Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.02 KB, 185 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

THÁI DOÃN TƯỚC

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

THÁI DOÃN TƯỚC

PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số

: 931 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hồi



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực, tài liệu được trích dẫn đúng quy định và được ghi
đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. Luận án không
trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Thái Doãn Tước

MỤC LỤC


Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
1.2.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài
1.3.
Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã được công


bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ
KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
2.1.
Một số vấn đề lý luận chung về hợp tác xã nông nghiệp
2.2.
Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến phát triển

hợp tác xã nông nghiệp ở thành phố Hà Nội
2.3.

5
10
10
13
23
28
28
40

Kinh nghiệm quốc tế, trong nước về phát triển hợp tác xã nông
nghiệp và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội
56
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
72
3.1.
Thành tựu và hạn chế trong phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở

thành phố Hà Nội
72
3.2.
Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực
trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở thành phố Hà Nội
99
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP
TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG THỜI GIAN TỚI
115
4.1.
Quan điểm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở thành phố Hà Nội
trong thời gian tới
115
4.2.
Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở thành phố Hà Nội
trong thời gian tới
124
KẾT LUẬN
155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ 15
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
8
PHỤ LỤC
17
1



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

01
02
03
04
05
06

Hợp tác xã
HTX
Hợp tác xã nông nghiệp
HTXNN
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
HTXDVNN
Khoa học - công nghệ
KHCN
Kinh tế - xã hội
KT-XH
Liên minh hợp tác xã quốc tế (International ICA

07
08

09
10
11

Cooperative Alliance)
Nghiên cứu sinh
Sản xuất, kinh doanh
Sản xuất nông nghiệp
Thành phố Hà Nội
Tổ chức lao động quốc tế (International Labor

NCS
SXKD
SXNN
TPHN
ILO

Organization)

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Tên bảng
Trang
01 Bảng 3.1. Thống kê số lượng HTXNN ở TPHN giai đoạn 2013-

TT

2017

73



02 Bảng 3.2. Thống kê bình quân về quy mô vốn, doanh thu của
HTXNN theo lĩnh vực hoạt động năm 2013 và năm 2017

76

03 Bảng 3.3. Thống kê khả năng cung cấp dịch vụ của HTX dịch
vụ nông nghiệp năm 2013 và năm 2017

78

04 Bảng 3.4. Thống kê giá trị tài sản bình quân thuộc sở hữu tập
thể phân theo loại hình của HTXNN năm 2013 và năm 2017
05 Bảng 3.5. Thống kê cán bộ chủ chốt theo trình độ HTXNN của
TPHN năm 2013 và năm 2017

80
81

06 Bảng 3.6. Thống kê cán bộ HTXNN theo độ tuổi năm 2013 và
năm 2017
07 Bảng 3.7. Xếp loại HTXNN năm 2013 và năm 2017 của TPHN
08 Bảng 3.8. Cơ cấu loại hình HTXNN năm 2013 và năm 2017

82
85
89

Tên hình

09 Hình 4.1. Mô hình bộ máy tổ chức Liên hiệp HTXNN

127

10 Hình 4.2. Mô hình liên kết, hợp tác giữa hộ nông dân, HTXNN và
doanh nghiệp
11 Hình 4.3. Mô hình liên kết giữa hộ nông dân với HTXNN, Liên
hiệp HTXNN ở TPHN trong tương lai

144
146


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Lý luận, thực tiễn đã chứng minh, phát triển HTXNN không những
không phủ định kinh tế hộ, mà còn là nhịp cầu đưa kinh tế hộ từ sản xuất nhỏ
lên sản xuất lớn có sức cạnh tranh, phục vụ đắc lực cho phát triển bền vững
của kinh tế hộ nông dân. Đồng thời, phát triển HTXNN vừa là yêu cầu khách
quan, vừa là con đường tất yếu để tối ưu hóa lợi ích và phát triển bền vững
đối với kinh tế hộ, góp phần thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu ngành
nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ở Việt Nam nói
chung và tại TPHN nói riêng. Sự phát triển HTXNN theo Luật HTX năm
2012 ở TPHN thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực cả về số lượng,
quy mô, chất lượng và cơ cấu. Nhiều HTXNN được củng cố, đổi mới về mô
hình tổ chức, nội dung hoạt động đã từng bước khẳng định là nhân tố quan
trọng trong giúp đỡ, hỗ trợ, tối ưu hóa lợi ích cho kinh tế hộ phát triển và bảo
đảm an sinh xã hội, ổn định an ninh, chính trị ở địa bàn nông thôn; góp phần

quan trọng vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn
mới và phát triển KT-XH của TPHN.
Tuy nhiên, quá trình phát triển HTXNN ở TPHN cũng đặt ra nhiều vấn
đề bất cập cả về lý luận và thực tiễn. Một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan
chức năng và một bộ phận không nhỏ nhân dân ở TPHN nhận thức chưa đúng
về bản chất, mục đích, vai trò, chức năng của HTXNN kiểu mới, nhất là cấp
cơ sở và nông dân. Điều đó dẫn đến sự mặc cảm về mô hình HTXNN kiểu cũ
và sự nhầm lẫn giữa HTXNN với HTX trong nông nghiệp còn phổ biến.
Trong khi đó, thực tiễn phát triển HTXNN còn nhiều hạn chế, bất cập, như:
Hiệu quả SXKD thấp; vai trò hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế hộ mờ nhạt; số lượng,
quy mô, chất lượng và cơ cấu chưa phù hợp với yêu cầu kinh tế thị trường và
chưa phát huy được lợi thế, tiềm năng của TPHN; còn biểu hiện hình thức,


6

phong trào… nên HTXNN chưa thể hiện được tính ưu việt so với mô hình
kinh tế hộ, các tổ chức kinh tế khác trong nông nghiệp, chưa tạo ra sự khác
biệt đối với mô hình HTXNN kiểu cũ và chưa trở thành tổ chức đại diện bảo
vệ lợi ích hợp pháp và hỗ trợ kinh tế hộ trong nền kinh tế thị trường, hội nhập
quốc tế của TPHN.
Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu thỏa đáng về
phát triển HTXNN ở TPHN, nhằm giải quyết những vấn đề bất cập về lý luận,
thực tiễn, bảo đảm cho HTXNN được tổ chức và hoạt động đúng với mục
đích, bản chất, giá trị, vai trò, chức năng đích thực của nó. Mặt khác, NCS
khảo sát hệ thống công trình nghiên cứu về HTXNN trong và ngoài Học viện
cho thấy: Chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về phát triển
HTXNN ở TPHN theo Luật HTX năm 2012 và dưới góc độ tiếp cận của khoa
học kinh tế chính trị đã được công bố. Xuất phát từ những lý do đó, NCS lựa
chọn vấn đề: “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở thành phố Hà Nội” làm đề

tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực
tiễn phát triển HTXNN ở TPHN đề xuất các quan điểm, giải pháp phát triển
HTXNN ở TPHN thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận phát triển HTXNN ở TPHN và kinh
nghiệm thực tiễn của quốc tế, trong nước về phát triển HTXNN.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân của phát triển HTXNN ở
TPHN thời gian qua và xác định đúng những vấn đề đặt ra cần tập trung giải
quyết để phát triển HTXNN ở TPHN thời gian tới.
Đề xuất một số quan điểm, giải pháp phát triển HTXNN ở TPHN trong
thời gian tới.


7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án: Phát triển HTXNN cơ sở theo
Luật HTX năm 2012.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu sự phát triển về số lượng, quy mô, chất lượng
và cơ cấu của HTXNN kiểu mới trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản.
Về không gian: Ở thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu khảo sát từ năm 2013 đến 2017.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên các quan điểm kinh tế cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế tập thể nói chung và HTXNN nói riêng.

Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa trên các kết quả của các công trình khoa
học quốc tế, trong nước nghiên cứu về phát triển HTX và HTXNN, như:
Kinh nghiệm phát triển HTXNN của một số quốc gia, vùng lãnh thổ
trên thế giới và một số địa phương trong nước; các công trình nghiên cứu về
HTX và HTXNN có liên quan đã được công bố. Các báo cáo tổng kết về phát
triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; báo cáo, rút kinh nghiệm
về tổ chức phát triển HTX theo Luật HTX năm 2012 của TPHN và cơ quan
chức năng ở Trung ương, địa phương… có liên quan đến phát triển HTXNN.
Thực trạng phát triển HTXNN và kết quả thực hiện các chương trình,
đề án trọng điểm về phát triển nông nghiệp, nông thôn có liên quan đến phát
triển HTXNN ở TPHN từ năm 2013 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sinh sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa


8

học xã hội nhân văn để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của luận án, cụ thể:
Phương pháp luận chung: Là phép biện chứng duy vật. Phương pháp
này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu luận án, nhằm bảo đảm tính
lôgíc về nội dung, hình thức của luận án và sự phát triển của HTXNN được
đặt trong mối quan hệ, gắn bó hữu cơ với quá trình phát triển KT-XH nói
chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng ở TPHN. Đồng thời,
phương pháp này giúp NCS nhận thức, luận giải các mối quan hệ nội tại của
tổ chức HTXNN trong mối liên hệ qua lại với các tổ chức kinh tế khác; đúng
với đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về
phát triển kinh tế tập thể.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Phương pháp này cho phép
luận án tập trung vào nghiên cứu các vấn đề có tính quy luật, phản ánh bản

chất, nội dung của quá trình phát triển HTXNN ở TPHN, như: Số lượng, quy
mô, chất lượng và cơ cấu của HTXNN. Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu ở chương 2 và chương 3 của luận án.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để
nghiên cứu các tài liệu khác nhau về HTXNN, bằng cách phân chia chúng
thành từng bộ phận, từng mặt, từng vấn đề theo tiêu chí, nội dung nghiên cứu
của luận án. Trên cơ sở đó, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các
nguồn đã thu thập được để tạo ra một hệ thống tri thức đầy đủ, sâu sắc, toàn
diện về HTXNN và phát triển HTXNN. Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu để nghiên cứu các phần: chương 1, chương 2 và chương 4 của luận án.
Nhóm phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp lôgíc - lịch sử,
phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp toán học - đồ thị: Các
phương pháp này được sử dụng nghiên cứu chủ yếu về thực trạng phát triển
HTXNN ở TPHN thời gian qua và một số nội dung ở chương 2, như: Nhân tố
tác động và khảo sát kinh nghiệm thực tiễn về phát triển HTXNN.


9

Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng
chủ yếu trước và sau đánh giá luận án ở các cấp, thông qua sự tư vấn, hướng
dẫn của các chuyên gia trong và ngoài học viện để kiểm nghiệm kết quả
nghiên cứu và nâng cao chất lượng luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Khi thực hiện thành công, luận án có đóng góp mới về khoa học, như:
Xây dựng quan niệm, nội dung, tiêu chí và các nhân tố tác động đến
phát triển HTXNN ở TPHN dưới góc độ tiếp cận của kinh tế chính trị học
Mác - Lê nin.
Chỉ rõ nguyên nhân hạn chế và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải
quyết từ thực trạng phát triển HTXNN ở TPHN thời gian qua.

Đề xuất một số quan điểm, giải pháp phát triển HTXNN ở TPHN
thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Luận án góp phần luận giải những vấn đề lý luận về phát triển
HTXNN; nâng cao hiệu quả quán triệt, thực thi đường lối, chủ trương của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở TPHN.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các
địa phương trong tổ chức phát triển HTXNN và cho các nhà trường trong nghiên
cứu, giảng dạy, học tập những vấn đề có liên quan đến HTX nói chung và
HTXNN nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, bốn chương (10 tiết), kết luận, danh mục các
công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.


10

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về hợp tác xã nói chung
Hans-H. Muenkner (1995), Sửa đổi các nguyên tắc hợp tác xã và vai
trò của hợp tác xã trong thế kỷ XXI [55]. Công trình thể hiện sự đóng góp của
tác giả cho sự hoàn thiện và ra đời của “Phụ lục về các nguyên tắc của hợp tác
xã” trong “Tuyên bố quy định về hợp tác xã” được thông qua tại Đại hội đồng
Liên minh HTX quốc tế năm 1995. Tác giả đã phân tích, luận giải các vấn đề
lý luận, thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển HTX, như: Quan niệm, giá

trị, nguyên tắc của HTX; sự thích ứng của HTX với những tác động từ thay
đổi của môi trường hoạt động. Trên cơ sở luận giải những bất cập của các
nguyên tắc HTX về lý thuyết và thực tế, tác giả khẳng định sự cần thiết phải
sửa đổi hệ thống nguyên tắc HTX hiện hành ở các nội dung, như: Bổ sung
danh sách các nguyên tắc; thay đổi môi trường hoạt động; thay đổi về chính
trị, dân số, xã hội, kinh tế, môi trường sinh thái, công nghệ. Qua đó, tác giả đã
dự báo về vai trò của HTX ở thế kỷ XXI trong đấu tranh với thất nghiệp, giải
quyết các vấn đề xã hội về bảo hiểm y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng
đồng; nâng cao sức cạnh tranh, chống độc quyền; bảo vệ môi trường sinh
thái… nên rất cần sự quan tâm của Chính phủ các nước về vấn đề này.
Tổ chức lao động quốc tế (2003), Khuyến nghị số 193 về khuyến trợ hợp
tác xã 2002 [88]. Công trình này được xem như bản tuyên ngôn quốc tế về
HTX và được Đại hội toàn thể ILO thông qua tại kỳ họp lần thứ 90 ngày
03/6/2003 tại Giơnever, Thụy Sĩ. Nội dung Khuyến nghị đề cập đến các vấn
đề cơ bản nhất về HTX, mang tính thống nhất trên phạm vi toàn cầu, như:
Quan niệm và hệ thống nguyên tắc tổ chức hoạt động của HTX; công nhận


11

tầm quan trọng của HTX trong các vấn đề tạo việc làm, huy động các nguồn
lực, tạo vốn đầu tư; giá trị, mục đích, bản chất và sự đóng góp của HTX vào
nền kinh tế. Khuyến nghị cũng chỉ ra cách thức xây dựng khuôn khổ chính
sách pháp luật và vai trò của Chính phủ trong hỗ trợ phát triển HTX, bảo đảm
cho HTX có điều kiện, khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ để tăng cường
tính linh hoạt trong SXKD và năng lực tạo việc làm, thu nhập; góp phần làm
cho HTX thực sự là tổ chức cơ bản, hiệu quả trong bảo đảm quyền lợi của
người lao động và xem như là điều kiện cần thiết tạo lập lợi ích để HTX tham
gia vào hệ thống HTX quốc tế.
Zvigalor (2004), Quyền sở hữu và quỹ dự trữ trong hợp tác xã – Thực

trạng và đánh giá trong tương lai [112]. Với lợi thế của nhà nghiên cứu hàng
đầu về HTX và đã từng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Viện quốc tế của
Histadrut Ixraen, tác giả đã luận giải về bản chất và sự cần thiết phải duy trì
quỹ dự trữ và quyền sở hữu trong HTX. Đồng thời, tác giả đã phân tích các
vấn đề đang đặt ra trong quá trình phát triển HTX dưới sự chi phối của việc
hình thành quỹ dự trữ, như: Lợi ích giữa các thành viên; bảo vệ (giữ gìn) vốn
cho các thành viên; sự phát triển của HTX; dịch vụ tốt hơn cho các thành
viên; nợ không thu hồi được của các thành viên; nguồn để mở rộng HTX; quỹ
dự trữ là điều kiện để tồn tại, v.v. Từ đó, tác giả luận giải vấn đề quyền sở hữu
trong HTX thông qua các nội dung, như: Ý nghĩa của quyền sở hữu; tài sản kế
thừa cho thế hệ tương lai; thành viên không có liên quan đến tài sản. Theo tác
giả, vấn đề này có ý nghĩa quyết định đến thực hiện quyền thực tế của xã viên
trong quá trình phát triển HTX.
Kimberly A.Zeuli (2008), Lịch sử phát triển hợp tác xã quốc tế và Mỹ
[111]. Trên cơ sở luận giải hai vấn đề lớn là: Hiểu HTX như thế nào và tại sao
phải hợp tác, tác giả đã phân tích hai định nghĩa của ICA và Bộ Nông nghiệp
Mỹ về HTX để làm rõ nội hàm và đề ra các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt


12

động của HTX. Đồng thời, tác giả luận giải về mục đích của HTX là tối đa
hóa lợi nhuận cho các xã viên thông qua việc phục vụ nhu cầu và tạo lợi ích
cho các xã viên tốt hơn là các chủ đầu tư khác. Do vậy, Chính phủ và cơ quan
chức năng cần nắm vững về nguyên tắc, đặc trưng, cấu trúc của HTX để làm
rõ sự khác biệt giữa HTX với các tổ chức kinh doanh khác.
Claude-André Guillotte (2017), Những yếu tố chủ chốt tạo nên tính
hiệu quả của luật về hợp tác xã [29]. Tác giả đã cung cấp những luận chứng
về các yếu tố nền tảng cho việc xây dựng luật về HTX, được biểu hiện thông
qua sự đóng góp tập thể về tài sản, quyền lực và thành quả… trong mối quan

hệ biện chứng với chính trị, pháp luật, hội nhập quốc tế và các tổ chức hỗ trợ
HTX. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra yêu cầu đối với xây dựng luật về HTX là
phải có sự hiểu biết, nhận thức đầy đủ về đặc trưng của HTX, các nguyên tắc
của ICA và Khuyến nghị số 193 của ILO về HTX.
1.1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về hợp
tác xã nông nghiệp
Naoto Imagawa (2000), Giới thiệu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã
nông nghiệp Nhật Bản [57]. Tác giả đề cập tới nhiều vấn đề cơ bản về
HTXNN ở Nhật Bản, như: Giới thiệu các hoạt động; tầm quan trọng của phát
triển hoạt động SXKD; vấn đề chế độ tài chính kế toán… của HTXNN. Trên
cơ sở đó, tác giả giới thiệu những kinh nghiệm về: Cách thức tổ chức hoạt
động; quy định về xã viên và lĩnh vực hoạt động; phát huy vai trò của cơ quan
quản lý nhà nước; xác định mục đích, nguyên tắc hoạt động ủy thác và tiêu
thụ sản phẩm; tiêu chuẩn xử lý tài chính và chế độ kế toán, kiểm toán… của
HTXNN mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình phát triển HTXNN.
Chantal Chommel (2003), Hợp tác xã nông nghiệp Pháp [13]. Để làm
rõ cơ sở pháp lý của HTXNN, tác giả đã phân tích các vấn đề về nguồn gốc
và sự phát triển vị trí pháp lý của HTXNN, những đặc điểm pháp lý, các


13

nguyên tắc, giá trị, đặc trưng… của HTXNN. Đồng thời, tác giả làm rõ các
loại hình, lĩnh vực, hình thức hoạt động… để chỉ ra các loại cấu trúc quy định
vị trí pháp lý của HTXNN, đó là: Các HTXNN, Liên hiệp HTXNN, HTX
chung lợi ích nông nghiệp (SICAs), tập đoàn HTX. Trên cơ sở đó, tác giả đã
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao áp dụng các nguyên tắc HTX trong đời
sống thực tế, hoạt động SXKD, chế độ thuế của HTXNN và vai trò của nhà
nước trong bảo đảm vị thế pháp lý đối với HTXNN.
G.Pavlova (2006), Về hợp tác hóa trong nông nghiệp hiện nay [63]. Giá

trị nổi bật của công trình này là phương pháp tư duy của tác giả về HTXNN
và vai trò của hệ thống HTXNN có thành viên là các trang trại, nông trại ở
nước Nga. Tác giả quan niệm đã đưa ra quan niệm, chỉ rõ hình thức tổ chức,
hoạt động và vai trò của HTXNN đối với phát triển kinh tế hộ. Qua đó, tác giả
nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự giúp đỡ của nhà nước, sự vào cuộc của các
ngân hàng thương mại và xúc tiến thành lập HTX tín dụng ở nông thôn để đề
xuất một số giải pháp cấp bách phát triển HTXNN.
Hans-H. Muenkner (2008), Luật hợp tác xã nông nghiệp 2006 Trung
Quốc [56]. Tác giả đã nhận xét đánh giá, khái quát giá trị, vai trò nổi bật của
Luật HTXNN năm 2006 đối với sự phát triển HTXNN ở Trung Quốc. Đồng
thời, tác giả phân tích chi tiết về các điều luật để làm rõ nội hàm các vấn đề
về HTXNN, như: Xã viên, nghĩa vụ nhà nước, thành phần, cơ cấu tổ chức,
sáp nhập, chia tách, quản lý tài chính, chính sách hỗ trợ… để phát triển
HTXNN ở Trung Quốc.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên
quan đến đề tài
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về hợp tác xã nói
chung


14

Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên) (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác xã
– Những vấn đề lý luận và thực tiễn [58]. Cuốn sách tập hợp 60 bài tham luận
tham gia Hội thảo khoa học cấp quốc gia do Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia tổ chức, nhằm làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về tổ chức phát triển
HTX theo Nghị quyết Trung ương 5, Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ
những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX nói chung và
HTXNN nói riêng. Trên cơ sở đó, các tác giả làm rõ quan điểm của Đảng ta

về phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX; chỉ ra những vấn đề bất cập
trong Luật HTX năm 2003 và yêu cầu phải xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện hệ thống pháp luật về HTX ở nước ta hiện nay.
Phùng Quốc Chí (2010), Phát triển hợp tác xã trong quá trình công
nghiệp hoá đến năm 2020 ở Việt Nam [9]. Tác giả nghiên cứu tương đối
toàn diện cả về lý luận, thực trạng và giải pháp phát triển HTX ở nước ta
theo Luật HTX năm 2003. Giá trị nổi bật của luận án là tác giả chú trọng
xây dựng phương pháp đánh giá thực trạng phát triển HTX dựa vào các
tiêu chí về gia tăng số lượng, hiệu quả SXKD, cơ cấu HTX thành lập mới,
mối liên kết của HTX với các tổ chức kinh tế trên thị trường… theo lôgíc
từ thành tựu, hạn chế; nguyên nhân của thành tựu, hạn chế. Theo tác giả,
nguyên nhân chính của hạn chế, yếu kém trong phát triển HTX, là do:
nhận thức, công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ; vai trò của chính
quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở; chính sách hỗ trợ, ưu đãi và
khuyến khích HTX… còn nhiều bất cập. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các
quan điểm, giải pháp và một số kiến nghị với các cơ quan Trung ương để
tiếp tục phát triển HTX trong quá trình công nghiệp hóa đến năm 2020.
Bùi Văn Huyền, Phạm Văn Sáng, Nguyễn Quốc Thái (đồng Chủ biên)
(2011), Hợp tác xã nhìn từ thực tiễn ở Đồng Nai [36]. Các tác giả đã luận giải


15

một số vấn đề lý luận cơ bản về HTX, như: Quan niệm, vai trò, đặc điểm,
nguyên tắc tổ chức hoạt động của HTX và khảo sát kinh nghiệm quốc tế,
trong nước về phát triển HTX, để rút ra một số nhận xét cho Đồng Nai. Đồng
thời, các tác giả đã xây dựng các tiêu chí về số lượng, cơ cấu; chất lượng vốn,
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật… của HTX để đánh giá thực trạng
phát triển HTX. Qua đó, nhóm tác giả đã xác định quan điểm, mục tiêu và đề
xuất hệ thống giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển

HTX ở Đồng Nai thời gian tới.
Nguyễn Văn Yên (2015), Phát huy lợi thế để phát triển hợp tác xã ở
Lâm Đồng [110]. Tác giả đánh giá thực trạng phát triển của HTX kiểu mới ở
Lâm Đồng theo trình tự lôgíc về: Số lượng, nội dung hoạt động của HTX
trong từng lĩnh vực cụ thể; chỉ ra hạn chế, nguyên nhân hạn chế và rút ra
những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình tổ chức phát triển HTX kiểu
mới ở Lâm Đồng trong thời gian qua. Qua đó, tác giả nêu ra những định
hướng mà các chủ thể của tỉnh Lâm Đồng cần quan tâm trong tổ chức phát
triển HTX kiểu mới thời gian tới.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2016), Phát triển kinh tế tập thể trong
30 năm đổi mới ở Việt Nam [43]. Cuốn sách đã tổng kết sự phát triển của kinh
tế tập thể mà nòng cốt là HTX, góp phần tạo nên bức tranh tổng thể về phát
triển HTX, gắn với những điều kiện lịch sử, pháp luật trong từng giai đoạn cụ
thể của 30 năm đổi mới ở Việt Nam. Nội dung đánh giá, bao gồm: số lượng,
quy mô, loại hình, lĩnh vực hoạt động, hiệu quả SXKD và phân loại HTX; số
lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, lao động chuyên môn nghiệp vụ
của HTX; hoạt động hỗ trợ của Liên minh HTX đối với phát triển HTX; quá
trình thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về
HTX, công tác quản lý nhà nước về HTX, v.v. Phương pháp khảo sát, đánh
giá theo trình tự lôgíc: kết quả đạt được, hạn chế yếu kém, nguyên nhân và rút


16

ra bài học kinh nghiệm. Điều đó đã tạo nên bức tranh toàn cảnh về quá trình
phát triển HTX, dưới sự tác động của các yếu tố chính trị, pháp luật, KTXH… trong 30 năm đổi mới ở nước ta.
Hoàng Văn Long (2016), Phát triển kinh tế tập thể trong điều kiện Việt
Nam đổi mới và hội nhập [47]. Trên cơ sở luận giải về đường lối, quan điểm,
nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển kinh tế
tập thể và tổng kết sự phát triển của HTX trong công cuộc đổi mới, tác giả

xây dựng định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế tập thể đáp ứng
yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Về định hướng, tác
giả chú trọng phân tích định hướng phát triển HTX theo từng lĩnh vực và
vùng, miền, nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của kinh tế tập thể. Về giải
pháp, tác giả kiến nghị một số giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế tập
thể trong thời gian tới, như: Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đối
với HTX, Liên hiệp HTX; bảo đảm môi trường SXKD bình đẳng, quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của HTX; thống nhất nhận thức về phát triển kinh tế
tập thể; tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn việc chuyển đổi và tổ chức
lại HTX theo luật HTX năm 2012; học tập kinh nghiệm quốc tế, v.v.
Nguyễn Văn Đoàn (2017), Tình hình phát triển hợp tác xã sau khi Luật
hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực thi hành [27]. Trên cương vị Vụ trưởng Vụ
HTX, tác giả có điều kiện thuận lợi trong đánh giá thực trạng phát triển HTX
kiểu mới giai đoạn 2013-2016, để rút ra những bài học kinh nghiệm và đề
xuất hệ thống giải pháp để thúc đẩy phát triển HTX kiểu mới trong thời gian
tới. Trong đó, tác giả chú trọng các giải pháp về: Tuyên truyền, tập huấn sâu
rộng Luật HTX; hoàn thiện cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật HTX; nâng cao chất lượng đăng ký lại, chuyển đổi, giải thể
HTXNN kiểu cũ; đổi mới công tác quản lý nhà nước về HTX; xây dựng mô
hình và tổng kết mô hình gắn với nâng cao hiệu quả HTX.


17

1.2.2. Các công trình nghiên cứu về hợp tác xã
nông nghiệp
Tưởng Nhuệ (2004), Những tìm tòi của V.I. Lênin về việc dẫn dắt nông
dân đi con đường xã hội chủ nghĩa (từ bàn về thuế lương thực đến bàn về chế
độ hợp tác xã) [62]. Tác giả đã luận giải về sự thất bại của quá độ trực tiếp và
những ưu việt của hình thức quá độ gián tiếp thông qua tác phẩm “Bàn về

thuế lương thực” và “Chính sách kinh tế mới”. Qua đó, tác giả chỉ ra sự cần
thiết phải phát triển HTX theo kiểu tư bản chủ nghĩa (mua bán, trao đổi tự do
trên thị trường sau khi đã nộp thuế). Đồng thời, tác giả trích dẫn và luận giải
quan điểm của V.I. Lênin về điều kiện thực hiện mục tiêu của quá trình hợp
tác hóa nông nghiệp và đặt ra yêu cầu cần hiểu đúng quan điểm của V.I. Lênin
về HTXNN trong tác phẩm “Bàn về chế độ hợp tác xã” nói riêng và trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung.
Vũ Văn Phúc (2005), Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển hợp
tác xã nông nghiệp ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI [64]. Trên cơ
sở phân tích, luận giải những quan điểm của Đảng ta về vai trò của Nhà nước
đối với kinh tế hợp tác và HTX, tác giả nhấn mạnh yêu cầu thực hiện các
chính sách, như: Xóa nợ đối với HTXNN; đầu tư tài chính đối với kinh tế hợp
tác trong nông nghiệp; thuế, ruộng đất; khuyến nông, khoa học và công nghệ;
chính sách thị trường; đào tạo, sử dụng cán bộ. Đồng thời, tác giả đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển HTX ở nước ta, như:
Tăng cường mối liên kết hợp tác giữa HTX với các thành phần kinh tế khác,
trước hết là kinh tế nhà nước; tăng cường hệ thống tổ chức quản lý nhà nước
đối với kinh tế hợp tác, HTX; xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa tổ
chức Đảng, chính quyền và HTX trên từng địa bàn, v.v.
Hồ Văn Vĩnh, Nguyễn Quốc Thái (đồng Chủ biên) (2005), Mô hình
phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam [109]. Giá trị khoa học nổi bật


18

ở công trình này là những vấn đề lý luận về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
và mô hình phát triển HTXNN. Trong đó, các tác giả đã tập trung phân tích
những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh
về kinh tế hợp tác, HTX nói chung và HTXNN nói riêng; quan điểm, đường
lối hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng ta qua các thời kỳ. Trên cơ sở đó, các

tác giả xây dựng và luận giải một số vấn đề, như: Quan niệm, đặc điểm, mối
quan hệ và những nhân tố tác động đến phát triển HTXNN trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Lê Thị Kim Liên (2011), Hiệu quả kinh doanh của hợp tác xã nông
nghiệp ở Thừa Thiên - Huế [41]. Một trong những thành công của luận án
là tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của HTXNN ở
Thừa Thiên - Huế. Trong đó, nhiều vấn đề lý luận có giá trị khoa học và
tính thời sự cao, như: Quan niệm HTXNN, xác định các lĩnh vực hoạt động
của HTXNN; giới thiệu kinh nghiệm nước ngoài và rút ra bài học cho Việt
Nam về phát triển HTXNN; các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của HTXNN, v.v.
Vương Đình Huệ (2015), Một số vấn đề về xây dựng, phát triển và
nâng cao hiệu quả của hợp tác xã trong nông nghiệp [34]. Bài báo có ý
nghĩa lý luận, thực tiễn đối với công tác lãnh đạo và tổ chức quá trình phát
triển HTXNN. Trên cơ sở khái quát thành tựu, hạn chế phát triển HTXNN
sau 3 năm thực hiện Luật HTX năm 2012, tác giả đã chỉ ra những nguyên
nhân chủ yếu của tình trạng yếu kém của phát triển HTXNN hiện nay. Qua
đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển
HTXNN thời gian tới. Các giải pháp hướng vào giải quyết những vấn đề,
như: Thay đổi nhận thức về HTXNN; tổ chức triển khai có hiệu quả Luật
HTX năm 2012; đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các đoàn thể
xã hội đối với quá trình phát triển HTXNN.


19

Nguyễn Xuân Cường (2015), Phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn
với tái cơ cấu nông nghiệp [16]. Tác giả căn cứ vào các tiêu chí, như: Loại
hình, lĩnh vực hoạt động, quy mô, tỷ lệ hộ nông dân tham gia, cơ cấu dịch
vụ… của HTXNN để tiến hành khảo sát, đánh giá sự phát triển của HTXNN

kiểu mới ở nước ta theo Luật HTX năm 2012 giai đoạn 2013-2015. Trên cơ
sở đó, tác giả chỉ ra những vấn đề cần được khắc phục, như: Tốc độ tăng
trưởng, quy mô, trình độ công nghệ, phương thức sản xuất, năng lực và chất
lượng các nguồn lực, sự lệ thuộc vào chính quyền… của HTXNN. Theo tác
giả, nguyên nhân hạn chế trong phát triển HTXNN chủ yếu là do nhận thức về
kinh tế tập thể của các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu còn hạn chế;
năng lực nội tại của HTXNN yếu kém; công tác quản lý, khung khổ pháp luật
và chính sách phát triển HTXNN chưa hoàn thiện và còn nhiều bất cập. Do
vậy, nhận thức, đánh giá đúng thực trạng phát triển HTXNN là cơ sở để xây
dựng giải pháp phù hợp, bảo đảm cho HTXNN thực sự là một trong những
động lực của tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở
nước ta hiện nay.
Nguyễn Thiện Nhân (2015), Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu
mới – Khâu đột phá để cơ cấu lại nông nghiệp và nâng cao thu nhập bền
vững cho người nông dân [60]. Trên cơ sở phân tích hạn chế, yếu kém của
kinh tế hộ và những vấn đề đặt ra trong quá trình SXNN ở nước ta hiện nay,
tác giả đã chỉ ra vai trò, sự cần thiết đối với phát triển HTXNN và coi phát
triển HTXNN là khâu đột phá để cơ cấu lại nông nghiệp và nâng cao thu nhập
bền vững cho người nông dân. Đồng thời, tác giả đã phân tích kinh nghiệm
phát triển HTX trên thế giới và các mô hình HTXNN điển hình ở Việt Nam để
chỉ ra những yêu cầu đổi mới nhận thức về bản chất, vai trò, chức năng, xây
dựng mô hình tổ chức hoạt động… của HTXNN; chỉ ra sự khác biệt của HTX
trên thế giới đối với HTXNN ở nước ta ở các nội dung, như: Sở hữu kép, thị


20

trường kép, hạch toán kép, giám sát kép. Qua đó, tác giả phân tích nội dung
mới của Luật HTX năm 2012 về tổ chức, nội dung hoạt động, trách nhiệm,
nghĩa vụ… của HTX.

Hoàng Vũ Quang (Chủ nhiệm đề tài) (2016), Nghiên cứu đề xuất chính
sách và giải pháp phát triển hợp tác xã trong nông, lâm, ngư nghiệp [65]. Đề
tài nghiên cứu tổng thể về cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước qua các
thời kỳ đối với phát triển HTXNN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp làm
cơ sở để ban hành, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với phát
triển HTXNN theo quy định của Luật HTX năm 2012. Trong đó có những
vấn đề liên quan đến lý luận mà luận án có thể tham khảo, như: Quan niệm,
bản chất, nguyên tắc xây dựng và hoạt động của HTX; tổng quan chính sách
phát triển HTX trong nông nghiệp ở Việt Nam; tổng quan kinh nghiệm của
một số nước trong việc xây dựng và phát triển HTXNN; tổng quan cách tiếp
cận, chỉ tiêu và khung lý thuyết về phương pháp đánh giá sự phát triển
HTXNN ở nước ta sau khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực.
Trần Thị Thái (Chủ nhiệm đề tài) (2017), Nghiên cứu đề xuất giải pháp
thúc đẩy chuyển đổi hình thức tổ chức, phương thức hoạt động của hợp tác
xã để thực hiện hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2012 [79]. Mục tiêu của đề tài
là thúc đẩy chuyển đổi hình thức tổ chức và phương thức hoạt động của
HTXNN theo Luật HTX năm 2012 đạt hiệu quả cao, phù hợp với thực tiễn
phát triển HTXNN ở các địa phương. Đề tài chú trọng phân tích, làm rõ
những vấn đề cơ bản của quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức, phương thức
hoạt động của HTXNN theo Luật HTX năm 2012, như: Một số vấn đề lý
luận; đánh giá thực trạng hoạt động chuyển đổi hình thức tổ chức và phương
thức hoạt động của HTXNN theo luật HTX 2012; chỉ ra những hạn chế,
nguyên nhân và tổng kết các mô hình HTXNN đã chuyển đổi thành công,
chưa thành công, v.v. . Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất quan điểm, mục tiêu và


21

giải pháp thúc đẩy chuyển đổi hình thức tổ chức, phương thức hoạt động của
HTXNN theo Luật HTX năm 2012 trong thời gian tới.

Nguyễn Minh Tiến (2017), Phát triển hợp tác xã kiểu mới gắn với cơ
cấu lại nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới [87]. Từ phân tích kết quả
quá trình xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tác giả đã
làm rõ vai trò của HTXNN đối với quá trình đó ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở
đó, tác giả đề xuất các biện pháp thiết yếu để gắn kết quá trình phát triển
HTXNN với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, như:
Xây dựng các mô hình HTXNN điển hình, tiên tiến; nâng cao chất lượng việc
tổ chức đăng ký lại, chuyển đổi mô hình hoạt động của HTXNN kiểu cũ sang
kiểu mới; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
quản lý HTXNN; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về HTXNN.
Hoàng Đình Vinh (2017), Mô hình phát triển hợp tác xã của một số
quốc gia, bài học cho phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam [107].
Tác giả phân tích tình hình hoạt động của HTX ở các quốc gia trên thế giới,
như: Mỹ, Phần Lan, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia về các
nội dung: Số lượng, nội dung hoạt động, nguyên tắc tổ chức, mục đích, cách
thức tổ chức bộ máy, phương thức, lĩnh vực hoạt động đối và cơ chế, chính
sách hỗ trợ của Chính phủ đối… đối với từng loại hình HTX. Trên cơ sở đó,
tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm đối với phát triển HTXNN ở Việt
Nam, như: Từng bước thành lập Liên đoàn HTX ở các cấp; đẩy mạnh liên kết,
sáp nhập; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ; quan tâm đào tạo nguồn nhân
lực; xây dựng kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ; quảng bá thương hiệu,
nghiên cứu thị trường và tăng cường hỗ trợ của Nhà nước đối với HTX.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về hợp tác xã
nông nghiệp ở thành phố Hà Nội


22

Trần Ngọc Cuông (Chủ nhiệm đề tài) (2005), Nghiên cứu những nhân
tố mới tác động đến quá trình phát triển kinh tế trang trại và hợp tác xã ở

ngoại thành Hà Nội [15]. Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về kinh tế
trang trại và HTXNN, đề tài đã xác định những nhân tố mới tác động đến quá
trình phát triển kinh tế trang trại và HTXNN ở ngoại thành TPHN, đó là: Môi
trường KT-XH; nguồn nhân lực; KHCN; công nghiệp hoá, đô thị hoá; hội
nhập kinh tế quốc tế. Đề tài đã đánh giá sự tác động của các nhân tố đó đến
quá trình hình thành, phát triển của trang trại và HTXNN trên cả hai chiều
hướng tích cực, tiêu cực mà TPHN cần quan tâm, giải quyết trong tổ chức
phát triển kinh tế trang trại và HTXNN.
Phạm Văn An (2015), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Liên minh
Hợp tác xã thành phố Hà Nội [1]. Trên cương vị Chủ tịch Liên minh HTX
Thành phố, tác giả có điều kiện khảo sát thực trạng hoạt động của HTX và
HTXNN ở TPHN. Qua đó, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động của Liên minh HTX nói chung và phát triển HTX nói riêng.
Trong hệ thống giải pháp đó, có nhiều giải pháp liên quan trực tiếp đến phát
triển HTXNN, như: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đổi mới và nâng cao
chất lượng hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong hoạt động quản lý và
sản xuất, chú trọng xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị... của
HTXNN. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh sự cần thiết củng cố, mở rộng các
Câu lạc bộ HTXNN trong từng lĩnh vực, theo từng ngành và đẩy mạnh công
tác thi đua trong quá trình tổ chức phát triển HTXNN ở TPHN.
Liên minh HTX Việt Nam (2016), Hợp tác xã nông nghiệp Dương Liễu
[44], đây là công trình phản ánh mô hình HTXNN điển hình tiên tiến trong quá
trình tổ chức phát triển HTX kiểu mới ở TPHN nói riêng và ở nước ta hiện nay
nói chung. Công trình đã đề cập đến cơ cấu, nội dung hoạt động SXKD của
HTXNN Dương Liễu trên hai lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, như:


23

Hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất của thành viên; dịch vụ cung ứng điện; hoạt

động hỗ trợ nghề truyền thống làng nghề; hoạt động thương mại, hỗ trợ tiêu thụ
sản phẩm cho thành viên; dịch vụ môi trường. Qua đó, công trình làm rõ vai trò
của HTXNN Dương Liễu đối với phát triển KT-XH của địa phương trong các lĩnh
vực, như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp;
tham gia xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nông thôn; hoàn
thiện quan hệ sản xuất ở nông thôn; thực hiện chức năng xã hội của HTX.
Nguyễn Văn Lân (2017), Phát triển kinh tế dịch vụ nông nghiệp ở
thành phố Hà Nội [38]. Luận án có đề cập các nội dung liên quan đến thực
trạng phát triển HTXNN ở TPHN, như: Khảo sát, đánh giá số lượng HTXNN
tham gia và nội dung hoạt động cung cấp dịch vụ nông nghiệp của HTXNN
vào phát triển kinh tế dịch vụ nông nghiệp ở TPHN với tư cách là chủ thể
kinh tế độc lập, bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác; chỉ ra thành tựu, hạn
chế trong quá trình tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ nông nghiệp của
HTXNN. Trong đó, một số nội dung được trích dẫn từ các tài liệu có tính
pháp lý của các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước về HTXNN cấp Trung
ương và TPHN, như: Bảng biểu, số liệu, hình thức hoạt động, cơ cấu giá trị,
nội dung hoạt động… của HTXNN.
Liên minh HTX Việt Nam (2017), Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ tổng hợp
Hòa Mỹ [46]. Đây là công trình giới thiệu HTXNN điển hình về ứng dụng công
nghệ cao trong chăn nuôi lợn ở TPHN. Công trình khái quát các vấn đề cơ bản
của HTX chăn nuôi dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ, như: Tổ chức bộ máy, quy mô,
ngành nghề, sản phẩm chủ yếu, thu nhập bình quân của thành viên và doanh thu
của HTX. Đồng thời, công trình giới thiệu công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi
trường được HTX ứng dụng vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó,
công trình làm rõ vai trò quan trọng của cán bộ HTX, nhất là Giám đốc trong quá
trình tổ chức SXKD của HTX.


×