Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.9 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM THỊ THÚY NGA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM THỊ THÚY NGA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM HOÀI HƯƠNG

Đà Nẵng – Năm 2017




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3

5.

Bố cục của đề tài ........................................................................................... 3

6.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................... 4


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG BỐ
THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI.......................................................... 7
1.1.

KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
(CORPORATE SOCIABLE RESPONSIBILITY-CSR) ........................... 7

1.2.

NHỮNG THÀNH TỐ CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ........................... 8

1.3.

YÊU CẦU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI. ..... .9

1.4.

CÁC LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH HÀNH VI CÔNG BỐ THÔNG TIN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ............................... 11
1.4.1. Lý thuyết về tính hợp lý (Legittimacy theory) ............................... 11
1.4.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ................................................ 12
1.4.3. Lý thuyết chi phí chính trị (Political cost theory) ........................... 12
1.4.4. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) .......................... 13

1.5.

ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................... 14



1.6.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG
TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ................................................................ 15
1.6.1. Yếu tố về đặc điểm công ty ............................................................ 15
1.6.2. Yếu tố quản trị công ty ................................................................... 18

TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 19
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ....... 20
2.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.................................................................... 20
2.1.1. Quy mô công ty và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội 20
2.1.2. Độ tuổi công ty và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội . 21
2.1.3. Khả năng sinh lời và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã
hội .............................................................................................................. 21
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh và mức độ công bố thông tin trách nhiệm
xã hội ......................................................................................................... 22
2.1.5. Quy mô hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin trách
nhiệm xã hội .............................................................................................. 23
2.1.6. Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị và mức độ công bố thông
tin trách nhiệm xã hội................................................................................ 23
2.1.7. Giới tính của các thành viên trong hội đồng quản trị và mức độ
công bố thông tin trách nhiệm xã hội........................................................ 24
2.2. ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT ............................................................ 24
2.2.1. Xây dựng danh mục thông tin trách nhiệm xã hội.......................... 24
2.2.2. Thiết lập chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội.................... 25
2.3. ĐO LƢỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ........................................... 26



2.3.1. Quy mô công ty ............................................................................... 26
2.3.2. Độ tuổi công ty................................................................................ 26
2.3.3. Khả năng sinh lời ............................................................................ 27
2.3.4. Ngành nghề kinh doanh .................................................................. 27
2.3.5. Quy mô Hội đồng quản trị .............................................................. 28
2.3.6. Mức độ độc lập của Hội đồng quản trị ........................................... 28
2.3.7. Giới tính của các thành viên trong hội đồng quản trị ..................... 28
2.4. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ........................ 29
2.5. MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 30
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 33
3.1. MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRÊN
BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................................................ 33
3.1.1. Chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội và năm nhóm thông
tin chi tiết................................................................................................... 33
3.1.2. Thống kê mô tả 84 mục thông tin chi tiết ....................................... 36
3.2. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ĐỘC LẬP .............................................. 39
3.2.1. Thống kê mô tả đối với các biến thuộc đặc điểm công ty .............. 39
3.2.2. Thống kê mô tả đối với các biến thuộc đặc điểm quản trị .............. 50
3.3. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THIẾT CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............ 59
3.3.1. Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến .............................................. 59
3.3.2. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan .............................................. 59


3.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG
BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRÊN BÁO CÁO THƢỜNG
NIÊN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT .......................................................... 63
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 72

CHƯƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ................................. 74
4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................................................................... 74
4.2. KẾT LUẬN .................................................................................................. 81
4.2.1. Đóng góp của luận văn ................................................................... 81
4.2.2. Hạn chế của đề tài .......................................................................... 81
4.2.3. Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai.................................................. 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Danh mục thông tin trách nhiệm xã hội

Phụ lục

2.2

Tóm tắt phương pháp đo lường các biến độc lập

28


2.3

Thống kê kết quả chọn mẫu

31

3.1

Thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin trách

32

nhiệm xã hội và năm nhóm thông tin chi tiết
3.2

Mức độ công bố 84 mục thông tin chi tiết

3.3

Thống kê mô tả biến Quy mô công ty

38

3.4

Thống kê nhóm doanh nghiệp có quy mô vừa

39

Phụ lục


và nhỏ và nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn
3.5

Kiểm định T-Test giá trị CSR trung bình của

40

hai mẫu doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ và
doanh nghiệp có quy mô lớn
3.6

Thống kê mô tả biến Độ tuổi công ty

41

3.7

Thống kê nhóm doanh nghiệp có độ tuổi lớn

42

hơn 22 và nhómdoanh nghiệp có độ tuổi nhỏ
hơn 22
3.8

Kiểm định T-Test giá trị CSR trung bình của

43


hai mẫu doanh nghiệp có độ tuổi lớn hơn 22 và
doanh nghiệp có độ tuổi nhỏ hơn 22
3.9

Thống kê mô tả biến khả năng sinh lợi

44

3.10

Thống kê nhóm doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi

45

dương và nhóm doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi
âm
3.11

Kiểm định T-Test giá trị CSR trung bình của

46


hai mẫu doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi dương
và nhóm doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi âm
3.12

Thống kê mô tả biến ngành nghề kinh doanh

47


3.13

Thống kê nhóm doanh nghiệp có tác động ít đến

47

môi trường và nhóm doanh nghiệp có tác động
nhiều đến môi trường
3.14

Kiểm định T-Test giá trị CSR trung bình của

48

nhóm doanh nghiệp có tác động ít đến môi
trường và nhóm doanh nghiệp có tác động
nhiều đến môi trường
3.15

Thống kê mô tả biến quy mô hội đồng quản trị

49

3.16

Thống kê nhóm doanh nghiệp có quy mô hội

50


đồng quản trị từ 5 trở lên và nhóm doanh
nghiệp có quy mô hội đồng quản trị ít hơn 5
3.17

Kiểm định T-Test giá trị CSR trung bình của

51

nhóm doanh nghiệp có quy mô hội đồng quản
trị từ 5 trở lên và nhóm doanh nghiệp có quy
mô hội đồng quản trị ít hơn 5
3.18

Thống kê mô tả biến mức độ độc lập của hội

52

đồng quản trị
3.19

Thống kê nhóm doanh nghiệp có mức độ độc

52

lập của hội đồng quản trị từ 1/3 trở lên và nhóm
doanh nghiệp có mức độ độc lập của hội đồng
quản trị thấp hơn 1/3
3.20

Kiểm định T-Test giá trị CSR trung bình của

nhóm doanh nghiệp có mức độ độc lập của hội
đồng quản trị từ 1/3 trở lên và nhóm doanh

54


nghiệp có mức độ độc lập của hội đồng quản trị
thấp hơn 1/3
3.21

Thống kê mô tả biến giới tính

55

3.22

Thống kê nhóm doanh nghiệp có thành viên hội

56

đồng quản trị là nữ và nhóm doanh nghiệp
không có thành viên nữ trong hội đồng quản trị
3.23

Kiểm định T-Test giá trị CSR trung bình của

57

nhóm doanh nghiệp có thành viên hội đồng
quản trị là nữ và nhóm doanh nghiệp không có

thành viên nữ trong hội đồng quản trị
3.24

Bảng hệ số tương quan giữa các biến độc lập

59

3.25

Bảng tính hệ số VIF

61

3.26

Kiểm định hiện tượng tự tương quan

62

3.27

Bảng phân tích ANOVA- Phương pháp enter

63

3.28

Bảng mô tả kết quả hồi quy đa biến- Phương

65


pháp enter
3.29

Bảng phân tích ANOVA- Phương pháp

66

stepwise
3.30

Bảng mô tả kết quả hồi quy đa biến- Phương

67

pháp stepwise
3.31

Bảng tóm tắt mô hình hồi quy cuối cùng

67


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình vẽ

Trang


hình vẽ
1.1

Mô hình tháp các thành tố của trách nhiệm xã hội

8

3.1

Mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của

33

các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt
Nam


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm xã hội là một đề tài đang được các doanh nghiệp quan tâm

hiện nay. Bên cạnh các lợi ích tài chính đem lại từ việc thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội như tăng doanh số, giảm chi phí hoạt động…còn làm tăng giá trị
hình ảnh doanh nghiệp, từ đó làm tăng lòng trung thành của khách hàng cũng
như lực lượng lao động [49]. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, các nhà đầu tư
cũng như khách hàng ngày càng quan tâm đến những hoạt động kinh doanh

hướng đến con người và cộng đồng. Tại các nước phát triển, người tiêu dùng
không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn coi trọng cách thức các
công ty làm ra sản phẩm đó như thế nào, có thân thiện với môi trường sinh
thái và cộng đồng hay không, có nhân đạo, và lành mạnh hay không. Do đó,
bên cạnh các thông tin tài chính, việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội
của Doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết, tăng tính minh bạch đối với các
hoạt động liên quan đến vấn đề xã hội và môi trường, giúp các nhà đầu tư có
cái nhìn toàn diện về Doanh nghiệp.
Tuy nhiên trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện
trách nhiệm xã hội đầy đủ và công bố các thông tin liên quan đến trách nhiệm
xã hội ra bên ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát
triển. Gần đây tại Việt Nam đã xảy ra các vụ ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng trong đó có thể kể đến là trường hợp của công ty Fomusa. Điều này
đáng báo động cho các cơ quan nhà nước cần phải có những biện pháp thích
hợp để tăng cường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp ra bên ngoài nhằm hạn chế các thiệt hại trước khi quá muộn.
Hiện nay cũng có nhiều công ty công bố các thông tin trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp rất chi tiết như công ty sữa Vinamilk, công ty Bảo Việt, công ty
cổ phần tập đoàn Pan…Tuy nhiên không phải công ty nào cũng công bố


2

thông tin trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ. Tại Việt Nam vẫn còn rất ít các
nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc công bố thông tin
trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp, do đó tác giả chọn đề tài “Các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các Công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để thực hiện nghiên
cứu.
2.


Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm trả lời câu hỏi “Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ

công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các Công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam?”. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, đề tài hướng
đến các mục tiêu cụ thể sau:
- Đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó đánh giá thực trạng
công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các Công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách
nhiệm xã hội của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.Từ đó gợi ý các chính sách nhằm cải thiện mức độ công bố thông tin
trách nhiệm xã hội của các Doanh nghiệp.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin
trách nhiệm xã hội của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam


Phạm vi nghiên cứu

Thông tin trách nhiệm xã hội công bố trong báo cáo thường niên 2015

của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


3

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa vào Hướng dẫn báo cáo phát triển bền vững và các quy định hiện

hành tại Việt Nam liên quan đến việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội
của Doanh nghiệp, cụ thể là thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn về công
bố thong tin trên thị trường chứng khoán , tác giả xây dựng danh mục thông
tin trách nhiệm xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành đo lường mức độ công
bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các Công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Dựa vào kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây cũng như
các lý thuyết giải thích về sự ảnh hưởng của các nhân tố đối với mức độ công
bố thông tin trách nhiệm xã hội, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng và sử
dụng mô hình hồi quy bội xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công
bố thông tin trách nhiệm xã hội trên báo cáo thường niên của các Công ty
niêm yết. Sở dĩ tác giả lấy thông tin từ nguồn báo cáo thường niên của các
công ty mà không phải từ các nguồn khác bởi vì báo cáo thường niên của
doanh nghiệp được xem là tài liệu chung và phổ biến nhất được phát hành bởi
các doanh nghiệp, đó là phương tiện chủ yếu để các doanh nghiệp công bố
thông tin ra bên ngoài công chúng.
5.

Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, luận văn được chia làm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về công bố thông tin trách

nhiệm xã hội
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ
công bố thông tin trách nhiệm xã hội
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý chính sách và kết luận


4

6.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu


Các nghiên cứu ngoài nước

Có khá nhiều nghiên cứu ở nước ngoài về chủ đề này, trong đó có thể
kể đến nghiên cứu của Hussainey, K., Elsayed M., Razik M.A được thực hiện
vào năm 2011. Sử dụng mẫu gồm 111 công ty niêm yết ở Ai Cập trong giai
đoạn 2005-2010, tác giả của nghiên cứu đã tìm thấy nhân tố khả năng sinh lời
là nhân tố chính ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp [26].
Trong nghiên cứu của Taha, M. H. (2013), để đo lường mức độ công
bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Malayxia, tác giả đã sử dụng những thông tin công bố trên báo
cáo thường niên và trên website của các công ty này và xây dựng chỉ số công
bố thông tin trách nhiệm xã hội, sau đó thực hiện nghiên cứu mối quan hệ
giữa chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội và các biến độc lập gồm có:

quy mô hội đồng quản trị, mức độ độc lập của hội đồng quản trị, mức độ độc
lập của ủy ban kiểm toán, mức độ tập trung vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở
hữu thuộc về ban quản lý. Kết quả cho thấy chỉ có một nhân tố có ảnh hưởng
cùng chiều với mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của Doanh
nghiệp là mức độ độc lập của ủy ban kiểm toán [49].
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại các công ty hàng đầu ở Ấn Độ,
do Kansal, M., Joshi, M & Batra, G.S, (2014) thực hiện. Bài viết nghiên cứu
về mối quan hệ của sáu nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin
trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp, gồm có quy mô công ty, khả năng sinh
lời, đòn bẩy tài chính, ngành nghề kinh doanh, tuổi công ty và danh tiếng
công ty. Kết quả cho thấy có ba nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ công bố
thông tin trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp là quy mô công ty, ngành
nghề kinh doanh, danh tiếng công ty [32, tr. 168-175].


5

Gần đây, một nghiên cứu do Isa, M.A., Muhammad, S (2015) thực hiện
trong phạm vi các công ty niêm yết ở Nigeria thuộc ngành thực phẩm đã đưa
ra năm nhân tố gồm có: Quy mô hội đồng quản trị, mức độ độc lập của Hội
đồng quản trị, vốn chủ sở hữu thuộc về quản lý, số lượng phụ nữ thuộc hội
đồng quản trị và quy mô công ty. Nghiên cứu chỉ ra rằng có hai nhân tố có tác
động cùng chiều đối với mức độ công bố thông tin CSR của Doanh nghiệp là
quy mô hội đồng quản trị và số lượng phụ nữ tham gia vào hội đồng quản trị.
Trong khi đó quyền sở hữu thuộc về quản lý có tác động ngược chiều đối với
mức độ công bố thông tin CSR của Doanh nghiệp [30, tr. 34-45].
Istianingsih (2015) thực hiện nghiên cứu tại các công ty thuộc ngành
sản xuất chế tạo trên thị trường chứng khoán Indonesia với nhóm các nhân tố
gồm: Quản trị Doanh nghiệp tốt được đo lường bởi chỉ số quản trị công, Khả
năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, và

hình ảnh của công ty. Kết quả cho thấy quy mô công ty và hình ảnh công ty là
hai nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm
xã hội. Các nhân tố còn lại không có ảnh hưởng đáng kể đối với việc công bố
thông tin trách nhiệm xã hội [29, tr. 4265-4281].


Các nghiên cứu trong nước

Bên cạnh các nghiên cứu ở nước ngoài, tại Việt Nam, Lê Thị Na (2015)
đã thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông
tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Hồ Chí Minh. Tác giả đã đề cập đến năm nhân tố gồm có: Quy mô công ty,
khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, độ tuổi của công ty và ngành nghề kinh
doanh. Kết quả cho thấy mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có mối
quan hệ cùng chiều với quy mô công ty, khả năng sinh lời và độ tuổi của công
ty, các nhân tố còn lại không có ý nghĩa thống kê [34].


6

Trong nghiên cứu ở Việt Nam, cụ thể là nghiên cứu của Lê Thị Na
(2015) chỉ đề cập đến các nhân tố liên quan đến đặc điểm của công ty, chưa
đề cập đến các nhân tố liên quan tới đặc điểm quản trị công ty. Do đó, trên cơ
sở các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất thêm các nhân tố thuộc yếu tố
quản trị doanh nghiệp để thực hiện nghiên cứu. Đồng thời dựa trên yêu cầu về
công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán tại Việt Nam có hiệu lực từ năm 2016 và hướng dẫn bởi khung
sáng kiến báo cáo toàn cầu, tác giả đề ra danh mục thông tin trách nhiệm xã
hội phù hợp với yêu cầu hiện nay để đo lường chỉ số công bố thông tin trách

nhiệm xã hội của Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng thang đo có
trọng số như nghiên cứu của Lê Thị Na (2015) thì tác giả sử dụng phương
pháp phân tích nội dung để đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm
xã hội của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


7

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
1.1.

KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

(CORPORATE SOCIABLE RESPONSIBILITY-CSR)
Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp là một khái niệm luôn thay đổi
tương ứng với mỗi thời kỳ.
Davis Keith (1973) đưa ra một khái niệm khá rộng về trách nhiệm xã
hội của Doanh nghiệp đó là sự quan tâm và phản ứng của Doanh nghiệp với
các vấn đề vuợt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp luật, kinh tế,
công nghệ [12, tr. 312-322]. Trong khi đó, Carroll (1991) cho rằng trách
nhiệm xã hội còn có phạm vi lớn hơn đó là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp
luật, đạo đức, và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở Doanh nghiệp
trong mỗi thời điểm nhất định [6, tr. 39-48].
Theo Hội đồng kinh doanh thế giới về phát triển bền vững (World
Business Council for Sustainable Development-WBCSD) (1998) định nghĩa
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một sự cam kết liên tục của Doanh
nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững thông qua việc tuân thủ
chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi

lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm…theo cách có lợi cho cả Doanh
nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội.
Liên minh châu Âu định nghĩa trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp
như một chương trình mà ở đó các Công ty quyết định tự nguyện đóng góp vì
một xã hội tốt hơn và một môi trường sạch hơn.
Trong luận văn này, tác giả chọn định nghĩa CSR theo quan điểm của
Hội đồng kinh doanh thế giới về phát triển bền vững (WBCSD) vì đây là một
định nghĩa khá hoàn chỉnh và rõ ràng về CSR từ trước đến nay.


8

1.2.

NHỮNG THÀNH TỐ CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Với quan điểm ngoài những trách nhiệm về doanh số, lợi nhuận, khách

hàng thì Doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm với những ảnh hưởng do hoạt
động sản xuất kinh doanh gây ra trong một khu vực địa phương cụ thể cũng
như trách nhiệm thể hiện sự đóng góp của mình như là một phần của cộng
đồng dân cư đó, Carroll (1991) đã phát triển tháp CSR với bốn lĩnh vực kinh
tế, pháp luật, đạo đức xã hội và từ thiện [6, tr. 15, 344‐ 371].

Hình 1.1. Mô hình tháp các thành tố của trách nhiệm xã hội


Trách nhiệm kinh tế (Economic Responsibilities): Doanh nghiệp

là đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Xã hội trông chờ doanh nghiệp sản xuất ra
những sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu và việc tạo ra lợi nhuận chính là

động cơ thúc đẩy sự hiệu quả của doanh nghiệp [39, tr. 2162-3082]. Việc đặt
trách nhiệm kinh tế là nền tảng cơ sở trong tháp CSR vừa thỏa mãn lý thuyết


9

đại diện, vừa loại bỏ được những hoài nghi về tính trung thực của doanh
nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội.


Trách nhiệm pháp luật (legal responsibilities): Nhà nước có

trách nhiệm ban hành những văn bản pháp luật về những quy tắc, chuẩn mực
đạo đức xã hội. Và xã hội mong đợi Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm kinh
tế của mình trong khuôn khổ của hệ thống pháp luật xã hội đã được ban hành
[31, tr. 443–459]. Cùng với trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý là hai bộ
phận nền tảng không thể thiếu đối với CSR.


Trách nhiệm đạo đức (ethical responsibilities): Theo Schwartz

(2011) cho rằng trách nhiệm đạo đức bao gồm những tiêu chuẩn, quy tắc, sự
mong đợi phản ánh mối quan tâm về những điều mà khách hàng, nhân viên,
cổ đông, cộng đồng cho là bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan [47]. Vì
vậy xã hội hy vọng Doanh nghiệp phải có trách nhiệm đạo đức đối với các
bên liên quan [11].


Trách nhiệm từ thiện (Philanthropic responsibilities): bao gồm


những hoạt động hoàn toàn tự nguyện của Công ty nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống cho các bên liên quan thông qua việc đóng góp từ thiện và hỗ trợ
các tổ chức. Đây cũng chính là mong muốn của xã hội. Trách nhiệm từ thiện
khác trách nhiệm đạo đức ở chỗ nếu Doanh nghiệp không thực hiện trách
nhiệm từ thiện thì cũng không bị đánh giá là hành vi phi đạo đức [6, tr. 39-48]
1.3.

YÊU CẦU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Hiện nay trên thế giới, việc công bố các thông tin trách nhiệm xã hội

được thể hiện trong một báo cáo riêng biệt của Doanh nghiệp gọi là “Báo cáo
bền vững” (Sustainability Reporting). Từ năm 2006, Báo cáo bền vững đã
được nhiều quốc gia và Thị trường chứng khoán yêu cầu hoặc hướng dẫn tự
nguyện cho các Doanh nghiệp khi niêm yết trên Sàn chứng khoán, cụ thể như
sau:


10



Năm 2006, Trung Quốc ban hành yêu cầu Báo cáo bền vững đối

với Doanh nghiệp nhà nước.


Năm 2007, tại Malaysia, Bursa Malaysia yêu cầu các công ty

niêm yết công khai các hoạt động về trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp của
công ty và nếu không thì phải cung cấp một tuyên bố về vấn đề này.



Năm 2008, thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến

công bố yêu cầu đối với Doanh nghiệp niêm yết phải báo cáo các hoạt động
trách nhiệm xã hội.


Năm 2010, Nam Phi yêu cầu mọi Doanh nghiệp niêm yết trên thị

trường chứng khoán Johanesburg bắt đầu công bố “báo cáo tích hợp” thường
niên về hoạt động tài chính và phát triển bền vững.


Năm 2011, Ủy ban chứng khoán Ấn Độ SEBI qui định các tổ

chức đã niêm yết trên thị trường chứng khoán phải đệ trình báo cáo trách
nhiệm kinh doanh, như là 1 phần của báo cáo hàng năm. Thị trường chứng
khoán Hồng Kông công bố Tài liệu Tham vấn về báo cáo môi trường, xã hội
và quản trị. Thị trường chứng khoán Singapore công bố Hướng dẫn Báo cáo
bền vững.


Năm 2011, Thái Lan bắt đầu sử dụng ISO 26000 bên cạnh các

hướng dẫn quốc tế khác như khung sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global
Reporting Initiative- GRI)


Năm 2014, Nghị viện châu Âu đã thông qua Chỉ thị về công bố


thông tin phi tài chính hằng năm đối với các công ty có số nhân viên từ 500
người trở lên. Để trở thành luật, cần phải được đồng thời Nghị viện châu Âu
và đa số các nước thành viên EU thông qua. Dự kiến các nước thành viên EU
sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2016.


Và tại Việt Nam, gần đây Bộ tài chính ban hành thông tư

155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.


11

Một trong những điểm mới trong Thông tư 155/2015/TT-BTC về công bố
thông tin trên TTCK là quy định Doanh nghiệp đại chúng phải công bố thông
tin liên quan đến phát triển bền vững. Phụ lục 4 của Thông tư nêu rõ, về vấn
đề môi trường, Doanh nghiệp cần trao đổi các thông tin liên quan đến việc
quản lý nguồn nguyên vật liệu, mức tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ nước
trong năm, từ đó chia sẻ các sáng kiến nhằm tiết kiệm năng lượng. Về mặt xã
hội, những vấn đề cốt lõi cũng được đề cập, bao gồm các chính sách liên quan
đến phúc lợi, điều kiện làm việc, nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho
người lao động; trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với cộng đồng địa phương
[1]. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ 1/1/2016. Đây là một bước tiến
quan trọng của Việt Nam để hướng đến một thị trường tài chính bền vững bởi
lẽ triển vọng phát triển dài hạn của công ty sẽ được trình bày rõ hơn trong báo
cáo thường niên thông qua các mục tiêu phát triển bền vững, sự tuân thủ pháp
luật về bảo vệ môi trường, cũng như cách thức Doanh nghiệp quản lý những
tác động và rủi ro có liên quan đến môi trường và xã hội.
1.4.


CÁC LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH HÀNH VI CÔNG BỐ THÔNG

TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Có nhiều lý thuyết giải thích cho hành vi thực hiện và công bố trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong đó có thể kể đến bốn lý thuyết tiêu
biểu sau:
1.4.1. Lý thuyết về tính hợp lý (Legittimacy theory)
Lý thuyết về tính hợp lý dựa trên quan điểm cho rằng sự tồn tại của
doanh nghiệp phụ thuộc vào xã hội [22]. Giữa Doanh nghiệp và xã hội nơi mà
doanh nghiệp hoạt động tồn tại ngầm một “khế ước xã hội” được xem như là
một số nghĩa vụ gián tiếp của doanh nghiệp đối với xã hội. Nếu Doanh nghiệp
không thỏa mãn các yêu cầu trong “khế ước xã hội” đó thì sẽ có một biện
pháp trừng phạt đối với doanh nghiệp [15, tr. 122-136]. O'Donovan (2002)


12

lập luận rằng lý thuyết tính hợp lý xuất phát từ ý tưởng cho rằng các công ty
để tiếp tục hoạt động thành công thì nó phải hoạt động trong một khuôn khổ
và chuẩn mực mà xã hội xác định đó là hành vi có trách nhiệm xã hội [40,
tr.344-371]. Vì vậy, một công cụ doanh nghiệp sử dụng để thể hiện sự hợp
pháp của những hoạt động của mình đó là thực hiện báo cáo về trách nhiệm
xã hội của Doanh nghiệp để đạt được sự chấp nhận từ xã hội, đảm bảo cho sự
tiếp tục tồn tại của Doanh nghiệp [13].
1.4.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Lý thuyết đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là
chủ sở hữu doanh nghiệp và một bên là người quản lý doanh nghiệp. Chủ sở
hữu là người cung cấp vốn cho hoạt động của công ty, nhưng không nhất thiết
phải tham gia điều hành công ty, do đó họ phải thuê những chuyên gia có đủ

năng lực để điều hành công ty. Những người này có chuyên môn nên sẽ được
chủ sở hữu giao quyền quản lý công ty. Cả hai bên đều có chung một mục
tiêu là muốn tối đa hóa lợi ích của mình, chủ sở hữu muốn tối đa hóa lợi ích
của mình thông qua tăng giá trị doanh nghiệp, còn lợi ích của nhà quản lý
thường gắn với mức thu nhập có được. Vì vậy trong khi người chủ sở hữu
muốn doanh nghiệp thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội để gia tăng giá trị
doanh nghiệp thông qua thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư thì người quản lý
lại hạn chế thực hiện các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội vì tốn rất
nhiều chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và từ đó ảnh hưởng đến
thu nhập của người quản lý. Vấn đề này xảy ra khi chủ sở hữu công ty gắn lợi
ích của nhà quản lý gắn với kết quả lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đó để tránh khỏi tình trạng này, người chủ sở hữu công ty sẽ gắn lợi ích
của nhà quản lý thông qua việc đạt được mục tiêu của chủ doanh nghiệp.
1.4.3. Lý thuyết chi phí chính trị (Political cost theory)
Chi phí chính trị là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu thông qua một


13

hành vi mang tính chính trị từ tác động bên ngoài. Watts và Zimmerman
(1978) cho rằng các nhà chính trị có quyền tạo ảnh hưởng đến sự phân phối
của cải của doanh nghiệp thông qua các quy định, các chính sách về thuế, các
khoản phụ cấp…Do vậy các doanh nghiệp thường sử dụng cách thức “chiến
dịch trách nhiệm xã hội trên truyền thông”. Chiến dịch này được hiểu trên hai
phương diện bao gồm cả trách nhiệm xã hội thực sự và cả trách nhiệm xã hội
như là một khoản chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp. Do đó các doanh
nghiệp sẽ công bố thông tin về thực hiện trách nhiệm xã hội để làm giảm sự
chú ý của các cơ quan quản lý nhà nước, giảm chi phí chính trị thông qua việc
né tránh các khoản tiền phạt do vi phạm các quy định của nhà nước [52, tr.
112-134].

1.4.4. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)
Lý thuyết này đề cập đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các bên
liên quan. Bên liên quan được hiểu là tất cả các cá nhân hay tổ chức có sự ảnh
hưởng đối với việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp hoặc là bị ảnh hưởng
bởi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy các bên liên quan có thể thuộc bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp như người lao động, chủ sở hữu, nhà quản
lý, chính quyền địa phương, nhà cung cấp, khách hàng, xã hôi, v.v… Các bên
liên quan giữ một vai trò rất quan trọng bởi vì đây là những đối tượng có
quyền đánh giá, nhận xét, quyết định thái độ và cách hành xử của mình đối
với doanh nghiệp. Một trong những tác động của các bên liên quan ảnh hưởng
đến doanh nghiệp như phong trào tẩy chay thực phẩm gây béo phì nhằm vào
các công ty sản xuất đồ ăn nhanh, nước giải khát có ga; phong trào thương
mại công bằng bảo đảm điều kiện lao động và giá mua nguyên liệu của người
sản xuất ở các nước thế giới thứ 3, phong trào tẩy chay sản phẩm sử dụng
lông thú. Trước áp lực từ xã hội, hầu hết các công ty lớn đã chủ động đưa
trách nhiệm xã hội vào chương trình hoạt động của mình một cách nghiêm


14

túc. Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, việc thực hiện trách nhiệm xã hội đóng vai
trò quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, doanh
nghiệp cần công bố các thông tin trách nhiệm xã hội nhiều hơn để giảm áp lực
từ các bên liên quan.
1.5.

ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM

XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Từ các nghiên cứu trước đây cho thấy có hai cách đo lường phổ biến

thường được sử dụng để đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã
hội của Doanh nghiệp:


Các nghiên cứu của Istianingsih (2015), Isa, M.A., Muhammad,

S (2015), Taha, M. H. (2013) đo lường chỉ số công bố trách nhiệm xã hội
bằng cách sử dụng phương pháp phân tích nội dung [29], [30], [49]. Nếu mục
thông tin được công bố thì cho giá trị bằng 1, và ngược lại nếu mục thông tin
không được công bố thì cho giá trị bằng 0. Công thức thể hiện sự tính toán chỉ
số công bố thông tin trách nhiệm xã hội như sau:
CSRDI = ∑
CSRDI (CSR Disclosure Index): chỉ số công bố CSR, 0 ≤ CSRDI ≤ n
di = 1 nếu mục thông tin thứ i được công bố
di = 0 nếu mục thông tin thứ i không được công bố
n = tổng số mục thông tin trong danh mục thông tin trách nhiệm xã hội
được xây dựng


Các nghiên cứu của Kansal, M., Joshi, M & Batra, G.S, (2014)

và Lê Thị Na (2015) sử dụng thang đo từ 0 đến 5 để tính toán chỉ số công bố
thông tin trách nhiệm xã hội [32], [34], cụ thể như sau:
CSRDI =
CSRDI (CSR Disclosure Index): chỉ số công bố thông tin trách nhiệm
xã hội


×