
3.5.3. Các yếu tố cấu thành năng suất ................................................................................ 24
3.5.4. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại ............................................................ 25
3.6. Phương pháp xử lý sô liệu ........................................................................................... 26
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 27
4.1. Ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến các giai đoạn sinh trưởng
của giống đậu tương ĐT51 ................................................................................................. 27
4.1.1. Thời kỳ mọc .............................................................................................................. 28
4.1.2 Thời kỳ phân cành ..................................................................................................... 28
4.1.3. Thời kỳ ra hoa ........................................................................................................... 29
4.1.4. Giai đoạn chắc xanh .................................................................................................. 30
4.1.5. Giai đoạn chín ........................................................................................................... 31
4.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến đặc điểm hình thái của giống đậu
tương ĐT51 ......................................................................................................................... 32
4.2.2. Chiều cao đóng quả................................................................................................... 33

4.2.4. Đường kính thân ....................................................................................................... 34
4.3. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống
đậu tương ĐT51 .................................................................................................................. 34
4.3.1. Chỉ số diện tích lá...................................................................................................... 36
4.3.2. Khả năng tích lũy vật chất khô ................................................................................. 36
4.3.3. Tỷ lệ chất khô ............................................................................................................ 37
4.4. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến khả năng hình thành nốt sần của
giống đậu tương ĐT51. ....................................................................................................... 37


iv

4.5. Ảnh hưởng của các loại phân hữu sinh học đến mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng
chống đổ của giống đậu tương ĐT51 ................................................................................. 39
4.5.1. Sâu bệnh hại .............................................................................................................. 39
4.5.2. Khả năng chống đổ ................................................................................................... 40
4.6. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống đậu tượng ĐT51................................................................................. 41
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 45
5.1. Kết luận ........................................................................................................................ 45
5.2. Đề nghị ......................................................................................................................... 45


v

PHỤ LỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ................................................... 5
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương ở 4 quốc gia đứng đầu thế giới . 6
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 5 năm gần đây ......................... 13

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên trong những năm gần đây . 18
Bảng 4.1: Tình hình thời tiết khí hậu vụ Hè Thu năm 2016 tại Thái Nguyên .... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.2: Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 vụ
Hè Thu 2016.................................................................................................................. 28
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến một số đặc điểm hình
thái của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2016 ........................................................ 32
Bảng 4.4: Chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của giống đậu tương
ĐT51 vụ Hè Thu năm 2016 tại Thái Nguyên ............................................................. 35
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đến khả năng hình
thành nốt sần của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2016 Thái Nguyên.................. 38
Bảng 4.6.1: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm
2016 tại Thái Nguyên.................................................................................................... 39
Bảng 4.6.2: Khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2016 Thái
Nguyên .......................................................................................................................... 41
Bảng 4.7: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐT51
vụ Hè Thu 2016 tại Thái Nguyên ................................................................................. 41


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT
CV:

Hệ số biến động

DT:

Diện tích


NS:

Năng suất

SL:

Sản lượng

LSD05:

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

CSDTL:

Chỉ số diện tích lá

KNTLVCK: Khả năng tích lũy vật chất khô
P1000 hạt:

Khối lượng 1000 hạt

NSLT:

Năng suất lý thuyết

NSTT:

Năng suất thực thu

CT:


Công thức

Đ/C:

Đối chứng


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây đậu tương (Glycine max(L)Merrill) còn gọi là cây đậu nành là một
loại cây trồng có từ lâu đời được xem là loại “cây kỳ lạ”, “vàng mọc từ đất”,
“cây thần diệu”, “cây đỗ Thần”… sở dĩ cây đậu tương được đánh giá như vậy
chủ yếu là do giá trị kinh tế của nó.
Các phân tích sinh hóa cho thấy rằng hạt đậu tương chứa từ 38 - 45%
Protein, 18 - 22% Lipit, nhiều vitamin và khoáng chất. Hiện nay đậu tương
đang cung cấp 10 - 20% nhu cầu dinh dưỡng đạm cho người và 50% thức ăn
gia súc trên toàn thế giới với sản lượng 245 triệu tấn/năm (năm 2002) (Hội
thảo đậu tương quốc gia, 2003) [10]. Protein đậu tương có giá trị cao không
những về hàm lượng lớn mà nó còn đầy đủ và cân đối các loại axit amin, đặc
biệt là các loại axit amin không thay thế như: Xystin, Lizin, Valin, Izovalin,
Leuxin, Methionin, Triptophan có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng
của cơ thể trẻ em và gia súc. Ngoài ra trong hạt đậu tương còn chứa nhiều loại
vitamin như vitamin PP, A, C, E, D, K, đặc biệt là vitamin B1 và B2 (Phạm
Văn Thiều, 2006) [20].
Đậu tương có khả năng tích lũy đạm của khí trời để làm giàu đạm cho
đất nhờ vào sự cộng sinh vi khuẩn nốt sần ở bộ rễ trong điều kiện thuận lợi,

các vi khuẩn nốt sần Rhizolium Japonicum có thể tích lũy được một lượng
đạm tương đương từ 20 - 25kg Urê/ha. Bởi vậy trồng đậu tương có tác dụng
cải tạo đất tốt lên và bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn cho đất.
Nhờ những ưu điểm nổi bật trên mà cây đậu tương đã trở thành một
trong những cây trồng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trong đời
sống xã hội nhiều nước trên thế giới. Hạt đậu tương là mặt hàng xuất khẩu
đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều quốc gia. Nhiều nước đã tập trung


2

nghiên cứu và sản xuất đậu tương với số lượng lớn như Mỹ, Brazil,
Achentina...
Ở Việt Nam diện tích và sản lượng đậu tương trong những năm gần đây
liên tục tăng. Đến nay cây đậu tương đã trở thành cây trồng chính trong cơ
cấu cây trồng của nhiều vùng sản xuất ở nước ta.
Thái Nguyên là tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc với tổng diện
tích đất tự nhiên 353318,91 ha; trong đó diện tích đất dùng để sản xuất nông
nghiệp chiếm trên 30% (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2013) [4].
Đậu tương là một trong nhóm cây trồng hàng năm được tỉnh quan tâm chỉ đạo
sản xuất. Vì đậu tương là cây trồng ngắn ngày, có giá trị kinh tế, giá trị dinh
dưỡng cao; không quá kén đất; có thể gieo trồng cả 3 vụ; có khả năng cải tạo
đất. Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương trong tỉnh
luôn giảm ( Năm 2005 diện tích là 3389ha; năm 2010 là 1567ha; năm 2011 là
1039ha; năm 2012 là 1418ha; năm 2013 là 1309ha; đến năm 2014 diện tích
trồng đậu tương của tỉnh chỉ còn hơn 1,2 nghìn ha) (Niên giám thống kê tỉnh
Thái Nguyên, 2014) [5] không đủ đậu tương cung cấp cho ngay cả thị trường
trong tỉnh.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hữu cơ sinh học đến khả

năng sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm
2016 tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Xác định được loại phân bón hữu cơ sinh học phù hợp với sinh trưởng,
phát triển và năng suất của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu tại Thái
Nguyên.


3

2.2. Yêu cầu
- Xác định loại phân bón hữu cơ sinh học có ảnh hưởng tốt đến khả
năng sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2016 tại Thái
Nguyên.
- Xác định lọai phân bón hữu cơ sinh học có ảnh hưởng tốt đến một số
chỉ tiêu sinh lý của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2016 tại Thái
Nguyên.
- Xác định loại phân bón hữu cơ sinh học có ảnh hưởng tốt đến khả
năng chống chịu của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2016 tại Thái
Nguyên.
- Xác định loại phân bón hữu cơ sinh học có ảnh hưởng tốt đến các yếu
tố cấu thành năng suất của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2016 tại
Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên
cứu và học tập.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài là cơ sở để xác định biện pháp kỹ thuật phù hợp

cho giống đậu tương ĐT51 tại Thái Nguyên.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Để có đủ nguồn lương thực, thực phẩm chất lượng nuôi sống người dân
trong bối cảnh khí hậu, môi trường sinh thái có nhiều biến đổi, người nông
dân phải tiến hành một nền thâm canh hiện đại. Nền sản xuất này đòi hỏi phải
dựa trên việc áp dụng một cách khoa học các yếu tố giống, nước, phân bón và
kỹ thuật chăm sóc,... đồng thời phải bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên
nhiên, tránh ô nhiễm môi trường.
Nước ta đã có nhiều hướng đầu tư nghiên cứu phát triển cây đậu tương
như: Nghiên cứu về giống nhằm chọn tạo và nhập nội các loại giống mới phù
hợp với điều kiện nước ta. Nghiên cứu các biện pháp thâm canh, các chế độ
phân bón thích hợp cho từng giống, từng vùng... đã đem lại những hiệu quả
nhất định. Để góp phần làm tăng năng suất đậu tương, đáp ứng nhu cầu trong
nước và hướng tới xuất khẩu. Bên cạnh việc nghiên cứu về giống, thời vụ thì
nghiên cứu về phân bón lót là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nghiên
cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất đậu tương.
Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng ban đầu của
cây đậu tương. Phân dùng bón lót là những loại phân mà cây đậu tương không
thể hấp thu ngay từ khi còn nhỏ, mà cần có một thời gian phân giải trong đất
thành các chất dễ hấp thu. Phân dùng bón lót chủ yếu là phân hữu cơ. Phần
lớn là phân chuồng đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung
cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường
hoạt động cho hệ sinh vật có lợi ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần
bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.

Việc chọn được loại phân hữu cơ bón lót thích hợp sẽ giúp cây sinh
trưởng phát triển tốt, tăng năng suất tốt hơn.


5

2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu phân bón đậu tương trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương giữ vai trò quan trọng trong các cây lấy dầu của thế giới,
tiếp sau đó là lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọ, trên toàn bộ cây lấy
dầu trên thế giới đậu tương tăng từ 32% năm 1965 tới 50% năm 1980. Ngược
lại sản lượng của cây lạc lại giảm xuống từ 18% xuống còn 11% trong cùng
thời kỳ (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [6], đồng thời đậu tương cũng là cây đứng
thứ tư trong các cây làm lương thực, thực phẩm (sau lúa mì, lúc nước và ngô)
(Chu Văn Tiệp, 1981) [19]. Hiện nay đậu tương được trồng ở 78 nước trên thế
giới, trong đó trồng tập trung nhiều nhất ở các nước Châu Mỹ (chiếm tới
73%), tiếp theo là các nước thuộc khu vực Châu Á với 23,15% (Lê Độ Hoàng
và cs, 1977) [11]. Tình hình sản xuất đậu tương của thế giới trong những năm
gần đây được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Diện Tích

Năng Suất

Sản Lượng

(ha)

(tạ/ha)


(tấn)

2010

102,79

25,78

264,91

2011

103,82

25,20

261,60

2012

105,37

22,93

241,58

2013

111,63


24,91

278,09

2014

117,72

26,20

308,44

Năm

(Nguồn: FAOSTAT Browse Data,2016) [26]
Diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương có xu
hướng tăng lên. Từ năm 2010 - 2014, trong 5 năm diện tích trồng đậu tương
tăng lên khoảng 14,93 triệu ha tăng 14,51% so với năm 2010. Diện tích trồng
đậu tương của thế giới cao nhất đạt 117,72 triệu ha vào năm 2014.


6

Năng suất: Năng suất đậu tương của thế giới những năm gần đây tương
đối ổn định dao động từ 22,93 tạ/ha đến 26,2 tạ/ha. Năm 2012, năng suất đậu
tương là thấp nhất 22,93 tạ/ha. Năm 2014, năng suất đậu tương tăng cao nhất
là 26,2 tạ/ha.
Sản lượng: Sản lượng đậu tương của thế giới trong những năm gần đây
đã có sự biến động nhưng biến động không đáng kể. Trong 5 năm trở lại đây
2010 - 2014 sản lượng đậu tương tăng 43,53 tấn tương đương với 16,43%.

Năm 2014 sản lượng đậu tương lớn nhất đạt 308,44 triệu tấn.
Hiện nay khoảng 90 - 95 % sản lượng đậu tương trên thế giới tập
trung ở 4 quốc gia là: Mỹ, Brazil, Trung Quốc và Achentina(Phạm Văn
Thiều, 2006) [20]. Sản lượng của các nước này chiếm khoản 90 - 95% sản
lượng đậu tương của toàn thế giới và được thể hiện rõ ở bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương ở 4 quốc gia đứng đầu
thế giới
Năm 2013
Diện tích
Tên nước (triệu/ha)

Năm 2014
Sản

Năng
suất
(tạ/ha)

lượng

Diện tích

(triệu

(triệu/ha)

tấn)

Năng
suất

(tạ/ha)

Sản
lượng
(triệu
tấn)

Mỹ

85,79

28,34

243,09

91,86

29,53

271,21

Brazil

27,91

29,29

81,72

30,27


28,99

86,76

Achentina 19,42

25,39

49,31

19,25

27,74

53,4

17,6

11,95

6,73

18,13

12,2

Trung

6,79


quốc
(Nguồn: FAOSTAT Browse Data, 2016)[26]


7

Mỹ là nước sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế
giới. Mỹ coi đậu tương là sản phẩm chiến lược trong ngành nông nghiệp nên
đã liên tục mở rộng diện tích trồng đậu tương bằng cách thay thế các cây
trồng khác bằng đậu tương. Để đạt lợi nhuận cao nhất, các nhà sản xuất đậu
tương ở Mỹ đã đầu tư mạnh và nghiên cứu mở rộng thị trường. Đến nay, Mỹ
đã hỗ trợ trên 18 chương trình và mở rộng thị trường tại 70 nước, nghiên cứu
giảm giá thành phẩm, nâng cao chất lượng hạt và tạo nhiều sản phẩm mới từ
đậu tương. Hiệp hội đậu tương Hoa Kỳ ASA được thành lập từ năm 1920 và
có 52000 hội viên tham gia. Hiện nay, ở Mỹ cây đậu tương đang đứng thứ 3
về diện tích sau lúa mì và ngô đứng thứ hai về giá trị kinh tế. Đậu tương đối
với Mỹ được coi là mặt hàng có giá trị chiến lược trong xuất khẩu và thu
ngoại tệ.
Tiếp sau Mỹ phải kể đến Brazil là nước đứng thứ hai trên thế giới về diện
tích và sản lượng đậu tương. Năm 2014, về diện tích chiếm khoảng 25,71%, sản
lượng chiếm khoảng 28,13% so với sản lượng đậu tương của thế giới. Đậu tương
ở Brazil hầu hết được dùng làm bột và ép dầu. Chính phủ Brazil khuyến khích
đẩy mạnh công nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu khô dầu, bột đậu... Có
được kết quả trên là do Brazil đã sử dụng những giống chống chịu sâu bệnh,
giống chuyển gen, ứng dụng khoa học kỹ thuật của thế giới.
Xếp sau Brazil là nước láng giềng Agrentina và Trung Quốc. Trước
đây, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 3 sau Mỹ và Brazil nhưng từ năm 1999 trở
lại đây Agrentina đã vượt qua Trung Quốc cả về diện tích, năng suất và sản
lượng. Năm 2014, diện tích đậu tương của Achentina là 19,25 triệu ha, trong

khi đó Trung Quốc là 6,73 triệu ha. Năng suất đậu tương của Achentina đạt
27,74 tạ/ha còn Trung Quốc chỉ là 18,13 tạ/ha.
Ngoài 4 nước nói trên thì Pháp, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản cũng là những
nước sản xuất đậu tương lâu đời.


8

Tại Nhật Bản cây đậu tương tuy đã được đưa vào khoảng 200 năm
trước và sau công nguyên, nhưng phải đến năm 1960 cây đậu tương mới được
chú ý phát triển. Diện tích trồng đậu tương của Nhật Bản năm 1960 là 340
ngàn ha, năng suất 78,5 tạ/ha cao nhất thế giới, năm 1997 diện tích đạt tới 832
ngàn ha (Nguyễn Văn Luật(1979) [14].
Đậu tương là cây trồng được chú ý phát triển khá mạnh ở Ấn Độ.
Năm 1997 Ấn Độ có diện tích đậu tương là 5,1 triệu ha, năng suất 10,5
tạ/ha, sản lượng 5,35 triệu tấn. Trong những năm gần đây Ấn Độ đã áp
dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh nên năng suất bình quân đã tăng gấp
2,5 lần đạt 26,7 tạ/ha.
Diện tích, năng suất và sản lượng Châu Á còn thấp, chỉ mới đáp ứng
được 50% nhu cầu tiêu dùng của châu lục, do vậy hàng năm các nước Châu Á
như: Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia, Malaixia phải nhập khẩu một lượng
lớn đậu tương từ Mỹ, Braxin, Achentina…
Một số nước Đông Âu cũng có nhu cầu nhập khẩu đậu tương lớn chủ
yếu từ Mỹ và Braxin như: Hà Lan nhập 5,06 triệu tấn; Đức nhập 3,9 triệu tấn;
Tây Ban Nha nhập trên 3 triệu tấn (Ngô Thế Dân, 1999) [6].
2.2.2. Một số nghiên cứu về phân bón cho đậu tương trên thế giới
Hiện nay, đậu tương đang được trồng ở trên 100 nước trên thế giới, nó
là cây trồng có giá trị nhiều mặt như: dinh dưỡng, thương mại. Nhu cầu đậu
tương trên thế giới không ngừng tăng, song sản lượng đậu tương lại không đáp
ứng được nhu cầu đó. Để tăng sản lượng đậu tương không chỉ mở rộng diện tích

mà mà cần phải nghiên cứu các phương pháp làm tăng năng suất “phá vỡ rào cản
năng suất của đậu tương”. Vì thế, trong điều kiện diện tích gieo trồng có hạn, để
đáp ứng được nhu cầu đậu tương đòi hòi các nhà khoa học nghiên cứu chọn tạo
ra những giống đậu tương mới có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt. Đồng


9

thời, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp. Trong đó, phân bón lót
là một yếu tố rất quan trọng.
Năm 1970, ở Nam Phi người ta đã sản xuất phân hữu cơ lân tự nhiên
nghiền mịn và amonium cacbonat. Theo Lê Văn Tri (2003) [23] Trung Quốc
được xem là nước có truyền thống sử dụng phân hữu cơ lâu đời nhất với các
nguồn phân chủ yếu là phân chuồng, rơm rạ, phân xanh, khô dầu tương,...
tương đương 9,8 triệu tấn NPK nguyên chất/năm. Năm 1982, ở Mỹ đã sản
xuất được khoảng 100 triệu tấn/năm từ bùn cống, mùn cưa, vôi và đá
phosphate, ở Đài Loan thì phân hữu cơ bắt đầu sản xuất từ năm 1986 từ than
bùn, mùn cưa và lân tự nhiên (Juang, 1996) [27].
Trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có
nhiều hướng dẫn giúp bà con nông dân tại các địa phương sử dụng WEHG
như là một biện pháp kỹ thuật mới sử dụng trong sản xuất nông nghiệp
(1997), được Cục trồng trọt hướng dẫn sử dụng như một biện pháp sản xuất
an toàn theo hướng VietGAP trên các sản phẩm như rau, quả, chè để hạn chế
hàm lượng nitrat và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các loại sản phẩm
trên nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi
trường. Năm 2011, phân sinh học WEHG đã được Cục Trồng trọt, Bộ
NN&PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa theo VietGAP
(Nguyễn Thanh Hải, 2013) [8].
Phân hữu cơ sinh học là một sản phẩm sinh học. Sự ra đời của nó
xuất phát từ việc phát minh và ứng dụng phân vi sinh vật trong sản xuất

nông nghiệp.
Phân vi sinh vật được nghiên cứu và sản xuất đầu tiên tại Đức 1896 bởi
Noble Hiltner và được đặt tên là Nitragin. Nitragin là loại phân chế tạo bởi vi
khuẩn Rhizobium (vi khuẩn Rhizobium do một nhà khoa học người Hà Lan
phân lập trong nốt sần rễ cây bộ đậu năm 1888 và được FrankB (người Đức)


10

đặt tên vào năm 1889) dùng để bón cho các loài cây họ đậu. Sau đó, việc sản
xuất loại phân này được phát triển rộng sang các nước khác như ở Mỹ(1896),
Canada (1905), Nga (1907), Thụy Điển (1914)... với các tên gọi khác nhau
như: Nitrobacterin (Anh), Campen (Hà Lan), A Bactenit (Hungari), Afoit
(Italia). Từ đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm ứng dụng và mở rộng
sản xuất các loại phân bón vi sinh cố định nitơ mà thành phần còn được phối
thêm một số vi sinh vật có ích khác như các vi khuẩn, xạ khuẩn cố định nitơ
sống tự do, các xạ khuẩn có khả năng phân giải cellulose, một số chủng vi
sinh vật có khả năng chuyển hóa phospho và kali ở dạng khó hòa tan thành
dạng dễ hòa tan cho cây trồng dễ sử dụng.
Sở nghiên cứu khoa học Đông Bắc Trung Quốc năm 1955 đã cho sản
xuất phân vi sinh vật chuyển hóa phospho bón cho lúa nước, lúa mì, khoai
tây, đậu tương, lạc... kết quả thu được đều cho năng suất cao hơn (Lê Văn Tri,
2001) [22].
Nhiều sản phẩm được tạo ra từ các quy trình nêu trên đã được thử khảo
nghiệm trên diện rộng và được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận và cho
đăng ký trong danh mục các loại phân bón được phép sử dụng tại Việt Nam
như: Phân VSV Lân hữu cơ Sông Gianh, Phân VSV cố định nitơ cho cây họ
đậu, Phân lân hữu cơ vi sinh KOMIX, Phân bón sinh tổng hợp BIOMIX,
Phân lân vi sinh HUMIX, Phân vi sinh Phytohoocmon, HUDAVIL,... Tùy
theo công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật thể chứa sinh khối từ 1 chủng

hay nhiều chủng vi sinh vật đã tuyển chọn sản phẩm có thế được sản xuất ở
dạng bột hoặc lỏng (Nguyễn Hữu Tề) [18].
Năm 1980, GS.TS Teruo Higa - Đại học Ryu Kyus – Okinawa – Nhật
Bản đã phát minh ra chế phẩm EM. Chế phẩm này có chứa khoảng 80 loài vi
sinh vật có nguồn gốc tự nhiên: Vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc,...(Trần
Thị Thanh, 2001) [17]. Chế phẩm này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc


11

gia trên thế giới và thu được những kết quả đáng kể, đặc biệt những nước
thuộc Châu Á. Ở Nhật bản người ta xử lý EM trên cà chua, khoai tây và thu
được 500 quả cà chua/cây, 10kg củ khoai tây/cây. Tại Thái Lan, nhờ sử dụng
EM mà những vùng đất bạc màu không trồng được cải bắp 2 vụ đã trồng
được cải bắp 2 vụ, năng suất cao hơn rõ rệt, đất đai màu mỡ hơn (Vũ Hữu
Trường Điền, 1998) [7].
Theo nghiên cứu của Myint C.C, (1993) [29] đã cho thấy: Nếu chỉ bón
đơn độc EM cho ruộng lúa thì năng suất tăng từ 2 - 11% nhưng nếu bón kết
hợp EM với các chất hữu cơ thì năng suất lúa tăng từ 17,0 - 41,5%.
Tại Trung Quốc, khi nghiên cứu ảnh hưởng của EM trên đậu tương các
tác giả Li Zhengao, Wo Shengchun và Yn Shen (1995) [28] cũng đã đưa ra
kết luận rằng: EM có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng phát triển, năng
suất của đậu tương; việc bón kết hợp EM với các chất hữu cơ đã cho năng
suất đậu tương tăng từ 13,7% so với chỉ bón phân hóa học.
Như vậy, việc sản xuất phân vi sinh đã rất phổ biến ngay từ đầu thế kỉ
XX, nhưng việc nghiên cứu và sản xuất phân hữu cơ sinh học bằng cách phối
trộn phân hữu cơ và phân vi sinh mới chỉ manh nha vào cuối thế kỉ XX (Võ
Minh Kha, 2003) [12].
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Việt Nam là một nước nông nghiệp có lịch sử trồng đậu tương lâu đời.
Một số tài liệu cho rằng cây đậu tương được đưa vào trồng nước ta từ thời vua
Hùng và xác định rằng nhân dân ta trồng cây đậu tương trước cây đậu xanh và
cây đậu đen (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [6]. Hiện nay cây đậu tương ở Việt
Nam chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền nông nghiệp. Nhận thức được
vai trò quan trọng của cây đậu tương trong việc phát triển kinh tế, nước ta đã và
đang chú trọng vào sản xuất đậu tương, văn kiện Đại hội V của Đảng cộng sản


12

Việt Nam (tập II trang 37) có ghi: “Đậu tương cần được phát triển mạnh mẽ để
tăng nguồn đạm cho người, gia súc, đất đai và trở thành một loại hàng hoá xuất
khẩu chủ lực ngày càng quan trọng”.
Hiện tại cả nước đã hình thành 7 vùng sản xuất đậu tương. Trong đó, diện
tích trồng lớn nhất là trung du miền núi phía Bắc (chiếm 37,1% diện tích
trồng cả nước), tiếp theo là vùng đồng bằng sông Hồng với diện tích 27,21%
(Ngô Thế Dân và cs 1999) [6]. Năng suất đậu tương cao nhất nước ta là vùng
đồng bằng sông Cửu Long, bình quân 22,29 tạ/ ha trong vụ Đông Xuân và
29,71 tạ/ ha trong vụ mùa. Vùng trung du và miền núi phía Bắc, nơi có diện
tích đậu tương lớn nhất nước ta lại là vùng có năng suất thấp nhất, trên 10 tạ/
ha. Theo nghiên cứu của Lê Quốc Hưng (2007) [9], nước ta có tiềm năng lớn
để mở rộng diện tích trồng đậu tương ở cả 3 vụ: Xuân, Hè và Đông với diện
tích có thể đạt được là 1,5 triệu ha, trong đó miền núi phía Bắc khoảng 400
nghìn ha.
Cây đậu tương có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái khác
nhau, đối với đất bạc màu và khô hạn thì cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao
nhất. Đồng thời, nó cũng góp phần rất to lớn trong công tác chuyển dịch cơ cấu
cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, góp phần cải
tạo đất đai, cải tạo môi trường, sử dụng hợp lý đất đai, lao động, tiền vốn.

Tuy nhiên sản xuất đậu tương ở nước ta chưa được đầu tư cao, năng suất
còn thấp hơn nhiều so với thế giới. Nhưng khi đánh giá về tốc độ phát triển sản
xuất đậu tương thì Việt Nam cũng là nước có tốc độ phát triển nhanh so với các
nước khác trên thế giới. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam
những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.3.


13

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 5 năm gần đây
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2010

197,800

15,096

298,600

2011

181,390


14,694

266,538

2012

119,612

14,520

173,672

2013

117,194

14,360

186,296

2014

109,351

14,316

156,549

(Nguồn FAOSTAR Browse Data, 2016) [26]


Diện tích: Diện tích đậu tương giảm dần qua các năm từ 2010 - 2014.
Từ 197,800 ha năm 2010 còn 109,351 ha năm 2014, giảm 88,449 ha tương
ứng với 44,7%.
Năng suất: Năng suất có sự giảm nhẹ qua các năm, năng xuất đậu
tương vẫn ở mức còn thấp so với bình quân thế giới cụ thể là thấp hơn 10,4
tạ/ha. Nguyên nhân chính dẫn đến năng xuất đậu tương tương đối thấp là:
- Trình độ canh tác còn hạn chế.
- Do quen làm với cách làm cũ, khó tiếp thu những kỹ thuật mới.
- Do người dân còn thiếu thông tin.
- Do thiếu sự quan tâm của cán bộ cũng như Đảng và nhà nước.
- Do trồng quen giống địa phương mà các giống mới chọn tạo cho năng
suất cao hơn thì không trồng.
- Chưa quy hoạch được vùng sản xuất đậu tương và chưa xác định
được giống phù hợp cho từng vùng sinh thái.
- Diện tích đất trồng đậu tương tập trung ở miền núi, cơ sở vật chất còn
nghèo nàn.
Hiện nay, cả nước đã hình thành 6 vùng sản xuất đậu tương: vùng
Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất (26,2% diện tích đậu tương cả nước),
miền núi Bắc Bộ 24,7%, đồng bằng sông Hồng 17,5%, đồng bằng sông Cửu


14

Long 12,4% (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [6]. Tổng diện tích 4 vùng này chiếm
80% diện tích trồng đậu tương cả nước, còn lại là đồng bằng ven biển miền
Trung và Tây Nguyên. Đậu tương được trồng ở vụ Xuân chiếm 14,2% diện
tích, vụ Hè là 2,68%, vụ Hè Thu 31,3%, vụ Thu Đông 22,1% và vụ Đông
Xuân 29,7% (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [6].
Tuỳ theo điều kiện sinh thái của từng vùng mà đậu tương được gieo
trồng trong các vụ chính khác nhau. Ví dụ ở các tỉnh miền núi phía Bắc đậu

tương được gieo trồng chính trong vụ Hè Thu, những năm gần đây đậu tương
cũng được phát triển mạnh trong vụ Xuân.
Sản lượng: Cùng với diện tích giảm qua các năm kéo theo sản lượng
đậu tương của nước ta cũng giảm theo. Cụ thể là năm 2010 sản lượng đậu
tương là 298,600 tấn thì năm 2014 giảm xuống còn 156,549 tấn.
Hiện nay cùng với nhịp độ tăng dân số và việc thay đổi tập quán tiêu
dùng dầu thực vật thay mỡ động vật, thì nhu cầu dầu thực vật đặc biệt là dầu
đậu tương sẽ tăng lên, như vậy sẽ tạo ra một cơ hội rất lớn cho việc phát triển
sản xuất đậu tương trong nước.
2.3.2. Một số nghiên cứu về phân bón cho đậu tương ở Việt Nam
Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau thì khác nhau. Khi được
cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng
sẽ phát huy tốt tiềm năng năng suất. Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh
nâng cao năng suất cho đậu tương thì phân bón đóng vai trò hết sức quan
trọng. Vì vậy, ngoài việc xác định bộ giống thích hợp cho từng vùng, từng vụ
sản xuất thì việc nghiên cứu, hoàn thiện quá trình bón phân nâng cao năng
suất cho từng giống ở mỗi thời vụ và điều kiện đất đai khác nhau là hết sức
cần thiết nhằm phát huy tiềm năng của giống ở mức cao nhất.
Cây đậu tương cần một dinh dưỡng rất lớn, nhất là đạm. Tuy nhiên trên
thực tế do có khả năng sống cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium
Japonicum nên lượng phân bón cho đậu tương không nhiều, bởi nguồn đạm


15

cộng sinh đáp ứng tới 40 - 60% nhu cầu đạm của cây. Sau khi cây có 2 - 3 lá
thật cây đậu tương có khả năng cố định đạm để cung cấp cho hoạt động sống
của mình. Nguồn đạm này được tăng dần khi cây có 3 lá kép (nốt sần bắt đầu
hình thành) và đạt tối đa khi cây ra hoa, làm quả sau đó giảm dần.
Để đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt thì đậu tương cần được bón

đầy đủ phân hữu cơ và các loại phân khoáng khác, vì nó chỉ có thể sinh
trưởng và phát triển tốt khi được bón đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng
cần thiết (Phạm Văn Thiều, 2006) [20]. Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng
của đậu tương, tác giả Nguyễn Từ Xiêm và Thái Phiên (1999) [25] cho biết:
Để tạo ra 1 tấn hạt đậu tương cần cung cấp đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh
dưỡng đa lượng như N, P, K, Canxi và các yếu tố vi lượng như Mn, Zn, Cu,
B, Mo. Lượng phân bón trong thực tế sản xuất phải tùy thuộc vào thời vụ,
chân đất, cây trồng vụ trước, giống cụ thể mà bón thích hợp (Trần Thị Trường
và các cs, 2006) [21]. Do vậy không thể có một công thức bón chung cho tất
cả các vụ, các vùng, các loại đất khác nhau.
Ở Việt Nam, theo tính toán các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp
thì hiệu suất sử dụng phân đạm chỉ đạt 30 - 45%, lâm 40 - 45%, kali 40 - 50%
tùy theo chân đất, giống cây trồng thời vụ, phương pháp bón, loại
phân,…đồng nghĩa với việc còn 1,77 triệu tấn urê; 2,07 triệu tấn lân supe và
344 nghìn tấn kali clorua bón vào đất cây chưa sử dụng được. Điều này vừa
gây thiệt hại về mặt kinh tế vừa gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất an
toàn trong thực phẩm (Lê Văn Khoa và cs, 2015) [13]
Theo Nguyễn Văn Bộ (2001) [2]: Nếu chỉ bón riêng đạm cho đậu
tương thì năng suất đạt 1,4 tạ/ha. Trong khi đó cũng lượng đạm như vậy trên
nền có bón lân cho năng suất đạt 2,3 tạ/ha.


16

Các yếu tố đa lượng có thúc đẩy, hỗ trợ nhau trong việc cung cấp dinh
dưỡng cho cây đậu tương, thiếu một trong các yếu tố này đều làm cho cây
sinh trưởng, phát triển không bình thường, năng suất thấp.
Theo Vũ Đình Chính (1998) [3] cho rằng: Bón kết hợp N, P, K trên đất
bạc màu nghèo dinh dưỡng với mức 90kg P2O5/ha trên nền 40kg N/ha làm
tăng số lượng nốt sần, số quả chắc/cây và năng suất hạt. Theo tác giả thì trong

điều kiện vụ hè thu trên đất bạc màu (Hiệp Hoà - Bắc Giang) bón cho giống
đậu tương Xanh lơ Hà Bắc thích hợp nhất là 20kg N: 90kg P2O5: 90kg K2O.
Tác giả Lê Đình Sơn (1988) [16] cho rằng: Lân và đạm có tác dụng
thúc đẩy lẫn nhau trong việc làm tăng số các cành hoa quả, số quả/cây.
Với công nghệ và kỹ thuật sản xuất phân bón như hiện nay, đặc biệt cả
thế giới đang hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, các nhà khoa học đã kết
hợp hài hòa được tính tác dụng nhanh và hàm lượng dinh dưỡng cao của phân
hóa học và cải tạo đất, giữ gìn độ phì nhiêu cho đất của phân hữu cơ và phân
vi sinh, đồng thời có thể sử dụng hợp lí các chất kích thích sinh trưởng cây
trồng và nguyên tố vi lượng. Vì vậy phân hữu cơ sinh học đã ra đời. Đây là
loại phân bón sử dụng quá trình lên men vi sinh vật để hoạt hóa than bùn
(phân gia súc, gia cầm, rác thải hữu cơ…); rồi phối trộn với phân hóa học
(đạm, lân, kali, các nguyên tố trung lượng, vi lượng) và cấy vào các chủng vi
sinh vật hữu ích. Ngoài ra, phân hữu cơ sinh học còn được bổ sung đầy đủ các
nguyên tố và hoạt chất mà cây trồng cần hoặc đất thiếu; hàm lượng chất dinh
dưỡng trong phân có thể được điều chỉnh hoặc thay thế một phần nào đó cho
phù hợp với từng loại cây trồng trên mỗi vùng đất canh tác khác nhau.
Tác dụng phân hữu cơ sinh học:
+ Cung cấp nguồn dinh dưỡng cho đất và cây trồng.
+ Cung cấp nguồn vi sinh vật hữu ích cho cây trồng, cho đất để dần cải
tạo đất.


17

+ Duy trì và tăng độ phì nhiêu cho đất.
+ Cải thiện và nâng cao sức khỏe cây trồng.
+ Nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
+ Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
Các xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ sinh học được xây dựng ở nhiều

nơi và đã cho ra nhiều sản phẩm khác nhau. Đến năm 2004, nước ta có
khoảng 11 loại phân hữu cơ sinh học được bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cho phép sử dụng và lưu hành. Trong 3 năm vừa qua bình quân mỗi năm
lượng phân hữu cơ vi sinh sử dụng khoảng 200 nghìn tấn (Nguyễn Xuân
Nguyên, Hoàng Đại Tuấn, 2004) [15].
Phân hữu cơ sinh học là chế phẩm của các vi sinh vật sống, do đó khả
năng sống sót và thời gian tồn tại trên mức cơ chất có vai trò quan trọng. Điều
này phụ thuộc nhiều vào đặc tính của mỗi chủng thành phần, điều kiện sống
(chất mang). Do đó mục tiêu quan trọng là kéo dài thời gian bảo quản của
phân hữu cơ sinh học.
Giữa cây trồng và vi sinh vật có mối quan hệ nhất định. Có chủng vi sinh
vật chỉ sống cộng sinh hay nội sinh với nốt hoặc một số cây. Ví dụ Rhizobium
Japonicum chỉ sống với cây đỗ tương, trong đó Rhizobium sp có thể tạo nốt sần
ở các cây lạc, cây đậu xanh, đậu đen… Vì vậy mỗi loại phân hữu cơ sinh học sản
xuất ra chỉ phù hợp với một số đối tượng cây trồng nhất định.
- Các yếu tố: dinh dưỡng pH thích hợp, nhiệt độ thuận lợi… có vai trò
quan trọng trong sự phát triển của vi sinh vật. Do đó, để phân hữu cơ sinh học
được sử dụng rộng rãi, thì cần có các vi sinh vật có khả năng thích nghi rộng.
- Sau khi bón phân hữu cơ sinh học người ta thấy mật độ vi sinh vật
hữu ích tăng lên rõ rệt, sau đó giảm dần và ổn định trong quá trình cây trồng
phát triển. Sau thu hoạch, mật độ vi sinh vật này sẽ giảm dần và tiến tới cân
bằng trong quần thể vi sinh vật đất. Để đảm bảo hiệu lực của chúng các vi
sinh vật hữu ích này cần bón cho những vụ tiếp theo.


×