Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.92 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Ánh Dương

Đề tài: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM
Ở VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT

Nhóm 7:
1. Vũ Thị Ngọc Yên
2. Lê Việt Đan Hà
3. Phạm Thị Trang
4. Phan Thị Mỹ Linh
Huế, tháng 4 - 2017

1


MỤC LỤC
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................................3
I. Đặt vấn đề:........................................................................................................3
II. Khái niệm:......................................................................................................3
1. Trẻ em:.........................................................................................................3
2. Lao động trẻ em:.........................................................................................4
PHẦN 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM............................5
I. Trên thế giới......................................................................................................5
II. Tại Việt Nam:..................................................................................................6
PHẦN 3: NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ...............................................................10
VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM...................................10
I. Nguyên nhân dẫn đến lao động ở trẻ em.....................................................10
1. Kinh tế........................................................................................................10


2. Chính trị.....................................................................................................10
3. Xã hội..........................................................................................................11
4. Gia đình......................................................................................................12
II. Hậu quả.........................................................................................................12
1. Về mặt bản thân của trẻ em......................................................................12
2. Về mặt xã hội.............................................................................................12
3. Về kinh tế....................................................................................................13
III. Khuyến nghị................................................................................................13
1. Về phía nhà nước:......................................................................................13
2. Về phía doanh nghiệp:..............................................................................14
3. Về phía gia đình và xã hội.........................................................................14
PHẦN 4: KẾT LUẬN.............................................................................................16

2


PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. Đặt vấn đề:
Lao động trẻ em là một hiện tượng tồn tại từ lâu ở tất cả các quốc gia, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ em. Khi nền kinh tế chuyển sang
cơ chế thị trường, sức lao động trở thành hàng hóa thì trẻ em luôn là mục tiêu bóc
lột của những kẻ trục lợi. Hiện tượng trẻ em bị bóc lột sức lao động ngày một gia
tăng và diễn biến phức tạp. Ở nước ta hiện nay, vấn đề tự do hoá thị trường, sức lao
động gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay, lao động trẻ em đã mang lại lợi
nhuận cho chủ sử dụng lao động. Nhiều trẻ em đã và đang làm nhiều công việc vất
vả để kiếm sống sinh nhai cho bản thân và gia đình các em, các công việc như
lượm ve chai, đánh giầy, bán vé số…phần lớn những trẻ em đó đều có hoàn cảnh
gia đình khó khăn, kinh tế nghèo. Tuy nhiên ở nhiều gia đình mà người cha ,người
mẹ chưa chu toàn bổn phận về mặt kinh tế hay trong các gia đình khiếm khuyết thì
lao động trẻ em đôi khi đóng vai trò khá quan trọng trong việc kiếm sống cho gia

đình. Ở quốc gia nào cũng đều phải nghiên cứu về trẻ em lao động sớm, nhằm tìm
ra những khó khăn và mong muốn của các em, để đưa ra những hình thức giúp đỡ
khác nhau. Tất cả chúng ta đều biết trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước do
vậy việc quan tâm chăm sóc, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm không chỉ của gia đình
mà của toàn xã hội. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh kéo theo tình trạng lao động
sớm ở trẻ em và những hậu quả đi cùng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Để đảm bảo được quyền lợi cho trẻ em chúng ta cần phải bắt tay vào giải quyết vấn
đề cấp thiết này.
II. Khái niệm:
1. Trẻ em:
 Theo Hiệp ước về Quyền Trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa một đứa trẻ
là “Mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ
em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn”. Hiệp nước này được 192
của 194 nước thành viên phê duyệt.
 Theo Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em của Việt Nam năm 2004 quy định trẻ
em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
3


 Theo mặt sinh học, một đứa trẻ là bất kỳ ai trong giai đoạn phát triển
của tuổi thơ ấu, giữa sơ sinh và trưởng thành.
 Tâm lý học cho rằng: “Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý –
nghiên cứu con người.”
 Theo góc độ xã hội học, trẻ em là giai đoạn con người đang học cách tiếp
cận những chuẩn mực của xã hội và đóng vai trò xã hội của mình, đây là giai
đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định hình
thành nhân cách con người.
2. Lao động trẻ em:
Không phải trẻ em nào làm việc cũng là lao động trẻ em
Thế giới có một quan điểm chung rằng không phải đứa trẻ nào làm việc

cũng là lao động trẻ em. Gia đình nghèo thì trẻ em cũng phải giúp đỡ gia đình làm
một vài công việc để trang trải cuộc sống. Để trẻ em làm việc không hề xấu nhưng
trẻ em làm việc quá giờ, ảnh hưởng học hành, vui chơi, giải trí, phát triển thể chất,
tinh thần – trở thành lao động trẻ em thì cần phải ngăn cấm.
Tại hội thảo Tư vấn xây dựng pháp luật về lao động trẻ em do Bộ LĐTB&XH phối hợp Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức sáng 21/03/2018 tại Hà
Nội, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho rằng, hiện nay ILO cũng
như Việt Nam chưa có khái niệm rõ ràng về lao động trẻ em và trẻ em làm việc.
Khái niệm “lao động trẻ em” đồng nghĩa với việc các em phải sử dụng hầu
hết thời gian lẽ ra dành cho học tập, vui chơi, giải trí để làm việc cho chủ hay cho
gia đình; là những trẻ em bị bóc lột sức lao động, phải làm việc nhiều giờ trong
ngày, quá sức mình. Lao động trẻ em là vấn đề sử dụng trẻ em trong bất kỳ công
việc gì mà tước đi thời thơ ấu của trẻ, cản trở việc đi học thường xuyên, và gây tác
hại về tinh thần, thể chất, xã hội hay đạo đức, nguy hiểm và độc hại.
4


PHẦN 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM
I. Trên thế giới
Thông tin tại Hội thảo Tư vấn xây dựng pháp luật về lao động trẻ em, do Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) và Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) tổ chức, ngày 21/03/2018, lao động trẻ em đang là vấn đề toàn cầu.
Theo ước tính của ILO, trên thế giới hiện có khoảng 152 triệu trẻ em độ tuổi
từ 5-17 tuổi là lao động trẻ em. Lao động trẻ em vẫn tập trung chủ yếu trong ngành
nông nghiệp (chiếm 70,9%). Gần 1/5 lao động trẻ em làm việc trong ngành dịch vụ
(chiếm 17,1%), trong khi 11,9% lao động trẻ em làm việc trong ngành công
nghiệp. Theo ILO, các dấu hiệu để phát hiện tình trạng lao động trẻ em bao gồm:
Việc tham gia lao động trẻ em đi liền với trình độ giáo dục thấp, sau đó dẫn đến
các công việc không đáp ứng được yêu cầu căn bản về việc làm bền vững; các em
bỏ học sớm thường ít có cơ hội được đảm bảo việc làm ổn định và có nguy cơ cao
không tìm được việc làm; một tỷ lệ lớn thiếu niên từ 15 đến 17 tuổi tại nhiều quốc

gia đang làm công việc bị xếp vào loại độc hại hoặc các hình thức lao động trẻ em
tồi tệ nhất; những em đang làm các công việc độc hại thường dễ bỏ học sớm trước
khi đủ tuổi lao động tối thiểu.
Ông Federico Blanco Allais (Bộ phận phụ trách các Nguyên tắc và quyền cơ
bản tại nơi làm việc ILO) cho rằng: Từ 2000 – 2016, xu hướng lao động trẻ em có
giảm từ 245,5 nghìn xuống còn 151,62 nghìn trẻ em. Tuy nhiên, tốc độ giảm đang
chậm lại đáng kể. Ở các khu vực trên thế giới thì có sự khác nhau về xu hướng
giảm lao động trẻ em. Theo số lượng thống kê, chỉ có khu vực châu Phi cận Sahara
là khu vực duy nhất có tình trạng lao động trẻ em tăng còn các khu vực khác lao
động trẻ em có xu hướng giảm. Mục tiêu đặt ra là chấm dứt lao động trẻ em dưới
mọi hình thức vào năm 2025.Việc trẻ em phải lao động sớm để lại hậu quả nặng
5


nề, ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của trẻ em, tác động tiêu cực đến phát triển
kinh tế - xã hội, nhất là chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai.
Từ ngày 14 đến 16/11/2017, một hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lâu dài tệ nạn
lao động trẻ em đã diễn ra tại Buenos Aires, thủ đô Argentina, với gần 2000 đại
biểu tham dự đến từ 190 nước và vùng lãnh thổ. Sau ba ngày thảo luận, hội nghị
công bố bản “Tuyên bố Buenos Aires về cưỡng bức lao động trẻ em và việc làm
cho tuổi trẻ”. Theo đó, tệ nạn lao động trẻ em giảm rất chậm do sự gia tăng của làn
sóng người di cư và tị nạn vốn là hậu quả của các cuộc xung đột quân sự và biến
đổi khí hậu toàn cầu. Nếu không có những thay đổi quan trọng, thế giới sẽ không
xóa bỏ được tệ nạn trên vào năm 2025 như đã định trong Các mục tiêu Phát triển
bền vững (SDG) 2015-2030 do Liên Hiệp Quốc đề ra.
Một kết quả điều tra do các tổ chức xã hội dân sự thực hiện được công bố
dưới cái tên “It’s time to Talk” (tạm dịch: Đã đến lúc nói ra), với 1.822 trẻ em tuổi
từ 5-18 ở 30 quốc gia cho thấy đa số trẻ em lao động ở tuổi còn rất nhỏ là để phụ
giúp gia đình và điều kiện lao động của chúng rất đáng lo ngại. Những việc làm
này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là cơ hội được hưởng

chế độ giáo dục phù hợp với nhu cầu phát triển tâm sinh lí.
II. Tại Việt Nam:
Trong thời gian vừa qua, vẫn có những nơi chưa thực hiện tốt các quy định
về cấm sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, nhất là trong khu vực phi
chính thức và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là trong các ngành
ăn uống, nhà hàng, chế biến gỗ, thủy hải sản, cao-su, sản xuất gạch.
Một số trẻ em vẫn tham gia vào những công việc có thời gian kéo dài, các
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc có tính chất nhạy cảm, ảnh

6


hưởng đến sức khỏe, nhân cách, sự phát triển về thể chất, tinh thần và cơ hội học
tập của trẻ.
Một số nơi còn xảy ra tình trạng lao động cưỡng bức, vi phạm pháp luật Việt
Nam cũng như vi phạm các tiêu chuẩn lao động quốc tế mà Việt Nam đã hoặc
chuẩn bị tham gia.
Tính đến đầu năm 2017 theo ước tính tại Việt Nam hiện có tới 1,75 triệu lao
động là trẻ em, chiếm gần 10% trẻ em trên cả nước. Trẻ em bắt đầu làm việc sớm
phổ biến ở tuổi từ 12 cho đến dưới 17 tuổi, tuy nhiên vẫn có tới hơn 15% lao động
trẻ em ở nhóm 5 - 11 tuổi, đây là nhóm trẻ em nhỏ tuổi cần phải loại bỏ mọi hình
thức được coi là cưỡng bức hoặc không kiểm soát được.
Trong số trẻ em phải lao động sớm, gần 85% sinh sống ở khu vực nông thôn,
đây cũng là khu vực có tỷ lệ trẻ em tham gia lao động rất cao (chiếm 18,62% trong
dân số trẻ em nông thôn) và cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trẻ em tham gia lao động
ở khu vực thành thị (7,56%) cho thấy các biện phòng ngừa lao động trẻ em cần
hướng vào khu vực nông thôn. Tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế (mọi hình thức)
của trẻ em trai cao hơn trẻ em gái.

7



Sơ đồ phân bố dân số trẻ em 5 - 17 tuổi theo tình trạng tham gia hoạt động
kinh tế của trẻ em (Theo Điều tra Quốc gia về lao động trẻ em)
Thực tế cho thấy, ở Việt Nam do khái niệm về lao động trẻ em vẫn chưa
được phổ biến trong công chúng, thì khi các bậc cha mẹ không thấy được lợi ích,
cơ hội cho trẻ để học cao hơn, họ thường có chung quan điểm là lao động có vẻ là
cách sử dụng thời gian của trẻ hiệu quả nhất. Thế nên mới dẫn đến điều đáng buồn
là trong số lao động trẻ em được khảo sát, có tới 52% trẻ đã từng đi học, 45,2%
đang đi học và 2,8% chưa bao giờ được cắp sách đến trường.
Có khoảng 67.1% trẻ em làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, 16,6% trẻ em
làm việc trong ngành công nghiệp/ xây dựng và 15,8% làm việc trong ngành dịch
vụ.
Theo Điều 163. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên Luật lao động Việt Nam quy định:
8


 Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến
dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
 Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01
ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc
vào ban đêm.
 Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban
đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Thế nhưng, theo điều tra chỉ ra 1/3 lao động trẻ em phải làm việc hơn 42 giờ
trong một tuần. Điều này có vẻ đi ngược lại với cam kết mà Việt Nam là một trong
những nước đầu tiên trên Thế giới kí công ước về quyền trẻ em từ năm 1990.
Đại diện của Bộ LĐ-TB-XH còn cho hay, việc trẻ em phải lao động sớm đã
và đang để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của trẻ em, tác
động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội, nhất là chất lượng của nguồn nhân lực

trong tương lai. Việc tham gia lao động sớm không chỉ cản trở sự phát triển về thể
chất và tâm lý của trẻ em mà còn cản trở việc tiếp cận và thụ hưởng nền giáo dục
phù hợp, cản trở việc chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho chính các em.
Do vậy các biện pháp phòng ngừa, can thiệp về lao động trẻ em cần hướng
vào đối tượng chính là các hộ gia đình và cha mẹ trẻ em.

9


PHẦN 3: NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ
VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM
I. Nguyên nhân dẫn đến lao động ở trẻ em
1. Kinh tế
- Nền kinh tế của quốc gia chưa phát triển:
Đói nghèo được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ em tham gia các hoạt
động kinh tế và từ đó dẫn đến nguy cơ LĐTE. Sự chênh lệch mức sống giữa nông
thôn và thành thị dẫn đến làm gia tăng trẻ em lang thang kiếm sống, lao động trẻ
em ...
Cũng do mức sống dân cư tăng, chi phí cho các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo
dục, y tế, vui chơi giải trí,... cho trẻ ngày càng tăng. Thêm vào đó, nghèo đói ngày
càng gay gắt, bộ phận dân cư nghèo không đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu của
trẻ, hiển nhiên những đứa trẻ này có xu hướng bỏ học và tìm kiếm việc làm.
- Về phía doanh nghiệp: Chi phí phải chi trả cho lao động trẻ em rất thấp, làm giảm
chi phí, tăng lợi nhuận, giá sản phẩm cạnh tranh.
2. Chính trị
- Bất cập trong pháp luật, chính sách như một số khái niệm, quy định, nội hàm về
lao động trẻ em chưa cụ thể, thống nhất, khó phân loại và dễ lẫn lộn cách hiểu.
- Thiếu quy định về xử phạt lao động trẻ em dưới 15 tuổi, ranh giới giữa việc nhà
và lao động trẻ em chưa rõ.
- Thanh tra, kiểm tra chưa tiếp cận được khu vực không chính thức nên khó phát

hiện, cưỡng chế xử phạt.
10


- Hạn chế trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, thiếu hụt cơ sở dữ
liệu về lao động trẻ em và cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em.
- Mức xử phạt không đủ răn đe đối với những cá nhân, tổ chức lạm dụng lao động
trẻ em.
Cụ thể, theo Điều 15 Nghị định số 91 ngày 17-10-2011 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nêu như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng đối với một
trong các hành vi: Cha, mẹ bắt con, người giám hộ bắt trẻ em mà mình giám hộ,
người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em mà mình nuôi dưỡng làm công việc gia
đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng
xấu sự phát triển của trẻ em hoặc bắt trẻ em làm những công việc mà pháp luật
không cho phép. Người nhận dạy nghề cho trẻ em bắt trẻ em làm công việc quá
sức, nặng nhọc, quá thời gian, trong môi trường độc hại, nguy hiểm, ảnh hưởng
xấu sự phát triển của trẻ em.
Như vậy, cho thấy mức xử phạt còn quá nhẹ so với những lợi ích từ việc lạm dụng
lao động trẻ em.
3. Xã hội
- Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền làm một số giá trị đạo đức xã hội bị đảo
lộn: li dị, li thân, bỏ rơi con cái, mức độ quan tâm của cộng đồng, làng, xã đối với
trẻ em ngày càng giảm sút. Trẻ em thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi
trường, do vậy tình trạng bỏ nhà ra đi, trộm cắp, tự tìm kiếm việc làm nuôi sống
bản thân ngày càng gia tăng ở lứa tuổi các em.
- Trong xã hội nhiều người vẫn còn chấp nhận việc sử dụng lao động trẻ em, họ
cho rằng đơn giản là mưu sinh.

11



- Chưa có phản ứng gay gắt trong việc lên án hành động sử dụng lao động trẻ em,
chưa có cái nhìn đúng đắn về quyền lợi của trẻ em và những vi phạm pháp luật liên
quan đến sử dụng lao động trẻ em.
4. Gia đình
- Hạn chế về nhận thức và sự quan tâm, chăm sóc trẻ em:
Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, giải trí lành mạnh, quyền được phát
triển năng khiếu… họ hoàn toàn không biết, họ cho rằng gia đình còn nghèo nên
việc cho con em nghỉ học, lao động là chuyện hiển nhiên.
- Thu nhập thấp.
Ngoài ra, nguyên nhân sâu xa dẫn đến gia tăng lao động trẻ em chính là tác động
của thiên tai và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Thiên tai gây ra tác động trực tiếp
tới tính mạng, sức khỏe và tâm lý của trẻ. Tác động của thiên tai khiến trẻ em rơi
vào nguy cơ bị xâm hại, bóc lột lao động, thường là những hình thức lao động tồi
tệ nhất. Khi thảm họa ập đến, với những cộng đồng vốn đã nghèo và thiệt thòi, vấn
đề lao động trẻ em càng có khả năng tăng lên.
II. Hậu quả
1. Về mặt bản thân của trẻ em
- Dễ gây ra tai nạn lao động, suy dinh dưỡng.
- Không được học tập và phát triển trong môi trường lành mạnh, làm giảm sự phát
triển tư duy.
- Đời sống của trẻ em không được áp ứng đầy đủ.
- Làm tinh thần của trẻ bị khủng hoảng, mất niềm tin, dễ bị tha hóa về đạo đức lối
sống, hay sa vào các tệ nạn xã hội.
2. Về mặt xã hội
- Làm gia tăng các tệ nạn xã hội.
12



- Các hình thức bóc lột trẻ em ngày càng nhiều.
3. Về kinh tế
- Làm giảm sự phát triển nguồn nhân lực sau này của đất nước.
- Gây rối loạn sự phát triển kinh tế của cả doanh nghiệp và đất nước.
- Làm mất vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

III. Khuyến nghị
1. Về phía nhà nước:
- Pháp luật lao động cần sửa đổi và đề cập một cách rõ ràng hơn tới:
 Điều kiện, trình tự tuyển dụng lao động trẻ em.
 Quy định cụ thể các điều kiện, nghĩa vụ, trình tự mà người sử dụng lao phải
tuân theo để có thể được tuyển dụng lao động dưới 18 tuổi, nhất là đối với
những trẻ em dưới 15 tuổi.
 Cập nhật, bổ sung định kì vào danh mục cấm lao động trẻ em những ngành,
nghề độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.
 Quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cơ quan trong việc
xảy ra tình trạng vi phạm sử dụng lao động trẻ em.
- Mạnh tay xử phạt các doanh nghiệp vi phạm hoặc xâm phạm vào quyền lợi của
lao động trẻ em.
- Thanh tra và kiểm tra gắt gao tại các doanh nghiệp trên cả nước.
- Các cơ quan chịu trách nhiệm trong việc phục vụ công tác xã hội cho cộng đồng
cần phải minh bạch và rõ ràng.
- Nhà nước nên có nhiều công tác và chính sách hỗ trợ giúp nâng cao trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân, cơ quan trong công tác bảo vệ người lao động dưới 18 tuổi.
13


- Có các chính sách tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, miễn giảm học phí, viện phí,
cứu trợ xã hội cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
2. Về phía doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định của pháp luật hiện
hành về việc sử dụng lao động trẻ em.
- Khi sử dụng lao động trẻ em, doanh nghiệp cần phải lập số theo dõi riêng: ghi
thông tin cá nhân, kiểm tra sức khỏe định kì,…
- Cần tiến hành làm các thủ tục đơn từ gởi tới các cơ quan lao động để có thể hợp
thức hóa việc tuyển dụng trẻ em vào làm việc.
- Tuân thủ đúng pháp luật về thời gian làm việc của trẻ em.
- Doanh nghiệp cần phải ký kết hợp đồng lao động đối với người đại diện của lao
động trẻ em.
- Đảm bảo môi trường làm việc, điều kiện làm việc an toàn cho lao động trẻ em
3. Về phía gia đình và xã hội
- Mỗi cặp vợ chồng nên tổ chức xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện
cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình “dù gái hay trai chỉ hai là đủ”.
- Người làm cha làm mẹ hơn ai hết phải ý thức được nghĩa vụ của mình với con
cái, quan tâm đầy đủ đến con em mình hơn, định hướng cho trẻ em để không xuất
hiện tình trạng bỏ học đi làm kiếm thêm thu nhập…
- Tuyệt đối không bắt trẻ em làm việc không phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe.
- Các nhân viên công tác xã hội cần tư vấn định hướng nghề nghiệp cho trẻ ở các
trường học. tổ chức các chương trình huấn luyện cho trẻ em lang thang. Huấn
14


luyện các kỹ năng sống cho trẻ, cung cấp các thông tin nguy hại mà trẻ phải tiếp
xúc việc phòng ngừa cũng như các quyền mà trẻ có.
- Đưa trẻ em lang thang vào các trung tâm bảo trợ xã hội.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng chống lao động
trẻ em, nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động trẻ em trong cộng đồng, gia đình.

15



PHẦN 4: KẾT LUẬN
Trẻ em là tương lai của đất nước, lực lượng lao động chính trong tương lai,
bất kì quốc gia nào cũng hướng tới các chương trình giáo dục và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để trẻ em được học tập, phát triển một cách toàn diện. Đã là con
người thì hãy làm một việc có ích, bảo vệ trẻ em tránh bị lạm dụng lao động đã là
góp phần xây dựng đất nước. Chỉ cần một cử chỉ quan tâm dù là nhỏ nhưng cũng
khiến các em có một cuộc sống hạnh phúc như những đứa trẻ khác. Hãy nói không
với “lao động trẻ em” để một ngày không xa trên đất nước ta không còn những trẻ
em phải lang thang, lao động sớm.

Tài liệu tham khảo
1. Hội thảo “Vận động chính sách, giải pháp phòng ngừa lao động trẻ em trong
thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu” do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức ngày 13/6/2017)
2. Tạp chí Lao động và Xã hội
3. Bộ Luật lao động 2012
4. />5. />6. />7. />16


8. />
17



×