Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số điều kiện kinh tế xã hội tại các xã vùng lõi thuộc vườn quốc gia hoàng liên, sa pa, lào cai và đề xuất các giải pháp ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

DOÃN THỊ HƢƠNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CÁC XÃ
VÙNG LÕI THUỘC VƢỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, SAPA, LÀO CAI
VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

DOÃN THỊ HƢƠNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CÁC XÃ
VÙNG LÕI THUỘC VƢỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, SAPA, LÀO CAI
VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Trọng Hiệu


HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc
nghiên cứu dƣới sự hƣớng dẫn của GS. TS Nguyễn Trọng Hiệu, không sao chép
của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tin đăng tải
trên các ấn phẩm, tạp chí và các website đều đƣợc trích dẫn đầy đủ, các số liệu
sử dụng đều là các số liệu điều tra chính thống.
Tác giá luận văn

Doãn Thị Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc bản luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, học viên đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý
báu của các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp. Nhân dịp này cho học viên bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hƣớng dẫn khoa học - GS.TS Nguyễn Trọng
Hiệu và các thầy giáo, cô giáo Khoa các Khoa học liên ngành – Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ học viên trong cả quá trình nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn.
Học viên xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và cán bộ, công chức, viên
chức của Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên
trong việc điều tra, nghiên cứu, thu thập số liệu tại hiện trƣờng và kế thừa các số
liệu sẵn có để hoàn thành tốt luận văn.
Sau cùng học viên xin cảm ơn các anh, chị, bạn bè lớp Biến đổi khí hậu Khóa
4 – Khoa các Khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã

giúp đỡ, cổ vũ, động viên học viên thực hiện luận văn này.
Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản
luận văn này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Học viên rất mong
nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2018
Tác giả luận văn

Doãn Thị Hương

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .........................................................vi
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................................ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TÁC ĐỘNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ...................................................................................................... 5
1.1. Biến đổi khí hậu và tác động của Biến đổi khí hậu trên Thế giới.................. 5
1.2. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam .................. 11
1.3. Nhận xét cuối chƣơng .................................................................................. 19
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU.......21
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 21
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên ............................................ 21
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên ....................................... 26

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 27
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu và khảo sát thực địa............................................... 27
2.2.2. Phƣơng pháp tính toán các đặc trƣng biến đổi khí hậu ........................................ 28
2.2.3. Phƣơng pháp chuyên gia ........................................................................................ 30
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích, đúc kết các kết quả điều tra phỏng vấn ........................ 30
2.2.5. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát, đánh giá ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu ....... 31
2.3 Số liệu sử dụng .............................................................................................. 35
2.3.1. Số liệu khí tƣợng ..................................................................................................... 35
2.3.2. Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................................... 35
2.3.3. Số liệu điều tra phỏng vấn ...................................................................................... 35
2.3.4. Số liệu thiên tai ........................................................................................................ 35
CHƢƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ..37
iii


3.1. Tác động của Biến đổi khí hậu đến các điều kiện khí hậu Vƣờn Quốc gia
Hoàng Liên .......................................................................................................... 37
3.1.1. Tác động của Biến đổi khí hậu đến điều kiện nhiệt độ......................................... 37
3.1.2. Tác động của Biến đổi khí hậu đến điều kiện mƣa............................................... 39
3.1.3. Tác động của Biến đổi khí hậu đến điều kiện bốc hơi.......................................... 42
3.1.4. Tác động của Biến đổi khí hậu đến điều kiện ẩm ................................................. 43
3.1.5. Tác động của Biến đổi khí hậu đến điều kiện nắng .............................................. 45
3.2. Thiên tai và những thiệt hại do thiên tai gây ra ở huyện Sa Pa trong
một số năm gần đây ........................................................................................... 46
3.2.1. Diễn biến thiên tai trong một số năm gần đây .................................... 46
3.3. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến các nhóm cây nông nghiệp và cây
lâm nghiệp .......................................................................................................... 49
3.3.1. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến nhóm cây dƣợc liệu.................................. 49
3.3.2. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến nhóm cây lấy gỗ ....................................... 50
3.3.3. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến nhóm cây làm rau ..................................... 51

3.3.4. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến nhóm cây ăn quả ...................................... 52
3.3.5. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến nhóm cây tinh dầu .................................... 53
3.3.6. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến nhóm cây Tanin........................................ 54
3.3.7. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến nhóm cây lấy củ ....................................... 55
3.3.8. So sánh ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến các nhóm cây nông nghiệp và cây
lâm nghiệp ......................................................................................................................... 56
3.4. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến một số điều kiện Kinh tế - Xã hội .... 57
3.4.1. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa trên các xã vùng lõi ............. 57
3.4.2. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậuđến sản xuất ngô trên các xã vùng lõi ............. 57
3.4.3. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến trồng cây dƣợc liệu trên các xã vùng lõi. 58
3.4.4. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến khai thác lâm sản ngoài gỗ trên các xã
vùng lõi .............................................................................................................................. 59
3.4.5. Ảnh hƣởng củaBiến đổi khí hậu đến mức sống trên các xã vùng lõi.................. 59
3.4.6. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng trên các xã vùng lõi .. 60
3.4.7. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến trƣờng học trên các xã vùng lõi ............... 61
iv


3.4.8. Ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến đƣờng sá đi lại trên các xã vùng lõi......... 61
3.4.9. So sánh mức độ ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến các nhóm hoạt động kinh
tế - xã hội trên vùng lõi thuộc Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên .......................................... 62
3.5. Đề xuất các giải pháp ứng phó với Biến đổi khí hậu ................................... 63
3.5.1. Nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng trong hoạt động ứng phó với Biến
đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học . ........................................................................ 63
3.5.2. Tích cực bảo vệ và phát triễn các rừng cây Pơ Mu và các loài cây lấy
gỗ quý hiếm ..................................................................................................................... 63
3.5.3. Tích cực phát triển cây dƣợc liệu, cây làm rau và bảo vệ cây lấy củ .................. 64
3.5.4. Tích cực phát triển du lịch sinh thái núi cao kết hợp phát triển cây ăn quả, cây
tinh dầu, cây hoa................................................................................................................ 64
3.5.5. Tích cực phòng cháy chữa cháy rừng hiệu quả .................................................... 65

3.6. Nhận xét cuối chƣơng .................................................................................. 65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................70
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

ĐAH

Điểm ảnh hƣởng

ĐDSH

Đa dạng sinh học

IPCC

Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel
on Climate Change)


KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KNK

Khí nhà kính

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

RCP
VQG

Đƣờng nồng độ khí nhà kính tiêu biểu (ký hiệu phát thải khí nhà kính)
(Representative Concentration Pathways)
Vƣờn Quốc gia

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình, độ lệch tiêu chuẩn và biến suất của nhiệt độ trung
bình tháng và năm tại trạm Sa Pa ....................................................................................37
Bảng 3.2. Trị số trung bình, độ lệch tiêu chuẩn và biến suất của lƣợng mƣa và số
ngày mƣa tháng và năm tại trạm Sa Pa ..........................................................................40
Bảng 3.3. Trị số trung bình, độ lệch tiêu chuẩn và biến suất của lƣợng bốc hơi tại
trạm Sa Pa ..........................................................................................................................42

Bảng 3.4. Trị số trung bình, độ lệch tiêu chuẩn và biến suất của độ ẩm tƣơng đối tại
trạm Sa Pa ..........................................................................................................................44
Bảng 3.5. Trị sô trung bình, độ lệch tiêu chuẩn và biến suất của số giờ nắng tại
Trạm Sa Pa .......................................................................................................... 44
Bảng 3.6. Các thiên tai ở huyện Sa Pa trong những năm gần đây ...................... 45
Bảng 3.7. Thiệt hai do thiên tai gây ra ở huyện Sa Pa trong một số năm gần đây........47
Bảng 3.8. Đánh giá kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến
nhóm cây dƣợc liệu. .....................................................................................................49
Bảng 3.9. Đánh giá kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến
nhóm cây lấy gỗ .............................................................................................................50
Bảng 3.10. Đánh giá kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến
nhóm cây làm rau ..........................................................................................................51
Bảng 3.11. Đánh giá kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến nhóm cây
ăn quả .................................................................................................................................52
Bảng 3.12. Đánh giá kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến nhóm cây
tinh dầu...............................................................................................................................53
Bảng 3.13. Đánh giá kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến nhóm cây
Tanin ..................................................................................................................................54
Bảng 3.14. Đánh giá kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến nhóm cây
lấy củ ..................................................................................................................................55
Bảng 3.15. Các đặc trƣng chủ yếu về ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu......................55
Bảng 3.16. Kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa .........57
vii


Bảng 3.17. Kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến sản xuất ngô ........58
Bảng 3.18. Kết quả đánh giá ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến trồng cây
dƣợc liệu ................................................................................................... 58
Bảng 3.19. Kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến khai thác lâm sản
ngoài gỗ..............................................................................................................................58

Bảng 3.20. Kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến mức sống .............59
Bảng 3.21. Kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến sức khỏe
cộng đồng ................................................................................................. 61
Bảng 3.22. Kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến trƣờng học ...........60
Bảng 3.23. Kết quả điều tra ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến đƣờng sá đi lại ....62
Bảng 3.24. So sánh một số đặc trƣng về ảnh hƣởng của Biến đổi khí hậu đến các
nhóm điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................................62

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình nhiệt độ thay đổi bởi lƣợng khí thải CO2 trên đất liền (biểu đồ
bên trái) và đại dƣơng (biểu đồ bên phải).......................................................................10
Hình 1.2. El Nino ảnh hƣởng đến sự thay đổi thời tiết, khí hậu trên nhiều khu vực và
góp phần gia tăng ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu toàn cầu........................................12
Hình 1.3. Tác động của Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ..................................................15
Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch và phát triển bền vững Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên, Sa
Pa, Lào Cai giai đoạn 2013 - 2020 ..................................................................................22
Hình 3.1. Xu thế nhiệt độ trung bình năm tại trạm Sa Pa .............................................38
Hình 3.2. Xu thế nhiệt độ cao nhất năm tại trạm Sa Pa ................................................38
Hình 3.3. Xu thế nhiệt độ thấp nhất năm tại trạm Sa Pa ...............................................39
Hình 3.4. Xu thế lƣợng mƣa năm tại trạm Sa Pa ...........................................................41
Hình 3.5. Xu thế số ngày mƣa năm tại trạm Sa Pa........................................................42
Hình 3.6. Xu thế lƣợng bốc hơi năm tại Trạm Sa Pa ....................................................43
Hình 3.7. Xu thế độ ẩm tƣơng đối trung bình năm tại trạm Sa Pa ...............................45
Hình 3.8. Xu thế số giờ nắng năm tại trạm Sa Pa ..........................................................46

ix



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là mối đe dọa và thách thức lớn lao đối
với loài ngƣời trên mọi quốc gia và tất cả các hệ sinh thái. Việt Nam đƣợc đánh
giá là một trong những nƣớc chịu hậu quả nặng nề nhất của BĐKH về tất cả các
hệ sinh thái, trong đó có hệ sinh thái vùng núi, đặc biệt là các Vƣờn Quốc gia
(VQG) và Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) thuộc miền núi. Sở dĩ nhƣ vậy vì
các VQG và KBTTN khu vực miền núi phía Bắc là những khu vực chịu tác
động rõ rệt của BĐKH bởi các hiện tiện thời tiết cực đoan nhƣ lũ quét, lũ ống,
cháy rừng, mƣa tuyết, mƣa đá, sạt lở đất…
VQG Hoàng Liên có tổng diện tích 28.509 ha, nằm trên địa bàn 04 xã
thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai và 02 xã thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Đây là một trong những VQG có nhiều nét khác biệt so với các VQG khác trong
hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, là nơi có kiểu khí hậu nhiệt đới núi cao,
có địa hình hiểm trở với độ dốc lớn và chia cắt mạnh, qua các kỳ tạo sơn đã hình
thành hệ thống các đỉnh núi cao trên 1.000m, trong đó có đỉnh Fansipan cao
3.143m đƣợc ví nhƣ “Nóc nhà của Đông Dương”.
Với những nét đặc thù về kiểu khí hậu, thời tiết, địa hình, địa mạo, VQG
Hoàng Liên đã sở hữu hệ động, thực vật vô cùng phong phú. Theo đánh giá của
các nhà khoa học, VQG Hoàng Liên là một trong những trung tâm đa dạng sinh
học vào bậc nhất của Việt Nam, đặc biệt là hệ thực vật rừng. Thực vật là thành
phần quan trọng nhất trong hệ sinh thái rừng. Nó không chỉ phản ánh mức độ
phong phú về đa dạng sinh học của nguồn gen cây rừng, mà còn quyết định tính
đa dạng của rừng, giá trị khoa học, giá trị cảnh quan môi trƣờng và nguồn lợi
kinh tế trong khu vực.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, bên cạnh những tác động tiêu cực
của con ngƣời, VQG Hoàng Liên đã hứng chịu không ít tác động của BĐKH,
đặc biệt là các hiện tƣợng cực đoan xảy ra hàng năm gây thiệt hại to lớn về
ngƣời và của, nhất là tại khu vực vùng lõi.

1


Nhận thức đƣợc những hậu quả nặng nề do ảnh hƣởng của BĐKH tại
VQG Hoàng Liên trong bối cảnh các Bộ, Ngành, địa phƣơng trên cả nƣớc đang
xây dựng và triển khai các Kế hoạch hành động thực hiện Chƣơng trình mục tiêu
Quốc gia về Ứng phó với BĐKH và Chiến lƣợc Quốc gia về BĐKH, hoc viên đã
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến một số điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại các xã vùng lõi thuộc vườn
Quốc gia Hoàng Liên, Sa Pa, Lào Cai và kiến nghị giải pháp ứng phó” cho luận
văn tốt nghiệp với hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc triển khai các giải pháp
ứng phó với BĐKH tại khu vực VQG Hoàng Liên nói riêng cũng nhƣ trên toàn
tỉnh Lào Cai nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Đánh giá diễn biến của thời tiết, khí hậu trong các thập kỷ qua và những
tác động của BĐKH đến một số điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong khu
vực vùng lõi VQG Hoàng Liên.
Đề xuất đƣợc một số định hƣớng, giải pháp thích ứng và giảm nhẹ, nâng
cao tính chống chịu của các hệ sinh thái và tận dụng đƣợc những ảnh hƣởng tích
cực của BĐKH tại khu vực nghiên cứu.
3. Nội dung chủ yếu của luận văn
Xác định đƣợc mức độ tác động của BĐKH đến VQG Hoàng Liên thông
qua biến động của các điều kiện khí hậu chủ yếu, kết quả điều tra ảnh hƣởng đối
với các nhóm cây trồng thông dụng, và một số điều kiện kinh tế - xã hội của
cộng đồng sinh sống trong khu vực vùng lõi Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên.
Đề xuất một số định hƣớng, giải pháp ứng phó để thích ứng với BĐKH
nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, tận dụng các tác động tích cực, và thích
nghi với BĐKH tại VQG Hoàng Liên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Một số điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại 04

xã vùng lõi thuộc Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên, Sa Pa, Lào Cai.
Phạm vi nghiên cứu: Tại 04 xã vùng lõi thuộc Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên
là Tả Van, San Sả Hồ, Bản Hồ và Lao Chải.
2


5. Phƣơng pháp nghiên cứu và số liệu sử dụng
- Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu:
+ Số liệu chủ yếu là các số liệu về khí hậu quan trắc đƣợc trong hơn 50
năm qua tại trạm khí tƣợng Sa Pa, các dữ liệu cơ bản về kịch bản BĐKH. Sau
khi đƣợc tổng hợp, các số liệu này vừa là cơ sở khoa học quan trọng phản ánh
biểu hiện của biến đổi khí hậu trên VQG vừa là bằng chứng của tác động của
BĐKH đến VQG. Bên cạnh đó, các chính sách và chƣơng trình của nhà nƣớc
và địa phƣơng liên quan đến BĐKH nhƣ Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về
ứng phó với BĐKH, Kế koạch của tỉnh Lào Cai thực hiện Chiến lƣợc quốc
gia về BDKH, các báo cáo hàng năm về kinh tế xã hội của chính quyền các
cấp cũng mang lại hiệu quả cao trong quá trình nhận thức và đánh giá tác
động của BĐKH.
+ Trong quá trình thực hiện luận văn này, thông qua việc tiếp xúc, trao
đổi với cộng đồng dân cƣ, các cơ quan chức năng, VQG Hoàng Liên để thu thập
các số liệu, tài liệu liên quan đến nội dung của luận văn. Tất cả các số liệu, tài
liệu thu thập đó đƣợc chuyển hóa thành bức tranh tổng quát về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa: Thực hiện các chuyến đi thực
địa trong phạm vi VQG Hoàng Liên nhằm khảo sát khu vực nghiên cứu, thu
thập thông tin, tƣ liệu, hình ảnh và phỏng vấn để qua đó lấy cơ sở để đối chiếu
số liệu sẵn có với thực tế tại khu vực nghiên cứu.
- Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn cộng đồng: Trong quá trình khảo sát
thực địa, áp dụng phƣơng pháp điều tra phỏng vấn cộng đồng nhằm thu thập các
thông tin định tính cũng nhƣ định lƣợng để qua đó có thể hiểu rõ hơn những ảnh

hƣởng do BĐKH gây ra mà cộng đồng ngƣời dân đã và đang phải hứng chịu
cũng nhƣ hiểu đƣợc các hành động của ngƣời dân địa phƣơng nhằm đối phó với
hoàn cảnh. Một số mẫu bảng đã đƣợc sử dụng để phỏng vấn cộng đồng và thu
nhận những câu trả lời về ảnh hƣởng của BĐKH.

3


Từ các phƣơng pháp trên, tiến hành đánh giá ảnh hƣởng của BĐKH,và từ
kết quả đánh giá đó đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH tại khu vực
nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu các nội dung trên đƣợc trình bày trong 03
chƣơng sau:
Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề liên quan tác động của biến đổi khí hậu
đến một số điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Chƣơng 2: Đối tƣợng, phƣơng pháp và số liệu nghiên cứu.
Chƣơng 3: Tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU ĐẾN MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Biến đổi khí hậu và tác động của Biến đổi khí hậu trên Thế giới
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) của Ban Liên Chính phủ về Biến đổi
khí hậu (IPCC) năm 2014[11], biến đổi khí hậu toàn cầu có những đặc điểm sau:
1.1.1. Những biến đổi quan trắc đƣợc
Theo Báo cáo tổng hợp của IPCC năm 2014, nhiệt độ trung bình trên bề
mặt trái đất của từng 03 thập kỷ gần đây đều cao hơn bất cứ thập kỷ nào trƣớc
đó kể từ năm 1850. Thời kỳ 1983 – 2013 hầu nhƣ là 03 thập kỷ nóng nhất trong

1.400 năm gần đây ở Bắc bán cầu. Nhiệt độ trung bình toàn cầu của cả lục địa
và đại dƣơng có xu thế nóng lên với tốc độ khoảng 0,65oC - 1,06oC trong thời
kỳ 1880 – 2012. Tốc độ nóng lên trong 15 năm qua (1998 – 2012) là từ 0,05oC
– 0,15oC mỗi thập kỷ.
Trên đới vĩ độ trung bình của lục địa Bắc bán cầu, lƣợng mƣa trung bình
tăng lên từ năm 1901 và trên các vĩ độ khác lƣợng mƣa có nơi tăng, có nơi giảm.
Suốt thời kỳ 1992 – 2011, các lớp băng ở Greenland và Nam cực mỏng đi
rất nhiều, nhiều nhất là vào giai đoạn 2002 - 2011. Lƣợng băng tiếp tục tan chảy
trên hầu khắp thế giới, lƣợng tuyết phủ ở Bắc bán cầu cũng tiếp tục giảm đi.
Lƣợng băng biển ở Bắc cực giảm đi trong thời kỳ 1979 – 2012 với tốc độ
khoảng 3,5% – 4,1% mỗi thập kỷ. Cũng trong thời kỳ trên lƣợng băng biển ở
Nam cực tăng lên khoảng 1,2% - 1,8%, nhƣng có sự trái ngƣợc nhau ở khu vực
này với khu vực khác.
Trong thời kỳ 1901 – 2010, mực nƣớc biển toàn cầu tăng lên 0,19m
(0,17m – 0,21m). Tốc độ tăng của mực nƣớc biển từ giữa thế kỷ 19 nhanh hơn
tốc độ tăng trung bình của 02 thiên niên kỷ vừa qua.
1.1.2. Nguyên nhân của Biến đổi khí hậu
Phát thải khí nhà kính (KNK) do con ngƣời gây ra đã làm tăng mạnh mẽ
nồng độ khí Dioxit (CO2), khí Metan (CH4), và khí khí Oxit Nitrat NOx. Từ năm
1750 đến 2011, tổng lƣợng phát thải CO2 vào khí quyển là 2040 ± 310 tỷ tấn.
5


Khoảng 40% lƣợng thải này (880 ± 35 tỷ tấn) lƣu lại trong khí quyển, số còn lại lƣu
giữ trong đất (cây trồng và đất). Đại dƣơng hấp thụ khoảng 30% lƣợng phát thải
nhân tạo vào khí quyển gây nên hiện tƣợng axit hóa đại dƣơng. Khoảng một nửa khí
CO2 nhân tạo trong khoảng từ 1750 – 2011 tích lũy lại trong 40 năm cuối cùng.
Tổng lƣợng KNK nhân tạo tiếp tục tăng trong thời kỳ 1970 – 2010, tăng
mạnh nhất trong giai đoạn 2000 – 2010 cho dù có sự gia tăng các chính sách
giảm nhẹ BĐKH. Lƣợng phát thải KNK nhân tạo năm 2010 đạt 49 ± 4,5 tỷ tấn

CO2 tƣơng đƣơng. Lƣợng phát thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch và các quá trình
công nghiệp chiếm 78% tổng lƣợng phát thải KNK .
Trên phạm vi toàn cầu, tăng trƣởng kinh tế và dân số tiếp tục là nguyên
nhân chủ yếu của việc tăng CO2 từ đốt nhiên liệu hóa thạch.
1.1.3. Tác động của Biến đổi khí hậu
Trong các thập kỷ gần đây, BĐKH đã có tác động đến hệ thống tự nhiên,
kinh tế - xã hội trên tất cả các Châu lục và khắp các Đại dƣơng. BĐKH tác động
mạnh mẽ nhất đến các hệ thống tự nhiên ở nhiều khu vực, gây ra biến đổi về
mƣa, tuyết, băng ảnh hƣởng đến tài nguyên nƣớc về chất lƣợng cũng nhƣ về
khối lƣợng. Nhiều giống loài trên cạn, trong nƣớc và đại dƣơng đã dịch chuyển
biên độ địa lý của chúng.
Nhiều nghiên cứu trong phạm vi rộng rãi của nhiều khu vực và cây trồng
cũng chỉ ra tác động tiêu cực của BĐKH đối với năng suất cây trồng với tính
tiêu cực phổ biến hơn các tác động tích cực. Một số tác động của axit hóa đại
dƣơng đến sản phẩm hữu cơ cũng đƣợc coi là ảnh hƣởng xã hội tiêu cực.
1.1.4. Các sự kiện cực đoan
Nhiều loại thời tiết và sự kiện khí hậu cực đoan đã có những biến đổi từ
khoảng năm 1950 và ảnh hƣởng đến con ngƣời, bao gồm sự giảm nhiệt độ thấp,
sự tăng nhiệt độ cao, các cực trị nƣớc biển dâng và số ngày mƣa lớn trên nhiều
khu vực.
Hầu nhƣ số ngày lạnh giảm đi và số ngày nắng tăng lên trên quy mô toàn
cầu. Tần số của các đợt nóng trên phần lớn Châu Âu, Châu Á và Châu Úc đã
tăng lên. Hoạt động của con ngƣời đã góp phần vào những biến đổi quy mô toàn
6


cầu vào giữa thế kỷ 20 và đã làm tăng gấp đôi tần số sóng nóng ở một số nơi.
Những đợt nóng quan trắc đƣợc đã làm tăng những bệnh tâm thần do nóng và
giảm bệnh tâm thần do lạnh.
Nhiều khu vực trên đất liền có tần suất mƣa lớn tăng lên. Những phát hiện

mới đây về xu thế tăng lên của lƣợng mƣa cực đoan và dòng chảy trên một số
lƣu vực làm tăng nguy cơ lũ lụt quy mô khu vực. Hiện tƣợng nƣớc biển dâng
trong các cơn bão đã tăng lên từ những năm 1970.
Sự gia tăng các hiện tƣợng cực đoan nhƣ sóng lạnh, hạn hán, lũ lụt, bão
và cháy rừng, những tổn thƣơng của một số hệ sinh thái và hệ thống xã hội đều
liên quan đến biến đổi khí hậu hiện tại.
1.1.5. Kịch bản Biến đổi khí hậu
Kịch bản phát thải khí nhà kính đƣợc xây dựng theo lộ trình phát thải tiêu
biểu (RCP). Có 04 kịch bản: RCP2.6 (phát thải thấp), RCP4.5 (phát thải trung
bình), RCP6.0 (phát thải trung bình cao), RCP8.5 (phát thải rất cao).
So với 1986 – 2005, nhiệt độ của thế kỷ 21 cao hơn 0,3 oC – 1,7oC
(RCP2.6), 1,1oC – 2,6 oC (RCP4.5), 1,4 oC – 3,12 oC (RCP6.0), và 2,6 oC – 4,8oC
(RCP8.5). Nhiệt độ Bắc cực tăng nhanh hơn trung bình toàn cầu.
Trên các Châu lục, tần suất cực nóng cao hơn, tần suất cực lạnh thấp hơn.
Sóng nóng xuất hiện với tần suất cao hơn và thỉnh thoảng sóng lạnh cũng xuất hiện.
Về mƣa, biến đổi không đồng đều. Khu vực vĩ độ cao và Xích đạo Thái
Bình Dƣơng, lƣợng mƣa trung bình năm tăng lên theo kịch bản RCP8.5. Ở các
khu vực vĩ độ trung bình và các vùng khô hạn cận nhiệt đới, lƣợng mƣa trung
bình năm giảm đi trong khi các khu vực mƣa nhiều vĩ độ trung bình, lƣợng mƣa
trung bình năm tăng lên theo kịch bản RCP8.5. Ở vĩ độ trung bình và các khu
vực mƣa nhiều nhiệt đới, mƣa lớn tăng lên cả về lƣợng và tần suất.
Các đại dƣơng trên toàn cầu ấm lên trong suốt thế kỷ 21 nhất là ở nhiệt
đới và á nhiệt đới Bắc bán cầu. Vào cuối thế kỷ 21, mức độ axit hóa đại dƣơng
tăng lên trên toàn cầu theo tất cả các kịch bản. Độ PH mặt biển giảm đi khoảng
0,06 – 0,07 (RCP2.6), 0,14 – 0,15 (RCP4.5), 0,20 – 0,21 (RCP6.0) và 0,30 –
0,32 (RCP8.5).

7



Các lớp băng biển ở Bắc bán cầu giảm đi do nhiệt độ tăng lên. Băng ở
Greenland và Nam cực giảm đi 15% – 55% (RCP2.0), 35% – 85% (RCP8.5).
So với 1986 – 2005, mực nƣớc biển vào năm 2100 tăng lên 0,26m –
0,55m (RCP2.6), 0,45m – 0,82m (RCP8.5), không đồng đều trên các khu vực.
Khoảng 70% bờ biển trên thế giới có mực nƣớc biển dâng ±20% so với chung
bình toàn cầu.
1.1.6. Tác động tiềm tàng của Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu sẽ tiềm ẩn nguy cơ và tạo ra rủi ro mới cho các hệ tự
nhiên và xã hội. Rủi ro phân bố không đồng đều và cao hơn đối với những ngƣời
dân và cộng đồng yếu thế trong các nƣớc[11].
Rủi ro do tác động của Biến đổi khí hậu, mức độ tổn thƣơng và phơi lộ
của các hệ tự nhiên và xã hội trƣớc BĐKH đều tăng lên. Sự gia tăng tần suất và
biên độ nóng lên và những biến đổi khác trong hệ thống khí hậu, kể cả axit hóa
đại dƣơng cũng làm tăng rủi ro nghiêm trọng. Một số rủi ro chỉ thịnh hành ở một
số khu vực trong khi các rủi ro khác có tính toàn cầu. Rủi ro tổng thể của tác
động biến đổi khí hậu trong tƣơng lai chỉ giảm đi bằng cách hạn chế tốc độ và
biên độ của biến đổi khí hậu, kể cả axit hóa đại dƣơng.
Để đánh giá rủi ro, điều quan trọng là ƣớc lƣợng đƣợc phạm vi rộng nhất của
tác động, bao gồm cả những kết quả có tần suất thấp nhƣng hậu quả phổ biến.
Một số lớn giống loài đối mặt với nguy cơ rủi ro gia tăng trong và sau thế
kỷ 21 nhất là khi BĐKH kết hợp với những tác nhân khác. Hầu hết cây trồng
không thể dịch chuyển khu vực địa lý sinh sống kịp nhanh để bắt kịp với tốc độ
biến đổi khí hậu dự kiến. Nhiều loài thú nhỏ và nhiều loài nhuyễn thể nƣớc ngọt
sẽ không thể bắt kịp tốc độ biến đổi theo kịch bản RCP4.5 hoặc cao hơn trong
môi trƣờng sống của thể lỏng này. Nhiều sinh vật biển sẽ đối mặt với các cấp độ
Oxygen thấp và axit hóa cao trong đại dƣơng khi nhiệt độ cực cao.
BĐKH đƣợc dự đoán là nhấn chìm an ninh lƣơng thực. Từ giữa thế kỷ 21
phân bố của giống loài biển giảm đi trên các khu vực có nghề cá. Lúa mỳ, gạo,
ngô ở các khu vực nhiệt đới, ôn đới sẽ bỉ giảm sản lƣợng khi nhiệt độ tăng 2oC
dù vẫn có nơi sản lƣợng tăng lên. Vào cuối thế kỷ 21 nếu nhiệt độ cuối thế kỷ 21

8


tăng lên 4oC, cùng với sự gia tăng nhu cầu lƣơng thực sẽ dấy lên nguy cơ mất an
ninh lƣơng thực trên phạm vi toàn cầu.
Cho đến giữa thế kỷ 21, BĐKH dự kiến sẽ tác động đến sức khỏe con
ngƣời. Trong suốt thế kỷ 21, BĐKH sẽ dẫn tới gia tăng tình trạng không thoải
mái, đặc biệt là các nƣớc nhiệt đới có thu nhập thấp.
Ở các vùng đô thị, BĐKH làm tăng rủi ro cho ngƣời dân, kinh tế và các hệ
sinh thái, bao gồm các đợt quá nóng. Ở khu vực bờ biển và nội đồng, hạn hán,
nƣớc biển dâng, bão táp, v.v...đều gây ra nhiều rủi ro, nhất là ở những nơi thiếu
cơ sở hạ tầng và dịch vụ thiết yếu .
Ở các vùng nông thôn chịu tác động phổ biến về nguồn nƣớc, an ninh
lƣơng thực, hạ tầng và thu nhập nông nghiệp bao gồm sự dịch chuyển của khu
vực sản xuất, cây trồng, lƣơng thực và phi lƣơng thực trên khắp thế giới.
Sự tổn thất kinh tế tăng nhanh theo nhiệt độ, những tác động đối với kinh
tế toàn cầu do BĐKH hiện còn rất khó ƣớc lƣợng. Từ góc nhìn đói nghèo, tác
động của sự BĐKH là làm chậm phát triển kinh tế, khó khăn cho việc giảm
nghèo, làm giảm an ninh lƣơng thực và kéo dài tình cảnh đói nghèo, đặc biệt là
ở khu vực đô thị và nghèo đói nhất.
BĐKH sẽ làm gia tăng tình trạng di dân. Những ngƣời dân thiếu hiểu biết
về di cƣ có kế hoạch sẽ lộ diện trƣớc những sự kiện thời tiết đặc biệt là các nƣớc
đang phát triển có thu nhập thấp.

9


Hình 1.1. M hình nhiệt độ thay đổi ởi lƣợng khí thải CO2 trên đất liền
iểu đ


ên trái và đại dƣơng

iểu đ

ên phải

Nguồn: Nature Climate Change. [11]

1.1.7. Giải pháp ứng phó với Biến đổi khí hậu
Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm các giải pháp giảm
nhẹ biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cho đến nay, các giải pháp giảm nhẹ với biến đổi khí hậu trên toàn cầu
phổ biến là:
- Hạn chế sử dụng và sử dụng có hiệu quả nhiên liệu hóa thạch.
- Cải tạo nâng cấp các cơ sở hạ tầng lƣu trú, giao thông.
- Quy hoạch giao thông hợp lý, tăng cƣờng hiệu suất năng lƣợng của các
phƣơng tiện giao thông.
- Phát triển năng lƣợng, tái tạo năng lƣợng.
- Bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn phá rừng và phát triển rừng các loại.
10


Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới bao gồm:
- Chia sẻ tổn thất, làm thay đổi nguy cơ và ngăn ngừa các tác động của
biến đổi khí hậu.
- Hợp lý hóa kế hoạch và chƣơng trình phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất
trong mọi lĩnh vực, trên các địa điểm.
- Phát triển khoa học công nghệ để tìm ra các biện pháp kỹ thuật thích hợp
ngăn ngừa, giảm nhẹ các tai biến khí hậu.
- Tăng cƣờng truyền thông và giáo dục về biến đổi khí hậu, không ngừng

nâng cao nhận thức công chúng về biến đổi khí hậu và kỹ năng thích ứng với
biến đổi khí hậu.
1.1.8. Về một số th ng tin liên quan đến biến đổi khí hậu ở vùng núi
Theo báo cáo “Sự đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu”[2], BĐKH ở
vùng núi có một số đặc điểm sau đây:
- Vùng núi chịu áp lực của nhiều hoạt động của con ngƣời nhƣ chăn thả gia
súc bừa bãi, bỏ hoang đất,… làm giảm khả năng phục hồi trƣớc tác động của BĐKH.
- Các loài sinh vật vùng núi có rất ít khả năng di chuyển đến vùng núi cao
hơn trƣớc sự gia tăng của nhiệt độ.
- Sự thay đổi của khí hậu tác động mạnh mẽ lên hệ sinh thái vùng núi.
Đặc biệt, sự co cụm của các sông băng làm thay đổi khả năng giữ nƣớc của các
dãy núi.
- Các hoạt động thích ứng với BĐKH ở vùng núi trƣớc hết là phục hồi
sinh thái bị tổn thƣơng, giảm áp lực và ngăn chặn phá rừng.
1.2. Biến đổi khí hậu và tác động của iến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam năm 2016 của Bộ Tài nguyên
và Môi trƣờng (MONRE)[1], trong thời kỳ 1998 – 2014, nhiệt độ trung bình ở
Việt Nam tăng khoảng 0,62oC, ở phía Bắc tăng nhiều hơn ở phía Nam.
Nhiệt độ cao nhất tăng lên với mức độ 1oC/10 năm, số ngày nắng nóng
tăng ở khắp các khu vực Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên nhƣng
giảm ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
11


Nhiệt độ thấp nhất cũng tăng lên, số ngày rét đậm, rét hại giảm đi, nhất là
trong hai thập kỷ gần đây.
Bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông cũng nhƣ ảnh hƣởng tới Việt
Nam ít biến đổi về số lƣợng nhƣng có nhiều hơn những cơn bão có cƣờng độ
mạnh.

Lƣợng mƣa phổ biến giảm đi ở miền Bắc nhƣng tăng lên ở miền Nam.
Hạn hán trong mùa khô xảy ra thƣờng xuyên hơn.
Đáng chú ý là trong những năm gần đây, ảnh hƣởng của El Nino và La
Nina có xu thế gia tăng, gây ra nhiều đợt hạn hán, xâm nhập mặn, cháy rừng
nghiêm trọng trên nhiều khu vực, trong đó có Việt Nam, ở đồng bằng cũng nhƣ
ở vùng núi.

Hình 1.2. El Nino ảnh hƣởng đến sự thay đổi thời tiết, khí hậu trên nhiều
khu vực và góp phần gia tăng ảnh hƣởng của iến đổi khí hậu toàn cầu
Nguồn: Tinmoitruong.vn

Mực nƣớc biển trên nhiều vùng ven biển và hải đảo của Việt Nam tăng
lên, tăng mạnh nhất ở Phú Quốc và cũng có nơi giảm nhƣ ở Hòn Ngƣ và Cô Tô.
1.2.2. Tác động của Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang gây nên nhiều tác động tiêu cực đối với
hầu hết các ngành kinh tế quốc dân và trên khắp các địa phƣơng[5]. Đáng lƣu ý
nhất là các tác động sau đây trong các lĩnh vực chủ yếu:
1.2.2.1. Nông lâm nghiệp, thủy sản

12


Sự giảm dần cƣờng độ lạnh trong mùa đông, nhất là ở các vùng núi cao ở
phía Bắc, dẫn đến tình trạng triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đoàn cây, con
trên các vùng sinh thái[7].
Năng suất lúa đông xuân dao động mạnh ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, có nơi đến ±7 tạ/ ha nhƣ ở Đồng bằng Bắc Bộ.
Năng suất lúa mùa dao động mạnh ở Tây Bắc từ trƣớc năm 1970 và sau
năm 1979, ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1985 trở lại đây.
Sản lƣợng cà phê biến động mạnh mẽ từ năm 1988 trở lại đây.

Sản lƣợng cao su ở Đông Nam Bộ biến động mạnh từ năm 1991 trở lại đây.
Chăn nuôi bò sữa chịu ảnh hƣởng do hạn hán, lũ lụt, v.v… gia tăng. Nhiệt
độ thay đổi đột ngột làm giảm sản lƣợng và chất lƣợng cỏ.
Chăn nuôi lợn gặp khó khăn khi nhiệt độ thay đổi nhiều, nguồn nƣớc sạch thất
thƣờng làm gia tăng dịch bệnh, làm giảm năng suất sinh sản, khả năng cho thịt.
Công tác thủy lợi gặp nhiều khó khăn hơn do diện tích ngập úng mở rộng,
thời gian ngập úng kéo dài, dòng chảy lũ gia tăng.
Diện tích rừng ngập mặn giảm đi, ranh giới giữa khí hậu nhiệt đới với á
nhiệt đới dịch chuyển lên cao, về phía đỉnh núi, nhiều sâu bệnh hại rừng, nguy
cơ cháy rừng gia tăng.
Môi trƣờng nuôi trồng thủy sản biến đổi theo hƣớng làm chậm tốc độ sinh
trƣởng thủy sản.
Sạt lở đất ở bờ sông, bờ biển gia tăng trên nhiều vùng ở Việt Nam.
1.2.2.2. Công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải
Biến đổi khí hậu làm giảm tiềm năng năng lƣợng tái tạo. Nhiều nhà máy thủy
điện ở nhiều nơi xả lũ khi mƣa nhiều và giảm thời gian phát điện khi gặp hạn hán:
Nhu cầu điện tăng lên theo nhiệt độ tăng trong nhiều mùa hè hoặc mùa
khô ở nhiều vùng.
Nhiệt độ cao và mƣa lớn thúc đẩy sự thoái hóa và hƣ hại của công trình
giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt.
Hoạt động khai thác mỏ, nhất là các mỏ than ở Quảng Ninh gặp nhiều khó
khăn và cả sự cố trong các đợt mƣa lớn dồn dập trong nhiều năm gần đây.

13


1.2.2.3. Du lịch, sức khỏe con người
Một số khu du lịch núi vừa trở lên thiếu hấp dẫn hơn trong các mùa hè có
nhiệt độ cao trong khi một số khu du lịch biển phải dần dần nâng cấp để ứng phó
với nƣớc biển dâng.

Biến đổi khí hậu, chủ yếu là nhiệt độ tăng góp phần kéo dài thời gian có thời
tiết bất lợi cho môi trƣờng sinh hoạt và lao động, nhất là lao động ngoài trời.
Biến đổi khí hậu góp phần gia tăng dịch sốt xuất huyết trong nhiều năm
gần đây trên khắp cả nƣớc và dịch sốt rét quay trở lại ở nhiều nơi, nhất là ở khu
vực vùng núi.
1.2.3. Thời tiết cực đoan
Thời tiết cực đoan ở Việt Nam có nhiều biểu hiện gia tăng trong thời gian
gần đây:
- Nhiều cơn bão có cƣờng độ mạnh xuất hiện hơn, chẳng hạn cơn bão
trong tháng 6 năm 2017.
- Nhiều đợt tuyết rơi ở vùng núi cao phía Bắc: Sa Pa, Sìn Hồ, Mẫu Sơn.
- Nhiều đợt nóng rất gay gắt nhƣ đợt nóng đầu tháng 6 năm 2017.
- Nhiều đợt rét kéo dài, có năm đến 38 ngày nhƣ năm 2008.
- Hạn hán gia tăng, đặc biệt là trong đợt El Nino kéo dài từ tháng 11 năm
2014 đến tháng 5 năm 2016.

14


×