Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa tám thơm của hộ nông dân tại thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312 KB, 69 trang )

Tên khóa luận
“Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa tám thơm của hộ nông dân tại
thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên”.

1


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
a. Mục tiêu chung
b. Mục tiêu cụ thể
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
4. Nội dung nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập số liệu
b. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát
c. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
d. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
e. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.2 Mốt số nét cơ bản về cây lúa
1.1.3 Đặc điểm của cây lúa tám thơm Điện Biên
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa
1.2 Lý thuyết về hiệu quả kinh tế
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THỊ


TRẤN TUẦN GIÁO ĐIỆN BIÊN
2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.1.1Vị trí địa lý
2


2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.2 Tình hình phát triển kinh tế
2.2.1 Dân số và lao động
2.2.2 Kết cấu hạ tầng
2.2.3 Kinh tế
2.3. Những thuận lợi và khó khăn
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa tám thơm tại thị trấn Tuần Giáo
giai đoạn 2014-2016
3.1.1 Diện tích canh tác lúa tám thơm của thị trấn Tuần Giáo qua 3 năm 20142016
3.1.2 Năng suất lúa tám thơm của thị trấn Tuần Giáo qua 3 năm 2014-2016
3.1.3 Sản lượng lúa tám thơm của thị trấn Tuần Giáo qua 3 năm 2014-2016
3.1.4 Thực trạng phân phối và tiêu thụ lúa tám thơm đặc sản tại thị trấn Tuần
Giáo
3.2 Tình hình sản xuất lúa tám thơm của hộ điều tra
3.2.1 Thông tin cơ bản về hộ nông dân trồng lúa
3.2.2 Tình hình sản xuất lúa tám thơm của các hộ điều tra tại thị trấn Tuần
Giáo
3.2.3 Chi phí sản xuất lúa tám thơm của các hộ điều tra tại thị trấn Tuần Giáo
3.3 Yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa
tám thơm tại thị trấn Tuần Giáo
3.3.1 Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa tám thơm
3.3.2 Yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ lúa tám thơm
3.4 Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa tám thơm của

thị trấn Tuần Giáo
3.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tếtrong sản xuất lúa cho hộ
nông dân ở thị trấn Tuần Giáo

3


3.5.1 Giải pháp về mở rộng quy mô sản xuất
3.5.2 Nâng cao chất lượng giống lúa
3.5.3 Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa
cho các hộ nông dân
3.5.4 Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nông dân
3.5.5 Nâng cao vai trò hiệp hội và chỉ dẫn địa lý cho gạo tám thơm
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BQ
BVTV
CC
CP
CPTG
DT
ĐVT
DVTL
GO
IC
KHKT


MI
NS
SL
TB
UBND
VA

Nghĩa Tiếng việt
Bình quân
Bảo vệ thực vật
Cơ cấu
Chi phí
Chi phí trung gian
Diện tích
Đơn vị tính
Dịch vụ thủy lợi
Giá trị sản xuất
Chi phí trung gian
Khoa học kỹ thuật
Lao động
Thu nhập hỗn hợp
Năng suất
Sản lượng
Trung bình
Ủy ban nhân dân
Giá trị gia tăng

4



ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế của Việt Nam. Nông nghiệp có sự đóng góp to lớn cho sự ổn định kinh tế
và sự giàu có của quốc gia. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp.
Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư tương
xứng với tiềm năng đó.
Việt Nam tham gia hội nhập các tổ chức thương mại trong khu vực và trên
thế giới đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản. Việc
tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, Việt Nam đã trở
thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan.
Sản xuất lúa gạo có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương
thực cả nước, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân các vùng
canh tác, vùng sản xuất, đóng góp to lớn cho nguồn thu ngân sách quốc gia,
tăng tổng sản phẩm quốc nội. Gạo là một mặt hàng không thể thiếu đối với
đời sống hàng ngày của mọi người, đặc biệt trong bữa cơm gia đình của người
dân Việt Nam. Do đó có thể thấy được tầm quan trọng của lúa gạo trong cả
đời sống và sản xuất.
Điện Biên là vùng đất cung cấp những giống gạo đặc sản nổi tiếng thơm
ngon do có điều kiện gieo trồng vô cùng thuận lợi. Gạo Điện Biên từ lâu đã
trở thành một trong những thương hiệu gạo có giá trị kinh tế cao và là sản
phẩm được các các du khách mua về làm quà biếu.
Thị trấn Tuần Giáo là một đơn vị hành chính trung tâm của huyện Tuần
Giáo, nằm ở phía đông của tỉnh Điện Biên, người dân chủ yếu làm nông
nghiệp trồng lúa là chính. Tuy nhiên với diện tích nhỏ, tập quán gieo trồng
còn lạc hậu nên sản lượng gạo tám còn chưa cao, việc phát triển thương hiệu
gạo,hạn chế từ khâu sản xuất đến tiêu thụ gạo tám thơm nói chung vẫn chưa
được quan tâm nhiều.
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của mọi thành

viên trong xã hội. Nâng cao hiệu quả kinh tế là việc làm mà toàn xã hội quan tâm
5


đến. Đối với người sản xuất thì làm tăng hiệu quả chính là làm tăng lợi nhuận, còn
đối với người tiêu dùng thì làm tăng hiệu quả chính là họ được sử dụng sản phẩm
hàng hoá với chất lượng cao và giá thành thấp. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa
tám thơm của hộ nông dân tại thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh
Điện Biên” nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong
sản xuất lúa tám thơm của các hộ nông dân từ đó đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế và cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân trồng lúa ở thị trấn
Tuần Giáo.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
a. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa tám
thơm từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế trong sản xuất lúa tám thơm cho hộ nông dân ở thị trấn Tuần Giáo.
b. Mục tiêu cụ thể
- Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
- Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa tám thơm của hộ nông dân ở thị
trấn Tuần Giáo.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của trong sản xuất lúa tám thơm
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa tám
thơm của hộ nông dân ở thị trấn Tuần Giáo.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa tám thơm cho
hộ nông dân ở thị trấn Tuần Giáo
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa

của hộ nông dân tại thị trấn Tuần Giáo.
- Đối tượng điều tra: Các hộ nông dân tham gia trồng lúa ở thị trấn
Tuần Giáo.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
6


- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nâng
cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa tám thơm của các hộ nông dân tại thị
trấn Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thị
trấn Tuần Giáo, Huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2014 đến
năm 2016.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa
- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa tám thơm của thị trấn Tuần Giáo,
Điện Biên.
- Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tám thơm của thị trấn Tuần Giáo
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa tám
thơm.
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa cho hộ
nông dân ở thị trấn Tuần Giáo.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp
- Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính: Các
báo cáo, chuyên đề hội thảo, kỷ yếu hội thảo, sách, tạp chí chuyên ngành và
từ Internet.
- Thu thập từ bảng thống kê của thị trấn Tuần Giáo.

- Số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm những thông
tin về địa bàn nghiên cứu:
+) Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu.
+) Điều kiện kinh tế - xã hội: Cơ sở hạ tầng, dân số, lao động, tình hình
tăng trưởng kinh tế qua các năm.
* Thu thập số liệu sơ cấp
7


Là các phiếu điều tra từ các hộ. Thông tin cơ bản về hộ; tình hình sử
dụng đất đai; các phương pháp sản xuất chính; tình hình vốn; kết quả sản
xuất; tình hình thu, chi của hộ…
Số hộ điều tra tôi nghiên cứu lấy 130 phiếu theo công thức:
n = N/(1+N*e2)
Trong đó:

n: dung lượng mẫu điều tra
N: số lượng hộ các thôn điều tra
e: sai số dự kiến (10%)

b. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đi sâu điều tra, khảo sát tìm
hiểu các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần
Giáo, tỉnh Điện Biên.
Thị trấn Tuần Giáo là thị trấn nằm ở phía đông tỉnh Điện Biên, dân cư
có nhiều thành phân dân tộc như Thái, Kinh, H’Mông với tập quán canh tác
sản xuất khác nhau. Có rất nhiều loại lúa được trồng nhưng chủ yếu là lúa tám
thơm.
Căn cứ vào địa hình, đặc điểm các hộ nông dân, vị trí các xã đề tài chọn
5 xã là: Quài Tở, Quài Cang, Mường Mùn, Mường Thín, Chiềng Sinh.

c. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Để phản ánh một cách trung thực, chính xác nhất thực trạng trồng lúa
của các hộ tại thị trấn Tuần Giáo. Tôi đã tiến hành nghiên cứu điều tra 130 hộ
trên 5 xã đại diện cho thị trấn từ đó có thể suy rộng ra toàn thị trấn, trong đó:
- Chọn 1 xã có tình hình kinh tế phát triển nhất xã.
- Chọn 1 xã có tình hình kinh tế thuộc loại trung bình.
- Chọn 3 xã có tình hình kinh tế khó khăn.
Chọn 5 xã trong 18 xã nghiên cứu trên cơ sở tìm hiểu tình hình phát
triển kinh tế của xã. Phỏng vấn các hộ nông dân thông qua phiếu điều tra
theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên là 5 xã của thị trấn.

8


d. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả: Áp dụng phương pháp này ta lập bảng
xét mức độ biến động của các năm theo thời gian, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và
tương đối để xem xét lấy số liệu bình quân chung, lập bảng phân tích so sánh
qua các năm các chỉ tiêu tăng giảm như thế nào.
Phương pháp so sánh: Nhằm làm rõ sự khác nhau về kết quả và hiệu
quả kinh tế giữa các nhóm hộ điều tra, nhằm tạo cơ sở đưa ra một số kết luận,
kiến nghị, giải pháp cho sản xuất và tiêu thụ gạo tám thơm.
- Phương pháp xử lý số liệu
Các tài liệu thu thập được tôi tiến hành tổng hợp chọn lọc và hệ thống
hóa để tính toán các chỉ tiêu nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, bằng
cách phân tổ, lập các bảng, vẽ biểu đồ... Các số liệu được xử lý bằng máy tính
điện tử với chương trình excel và máy tính cầm tay.
e. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Để phân tích rõ hơn, sâu sắc hơn bản chất của vấn đề cần nghiên cứu,

chúng tôi đưa ra hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
* Chỉ tiêu về điều kiện sản xuất
- Tuổi và trình độ của chủ hộ
- Số lao động/hộ
- Số lao động NN/hộ
- Diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ
- Diện tích đất trồng lúa tám thơm bình quân/hộ
- Số mảnh ruộng/hộ
- Số lần tập huấn/năm của hộ
* Các chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất gồm
- Số hộ sản xuất lúa tám thơm
- Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tám thơm của các hộ trong thị
trấn/năm.
* Các chỉ tiêu thể hiện tình hình tiêu thụ gồm
9


- Hình thức tiêu thụ
- Khối lượng tiêu thụ trên các kênh tiêu thụ
- Giá bán trên các kênh
* Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả, hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất lúa lám
thơm
- Nhóm chỉ tiêu kết quả
+ GO (tổng giá trị sản xuất): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch
vụ do hộ sản xuất lúa tám thơm tạo ra trong một thời gian nhất định, thường
là 1 năm.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, GO bao gồm giá trị sản xuất lúa tám
thơm 1 năm được tính theo công thức:
GO = ∑ Qi * Pi
Trong đó :

GO: Giá trị sản xuất
Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i
Pi : Đơn giá sản phẩm thứ i
+ IC (chi phí trung gian): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ
khấu hao tài sản cố định và chi phí LĐ thuê ngoài) và dịch vụ sản xuất.
IC = ∑Cj
IC: Chi phí trung gian
Cj: Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất sản phẩm thứ j
+ VA: Là giá trị gia tăng gồm giá tri các sản phẩm, dịch vụ được tạo ta
trong năm sau khi trừ đi chi phí trung gian
VA = GO – IC
+ MI: Thu nhập hỗn hợp: Là thu nhập thuần túy của người sản xuất bao
gồm cả phần công lao động và phần lợi nhuận
MI = VA – ( T + A + Chi phí lao động thuê ngoài)
Trong đó:
T là các loại thuế
A là khấu hao tài sản cố định
10


- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí trung gian
+ GO/IC: Là giá trị sản xuất tính trên 1 đồng chi phí trung gian. Chỉ
tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng chi phí trong việc sản xuất lúa tám thơm.
+ VA/IC: Là giá trị gia tăng tính trên 1 đồng chi phí trung gian
+ MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp tính trên 1 đồng chi phí trung gian
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
+ MI/V: Thu nhập hỗn hợp trên một ngày công lao động
+ GO/V: Giá trị sản xuất trên một ngày công lao động gia đình
+ VA/V: Giá trị gia tăng trên một ngày công lao động gia đình
7.Kết cấu khoá luận

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, khoá luận kết cấu gồm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
Chương II : Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn Tuần Giáo
Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

11


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1.1. Một số nét cơ bản về cây lúa
1.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây lúa
Cây lúa là một trong những cây cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất.
Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… Cây lúa
đã có từ 3000 - 2000 năm trước Công nguyên. Ở Trung Quốc, vùng Triết
Giang đã xuất hiện cây lúa khoảng 5000 năm trước. Tuy nhiên vẫn còn thiếu
những tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào
trồng trọt và nguồn gốc xuất xứ. Từ trung tâm khởi nguyên là Ấn Độ và
Trung Quốc, cây lúa được phát triển về cả hai hướng đông và tây. Bắt đầu từ
thế kỉ thứ I, cây lúa được đưa vào trồng tại các vùng khác như: Địa Trung Hải,
Ai Cập, Italia, Nam Tư, Mỹ, Inđonexia,... lúa gạo được coi là nguồn lương
thực chính có liên quan đến đời sống của hàng triệu người.
Về nguồn gốc thực vật, cây lúa thuộc họ hoà thảo (Gramineae), chi
Oryza. Trong khi Oryza có nhiều loại, sống một năm hay nhiều năm, trong đó
chỉ có hai loài trồng trọt là: Oryzas sativa, phổ biến ở châu Á chiếm đại bộ
phận diện tích trồng lúa, có nhiều giống lúa có đặc tính tốt cho năng suất cao.
Giống Oryza glaberima, hạt nhỏ, năng suất thấp, chỉ trồng trên diện tích nhỏ ở
Tây Phi.
Việc tìm hiểu nguồn gốc cây lúa là một vấn đề phức tạp đã có nhiều
công trình nghiên cứu với những ý kiến khác nhau. Tóm lại, lúa gạo được coi

là nguồn lương thực chính, có từ lâu đời, là nguồn lương thực quan trong cho
người dân của hầu hết các quốc gia trên thế giới. (Phạm Văn Cường, 2015)
1.1.2 Ý nghĩa kinh tế của cây lúa
Ngoài việc sử dụng làm lương thực chủ yếu, các sản phẩm phụ của cây
lúa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Gạo: còn có thể làm nguyên liệu sản xuất rượu, bia. Bia sản xuất từ gạo
có màu trong, hương thơm.
Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, axetôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
12


Cám: dùng để sản xuất thức ăn cho gia súc non và vỗ béo, làm thức ăn
gia súc tổng hợp. Trong công nghệ dược, sản xuất vitamin B1 chữa bệnh tê
phù, dầu cám có chất lượng cao, dùng chữa bệnh, chế tạo sơn cao cấp, làm
mỹ phẩm, chế xà phòng…
Trấu: sản xuất nấm men là thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu đóng lót
hàng dùng để độn chuồng làm phân bón có SiO2 cao. ở nông thôn còn sử
dụng làm chất đốt.
Rơm rạ: với thành phần chủ yếu là xenluloza có thể sản xuất thành
giấy, các tông xây dựng, đồ gia dụng như thừng, chão, mũ, dầy, dép… Cũng
có thể dùng rơm rạ để sản xuất thức ăn gia súc, trộn với cây họ đậu làm thức
ăn ủ chua, sản xuất nấm rơm, độn chuồng, chất đốt…Nếu tận dụng khai thác
các sản phẩm phụ thì giá trị kinh tế của cây lúa còn rất phong phú.
1.1.3 Đặc điểm của cây lúa tám thơm Điện Biên
Giống lúa Tám thơm Điện Biên:
- Nguồn gốc : Là giống lúa địa phương giống ngắn ngày, được nông
dân tự chọn lọc và để giống. Hiện đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây
trồng Quốc gia..
- Đặc điểm chính: Chiều cao cây: 153 cm. Phiến lá mầu xanh, trên
phiến lá có phủ lông trung bình, bẹ lá mầu xanh, góc lá ngang, lá đòng nằm

ngang. Bông to, dài 29 cm, hạt thóc không có râu, vỏ trấu mầu nâu, vỏ trấu có
lông ngắn ở phần trên cả hạt, mỏ hạt mầu vàng rơm, mày hạt mầu vàng rơm,
vỏ gạo mầu trắng, hạt thóc nhỏ, thon, cây cao, yếu, khả năng đẻ nhánh cao.
Năng suất trung bình, chất lượng nấu ăn thơm, ngon.
- Thời vụ: trồng theo mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
+ Là giống phản ứng ánh sáng ngắn ngày, thích hợp với chân ruộng
thấp, đất phù sa, chủ động tưới tiêu.
+ Bón nhiều phân xanh, phân chuồng, thu hoạch không quá già, khi
phơi chú ý phơi trong nắng nhẹ để giữ được mùi thơm, là sản phẩm hàng hóa
giá trị cao.
Đặc điểm hạt gạo tám thơm:
13


+ Hạt gạo nhỏ, hơi đục nhưng khi thổi thành cơm thì dẻo và thơm như
cơm nếp, đậm vị, nhiều nhựa và có hàm lượng dinh dưỡng cao: hàm lượng
protein (7,26 - 8,55%), hàm lượng amylose (15,4 - 18,2 %), hàm lượng tinh
bột (79,0 - 84,2 %).
+ Hạt gạo đẹp, ít gãy.Sản phẩm chất lượng cao, cơm trắng, thơm, dẻo
ngọt (cơm vẫn mền dẻo sau 24 giờ).
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa
1.1.4.1 Các nhân tố bên ngoài hộ nông dân
a. Các yếu tố khách quan:
*Thời tiết khí hậu
Khí hậu thời tiết - yếu tố quan trọng nhất của điều kiện sinh thái, có ảnh
hưởng lớn và thường xuyên đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
Cây lúa xuất phát từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nư¬ớc ta
nói chung có ảnh hưởng thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nó.
Trên đồng ruộng cây lúa chịu ảnh hưởng tổng hợp của các điều kiện khác
nhau, trong đó yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt nhất.

*Thị trường: Đối với tất cả các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất các mặt
hàng thì đây là thị trường được các doanh nghiệp, tổ chức quan tâm chú trọng,
sản xuất và xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài để đổi lấy ngoại tệ
mạnh vào trong nước nhằm cải thiện mức sống, nâng cao đời sống cho người
dân. Đối với ngành nông nghiệp đây là một yếu tố tác động đến việc sản xuất
lúa gạo trong nước, xu hướng hiện nay của bà con nông dân là sản xuất những
giống lúa cho năng suất cao, gạo ngon, giá cao để bán ra thị trường trong
nước và nước ngoài.
*Khoa học kỹ thuật (KHKT) :
Là một nước đi sau, Việt Nam đã được thừa hưởng rất nhiều những
thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới trong các ngành công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ. Đối với ngành nông nghiệp nói riêng, KHKT đóng vai trò
hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất như lại tạo các giống lúa mới,
kháng sâu bệnh, giảm nhẹ một số khâu trong sản xuất cho bà con nông
14


dân...góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất đồng thời nâng cao
hiệu quả xã hội và môi trường góp phần đưa ngành nông nghiệp phát triển
một cách bền vững.
b. Các yếu tố chủ quan:
* Hệ thống chính sách của nhà nước
Nhà nước có vai trò to lớn đối với sự phát triển sản xuất và tiêu dùng
lương thực thông qua hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô do nhà nước ban
hành. Trong đó quan trọng nhất là các chính sách sau:
- Chính sách ruộng đất: quy định quyền của người sản xuất lương thực
thực đối với mảnh đất họ sử dụng.
- Chính sách đầu tư: đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
công nghệ sản xuất, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu...
- Chính sách thuế: miễn giảm thuế khi sản xuất lương thực gặp khó

khăn hay có sự biến động giá cả thị trường trong và ngoài nước, bỏ thuế xuất
khẩu lúa gạo để thúc đẩy xuất khẩu.
- Chiến lược phát triển lương thực thực phẩm: phải phù hợp với các
điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của đất nước và đáp ứng thị hiếu của các
nhà nhập khẩu.
* Hệ thống thuỷ lợi
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa thì các yếu tố như
thời tiết, khí hậu, thuỷ lợi, phân bón... có ảnh hưởng rất nhiều, trong thời kỳ
đẻ nhánh, làm đòng là giai đoạn cần nhiều nước nhất, mặt khác đây là giai
đoạn quyết định năng suất lúa của cây, do đó hệ thống thuỷ lợi ở nơi nào tốt,
được chú trọng thì nơi đó cho năng suất lúa cao ngược lại hệ thống thuỷ lợi
của nơi nào kém, không được chú trọng thì ở nơi đó cho năng suất lúa kém.
Do đó, đây là một trong những khâu cần được sự quan tâm của các cấp có
thẩm quyền để bà con nông dân yên tâm trong sản xuất nông nghiệp.
* Hệ thống khuyến nông

15


Để công tác khuyến nông đạt hiệu quả thì trư¬ớc hết các cán bộ khuyến
nông phải là những nông dân g¬ương mẫu họ hiểu biết rõ về kỹ thuật và tâm
tư nguyện vọng của bà con nông dân.
Cán bộ khuyến nông trên địa bàn xã có vai trò hết sức quan trọng, là
người đ¬ưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật về cho bà con nông dân và đư¬a
những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào trong sản xuất.
*Các tổ chức và hiệp hội:
Là những tập thể có tổ chức, được thành lập để thực hiện những mục
tiêu chung, mục tiêu đó không phải là để chia lợi nhuận. Các tổ chức hiệp hội
của nông dân thường thấy là: hợp tác xã, hội nông dân, liên hiệp hội lúa
gạo,... các hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt

động của các hộ nông dân trên lĩnh vực lưu thông hàng hoá. Ở các nước kinh
tế phát triển, khi nhà nước không có đủ năng lực cung cấp đầy đủ các dịch vụ
công với chất lượng tốt và thị trường vận hành chưa hoàn thiện, thì các hiệp
hội đóng vai trò phát triển kinh tế thông qua thúc đẩy thị trường hoạt động
hiệu quả, trực tiếp cung cấp hàng hoá và dịch vụ. Như vậy hiệp hội có vai trò
hết sức to lớn trong phát triền sản xuất theo hướng hàng hoá.
1.1.4.2 Các nhân tố bên trong hộ nông dân
* Trình độ sản xuất của người nông dân
Từ bao đời nay nông dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm vốn có
của mình, nên tạo nên tính ỷ lại bảo thủ trong nông dân khó có thể lay
chuyển. Khi đưa một tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất thì họ chỉ
làm theo khi họ tận mắt nhìn thấy những kết quả đạt được. Hiện nay trong nền
kinh tế thị trường sản xuất nông nghiệp hàng hóa đòi hỏi người nông dân phải
có trình độ cao để có thể tiếp thu nhanh những tiến bộ kỹ thuật để đưa vào sản
xuất do đó trình độ văn hóa của chủ hộ đóng vai trò rất quan trọng trong quá
trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp.
* Mức đầu tư
Vấn đề đầu tư trong sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới
năng suất của cây lúa, nếu như các hộ nông dân đầu tư vào đúng thời điểm
16


đúng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa thì lúc đó cây lúa cho
năng suất cao và chất lượng cao và ngược lại.
Vì vậy mỗi loại giống có một mức đầu tư khác nhau đây là điểm cần
lưu ý đối với bà con nông dân để tránh rủi ro trong nông nghiệp.
* Kinh nghiệm đồng ruộng và phong tục tập quán sản xuất của hộ:
Kinh nghiệm đồng ruộng là số năm tham gia sản xuất lúa của hộ,
những hộ có kinh nghiệm sản xuất lâu năm họ có kinh nghiệm trong sản xuất
lúa thuần, nhưng chưa chắc họ đã tiếp thu được kỹ thuật trồng giống lúa mới

đưa vào địa bàn. Do vậy kinh nghiệm sản xuất lúa cũng chỉ là 1 trong các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các giống lúa.
* Giống:
Giống quy định năng suất tiềm năng tối đa mà cây trồng có thể đạt
được và khả năng chống chịu sâu bệnh.Mặt khác, các giống khác nhau đòi hỏi
quy trình kỹ thuật sản xuất khác nhau. Do đó đòi hỏi các nhà sản xuất phải lựa
chọn loại giống, cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng của đơn vị
sản xuất mình.
* Vật tư, phân bón:
Trang thiết bị kĩ thuật giúp giảm công sức lao động, các loại phân bón
là một trong các yếu tố quyết định đến năng suất lúa. Việc lựa chọn vật tư phù
hợp cộng với lựa chọn phân bón là yếu tố căn bản của người nông dân, làm
tốt việc đó cần có sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông và khả năng học hỏi của
người nông dân
*Quyết định bán hay tiêu dùng
Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tơi việc ra quyết định sản
xuất của hộ. Nếu như hộ có quyết định sản xuất ra sản phẩm để bán ra thị
trường thì hộ sẽ chọn những giống lúa có năng suất cao, giá thành cao, không
quan tâm đến chất lượng của gạo, mặt khác những hộ có quyết định tiêu dùng
thì chọn những giống lúa có chất lượng gạo tốt (gạo ngon). Do đó hiệu quả
kinh tế ở đây bị ảnh hưởng.
1.2Lý thuyết về hiệu quả kinh tế
17


1.2.1 Các quan niệm cơ bản về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng
của các hoạt đông kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội là
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi
nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, nên việc nâng cao HQKT

là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
Hiệu quả và hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên là gì? Xuất phát từ các
giác độ nghiên cứu khác nhau, đến nay đã có nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả,
có thể khái quát thành các quan niệm sau:
Quan điểm 1: Tính hiệu quả theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên
cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế
hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau.
Hay nói cách khác, với cách hiểu hiệu quả khi được xác định bằng nhịp độ
tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân cao. Quan niệm này đúng như
chưa được thoả đáng, không đảm bảo yêu cầu có tính nguyên tắc của Lênin, nên
chưa tạo ra “Năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản”. Bởi lẽ với mục đích là
sản xuất ra giá trị sử dụng, nhưng chưa xét đến sự đầu tư các nguồn lực và các yếu
tố bên trong, bên ngoài của nền kinh tế đẻ tạo ra tổng sản phẩm hay thu nhập quốc
dân đó, như thế việc “tiết kiệm thời gian lao động” bị đẩy xuống sau và không được
xem xét là vấn đề “chính thể”. Như vậy hiệu quả là mục tiêu của mọi nền sản xuất
xã hội, là cơ sở đảm bảo tính ưu việt của một chế độ xã hội mới.
Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa hiệu quả sản xuất
kinh doanh mà ta thu được với chi phí mà ta sử dụng để sản xuất kinh doanh.
Công thức:

H

Q
C

Trong đó:
H : Hiệu quả kinh tế
Q : Kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được
C : Chi phí sử dụng trong sản xuất kinh doanh
Quan điểm này được sử dụng phổ biến. Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu được

18


tính trên cơ sở so sánh giữa kết quả với chi phí để đạt được kết quả đó.
Quan điểm 3: Theo Nguyễn Đình Hợi, hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu
số giữa giá trị sản xuất đạt được và số lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất – Chi phí sản xuất
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ
hoặc phép trừ không có ý nghĩa. Mặt khác, quan điểm này không cho thấy khả năng
cung cấp vật chất cho xã hội của các cơ sở kinh tế khác nhau là khác nhau khi có
cùng hiệu số giữa kết quả và chi phí.
Quan điểm 4:
Hiệu quả kinh tế thể hiện ở tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả sản xuất và
phần tăng thêm của chi phí.
Công thức:

H = ∆Q/∆C

Trong đó: H: Tỷ suất kết quả bổ sung; ∆Q: Kết quả bổ sung ; ∆C: Chi phí bổ sung
Quan điểm này thể hiện tỷ lệ mức độ tăng trưởng của kết quả sản xuất với
mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất xã hội. Quan điểm này phức tạp một
số lĩnh vực sản xuất kinh doanh và chưa thật đầy đủ bởi trong thực tế, kết quả sản
xuất luôn là hệ quả của chi phí sẵn có và chi phí bổ sung.
Quan điểm 5
Theo Samuelson Nordthuas cho rằng hiệu quả kinh tế là không lãng phí.
Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu quả sản xuất diễn ra
khi xã hội không thể tăng thêm sản lượng hàng hóa này mà không làm giảm một
lượng hàng hóa khác, nền kinh tế đạt hiệu quả khi nằm trên đường giới hạn khả
năng sản xuất của nó.
1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh tế

Hoạt động sản xuất của nền kinh tế xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác
nhau, các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Đối tượng tham gia vào các quá trình sản
xuất và các yếu tố sản xuất cũng khác nhau. Mục đích, ý đồ nghiên cứu khác nhau
thì nội dung nghiên cứu hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. Do đó để nghiên cứu
HQKT cần phải hiểu phân loại hiệu quả.
* Phân loại theo các yếu tố cấu thành chúng ta có các loại hiệu quả:
19


- Hiệu quả kỹ thuật: là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.
- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệuquả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá
đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên chi phí đầu vào hay
nguồn lực. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố
về giá đầu vào và giá đầu ra.
- Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tính hợp của cả
hau chỉ tiêu hiệu quả nêu trên.
* Phân loại theo bản chất và mục tiêu
- Hiệu quả kinh tế: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh
tế và chi phí bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế và hoạt động sản xuất.
- Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả các lợi ích về mặt xã
hội và sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu
về mặt xã hội do hoạt động sản xuất đem lại.
- Hiệu quả kinh tế xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về
mặt kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt kế quả đó.
- Hiệu quả phát triển và bền vững: Là hiệu quả kinh tế - xã hội có được do
những tác động hợp lý để tạo ra nhịp điệu tăng trưởng tốt và đảm bảo những lợi ích
kinh tế - xã hội, môi trường về lâu dài.

* Theo mức độ khái quát chung ta có các loại hiệu quả sau
- Hiệu quả xã hội: là kết quả các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh công ích,
phục vụ chung cho toàn xã hội. Cùng với hiệu quả kinh tế, hoạt động sản xuất còn
tạo ra nhiều kết quả liên quan tới đời sống kinh tế - xã hội như: tạo thêm công ăn
việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nông dân, tăng ngân sách cho Nhà nước, giảm tỷ lệ những
người mắc phải tệ nạn xã hội…
- Hiệu quả môi trường: Đây là vấn đề được các nhà quản lý rất quan tâm. Một
hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả thì hoạt động đó phải không có ảnh
20


hưởng xấu tới môi trường sinh thái. Hiệu quả môi trường được đánh giá bằng các
chỉ tiêu định tính như: bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sự cân bằng sinh thái, tăng độ
che phủ mặt đất…
- Hiệu quả kinh tế: Là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và
lượng chi phí bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế cần phải xem xét đầy đủ mối
quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Hiệu quả
kinh tế đạt được khi trong điều kiện nguồn lực có hạn mà vẫn cho ra được lượng kết
quả đầu ra lớn nhất ở mức chi phí thấp nhất.
* Theo phạm vi nghiên cứu vi mô và vĩ mô
Ở phạm vi vĩ mô, HQKT được phân chia như sau:
- HQKT quốc dân là hiệu quả kinh tế được xem xét chung trong toàn bộ nền
kinh tế - xã hội.
- Hiệu quả kinh tế theo ngành, lĩnh vực là hiệu quả kinh tế được xem xét
đối với từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực là hiệu quả kinh tế được xem xét
đối với từng ngành sản xuất, từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như
ngành Nông nghiệp, Công nghiệp…trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Trong
Nông nghiệp có các ngành như trồng trọt, ngành chăn nuôi và các ngành cụ
thể như cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp….

HQKT theo vùng, lãnh thổ được xem xét đối với từng vùng kinh tế - tự nhiên
và phạm vi lãnh thổ hành chính như vùng đồng bằng sông Hồng, hay phạm vi tỉnh
hoặc huyện.
Ở phạm vi vi mô, HQKT được xem xét đối với các đơn vị doanh nghiệp và chủ
thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.3 Các mối quan hệ trong hiệu quả kinh tế
HQKT sử dụng tài nguyên là một phạm trù kinh tế - xã hôi có quan hệ chặt chẽ
vớ các phạm trù khác trong hệ thống các phạm trù của hệ thống kinh tế - xã hội. Đất
canh tác trong sản xuất nông nghiệp là một tài nguyên quý giá, do đó hiểu các mối
quan hệ này sẽ là cơ sở để nâng cao HQKT phát triển chăn nuôi lợn thịt một cách
tối ưu và phù hợp với yêu cầu, nội dung của đề tài nghiên cứu.
* Quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
21


Kết quả của các lợi ích xã hội như cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sống,
tăng việc làm, giải quyết thoả đáng giữa các lợi ích trong xã hội, cải thiện môi sinh, môi
trường. Tổng chi phí xã hội thể hiện toàn bộ chi phí sản xuất của xã hội bỏ ra trong
hoạt động sản xuất xã hội.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hộ là một phạm trù thống nhất có mối quan hệ
mật thiết với nhau, chúng là tiền đề thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nâng cao hiệu
quả xã hội được dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc giải quyết tốt các
vấn đề xã hội là một điều kiện quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển có hiệu
quả.
* Hiệu quả kinh tế trong quan hệ với phát triển bền vững
Hiệu quả kinh tế với quan điểm phát triển bền vững là hiệu quả kinh tế
được tạo ra với những tác động hợp lý để có nhịp độ tăng trưởng kinh tế tốt
và đảm bảo tố những lợi ích về xã hội, bảo vệ môi trường ở hiện tại và tương
lai.
Như vậy đảm bảo mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội

và phát triển bền vững sẽ giúp phát triển kinh tế một cách bền vững.
1.2.4 Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
* Bản chất hiệu quả kinh tế:
Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội và
được xác định bằng hiệu quả so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với
lượng hoa phí lao động của xã hội.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển
kinh tế xã hội. Đó là việc làm thế nào để thoả mãn nhu cầu hang ngày tăng cả
về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
* Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung:
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của mọi thành
viên trong xã hội. Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả kinh tế có 2 điểm đáng chú
ý nhất:
- Chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí càng lớn thì càng mang lại
hiệu quả cao.
22


- Nâng cao hiệu quả kinh tế là việc làm mà toàn xã hội quan tâm đến. Đối với
người sản xuất thì làm tăng hiệu quả chính là làm tăng lợi nhuận (thu nhập nhiều
hơn, lãi nhiều hơn), còn đối với người tiêu dung thì làm tăng hiệu quả chính là họ
được sử dụng sản phẩm hàng hoá với chất lượn cao và giá thành thấp.
Như vậy việc nâng cao hiệu quả kinh tế có vai trò rất lớn, nó đóng vai trò trung
tâm của nền kinh tế và được toàn xã hội quan tâm đến.
1.2.5 Phương pháp xác định và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh
tế
Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế nói chung và đánh giá hiệu quả kinh tế
trong nông nghiệp nói riêng là rất khó khăn. Nên khi đánh giá hiệu quả kinh tế của
một hiện tượng kinh tế, một hoạt động sản xuất kinh doanh phải có một hệ thống
chỉ tiêu phù hợp. Mỗi chỉ tiêu dù là cơ bản cũng chỉ phản ánh được một mặt của

một vấn đề, một hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh sẽ bổ sung cho nhau để có thể đánh
giá hoàn chỉnh một hiện tượng kinh tế đó.
a, Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Theo định nghĩa nêu trên về hiệu quả kinh tế thì hiệu quả kinh tế có 4 công thức
cơ bản sau:
Công thức 1: H = Q/C
Trong đó: H: Hiệu quả, Q: Kết quả thu được, C: Chi phí bỏ ra
Công thức 2: H = Q – C
Công thức 3: H= ∆Q / ∆C.
Trong đó H: Hiệu quả, ∆Q: Chênh lệch kết quả thu được, ∆C: Chênh lệch chi phí
bỏ ra
Công thức 4: H = ∆Q - ∆Q .
Mặc dù có 4 công thức tính nhưng mỗi công thức đều có ý nghĩa riêng. Công
thức so sánh tuyệt đối chỉ có ý nghĩa khi việc so sánh tương đối ổn định. Nó phản
ánh được quy mô của hiệu quả nhưng lại không cho biết hiệu quả, không phản ánh
được hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Công thức so sánh tương đối được sử dụng phổ
biến hơn vì nó cho biết mức độ hiệu quả, giúp chúng ta so sánh rộng rãi. Tuy nhiên
nhược điểm của công thức này không phản ánh được quy mô của hiệu quả.
23


Như vậy, mỗi công thức so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối ở trên đều có ưu
và nhược điểm riêng của nó. Do đó, khi xem xét hiệu quả kinh tế cần phải kết hợp
cả hai công thức tính để chúng bổ sung cho nhau, làm tăng ưu điểm và hạn chế
nhược điểm.
b, Kết quả và chi phí được xác định bằng các tiêu thức khác nhau.
* Kết quả có thể biểu hiện là:Tổng giá trị sản xuất (GO), tổng giá trị gia tăng
(VA), thu nhập hỗn hợp (MI), ∆GO, ∆VA, ∆MI.
*C có thể biểu hiện là: Tổng chi phí sản xuất (TC), chi phí cố định
(FC), chi phí biến đổi (VC), chi phí trung gian (IC), chi phí lao động (L), hoặc

mức đầu tư các yếu tố chi phí.
c, Để đánh giá hiệu quả kinh tế thường dựa vào 2 hệ thống chỉ tiêu chính là:
hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (MPS) và hệ thống tài khoản quốc gia
(SNA). Tuy nhiên hiện nay người ta chủ yếu dùng hệ thống tài khoản quốc gia
SNA.
- Giá trị sản xuất (GO): là gía trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm
của một đơn vị sản xuất, trong một thời gian xác định.
GO = ∑(Qi*Pi) Trong đó: Qi: Lượng sản phẩm loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm loại I
Trong điều kiện sản xuất có sản phẩm phụ thì công thức tính là:
n



GO = i 1 QiPi + qi pi .
Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm của các loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm chính loại i
qi: Khối lượng sản phẩm phụ loại i
pi: Đơn giá sản phẩm phụ loại i
Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ khoản chi phí vật chất (không tính phần khấu
hao tài sản cố định) và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong một kỳ sản xuất
cố định.
IC = ∑Cj
Trong đó Cj: là khoản chi phí thứ j trong chu kỳ sản xuất.
24


- Giá trị gia tăng (VA): Là chênh lệch giữa giá trị hàng hoá được sản xuất và
chi phí nguyên liệu, phụ tùng để sản xuất ra hàng hoá đó. Giá trị gia tăng bao gồm
phần tiền lương, lãi tiền vay và lợi nhuận mà hãng hay ngành cộng thêm vào giá

thành của đầu ra.
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm thu
nhập của công lao động và lợi nhuận của sản xuất trong một chu kỳ sản xuất.
MI = VA – (A+T)
Trong đó: A: Giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ
T: Thuế sử dụng đất nông nghiệp cần đóng góp cho nhà nước
- Khấu hao tài sản cố định là giá trị của tài sản cố định bị hao mòn trong quá
trình sản xuất sản phẩm, được trích ra để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm.
- Lợi nhuận (Pr): là phần lãi ròng thu nhập hỗn hợp của một chu kỳ sản xuất kinh
doanh.
Pr = MI-∑(Li*Pi)
Trong đó: L: là số công lao động loại I đã sử dụng để sản xuất trong một chu
kỳ. Pi: Giá thuê một công lao động loại i.

25


×