ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đa lợi ích
sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước
nội địa ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh
Mã số đề tài: QG-15.07
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Xuân Cự
Hà Nội, 2017
MỤC LỤC
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ..................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................................. 2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................................. 3
3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................... 3
4. Tổng kết kết quả nghiên cứu..................................................................................................... 3
4.1. Hiện trạng vùng đất ngập nước nội địa phía Tây tỉnh Quảng Ninh ....................................... 3
4.1.1. Phân bố lưu vực các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh ...................................... 3
4.1.2. Sự đa dạng sinh học các vùng ĐNN nội địa ở Quảng Ninh ............................................... 3
4.1.3. Phân tích các đặc trưng sinh kế và dịch vụ HST ĐNN nội địa ở Quảng Ninh .................. 4
4.1.4. Nguyên nhân làm suy thoái các vùng đất ngập nước nội địa ............................................. 6
4.2. Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng đa mục đích các vùng ĐNN nội địa ở Quảng Ninh .. 7
4.2.1. Một số vấn đề về quản lý và sử dụng tài nguyên ĐNN nội địa ở tỉnh Quảng Ninh ........... 7
4.2.2. Các giải pháp quản lý sử dụng đa mục đích các vùng ĐNN nội địa ở Quảng Ninh ......... 8
4.3. Sử dụng đa mục đích một số hồ nước lớn ở Quảng Ninh ...................................................10
4.4. Xây dựng bản đồ phân bố và quy hoạch sử dụng khu vực 4 hồ lớn ...................................12
5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận ....................................................................13
6. Tóm tắt kết quả .......................................................................................................................13
PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI ..............................15
PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI ....16
PHẦN V. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ .................................................................................17
PHẦN V. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................17
PHẦN VI. PHỤ LỤC .........................................................................................................................17
1. Báo cáo Hiện trạng vùng đất ngập nước nội địa phía Tây tỉnh Quảng Ninh
2. Báo cáo Giải pháp sử dụng hợp lý hệ thống các hồ theo mô hình
3. Báo cáo thuyết minh xây dựng Bản đồ đất và Bản đồ quy hoạch sử dụng đất ngập nước nội
địa phía Tây Quảng Ninh
4. Các minh chứng kết quả công bố và đào tạo
5. Một số hình ảnh nghiên cứu thực địa của đề tài
1
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên
đất ngập nước nội địa ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh
1.2. Mã số: QG-15.07
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT
Chức danh, học vị, họ và tên
Đơn vị công tác
1 PGS.TS. Nguyễn Xuân Cự
Khoa Môi trường, Trường
ĐHKHTN, ĐHQGHN
2 ThS. Nguyễn Xuân Huân
Khoa Môi trường
3 ThS. Nguyễn Quốc Việt
Khoa Môi trường
4 TS. Nguyễn Ngọc Minh
Khoa Môi trường
5 TS. Trần Thị Tuyết Thu
Khoa Môi trường
6 TS. Trần Thiện Cường
Khoa Môi trường
1.4. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Vai trò thực hiện
đề tài
Chủ trì đề tài
Thư ký đề tài
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng:
từ tháng 02 năm 2015 đến tháng 02 năm 2017
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng….. năm…..
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 02 năm 2015 đến tháng 02 năm 2017
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ý
kiến của Cơ quan quản lý)
Không
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 300 triệu đồng.
PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặt vấn đề
Trên thế giới, đất ngập nước (ĐNN) là hệ sinh thái rất đa dạng phong phú cung cấp tài
nguyên thiên nhiên và có chức năng quan trọng điều hòa môi trường, cung cấp các dịch vụ văn hóa
du lịch cũng như nhiều lợi ích phi vật chất khác. Với diện tích vào khoảng 7-9 triệu km2, chiếm
khoảng 4-6% bề mặt đất, đất ngập nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống nhân loại, bao
gồm khoảng 45% giá trị tự nhiên của các hệ sinh thái (Mitsch và Gosselink, 2000; Costanza et al.,
1997) . Ở Việt Nam, các vùng đất ngập nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân và
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, với diện tích khoảng 10 triệu ha, phân bố trên tất cả 8
vùng sinh thái. Trong đó hai vùng là đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng có diện tích ĐNN lớn
nhất (Đặng Huy Huỳnh và Nguyễn Minh Đức, 2012).
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển với các hệ sinh thái ĐNN rất đa dạng và phong phú, với
nhiều sông ngòi, hồ ao và các dạng đất ngập nước khác. Với sự đa dạng và tính chất phức tạp cùng
các giá trị vốn có của nó nên các vùng đất ngập nước được xem là nguồn sinh kế chủ yếu của phần
lớn người dân Quảng Ninh, và đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy
nhiên do quá trình khai thác và sử dụng không hợp lý đã làm cho nhiều vùng đất ngập nước đang bị
suy thoái nghiêm trọng. Cho đến nay, những nghiên cứu về ĐNN ở Quảng Ninh còn chưa nhiều, lại
chủ yếu tập trung vào ĐNN ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn. Do vậy nghiên cứu về ĐNN nội
địa ở Quảng Ninh được đặt ra như một yêu cầu cấp bách, nhằm có các giải pháp quản lý và sử dụng
hợp bền vững theo hướng sử dụng đa mục đích và bảo vệ môi trường.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất
ngập nước nội địa ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh” nhằm đánh giá thực trạng về các vùng đất ngập
2
nước nội địa ở tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp phục vụ công tác quản lý và sử dụng bền
vững các vùng đất ngập nước quan trọng này ở Quảng Ninh.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước,
phù hợp với vùng đất ngập nước không thường xuyên (sản xuất nông nghiệp), vùng đất ngập nước
thường xuyên (hồ, đầm), các vùng đất ngập nước có dòng chảy (các dòng sông, suối) và với điều
kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội ở phía Tây Quảng Ninh trên cơ sở đánh giá, dự báo giá trị, tiềm năng,
hiện trạng sử dụng, quản lý tài nguyên đất ngập nước.
3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng, bao gồm: (1) sử dụng các tài liệu thứ cấp;
(2) điều tra nghiên cứu thực địa theo phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng
đồng (PRA) với bảng câu hỏi kết hợp với phỏng vấn trực tiếp; (3) đánh giá dịch vụ hệ sinh thái theo
phương pháp MEA (2005), với 4 dịch vụ chính (dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết, dịch vụ văn
hóa, dịch vụ hỗ trợ; (4) ứng dụng phương GIS trong xây dựng bản đồ các vùng đất ngập nước.
4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
4.1. Hiện trạng vùng đất ngập nước nội địa phía Tây tỉnh Quảng Ninh
4.1.1. Phân bố lưu vực các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh
Hệ sinh thái ĐNN nội địa ở Quảng Ninh rất đa dạng với nhiều loại hình khác nhau, chủ yếu
bao gồm hệ thống sông ngòi, hồ ao, các vùng đất trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản. Tỉnh
Quảng Ninh có mạng sông suối khá dày đặc với mật độ trung bình 1,0-1,9km/km2, có nơi đến
2,4km/km2. Hầu hết các sông suối thường ngắn và dốc, tốc độ dòng chảy lớn, khả năng bào mòn và
xâm thực mạnh. Đặc trưng dòng chảy lớn về mùa lũ thường xuất hiện từ tháng VI đến tháng VIII,
còn mùa cạn bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV, còn tháng V và tháng X là 2 tháng chuyển tiếp giữa
mùa lũ và mùa kiệt.
Các lưu vực sông ở tỉnh Quảng Ninh có thể được chia thành 4 vùng khác nhau:
Vùng I, lưu vực sông Đá Bạc, gồm các huyện Đông Triều, thị xã Quảng Yên và thành phố
Uông Bí, có diện tích tự nhiên 96.595 ha trong đó có 63.031 ha đất nông nghiệp và 400.998 dân.
Đây là vùng tập trung và phát triển cả nông - ngư nghiệp và công nghiệp. Các sông thuộc vùng I
bao gồm: sông Đạm Thủy, sông Cầm, sông Đá Bạc, sông Vàng Danh, Khu này tập trung 22 hồ
chứa lớn nhỏ, trong đó một số hồ lớn như hồ Khe Chè có dung tích 10,5 triệu m 3 cung cấp nước
tưới cho 285ha lúa, hồ Bến Châu có dung tích 8 triệu m3 cung cấp nước cho 481 ha đất nông
nghiệp, hồ Trại Lốc I có dung tích 4,7 triệu m3 cung cấp nước tưới cho 208 ha đất nông nghiệp.
Vùng II, lưu vực các sông Yên Lập, Mằn, Trới, Diễn Vọng, gồm các huyện Hoành Bồ, thành
phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện Vân Đồn, có tổng diện tích tự nhiên
175.877 ha, trong đó có 115.617 ha đất nông nghiệp và 484.715 dân. Đây là vùng kinh tế công
nghiệp tập trung nhất, nhiều cảnh quan và dịch vụ du lịch phát triển nhất Quảng Ninh. Đặc điểm
vùng gồm toàn bộ các sông suối đổ ra Cửa Lục và Cửa Ông, giới hạn bởi đường phân thủy của các
sông Ba Chẽ ở phía Bắc và Đông Bắc, sông Yên Lập ở phía Tây.
Vùng III, lưu vực các sông Ba Chẽ, Tiên Yên, gồm các huyện Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu,
có diện tích tự nhiên 172.412 ha, trong đó có 87.199 ha đất nông nghiệp và 94.217 dân. Đây là vùng
kinh tế nông - lâm - thủy sản thuần túy.
Vùng IV, lưu vực các sông Đầm Hà, Hà Cối, Tín Coóng và Ka Long, gồm các huyện Đầm
Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái, có diện tích tự nhiên 134.255 ha, trong đó có 100.745 ha đất
nông nghiệp và 177.411 dân. Một số hồ lớn như hồ Đầm Hà Động, hồ Trúc Bài Sơn, hồ Tràng
Vinh. Đây là vùng kinh tế nông - lâm - thủy sản và dịch vụ du lịch.
4.1.2. Sự đa dạng sinh học các vùng ĐNN nội địa ở Quảng Ninh
Nhìn chung các vùng đất ngập nước ở Quảng Ninh có tính đa dạng loài khá cao. Theo Hoàng
Văn Thắng (2011), trong hệ sinh thái nước ngọt ở tỉnh Quảng Ninh có 133 loài lưỡng cư, bò sát;
147 loài thực vật nổi, 77 loài động vật nổi. Mật độ trung bình động vật nổi ở các thủy vực dao động
từ 15.680 con/m3 đến 30.843 con/m3. Động vật thân mềm, chân bụng ở nước ngọt đã gặp 13 loài,
thân mềm hai mảnh vỏ có 15 loài; đây đều là những loài thân mềm có giá trị thực phẩm cao. Có 140
loài giáp xác, phổ biến là các loài tôm, cua phân bố rộng rãi từ sông suối vùng núi và trung du cho
3
tới vùng đồng bằng. Cá nội địa có 80 loài chỉ phân bố ở nước ngọt, 10 loài vừa nước ngọt vừa nước
lợ và 83 loài có khả năng phân bố rộng ở cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Đặc biệt, trong các
vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh có 4 loài cá nước ngọt có trong Sách đỏ Việt Nam; trong
đó có 2 loài bậc nguy cấp (EN) là cá chuối hoa và cá mòi cờ hoa, 2 loài bậc sắp nguy cấp (VU) là cá
lá giang và cá chình hoa. Ngoài ra còn có một số loài cá nước ngọt mới chỉ gặp ở Việt Nam (có thể
là loài đặc hữu) như cá lá giang, cá bống đá và cá bống khe. Hiện nay, sự đa dạng sinh học các vùng
ĐNN nội địa ở Quảng Ninh đang phải đối mặt với thách thức lớn, do sự du nhập các giống mới cho
năng suất cao và các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn.
4.1.3. Phân tích các đặc trưng sinh kế và dịch vụ HST ĐNN nội địa ở Quảng Ninh
4.1.3.1. Đặc trưng sinh kế các vùng ĐNN nội địa ở Quảng Ninh
Các đặc trưng sinh kế của người dân luôn gắn liên với khả năng khai thác các dịch vụ HST
của các vùng ĐNN nội địa ở Quảng Ninh. Các giá trị dịch vụ HST là nguồn cung cấp trực tiếp tài
nguyên và các nhu cầu khác cho đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là khả năng cung cấp
lương thực thực phẩm và nước sinh hoạt. Kết quả khảo sát 60 hộ dân sống xung quanh 4 hồ nước
nghiên cứu ở các huyện Đông Triều, huyện Đầm Hà, Tp. Hạ Long và Tp. Móng Cái ở Quảng Ninh
cho thấy hầu hết người dân đều có liên quan đến các vùng ĐNN nội địa, nhưng phần lớn vẫn chưa
hiểu được khái niệm và các loại ĐNN là gì. Có tới 94% người dân có liên quan đến sản xuất lúa
nước, 67% sử dụng nước từ các hồ ao cho mục đích sinh hoạt.
Có thể nói rằng các giá trị dịch vụ sinh thái các vùng ĐNN nôi địa ở Quảng Ninh luôn là
nguồn cung cấp các điều kiện sống và sinh kế của người dân địa phương. Trong đó đặc biệt quan
trọng là cung cấp lương thực thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt, nước cho các quá trình sản xuất và
một số dịch vụ khác, như: du lịch, cảnh quan, môi trường...
Từ những phân tích ở trên cho thấy các vùng ĐNN nội địa có vai trò rất quan trọng trong sinh
kế của người dân ở Quảng Ninh. Trên thực tế, người dân luôn khai thác và sử dụng các nguồn tài
nguyên từ các vùng ĐNN, nhưng họ còn hiểu biết rất ít về chúng, đặc biệt là vai trò và phương pháp
khai thác sử dụng ĐNN hợp lý cho sự phát triển bền vững.
4.1.3.2. Phân tích các dịch vụ HST ĐNN nội địa ở Quảng Ninh
- Dịch vụ Cung cấp
Trước hết, đất ngập nước là nơi dự trữ và cung cấp nước cho các quá trình sản xuất sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản, các ngành công nghiệp khác… và có vai trò vô cùng quan
trọng đối với sự sống của con người. Đất ngập nước là nguồn tài nguyên cơ bản, bảo đảm đời sống
cơ bản cho các cộng đồng dân cư nông nghiệp. Giá trị cung cấp của đất ngập nước nội địa ở Quảng
Ninh biểu hiện trước hết là khả năng dự trữ và cung cấp nước của hệ thống sông và các hồ đập.
Ngay trong mùa khô (12/2015), lượng nước trữ ở 23 hồ đập cũng vào khoảng 211,260 triệu m3,
đảm bảo cung cấp cho các ngành sản xuất khác nhau, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Nước mặt có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và dân sinh của tỉnh Quảng
Ninh, cung cấp một lượng nước lớn cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và phục vụ cho hoạt
động sống cho người dân. Nguồn tài nguyên nước mặt của tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là phong
phú và dồi dào, tổng trữ lượng nước mặt của tỉnh Quảng Ninh khoảng 7,26 tỷ m3. Tình hình khai
thác tài nguyên nước ở tỉnh Quảng Ninh của các ngành, ước tính vào khoảng 3,75 tỷ m3/năm. Trong
đó, công nghiệp sử dụng 3,30 tỷ m3 (chiếm 88% tổng lượng nước được sử dụng) ngành nông
nghiệp khai thác khoảng 388,45 triệu m3 (chiếm 10%), khu dân cư đô thị sử dụng khoảng 56,14
triệu m3 (chiếm 2%).
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 631 công trình thuỷ lợi, trong đó có 124 công trình là
các hồ chứa, bảo đảm tưới ổn định khoảng trên 50 - 85% diện tích gieo cấy (khoảng 35.000 ha lúa
và rau màu các loại). Khoảng 70% công trình thủy lợi đã được kiên cố hóa, tuy nhiên số lượng công
trình hỏng hóc cần được sửa chữa chiếm tỉ lệ cao; còn lại 27% là các công trình tạm, mang tính chất
thời vụ, do đó hiệu quả khai thác nước không cao.
Khả năng cung cấp lương thực thực phẩm được xem là có vai trò không thể thay thế của các
hệ thống đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh. Tuy diện tích đất trồng lúa nước trong tỉnh không
lớn (28.530 ha), chỉ chiếm 6,2% diện tích đất nông nghiệp nhưng là nguồn sống chính của hơn 53%
4
dân số và tạo việc làm cho hơn 60% lao động trong tỉnh. Ngoài ra, các vùng đất ngập nước còn
cung cấp một khối lượng lớn các loại nông sản cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân ở khu
vực thành thị, các khu công nghiệp, khách tham quan du lịch. Nhờ chủ động được nguồn nước tưới,
mà sản lượng lương thực của Quảng Ninh đã tăng lên nhanh chóng. Một ví dụ là từ khi có nước
tưới từ hồ Yên Lập, sản lượng lương thực của huyện Yên Hưng đã tăng từ 10.730 tấn năm 1981 lên
16.775 tấn năm 1983 và có khả năng đạt 28.163 tấn năm 2016. Tổng sản lượng lương thực của toàn
tỉnh Quảng Ninh đã đạt khoảng 233.732 tấn năm 2015, bảo đảm khả năng đáp ứng nhu cầu cung
cấp lương thực cho tiêu dùng trong tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh,
2015).
Dịch vụ cung cấp của các vùng đất ngập nước ở Quảng Ninh còn được thể hiện ở tiềm năng
nuôi trồng thủy sản, với 12.968,7 ha diện tích ao hồ, đầm, ruộng trũng có thể phát triển nuôi các
loại thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Năm 2016, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt ở Quảng Ninh vào
khoảng 3.406 ha, sản lượng ước đạt 10.300 tấn, năng suất trung bình 3 tấn/ha. Một số mô hình nuôi
thâm canh cá rô phi đã đạt năng suất cao 12-13 tấn/ha/vụ như ở thị xã Quảng Yên, thành phố Uông
Bí. Tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2015 là 20.667 ha, trong đó diện tích nuôi thâm canh 2.034 ha.
Tổng sản lượng thủy sản năm 2015 ước đạt 103.407 tấn, trong đó nuôi trồng ước đạt 46.287 tấn.
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt cũng đã tao ra công ăn việc làm và thu nhập cho khoảng 5,5-5,7
nghìn người trong giai đoạn 2008-2015 và dự báo sẽ tăng lên 5,9 nghìn người vào năm 2020.
- Dịch vụ điều tiết
Dịch vụ điều tiết của các vùng đất ngập nước được biểu hiện chủ yếu ở khả năng điều hòa
khí hậu, giảm lũ lụt, lọc và cung cấp nước ngầm. Kết quả tổng hợp phiếu hỏi về vai trò của đất ngập
nước sông, hồ trong việc hạn chế lũ, xói mòn cho thấy có đến 65% số người được hỏi đánh giá cao
vai trò đất ngập nước trong việc hạn chế lũ lụt và xói mòn đất.
Sông, hồ có tác dụng như những bể chứa nước khi mưa lớn, sau đó nước ngấm dần vào lòng
đất xuống các tầng nước ngầm. Một số khu vực ở Quảng Ninh có trữ lượng nước ngầm lớn như
huyện Tiên Yên, có tiềm năng cung cấp nước ngầm khoảng 93.000 m3/ngày, huyện Đầm Hà là
53.420 m3/ngày. Ước tính, toàn tỉnh Quảng Ninh có trữ lượng nước ngầm vào khoảng 1.520.600
m3/ngày, trong đó trữ lượng của tầng chứa nước bở rời đệ tứ chủ yếu ở khu vực Đông Triều, Uông
Bí và Móng Cái vào khoảng 362.760m3/ngày; và trong các tầng chứa nước khe nứt khoảng
1.157.840m3/ngày. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt, sự phân bố các tầng chứa nước chủ yếu trong
các khe nứt, đới dập vỡ kiến tạo nên mặc dù tiềm năng nước dưới đất lớn nhưng khả năng khai thác
thường gặp khó khăn.
- Dịch vụ hỗ trợ
Trong các hệ sinh thái, dịch vụ cung cấp có vai trò quan trọng trực tiếp đối với sinh kế của
người dân, còn các các dịch vụ hỗ trợ lại có vai trò gián tiếp không thể thiếu trong việc duy trì và ổn
định các vùng đất ngập nước. Các dịch vụ hỗ trợ tạo môi trường sống và các điều kiện tồn tại các
dịch vụ cung cấp. Với đặc điểm môi trường thuận lợi, giàu có về nguồn thức ăn từ sinh vật phù du
nên các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh không chỉ là nơi quần cư, kiếm ăn của các loài
sinh vật, cơ sở tạo năng suất sơ cấp, hình thành đất, quay vòng chất dinh dưỡng mà còn là nơi bảo
tồn sự đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài động thực vật nổi và các loài cá quý hiếm. Sự đa dạng
sinh học có vai trò to lớn trong sự ổn định, tạo năng suất sơ cấp duy trì sự cân bằng vật chất và năng
lượng trong hệ sinh thái.
Đất ngập nước cũng là nơi chứa đựng các trầm tích và hình thành đất; nơi diễn ra quá trình
trao đổi vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái tạo điều kiện quay vòng các chất dinh dưỡng
trong tự nhiên, đặc biệt là chất dinh dưỡng quan trọng như NPK. Nồng độ các chất dinh dưỡng hòa
tan trong nước cửa sông khoảng 0,121-0,514 mgN/l; 0.008-0.01mgP/l; pH dao động trong khoảng
6,87-7,33. Hàm lượng tổng số trong các trong trầm tích bãi triều vào khoảng 1,0-2,2 %C; 0,1-0,18
%N; 0,03-0,06 %P2O5. Ở những vùng trũng trong nội địa, đất ngập nước được coi như những "cái
bẫy" để lắng đọng trầm tích, chất gây ô nhiễm và các chất thải khác. Tuy nhiên, do các con sông ở
Quảng Ninh thường ngắn và dốc, tốc độ dòng chảy lớn nên thường gây xói lở, bào mòn đất, làm
tăng lượng phù sa và đất đá trôi đặc biệt là khi có lũ lớn. Do vậy, nhiều nơi sông suối bị bồi lấp rất
nhanh, nhất là ở những vùng có các hoạt động khai khoáng than như ở đoạn suối Vàng Danh, sông
5
Mông Dương.
- Dịch vụ văn hóa
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nổi bật và đặc sắc. Du lịch Quảng Ninh
không chỉ có Vịnh Hạ Long và khu di tích danh thắng Yên Tử nổi tiếng, mà còn có hơn 600 di tích
lịch sử, danh lam thắng cảnh khác. Do vậy mà hàng năm Quảng Ninh luôn thu hút một lượng khách
du lịch khá lớn. Nếu như năm 2010 tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh chỉ là 5,4 triệu lượt
người, đến nay (2016) đã đạt trên 8 triệu người.
Trong những năm gần đây, sự kết hợp cảnh quan các vùng đất ngập nước với các di tích lịch
sử văn hoá, các làng nghề truyền thống đã trở thành những điểm du lịch tiềm năng to lớn ở Quảng
Ninh. Một số di tích quan trọng như đình Phong Cốc, miếu Tiên Công, bãi cọc Bạch Đằng, Cây
Lim Giếng Rừng, đình Trung Bản... đã được xếp hạng quốc gia, đó là tiềm năng cho ngành du
lịch gắn liền với các hệ sinh thái đất ngập nước trong vùng. Các lễ hội gắn liền với các vùng đất
ngập nước như Lễ hội Bạch Đằng, Lễ hội Tiên Công, Lễ hội Xuống đồng, đang ngày càng thu hút
du khách đến tham quan du lịch. Miếu Ðại Vương hiện là nơi sinh hoạt tín ngưỡng duy nhất của
nhân dân địa phương, hàng năm có các lễ cầu phúc tháng Giêng, cầu nước chống hạn, lễ cầu may,
tạ lễ cuối năm… Có thể nói các dịch vụ văn hóa gắn liền với đất ngập nước đã trở thành chỗ dựa
tinh thần cho người dân ở nhiều vùng khác nhau trong tỉnh Quảng Ninh. Đây là nơi lưu trữ nhiều
hiện vật của các cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc, các di tích lịch sử văn hóa với các lễ hội truyền
thống, tín ngưỡng quan trọng gắn liền với các cộng đồng địa phương nên có khả năng thu hút ngày
càng nhiều du khách thập phương đến tham quan du lịch. Các dịch vụ du lịch, văn hóa cũng là một
trong những nguồn đem lại giá trị to lớn khi khai thác giá trị hệ sinh thái đất ngập nước nội địa ở
Quảng Ninh.
4.1.4. Nguyên nhân làm suy thoái các vùng đất ngập nước nội địa
Qua kết quả điều tra thực địa về các nguyên nhân làm suy thoái ĐNN ở Quảng Ninh cho
thấy hầu hết người dân chưa có nhận thức đầy đủ về các vùng ĐNN: có tới 83% số người cho rằng
họ chưa có nhận thức đầy đủ về các vùng ĐNN. Về các nguyên nhân gây suy thoái ĐNN, có tới
56% người được hỏi cho là do các nguyên nhân trong tự nhiên; 50% cho là do sản xuất nông nghiệp
và có tới 72% số người cho rằng do quản lý yếu kém ở cấp xã. Có tới 89% số người được hỏi có
nhu cầu tham dự các buổi đào tạo hoặc tập huấn về ĐNN. Hơn nữa, về các giải pháp để bảo vệ các
vùng ĐNN, có đến 83% người được hỏi cho rằng có liên quan đến việc nâng cao nhận thức cộng
đồng, và 67% cho biết nhu cầu về các giải pháp kết hợp phát triển kinh tế và xã hội với bảo vệ môi
trường trong việc sử dụng các vùng đất ngập nước.
Một số nguyên nhân chủ yếu gây suy thoái ĐNN nội địa ở Quảng Ninh, bao gồm:
4.1.4.1. Tác động do khai thác khoáng sản và phát triển công nghiệp
Việc khai thác than, lập các khai trường, làm đường vào mỏ, các bãi thải, bãi tập kết than là
nguyên nhân rất quan trọng làm cho diện tích rừng bị suy giảm nhanh, làm thay đổi chế độ nước và
dòng chảy, gây xói mòn và và bồi lấp các vùng hạ lưu. Có thể nói rằng việc gia tăng khai thác
khoáng sản là nguyên nhân quan trọng dẫn đến làm bồi lấp và gây ô nhiêm các vùng ĐNN nội địa,
và có ảnh hướng mạnh đến diện tích đất nông nghiệp.
Hiện nay ô nhiễm ở nhiều khu vực đã đến mức nghiêm trọng, như khu vực Mạo Khê, thành
phố Uông Bí, thành phố Cẩm Phả v.v. Khai thác than đã và sẽ tạo ra các đe dọa không nhỏ đối với
các loài thủy sinh vật, làm tăng chất thải rắn độ đục trong nước, cản trở khả năng di chuyển và bắt
mồi của các loài thủy sản, nước thải mỏ và sàng tuyển than, bụi và các khí độc CO2, SO2, H2S, chất
phóng xạ… các khí độc hại phát tán trong khí quyển, lắng đọng trong đất, nước theo mưa đổ ra biển
làm thay đổi độ pH của môi trường đất và gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hóa trong cơ thể các
loài thủy sinh vật.
4.1.4.2. Tác động do phát triển nông nghiệp
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách thiếu cơ sở khoa học, không quan tâm đúng mức
vấn đề bảo vệ các vùng ĐNN để mở rộng sản xuất cây nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản sẽ làm
mất hoặc thay đổi sinh cảnh sống của nhiều loài sinh vật. Quá trình khai thác quá mức hoặc khai
thác thuỷ hải sản bằng các phương pháp hủy diệt như sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc làm
cho quần thể sinh vật thủy sinh không thể khôi phục được.
6
Sự xuất hiện của sinh vật ngoại lai như rùa tai đỏ, ốc bươu vàng, cá lau kính, cây mai
dương,... ở một số vùng ĐNN sản xuất nông nghiệp và các hồ chứa nước là những nguy cơ tiềm
tàng đe dọa sự đa dạng sinh học và các cây trồng nông nghiệp ở các vùng ĐNN ở Quảng Ninh.
4.1.4.3. Tác động do phát triển đô thị, khu dân cư
Dân số tăng nhanh trong các năm gần đây gây áp lực lên nguồn tài nguyên nói chung và các
vùng ĐNN nội địa nói riêng. Năm 2009 dân số Quảng Ninh có 1.144.381 người, và năm 2013 là
1.196,2 nghìn người với mật độ trung bình 197 người/km2. Để đảm bảo nhu cầu lương thực thực
phẩm và các nhu cầu khác cho cuộc sống hàng ngày, người dân không có cách nào khác là khai thác
nguồn tài nguyên sinh vật sẵn có của địa phương.
Phát triển các khu công nghiệp và đô thị là những nguyên nhân làm gia tăng ô nhiễm môi
trường, làm mất hoặc thu hẹp sinh cảnh và nơi cư trú của các loài gây nên nhiều tác động tiêu cực
đến các hệ sinh thái ĐNN nội địa. Hiện nay, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của tỉnh là 50,3%
và đứng thứ ba trên toàn quốc. Theo quy hoạch đến 2020, dân số thành thị sẽ là 686.700 người,
chiếm 55,5% tổng dân số toàn tỉnh. Quá trình đô thị hóa đã và sẽ tiếp tục gây áp lực đối với các
vùng ĐNN và môi trường nói chung và đặc biệt đối với tài nguyên nước và nguồn lợi thủy sản. Các
hoạt động phát triển kinh tế, giao thông, sinh hoạt từ các khu dân cư ven biển diễn ra hàng ngày thải
ra một lượng lớn các loại rác, nước thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe các hệ
sinh thái ĐNN.
4.1.4.4. Những tác động tiềm tàng khác
Phát triển du lịch cũng được xem là yếu tố có tác động mạnh đến các vùng ĐNN ở Quảng
Ninh. Với lượng khách du lich lên đến trên 8 triệu người/năm sẽ là những động lực có tác động
mạnh đến môi trường các khu khu lịch nói chung ở Quảng Ninh. Sự gia tăng nhanh lượng khách du
lịch cũng kéo theo sự gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, đồng nghĩa với việc gia tăng khai
thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các vùng ĐNN. Số lượng nhà hàng, khách sạn ngày càng
nhiều với quy mô ngày càng tăng, công tác quản lý môi trường lại kém hiệu quả gây ô nhiễm, đặc
biệt là ô nhiễm do rác thải. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch, người dân địa
phương còn khai thác quá mức các nguồn tài nguyên của địa phương để làm đồ lưu niệm, hoặc các
hàng hóa khác để bán.
Trình độ hiểu biết về ĐNN của cán bộ cũng hạn chế, công tác quản lý còn nhiều bất cập.
Thậm chí nhiều cán bộ lãnh đạo của địa phương còn hiểu biết về các vùng ĐNN và vai trò của các
vùng ĐNN nội địa. Công tác quy hoạch phát triển ĐNN nội địa bền vững chưa có, đầu tư còn hạn
chế. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ các vùng ĐNN nội địa còn hạn chế, chưa
được huy động đúng mức.
4.2. Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng đa mục đích các vùng ĐNN nội địa ở Quảng Ninh
4.2.1. Một số vấn đề về quản lý và sử dụng tài nguyên ĐNN nội địa ở tỉnh Quảng Ninh
Vấn đề về đội ngũ quản lý các vùng ĐNN ở Quảng Ninh hiện nay còn rất hạn chế, chưa coi
trọng việc bảo vệ các vùng ĐNN nội địa và đây còn là lĩnh vực mới trong công tác quản lý của tỉnh.
Đây là một hạn chế rất lớn và thường gặp khó khăn trong khi các đối tượng khai thác, sử dụng, xả
thải vào các vùng ĐNN nội địa ngày càng gia tăng theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng
vùng cũng như trong toàn tỉnh.
Vấn đề triển khai thực hiện các văn bản pháp luật và cấp phép về quản lý các vùng ĐNN nội
địa còn chưa được quan tâm. Các văn bản pháp luật và dưới luật về quy định, hướng dẫn quản lý
các vùng ĐNN nội địa ở nước ta hầu như chưa có, chủ yếu tập trung vào quản lý tài nguyên nước là
chính. Nguồn tài liệu, cơ sở dữ liệu cơ bản, thông tin về các vùng ĐNN nội địa trên địa bàn của tỉnh
Quảng Ninh hầu như không có.
Quảng Ninh định hướng phát triển các loại hình công nghiệp tập trung chủ yếu vào khai thác
than, vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm thủy sản. Đặc biệt là hoạt động khai thác và sàng
tuyển than, ngoài lượng nước thải phục vụ sản xuất than còn có một lượng lớn nước thải hình thành
do nước mưa chảy tràn trên bề mặt. Nếu tính trung bình lượng mưa trên địa bàn tỉnh khoảng 2.000
mm/năm với diện tích của các cơ sở khai thác than khoảng 6.000 ha thì lượng nước thải sinh ra vào
khoảng 120 triệu m3/năm, đây là lượng nước thải lớn cần xử lý trước khi chảy ra môi trường.
Dân số gia tăng gây sức ép lớn đến khai thác và sử dụng các vùng ĐNN, trước hết là cho sản
7
xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu của con người. Nhu cầu về khai thác
sử dụng nước cho sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất gia tăng. Nước thải sinh hoạt của tất
cả các đô thị này phần lớn chưa được xử lý, đều chảy trực tiếp vào sông gây nên ô nhiễm nước sông
hồ đang là một áp lực gây ô nhiễm nguồn nước.Các hoạt động nông nghiệp ở các vùng ĐNN đang
đe dọa đến các vùng ĐNN nội địa, cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt là việc sử dụng phân bón
hóa học, thuốc BVTV sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng đất và các nguồn nước.
Quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên các
vùng ĐNN nội địa; quản lý tài nguyên nước phải theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục đích
và phải gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết cho sự phát
triển bền vững.
4.2.2. Các giải pháp quản lý sử dụng đa mục đích các vùng ĐNN nội địa ở Quảng Ninh
4.2.2.1. Điều tra, đánh giá chi tiết và phân vùng sinh thái các vùng ĐNN nội địa
Mục đích công tác điều tra đánh giá đầy đủ các dịch vụ HST ĐNN nội địa phục vụ các mục
đích sử dụng khác nhau. Trên cơ sở này, tiến hành phân vùng sinh thái các vùng ĐNN nội địa. Phân
vùng sinh thái các vùng ĐNN nội địa là đảm bảo cho công tác quản lý và khai thác sử dụng một
cách hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các dịch vụ HST ĐNN hiện có phục vụ
sinh kế của con người. Do vậy, công tác điều tra cần xác định được: sự phân bố và tầm quan trọng
của từng khu vực đất ngập nước, đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và sự suy thoái
các nguồn tài nguyên đất ngập nước, các hướng ưu tiên sử dụng và bảo vệ các vùng ĐNN hiện có.
Phân vùng sinh thái cũng tạo điều kiện tốt hơn cho việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chống
suy thoái ĐNN do các hoạt động phát triển kinh tế, khai thác không bền vững, và chủ động thích
ứng với biến đổi khí hậu.
Các vùng chức năng sinh thái có thể được phân theo các mục đích sử dụng chính, ví dụ như:
Vùng ưu tiên bảo tồn, cảnh quan ĐNN; vùng bảo vệ nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt hoặc các
hoạt động dịch vụ và sản xuất; vùng phát triển nông nghiệp, trồng lúa hoặc hoặc kết hợp với khai
thác nuôi trồng thủy sản. Việc phân vùng sinh thái các vùng ĐNN nội địa cần đảm bảo sự hài hòa,
phù hợp với đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của từng vùng, đặc biệt là tài nguyên nước, tài
nguyên sinh vật, vai trò sinh thái và các dịch vụ HST của vùng ĐNN; phù hợp với các phương thức
sử dụng tài nguyên của cộng đồng địa phương; và phù hợp với các quy hoạch phát triển đã có và
đang thực hiện liên quan đến các vùng ĐNN.
4.2.2.2. Xây dựng các giải pháp thích hợp bảo vệ và khai thác tài nguyên các vùng ĐNN dựa vào
công đồng
Không có giải pháp chung đầy đủ để áp dụng cho quản lý tất cả các vùng ĐNN nội địa ở
Quảng Ninh; vì các giải pháp quản lý và sử dụng ĐNN phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, sinh
thái và kinh tế xã hội của từng vùng. Do vậy, cần có các giải pháp cụ thể phù hợp cho từng địa
phương, từng vùng ĐNN nội địa khác nhau.
Tuy nhiên, một nguyên tắc chung để sử dụng các vùng ĐNN nội địa là đều phải dựa trên
nguyên tắc có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan tại địa phương với các nhu cầu của
họ và những giá trị mà họ đặt vào các dịch vụ khác nhau của HST ĐNN. Trên thực tế, người dân
địa phương vừa là người quản lý, người khai thác và sử dụng các nguồn TNTN từ các vùng ĐNN
với các kiến thức và kinh nghiệm sẵn có. Họ nhiều khi không cần quan tâm và không hiểu nhiều về
chức năng đất ngập nước và làm thế nào để quản lý bền vững chúng. Do vậy, người dân địa phương
cũng đồng thời là người tạo ra các nguyên nhân trực tiếp gây suy thoái vùng đất ngập nước. Sự
tham gia của người dân địa phương là rất quan trọng cho việc xây dựng sự đồng thuận về cách thức
các nguồn lực cần được khai thác sử dụng và cần được bảo vệ. Tuy nhiên, hệ thống quản lý truyền
thống các vùng ĐNN đang có nhiều khó khăn do những áp lực của cuộc sống hiện đại và dân số
tăng.
Phân tích vai trò và mức độ tham gia và chịu ảnh hưởng của các bên liên quan là rất quan
trọng trong việc xác định các mô hình sử dụng khôn khéo các nguồn tài nguyên thiên nhiên ĐNN.
Kết quả khảo sát ở Quảng Ninh cũng cho thấy hầu hết người dân được phỏng vấn đều có liên quan
đến các vùng ĐNN nội địa, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp; gần 90% người được phỏng vấn mong
muốn nâng cao nhận thức về đất ngập nước và 75% có nguyện vọng tham gia các khoá đào tạo về
8
việc sử dụng các vùng đất ngập nước, đặc biệt là về vai trò, giá trị và hiệu quả các biện pháp để khai
thác các nguồn tài nguyên đất ngập nước.
Quản lý ĐNN theo cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm không chỉ dựa vào cộng đồng
trong quản lý tài nguyên, mà còn liên quan đến việc phát triển cộng đồng; kết hợp chặt chẽ với
phong trào xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới sẽ tạo điều kiện điều kiện cho sự
phát triển khu vực nông thôn phát triển và nâng cao đời sống của người dân nông thôn. Do đó, sự
hội nhập của phát triển nông thôn mới với việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một
bộ phận không tách rời của việc sử dụng khôn ngoan của vùng đất ngập nước. Tuy nhiên, sự kết
hợp nhiều chương trình vào một mục tiêu sử dụng hợp lý các vùng ĐNN cũng cần phải có kế hoạch
chi tiết cho từng hoạt động và mối liên hệ giữa các hoạt động này như thế nào cho phù hợp với các
điều kiện trong thực tế.
Cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm trong sử dụng khôn khéo các vùng ĐNN là một
bước tiến quan trọng - chuyển từ bảo vệ đất ngập nước đơn thuần sang kết hợp giữa bảo tồn và phát
triển. Vì trên thực tế thường xuất hiện các xung đột và sự được mất giữa yêu cầu sinh kế của người
dân và các mục tiêu của bảo tồn. Điều cần thiết là phải hiểu được vai trò của từng vùng ĐNN cũng
như các tác động, thay đổi và suy thoái tài nguyên đất ngập nước; các mục tiêu và các vấn đề ưu
tiên cần bảo vệ phải được xác định rõ ràng.
4.2.2.3. Tổ chức hệ thống quản lý và khai thác phù hợp hiệu quả
Đẩy mạnh công tác điều tra đánh giá các dịch vụ HST ĐNN, xác định các dịch vụ HST chủ
yếu theo từng vùng; vai trò, trách nhiệm và lợi ích của từng bên liên quan theo các nhóm lợi ích
khác nhau tại các vùng ĐNN nhất định. Xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý hợp tác trong việc
bảo tồn và chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng địa phương
để hạn chế và giải quyết các xung đột xã hội phát sinh từ việc sử dụng các vùng đất ngập nước. Cơ
chế chia sẻ lợi ích bao gồm cả hình thức chia sẻ, mức độ chia sẻ, cơ chế quản lý giữa các bên liên
quan. Chú ý các ưu tiên với các nhóm có liên quan trực tiếp và có ảnh hưởng lớn đối với quản lý,
bảo tồn ĐNN trong khu vực.
Các mô hình quản lý đất ngập nước dựa vào cộng thường có nhiều bên liên quan và được
chia thành 3 nhóm chính: (1) nhóm sử dụng trực tiếp các tài nguyên đất ngập nước; (2) nhóm sử
dụng gián tiếp của các nguồn tài nguyên đất ngập nước; và (3) nhóm các chính sách và các nhà
quản lý vĩ mô. Trong đó, vai trò của những người bị ảnh hưởng trực tiếp có vai trò quan trọng nhất
và được coi như chìa khóa quản lý và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước. Tổ chức hệ thống
quản lý, phố i hơ ̣p với nhiề u ngành và các bên có liên quan để quản lý, bảo vệ và khai thác hiệu quả
các vùng đất ngập nước một cahs có hiệu quả, đúng mục đích.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhất là trong việc
chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ các vùng ĐNN nội địa nói riêng và các vùng ĐNN nói chung
ở Quảng Ninh. Phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; đồng thời tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Nâng cao năng lực
quản lý tài nguyên nước, tập trung nâng cao hiệu quả vận hành các hồ đập chứa nước chính, giám
sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy
thoái, cạn kiệt, xác định dòng chảy trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng.
Xác định đầy đủ hiện trạng quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ ĐNN nội địa, phòng
chống, giảm thiểu tác hại đên nguồn TNTN các vùng ĐNN nội địa; xây dựng các giải pháp cho
quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho từng lưu vực cụ thể theo hướng phát triển
bền vững. Tạo lập các cơ sở pháp lý và khoa học cho việc ban hành các quyết định liên quan. Tăng
cường năng lực quản lý tài nguyên ĐNN và BVMT cho các bên liên quan chính, tập trung 2 đối
tượng ưu tiên là cán bộ quản lý địa phương và người dân địa vương. Nâng cao nhận thức về các giá
trị tài nguyên ĐNN trong vùng; các mối đe dọa đến ĐNN; các hướng dẫn quản lý tài nguyên thiên
nhiên ĐNN.
4.2.2.4. Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đất, nước và suy thoái, bảo vệ, cải tạo, phục hồi các vùng
ĐNN nội địa
Ngăn ngừa ô nhiễm môi trưởng đất, nước và suy thoái ĐDSH được kiểm soát và kế hoạch
thích ứng biến đổi khí hậu được xây dựng và áp dụng. Xác định các nguồn gây ô nhiễm và các tác
9
động của hoạt động khai thác khoáng sản đến các luuw vực nước. Áp dụng công nghệ xử lý môi
trường đối với các hoạt động phát sinh ô nhiễm. Tăng cường sự tham gia cộng đồng trong công tác
quản lý và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại.
Tăng cường các biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước, nâng hiệu quả
khai thác nước của các công trình khai thác sử dụng nước đặc biệt là các công trình thủy lợi và cấp
nước tập trung. Trên các sông cần có lưu lượng khống chế để đảm bảo nước cho dòng chảy môi
trường bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, cần có sự giám sát theo dõi chặt chẽ để duy trì được dòng chảy
môi trường. Quản lí chặt chẽ các công trình xây dựng và các hoạt động dân sinh ven bờ cũng như
hoạt động của tàu, thuyền trên sông xả thải trực tiếp xuống sông hồ. Đặc biệt là những nguồn nước
sử dụng để cấp nước sinh hoạt.
Tăng cường bảo vệ nguồn sinh thủy bằng cách duy trì và phát triển diện tích rừng đầu nguồn.
Đảm bảo độ che phủ cây xanh tại các khu đô thị để duy trì, cân bằng nguồn nước ngầm; hạn chế tối
đa việc chuyển đổi đất rừng ở thượng lưu nguồn nước các sông trên địa bàn của tỉnh. Nghiêm cấm
khai thác rừng thuộc lưu vực các hồ chứa nước quan trọng như hồ Yên Lập, hồ Đầm Hà Động, hồ
Tràng Vinh,… Đối với các nguồn nước bị cạn kiệt do bồi lấp dòng sông như sông Sinh, sông Vàng
Danh, sông Diễn Vọng, sông Mông Dương,... cần rà soát và tiến hành nạo vét, khơi thông dòng
chảy.
4.2.2.5. Nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng và các bên liên quan trong bảo vệ ĐNN
Bảo vệ các vùng ĐNN nội địa và môi trường không chỉ là quyền lợi, nghĩa vụ mà còn là văn
hóa, đạo đức, là tiêu chuẩn đảm bảo cho một xã hội văn minh, phát triển. Tăng cường hơn nữa sự
phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên
truyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò và trách nhiệm bảo vệ các vùng ĐNN đến với
mọi người dân, đến với từng địa bàn dân cư,... Hoàn thiện, nâng cấp hê ̣ thố ng thông tin , cơ sở dữ
liê ̣u tài nguyên ĐNN, gắ n với cơ sở dữ liê ̣u về môi tr ường, đấ t đai và các liñ h vực khác thuô ̣c pha ̣m
vi quản lý của tỉnh.
Nâng cao nhận thức của nông dân trong các vấn đề sản xuất và quản lý chất thải, kỹ thuật sử
dụng phân bón và thuốc BVTV. Các nhà máy, khu công nghiệp có nghĩa vụ xử lý nước thải đạt quy
chuẩn, tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường.
Thường xuyên tổ chức các cuộc họp để tăng cường đối thoại và thống nhất giữa cộng đồng
địa phương và cơ quan quản lý về các nội dung của quy chế và các vấn đề liên quan đến quản lý tài
nguyên ĐNN, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường tại khu vực.
Trên thực tế, không có mô hình chung để quản lý và sử dụng đa mục đích cho tất cả các vùng
ĐNN khác nhau. Nhưng nhìn chung, để xây dựng các mô hình sử dụng đa mục đích ĐNN nội địa
đều có thể dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây: Có sự tham gia của cộng đồng; kết hợp giữa
phát triển kinh tế, xã hội và bảo tồn các nguồn tài nguyên đất ngập nước; phù hợp với các quy định
của địa phương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thúc đẩy những lợi thế và tiềm năng của
điều kiện tự nhiên, và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và xã hội của địa phương; và phù hợp
với thực tế, dễ áp dụng và có hiệu quả trên thực tế.
4.3. Sử dụng đa mục đích một số hồ nước lớn ở Quảng Ninh
Một số hồ đập chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Hồ Yên Lập có diện tích 182,6
km2, dung tích 127,5 triệu m3; hồ Cao Vân có diện tích 46,5 km2, dung tích 12,56 triệu m3; hồ
Tràng Vinh có diện tích 70,8 km2, dung tích 75 triệu m3; hồ Quất Đông có diện tích 11 km2, dung
tích 10,3 triệu m3 (Bảng 2).
Bảng 2. Một số thông số kỹ thuật của 4 hồ lớn ở Quảng Ninh
Thông số kỹ thuật
Diện tích tưới (ha)
T
Tên hồ chứa
Địa điểm
Flv
W
MNC
MDBT
MNDGC
T
Thiết kế Thực tế
(km2) (tr. m3) (m)
(m)
(m)
1 Hồ Bến Châu Xã Bình Khê
24,00
8 19,5
29,6
30,8
1.050
454
2 Hồ Yên Lập
P. Minh Thành 182,6 127,5 11,5
29,5
31,37
5.800 5.500
3 Đầm Hà Động Xã Quảng Lợi
68,5
12,3 47,5
60,7
62,69
3.850 3.850
4 Hồ Tràng Vinh Xã Hải Tiến
70,80
86
15
24,2
25,3
1.800
200
10
4.3.1. Sử dụng đa mục đích vùng ĐNN hồ Yên Lập
- Hồ Yên Lập là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Quảng Ninh do việc chặn dòng sông
Míp và suối Vạn Nho, được đưa vào sử dụng từ năm 1982 với dung lượng nước chứa có thể lên đến
130 triệu mét khối. Công trình đầu mối hồ chứa nước Yên Lập có đập chính là đập đất ngăn sông
cao khoảng 37m. Ngoài ra còn có các đập phụ khác như đập Nghĩa Lộ cao 16m, đập Dân Chủ cao
9m. Hồ có dung tích thiết kế 127,5 triệu m3 vào thời điểm mực nước dâng 29,5m. Hồ Yên Lập có
diện tích khá lớn (182 km2), chiều dài lớn nhất 20 km và chiều rộng lớn nhất khoảng 500m, sâu tối
đa 30m.
- Quản lý và khai thác tốt nguồn nước từ hồ Yên Lập phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp:
Hồ Yên Lập có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho khoảng 10.067 ha đất nông nghiệp, cấp nước
phục vụ các ngành kinh tế khác như nuôi trồng thủy sản, công nghiệp. Ví dụ, chỉ 1 năm sau khi
nước ngọt được dẫn từ hồ Yên Lập về, sản lượng lương thực của huyện Yên Hưng thời đó tăng lên
gấp rưỡi từ 10.730 tấn (năm 1981) lên 16.775 tấn (năm 1983). Và đến nay thì Quảng Yên luôn là
một trong những địa phương dẫn đầu của tỉnh về sản lượng lương thực, năng suất lúa. Điều đáng
nói hơn cả là hiện nay trên diện tích gần 900ha nuôi cá nước ngọt ở TX Quảng Yên thì tới 70% diện
tích sử dụng nước hồ Yên Lập, ngoài ra nhiều diện tích nuôi tôm công nghiệp, nuôi thuỷ sản với
quy mô lớn trên địa bàn cũng đang sử dụng nước từ hồ Yên Lập.
- Cung cấp nguồn nước nước sinh hoạt cho các khu dân cư, điều hoà nguồn nước, giảm xâm nhập
mặn và bảo vệ môi trường sinh thái hạ lưu sông Yên Lập. Hàng năm, hồ Yên Lập cung cấp khoảng
33 triệu m3 nước sinh hoạt và công nghiệp cho TX Quảng Yên, huyện Hoành Bồ, TP Uông Bí, TP
Hạ Long.
- Khai thác tốt các giá trị khí hậu, cảnh quan phục vụ du lịch du lịch và nghỉ dưỡng: Hồ Yên Lập
không chỉ có giá trị to lớn về mặt thủy lợi, thủy sản mà còn hấp dẫn về du lịch. Trong lòng hồ có
khá nhiều đảo nhỏ tạo thành cảnh quan chung cho khách du lịch khi đi tham quan bằng thuyền.
Cụm di tích hồ Yên Lập - chùa Lôi Âm thuộc phường Đại Yên, Tp Hạ Long đã được công nhận là
di tích thắng cảnh cấp Quốc gia, là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Quảng Ninh.
- Một số vấn đề đặt ra cần quản lý đối với hồ Yên Lập: Hiện nay liên quan đến khu vực hồ Yên Lập
đang có 3 đơn vị khai thác than hoạt động là Công ty Than Đồng Vông, Xí nghiệp Than Hoành Bồ
(Công ty Than Uông Bí) và Công ty Thăng Long (Tổng Công ty Đông Bắc). Khu vực sàng tuyển
của đơn vị được thực hiện ngoài trời, không có mái che; các bãi đổ thải cũng chưa được đầu tư đúng
mức, chưa có hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn để lắng lọc trước khi chảy vào các nguồn nước
tiếp nhận. Bởi vậy, vào mùa mưa lũ nước chảy tràn qua bãi sàng tuyển chảy xuống các khe suối,
đồng thời kéo theo than, đất dẫn đến tác động bồi lắng dòng chảy, không chỉ làm ảnh hưởng chất
lượng nước, mà còn gây bồi lắng, giảm công suất chứa của hồ.
Một vấn đề khác của hồ Yên Lập là đang chịu tác động của các hoạt động du lịch, nếu
không quản lý tốt sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm nước hồ do các chất thải từ các hoạt động dịch vụ du
lịch và phương tiện vận tải du lịch trên hồ.
Chú ý quản lý rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước và hạn chế xói mòn đất, nghiên cứu
các giải pháp diệt trừ (hoặc hạn chế sự phát triển xâm lấn của cây mai dương) ở dưới long hồ.
4.3.2. Sử dụng đa mục đích vùng ĐNN hồ Tràng Vinh
- Hồ chứa nước Tràng Vinh được đưa vào sử dụng tháng 12/2005 với hệ thống công trình đầu mối
được xây dựng tại địa phận xã Hải Tiến, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Nguồn nước đến hồ
chứa là dòng chảy của sông Vai Lai. Theo thiết kế, hồ Tràng Vinh có nhiệm vụ cấp nước tưới cho
5.850 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho 50.000 dân. Tuy nhiên, theo khả năng thực tế, với
qui mô đã xây dựng, hồ chứa có thể đáp ứng nhu cầu tưới cho 7.150 ha và cấp nước sinh hoạt cho
50.000 dân ở vùng ven biên giới và Tp. Móng Cái. Đây là công trình đem lại hiệu quả kinh tế cao góp
phần phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới Móng Cái - địa đầu phía Bắc Tổ quốc....
Hồ Tràng Vinh có diện tích lưu vực 70,8 km2, mức nước trung bình 24,2m, mực nước chết
+15m, mực nước trung bình 24,2m và mực nước cao nhất 25,2m. Dung tích tổng của hồ là 75 triệu
m3, dung tích chết là 15 triệu m3và dung tích hữu ích 60 triệu m3.
- Khai thác tốt nguồn tài nguyên nước từ hồ Tràng Vinh cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản.
11
- Khai thác có hiệu quả nguồn nước cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong vùng.
- Kết hợp nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi lồng bè trên hồ
- Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa trên các ưu thế về cảnh quan, khí hậu và địa hình khu
vực.
- Một số vấn đề cần quan tâm trong bảo vệ nguồn nước hồ Tràng Vinh: Bảo vệ rừng đầu nguồn,
chống xói mòn và sạt lở đất ở các đảo hồ.
4.3.3. Sử dụng đa mục đích vùng ĐNN hồ Đầm Hà Động
- Công trình thủy lợi hồ chứa nước Đầm Hà Động nằm trên sông Đầm Hà, được xây dựng tại xã
Quảng Lợi, huyện Đầm Hà được, hoàn thành vào tháng 12/2011. Hồ Đầm Hà Động có diện tích lưu
vực 68,5 km2, cao trình đáy hồ +33,0m; cao trình mực nước chết +47,5m; dung tích chết 2,013 triệu
m3; cao trình mực nước dâng bình thường +60,7m; dung tích hữu ích 12,3 triệu m3; cao trình mực
nước lũ thiết kế +62,69m; cao trình mực nước lũ kiểm tra +63,99m.
- Khai thác tốt nguồn tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện nay hồ Đầm Hà
Động cung cấp nước tưới cho 3.485 ha đất canh tác nông nghiệp. Các sông Tiên Yên và Ba Chẽ
cung cấp nước tưới cho khoảng 6.867ha đất canh tác nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt
khoảng 560 m3/ngày. Theo ước tình, hồ Đầm Hà Động đã góp phần cho huyện Đầm Hà mỗi năm có
sản lượng lương thực tăng thêm 17.000 tấn; thêm 1.000 ha rừng được trồng mới, giúp tăng thêm
550ha nuôi trồng thủy sản với sản lượng gần 4000 tấn.
- Khai thác tài nguyên nước cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 29.000 người, ngăn lũ, điều hòa
khí hậu trong vùng.
- Những vấn đề cần chú ý trong quản lý khai thác hồ Đầm Hà Động: Bảo vệ rừng đầu nguồn, hạn
chế xói mòn và sạt lở đất ở các rừng đầu nguồn.
Tăng cường công tác quản lý. Kiểm soạt lũ lụt trong mùa mưa, phòng chống vỡ đập. Ví dụ
như năm 2014, tại huyện Đầm Hà có mưa lớn kéo dài, nước về hồ chứa nước đầm Hà Động, tràn
qua mặt đê chính và làm vỡ đập phụ. Khu vực bị vỡ tại đập chứa nước đầm Hà Động thuộc xã
Quảng Lợi. Nước tràn vào làm ngập lụt các xã Quảng An, Quảng Lợi, Quảng Lâm, Dực Yên… Tại
thị trấn Đầm Hà, các phố Lý A Coỏng, Chu Văn An nước cũng tràn vào dâng cao khoảng 1m. Gần
5.000 dân của các địa phương này bị nước lũ cô lập.
4.3.4. Sử dụng đa mục đích vùng ĐNN hồ Bến Châu
- Hồ Bến Châu (tên cổ là Hồ Thiên, tên có từ thời vua Trần Nhân Tông) ở xã Bình Khê nằm ở phía
Tây Bắc huyện Đông Triều, là một hồ nước lớn trong các hồ nước của huyện Đông Triều, bao gồm
hồ Trại Nứa, Trại Lốc, Khe Chè ở xã An Sinh. Hồ được xây dựng vào những năm 80 của thế kỷ
trước để tạo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Quản lý tốt nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong vùng, cung cấp nước tưới cho
gần 7.000 ha lúa và hoa màu ở Đông Triều và có vai trò quan trọng trong công tác giữ nước, thủy
lợi của toàn bộ khu vực Bình Khê và các xã lân cận.
- Khai thác cảnh quan khu vực hồ phục vụ du lịch: Hồ Bến Châu có phong cảnh đẹp, nguồn nước
sạch, đập còn lưu giữ di tích mộ cổ của vua Trần, là nơi nằm trong tuyến du lịch: Đền sinh (các mộ
vua Trần), chùa Quỳnh, chùa Hồ Thiên; Yên Tử,... Do vậy, hồ Bến Châu cũng có tiềm năng khai
thác phục vụ cho phát triển kinh tế của địa phương.
- Một số vấn đề cần quan tâm trong công tác bảo vệ hồ Bến Châu: Hiện nay, hồ Bến Châu đang
chịu ảnh hưởng của việc khai thác than của Cty than Mạo Khê, Xí nghiệp khai thác than Hồng Thái
thuộc Cty Than Uông Bí (TKV). Lượng đất đá thải từ các mỏ than đang làm bồi lắng lòng hồ, nước
bị axit hóa và nguy hiểm hơn cả là bị lấp và cắt mất nguồn sinh thủy của các hồ khiến việc điều tiết
nước của phần lớn hồ thủy lợi bị suy giảm đáng kể.
4.4. Xây dựng bản đồ phân bố và quy hoạch sử dụng khu vực 4 hồ lớn
Đề tài đã xây dựng được các bản đồ số và bản đồ giấy về phân bố các loại đất khu vực 4 hồ
lớn ở Quảng Ninh, tỷ lệ 1/10.000. Các bản đồ được xây dựng, bao gồm:
- Bản đồ đồ đất và Bản đồ quy hoạch sử dụng ĐNN lưu vực của hồ Yên Lập.
- Bản đồ đồ đất và Bản đồ quy hoạch sử dụng ĐNN lưu vực của hồ Tràng Vinh.
- Bản đồ đồ đất và Bản đồ quy hoạch sử dụng ĐNN lưu vực của hồ Đầm Hà Động.
- Bản đồ đồ đất và Bản đồ quy hoạch sử dụng ĐNN lưu vực của hồ Bến Châu.
12
5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
Đề tài đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ trong đề cương với kết quả tốt. Từ các kết quả nghiên
cứu cho thấy:
- Hệ thống ĐNN nội địa ở Quảng Ninh là khá đa dạng và phong phú. Đây là nguồn sinh kế cơ bản
của hầu hết các cộng đồng dân cư nông nghiệp nông thôn ở Quảng Ninh. Các HST ĐNN nội địa ở
Quảng Ninh có sự đa dạng sinh học cao, có vai trò to lớn trong việc điều tiết lũ lụt, cung cấp nước
cho các ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp cũng như cấp nước sinh hoạt cho các khu dân
cư tập trung ở Quảng Ninh.
- Tiềm năng khai thác các giá trị dịch vụ HST ĐNN nội địa ở Quang Ninh là rất lớn. Chúng không
chỉ cung cấp nguồn nước, đất cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, điều hòa khí
hậu,… và phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng.
- Tuy nhiên do điệu kiện địa hình chia cắt, các vùng ĐNN nội địa thường có quy mô diện tích nhỏ.
Do vậy việc khai thác, sử dụng tài nguyên ĐNN cũng như bảo vệ chúng cần phải gắn liền với
từng cộng đồng dân cư địa phương. Cần có các giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng cho sự phát
triển bền vững các vùng ĐNN nội địa.
- Hiện nay, nhiều vùng ĐNN nội địa đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do tác động
của quá trình khai thác sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên ĐNN, khai thác khoáng sản và
các tác động xả thải gây ô nhiễm môi trường. Do vậy cần có các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm các
vùng ĐNN nội địa; làm tốt công tác quản lý, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về giá
trị các vùng ĐNN nội địa cho sự phát triển bền vững ở địa phương.
- Đề tài đã đề xuất các hướng khai thác sử dụng đa mục đích một số vùng ĐNN của 4 hồ lớn ở
Quảng Ninh; bao gồm: Hồ Yên Lập, hồ Tràng Vinh, hồ Đầm Hà Động và hồ Bến Châu.
- Xây dựng các bản đồ khu vực 4 hồ lớn: Yên Lập, Tràng Vinh, Đầm Hà Động và hồ Bến Châu.
6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Tóm tắt tiềng Việt:
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển với các hệ sinh thái ĐNN rất đa dạng và phong phú, với
nhiều sông ngòi, hồ ao và các dạng đất ngập nước khác. Với sự đa dạng và tính chất phức tạp cùng
các giá trị vốn có của nó nên các vùng đất ngập nước được xem là nguồn sinh kế chủ yếu của phần
lớn người dân Quảng Ninh, và đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy
nhiên do quá trình khai thác và sử dụng không hợp lý đã làm cho nhiều vùng đất ngập nước đang bị
suy thoái nghiêm trọng. Cho đến nay, những nghiên cứu về ĐNN ở Quảng Ninh còn chưa nhiều, lại
chủ yếu tập trung vào ĐNN ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn. Do vậy nghiên cứu về ĐNN nội
địa ở Quảng Ninh được đặt ra như một yêu cầu cấp bách, nhằm có các giải pháp quản lý và sử dụng
hợp bền vững theo hướng sử dụng đa mục đích và bảo vệ môi trường.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đa lợi ích sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập
nước nội địa ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh” nhằm đánh giá thực trạng về các vùng đất ngập nước nội
địa ở tỉnh Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp phục vụ công tác quản lý và sử dụng bền vững các
vùng đất ngập nước quan trọng này ở Quảng Ninh.
Kết quả nghiên cứu đề tài đã cho thấy Hệ thống ĐNN nội địa ở Quảng Ninh là khá đa dạng
và phong phú. Đây là nguồn sinh kế cơ bản của hầu hết các cộng đồng dân cư nông nghiệp nông
thôn ở Quảng Ninh. Các HST ĐNN nội địa ở Quảng Ninh có sự đa dạng sinh học cao, có vai trò to
lớn trong việc điều tiết lũ lụt, cung cấp nước cho các ngành sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
cũng như cấp nước sinh hoạt cho các khu dân cư tập trung ở Quảng Ninh. Tiềm năng khai thác các
giá trị dịch vụ HST ĐNN nội địa ở Quang Ninh là rất lớn. Chúng không chỉ cung cấp nguồn nước,
đất cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, điều hòa khí hậu,… và phục vụ du lịch, nghỉ
dưỡng.
Tuy nhiên do điệu kiện địa hình chia cắt, các vùng ĐNN nội địa thường không tập trung với
quy mô không lớn. Do vậy việc khai thác, sử dụng tài nguyên ĐNN cũng như bảo vệ chúng cần
13
phải gắn liền với từng cộng đồng dân cư địa phương. Cần có các giải pháp bảo vệ dựa vào cộng
đồng cho sự phát triển bền vững các vùng ĐNN nội địa.
Hiện nay, nhiều vùng ĐNN nội địa đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do tác
động của quá trình khai thác sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên ĐNN, khai thác khoáng
sản và các tác động xả thải gây ô nhiễm môi trường. Do vậy cần có các giải pháp ngăn ngừa ô
nhiễm các vùng ĐNN nội địa; làm tốt công tác quản lý, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng
về giá trì các vùng ĐNN nội địa cho sự phát triển bền vững.
Đề tài đã xây dựng 4 bản đồ đất, 4 bản đồ quy hoạch sử dụng đất và 1 bản đồ phân bố các
lưu vực phục vụ công tác quy hoạch; và đề xuất các giải pháp sử dụng đa mục đích các vùng ĐNN
của 4 hồ lớn ở Quảng Ninh, bao gồm: Hồ Yên Lập, hồ Tràng Vinh, hồ Đầm Hà Động và hồ Bến
Châu.
Tóm tắt tiếng Anh:
To study multi-benefit solutions for sustainable use of inland wetland resources
in Western Quang Ninh province
Quang Ninh is a coastal province with rich and diverse of wetland ecosystems. There are
complex systems of rivers, lakes and other wetland types. The values of inland wetlands should be
considered a major source of livelihood of the majority of the people of Quang Ninh, and the
important contribution of economic development provincial society. However, due to the
exploitation and unreasonable use made many wetland areas are seriously degraded. So far, current
research is still lacking on the inland wetlands. Some studies on wetland in Quang Ninh, mainly
focused on coastal wetlands, especially mangroves. Thus the study of inland wetland is in place as
an urgent requirement, to have management solutions for sustainable and rational use towards
multi-purpose use and environmental protection. Project "Study and propose solutions to multiple
benefits for sustainable use of inland wetland resources in the western of Quang Ninh province" to
evaluate the status of inland wetlands and solutions for management and sustainable use of inland
wetlands is important in Quang Ninh.
The study results showed that inland wetland systems in Quang Ninh are diverse and
plentiful. This is the basic source of livelihood of most of the agricultural community in Quang
Ninh. Inland wetland ecosystems in Quang Ninh have a high biological diversity, a large role in
regulating floods, supply water for agricultural production and industry as well as sources of water
supply for population in Quang Ninh. The potential exploitation of ecosystem services of inland
wetlands in Quang Ninh is great. They not only provide water, land for agricultural production and
aquaculture, climate control and also for tourism.
However, due to topographic conditions divided, inland wetland areas often do not focus
with large scales. Therefore the exploitation and use of natural resources as well as protect inland
wetlands should be measures for community-based sustainable development.
Currently, inland wetland areas are being reduced in both quantity and quality due to the
extraction and unreasonable use of wetland resources, mining processes and the pollutant discharge
that cause impact environmental contamination. Therefore, the solution needed to prevent pollution
of inland wetland areas; as well the management, communication, enhancing public awareness of
inland wetland values for sustainable development.
The project results was building the maps of soil and land use, and watershed areas to serve
the planning and direction of operators propose to multi-purpose use of wetland area of 4 lakes,
including: Yen Lap lake, Trang Vinh lake, Dam Ha Dong lake and Ben Chau lake.
14
PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Kết quả nghiên cứu
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
TT
Tên sản phẩm
Đăng ký
Đạt được
1 Hiện trạng (Tổng quan đa dạng Các số liệu về hiện trạng hệ sinh thái đất
Đạt
sinh học, diện tích phần đất ngập ngập nước, bao gồm tổng quan về đa dạng
nước, đặc trưng sinh kế;…) vùng sinh học, đặc điểm phân bố đất ngập nước
đất ngập nước nội địa phía Tây tỉnh và sinh kế của cộng đồng dân cư liên quan
Quảng Ninh
đến các vùng đất ngập nước nội địa phía
Tây tỉnh Quảng Ninh
2 Giải pháp sử dụng hợp lý hệ thống Cơ sở khoa học, thực tiễn và các giải pháp
Đạt
các hồ theo mô hình
sử dụng hợp lý đất ngập ở 4 hồ lớn theo
các mô hình cụ thể.
3 Bản đồ về phân bố các loại đất Bản đồ số 1/10.000 và bản đồ giấy theo
Đạt
ngập nước nội địa ở phía Tây quy chuẩn có khả năng tra cứu tham khảo
Quảng Ninh, tỷ lệ 1/10.000 (bản trong quản lý và sử dụng đất ngập nước
giấy và bản số theo quy chuẩn).
cho 4 hồ lớn.
4 Bản đồ về quy hoạch sử dụng đất Bản đồ số (1/10.000) và bản đồ giấy theo
Đạt
ngập nước nội địa phía Tây Quảng quy chuẩn có khả năng tra cứu tham khảo
Ninh, tỷ lệ 1/10.000 (bản giấy và trong quản lý và sử dụng đất ngập nước ở 4
bản số theo quy chuẩn).
hồ lớn.
3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả
Tình trạng
Ghi địa chỉ
Đánh
(Đã in/ chấp nhận in/ đã nộp và cảm ơn sự
giá
đơn/ đã được chấp nhận đơn tài trợ của
Sản phẩm
chung
TT
hợp lệ/ đã được cấp giấy xác ĐHQGHN
(Đạt,
nhận SHTT/ xác nhận sử
không
đúng quy
dụng sản phẩm)
đạt)
định
1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus
1.1 Nguyen Xuan Cu, The role and Đã in
Đề tài
Đạt
ecosystem services of wetlands in
QG.15.07
Quang Ninh province, Vietnam,
CIENCIA E TECNICA. VITIVINICOLA -A
SCIENCE
AND
TECHNOLOGY
JOURNAL (ISSN: 0254-0223), Vol. 31
(n. 10, 2016), SCIE, pp 38-45
2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản
2.1 Không
3 Đăng ký sở hữu trí tuệ
3.1 Không
4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus
4.1 Không
5 Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành
quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
Nguyễn Xuân Cự, Hà Sao Linh, Phân Đã in
Đề tài
tích và đánh giá tiềm năng khai thác
QG.15.07
các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước
nội địa ở Quảng Ninh, Tạp chí Khoa
học, Đại học Quốc gia Hà nội – Các
Khoa học Trái đất và Môi trường,
ISSN 0866-8612, Tập 32, No.1S,
15
Đạt
2016, tr. 59-65
6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng
6.1 Không
7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng
dụng KH&CN
7.1 Không
Ghi chú:
- Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự
công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>
- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp nhận nếu
có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định.
- Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo cáo.
Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất
bản.
3.3. Kết quả đào tạo
TT
Họ và tên
Nghiên cứu sinh
1 Không
Học viên cao học
1 Vũ Thanh Nga
Thời gian và kinh phí
tham gia đề tài
(số tháng/số tiền)
Công trình công bố liên quan
(Sản phẩm KHCN, luận án,
luận văn)
2015-2016
Nghiên cứu ứng dụng GIS trong
việc lập bản đồ các vùng đất ngập
nước nội địa ở tỉnh Quảng Ninh
Đã bảo vệ
Đã bảo vệ
Ghi chú:
- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận
nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;
- Cột công trình công bố ghi như mục III.1.
PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
TT
Sản phẩm
1
Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống
ISI/Scopus
Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản
Đăng ký sở hữu trí tuệ
Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus
Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí
khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong
kỷ yếu hội nghị quốc tế
Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn
vị sử dụng
Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính
sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN
Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS
Đào tạo thạc sĩ
2
3
4
5
6
7
8
9
16
Số
lượng
đăng ký
1
Số lượng
đã hoàn
thành
1
0
0
0
0
0
1
0
0
0
0
0
1
0
1
PHẦN V. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ
TT
A
1
2
3
4
5
6
7
8
B
1
2
Nội dung chi
Chi phí trực tiếp
Thuê khoán chuyên môn
Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..
Thiết bị, dụng cụ
Công tác phí
Dịch vụ thuê ngoài
Hội nghị, Hội thảo, kiểm tra tiến độ, nghiệm thu
In ấn, Văn phòng phẩm
Chi phí khác
Chi phí gián tiếp
Quản lý phí
Chi phí điện, nước
Tổng số
Kinh phí
được duyệt
(triệu đồng)
Kinh phí
thực hiện
(triệu đồng)
204,8
0
0
29,8
0
26,2
3,2
0
0
24,0
12,0
300,0
204,8
0
0
29,8
0
26,2
3,2
0
0
24,0
12,0
300,0
Ghi
chú
PHẦN V. KIẾN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tổ chức thực
hiện ở các cấp)
Kết quả có thể sử dụng làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, bảo vệ và sử dụng ĐNN ở Quảng
Ninh. Tuy nhiên, đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên về các vùng ĐNN nội địa ở Quảng Ninh; do
vậy cần có các nghiên cứu chi tiết hơn cho từng vùng ĐNN cụ thể.
PHẦN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)
1. Báo cáo Hiện trạng vùng đất ngập nước nội địa phía Tây tỉnh Quảng Ninh
2. Báo cáo Giải pháp sử dụng hợp lý hệ thống các hồ theo mô hình
3. Báo cáo thuyết minh về xây dựng Bản đồ về phân bố và Bản đồ về quy hoạch sử dụng đất
ngập nước nội địa phía Tây Quảng Ninh
4. Các minh chứng kết quả công bố và đào tạo
5. Một số hình ảnh nghiên cứu thực địa của đề tài
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2017
Đơn vị chủ trì đề tài
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)
Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)
PGS.TS. Nguyễn Xuân Cự
17
Phụ lục 1.
Hiện trạng các vùng đất ngập nước nội
địa phía Tây tỉnh Quảng Ninh
1
MỤC LỤC
1. Mở đầu ................................................................................................................... 3
2. Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu ................................................. 3
2.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 4
2.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
3. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................ 5
3.1. Đặc điểm các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh............................... 5
3.1.1. Hệ thống sông ngòi và hồ ao ở Quảng Ninh ............................................ 5
3.1.2. Phân bố lưu vực các vùng ĐNN nội địa ở Quảng Ninh ........................... 7
3.2. Tổng quan về đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh .................................. 11
3.2.1. Khái quát về tính đa dạng thành phần loài ............................................ 11
3.2.2. Các loài nguy cấp trong hệ động thực vật ở Quảng Ninh ...................... 13
3.2.3. Đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh ........ 18
3.3. Những tồ n ta ̣i và thách thức với bảo tồ n đa da ̣ng sinh ho ̣c ở Quảng Ninh ... 25
3.3.1. Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học ........................................ 25
3.3.2. Những tồ n tại và thách thức trong quản lý , bảo tồn đa dạng sinh học
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................... 26
3.4. Phân tích và đánh giá các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước nội địa ở
Quảng Ninh .......................................................................................................... 29
3.4.1. Dịch vụ cung cấp .................................................................................... 29
3.4.2. Dịch vụ điều tiết ...................................................................................... 31
3.4.3. Dịch vụ hỗ trợ ......................................................................................... 32
3.4.4. Dịch vụ văn hóa ...................................................................................... 33
3.5. Vai trò của ĐNN nội địa với sinh kế của người dân ..................................... 34
Nhận xét chung ........................................................................................................ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 38
2
1. Mở đầu
Trên thế giới, đất ngập nước là hệ sinh thái rất đa dạng phong phú cung cấp
tài nguyên thiên nhiên và có chức năng quan trọng điều hòa môi trường, cung cấp
các dịch vụ văn hóa du lịch cũng như nhiều lợi ích phi vật chất khác. Với diện tích
vào khoảng 7-9 triệu km2, chiếm khoảng 4-6% bề mặt đất, đất ngập nước có vai trò
rất quan trọng đối với đời sống nhân loại, bao gồm khoảng 45% giá trị tự nhiên của
các hệ sinh thái (Mitsch và Gosselink, 2000; Costanza et al., 1997) . Ở Việt Nam,
các vùng đất ngập nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân và sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, với diện tích khoảng 10 triệu ha, phân bố
trên tất cả 8 vùng sinh thái. Trong đó hai vùng là đồng bằng sông Cửu Long và
sông Hồng có diện tích ĐNN lớn nhất (Đặng Huy Huỳnh và Nguyễn Minh Đức,
2012).
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển với các hệ sinh thái ĐNN rất đa dạng và
phong phú. Đây là nguồn sinh kế chủ yếu của phần lớn người dân Quảng Ninh, đặc
biệt là các cộng đồng dân cư nông thôn. Quảng Ninh không có hệ thống sông lớn,
nhưng nhiều sông nhỏ và dòng chảy phức tạp. Với hệ thống sông, hồ dày đặc và
đường bờ biển kéo dài, các hệ sinh thái ĐNN Quảng Ninh đóng góp quan trọng
trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Một số sông chính ở Quảng Ninh bao
gồm: Sông Đá Bạc, sông Ka Long (còn gọi là sông Bắc Luân), sông Tiên Yên, sông
Ba Chẽ. Ngoài ra Quảng Ninh còn có nhiều sông nhỏ chiều dài các sông từ 13 - 15
km, diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, như sông Tràng Vinh (sông Tín
Coóng), sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông Tài Chi, sông Đồng Cái Xương, sông Hà
Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương, sông Diễn Vọng, sông Mằn, Sông Trới
và Sông Míp.
Quảng Ninh cũng có nhiều hồ ao với diện tích khá lớn có vai trò quan trọng
cung cấp nước cho sản xuất và đời sống dân sinh, như hồ Bến Châu, hồ Đồng Ho,
hồ Yên Lập, hồ Tràng Vinh, hồ Cao Vân, hồ Đầm Hà Động phân bố rải rác khắp
các vùng trong tỉnh. Bên cạnh hệ thống sông ngòi, hồ ao, Quảng Ninh cũng có diện
tích đất ngập nước đáng kể được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp với diện tích
445.226 ha, trong đó chủ yếu là đất sản xuất lúa nước.
Với sự đa dạng và tính chất phức tạp của các loại đất ngập nước cùng các
giá trị vốn có của nó, đặc biệt là sự đa dạng sinh học. Do vậy nghiên cứu về ĐDSH
ĐNN nội địa ở Quảng Ninh có ý nghĩa quan trọng trong quản lý sử dụng hợp bền
vững theo hướng sử dụng đa mục đích và bảo vệ môi trường.
2. Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan chung về đa dạng sinh học ĐNN nội địa ở Quảng Ninh.
- Điều tra khảo sát và đánh giá về các giá trị dịch vụ hệ sinh thái ĐNN nội địa và
vai trò của chúng đối với sinh kế của người dân.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các vùng đất ngập nước nội địa trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh, chủ yếu phân bố ở phía Tây trục Quốc lộ 18, không đề
cập các vùng đất ngập nước ven biển và hải đảo. Các vùng đất ngập nước được
nghiên cứu bao gồm: Các vùng đất ngập nước thường xuyên có dòng chảy (sông
ngòi), các vùng đất ngập nước thường xuyên không có dòng chảy (hồ đầm) và các
vùng đất ngập nước không thường xuyên sử dụng cho nông nghiệp (đất chuyên lúa
nước).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý các tài liệu thứ cấp: Thu thập, xử lý,
phân tích tư liệu, tài liệu, số liệu thống kê đã có từ các công trình nghiên cứu đã
công bố; sách, tài liệu, số liệu thống kê của các cơ quan trung ương và địa phương
có liên quan đến nghiên cứu của đề tài.
- Điều tra thực địa tại cộng đồng và các cơ quan liên quan theo bảng câu hỏi và
phỏng vấn trực tiếp theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA). Các hộ
gia đình điều tra (60 hộ) được lựa chọn ngẫu nhiên trong các hộ dân sống xung
quanh vùng đất ngập nước quan trọng thuộc 4 huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh,
bao gồm huyện Đông Triều, thành phố Hạ Long và huyện Đầm Hà và thành phố
Móng Cái. Nội dung thông tin thu thập tập trung vào các vấn đề liên quan đến vai
trò của các vùng đất ngập nước, các nguồn tài nguyên do đất ngập nước mang lại,
các hoạt động sinh kế liên quan đến các vùng đất ngập nước, các vấn đề về khái
thác và bảo vệ các vùng đất ngập nước ở từng địa phương.
- Phương pháp đánh giá dịch vụ hệ sinh thái:
Dựa trên việc đánh giá dịch vụ HST được đưa ra trong tài liệu Đánh giá thiên
niên kỷ hệ sinh thái MA (Millennium Ecosystem Assessment, 2005); bao gồm:
Dịch vụ cung cấp (thực phẩm, nước, nguyên nhiên liệu,…), Dịch vụ điều tiết (Khí
hậu, lũ lụt, lọc nước,… ), Dịch vụ hỗ trợ (vòng tuần hoàn dinh dưỡng, hình thành
đất, năng suất sơ cấp,…), Dịch vụ văn hóa (nghỉ dưỡng, giải trí, du lịch, giáo
dục,…). Khung đánh giá thiên niên kỷ hệ sinh thái thừa nhận rằng con người là bộ
phận không tách rời của hệ sinh thái và có sự tương tác động giữa họ và các hợp
phần khác nhau của hệ sinh thái. Sự liên kết giữa các dịch vụ HST và sinh kế của
con người được mô tả ở hình 1.
4
Phúc lợi và giảm đói nghèo
- Sinh kế
- Quan hệ xã hội
- An ninh xã hội
- Sự tự do lựa chọn và hành động
Các dịch
vụ hệ sinh
thái
Động lực tác động gián tiếp
- Dân số
- Kinh tế (thị trường và khuôn khổ chính sách)
- Chính trị xã hội (quản trị và khuôn khổ thể chế)
- Khoa học và công nghệ
‾ - Văn hóa và tín ngưỡng
Động lực tác động trực tiếp
- Biến động sử dụng đất
- Đa dạng sinh học
- Sử dụng công nghệ
- Các tác động đầu vào (ví dụ như tưới tiêu)
- Khai thác và sử dụng tài nguyên
- Biến đổi khí hậu
Hình 1. Khung liên kết các dịch vụ hệ sinh thái và sinh kế của con người
(MA, 2005)
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đặc điểm các vùng đất ngập nước nội địa ở Quảng Ninh
3.1.1. Hệ thống sông ngòi và hồ ao ở Quảng Ninh
Tỉnh Quảng Ninh có mạng sông suối khá dày đặc với mật độ trung bình 1,01,9km/km2, có nơi đến 2,4km/km2. Hầu hết các sông suối ở đây thường ngắn và
dốc, tốc độ dòng chảy lớn, khả năng bào mòn và xâm thực mạnh. Nhìn chung các
sông trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều bắt nguồn từ vùng núi cao, hướng chủ đạo
là Đông Bắc - Tây Nam và Bắc - Nam. Lưu lượng các sông thay đổi lớn theo mùa,
phần hạ lưu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thủy triều và nhiễm mặn. Theo thống kê
toàn tỉnh có đến 30 sông, suối có chiều dài trên 10km, diện tích lưu vực thông
thường không quá 300km2.
Trên địa bàn tỉnh có 4 con sông lớn là sông Đá Bạc (đoạn hạ lưu của hệ
thống sông Thái Bình); sông Ka Long; sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông
hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh, các nhánh phần nhiều vuông góc với sông
chính. Đại bộ phận sông có dạng xòe hình cánh quạt, trừ sông Ba Chẽ, sông Tiên
Yên có dạng lông chim. Nước ngập mặn xâm nhập vào vùng cửa sông khá xa. Lớp
thực vật che phủ chiếm tỷ lệ thấp ở các lưu vực nên thường hay bị xói lở, bào mòn
và rửa trôi làm tăng lượng phù sa và đất đá trôi xuống khi có lũ lớn do vậy nhiều
nơi sông suối bị bồi lấp rất nhanh, nhất là ở những vùng có các hoạt động khai
khoáng như ở đoạn suối Vàng Danh, sông Mông Dương.
Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất
khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng
mùa hạ lại có lưu lượng rất dồi dào, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô
5
có thể xuống thấp tới 1,45 m3/s; mùa mưa lại có thể lên tới 1.500m3/s; chênh nhau
khoảng 1.000 lần.
Một số sông, hồ có tầm quan trọng trong việc cung cấp nước trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh bao gồm:
Sông Đá Bạc (đoạn hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình) và các phụ lưu
Sông Đá Bạc nằm trong hệ thống sông Thái Bình, là đoạn hạ lưu của sông Kinh
Thầy. Phía cuối sông Đá Bạc chia thành sông Bạch Đằng, sông Chanh và sông Rút
trước khi đổ ra biển. Sông Đá Bạc đoạn chảy qua địa phận tỉnh Quảng Ninh từ
Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên có chiều dài khoảng 60km.
Các phụ lưu của sông Đá Bạc nằm trên địa bàn của tỉnh đều bắt nguồn từ Nam dãy
Yên Tử ở độ cao 500 - 700m. Một số phụ lưu quan trọng của sông Đá Bạc đang
được dùng làm nguồn nước thô cấp cho một số nhà máy xử lý nước, như sông
Trung Lương (sông Cầm), sông Vàng Danh. Diện tích lưu vực các phụ lưu này
thường nhỏ khi có lũ thì thường lên nhanh và rút chậm do cửa thoát nước nhỏ.
Đoạn sông từ Uông Bí ra biển cửa sông mở rộng hơn, thoát nước thuận lợi nên
nước lũ rút nhanh hơn.
Sông Ka Long
Sông Ka Long (còn gọi là sông Bắc Luân) bắt nguồn từ khu vực Thập Vạn Đại Sơn
của Trung Quốc, chảy dọc biên giới Việt - Trung theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
rồi đổ ra vịnh Bắc bộ tại cửa Bắc Luân địa phận TP. Móng Cái. Diện tích lưu vực
toàn sông là 773 km2 trên địa phận Quảng Ninh là 99 km2. Sông Ka Long có 5 phụ
lưu là Ka Long, Bắc Luân, Lục Lầm, Vạn Ninh và Xuân Ninh. Sông Ka Long có
tổng chiều dài 109 km, trong đó đoạn tạo thành biên giới Việt - Trung là 60 km.
Thượng lưu sông nhỏ, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, phía hạ lưu sông rộng và nhiều
cửa sông nên thoát lũ nhanh ít gây úng lụt.
Sông Tiên Yên
Sông Tiên Yên bắt nguồn từ vùng núi Nam Châu Lãnh ở độ cao 1.506m, khu
thượng nguồn chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ Co Linh tới cửa sông chảy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra vùng Tiên Yên tại cửa Mô, chiều dài 82
km, diện tích lưu vực 1.070 km2. Tổng số lưu vực các cấp có độ dài từ 10 km trở
lên có 14 sông suối, trong đó co 12 sông suối có diện tích lưu vực 100 km2. Lưu
vực sông Tiên Yên có dạng hình tam giác, thủy lưu rộng, hạ lưu thu hẹp lại nên độ
dốc lưu vực lớn, lũ thường xẩy ra nhanh và do ảnh hưởng của thủy triều như vùng
thị trấn Tiên Yên đến khu Mũi Chùa thường xẩy ra lũ lớn.
Sông Ba Chẽ
Ba Chẽ là một sông lớn của tỉnh Quảng Ninh. Sông Bắt nguồn từ vùng núi Am Váp
6
trên đất Hoành Bồ, diện tích lưu vực 978 km2 với chiều dài sông chính 78,5 km,
chạy quanh co, uốn khúc và đổ ra vịnh Bắc Bộ.
Sông Ba Chẽ có 11 nhánh cấp 1, phân hóa khá đều. Mật độ lưới sông là 1,1 km/km2
lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh, độ dốc lưu vực nhỏ, thượng nguồn ít mưa nên tác
hại của lũ phía thượng lưu không lớn. Từ thị trấn Ba Chẽ ra biển lòng sông rộng
dần. Cửa sông Ba Chẽ gặp cửa sông Tiên Yên ở phía Bắc, cửa sông Voi Lớn ở phía
Nam.
Hệ thống các sông nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh có 11 sông nhỏ chiều dài các sông từ 13 - 15 km, diện tích lưu vực
thường nhỏ hơn 300 km2, chúng phân bố theo dọc bờ biển theo thứ tự từ bắc xuống
nam gồm: Sông Tràng Vinh (sông Tín Coóng); sông Hà Cối, sông Đầm Hà, sông
Tài Chi, sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, Đồng Mỏ, Mông Dương, Diễn
Vọng, sông Mằn, Sông Trới và Sông Míp.
Các sông này đều bắt nguồn từ phía sườn đón gió biển và cánh cung Đông Triều Móng Cái ở độ cao 500m đổ ra vịnh Bắc Bộ theo hướng vuông góc với bờ biển.
Phía thượng lưu có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, trắc diện hẹp không có trung lưu
độ dài sông ngắn, nơi cửa sông thường mở rộng dưới dạng vịnh cửa sông. Hầu hết
các sông đều nằm trong vùng mưa lớn trên 2.000mm nên hay hình thành lũ thất
thường, lũ lên nhanh và xuống cũng nhanh. Thủy triều và độ mặn xâm thực vào cửa
sông ngắn, thường bị chặn ở các chân đập hoặc hạ lưu các công trình vượt ngầm
qua sông.
Hệ thống các hồ đập lớn ở Quảng Ninh
Hệ thông các hồ đập ở Quảng Ninh cũng rất phong phú với khoảng 123 hồ đập
khác nhau. Tromg đó 14 hồ nước đã được tỉnh quy hoạch là các hồ nước lớn (Bảng
1). Một số hồ đập chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Hồ Yên Lập có
diện tích lưu vực 182,6 km2, dung tích 127,5 triệu m3; hồ Cao Vân có diện tích lưu
vực 46,5 km2, dung tích 12,56 triệu m3; hồ Tràng Vinh có diện tích lưu vực 70,8
km2, dung tích 75 triệu m3; hồ Quất Đông có diện tích lưu vực 11 km2, dung tích
10,3 triệu m3.
3.1.2. Phân bố lưu vực các vùng ĐNN nội địa ở Quảng Ninh
Phân vùng, phân khu là cơ sở quan trọng và quyết định cho việc đánh giá
khả năng cấp nước hiện tại của hệ thống công trình, đồng thời để xây dựng các sơ
đồ nghiên cứu tính toán cấp nước phù hợp với hiện tại và tương lai, đây cũng là cơ
sở để xây dựng các phương án quy hoạch phát triển nguồn nước theo các lĩnh vực;
làm cơ sở quyết định đúng cho đầu tư, nâng cấp, bổ sung mới theo các bước đi
7