Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong phần lịch sử việt nam (từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX) cho học sinh lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 107 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THỊ HOA

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ
VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN TỪ NGUỒN
GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX) CHO
HỌC SINH LỚP 10 THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Lịch sử

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THỊ HOA

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ
VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN TỪ NGUỒN
GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX) CHO
HỌC SINH LỚP 10 THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

THS. CHU NGỌC QUỲNH



HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc khóa luận tốt nghiệp này, em tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới Ths.Chu Ngọc Quỳnh – Giảng viên trƣờng Đại học
Sƣ Phạm Hà Nội 2, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, luôn động viên và
tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học sƣ
phạm Hà Nội 2 cùng các bạn sinh viên trong lớp K40B Sƣ phạm Lịch sử đã
có những ý kiến đóng góp quý báu để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng THPT Hoa Lƣ A,
giáo viên trong tổ chủ nhiệm, tổ chuyên môn Lịch sử và các em học sinh lớp
10 đã giúp đỡ em trong quá trình điều tra, nghiên cứu thực tiễn cho đề tài
khóa luận.
Cuối cùng, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình và
bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Xuân Hòa, ngày..... tháng .... năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi quý Thầy, Cô giáo!
Em xin cam đoan đề tài: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong phần
Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX) cho học sinh lớp 10 THPT” là
công trình nghiên cứu của cá nhân em. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là hoàn toàn trung thực. Những phƣơng pháp đƣợc nêu và thể

hiện trong đề tài đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn.
Ngoài ra, trong khóa luận của em còn sử dụng một số nhận xét, đánh
giá của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích
nguồn gốc rõ dàng.
Xuân Hòa, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu. .......................................................................... 6
6. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................. 7
7. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...................................................... 8
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 8
1.1.1. Các quan niệm về hoạt động trải nghiệm ......................................... 8
1.1.2.Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy và học lịch sử ............. 9
1.1.3.Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy và học lịch
sử ............................................................................................................... 11
1.1.4.Một số yêu cầu cơ bản trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm .. 21
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 23
1.2.1.Thực trạng dạy và học Lịch sử ở trường trung học phổ thông ....... 23

1.2.2.. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy và học Lịch sử
ở trường THPT.......................................................................................... 26
TIỂU KẾT CHƢƠNG I ............................................................................... 41
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM


TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN TỪ
NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ XIX) CHO HỌC SINH LỚP 10 Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG........................................................ 42
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam (giai đoạn
từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX) ...................................................................... 42
2.1.1. Vị trí ................................................................................................ 42
2.1.2. Mục tiêu của phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 .................................. 43
2.1.3. Nội dung phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 ........................................ 44
2.2. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Lịch sử
ở trƣờng phổ thông ....................................................................................... 46
2.3. Hƣớng dẫn một số cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm phần lịch
sử Việt Nam (giai đoạn từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX)................................ 49
2.3.1. Tổ chức trò chơi .............................................................................. 49
2.3.2. Tổ chức Hội thi/Cuộc thi ................................................................ 53
2.3.3.Tổ chức tham quan, dã ngoại .......................................................... 60
2.4. Thực nghiệm sƣ phạm........................................................................... 65
2.4.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................... 65
2.4.2. Chọn đối tượng thực nghiệm .......................................................... 66
2.4.3. Tiến hành thực nghiệm ................................................................... 66
2.4.4. Kết quả thực nghiệm ....................................................................... 68
2.4.5. Kết luận sau thực nghiệm ............................................................... 74
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .............................................................................. 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81
DANH MỤC PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
HĐNK:

Hoạt động ngoại khóa

HĐTN:

Hoạt động trải nghiệm

HS:

Học sinh

GV:

Giáo viên


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp ý kiến của giáo viên và học sinh về mức độ
thƣờng xuyên tổ chức HĐTNST trong dạy học môn Lịch sử ........ 32
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp ý kiến của học sinh về mức độ hứng thú đối với
các hình thức tổ chức HĐTNST (đơn vị %) ................................... 35
Bảng 1.3: Mức độ hiệu quả của các HĐTNST trong dạy học môn Lịch sử ... 37
Bảng 2.1: Kết quả học tập của học sinh lớp 10I sau giờ dạy thử nghiệm ...... 69
Bảng 2.2: Kết quả học tập của học sinh lớp 10K sau giờ dạy đối chứng ....... 69

Bảng 2.3: Mức độ hứng thú của học sinh lớp 10A7 đối với chƣơng trình
hoạt động trải nghiệm sáng tạo “Văn hóa trong em” ..................... 72


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Biểu đồ tổng hợp ý kiến học sinh về hứng thú................... 31
tổ chức HĐTN trong môn Lịch sử ở trƣờng THPT (đơn vị %) ......... 31
Hình 1.2: Biểu đồ tổng hợp ý kiến giáo viên về mức độ khó khăn.... 38
đối với tổ chức HĐTNST trong môn Lịch sử (đơn vị %) .................. 38
Hình 2.1: Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS về mức độ hứng thú đối với
việc tham gia HĐTNST dƣới hình thức cuộc thi “Văn hóa trong em”
(đơn vị %) ........................................................................................... 71


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành, Lịch sử là môn học
có vị trí và vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức cơ bản về lịch sử
dân tộc, góp phần giáo dục cho HS tinh thần yêu nƣớc, truyền thống quý báu
của dân tộc Việt Nam, giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện.
Để đạt đƣợc mục đích trên, GV phải có những phƣơng pháp dạy học hiệu quả,
tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, bồi dƣỡng HS năng
lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập đối với môn học. Trong
đó, GV có thể vận dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhằm đạt
đƣợc mục tiêu giáo dục đặc biệt học qua trải nghiệm là một trong những cách
thức sáng tạo và đem lại hiệu quả tích cực.
Ngày nay, học qua trải nghiệm đang đƣợc tiếp tục triển khai trên phạm
vi toàn thế giới và đƣợc nhìn nhận là một triển vọng tƣơng lai tƣơi sáng cho
giáo dục toàn cầu trong những thập kỉ tiếp theo. Ở nƣớc ta, quan điểm đổi
mới giáo dục và đào tạo đã đƣợc nêu trong Nghị quyết Hội nghị trung ƣơng 8

khóa XI của Ban Chấp hành trung ƣơng đã đề cập đến những thay đổi trong
công tác giáo dục thời gian tới. Điều đó cho thấy, việc đổi mới hình thức,
phƣơng pháp dạy học, đặc biệt hƣớng dẫn HS đƣợc học qua trải nghiệm thực
tế đã và đang đƣợc Đảng và nhà nƣớc quan tâm sâu sắc.
Trong dự thảo chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành năm 2018 cũng đã khẳng định ý nghĩa và vai trò to
lớn của HĐTN trong dạy và học bộ môn Lịch sử. Hoạt động này giúp cho HS
có nhiều cơ hội trải nghiệm và vận dụng nội dung kiến thức vào tìm hiểu
những hoạt động thực tiễn nhằm khám phá và tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng
cho bản thân.

1


Tuy nhiên, việc tổ chức HĐTN trong dạy học Lịch sử vẫn chƣa đƣợc
tiến hành một cách thƣờng xuyên và rộng rãi. Một trong những nguyên nhân
là do GV còn gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch dạy học vừa hấp
dẫn lại vừa phát huy đƣợc năng lực của HS. Xuất phát từ thực tiễn dạy học
Lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay và yêu cầu của việc đổi mới hình thức,
phƣơng pháp dạy học Lịch sử phù hợp với chƣơng trình giáo dục phổ thông
mới, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học
phần Lịch sử Việt Nam (giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX) cho
học sinh lớp 10 trung học phổ thông” làm đề tài khóa luận của mình với
mong muốn đề xuất một số kế hoạch, chƣơng trình tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo phù hợp, hiệu quả góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học
Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
HĐTN trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng là vấn đề
quan trọng và cần thiết ở nhà trƣờng phổ thông. Vì vậy, vấn đề này đã và
đang đƣợc các nhà giáo dục học, giáo dục Lịch sử quan tâm nghiên cứu.

Trong cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch
sử ở trường phổ thông” của Nguyễn Thị Côi (NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội,
2006) đề cập đến vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức bài học lịch sử tại thực địa,
nhà bảo tàng, nhà truyền thống cho HS ở trƣờng trung học phổ thông.
Trong cuốn sách “Phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường trung
học phổ thông” của Vũ Quang Hiển và Hoàng Thanh Tú đồng chủ biên
(NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013) đã đề cập đến vị trí, ý nghĩa, vai
trò của dạy học lịch sử ngoài lớp và HĐNK cũng nhƣ những thuận lợi và khó
khăn khi tổ chức các HĐNK.
Trong Kỉ yếu Hội thảo “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho
học sinh phổ thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh

2


doanh tại địa phương” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tuyên Quang 29 –
30/8/2014) đã đề cập đến các khái niệm, mục tiêu, các cách thức tổ chức
HĐTN, bên cạnh đó còn đƣa ra các cách thức đánh giá HĐTN cụ thể cho từng
nội dung.
Trong cuốn “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường
phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Liên chủ biên (NXB giáo dục Việt Nam,
năm 2016) đã đề cập đến các hình thức TNST, phƣơng pháp tổ chức HĐTN,
bên cạnh đó tác giả còn thiết kế các chủ đề TNST trong một số chƣơng trình
cụ thể.
Trong cuốn sách “Hướng dẫn học tập bộ môn xã hội” (tập 1, tập 2) của
Bộ giáo dục Nhật Bản do tác giả Nguyễn Quốc Vƣơng dịch (NXB Đại học Sƣ
Phạm, năm 2017 ) đã đề cập, trình bày cụ thể về mục tiêu, nội dung, phƣơng
pháp chỉ đạo và đánh giá kết quả học tập môn Xã hội trong trƣờng phổ thông
mà trọng tâm là các năm tiểu học và trung học cơ sở. Trong đó tác giả đã
nhấn mạnh và làm sáng tỏ các vấn đề GV thƣờng gặp phải trong việc tổ chức

các HĐTN theo các chủ đề khác nhau nhƣ: chủ đề tác nghiệp, du lịch, văn
hóa, các vấn đề xã hội,...
Trong bộ sách Hoạt động trải nghiệm (dành cho học sinh tiểu học) gồm
10 cuốn từ lớp 1 đến lớp 5 của tác giả Nguyễn Quốc Vƣơng và Lê Xuân
Quang (NXB Đại học Sƣ Phạm, năm 2017) , tác giả sau khi phân tích cơ sở lí
luận và thực tiễn của HĐTN, cũng nhƣ vị trí của nó trong Chƣơng trình giáo
dục phổ thông, tác giả đã chỉ ra và phân tích rõ những đặc trƣng cơ bản. Trên
nền tảng ấy, tác giả gợi ý những phƣơng án cụ thể đối với việc hƣớng dẫn tổ
chức các hoạt động trải nghiệm ở từng chủ đề giành riêng cho bậc tiểu học.
Trong Kỉ yếu Hội thảo “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho
học sinh phổ thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh
doanh tại địa phương” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tuyên Quang 29 –

3


30/8/2014) đã đề cập đến các khái niệm, mục tiêu, các cách thức tổ chức
HĐTN, bên cạnh đó còn đƣa ra các cách thức đánh giá HĐTN cụ thể cho từng
nội dung.
Trên Tạp chí Giáo dục cũng có nhiều bài viết chuyên khảo bàn về hoạt
động ngoại khóa nhƣ: “Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp cho học sinh THPT” của tác giả Nguyễn Thị Thành – THPT dân lập Bình
Minh – Hà Tây, “Tổ chức dạ hội Lịch sử về Hồ Chí Minh cho học sinh với sự
hỗ trợ của phần mềm Powerpoint” của tác giả Nguyễn Thị Côi – Đại học Sƣ
phạm Hà Nội và Đoàn Văn Hƣng – Đại học Quy Nhơn; tác giả Đoàn Văn
Hƣng với bài viết “Tổ chức dạ hội Lịch sử về Bác Hồ”. Các tác giả đã trình
bày biện pháp, cách thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa cụ thể với hình
thức tổ chức cuộc thi tìm hiểu những chủ đề sinh động. Từ đó đề cập đến một
số thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức HĐNK.
Ngoài ra, còn có các Luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đã đề cập

đến vấn đề này, tiêu biểu nhƣ:
Ths. Lê Thị Nga với đề tài “Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm
sáng tạo cho học sinh trong dạy học Lịch sử địa phương ở trường THPT
huyện Ba Vì – Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ (Ngành sƣ phạm Lịch sử - chuyên
ngành lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Lịch sử - trƣờng Đại học Giáo
dục – ĐHQGHN, 2015). Trong đề tài này, tác giả đã đề cập đến một số khái
niệm thuật ngữ cơ bản, những đặc điểm của HĐTN. Tác giả cũng đã chỉ rõ cơ sở
lí luận và thực tiễn HĐTN, từ đó đề xuất những kế hoạch xây dựng HĐTN cho
nội dung Lịch sử địa phƣơng của trƣờng THPT Ba Vì – Hà Nội.
Nguyễn Thị Hà với đề tài “Sử dụng tư liệu của Bảo tàng Nhân học tổ
chức hoạt động ngoại khóa trong môn Lịch sử ở trường trung học phổ
thông”, Khóa luận tốt nghiệp (Khoa Sƣ phạm – Trƣờng ĐHGD – ĐHQGHN,
2015). Đề tài đã khẳng định vai trò của việc khai thác tƣ liệu tại bảo tàng hiện
nay là một trong những yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy

4


học lịch sử nhằm phát huy những năng lực của HS và nâng cao chất lƣợng
dạy học môn Lịch sử. Xuất phát từ việc nghiên cứu, tác giả đã đề xuất xây
dựng chƣơng trình HĐNK cho học sinh THPT.
Luận văn của Ths. Chu Ngọc Quỳnh với đề tài “Sử dụng tư liệu của
bảo tàng Dân tộc học và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong dạy học Lịch sử
trường trung học phổ thông”. Nội dung của đề tài đã đề cập đến việc tổ chức
các HĐTN cho HS lớp 10 khám phá tƣ liệu của bảo tàng, và ngƣợc lại, sử
dụng các tƣ liệu của bảo tàng để tổ chức các HĐTN ở trên lớp học.
Hoàng Thị Anh với đề tài “Sử dụng tư liệu của làng văn hóa - du lịch
các dân tộc Việt Nam để tổ chức hoạt động tải nghiệm sáng tạo cho học sinh
lớp 10 - trường THPT Đông Anh (Hà Nội)”, Khóa luận tốt nghiệp (Khoa Lịch
sử - trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, 2017). Tác giả cũng đã trình bày các

biện pháp, cách thức tiến hành HĐTNST tại làng văn hóa - du lịch các dân tộc
Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về HĐTN Lịch sử rất phong
phú và đa dạng. Tuy nhiên, nghiên cứu về cách thức tổ chức HĐTN trong nội
dung một bài học Lịch sử cụ thể trong chƣơng trình phổ thông vẫn chƣa đƣợc
nhiều tác giả đề cập đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng kế hoạch và tổ chức HĐTN trong dạy
học phần Lịch sử Việt Nam (giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX) cho
HS lớp 10 ở trƣờng THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 chƣơng trình chu n.
- Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm sƣ phạm: Đề
tài tiến hành tại các trƣờng THPT: THPT Hoa Lƣ A (Ninh Bình), THPT Bắc

5


Thăng Long (Hà Nội), THPT Đa Phúc (Hà Nội), THPT Bắc Đông Quan (Thái
Bình) và tiến hành thực nghiệm tại trƣờng THPT Hoa Lƣ A (Ninh Bình).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức HĐTN trong
dạy học Lịch sử, đề tài xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, và đề xuất một
số biện pháp xây dựng và tổ chức HĐTN cho HS phần Lịch sử Việt Nam
(chƣơng trình Lịch sử Lớp 10). Đồng thời, dựa trên kết quả thực nghiệm tại
trƣờng THPT, chúng tôi đƣa ra kết luận cải tiến phƣơng pháp, cách thức tổ
chức HĐTN hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Lịch sử
ở trƣờng THPT.
4.2. Nhiệm vụ

- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc tổ chức HĐTN trong dạy học Lịch sử
ở trƣờng THPT.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học Lịch sử nói chung, thực trạng
tổ chức HĐTN nói riêng trong dạy học Lịch sử.
- Nghiên cứu nội dung phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 và đề xuất kế
hoạch tổ chức HĐTN trong dạy học nội dung này.
- Thực nghiệm và đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi các kế hoạch tổ
chức HĐTN đề tài đề xuất.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lí thuyết: Đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu sách báo,
tạp chí, internet… về tâm lý học, giáo dục học, phƣơng pháp dạy học LS, vấn
đề tổ chức HĐTNST ở trƣờng THPT, phân tích nội dung chƣơng trình, SGK
lớp 10 hiện hành.
- Nghiên cứu thực tiễn:

6


+ Quan sát, dự giờ, trao đổi với GV, HS, điều tra xã hội học để đánh giá
về thực trạng tổ chức HĐTN ở trƣờng THPT. Thực nghiệm sƣ phạm nhằm
kiểm tra, đối chứng kết quả nghiên cứu của đề tài.
+ Thực nghiệm sƣ phạm: Thực nghiệm một số biện pháp để tổ chức
HĐTN cho HS lớp 10 ở trƣờng THPT Hoa Lƣ A (Ninh Bình)
6. Những đóng góp mới của đề tài
Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, khóa luận góp phần:
- Khẳng định đƣợc vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc tổ chức
HĐTN trong dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT.
- Đánh giá đƣợc thực trạng tổ chức HĐTN trong dạy học Lịch sử ở
trƣờng phổ thông hiện nay.
- Đề xuất đƣợc một số kế hoạch tổ chức HĐTN trong môn Lịch sử

(phần Lịch sử Việt Nam) phù hợp với mục tiêu, nội dung, điều kiện triển khai
ở trƣờng THPT.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
khóa luận gồm 2 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông
Chương 2: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy
học phần Lịch sử Việt Nam (giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX) cho
học sinh lớp 10 ở trường trung học phổ thông

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các quan niệm về hoạt động trải nghiệm
Trong nhà trƣờng “hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt
động có chủ đích, có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được
thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển tải nội dung giáo
dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục” [17, tr.13]
HĐTN là sự kết hợp chặt chẽ, hợp nhất của hai yếu tố “trải nghiệm” và
“sáng tạo”. Trong tọa đàm phản biện dự thảo chƣơng trình giáo dục phổ thông
tổng thể, TS Phạm Đỗ Nhật Tiến (nguyên chuyên gia giáo dục của Bộ Giáo
dục – Đào tạo) cho rằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo đƣa vào chƣơng trình
giáo dục phổ thông với mục đích chính là chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái
độ thành năng lực. Vì vậy đó không thể là môn học riêng biệt mà phải gắn

liền với từng môn học, là một phần của giáo dục môn học.
“HĐTN là hoạt động giáo dục trong đó từng HS được trực tiếp hoạt
động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ
chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, kỹ năng và tích
lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được
coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí
các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng
hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau” [17, t.14]
Trong cuốn kỉ yếu hội thảo Tổ chức HĐTN cho HS phổ thông và mô
hình trƣờng phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phƣơng đã khẳng
định: “HĐTN là các hoạt động ngoại khóa sau các giờ học lên lớp, có mối

8


quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho các hoạt động giảng dạy, được thực hiện nhằm
mục tiêu đào tạo ra các thế hệ nhân tài có định hướng tương lai với đầy đủ
nhan cách và sức sáng tạo, biết vận dụng tích cực những kiến thức đã học và
thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh”.
[2, tr.6]
Có thể khẳng định rằng, dù có những cách thức nhìn nhận và đánh giá
khác nhau nhƣng về bản chất HĐTN trong bộ môn Lịch sử chính là một
phƣơng pháp dạy học, là cách thức để tổ chức cho HS học Lịch sử. Hình
thành và phát triển những ph m chất, tƣ tƣởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ
năng sống và những năng lực chung cần có ở con ngƣời trong xã hội hiện đại.
Đó là sự kết hợp giữa “trải nghiệm” với “sáng tạo” để tạo nên một tổng hòa
chung, các giá trị sau mỗi bài học.
1.1.2. Vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy và học lịch sử
HĐTN là một hoạt động rất bổ ích trong việc tổ chức dạy học ở trƣờng
THPT và đóng một vai trò vô cùng quan trọng rèn luyện đƣợc kĩ năng, thái độ

của HS. HĐTN góp phần bổ sung kiến thức mà HS đƣợc lĩnh hội với các hình
thức nội khóa. Có thể nói đây là một hoạt động rất thú vị và hấp dẫn vì HS
đƣợc trực tiếp tham gia vào các hoạt động khác nhau, đƣợc quan sát, đƣợc
tìm hiểu và chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Đây cũng đƣợc coi là
phƣơng pháp tác động đến sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự
chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và ph m chất của bản
thân.
“HĐTN còn góp phần phát triển HS và đó là cơ hội cho các em trải
nghiệm trong thực tiễn để tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ đó
khái quát thành hiểu biết theo cách của riêng mình. Thông qua các hoạt động
HS có thể tự nắm bắt được nội dung bài học theo ý hiểu, sở thích, phát huy
được năng lực của người học đặc biệt là HĐTN có khả năng huy động sự

9


tham gia tích cực của tất cả các khâu của quá trình hoạt động: Từ thiết kế
hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân, tạo cơ hội cho các em được trải
nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, được đánh giá và lực chọn
ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá
và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè”
[16, t.9].
Thực hiện HĐTN có hiệu quả sẽ góp phần làm tốt việc liên hệ quá khứ
với hiện tại, hoàn thành các công tác công ích xã hội. Trong các công tác
ngoại khóa, hoạt động của thầy và trò đƣợc tiến hành ngoài giờ học trên lớp
những nội dung và chủ đề HĐTN xuất phát từ những kiến thức cơ bản, quan
trọng nhất của chƣơng trình sách giáo khoa mà trong giờ học nội khóa do hạn
chế thời gian nên chƣa thể cung cấp đầy đủ hết đƣợc. Vì vậy, HĐTN có tác
dụng nhƣ bài học trong việc bồi dƣỡng kiến thức, giáo dục và phát triển toàn

diện cho HS.
HĐTN còn có ý nghĩa thiết thực trong việc rèn luyện nhân cách, thái độ
sống tích cực đối với mỗi HS. Thông qua hoạt động HS trải nghiệm, lĩnh hội
kiến thức bằng nhiều phƣơng pháp đa dạng góp phần bồi dƣỡng năng lực cần
thiết cho HS. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, HS
sẽ phát huy vai trò cụ thể, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. HS
đƣợc tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chu n
bị, thực hiện và đánh giá kết quả qua đó xây dựng đƣợc tính kỉ luật, tinh thần
trách nhiệm trƣớc những vấn đặt ra. Bên cạnh đó, các em còn đƣợc bày tỏ
quan điểm ý tƣởng và lựa chọn ý tƣởng của chính mình. Do vậy mà tạo nên
không khí hào hứng và rất tích cực khi đƣợc học tập dƣới dạng HĐTNST.
Cùng với các môn học, các HĐTNST môn Lịch sử phát huy tác dụng
trung tâm văn hóa, trung tâm khoa học – kỹ thuật của nhà trƣờng đối với địa

10


phƣơng, tạo cơ sở đề gắn nhà trƣờng với đời sống xã hội. Đặc biệt trong khi
giảng dạy nội dung của phần Lịch sử địa phƣơng việc thực hiện các HĐTN có
ý nghĩa rất thiết thực, để lại những bài học vô cùng ý nghĩa. HS đƣợc trải
nghiệm tìm hiểu về Lịch sử thông qua những hoạt động cụ thể và sinh động
giúp các em dễ dàng nắm bắt kiến thức, ngoài ra còn giáo dục cho các em ý
thức và trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ những giá trị của Lịch sử, của quê hƣơng,
đất nƣớc. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển những giá trị chung.
HĐTN giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không
thực hiện đƣợc. Lĩnh hội kinh nghiệm Lịch sử xã hội loài ngƣời và thế giới
xung quanh bằng nhiều con đƣờng khác nhau để phát triển nhân cách là mục
tiêu quan trọng của hoạt động học tập. Tuy nhiên, có những kinh nghiệm chỉ
có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn.
Nhƣ vậy có thể thấy, HĐTN có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong các

môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Các HĐTN mang lại những trải
nghiệm thú vị cho HS, tăng hứng thú học tập và sự chủ động của HS trong
môn Lịch sử. Nếu làm tốt các HĐTN đối với bộ môn Lịch sử sẽ là một trong
những biện pháp hiệu quả góp phần thay đổi quan niệm luôn cho rằng Lịch sử
luôn khô khan và nhàm chán trƣớc đây. Thông quá đó hình thành cho HS kiến
thức, kĩ năng, thái độ trong học tập và trong cuộc sống. Tiến tới hình thành
các năng lực cơ bản của ngƣời học.
1.1.3. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy và học lịch
sử
Có rất nhiều hình thức HĐTN cho HS THPT trong dạy và học Lịch sử.
Tùy vào mục tiêu bài dạy, ý tƣởng bài dạy và điều kiện triển khai cụ thể mà
ngƣời GV có thể lựa chọn hình thức sử dụng, tổ chức HĐTN trong dạy học
Lịch sử ở trƣờng THPT sao cho phù hợp và hiệu quả.

11


HĐTN đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ hoạt động
câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tƣơng tác, tham quan dã
ngoại, các hội thi, hoạt động giao lƣu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình
nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu
hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu ph m, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ
chức các ngày hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục
nhất định. Dƣới đây là một số hình thức tổ chức của HĐTN tiêu biểu trong nhà
trƣờng phổ thông có thể áp dụng trong hoạt động dạy và học Lịch sử.
1.1.3.1. Câu lạc bộ
“Câu lạc bộ (CL ) là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm
học sinh c ng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,... dưới sự định hướng của những
nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các H
với nhau và giữa HS với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động

của CL tạo cơ hội để HS được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình
về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng
của HS như: ĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng
trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp
tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,...”. [2, tr.43]
Mô hình câu lạc bộ Lịch sử là một mô hình mới trong hoạt động giáo
dục. Hiện nay có một mô hình câu lạc bộ Lịch sử đang hoạt động rất có hiệu
quả, thu hút đƣợc học sinh tham gia đó chính là câu lạc bộ “Em yêu Lịch sử”
tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Đến nay, sau một thời gian hoạt động chúng ta
đã thấy đƣợc vai trò cũng nhƣ ý nghĩa thiết thực của câu lạc bộ đối với việc
học và dạy Lịch sử.
“Xuất phát từ thực trạng rất ít học sinh quan tâm đến lịch sử dân tộc,
Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (hay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) đã phối
hợp với Hội Khảo học Lịch sử Việt Nam tạo một sân chơi mới, nghiên cứu

12


xây dựng một chương trình học tập Lịch sử cho học sinh ngay tại khuôn viên
bảo tàng. Chương trình này mang tính giáo dục “học mà chơi, chơi mà học”
hay còn gọi là “sân chơi trí tuệ” nhằm giúp các em có thể tiếp thu kiến thức
lịch sử một cách dễ dàng, bổ ích, lý thú”. [17, t.30]
Đây là một hình thức tổ chức HĐTNST bổ ích, mang tính lâu dài trong
việc dạy học Lịch sử, thực hiện tốt các CLB này sẽ đóng một vai trò quan
trọng trong việc tạo lập cho HS một phong cách làm việc chuyên nghiệp, có
tổ chức và quan trọng.
Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả
năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà
việc giáo dục HS đƣợc thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nh nhàng,
hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng

nhƣ nhu cầu, nguyện vọng của HS.
Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá HĐTN bằng
cách thức này cả GV lẫn HS đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động,
linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ
chức hoạt động.
1.1.3.2. Tổ chức trò chơi
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thƣ giãn, là món ăn tinh
thần rất bổ ích trong cuộc sống của con ngƣời. Trò chơi là hình thức tổ chức
các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau, có tác dụng giáo dục rất lớn, hình thức thể hiện phong phú và rất sáng
tạo, phát huy đƣợc tính tích cực và sáng tạo của HS. Giúp chuyển tải nhiều tri
thức của các lĩnh vực khác nhau, tạo không khí thân thiện và thoải mái trong
tiến trình học tập bên cạnh đó còn giúp các em tiếp cận, tiếp thu đƣợc kiến
thức của bài học.

13


Tổ chức trò chơi trong môn Lịch sử ở trƣờng THPT đóng một vai trò
quan trọng. Việc thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử cho HS
đƣợc sử dụng nhằm củng cố kiến thức bài học cho HS, áp dụng vào giảng dạy
đối với các bài ôn tập chƣơng, sơ kết, tổng kết, bài tập Lịch sử và đƣợc sử dụng
trong các HĐTN và nó có tác dụng thiết thực đối với HS. Việc áp dụng biện
pháp thiết kế các trò chơi trong HĐTN là vô cùng cần thiết và có tác dụng
trong sự phát triển của trí tuệ, nhân cách của HS khi học tập bộ môn Lịch sử.
Các biện pháp thiết kế các trò chơi trong bộ môn Lịch sử còn có vai trò
tạo dựng phần mở đầu, giới thiệu bài học một cách hấp dẫn, thông qua các
hoạt động GV giới thiệu, HS vận dụng các kĩ năng tham gia qua đó giúp các
em nắm đƣợc kiến thức cơ bản cho nội dung bài học.
Nhƣ vậy, tổ chức trò chơi cho HS trong nhà trƣờng phổ thông là một

hình thức tổ chức HĐTN có tính phổ biến và có ý nghĩa giáo dục tích cực.
Khi sử dụng hình thức này, chúng ta cần căn cứ vào mục tiêu giáo dục, lựa chọn
những nội dung mà HS cần lĩnh hội, từ đó lựa chọn hình thức trò chơi cho hợp lí.
Khi xây dựng trò chơi chúng ta phải xác định rõ đối tƣợng, quy mô của trò chơi
có nhƣ vậy việc tổ chức các hoạt động mới đạt đƣợc kết quả tốt.
1.1.3.3. Tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức giáo dục thực tế hấp dẫn
đối với HS. Mục đích của hoạt động này để giúp các em có đƣợc những hiểu
biết về những kiến thức thực tế thông qua quá trình tìm hiểu thực tế các thắng
cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy hoặc một đại danh nổi
tiếng của đất nƣớc ở xa nơi các em đang sống, học tập,... từ đó có thể áp dụng
vào cuộc sống của chính các em.
“Hình thức tham quan phù hợp với những nội dung lịch sử dân tộc và
lịch sử địa phương. Nơi tham quan có thể là bảo tàng, di tích lịch sử, cũng có

14


thể là các cơ sở sản xuất, văn hóa,... Có thể tiến hành trong những ngày bình
thường hoặc những dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc” [21, t.26].
Đây là hình thức học tập rất chủ động và sáng tạo, thông qua hình thức
ấy học sinh đƣợc trải nghiệm ở một môi trƣờng học tập thực tế và đa dạng
hơn. Không còn những giờ học lí thuyết khô khan thay vào đó học sinh đƣợc
vận động, học tập tiếp thu kiến thức bằng những hoạt động thực tế, lĩnh hội kiến
thức một cách sinh động và có những dẫn chứng cụ thể. Tiếp thu kiến thức bằng
nhiều giác quan sẽ giúp cho quá trình ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.
Đối với bộ môn Lịch sử hình thức này hoàn toàn phù hợp, những bài
học không còn khô khan, không chỉ là những con số, dữ liệu mà thay vào đó
là những giờ trải nghiệm thực tế. HS đƣợc đến các bảo tàng tham quan thay vì
chỉ ghi nhớ các hiện vật thông qua văn bản hay hình ảnh, việc các em đƣợc

trải nghiệm, khám phá nhƣ vậy sẽ là một biện pháp giúp cho việc học tập bộ
môn Lịch sử trở nên đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh đó, khi tìm hiểu nội
dung phần Lịch sử địa phƣơng với hình thức tham quan, dã ngoại sẽ là một
trong những cách thức hiệu quả để HS nắm bắt kiến thức nhanh nhất, nó đƣợc
xem là hình thức đƣa ra những dẫn chứng cụ thể và sinh động nhất khiến cho
nội dung bài giảng trở nên hấp dẫn, lí thú.
Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với HS
nhƣ: giáo dục lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, giáo dục truyền thống cách
mạng, truyền thống Lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn. Các lĩnh vực
tham quan, dã ngoại có thể đƣợc tổ chức ở nhà trƣờng phổ thông rất đa dạng,
tùy thuộc vào điều kiện cũng nhƣ mục đích của hoạt động mà giáo viên lựa
chọn các cách thức tổ chức sao cho hợp lí. Hiện nay các hình thức này đã và
đang đƣợc áp dụng trong dạy và học ở các nhà trƣờng phổ thông, đặc biệt là
trong việc dạy và học bộ môn Lịch sử.
1.1.3.4. Tổ chức cuộc thi/ hội thi

15


Hội thi/ cuộc thi là một trong những cách thức tổ chức hoạt động hấp dẫn,
lôi cuốn HS và đạt hiệu quả cao trong quá trình giáo dục, rèn luyện và định
hƣớng phát triển. Hội thi mang tính chất ganh đua giữa các cá nhân với nhau,
giữa các tập thể với tập thể. Với mục đích quan trọng nhất của hình thức này là
tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho HS giao lƣu và học hỏi kiến thức, rèn luyện
kĩ năng. Đáp ứng đƣợc yêu cầu rèn luyện về thể lực cũng nhƣ xây dựng những
kĩ năng cần thiết thông qua các hoạt động học tập.
Hội thi/ cuộc thi đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau: thi vẽ, thi
viết, thi hùng biện, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi sáng tác bài hát, thi kể truyện, thi
chụp ảnh, thi thời trang, thi thanh lịch... các hình thức rất phong phú và đa dạng,
bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể áp dụng các hình thức này, mỗi một

hình thức đều có những ƣu điểm riêng nhằm lôi cuốn HS tham gia một cách chủ
động và tích cực, tạo nên những cơ hội cho HS đƣợc trải nghiệm và phát triển.
Điều quan trọng nhất khi tổ chức cuộc thi là phần thi phải linh hoạt, sáng tạo khi
thực hiện, tránh máy móc, áp đặt.
Đối với bộ môn Lịch sử, hình thức hội thi/ cuộc thi là một trong những
trải nghiệm thực tế đem lại hiệu quả rất cao trong các bài dạy Lịch sử. Tổ chức
các cuộc thi giúp cho các em HS vận dụng đƣợc toàn bộ khả năng của mình vào
giải quyết vấn đề bao gồm: Năng lực hợp tác, làm việc nhóm,...xu hƣớng cạnh
tranh giữa các phần thi đƣợc xây dựng tạo nên một không khí học tập tích cực,
khiến cho bộ môn Lịch sử ngày càng đến gần hơn với HS, giảm bớt sự khô khan
và nhàm chán. Các hình thức tổ chức các cuộc thi ngày càng đa dạng và phong
phú chủ yếu theo nội dung, chủ đề đƣợc xây dựng trƣớc đó, có những cuộc thi
đã thành công tốt đ p mang lại những ý nghĩa tích cực, khẳng định giá trị của
các hoạt động này trong dạy và học Lịch sử.
1.1.3.5. Hình thức giao lưu

16


×