Đề tài: Tình hình cà phê Việt Nam
ĐỊA LÝ KINH TẾ HỌC VIỆT NAM
A: LỜI MỞ ĐẦU
Giới thiệu sơ lược cây cà phê của Việt Nam
Lý do chọn đề tài
B: PHẦN NỘI DUNG
Xuất xứ cây cà phê ở Việt Nam
Thực trạng cà phê Việt Nam
Một số dự báo - giải pháp - đề xuất nhằm nâng cao giá trị cà phê
Việt Nam
C: PHẦN KẾT LUẬN
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
A: LỜI MỞ ĐẦU
Ngành cà phê Việt Nam là một ngành sản xuất có
truyền thống lâu đời, trải qua hơn 100 năm hình thành và
phát triển, ngành cà phê đã đạt được nhiều thành tịu to
lớn và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn
mang tính chiến lược trong cơ cấu hàng xuất khẩu Việt
Nam.
Ngày nay, sản xuất cà phê thế giới đang tập chung chủ yếu
ở các nước đang phát triển nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Nên Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi phù hợp với
việc canh tác cà phê. Đây là một trong những ưu thế lớn để có
thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt
Nam trong thời gian tới.
Vì vậy, để có thể tìm hiểu rõ hơn về “cà phê Việt Nam”.
Sinh viên nhóm 1 chúng em đã lựa chọn đề tài “cà phê” để
nghiên cứu, qua đó đề xuất các giải pháp tốt nhất cho sự phát
triển của cà phê Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản
xuất cà phê nói riêng. Nhưng do còn nhiều mặt hạn chế nên khó
tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự
giúp đỡ và góp ý của thầy Phạm Văn Thắng để bài tiểu luận
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
B: PHẦN NỘI DUNG
I. Tổng quan cà phê việt nam
1. Xuất sứ cây cà phê ở Việt Nam.
Cây cà phê lần đầu tiên đưa vào Việt Nam từ năm 1897 và
được trồng thử từ năm 1888. Giai đoạn đầu, cây cà phê chủ
yếu trồng ở Ninh Bình, Quảng Bình … Đến đầu thế kỷ 20
mới được trồng ở Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên. từ
năm 1920 trở đi cây cà phê mới có diên tích đáng kể đặc
biệt ở Buôn Ma Thuật, Đăklăk. Khi mới bắt đầu, quy mô
các đồn điền từ 200-300 ha và năng suất chỉ đạt từ 400-600
kg/ha.
Cho đến nay, diện tích cà phê trên cả nước giữ mức ổn
định là 500.000 ha và sản lượng có khi lên đến 900.000 tấn.
Hiện nay Việt Nam là nước suất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế
giới sau Brazil.
Cà phê trồng ở Việt Nam gồm có 2 loại: Cà phê vối
(Rubusta) chiếm 90% diện tích, cà phê chè (Arabica) chiếm
10% và cà phê mít (Excelsa) chiếm 1%.
Cây cà phê chè chỉ ưu sống ở vùng núi cao và thường được
trồng ở độ cao từ 1000-1500m, nhiệt độ từ 16-25 độ C, lượng
mưa khoảng trên 1000mm.
Cà phê vối ưu sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp
dưới 1000m, nhiệt độ khoảng 24-29 độ C, lượng mưa khoảng trên
1000mm và cần nhiều ánh sang mặt trời hơn so với cây cà phê
chè. Một trong những lý do diện tích cà phê vối cao hơn rất nhiều
do chúng có sức sinh trưởng tốt và kháng được bệnh. Còn cà phê
chè lại rất mẫn cảm với các bệnh như bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành,
khô quả
2. Vùng nguyên liệu
II. THỰC TRẠNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
1. Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cà phê Việt
Nam
1.1 Tiềm năng và lợi thế của ngành cà phê Việt Nam
1.1.1 Các lợi thê của ngành cà phê Việt Nam xét trên khía
cạnh tự nhiên
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên
thế giới (sau Brazil), sở dĩ chúng ta đạt được thành tích này là
do Việt Nam sở hữu những điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu
thuận lợi và đắc địa cho cây cà phê phát triển. Đặc biệt là
vùng đất đỏ bazan tại tỉnh Tây Nguyên, được hình thành bởi
quá trình vận động địa chất hơn 160 triệu năm.
Chất lượng cà phê Robusta của chúng ta cũng đứng đầu
thế giới. Các tài nguyên thiên nhiên về đất, nước, rừng, động vật
hoang dã tại các vùng trồng cà phê, đặc biệt là vùng đất Tây
Nguyên, cũng là các giá trị cần được bảo vệ, giữ dìn, tôn tạo và
đóng góp vào cùng với tổng thể cây cà phê để tạo ra một hỗn
hợp sản phẩm công nghiệp, du lịch sinh thái – hoang dã – văn
hóa, tạo ra các khái niệm và điểm đến có thể thu hút sự chú ý
của thế giới, để cộng hưởng và quảng bá cho thương hiệu chung
của cà phê Việt Nam.
Vị trí địa chính trị cũng tạo cho chúng ta sự thuận lợi để
hướng đến, tiếp cận và chiếm lĩnh một thị trường tiêu dùng lớn,
tiềm năng và đang có mức tăng trưởng 30% một năm, đó chính
là thị trường Trung Quốc. Sự thuận lợi trong giao thông đường
biển cũng tạo ra lợi thế không nhỏ cho cà phê Việt Nam khi
tham gia vào chuỗi cung vận toàn cầu.
1.1.2 các lợi thế của cà phê Viêt Nam xét trên khía cạnh tài
nguyên văn hóa.
Với quan điểm rộng về cà phê, chúng ta cần phải
xem xét, chắt lọc đánh giá và đóng gói rất nhiều các giá trị
tài nguyên văn hóa mà Việt Nam đang có để đưa vào
trong khái niệm và chiến lược phát triển cho cà phê Việt
Nam. Trước hết, về tài nguyên văn hóa, Việt Nam được
nhìn nhận là một ít các nước Châu Á đã có những nét cơ
bản của văn hóa cà phê cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản và
Indonesia; các nước còn lại chủ yếu bị ảnh hưởng bởi văn
hóa trà. Các yếu tố về văn hóa, lịch sử, y học và dưỡng
sinh dân tộc cũng có những nét đặc thù và hấp dẫn nhất
định để đua vào cà phê và chuyên chở giá trị văn hóa của
cà phê đến với cộng đồng người tiêu dùng.
1.2 Khái quát về tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê
1.2.1 Tình hình sản xuất cà phê
Cà phê là một mặt hàng thương mại quan trọng trên thị
trường quốc tế. Trên thế giới hiện nay có 80 nước trồng cà phê
với tổng diện tích trên 10 triệu ha và giá trị hàng hóa xuất khẩu
hàng năm trên 10 tỷ USD.
Cà phê du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ 19 và hiện nay trở
thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Trong vòng
10 năm trở lại đây, ngành cà phê Việt Nam đã tiến những bước
dài ngoạn mục.
Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 sau lúa gạo,
đồng thời Việt Nam cũng là nước đứng thứ 2 trong 10 nước xuất
khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với diện tích trồng cà phê là
500.000ha, sản lượng đạt 800.000 tấn/năm, kim ngạch xuất
khẩu đạt gần nửa tỷ USD, chiếm 25-27% kim ngạch xuất khẩu
nông sản và 4-5% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, vươn ra
trên 60 thị trường tiêu thụ.
Những thành tựu mà ngành cà phê đạt được là rất đáng kể
nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục
để tạ bước tiến mạnh mẽ trong thời gian tới. Những hạn chế đó
là: ngành chưa có 1 quy hoạch phát triển toàn diện trên hiện
tượng tăng diện tích tự phát không kiểm soát được gây thiệt hại
kinh tế - xã hội nghiêm trọng; cơ cấu cây trồng chưa hợp lý >
90% là cà phê vối – cho giá trị thấp và biến động giá lớn, công
nghiệp chế boiến vừa yếu, vừa thiếu…
Giải pháp:
Từ những nguyên nhân chủ quan trên cùng với biến động của
thị trường cà phê thế giới đã khiến giá cà phê liên tục rớt giá từ
2.900 USD/tấn xuống 427 USD/tấn. Để đẩy mạnh xuất khẩu cà
phê Việt Nam lên chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng diện tich cà phê Arabica,
nâng cao chất lượng cà phê, đầu tư hơn nữa vào khu chế biến,
tạo sự đa dạng về mặt hàng xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ trong
nước, mở rộng thị trường, khôi phục thị trường Liên Xô và
Đông Âu.
1.2.2 Tình hình tiệu thụ nội địa
Với mỗi người Bắc Âu, uống 10kg cà phê nhân mỗi năm, ở
Tây Âu là 5-6kg thì ở Việt Nam mới tiệu thụ khoảng 500gr.
Theo hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, để phát triển cà phê Việt
Nam cần nâng cao chất lượng và tăng thị phần tiêu thụ nội địa.
Một số nghiên cứu gần đây được ngân hàng thế giới đưa ra cho
thấy tiềm năng thị trường thế giới nội địa của Việt Nam có thể
tiêu thụ tới 70.000 tấn/năm. Nghĩa là với sản lượng cà phê hàng
năm thu hoạch được 700.000-800.000 tấn thì lượng cà phê tiêu
thụ nội địa của Việt Nam ở mức xấp xỉ 10%. Trong khi đó, theo
hiệp hội cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam
hiện chỉ đạt gần 3.6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà
phê.
Nguyên nhân chính khiến cà phê Việt Nam khó tiêu thụ
nội địa là do:
Xu hướng uống cà phê “công nghiệp” trong giới trẻ ngày
càng tăng để đáp ứng nhu cầu nhanh trong nhịp sống hiện đại, cà
phê hòa tan trở thành xu hướng tiêu dùng chủ đạo hiện nay, càng
đa dạng hương vị và đáp ứng nhu cầu càng hấp dẫn của khách
hàng. Song việc đầu tư sản xuất cà phê hòa tan lại đòi hỏi nguồn
vốn lớn và chi phí chuyển giao công nghệ, trở thành một cái khó
“bó” lấy doanh nghiệp vừa và nhỏ. kết quả, doanh nghiệp vẫn tập
hợp xuất khẩu cà phê nhân và bột mà bỏ qua thị trường nội địa.
Giải pháp:
Với tình hình tiêu thụ cà phê trong thị trường nội địa còn
gặp nhiều khó khăn như vậy, các giám đốc doanh nghiệp cà phê
của Việt Nam đã có giải pháp cụ thể là mở rộng kênh tiếp thị và
tiêu thụ nội địa bằng cách phục vụ nhu cầu thưởng thức cà phê
hòa tan hay pha sẵn. Ngoài “chuỗi” quán cà phê Trung Nguyên,
một loạt nhãn hiệu khác như Highland, Phúc Ban Mê, cà phê
Buôn Mê Thuột,…lần lượt mở các cửa hiệu cà phê tại các đô thị
lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quy Nhơn,… song
hiệu quả vẫn chưa được như ý, mới chỉ để quảng bá và giới
thiệu sản phẩm mà các doanh nghiệp không đặt nặng điều đó
vào doanh thu của công ty.
1.2.3 tình hình xuất khẩu cà phê
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), từ năm
2000 lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt qua Côlômbia để
vươn lên trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ hai cung cấp cà phê ra thị
trường thế giới, chiếm tỷ trọng khoảng 15,3% trong giai đoạn 2000
-2008. Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Braxin với tỷ trọng chiếm gần
¼ lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Trong nhiều năm qua, Đức và
Hoa Kỳ vẫn là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam
với tỷ trọng tính chung khoảng 22% tổng lượng cà phê xuất khẩu của
Việt Nam. Sô liệu thống kê của ICO cũng ghi nhận Đức và Hoa Kỳ
cũng là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới nhưng thị
phần cà phê của Việt Nam tại hai thị trường này trong năm 2008 chỉ đạt
tương ứng là 11,4% và 7,3%. Để có thể tăng thị phần cà phê của Việt
Nam tại hai thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu
thị hiếu của hai thị trường này đặc biệt là Hoa Kỳ - thị trường nhập
khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4 tổng lượng cà phê xuất
khẩu của thế giới
Biểu đồ 2: Thống kê khối lượng, đơn giá và trị
giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo quý
trong giai đoạn 2005- 2010
Lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam 2010 đang có
xu hướng giảm chỉ đạt 345 nghìn tấn, giảm 22% so với cùng kỳ
năm trước, trị giá là 483 triệu USD, giảm 27,8%,
Theo số liệu Thống kê Hải quan mới nhất cho thấy, mùa
vụ xuất khẩu cà phê của Việt Nam thường từ cuối quý IV năm
trước đến quý I năm sau. Thế nhưng, quý I năm nay, giá và
lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt mức thấp nhất so với
cùng kỳ ba năm trở lại đây (từ năm 2007).
Biểu đồ: Thống kê khối lượng cà phê xuất khẩu của
Việt Nam giai đoạn 2007 – tháng 3/2010
Các tính toán cho thấy trong khi hầu hết giá xuất khẩu bình quân
của các nhóm hàng nông sản quý I/2010 đều tăng thì chỉ có
riêng giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê lại giảm tới 7,4%
so với cùng kỳ năm 2009, tương ứng giảm 113 USD/tấn. Số liệu
thống kê cập nhật mới nhất của Tổng cục Hải quan cũng cho
thấy, đơn giá xuất khẩu bình quân nhóm hàng này trong quý
I/2010 đạt mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, chỉ tương
đương với mức giá của quý IV/2006.
Cụ thể, mức giảm của đơn giá bình quân xuất khẩu cà phê
3 tháng đầu năm 2010 so với cùng thời gian các năm 2007, 2008
và 2009, lần lượt tương ứng là 3,2%; 30,1% và 7,5%.