Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

ĐỒ án kỹ THUẬT THI CÔNG FULL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 46 trang )

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
1.1. Đặc điểm công trình
- Thiết kế thi công xây lắp khối nhà C của một trường học có 4 tầng và 1 sân
thượng
- Khung nhà làm băng bê tông cốt thép toàn khối, không có tầng hầm có kích
thước như sau:
- Kích thước mặt bằng nhà: 9.9m x 21.2m
- Chiều cao nhà:13.75m
- Sàn bê tông cốt thép dày 100mm
Bảng 1.1: Tổng hợp số liệu cọc
Khối nhà

a
(cm)

C

25

Số liệu về cọc
D
L0
n
(cm)
(m)
75


9.0

3

Pc
(T)
43

1.2. Điều kiện thi công
1.2.1 Điều kiện địa chất thủy văn
- Địa chất yếu, nền đất gia cố bằng cọc bê tông cốt thép, dùng phương án móng
cọc.
- Về thủy văn: Nước ngầm sâu hơn cao trình đáy móng.
1.2.2 Tài nguyên thi công
- Nhân lực: Nguồn nhân lực địa phương dồi dào đáp ưng đủ nhu cầu cho công tác
thi công.
- Máy móc: Đầy đủ mọi phương tiện cơ giới phục vụ công tác thi công.
- Vật liệu: Cung ứng đầy đủ và đồng bộ theo yêu cầu của tiến độ thi công.
- Mặt bằng thi công gần kề các khối nhà lân cận, không được rộng rãi, nguồn
nước được cung ứng từ nguồn nước sinh hoạt, nguồn điện cung cấp theo nguồn
điện quốc gia.
1.2.3 Thời gian thi công
- Thi công từ tháng 09/2018 đến tháng 12/2018 bàn giao công trình và đưa vào
hoạt động
1.3. Công tác chuẩn bị
- Hạ mực nước ngầm bằng phương pháp bơm nước trực tiếp từ hố móng do mực
nước ngầm thấp, lưu lượng nước ngầm nhỏ.
- Tiến hành san phẳng mặt bằng để tiện di chuyển thiết bị ép và vận chuyển cọc

Họ tên


Lớp:

MSSV:

Trang 1


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC
2.1 Căn cứ áp dụng
- TCVN 9393:2012 Cọc- phương pháp thử nghiệm tại hiện trường
- TCVN 9394: 2012- Đóng và ép cọc- thi công và nghiệm thu
- TCVN 10304 :2014 –Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế
2.2 Chọn phương án thi công
 Phương án thứ nhất:
- Tiến hành đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc, sau đó đưa máy móc thiết bị ép
đến và tiến hành ép cọc đến độ sâu thiết kế:
Ưu điểm:
- Đào hố móng thuận lợi không bị cản trở bởi đầu cọc.
- Không phải ép âm.
Nhược điểm:
- Những nơi có mực nước ngầm cao thì việc đào hố móng trước rồi mới thi công
ép cọc rất khó thực hiện.
- Khi thi công phụ thuộc vào thời tiết, đặc biệt là trời mưa, vì vậy cần có biện
pháp bơm hút nước ra khỏi hố móng.
- Việc di chuyển máy móc thiết bị thi công gặp nhiều khó khăn.

- Với mặt bằng không rộng rãi, xây trong thành phố, xung quanh có nhiều công
trình thì việc thi công công trình theo phương án này sẽ gặp nhiều khó khăn, đôi
khi không thể thực hiện được.
 Phương án thứ hai:
- Tiến hành san phẳng mặt bằng để tiện di chuyển thiết bị ép và vận chuyển cọc,
sau đó tiến hành ép cọc theo yêu cầu cần thiết bị. Như vậy để đạt được cao trình
cọc cần phải ép âm. Cần phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng thép hoặc bằng
bê tông cốt thép để cọc ép được tới chiều sâu thiết kế. Sau khi ép cọc xong ta sẽ
tiến hành đào đất để thi công phần đài, hệ giằng đài cọc.
Ưu điểm:
- Việc di chuyển thiết bị ép cọc và vận chuyển có nhiều thuận lợi kể cả khi gặp
trời mưa.
- Không bị phụ thuộc vào mực nước ngầm
- Tốc độ thi công nhanh
Nhược điểm:
- Phải dựng thêm cáo đoạn cọc để ép âm
Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 2


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

- Công tác đào đất hố móng khó khăn, phải đào thủ công nhiều, khó cơ giới hóa.

 Phương pháp ép đỉnh
- Lực ép được tác dụng từ đỉnh cọc để ấn cọc xuống
Ưu điểm
- Toàn bộ lực ép do kích thủy lực tạo ra được truyền trực tiếp lên đầu cọc chuyển
thành hiệu quả ép. Khi ép qua các lớp đất có ma sát nội tương đối cao như á cát,
sét dẻo cứng… lực ép có thể thắng lực cản do ma sát để hạ cọc xuống sâu dễ
dàng.
Nhược điểm
- Cần phải có hai hệ khung giá. Hệ khung giá cố định và hệ khung giá di động,
với chiều cao tổng cộng của hai hệ khung giá này phải lớn hơn chiều dài một
đoạn cọc: nếu 1 đoạn cọc dài 6m thì khung giá phải từ 7 ÷ 8m mới có thể ép
được cọc. Vì vậy khi thiết kế cọc ép, chiều dài một đoạn cọc phải khống chế bởi
chiều cao giá ép trong khoảng 6 – 8m
 Phương pháp ép ôm
- Lực ép được tác dụng từ hai bên hông cọc do chấu ma sát tạo nên để ép cọc
xuống
Ưu điểm
- Do biện pháp ép từ 2 bên hông của cọc, máy ép không cần phải có hệ khung giá
di động, chiều dài đoạn cọc ép có thể dài hơn.
Nhược điểm
- Ép cọc từ hai bên hông cọc thông qua 2 chấu ma sát do do khi ép qua các lớp
ma sát có nội ma sát tương đối cao như á sét, sét dẻo cứng… lực ép hông
thường không thể thắng được lực cản do ma sát tăng để hạ cọc xuống sâu.
Kết luận:
- Căn cứ vào ưu điểm, nhược điểm của 2 phương án và 2 phương pháp trên, căn
cứ vào mặt bằng công trình, chọn phương án 2 (ép trước) và phương pháp ép
đỉnh để thi công ép cọc bê tông cốt thép.
- Với phương án này vận dụng vào điều kiện công trình tận dụng, phối hợp các
ưu, nhược điểm của phương án trên
2.3 Chọn máy ép, dàn ép

Chọn máy ép cọc:
- Cọc có sức chịu tải: PC =43(T)
- Để có thể hạ cọc vào đất, cần tạo ra lực ép có giá trị sau:
Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 3


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG
+
+
+
+
+
+


GVHD:

Pepmin=(1.5÷2.0) PC Chọn = 1.5 PC
Pepmax=(2.0÷3.0) PC Chọn = 2.0 PC
Pepmin=1.5 x 43 = 64.5 (T)
Pepmax=2.0 x 43 = 86 (T)
Vậy chọn lực ép của máy ép:
Pép máy = 1.4 x Pepmax = 1.4 x 86 = 120 (T)
Chọn máy ép có công suất bằng 120 tấn


Chọn dàn ép:

Hình 2.1 Dàn ép cọc
Dàn dầm thép tổ hợp chữ I
Chiều dài = 9 (m)
Chiều rộng = 2.3 (m)
Sử dụng 2 dàn ép : Di chuyển đối trọng luân phiên giữa 2 giàn giúp rút ngắn
thời gian
2.4 Chọn cần trục
- Khi không có vật cản
- Chọn cần trục cần đảm bảo
HCT ≥ Hmax
+
+ RCT ≥ Rmax
+ QCT ≥ Qmax
-

Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 4


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:


Hình 2.2: Cần trục
- Chiều dài tay cần ngắn nhất mà vẫn cẩu được cấu kiện

𝐿𝑚𝑖𝑛 =

𝐻𝑑 − ℎ𝑐
sin 𝛼𝑚𝑎𝑥

Trong đó:
+
+
+
+
+
+
+

hc : Khoảng cách từ cao trình máy đến trục quay tay cần ( 1.5÷1.7)
Hđ = H + h 4
𝛼
H0: Chiều cao lắp đặt
h1: Chiều cao an toàn (h1 =0.5m)
h2 : Chiều cao cấu kiện
h3 : Chiều cao thiết bị treo buột
h4 : Chiều cao hệ puli + rồng rọc (1.5-2.0m)

𝛼𝑚𝑎𝑥 = (700 ÷ 750 )
- Bán kính làm việc nhỏ nhất:
𝑅𝑚𝑖𝑛 = 𝐿𝑚𝑖𝑛 × sin 𝛼𝑚𝑎𝑥 + 𝑟

Trong đó: r là khoảng cách từ tâm quay của xe đến trục quay tay cần r=1.5m
Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 5


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

Cọc 250x250x9000
QCọc = 0.25x0.25x9x2.5 = 1.4 (T)
QCT ≥ QCọc + Qtb nâng = 1.4 + 0.5 = 1.9 (T)
HCT ≥ Hđ = 1.5 + 0.5 + 9 + 1.5 +1.5 = 14 (m)
Lmin =

𝐻đ −ℎ𝑐
sin 𝛼𝑚𝑎𝑥

=

14−1.5
sin 70

= 14 (𝑚)


Rmin = Lmin x cos 𝛼𝑚𝑎𝑥 + 𝑟 = 14 × cos 70 + 1.5 = 7.8 (𝑚)
Chọn cần trục E-10011D ( L=20m)

Hình 2.3: Thông số kỹ thuật của cần trục E-10011D
2.5 Tính toán và kiểm tra đối trọng
- Khối lượng đối trọng:
+ Pđt = 1.1 x Pepmax =1.1 x 86 = 94.6 (T)
+ Đối trọng có kích thước : 1x1x3 (m)
+ Khối lượng mỗi đối trọng: Qđt = 1x1x3 x2.5 = 7.5 (T)
+ Số đối trọng cần chọn: n=

94.6
7.5

= 12.6 Chọn 13 đối trọng

- Kiểm tra lật cho dàn ép:
+ Kiểm tra cọc số 1
Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 6


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:


+ M chống lật ≥ K x Mgây lật (K=1.1 ÷1.5)
 7G + 2G ≥ 1.1x 4.875 Pepmax
 9G ≥ 1.1 x 4.875 Pepmax
 G≥

1.1 × 4.875𝑃𝑒𝑝𝑚𝑎𝑥
9



1.1 × 4.875 ×86
9

= 51.2 (T)

 51.2 x 2 = 102.4 (T)
Số đối trọng sau khi kiểm tra chống lật n =

102.4
7.5

=13.6 Chọn 14 đối trọng.

Vậy chọn 14 đối trọng có kích thước 1x1x3(m) làm hệ phản lực cho công tác ép cọc bê
tông cốt thép
2.6 Biện pháp thi công ép cọc
2.6.1 Chuẩn bị ép cọc bê tông cốt thép:
- Xem cho chính xác vị trí các cọc bê tông cần ép qua phương pháp định vị và
giác móng.

- Nếu có hiện tượng sụt lún thì ta dùng gỗ chèn xuống chân máy Quy trình thi
công ép cọc bê tông để đảm bảo máy vững chắc trong quá trình thi công ép bê
tông cốt thép
- Cẩu lắp khung của máy ép neo ép tải đế vào đúng vị trí thiết kế.
- Cẩu lắp giá ép của máy ép thủy lực vào khung đế, định vị chuẩn xác và điều
chỉnh cho giá ép CBTCT thẳng đứng.
- Chạy thử máy để kiểm tra ổn định của toàn hệ thống bằng cách gia tải khoảng
từ 10 % đến 15 % tải trọng thiết kế của cọc
2.6.2 Qúa trình thi công ép cọc bê tông cốt thép:
- Ta dùng máy cẩu cọc vào giá ép cọc làm sao cho cọc không bị nghiêng, vuông
góc với bề mặt sau đó chúng ta gắn chặt đầu trên cọc bê tông cốt thép vào thanh
định hướng khung máy, lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho trục tâm đoạn
cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng so với phương thẳng đứng không
quá 1 %;
- Trong giây đầu tiên khi tiến hành ép bê tông ta cho máy thủy lực ép đồng đều
làm sao cho cọc bê tông với chuyển động không lớn hơn 1cm/s. Để ý khi phát

Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 7


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:


hiện máy Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép bị nghiêng thì dừng lại để
điều chỉnh, tiến hành ép đến độ sâu như trong bản thiết kế lúc này xong cọc 1
- Tiếp theo phải thêm cọc 2. Khi cho thêm cọc 2 chúng ta cần lưu ý căn chỉnh cọc
2 làm sao cho đường trục của cọc 2 trùng với trục kích và đường trục cọc 1. Sau
khi cho cọc 2 vào chúng ta nên kiếm tra xem cọc 2 đã thẳng chưa. Bắt đầu tiến
hành ép cọc 2. Lúc này chúng ta bắt đầu ép cọc 2 tốc độ ép CBTCT chuyển
động đều với vận tốc <2 2cm/s .
- Khi cho thêm cọc 3 chúng ta củng cần lưu ý căn chỉnh cọc 3 làm sao cho đường
trục của cọc 3 trùng với trục kích và đường trục cọc 2. Sau khi cho cọc 2 vào
chúng ta nên kiếm tra xem cọc 2 đã thẳng chưa. Bắt đầu tiến hành ép cọc 3. Lúc
này chúng ta bắt đầu ép cọc 3 tốc độ ép CBTCT chuyển động đều với vận tốc
<2 cm/s
- Do CBTCT gồm nhiều đoạn nên khi ép xong mỗi đoạn cọc cốt thép phải tiến
hành nối cọc bằng cách nâng khung di động của giá ép bê tông lên cẩu dựng
đoạn kế tiếp vào giá ép cọc cốt thép. Gia tải lên cọc khoảng 10 % đến 15 % tải
trọng thiết kế suốt trong thời gian hàn nối để tạo tiếp xúc giữa hai bề mặt bê
tông; tiến hành hàn nối
- Sau khi máy ép Thủy lực ép xong đoạn cọc 1, tiếp theo trượt hệ giá ép cọc BT
cốt thép trên khung đến vị trí yêu cầu tiếp theo để tiếp tục ép.Trong quá trình ép
cọc BT cốt thép trên móng thứ nhất, dùng máy cẩu trục của dàn ép bê tông cốt
thép thứ 2 vào vị trí theo yêu cầu thiết kế hố móng thứ 2
 Cọc bê tông cốt thép được chấp thuận là ép xong thỏa mãn các điều kiện
sau đây:
- Chiều dài cọc đã ép vào đất nền không nhỏ hơn Lmin và không quá Lmax với
Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo
tình hình biến động của nền đất trong khu vực;
- b) Lực ép trước khi dừng, (Pep)KT trong khoảng từ (Pep) min đến (Pep)max, trong
đó:
- (Pep)min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
- (Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;

Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 8


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

- (Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc
xuyên không quá 1 cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính (hoặc
cạnh) cọc.
- Trong trường hợp không đạt hai điều kiện trên, cần báo cho Thiết kế để có biện
pháp xử lý.
2.6.3 Báo cáo lý lịch ép cọc bê tông cốt thép yêu cầu đủ những nội dung sau:
- Thời gian đúc CBTCT
- Số hiệu cọc bê tông cốt thép, vị trí và size cọc bê tông .
- Chiều sâu ép bê tông, số đốt cọc cốt thép và mối nối cọc BT cốt thép
- Thiết bị máy ép neo ép tải
- Những thắc mắc còn thiếu Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép theo bản
thiết kế, những sai số về vị trí và độ lệch trong tiến hành thi công ép cọc.
- Tên Leader giám sát tiến hành thi công ép cọc BT cốt thép
2.7 Kiểm tra và nghiệm thu
- Nhà thầu phải có kỹ thuật viên thường xuyên theo dõi công tác hạ cọc, ghi chép
nhật ký hạ cọc. Tư vấn giám sát hoặc đại diện Chủ đầu tư nên cùng Nhà thầu
nghiệm thu theo các quy định về dừng hạ cọc nêu ở phần trên cho từng cọc tại

hiện trường, lập biên bản nghiệm thu . Trong trường hợp có các sự cố hoặc cọc
bị hư hỏng Nhà thầu phải báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý thích hợp; các
sự cố cần được giải quyết ngay khi đang đóng đại trà, khi nghiệm thu chỉ căn cứ
vào các hồ sơ hợp lệ, không có vấn đề còn tranh chấp.
- Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối quy định thì Nhà thầu
phải kiểm tra lại quy trình đóng cọc của mình, có thể cọc đã bị xiên hoặc bị gãy,
cần tiến hành đóng bù sau khi cọc được “nghỉ” và các thí nghiệm kiểm tra độ
nguyên vẹn của cọc (PIT) và thí nghiệm động biến dạng lớn (PDA) để xác định
nguyên nhân, báo Thiết kế có biện pháp xử lý.
- Khi đóng cọc đạt độ chối quy định mà cọc chưa đạt độ sâu thiết kế thì có thể
cọc đã gặp chướng ngại, điều kiện địa chất công trình thay đổi, đất nền bị đẩy
trồi..., Nhà thầu cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
- Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sơ các hồ sơ sau:
+ Hồ sơ thiết kế được duyệt;
+ Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;

Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 9


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

+ Chứng chỉ xuất xưởng của cọc theo các điều khoản nêu trong phần 3 về cọc

thương phẩm;
+ Nhật ký hạ cọc và biên bản nghiệm thu từng cọc;
+ Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng
các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;
+ Các kết quả thí nghiệm động cọc đóng (đo độ chối và thí nghiệm PDA nếu có);
+ Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cây cọc- thí nghiệm biến dạng
nhỏ (PIT) theo quy định của Thiết kế;
+ Các kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc theo TCVN 9393:2012.
+ Độ lệch so với vị trí thiết kế của trục cọc trên mặt bằng không được vượt quá trị
số nêu trong Bảng 2.1 hoặc ghi trong thiết kế.

Bảng 2.1- Độ lệch trên mặt bằng
Loại cọc và cách bố trí chúng

Độ lệch trục cọc cho phép

1) Cọc có cạnh hoặc đường kính đến 0,5 m
a) Khi bố trí cọc một hàng

0,2d

b) Khi bố trí hình băng hoặc nhóm 2 và 3 hàng
- Cọc biên

0,2d

- Cọc giữa

0,3d


c) Chi bố trí quá 3 hàng trên hình băng hoặc bãi
cọc

0,2d

- Cọc biên

0,4d

- Cọc giữa

5 cm

d) Cọc đơn

3 cm

e) Cọc chống
2) Các cọc tròn rỗng đường kính từ 0,5 m đến 0,8
m

10 cm
15 cm

a) Cọc biên

8 cm
b) Cọc giữa

Độ lệch trục tại mức trên cùng của

ống dẫn đã được lắp chắc chắn
3) Cọc hạ qua ống khoan dẫn (khi xây dựng cầu) không vượt quá 0,025D ở bến nước
c) Cọc đơn dưới cột

Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 10


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:
(ở đây D là độ sâu của nước tại nơi
lắp ống dẫn) và ± 25 mm ở vũng
không nước

CHÚ THÍCH: số cọc bị lệch không nên vượt quá 25 % tổng số cọc khi bố trí theo dải,
còn khi bố trí cụm dưới cột không nên quá 5 %. Khả năng dùng cọc có độ lệch lớn hơn
các trị số trong Bảng 11 sẽ do Thiết kế quy định.

- Nhà thầu cần tổ chức quan trắc trong khi thi công hạ cọc (đối với bản thân cọc,
độ trồi của các cọc lân cận và mặt đất, các công trình xung quanh...).
- Nghiệm thu công tác đóng và ép cọc tiến hành theo các quy định hiện hành. Hồ
sơ nghiệm thu được lưu giữ trong suốt tuổi thọ thiết kế của công trình.

Họ tên


Lớp:

MSSV:

Trang 11


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP THI CÔNG CỘT
3.1. Căn cứ áp dụng
- TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm
thi công và nghiệm thu
- TCVN 5574:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 5308:1991Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây
dựng
- TCVN 8828:2011 Bê tông- yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự
nhiên.
3.2. Thiết kế ván khuôn cột
Dựa vào quy mô công trình, số lượng và khối lượng cấu kiện bê tông cốt thép của
công trình:
- Sử dụng ván khuôn gỗ. Giữa các tấm ván này được liên kết với nhau bằng đinh
và hệ gông.
- Sau đây là kích thước, chi tiết, đặc tính kỹ thuật, cây chống thép.
Bảng 3.1: Các thông số và kích thước cơ bản của cây chống đơn

Chiều cao

ống ngoài

Chiều cao sử
dụng

Tải trọng

(mm)

Chiều cao
ống trong
(mm)

K-102

1500

2000

2000

3500

2000

1500

12,7

K-103


1500

2400

2400

3900

1900

1300

13,6

K-103B

1500

2500

2500

4000

1850

1250

13,83


K-104

1500

2700

2700

4200

1800

1200

14,8

K-105

1500

3000

3000

4500

1700

1100


15,5

Loại

Họ tên

Lớp:

Min
(mm)

Max
(mm)

Khi
đóng
(kg)

Khi
kéo
(kg)

MSSV:

Trọng
lượng
(kg)

Trang 12



ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

Hình 3.1 Khóa giáo

Hình 3.2 Chân giáo có ren điều chình

Hình 3.3 Hệ giàn giáo
a)
-

Thiết kế ván khuôn cột:
Tính toán với cột có tiết diện lớn nhất để bố trí toàn bộ
Toàn bộ cột đổ bằng bê tông trộn bằng máy
Tiết diện cột lầu 1 C3: 250x400 cao L= 3.4 -0.4 = 3.0 (m)
Chọn ván khuôn gỗ có tiết diện 250x30 để tính toán.
Đặc trưng hình học của tấm ván khuôn:
J=

𝑏 ×ℎ3

W=

12
𝑏×ℎ2
6


=

25×33

=

12
25×32
6

= 56.25 (cm4)
= 37.5 (cm3)

 Tải trọng tác dụng:
Áp lực ngang của vữa bê tông:
- P1tc = bt x H =2500 x 0.75 = 1875 (daN/m2)
Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 13


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

+
+
+


GVHD:

P1tt = P1tc x 1.3 = 2437.5 (daN/m2)
Trong đó:
n: Hệ số tin cậy , nt = 1.3
H: Chiều cao ảnh hưởng của vùng bê tông H = 0.75m
: Trọng lượng riêng của bê tông:  = 2500 kg/m3

Tải trọng đổ và đầm bê tông:
- P2tc = 400 (daN/m3)
- P2tt = 400 x n = 400 x 1.3 = 520 (daN/m2)
Tổng tải trọng tác dụng lên bề mặt tấm ván khuôn:
- Qtc = P1tc + P2tc = 1875 + 400 = 2275 (daN/m2)
- Qtt = P1tt + P2tt = 2437.5 + 520 = 2957.5 ( daN/m2)
Tải phân bố đều tác dụng dọc theo tấm ván khuôn b= 0.25 (m)
qvktc = Qtc x b =2275 x 0.25 = 568.75 (daN/m)
qvktt = Qtt x b = 2957.5 x 0.25 = 739.375 (daN/m)
Sơ đồ tính ván khuôn cột
Xem ván khuôn cột là dầm liên tục, điều nhịp. Chịu tải trọng phân bố đều kê
lên các gối là gông cột.
- Momen lớn nhất trên nhịp của dầm liên tục:

-

Hình 3.4: Sơ đồ tính ván khuôn cột
Họ tên

Lớp:


MSSV:

Trang 14


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

 Nội lực nguy hiểm
- Mmax =

2
𝑞.𝑙𝑔

10

 Kiểm tra:
Điều kiện bền : max  [

] 

𝑀𝑚𝑎𝑥
𝑊

 [  ] <=>

𝑞𝑙 2
10𝑊


[

]

- Trong đó:
+

[  ] : Ứng suất của gỗ [  ] = 150 (daN/cm2)

+ W = 37.5 cm3 : Momem kháng uốn của ván khuôn gỗ
 lg1 √

10 ×𝜎 ×𝑊
𝑞𝑡𝑡

=√

10 ×150 ×37.5
739.375×10−2

= 87.22 (cm)

Điều kiện biến dạng: fmax  [f]
1
𝑞𝑡𝑐 × 𝑙4
1
×

×𝑙
128

𝐸 ×𝐽
400
 lg2 =

3

3

128 ×𝐸 ×𝐽

√ 400 × 𝑞𝑡𝑐 = √

128 × 56.25×1.1×105
400 × 568.75×10−2

= 70.4 (cm)

- Trong đó: J = 56.25 cm4 momen quán tính của ván khuôn gỗ
Chọn khoảng cách giữa các gông lg = 60 (cm)
b) Thiết kế gông cột.
- Chọn gông gỗ có tiết diện 3x6 (cm)
- Đặc trưng hình học của gông:
+ J=

𝑏×ℎ3

+ W=

=


12
𝑏 ×ℎ2
6

3 × 63

=

= 54 (cm4)

12
3 × 62
6

= 18 (cm3)

 Tải trọng tác dụng lên gông (do ván khuôn truyền về)
- qgtc = Qtc x lg = 2275 x 0.6 = 1365 (daN/m)
- qgtt = Qtt x lg = 2957.5 x 0.6 = 1774.5 (daN/m)
Sơ đồ tính:
Gông làm việc như một dầm đơn giản, gối tựa vào các gông theo cạnh còn lại của cột.
Chịu tải trọng phân bố đều
Nhịp của gông bằng bề rộng cột 250mm

Họ tên

Lớp:

MSSV:


Trang 15


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

Hình 3.5: Sơ đồ tính gông cột
 Nội lực nguy hiểm:
M=

𝑞𝑙 2
8

 Kiểm tra:
Điều kiện bền: 𝛿 max



𝑞𝑡𝑡 ×𝑙 2
8×𝑊

=

 [𝛿] <=>

𝑀
𝑊

1774.5 ×10−2 ×252

8 ×18

 [𝛿] <=>

𝑞𝑙 2
8𝑊

 [𝛿]

= 77 (daN/cm2) < 150 (daN/cm2)

Điều kiện biến dạng: fmax  [f ]



5
384
5
384

x
x

𝑞𝑡𝑐 × 𝑙 4
𝐸𝐽

 [f]

1365×10−2 × 254
1.1×105 ×54


= 0.012 (cm) <

25
400

=0.0625 (cm)

c) Tính toán cây chống xiên
- Tải trọng chống xiên có được theo tải trọng xô ngang của bê tông cột. Xem cây
chống làm việc chịu nén đúng tâm. Tải trọng tác dụng lên cây chống chủ yếu áp
lực của bê tông.
- Tải trọng tác dụng lên đầu cây chống ( do gông truyền về ) P
- Pcctt = qvktt x S =739.375 x 1.65 = 1220 (daN)

600

Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 16


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:


Hình 3.6: Sơ đồ tính toán cây chống xiên
N
N2

P

P
N1

600
Hình 3.7:Quy tải trọng tác dụng về dọc theo trục của cây chống xiên
N1 = P x Cos(600) = 1220 x 0.5 = 610 (daN)
- Sử dụng cây chống đơn thép K-102 có NCC =2000 (daN) (tra bảng 3.1)
- Khi đặt cây chống xiên nghiêng góc 600 thì chiều dài lớn nhất cần thiết của cây
chống là:
+ l=

2.7
sin(60)

= 3.1 (m)

- Có thể thay thế cây chống xiên bằng dây căng chịu lực khi cột nằm ngoài biên
cây chống không chống được.
Kiểm tra cây chống:
N1 = 610 < Ncc = 2000 (daN)
3.3 Biện pháp thi công
a) Khối lượng bê tông cột 1 tầng
- Cột C2: 200x250
+ 6C2 = 6 x 0.2 x 0.25 x 3.0 = 0.9 (m3)

- Cột C3: 250x400
+ 12C3 = 12 x 0.25 x 0.4 x 3.0 = 3.6 (m3)
Tổng khối lượng bê tông cột: m = 0.9 + 3.6 = 4.5 (m3)
b) Gia công, lắp dựng cốt thép cột
 Gia công cốt thép:
Nắn thẳng:
Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 17


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

- Cốt thép trước khi cắt, uốn thì phải được sửa hay nắn thẳng.
- Đối với thép cuộn ( 10mm), ta dùng tời để nắn thẳng cốt thép. Có thể dung
tời điện hay tời tay. Khi tời thép, phải bố trí một khoảng sân bẳng phẳng có
chiều dài từ 30 – 50m. Cuộn thép cần nắn thẳng phải được đặt trên 1 giá có trục
quay để thanh thép không bị xoắn.
- Đối với thép có   10mm (dài 11,7m và đã được gập đôi), dùng sức người để
bẻ thẳng 1 cách tương đối rồi dùng vam hay búa để sửa lại cho thẳng.
Cạo rỉ:
- Cốt thép trước khi gia công, lắp dựng và đổ bê tông phải được cạo rỉ.
- Có thể dùng bàn chải thép hoặc tuốt thép trong cát để làm sạch rỉ.
Đo lấy móc:

- Trước khi cắt, uốn thanh thép phải được đo và đánh dấu để việc gia công được
chính xác. Dấu có thể bằng phấn hoặc bằng sơn.
- Đối với những thanh thép phải gia công uốn, phải tính đến độ giản dài của thép
khi uốn:
- Khi uốn công 450 thì thép dãn dài 0,5d (d là đường kính thép).
- Khi uốn công 900 thì thép dãn dài 1d.
- Khi uốn công 1800 thì thép dãn dài 1,5d.
Cắt thép:
- Khi cắt hàng loạt thì chiều dài có thể lấy cỡ trên bàn cắt. hoặc lấy 1 thanh làm
chuẩn để cắt những thanh sau. Thanh chuẩn phải dùng từ đầu đến cuối để tránh
sai số cộng dồn.
- Cốt thép có  8mm, dùng kéo để cắt.
- Cốt thép có  18mm, dùng đục hoặc búa để cắt.
- Cốt thép có   18mm, dùng máy cắt, máy hàn hoặc cưa để cắt.
Uốn thép:
- Dùng vam để uốn thép có  8mm.
- Với thép có đường kính lớn hơn, dùng bàn để uốn. Bàn uống có thể dùng sức
người hoặc tời để xoay.
- Có thể dùng bàn uốn cố định kết hợp với vam để uốn thép.

Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 18


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG


GVHD:

Hình 3.8 Uốn cốt thép
1.Thanh thép uốn.
4. Bàn uốn
chốt di động.

2. Chốt giữ.
5. Vam

3. Chốt cố định
I, II. Các vị trí của

Nối hàn cốt thép
- Nối hàn:
+ Cốt thép nối bằng phương pháp hàn có khả năng chịu lực được ngay sau khi
nối.
+ Sử dụng cho các kết cấu đứng như cột.
- Nối buộc: Liên kết thép đai với thép dọc chịu lực bằng thép buộc 1mm
 Biện pháp vận chuyển cốt thép:
- Bằng vận thăng, kết hợp với thủ công để vận chuyển từ vị trí bãi gia công dưới
mặt bằng công trường lên sàn công tác trên cao.
- Khâu chuẩn bị: Thép thành phẩm được bó chặt thành từng bó.
- Cáp buột, vật kê cần phải kiểm tra chuẩn bị đầy đủ
- Sàn công tác phải đủ rộng và đảm bảo độ chắc chắn để có thể tập kết cốt thép
thành phẩm.
 Lắp dựng cốt thép:
Chọn phương pháp lắp dựng từng phần:
Xác định chính xác tim cốt của cột theo 2 phương.

Lồng sẵn cốt thép đai với số lượng đã đếm đủ cho chiều dài tiêu chuẩn kết cấu.
Đưa cốt thép dọc chịu lực nối với thép chờ théo đúng tiêu chuẩn neo nối.
Sau khi nối xong cốt thép dọc, nâng cốt đai lên buộc theo khoảng cách đai thiết
kế yêu cầu cho tới độ cao 1.5m thì bắc giáo rồi buộc tiếp lên phía trên.
- Để đảm bảo khoảng cách cần thiết cho các lớp bê tông bảo vệ cốt thép, dùng
các miếng đệm cài vào các cốt đai. Khoảng cách miếng đệm bê tông khoảng
1m.
c) Gia công lắp dựng ván khuôn cột
- Ván khuôn cần phải bôi dầu chống dính, không công vênh.
-

Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 19


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

- Xác định tim ngang, tim dọc của cột bằng máy kinh vĩ. Các vị trí xác định được
phải đánh 2 dấu tam giác xuống mặt sàn bằng sơn đỏ trong đó mỗi hình tam
giác có một cạnh dài trùng với một trục tim cột. Vạch mặt cắt cột lên mặt nền
đúng vị trí. Lấy khoảng cách và kích thước các lỗ trên đầu ván khuôn đánh dấu
vào mặt cắt cột vừa vạch, sau đó khoan lỗ xuống sàn tại những vị trí lỗ đó.
Ghim khung định vị ván khuôn chân cột lên sàn bằng cách xuyên một đoạn thép

từ khung định vị xuống lỗ khoan. Như vậy ta có vị trí chân cột chính xác.
- Ghép các tấm cốp pha lại với nhau bằng gông thép. Nên dựng trước 3 mặt lại
với nhau ngay tại vị trí chân cột để đỡ công vận chuyển.
- Dựng 3 mặt ván khuôn đã ghép sẵn vào vị trí khung định vị (đã có cốt thép cột
được lắp dựng trước), đóng tấm còn lại, chống và gông sơ bộ. Dùng quả dọi và
máy kinh vĩ kiểm tra tim và cạnh ván khuôn. Điều chỉnh cho thật chính xác về
độ thẳng góc và khoảng cách các gông rồi chống và néo kỹ.
- Kiểm tra lại độ thẳng đứng của ván khuôn một lần nữa.
- Khoảng cách giữa các gông phải đúng thiết kế.
- Khoảng cách giữa các nẹp gấp đôi khoảng cách giữa các gông.
- Lắp dụng sàn công tác: Chiều cao của cột là 3.4m, ta chọn bắt 2 tầng giáo:
1.2m.
Yêu cầu:
- Vận chuyển, trục lên, hạ xuống phải nhẹ nhàng, tránh va chạm xô đẩy làm cho
ván khuôn bị biến dạng. Dây treo buộc không được ép mạnh, ăn sâu vào ván
khuôn .
- Trước khi vận chuyển phải kiểm tra sự vững chắc của dàn giáo, sàn thao tác,
đường đi lại để đảm bảo an toàn .
- Trụ chống của dàn giáo phải dựa trên nền vững chắc, không trượt. Diện tích
mặt cắt ngang của trụ chống phải đủ rộng để khi đổ bêtông, kết cấu chống đở
không bị lún quá trị số cho phép.
- Phương pháp lắp ghép ván khuôn, giàn giáo phải bảo đảm nguyên tắc đơn giản
và dể tháo, bộ phận tháo trước không bị phụ thuộc vào bộ phận tháo sau. Khi cố
định ván khuôn bằng dây giằng và móc neo, dây móc phải chắc và không bị
tuột, dây phải thật căng để khi chịu lực ván khuôn không vị biến dạng.
- Mặt tiếp giáp giữa khối bê tông đã được đổ trước, cũng như khe hở giữa các
ván khuôn phải đảm bảo không cho vữa xi măng chảy ra ngoài.
- Khi ghép dựng ván khuôn, phải chừa lại một lổ ở bên dưới để khi rửa ván
khuôn và mặt nền, nước và rác bẩn có chổ để thoát ra ngoài. Trước khi đổ bê
tông, các lổ này phải được bịt kín lại.

- Trong quá trình lắp cốp pha cột để kiểm tra các phương ta dùng máy trắc địa
(để kiểm tra mặt cắt ngang cột) và các quả dọi (để kiểm tra theo phương đứng).
Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 20


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

d) Đổ bê tông cột
Trộn bê tông
Sử dụng máy trộn có dung tích 380l

Hình 3.9: Máy trộn bê tông
Cách trộn:
- Thể tích vật liệu đưa vào thùng thùng trộn phải phù hợp với dung tích quy định
của máy. Thể tích vật liệu đưa vào thùng trộn không nên quá 10% dung tích
quy định
- Đầu tiên cho máy chạy không tải một vài vòng rồi đổ 15-20% lượng nước vào
thùng, sau đó đổ vật liệu vào thùng trộn ( bằng thùng tiếp liệu) đồng thời đổ dần
và liên tục phần nước còn lại và trộn đến khi xong.
- Để bê tông đạt được các tính chất cần thiết thường cho máy trộn quay khoảng
20 vòng
- Trong quá trình trộn để tránh vữa xi măng bám vào thành trộn, cứ sau 2 giờ làm

việc cần đổ vào thùng trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước của một mẻ trộn và
quay máy trộn khoảng 5 phút. Sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời
gian đã quy định.
- Khi trộn bê tông ở hiện trường cần lưu ý: Nếu dùng cát ẩm thì lượng cát tăng
lên nếu độ ẩm các tăng lên 3% thì lượng cát phải tăng lên 25-30% và lượng
nước giảm đi. Việc hiệu chỉnh thành phần bê tông tại hiện trường theo nguyên
tắc không làm thay đổi tỷ lệ N/X của thành phần bê tông đã thiết kế.
Vận chuyển bê tông
- Sau khi bê tông trộn xong được xả trực tiếp vào thùng
- Vận chuyển bằng xe đẩy tay ( xe rùa) : Vận chuyển thùng chứa bê tông từ máy
trộn bê tông đến khu vực đổ bê tông khi thi công ở tầng trệt và khu vực tời bê
tông khi đổ bê tông trên các lầu 123.
- Sử dụng máy tời để tời các thùng bê tông lên các lầu công tác, tiếp tục sử dụng
xe rùa để vận chuyển thùng bê tông đến nơi thi công đổ bê tông cột.
- Đường vận chuyển phải bằng phẳng đảm bảo xe di chuyển dễ dàng.
Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 21


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

- Thời gian vận chuyển càng ít càng tốt nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
bê tông.

Quy trình đổ bê tông cột:
- Thiết kế cửa đổ: Cửa đổ đặt ở cạnh 400(mm), chiều cao cửa đổ 400(mm), đặt ở
độ cao 1.5(m)
- Đưa bê tông qua cửa đổ thông qua máng đổ
- Bắt giàn giáo khi đổ đến độ cao 1.5 (m) để tiếp tục công tác
- Khi đổ tới cửa đổ chúng ta sẽ bịt cửa này lại và tiếp tục đổ lên phía bên trên
- Tiếp tục làm như vậy cho tới khi đổ hết chiều dài của cột bê tông.
- Đầm bê tông bằng máy đầm dùi: Đưa đầm vào theo phương thẳng đứng, chiều
sâu khi đầm khoảng 30 đến 75 cm, thời gian đầm cho mỗi lượt khoảng 30 giây.
Trong quá trình đầm xi măng cần phải khéo léo sao cho không làm thay đổi cấu
tạo, hình dạng và kích thước của khối thép bên trong.
Một số lưu ý:
- Trước khi đổ bê tông cột cần phải dọn vệ sinh sạch sẽ chân cột, đánh sờn bề mặt
bê tông cũ rồi mới tiến hành đổ.
- Tưới nước ván khuôn.
- Đổ trước vào chân cột một lớp vữa xi măng cát vàng tỉ lệ 1/2  1/3 dày 5 
10cm, đầm để tránh hiện tượng rỗ chân cột.
- Đổ bê tông liên tục. Do chiều cao cột lớn hơn 2m nên phải đổ bê tông qua ống
cao su chờ sẵn.
- Đổ bê tông từ trên cao xuống bắt đầu từ chỗ sâu nhất.
- Bê tông phải đổ liên tục, đổ tới đâu đầm tới đó khi cần dừng phải dừng đúng vị
trí mạch ngừng theo quy định.
- Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không
vượt quá 1,5m.
- Đổ bê tông cột từ trên cao xuống, chân cột hay bị rỗ, vì sỏi đá từ trên cao xuống
đọng dần ở đáy. Vì vậy, nên đổ bê tông chân cột bằng loại vữa có cốt liệu nhỏ,
dày 30cm, khi đổ các đợt bê tông sau sỏi đá lớn sẽ rơi vùi vào lớp vữa này làm
cho nó có thành phần bình thường.
e) Bảo dưỡng bê tông cột
- Bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để đóng rắn và ngăn

ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê tông.
- Bao gồm 2 giai đoạn, hai giai đoạn này liên tục kế tiếp nhau không có bước
gián đoạn, kể từ khi hoàn thiện xong bề mặt bê tông cho tới khi bê tông đạt
được cường độ bảo dưỡng tới hạn.
Giai đoạn bảo dưỡng ban đầu:( Bê tông sau khi được tạo hình)
Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 22


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

Tiến hành bảo dưỡng ban đầu như sau:
- Bê tông sau khi được tạo hình xong được phủ ngay bề mặt bằng các tấm vật
liệu đã được làm ẩm (rơm, rạ, tấm cót ẩm v.v…) Lúc này không tưới nước để
tránh cho bê tông không bị nước phá hoại do chưa có đủ cường độ cần thiết, và
không va chạm mạnh vào bê tông. Cũng có thể phủ mặt bê tông bằng các vật
liệu cách nước như nilon, vải bạt…
- Việc phủ mặt kéo dài tới khi bê tông đạt cường độ 5Kg/cm2 là khoảng sau 2,5
÷ 5h
- Ở hiện trường có thể xác định thời gian này bằng cách tưới thử nước lên mặt bê
tông, nếu không bị phá hoại bề mặt là được, khi đó bắt đầu giai đoạn bảo dưỡng
tiếp theo, phải tưới nước giữ ẩm liên tục, thường xuyên.
Giai đoạn bão dưỡng tiếp theo ( ngay sau giai đoạn ban đầu)

- Đây là giai đoạn cần tưới nước giữ ẩm liên tục mọi bề mặt hở của bê tông cho
tới khi ngừng quá trình bảo dưỡng.
- Dựa vào môi trường khí hậu địa phương xây dựng công trình mưa ít nắng
nhiều, để cho bề mặt bê tông luôn được ẩm ướt. Việc tưới nước giữ ẩm cần
được duy trì cả ban ngày lẫn ban đêm trong khoảng thời gian từ 6-7 ngày, đảm
bảo cho bề mặt bê tông luôn được giữ ẩm.
- Nước dùng để tưới giữ ẩm bề mặt bê tông có thể dùng nước sông, nước hồ ao
không có tạp chất gây hại cho bê tông để bảo dưỡng ẩm bê tông.
f) Tháo vỡ ván khuôn cột
Theo TCVN 4453 : 1995 Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và
nghiệm thu.
Điều 3.6:
- Coffa không chịu lực đã đông rắn (như coffa thành bên dầm, cột tường...) có thể tháo
dỡ khi bê tông đạt trên 50 (daN/cm2) cường độ (1 ngày). Lưu ý cần đảm bảo cường độ
để không làm vở cạnh cấu kiện.
3.4 Kiểm tra, nghiệm thu cột
Nghiệm thu cốt thép: Trước khi đổ bê tông, phải làm biên bản nghiệm thu cốt thép.
Biên bản nghiệm thu phải ghi rõ các điểm sau đây:
-

Cường độ cốt thép, đường kính cốt thép
Số lượng cốt thép
Khoảng cách cốt thép
Vị trí điểm đặt của cốt thép
Chiều dài đường hàn nối cốt thép
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ
Các chi tiết chôn sẵn trong bê tông... Sau đó mới tiến hành lắp dựng coffa cột.

Khi ván khuôn và giàn giáo đã dựng xong phải kiểm tra và nghiệm thu theo:
Họ tên


Lớp:

MSSV:

Trang 23


ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG
-

-

GVHD:

Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế.
Độ chính xác của các bộ phận đặt sẳn.
Độ chặt, kín giữa các tấm ván khuôn với mặt nền.
Sự vững chắc của ván khuôn và giàn giáo (chú ý các chổ nối và chổ tựa).
Kiểm tra độ chính xác ở những bộ phận của ván khuôn. Sai lệch về vị trí và
kích thước ván khuôn và giàn giáo đã dựng xong không được vượt quá những
trị số cho phép.
Trong quá tình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng và vị trí của
ván khuôn, nếu có biến dạng do dịch chuyển phải xữ lý kịp thời.
Để vị trí cột không bị xê dịch, ta dùng các ống chống xiên tỳ xuống nền (hoặc
sàn). Do cột h > 2 m, nên khi lắp cốp pha cần chừa lổ dọn rát.
Trước khi tiến hành một đợt bê tông nào cũng phải tiến hành một số công việc
sau:
Kiểm tra lại cốp pha và cốt thép.
Cạo gỉ cốt thép nếu cần.

Quét sạch rác rưởi, tẩy các vết dơ bẩn bên trong.
Nếu đổ bê tông mới lên lớp bê tông cũ, thì phải đánh sờn mặt tiếp xúc, cạo rữa
sạch mặt bụi trên mặt bê tông đó.

Kiểm tra, nghiệm thu bê tông:
- Kiểm tra tất cả các khâu vật liệu, thiết bị, quy trình thi công, các tính chất của
hỗn hợp bê tông và bê tông đã đông cứng:
- Kiểm tra chất lượng vật liệu: Gồm chất lượng xi măng, cát, đá, phụ gia, nước,
các điều kiện bảo quản các loại vật liệu đó
- Kiểm tra trong quá trình thi công: Cân đong vật liệu, quá trình trộn,vận chuyển
hỗn hợp bê tông, đổ, đầm và bả dưỡng bê tông.
- Kiểm tra chất lượng các kết cấu bê tông đã hoàn thành: Bao gồm:
+ Cường độ nén của bê tông, xác định bằng cách thử mẫu, các mẫu thí nghiệm
được lấy ở nơi đổ bê tông theo từng tổ mẫu, mỗi tổ gồm 3 viên mẫu được lấy
cùng một lúc và cùng một chổ. Cường độ bê tông trong công trình sau khi kiểm
tra ở tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đat yêu cầu thiết
kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu ≥ mác thiết kế và không có mẫu nào
trong tổ hợp mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế.
- Kiểm tra bề mặt kết cấu
Việc đổ bê tông cần đảm các yêu cầu sau:
- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha, chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
- Bê tông phải đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo qui
định thiết kế.
Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 24



ĐỒ ÁN KỸ THUẬT THI CÔNG

GVHD:

- Giám sát chặt chẻ hiện tượng cốp pha, giàn giáo và cốt thép trong quá trình thi
công để có thể xữ lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
- Mức độ đổ đầy hỗn hợp bê tông vào cốp pha phải phù hợp với số liệu tính toán,
độ cứng chịu áp lực ngang của cốp pha do hỗn hợp bê tông mới đổ gây ra.
- Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường
hợp đổ bê tông quá thời hạn qui định thì phải đợi đến khi bê tông đạt cường độ
25 kg/cm2 mới được tiếp tục đổ bê tông, trước khi đổ bê tông phải xữ lý làm
nhám mặt bê tông cũ. Đổ bê tông vào ban đêm và khi có sương mù phải bảo
đảm đủ ánh sáng ở nơi trộn và nơi đổ bê tông.
- Để tránh bê tông bị phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ
không vượt quá 1,5m.
- Chiều dày mỗi lớp đổ bê tông phải căn cứ vào năng lực trộn, cự ly vận chuyển,
khả năng đầm, tính chất của kết cấu và điều kiện thời tiết để quyết định.

Họ tên

Lớp:

MSSV:

Trang 25



×