Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần bắc âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 129 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Lan Hương


MỤC LỤC
a. Chứng từ quyết toán thuế phải hợp pháp.....................................................
b. Chứng từ quyết toán thuế phải hợp lý.........................................................
c. Chứng từ quyết toán thuế phải đầy đủ và hợp lệ.........................................
a. Thủ tục chứng từ về doanh thu chịu thuế....................................................
b. Thủ tục chứng từ về chi phí hợp lý..............................................................
b. Giải pháp hoàn thiện chứng từ về chi phí xăng xe ô tô.............................100
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp



GTGT

Giá trị gia tăng

KPCĐ

Kinh phí công đoàn



Nghị định

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

TT

Thông tư



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1

Bảng liệt kê chứng từ về doanh thu sử dụng quyết toán
61

2.2

thuế TNDN
Bảng liệt kê chứng từ về thu nhập từ thanh lý TSCĐ sử

62

2.3

dụng quyết toán thuế TNDN
Bảng liệt kê chứng từ về tiền lương và các khoản trích

2.4
2.5

theo lương sử dụng quyết toán thuế TNDN
Mẫu bảng lương công ty

Bảng liệt kê chứng từ về chi phí tiền thưởng nhân viên

67
68
69

2.6

sử dụng quyết toán thuế TNDN
Bảng liệt kê chứng từ về công tác phí sử dụng quyết

72

2.7

toán thuế TNDN
Bảng liệt kê chứng từ về chi phí trang phục nhân viên

73

2.8

sử dụng quyết toán thuế TNDN
Bảng liệt kê chứng từ về chi phí khấu hao TSCĐ sử

75

2.9

dụng quyết toán thuế TNDN

Bảng liệt kê chứng từ về chi phí hội nghị khách hàng sử

82

2.10

dụng quyết toán thuế TNDN
Bảng liệt kê chứng từ về chi phí khuyến mại sử dụng

83

2.11

quyết toán thuế TNDN
Bảng liệt kê chứng từ về chi phí quảng cáo sử dụng
quyết toán thuế TNDN

84


2.12

Bảng liệt kê chứng từ về chi phí vận chuyển hàng hóa
85

2.13

sử dụng quyết toán thuế TNDN
Bảng liệt kê chứng từ về chi phí lãi vay sử dụng quyết


86

2.14

toán thuế TNDN
Bảng liệt kê chứng từ về chi phí xăng xe ô tô sử dụng

89

2.15

quyết toán thuế TNDN
Bảng liệt kê chứng từ về chi phí công cụ, dụng cụ, đồ
dùng văn phòng sử dụng quyết toán thuế TNDN

90


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
bảng
2.1
2.2

Tên bảng
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Trang
56

58


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế Thu nhập doanh nghiệp là một nguồn thu lớn của Ngân sách Nhà
nước, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước nên
việc thu thuế chính xác và đầy đủ là nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước nói
chung, cơ quan Thuế nói riêng. Cũng vì vậy, việc nộp thuế cho nhà nước là
nghĩa vụ bắt buộc đối với người dân. Để ngày càng hoàn thiện trong công tác
quản lý thuế, Bộ tài chính luôn đề ra những Luật thuế, những Nghị Định,
Thông tư hướng dẫn Thuế rồi thay đổi và chỉnh sửa chúng để dần dần phù
hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước nhằm tạo ra điểm
dung hòa giữa việc thu thuế của nhà nước với việc nộp thuế của người dân.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các ngành nghề kinh doanh
ngày càng đa dạng và phức tạp, các Nghị định, thông tư thuế mới cũng
hàng loạt ra đời. Tuy nhiên, do tính chất không rõ ràng và chồng chéo lẫn
nhau giữa các Thông tư, Nghị định đã khiến việc thi hành pháp luật thuế
cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt hiện nay, nhà nước quản lý thuế theo
cơ chế để doanh nghiệp tự kê khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm về kết
quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật. Điều này
thật sự gây khó khăn nhiều cho các doanh nghiệp nộp thuế. Vì nếu các
doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời các luật thuế hiện hành, không có hệ
thống chứng từ đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ để phục vụ quyết toán thuế Thu
nhập doanh nghiệp thì sẽ dễ bị cơ quan thuế xuất toán chi phí và phạt thuế
một cách oan uổng. Điều này không chỉ làm doanh nghiệp giảm lợi nhuận
mà còn bị cơ quan thuế đánh giá không tốt về Ctình hình thực hiện nghĩa
vụ thuế đối với nhà nước.

Nhận thấy tầm quan trọng của chứng từ trong việc quyết toán thuế Thu
nhập doanh nghiệp, sau một quá trình nghiên cứu chứng từ phục vụ quyết


2

toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ Phần Bắc Âu, tác giả thực
hiện đề tài: “Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán Thuế
Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ Phần Bắc Âu”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Khái quát hóa cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống chứng từ phục vụ
quyết toán thuế TNDN.
- Đánh giá thực trạng tổ chức hệ thống chứng từ phục vụ quyết toán
thuế TNDN của công ty cổ phần Bắc Âu.
- Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ phục vụ quyết toán thuế
TNDN tại Công ty Cổ Phần Bắc Âu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
phục vụ quyết toán thuế TNDN.
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần Bắc Âu.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tổng hợp và phân tích các
thông tin về chứng từ từ các chế độ kế toán, các văn bản pháp luật thuế, các
văn bản pháp luật khác và từ hệ thống chứng từ của công ty cổ phần Bắc Âu.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa: Phân loại và hệ thống hóa
các nguồn tài liệu đã thu thập trên phục vụ cho việc tổ chức hệ thống chứng từ
quyết toán thuế TNDN.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm ba chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ
quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ


3

quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Bắc Âu
Chương 3: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục vụ quyết toán thuế
Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Bắc Âu.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các thông tư pháp luật
Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 28/12/2008 của Bộ tài chính hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008
quy định về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế thể hiện trên chứng từ là
hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng do Bộ Tài chính ban hành. Chi phí
được trừ là các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy
định của pháp luật.
Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 hướng dẫn thi hành
Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát
hành, sử dụng, quản lý hoá đơn quy định: hóa đơn hợp pháp là hóa đơn do Bộ
tài chính phát hành, nếu là hóa đơn đặt in phải có thông báo phát hành hóa
đơn và phải được cơ quan thuế chấp nhận trước khi sử dụng. Thông tư cũng
quy định hóa đơn hợp pháp để tính chi phí hợp lý phải là: Hóa đơn mua hàng
hoá, dịch vụ bản gốc, liên 2 (liên giao khách hàng), trừ các trường hợp mất,
cháy, hỏng hóa đơn. Hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu, nội dung theo quy định
và phải nguyên vẹn. Số liệu, chữ viết, đánh máy hoặc in trên hóa đơn phải rõ
ràng, đầy đủ, chính xác theo đúng quy định, không bị tẩy xóa, sửa chữa. Nếu
liên 2 của hóa đơn phải lưu tại các cơ quan pháp luật khác thì được thay thế

bằng các chứng từ sau: Phiếu thu tiền (liên 2, bản gốc) - Mẫu CTT 41, Biên
lai trước bạ (bản Photocopy liên 2), hoá đơn (bản Photocopy liên 2) liên quan
đến tài sản phải đăng ký.
Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 về hướng dẫn thi hành


4

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hoá
đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thay thế Thông tư số: 120/2002/TT-BTC
ngày 30/12/2002 hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày
07/11/2002 về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn quy định: các
doanh nghiệp được thực hiện tạo hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và phải thông
báo phát hành hóa đơn theo hướng dẫn của thông tư. Loại, hình thức, nội
dung hóa đơn phải theo quy định của thông tư. Hóa đơn bất hợp pháp là hóa
đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng và hóa đơn hết giá trị sử dụng.
Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số
123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT quy định: Đối với
hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để
khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về
hoạt động xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi
tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu
không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.
Đối với chi phí khuyến mại ngoài hóa đơn xuất hàng khuyến mại theo
thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 thì phải có văn bản xác nhận
việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của cơ quan pháp luật về
Thương Mại. Việc thực hiện chương trình khuyến mãi phải theo đúng quy

định của pháp luật thương mại về xúc tiến hoạt động thương mại theo nghị
định 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về
hoạt động xúc tiến thương mại.
Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ
chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp


5

công lập do Bộ tài chính ban hành ngày 6/7/2010 thay thế cho Thông tư
23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007 quy định: Chứng từ làm căn cứ thanh toán
công tác phí là văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Giám đốc duyệt số
lượng ngày cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu của cơ quan, đơn vị cử
cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan
nơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú) và hoá
đơn, chứng từ hợp pháp (trong trường hợp thanh toán theo thực tế phát sinh
không phải theo hình thức khoán). Chứng từ thanh toán phương tiện đi lại là
các loại vé phương tiện di chuyển, hóa đơn mua vé, hoặc giấy biên nhận của
chủ phương tiện, đối với vé máy bay ngoài cuống vé (hoặc vé điện tử) phải
kèm theo thẻ lên máy bay. Chứng từ thuê chỗ ở nới đến công tác là các hóa
đơn của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú. Phụ cấp lưu trú là một khoản khoán
chi (không cần có hóa đơn) cho người đi công tác để hỗ trợ thêm cùng với
tiền lương nhằm đảm bảo tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác, được tính
từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn
vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).
Thông tư 203/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ quy định: Đối
với chi phí khấu hao TSCĐ thì ngoài các hóa đơn, chứng từ chứng minh được
TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, mỗi TSCĐ phải có bộ hồ sơ
riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các

chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo
nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán. Doanh
nghiệp thực hiện đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh
nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực
hiện trích khấu hao.
Quyết định số 15 hoặc 48, có quy định một số chứng từ loại hướng dẫn


6

và bắt buộc tại phần II - DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN mà đơn vị có
thể áp dụng để tổ chức chứng từ kế toán phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như quyết toán thuế TNDN.
Việc ban hành các thông tư, nghị định của pháp luật về thuế TNDN còn
mang tính rời rạc và chưa được hệ thống hóa. Trong khi thông tư
130/2008/TT-BTC ngày 28/12/2008 của Bộ tài chính là thông tư chủ đạo về
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008, nhưng
thông tư này chỉ quy định về chi phí được trừ là các khoản chi thực tế phát
sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có đủ
hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Pháp luật mà lại không nêu rõ
hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật cụ thể là những
chứng từ gì và như thế nào là hợp pháp. Hóa đơn hợp pháp hoặc không hợp
pháp lại quy định trong Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 và
Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010. Chứng từ đầy đủ để xác định
một số chi phí là hợp lý như: chi phí công tác lại nằm trong thông tư
97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc
hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; chi phí
khuyến mại lại thuộc thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 và nghị
định 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về
hoạt động xúc tiến thương mại; chi phí khấu hao TSCĐ do Thông tư 203/TTBTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý,

sử dụng và trích khấu hao TSCĐ quy định.
Các tài liệu khác
Giáo trình của TS. Phan Đức Dũng (2010), “Kế toán thương Mại và
dịch vụ”, NXB Thống Kê có liệt kê một số chứng từ về doanh thu và chi phí
như sau: Chứng từ hạch toán doanh thu là hóa đơn GTGT xuất bán hàng
hoặc hóa đơn bán hàng của đơn vị bán, hóa đơn GTGT xuất trả hàng của


7

đơn vị mua. Chứng từ về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
gồm: hóa đơn GTGT, hóa đơn thông thường, giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu
thu, phiếu chi, bảng kê thanh toán tạm ứng và các chứng từ gốc khác có liên
quan. Chứng từ về chi phí lãi vay gồm: Khế ước vay, biên bản giao nhận tài
sản thế chấp, phiếu thu, phiếu chi, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy báo nợ,
giấy báo có, các chứng từ khác có liên quan. Tuy nhiên, giáo trình không
nêu rõ các chứng từ gốc có liên quan là những chứng từ gì và việc sử dụng
nó như thế nào.
Đề tài tác giả Nguyễn Lê Diễm Thúy (2006), “Kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên
ngành kế toán – kiểm toán Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh chỉ nêu
rất sơ sài về chứng từ kế toán đối với thuế TNDN như sau: Đối với thuế
TNDN, thông qua chứng từ là hóa đơn (đầu vào, đầu ra); hợp đồng kinh tế
cung cấp hàng hóa, dịch vụ (mua bán); tờ khai Hải quan xuất khẩu, nhập
khẩu; hợp đồng lao động; bảng thanh toán lương; bảng tính khấu hao; biên
lai thu phí, lệ phí; biên bản kiểm kê tài sản, hàng tồn kho và các chứng từ
khác theo Luật định để xác định được chi phí hợp lý và doanh thu, thu nhập
chịu thuế.
Từ việc tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các nguồn tài liệu về chứng
từ kế toán để xác định doanh thu và chi phí hợp lý được trừ trong quyết toán

thuế TNDN, tác giả thực hiện đề tài “Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phục
vụ quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Bắc Âu”


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN PHỤC VỤ QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm và chức năng của thuế Thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN là loại thuế trực thu, còn gọi là thuế thu nhập công ty ở
nhiều quốc gia. Đối tượng của thuế TNDN là thu nhập của cơ sở kinh doanh
(pháp nhân, thể nhân) được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi các
chi phí có liên quan đến việc hình thành doanh thu đó.
- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng
đủ tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
- Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.
- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc
đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược,
phát triển toàn diện của Nhà nước.
- Thuế TNDN còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà
nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội
trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.
1.1.2. Thu nhập chịu thuế
Căn cứ xác định thuế TNDN là thu nhập tính thuế của cơ sở kinh
doanh, tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính. Thu nhập tính thuế là
thu nhập từ hoạt động kinh doanh của cơ sở kể cả thu nhập chịu thuế khác sau

khi đã loại trừ các khoản thu nhập đã miễn thuế và các khoản lỗ được kết
chuyển theo quy định.


9

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự
thuế TNDN ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế TNDN đã
nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của luật
thuế TNDN.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bằng (=) doanh thu trừ (-) các
khoản chi phí được trừ của các hoạt động kinh doanh cộng (+) thu nhập khác,
kể cả thu nhập ở nước ngoài.
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán
riêng để kê khai nộp thuế TNDN, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từ
các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.
Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài
chính. Hàng quý cơ sở kinh doanh phải tạm lập và nộp thuế TNDN cho cơ
quan quản lý thuế, đến cuối năm lập bảng quyết toán thuế TNDN theo luật
hiện hành.
a. Doanh thu tính thuế
Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, kể
cả số phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã
thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế GTGT.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt
động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu
hàng hóa, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng cung ứng


10

dịch vụ.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp được
quy định cụ thể trong các nghị định, thông tư của Bộ tài chính ban hành.
b. Các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế
- Các khoản chi phí được trừ: là các khoản chi phí không thuộc nhóm các
khoản chi phí không được trừ và phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp.
+ Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp
luật.
- Các khoản chi không được trừ để xác định thu nhập chịu thuế: là các
khoản chi không áp dụng đủ các điều kiện quy định nêu trên, trừ phần
giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác
không được bồi thường. Các khoản chi phí không được trừ thuộc danh
mục liệt kê dưới đây:
+ Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính
+ Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác
+ Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân
bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức theo phương pháp phân bổ do
Pháp luật Việt Nam quy định.
+ Phần chi phí nguyên vật liệu, nguyên liệu, năng lượng, hàng hóa vượt
định mức tiêu hao do doanh nghiệp xây dựng thông báo cho cơ quan thuế và

giá thực tế xuất kho.
+ Phần chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không
phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất căn
bản do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.


11

+ Trích khấu hao TSCĐ không đúng theo quy định của Pháp luật.
+ Khoản trích trước bằng chi phí không đúng theo quy định của Pháp
luật.
+ Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, tiền thù lao cho
các sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất,
kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người
lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo
quy định của pháp luật.
+ Chi trả vay vốn tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu.
+ Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ, thuế GTGT nộp theo phương
pháp khấu trừ, thuế TNDN.
+ Phần chi quảng cáo tiếp thị khuyến mãi, hoa hồng môi giới, chi phí
tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu
thanh toán, chi báo biếu tặng cho cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt
động sản xuất kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi đã trừ. Đối với doanh
nghiệp mới thành lập phần chi vượt quá 15% trong 3 năm đầu...
+ Khoản chi tài trợ, trừ khoản tài trợ giáo dục, y tế khắc phục hậu quả
thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của Pháp luật.
1.1.3. Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với cơ sở kinh doanh là 25%.
- Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với cơ sở kinh doanh tiến hành
tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tối thiểu

32%-50%.
- Đối với hoạt động xổ số kiến thiết, nộp thuế TNDN với mức thuế suất
là 28%. Bộ tài chính quy định cụ thể cơ chế tài chính áp dụng đối với
khoản thu nhập sau thuế của hoạt động xổ số kiến thiết.


12

1.1.4. Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp
 Nội dung quyết toán thuế TNDN
Quyết toán thuế là một trong những nội dung quan trọng của công tác
quản lý thuế được thực hiện bởi hai đối tượng là cơ sở kinh doanh và cơ quan
thuế. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai, xuất trình các chứng từ, tài
liệu kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. Cơ quan thuế có trách nhiệm
kiểm tra và xác nhận cơ sở kinh doanh đã hoàn thành nghĩa vụ thuế hay
chưa.Quyết toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản sau đây:
- Doanh thu;
- Chi phí hợp lý;
- Thu nhập chịu thuế;
- Số thuế thu nhập phải nộp;
- Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm;
- Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận
được từ nước ngoài;
- Số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa.
Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch; trường hợp cơ sở
kinh doanh được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì
được quyết toán theo năm tài chính đó. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ
khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính, cơ sở kinh doanh phải nộp
báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đầy đủ số thuế còn
thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nộp báo

cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp
theo.
Trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp
nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán


13

thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn bốn mươi
lăm ngày, kể từ ngày có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp
nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.
 Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Báo cáo quyết toán thuế TNDN bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số
03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 28/2011.
- Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt
hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu
doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông
tư 28/2011 (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):
+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 031A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.
+ Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.
+ Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số
03-3A/TNDN, mẫu số 03-3B/TNDN, mẫu số 03-3B/TNDN
+ Phụ lục số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ
trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN.
+ Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển
nhượng bất động sản theo mẫu số 03-5/TNDN.
+ Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có
các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung

ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) theo mẫu số
05/TNDN.
+ Phụ lục giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/QLT quy định tại Phụ
lục 1-GCN/CC (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư số 66/2010/TT-BTC


14

ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị
trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
+ Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có)
ban hành kèm theo Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 9/2/2011 của Bộ Tài
chính về hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ
phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
 Trình tự, thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế
Theo quy định tại Điều 77 và Điều 78 Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế
kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ báo cáo
quyết toán thuế TNDN của doanh nghiệp nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật
về thuế TNDN của doanh nghiệp nộp thuế.
Việc kiểm tra quyết toán thuế được thực hiện khi Thủ trưởng cơ quan
thuế ban hành quyết định kiểm tra quyết toán thuế tại trụ sở doanh nghiệp nộp
thuế. Quyết định kiểm tra quyết toán thuế tại trụ sở của doanh nghiệp nộp
thuế phải có những nội dung cơ bản sau đây:
- Căn cứ pháp lý để kiểm tra;
- Đối tượng kiểm tra (trường hợp đối tượng kiểm tra là doanh nghiệp
nộp thuế có các đơn vị thành viên thì nội dung Quyết định kiểm tra
phải ghi cụ thể danh sách đơn vị thành viên thuộc đối tượng kiểm
tra theo Quyết định);
- Nội dung, phạm vi kiểm tra;
- Thời gian tiến hành kiểm tra;

- Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên khác của đoàn kiểm tra.
- Quyền hạn và trách nhiệm của Đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra.
Trình tự, thủ tục kiểm tra quyết toán thuế tại trụ sở của doanh nghiệp
nộp thuế:
- Chậm nhất là ba ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định, Quyết định


15

kiểm tra quyết toán thuế TNDN tại trụ sở của người nộp thuế phải được gửi
cho người nộp thuế.
- Việc kiểm tra theo Quyết định kiểm tra quyết toán thuế phải được tiến
hành chậm nhất là mười ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định. Khi
bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế, trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm
công bố Quyết định kiểm tra thuế TNDN, lập Biên bản công bố theo mẫu số
05/KTTT ban hành kèm theo Thông tư 28/2011 và giải thích nội dung Quyết
định kiểm tra để đối tượng kiểm tra hiểu và có trách nhiệm chấp hành Quyết
định kiểm tra. Trường hợp khi nhận được Quyết định kiểm tra, doanh nghiệp
nộp thuế đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản gửi cơ
quan thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để xem xét quyết định. Trong thời
hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian
kiểm tra, cơ quan thuế thông báo cho doanh nghiệp nộp thuế biết về việc chấp
nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra.
- Trong quá trình thực hiện Quyết định kiểm tra quyết toán thuế, đoàn
kiểm tra thực hiện việc đối chiếu nội dung trong hồ sơ thuế với sổ kế toán,
chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế
trong phạm vi nội dung của Quyết định kiểm tra quyết toán thuế.
- Trường hợp xét thấy cần thiết phải tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan
đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế, Trưởng đoàn kiểm tra ban hành quyết
định hoặc báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra để trình người ban hành quyết

định kiểm tra quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên
quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định.
- Doanh nghiệp nộp thuế có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ,
chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu
cầu của đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác
của thông tin, tài liệu đã cung cấp. Đối với các thông tin, tài liệu không liên


16

quan đến nội dung kiểm tra, doanh nghiệp nộp thuế có quyền từ chối cung
cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Thời hạn kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp nộp thuế không
quá năm ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố bắt đầu tiến hành kiểm tra.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, cần có thêm thời gian để xác minh, thu
thập chứng cứ thì chậm nhất là một ngày trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra
theo quy định, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo lãnh đạo bộ phận kiểm tra
để trình người ban hành Quyết định kiểm tra gia hạn kiểm tra. Quyết định
kiểm tra chỉ được gia hạn một lần, dưới hình thức Quyết định theo mẫu số
18/KTTT ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian gia hạn không quá năm
ngày làm việc thực tế.
 Biên bản kiểm tra quyết toán thuế
Biên bản kiểm tra thuế phải được lập theo mẫu số 04/KTTT ban hành
kèm theo Thông tư 28/2011 và được ký trong thời hạn năm ngày làm việc, kể
từ ngày kết thúc kiểm tra.
Biên bản kiểm tra quyết toán thuế gồm các nội dung chính sau:
- Các căn cứ pháp lý để thiết lập biên bản.
- Kết luận về từng nội dung đã tiến hành kiểm tra, xác định hành vi vi
phạm, mức độ vi phạm; xử lý vi phạm theo thẩm quyền; kiến nghị biện pháp
xử lý không thuộc thẩm quyền của đoàn kiểm tra.

Biên bản kiểm tra phải được công bố công khai trước đoàn kiểm tra và
doanh nghiệp nộp thuế được kiểm tra. Biên bản kiểm tra phải được Trưởng
đoàn kiểm tra và doanh nghiệp nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của doanh
nghiệp nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của doanh nghiệp nộp thuế.
Doanh nghiệp nộp thuế được quyền nhận biên bản kiểm tra thuế, yêu
cầu giải thích nội dung Biên bản kiểm tra thuế và bảo lưu ý kiến trong Biên
bản kiểm tra thuế.


17

Khi kết thúc quá trình kiểm tra, trường hợp doanh nghiệp nộp thuế
không ký Biên bản kiểm tra thuế thì chậm nhất trong 05 ngày làm việc kể từ
ngày công bố công khai biên bản kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo
lãnh đạo bộ phận kiểm tra để trình người ban hành quyết định kiểm tra để ban
hành thông báo yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế ký biên bản kiểm tra. Nếu
doanh nghiệp nộp thuế vẫn không ký biên bản kiểm tra thì trong thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày công bố công khai biên bản kiểm tra, Thủ trưởng
cơ quan thuế ban hành quyết định xử lý truy thu thuế; xử phạt vi phạm hành
chính về thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế theo nội dung biên bản kiểm tra.
1.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHỤC VỤ
QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.2.1. Mối quan hệ giữa chứng từ kế toán và việc quyết toán thuế Thu
nhập doanh nghiệp
- Chứng từ kế toán là căn cứ quan trọng hàng đầu cho việc xem xét,
xác định đối tượng chịu thuế, đối tượng tính thuế, thuế suất cũng như việc
hành thu thuế của cơ quan thuế.
- Đối với thuế TNDN thì chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý quan
trọng để xác định các khoản chi phí hợp lý được tính trừ vào kết quả kinh
doanh nhằm xác định đúng đắn thu nhập chịu thuế.

- Chứng từ kế toán tạo ra những minh chứng việc chấp hành luật thuế
của các doanh nghiệp, bởi vì hóa đơn, chứng từ đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong kinh doanh và hạch toán; qua đó phải đảm bảo sự trung thực của
mỗi số liệu và các nguyên tắc luật định cho từng loại hóa đơn, chứng từ.
- Chứng từ là cơ sở pháp lý quan trọng hàng đầu trong việc xác định
tính hợp pháp, hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà dựa vào đó cơ
quan thuế thực hiện việc hành thu thuế, kiểm tra thuế, cũng như giúp cho
doanh nghiệp làm căn cứ để chứng minh tính trung thực, hợp pháp trong việc


18

thực hiện luật thuế của Nhà nước. Do vậy việc sử dụng chứng từ kế toán luôn
trở thành công cụ có vai trò quan trọng hàng đầu để thực hiện các luật thuế.
- Chứng từ kế toán luôn được quan tâm nghiên cứu và thay đổi một
cách thích ứng với những sự thay đổi về luật thuế để phục vụ tốt yêu cầu hành
thu thuế và kiểm tra, kiểm soát của nhà nước đối với các doanh nghiệp. Có
thể nói luật thuế đã góp phần quy định chứng từ kế toán mà doanh nghiệp
phải sử dụng, quy định về loại chứng từ, mẫu biểu chứng từ, nội dung và
phương pháp lập chứng từ. Việc quy định này có tính chất biện chứng và đòi
hỏi khách quan trong công tác quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp.
1.2.2. Tầm ảnh hưởng của chứng từ kế toán đối với sự khác biệt giữa
Lợi nhuận kế toán và Lợi nhuận tính thuế
Thực tế, khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề đó là: thu
nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo
cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp. Vấn đề này là
do một số tổ chức, cá nhân còn vướng mắc trong việc xác định thu nhập chịu
thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, còn chưa quen với sự khác nhau
giữa cách xác định lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế nên đã kê khai,
báo cáo số liệu kế toán và thuế thống nhất với nhau.

Theo quy định của Luật thuế TNDN: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu Chi phí hợp lý + Thu nhập khác. Còn theo chế độ tài chính doanh nghiệp và
chế độ kế toán hiện hành: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí + Thu
nhập khác.
Theo các quy định trên, đối với thu nhập khác không có sự khác nhau
nhiều về nội dung, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thu
nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Thực tế cho thấy sự khác biệt chủ
yếu thường ở các chỉ tiêu doanh thu và chi phí, do các nguyên nhân sau:
Về doanh thu: Tại khoản 2, mục III, Phần C của Nghị định số


19

124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ thì thời điểm xác định
doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao sở hữu hàng hóa, hoàn thành dịch vụ
hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 (VAS14) doanh thu được ghi
nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện, đó là: Doanh nghiệp đã chuyển giao
phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho
người mua; doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như
người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa; doanh thu được xác định
tương đối chắc chắn; doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh
tế từ giao dịch bán hàng và xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Do vậy các trường hợp điển hình dẫn đến doanh thu tính thu nhập chịu
thuế bao gồm:
Một là: Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN
trong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế
toán. Ví dụ, các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều
kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán.
Hai là: Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của

nhiều năm; doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho
thuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, còn doanh thu để tính thuế TNDN cơ
sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính doanh thu phân bổ cho
số năm trả tiền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
Ba là: các khoản hàng hóa dịch vụ được trao đổi không được xác định
là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu
thuế theo quy định của luật thuế TNDN.
Bốn là: Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp
dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng


×