Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Giải pháp giảm nghèo đa chiều tại xã mường đăng, mường ảng, điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.6 KB, 42 trang )

Tên đề tài

Giải pháp giảm nghèo tại xã Mường Đăng, huyện Mường
Ảng, tỉnh Điện Biên


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, nó không chỉ diễn ra ở
các nước chậm phát triển với nền kinh tế lạc hậu mà còn diễn ra ở các nước
đang phát triển và trong bối cảnh thế giới bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài
chính toàn cầu, làm cho sản xuất đình truệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GĐP)
giảm thì vấn đề đói nghèo lại càng gia tăng nhanh. Việt Nam là một nước
đang phát triển, công tác giảm nghèo vẫn luôn là mục tiêu nhận được sự quan
tâm, chú trọng rất lớn của nhà nước.
Theo báo cáo của bộ Lao động – Thương binh và xã hội, tỷ lệ hộ nghèo
cả nước đã giảm từ 22% (năm 2012) xuống còn 9,6% (năm 2016). Tuy nhiên,
kết quả giảm nghèo giai đoạn 2012 – 2016 chưa vững chắc, chênh lệch giàu –
nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền
núi phía bắc và Tây nguyên. Tỷ lệ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm
còn cao, bình quân mỗi năm có khoảng 1/3 hộ tái nghèo và phát sinh nghèo
mới so với tổng số hộ thoát nghèo. Sự chồng chéo của các hệ thống chính
sách giảm nghèo đang trở thành yếu tổ các trở hiệu quả thực hiện các chính
sách và mục tiêu giảm nghèo. Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội khóa XIII
của bộ Lao động và Thương binh xã hội, bộ trưởng cho biết: Việc thực hiện
chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo thời gian qua còn nhiều chính sách
hỗ trợ nhau, dẫn đến manh mún, dàn trải nguồn lực, chồng chéo, trùng lặp,
hiệu quả chưa cao. Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 70 chính sách hỗ trợ đối
tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Sự chồng chéo về chính sách tuy không chồng chéo về nguồn lực những dẫn
tới sự dàn trải, phân tán nguồn lực đầu tư trong khi khả năng bố trí ngân sách


nhà nước còn hạn chế, làm ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của các công trình,
chính sách, các địa phương, cơ sở không chủ động được việc bố trí nguồn vốn
theo nhu cầu. Đồng thời, việc chậm hưỡng dẫn, sửa đổi một số chính sách đã
gây khó khăn cho các địa phương trong việc tổ chức thực hiện.
Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên luôn đượ quan
tâm thực hiện các công tác giảm nghèo, đề ra các chương trình, chính sách


giúp đỡ, tạo điều kiện hộ nghèo vượt khó vươn lên làm chủ cuộc sống. Năm
2016 vừa qua, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 0,98% so với năm 2013. Tuy
nhiên tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng thiếu bền vững nhất là ở những vùng,
địa phương khó khăn, thuần nông. Công tác triển khai các chính sách, chương
trình giảm nghèo ở một số địa phương còn bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa
có sự đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai công
tác giảm nghèo. Vì vậy việc nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác
giảm nghèo, tìm ra những mặt được và chưa được trong quá trình thực hiện đề
xuất những giải pháp nhằm thực hiện các công tác giảm nghèo có hiệu quả
hơn trong những giai đoạn tiếp theo ở xã Mường Đăng huyện Mường Ảng có
ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn và
nghiên cứu đề tài: “Giải pháp giảm nghèo tại xã Mường Đăng, huyện Mường
Ảng, tỉnh Điện Biên” làm đề tài thực tập.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1

Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo trên địa

bàn xã Mường Đăng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo trên
địa bàn xã.
2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích đặc điểm cơ bản trên địa bàn xã Mường Đăng
- Phân tích được thực trạng đói nghèo trên địa bàn xã Mường Đăng.
- Phân tích được những nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề
nghèo tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo cho hộ
nông dân ở xã Mường Đăng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác giảm nghèo của xã Mường
Đăng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
3.2

Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu thực trạng đói nghèo trên địa bàn xã.
- Phạm vi về thời gian
Thu thập tài liệu trong các năm 2014, 2015 và 2016
- Phạm vi về không gian
Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
4. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Mường Đăng,
- Thực trạng nghèo đói của xã Mường Đăng, Mường Ảng, Điện Biên.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của các hộ nông dân trong xã
Mường Đăng.
- Một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn xã Mường Đăng.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1


Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập trong báo cáo là số liệu thứ cấp, thông qua nguồn tài

liệu đã công bố bao gồm tài liệu từ sách báo, tạp chí, luận văn, các bài viết và
các tư liệu trên mạng internet có liên quan, niên giảm thống kê, báo cáo của
xã Mường Đăng.
5.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để mô tả
các chỉ tiêu về tình hình đói nghèo trên địa bàn xã. Phương pháp này cho phép
xác định các chỉ tiêu như: giá trị bình quân của thu nhập, kinh tế... của xã qua
đó thống kê thành các bảng biểu để dễ phân tích.
Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng phương pháp thống kê so
sánh số liệu biến động qua các năm, tìm hiểu tình hình biến động tăng trưởng
qua các năm. So sánh với tình trạng nghèo, thu nhập của các hộ qua các năm.
5.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý chủ yếu là dụng công cụ excel.
6. Kết cấu báo cáo
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, báo cáo thực tập gồm 2 chương.


Chương 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Mường Đăng.
Chương 2: Thực trạng đói nghèo trên địa bàn xã Mường Đăng.


CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘ CỦA XÃ
1.1

MƯỜNG ĐĂNG, HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
Điều kiện tự nhiên


1.1.1 Vị trí địa lý
Xã mường Đăng nằm phía Tây Bắc huyện Mường Ảng Trung tâm xã
cách trung tâm huyện (Thị trấn Mường Ảng) 22km theo đường liên xã Ẳng tở
- Ngối cáy – Mường Đăng và đường Quốc Lộ 279, các thành phố Điện Biên
Phủ 40km.
Tọa độ địa lý của xã như sau:
Vĩ độ Bắc: Từ 21◦ 31’ 57,5” đến 21 độ 38’ 19,2”
Kinh độ Đông: Từ 103⸰ 6; 11,3” đến 103 độ 12’ 13”
Ranh giới hành chính của xã:
Phía Bắc giáp: huyện Mường Chà.
Phía Nam giáp: xã Ẳng nưa.
Phía Đông giáp xã Ngối Cáy.
Phía Tây giáp: huyện Điện Biên.
Đường liên xã Quốc lộ 279 – Mường Đăng – Ngối Cáy là trục đường
giao thông quan trọng nhất đối với xã Mường Đăng. Đường mới được đầu tư
xây dựng (cung ứng hóa mặt đường) đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho việc
đi lại và giao lưu trao đổi buôn bán hang hóa đối với các bản có con đường
chạy qua như: Nậm Pọng, bản Nậm chan 1, Nậm chan 2 giao thông chủ yếu
còn là đường đất nên không thuận lợi cho việc đi lại và đặc biệt là về mùa
mưa.
1.1.2 Địa hình
Mường Đăng có địa hình đồi núi xen với các thung lũng hẹp tương
đối bằng phẳng. Độ cao tuyệt đối của các thung lũng và đồi núi dao động từ
624m ở thung lũng thuộc địa phận bản xôm đến 1,1710m thuôc Bản chan 3.
Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống đông Nam và từ Tây sang
Đông. Toàn xã có 3 dạng địa mạo chính:
a, Dạng địa mạo đồng bằng thung lũng trước núi



Diện tích khoảng 300 ha, đó chính là dải đất thung lũng hẹp kéo dài
từ bản Thái, bản Nậm Pọng qua bản Đắng đến bản Xôm và xuống giáp xã
Ngối Cáy với chiều rộng trung bình từ 50 m đến 200m, chỗ rộng nhất khoảng
300m thuộc khu vực bản Đắng.
b, Dạng địa hình núi trung bình:
Là những dãy núi có độ cao trung bình từ 600m đến 900m phân bố chủ
yếu dọc theo phía Bắc và phía Nam thung lũng Nậm Pọng có diện tích
khoảng 2500 ha. Đây là khu vực chính trồng cây lâu năm và sản xuất nương
rẫy, lúa nương của nhân dân trong xã.
c, Dạng địa mạo núi cao
Độ cao tuyệt đối trên 900m, diện tích khoảng 3500 ha. Phân bố ở phía
bắc và phía nam của xã, giáp với Mường Chà của tỉnh Điện Biên. Các dãy núi
ở đây có độ dốc lớn thường là trên 35◦ C. Ở khu vực này chủ yếu là rừng tự
nhiên, rừng phòng hộ và sản xuất.
Nhìn chung địa hình địa mạo của Mường Đăng không thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp và giá thành xây dựng cơ sở hạ tầng rất cao. Mặc dù vậy dải
thung lũng tương đối bằng phằng và rộng đã giúp đỡ cho xã có điều kiện để
sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng, đây cũng là những bản của Người Thái
sinh sống gắn liền với sản xuất lúa nước.
1.1.3 Khí hậu, thủy văn
a, Nhiệt độ - Ánh sáng
Mường Đăng nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới núi cao với đặc
trưng của khí hậu vùng Tây Bắc có 2 mùa rõ rệt đó là mùa đông lạnh, mưa ít;
mùa hè nóng, mưa nhiều. Số liệu khí hậu do trạm khí tượng Điên Biên quan
trắc nhiều năm cho thấy:
Mường Đăng có nền nhiệt độ không cao, nhiệt độ trung bình hang năm
20,6◦C nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 24,63◦C ( tháng 6, tháng 7). Nhiệt
độ trung bình tháng thấp nhất 14,1◦C ( tháng 12, tháng 1). Biên độ nhiệt giữa
ngày và đêm dao động lớn từ 9◦C đến 12◦C.Tổng số giờ nắng trung bình năm
là 1.580 giờ - 1800 giờ. Tổng tích ôn trong năm 7800◦C - 8000◦C.



Mường Đăng nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới núi cao với đặc
trưng khí hậu vùng Tây Bắc có 2 màu rõ rệt đó là màu đông lạnh, mưa ít; mùa
hè nóng, mưa nhiều. Số liệu khí hậu do trạm khí tượng Điện Biện quan trắc
nhiều năm cho thấy:
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 24,6⸰C (tháng 6, tháng 7)
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 14,10 C ( tháng 12 đến tháng 1
năm sau)
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là: 37,5
Nhiệt dộ tối thấp tuyệt đối: 0◦C
Biên độ nhiệt ngày và đêm dao động từ 9◦C đến 12◦C
Số lượng có sương muối bình quân trong năm : 15 ngày.
Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.580 đến 1.800 giờ.
Tổng tính ôn trong năm 7800◦C - 8000◦C.
Với nền nhiệt độ và biên độ nhiệt độ, độ chiếu sáng và tổng tích ôn như
vậy rất thuận lợi cho một số loại cây trồng, cả cây nhiệt đới và ôn đới phát
triển với các tiểu vùng khí hậu trong xã, biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao
làm tăng chất lượng nông sản, đặc biệt là việc tích lũy chất thơm làm tăng
hương vị của sản phẩm. Tuy nhiên về mùa lạnh có những lúc nhiệt độ xuống
quá thấp đôi khi có sương muối gây ảnh hưởng dến cây trồng và vật nuôi.
1.1.4 Tài nguyên đất đai
Tài nguyên đất đai của xã được thể hiện qua bảng 1.1

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Mường Đăng năm 2016


STT

Mục đích sử dụng đất


Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1
1.1
1.1
1.2

Tổng diện tích đất tự nhiện
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản

100,00
82,94
63,27
19,41
0,26

2

Đất phi nông nghiệp

6.758, 58
5.605,7
4.275,9
1.312,0

17,8
924,83

3

Đất chưa sử dụng

13,68

228,05

3,37

Nguồn: UBND xã Mường Đăng
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 6578,58 trong đó:
Với Diện tích đất tự nhiên: 6.578,58 ha, mật độ dân số 101 người/km2.
Diện tích đất sử dụng cho đất nông nghiệp chiếm nhiều nhất là 82,94%
còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất phi nông nghiệp là
924,83 ha chiếm 13,68% trong đó đất ở, đất dùng cho giao thông, đất nghĩa
trang, nghĩa địa ... còn lại là đất chưa sử dụng là 228,05 chiếm 3,37%.
Nhìn chung tài nguyên đất xã Xuân Mường Đăng khá rộng lớn nhưng
chủ yếu để phân bổ sản xuất các vùng luân canh thâm canh nông nghiệp và
đất ở có thể nói tiềm năng cho phát triển mạnh hơn cách loại hình sản xuất
khác để tạo thêm việc làm gia tăng thu nhập hơn nữa cho người nông dân đặc
biệt là các hộ gia đình còn khó khăn.
Mặc dù xã đã có quy hoạch sử dụng đất từng bước đi ổn định. Tuy
nhiên vẫn còn một số bộ phận nhân dân sử dụng chưa hiệu quả nguồn tài
nguyên đất đặc biệt là những hộ nghèo, thứ nhất là thiếu vốn đầu tư cho sản
xuất, thứ 2 là phong tục tập quán sản xuất manh mún, tự cung tự cấp hay nói
cách khác họ chưa dám mạnh dạn đầu tư sợ rủi ro cao và canh tác lạc hậu

chưa áp dụng khoa học kỹ thuật lớn vào sản xuất theo chuỗi giá trị.
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
1.2.1 Dân số, lao động
Dân số đông nên nguồn lao động cũng dồi dào,nhưng lao động của xã
chủ yếu là lao động nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ hầu như là rất ít. Dân


số và lao động là yếu tố có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế, xã hội
của mỗi địa phương
Hiện trạng dân số của xã Mường Đăng có sự thay đổi lớn về tổng số
nhân khẩu, tổng số lao động và chỉ tiêu bình quân cũng có sự thay đổi lớn về
các hộ gia đình.Có biến động theo đầu người và chiếm tỷ lệ cơ cấu cao
Dân số và lao động là yếu tố có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh
tế, xã hội của mỗi địa phương. Trong những năm qua, cơ cấu hộ và lao động
của xã đã có những sự thay đổi lớn. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bảng 1.2
Bảng 1.2. Hiện trạng dân số lao động tại xã Mường Đăng năm 2016
Chỉ tiêu
I Tổng số nhân khẩu (người)
1 Nam (người)
2 Nữ (người)
II Tổng số hộ (hộ)
1 Hộ nông nghiệp (hộ)
2 Hộ phi nông nghiệp (hộ)
III Tổng số lao động
1 Lao động nông nghiệp (người)
2 Lao động phi nông nghiệp(người)
III Chỉ tiêu bình quân
1 Khẩu/hộ (người/hộ)
2 Lao động/hộ (người/hộ)
3Lao động nông nghiệp/hộ (người)


Số lượng (người)

Cơ Cấu (%)

4.140
1.923
2.217
928
810
118
2450
2138
312

100
46,47
53,53
100
87,28
12,72
100
87,26
12,73

4,46
2,64
2,3
Nguồn: UBND xã Mường Đăng


Từ bảng 1.2 tổng hợp hiện trạng dân số lao động tại xã Mường Đăng
thấy được là: Tổng số nhân khẩu là 4140 người, trong đó nam chiếm 46,47%
tương ứng với 1.923 người, số khẩu nữ chiếm 53,53%. Tổng số hộ là 928 hộ,
trong đó hộ nông nghiệp là 810 chiếm 87,28%, hộ phi nông nghiệp là 118
chiếm 12,72% và tổng số lao động là 2450, trong đó lao động nông nghiệp là
2138 người chiếm 87,26%, lao động phi nông nghiệp là 312 người chiếm
12,73%. Bên cạnh đó, chỉ tiêu binh quân một hộ có 4,46 khẩu, trong đó có số
lao động bình quân của một hộ là 2,64 lao động và lao động nông nghiệp bình
quân của một hộ là 2,3 lao động.


Nhìn chung tổng hợp hiện trang dân số lao động ở xã Mường Đăng với
dân số tương đối đông và hộ nghèo lại chiếm tỷ lệ cao nên ta có thể thấy lao
động phi nông nghiệp tương đối thấp do một số nguyên nhân như sau:
+ Người dân quen với cách sống nông nghiệp, còn e dè trong việc tiếp
cận cái mới và ngại thay đổi thói quen.
+ Đất nông nghiệp ở xã khá cằn cỗi chỉ có phần phía ven sông có phù
xa nhưng cũng đang ít dần và phần đất đó chỉ trồng được màu.
+ Người dân chủ yếu đi buôn bán lẻ và làm công nhân.
+ Có những hộ họ di cư đến những tỉnh khác để làm ăn, ở nhà chỉ có trẻ
nhỏ và người già nên không có xu hướng làm nông nghiệp.
1.2.2 Văn hóa, giáo dục, y tế
* Văn hóa: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế các hoạt động văn
hóa luôn đạt được kết quả tốt. Trên địa bàn xã có 12/12 thôn có nhà văn hóa
và đạt tiêu chuẩn làng văn hóa.
* Giáo dục: Duy trì tốt công tác dạy và học, đảm bảo 100% số học sinh
trong độ tuổi ra lớp. thực hiện tốt việc sắp xếp quy mô mạng lưới trường lớp
học, sáp nhập trường theo đề án của tỉnh. Có đầy đủ trường và lớp học phục
vụ tốt cho việc học tập của học sinh. Bên cạnh đó đã có 1 trưởng tiểu học đạt
chuẩn quốc gia.

* Y tế, gia đình và trẻ em: tính đến năm 2016 thì tỷ lệ dân tham gia bảo
hiểm y tế 94% đạt 100,5% kế hoạch; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi
còn 13,27% giảm 1,73% so với kế hoạch; mức giảm sinh 0,25% đạt kế hoạch;
tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 100/95% đạt 105% kế hoạch; tỷ lệ nhà có
hố tiêu hợp vệ sinh 74,3% đạt 110,9% kế hoạch.
1.2.3 Cơ sở hạ tầng
* Hệ thống đường giao thông
Mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn xã gồm 3
km tuyến đường tỉnh lộ 170/TL, 4,5 km tuyến đường liên xã và 28,5 km tuyến
đường liên thôn.


Tổ chức tu sửa đường giao thông nông thôn trên địa bàn đảm bảo cho
việc đi lại thuận tiện, không bị lầy lội trong mùa mưa; tổ chức triển khai kiên
cố hóa đường giao thông nông thôn vốn kích cầu 4 bản; bản Đắng, bản Xôm,
bản Ban, bản Pọng với tổng chiều dài 2,3km, với tổng vốn 2,5 tỷ đồng; mở
rộng tuyến đường bản Ban – Bản Đắng chiều dài 1,1km; Mở rộng đường
Ngối Cáy dài 800 mét, tổng giá trị cả nhân dân đóng góp bằng ngày công ước
tính 85 triệu đồng; Về phương tiện vận tả trên địa bàn xã gồm 16 xe ô tô các
loại và hơn 1000 phương tiện mô tô xe máy các loại.Ban an toàn giao thông
chỉ đạo lực Công an xã thường xuyên tuần tra kiểm soát giữ gìn trật tự an toàn
giao thông trên địa bàn xã, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn
giao thông đường bộ trên địa bàn xã.
* Thủy lợi
Thường xuyên nạo vét các tuyến mương Phai để lấy nước phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp, xây dựng hệ thống kênh mương Phai lầu từ bản Ban
đến bản Đắng với tổng chiều dài 1731 mét, nguồn vốn ngân sách của tỉnh
đầu tư với tổng vốn trên 700 triệu đồng; đầu tư xây mương thủy lợi tại bản
Pọng nguồn vốn của huyện .
* Xây dựng cơ bản:

- Xây mới 5 phòng học 2 tầng cấp trung học cơ sở giá trị xây dựng lắp
đặt 1,2 tỷ đồng. xây dựng nhà làm việc của Ủy ban nhân dân xã 3,5 tỷ đồng.
- Xây dựng trạm y tế xã 3,8 tỷ đồng.
- Xây dựng nhà văn hóa bản Đắng, tổng vốn đầu tư 289 triệu đồng.
1.3 Tình hình phát triển kinh tế tại xã Mường Đăng
Tình hình phát triển kinh tế tại xã Mường Đăng được thể hiện trên bảng 1.3.
Bảng 1.3. Giá trị sản xuất xã Mường Đăng giai đoạn 2014-2016
ĐVT: triệu đồng
Chi têu

2014

2015

2016

ⱺlh
2015/2014

ⱺlh
2016/2015

ⱺbq


Gía trị
sản xuất

69.061,5
0


72.219,6
3

74.560,1
8

104,57

103,24

103,90

Nông
nghiệp

31.847,5
1

34.063,9
7

32.175,2
1

106,96

94,46

100,51


Công
nghiệp

21.278,4
5

23.125,8
9

25.368,0
5

108,68

109,70

109,19

15.935,5
4

15.029,7
7

17.016,9
2

94,32


113,22

103,34

15,10

16.50

17.55

109,27

106,36

107,80

Thương
mại –
Dịch vụ
Thu nhập
bình
quân

Nguồn: UBND xã Mường Đăng

Từ kết quả tính toán trên ta thấy: nhìn chung các ngành mang lại giá trị
kinh tế cho xã có sự biến động rõ rệt qua các năm. Tổng giá trị sản xuất của 3
ngành đang có xu hướng tăng. Tổng giá trị sản xuất năm 2016 đạt74.560,18
triệu đồng tăng 3,24% so với năm 2015, năm 2015 là 72.219,63 triệu đồng
tăng 4,57% so với năm 2014 là 69.061,50 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân

năm cho thấy sự tăng lên ở các ngành, đặc biệt là ngành thương mại - dịch vụ.
Giá trị ngành công nghiệp năm 2015 tăng lên 23.125,89 triệu đồng so với năm
2014 là 21.278,45 triệu đồng; ngành thương mại dịch vụ tăng lên 17.016,92
triệu so với năm 2015 và năm 2014. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có xu
hướng tăng ở năm 2015 và giảm ở năm 2016. Cơ cấu ngành các ngành dịch
vụ, công nghiệp có xu hướng tăng. Đây là dấu hiệu cho thấy sự chuyển đổi cơ
cấu theo hướng tốt lên, xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xã Mường Đăng đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới nên còn
nhiều khó khăn cho công tác phát triển kinh tế xã. Là một xã có nền nông
nghiệp là chính nên sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm so với các vùng khác.
Cần có những chính sách hợp lí, phù hợp sớm ổn định các ngành, giảm tỉ
trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ nhưng
vẫn đảm bảo được giá trị sản xuất của các ngành tăng.


Từ bảng 1.3 ta thấy thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm
được thể hiện như sau: năm 2014 là 15.10 triệu đồng/người/năm, năm 2015 là
tăng lên 16.50 triệu đồng /người/ năm và đến năm 2016 là 17.55 triệu
đồng/người/ năm, tăng lên so với năn 2014 và 2015. Từ bảng trên ta có thế
thấy được các chi tiêu kinh tế - xa hội đều tăng qua các năm.
1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã – xã hội của xã
1.4.1 Thuận lợi
Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương chính sách ưu tiên đầu tư cho
các tỉnh miền nui, nhất là vùng sâu, vùng xã đặc biệt khó khăn, chương trình
đầu tư phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, đã và đang thực hiện trên địa
bàn,tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của
xã.
Trong tháng 6 tháng đầu năm được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
huyện ủy, HĐND – UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ với các ban nghành
đoàn thể của huyện, xã tạo thêm điều kiện thời cơ mới cho xã ổn định phát

triển về mọi mặt trong lĩnh vực công tác của xã có hiệu quả
Nhân dân các dân tộc trong xã tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự
đổi mới đất nước, cán bộ và nhân dân trong xã luôn khẳng định vai trò trách
nhiệm, từng bước cải tiến, chuyển biến trong lĩnh vực các mặt công tác, phát
triển kinh tế văn hóa – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh được đảm bảo
và giữ vững, nhất là trong sản xuất nông nghiệp luôn chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đã
đạt được hiệu quả nhất định.
Nhìn chung đất đai của xã Mường Đăng khá phong phú về chủng loại,
thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là các loại cây công
nghiệp và cây lâm nghiệp. So với một số xã khác như Ngối cáy,Búng lao,
Mường Lạn... thì đất đai của xã Mường Đăng khá phì nhiêu, có độ dốc không
lớn lắm, tầng canh tác dầy.
Điều kiện khí hậu ở Mường Đăng thích hợp với nhiều loại cây trồng vật
nuôi, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để huyện có thể đẩy mạnh
phát triển sản xuất đa dạng các loại các loại sản phẩm hàng hoá.


Có được kết quả trên là nhờ sự cố gắng, nỗ lực từ chính quyền, đoàn
thể xã đến mỗi người dân. Mường Đăng giờ đây không còn là xã xa xôi, cách
trở mà như trở nên gần hơn.
1.4.1 Khó khăn
Cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, trang thiết bị
phục vụ công tác chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay, trình độ dân trí thấp,
tỷ lệ đói nghèo còn cao, còn không ít bộ phận nhân dân còn trông chờ ỷ lại
vào sự hỗ trợ của nhà nước, ngân sách eo hẹp chủ yếu phụ thuộc vào ngân
sách cấp trên thu trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn.
Thời tiết diễn biến phức tạp, từ đầu năm mưa nắng thất thường nên ảnh
đến sản xuất, nông, lâm nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt là trong sản xuất nông,
lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng, giao thông thủy lợi động biến, về giá cả thị

trường diễn biến phức tạp, tình hình tranh chấp đất đai vẫn phổ biến ở các bản
vùng cao và một số bản vùng thấp, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng
vật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, một số
bản vùng cao, vẫn còn một số hộ dân cầu nguyện đạo trái phép tại bản như
bản Nặm Pọng, bản Chan I, bản Chan II, Pơ Mu.
Hiện nay môi trường của xã Mường Đăng đã và đang bị xâm hại, diện
tích rừng bị suy giảm trong một thời gian dài, hiện tượng sói mòn, sạt lở đất
đai thường xảy ra vào mùa mưa, gây thiệt hại lớn đến sản xuất và cơ sở hạ
tầng trên địa bàn xã. Là một xã vùng cao của khu vực Tây Bắc, Mường Đăng
cũng như nhiều xã khác thường xuyên chịu ảnh hưởng của hiện tượng dông,
mưa đá, sương muối… . Còn có nhiều gia đình có điệu kiện khó khăn, hộ
nghèo trên mỗi đất đai vẫn phổ biến ở các bản vùng cao và một gia đình còn
tồn tại rất nhiều hộ có khó khăn nên việc để phát triển kinh tế - xã hội phát
triển rất chậm nên xã đang gặp rất nhiều khó khăn.Hệ thống suối của xã
Mường Đăng có đặc điểm đều bắt nguồn từ các đỉnh núi cao, có độ dốc lớn,
do vậy về mùa mưa thường dễ gây lũ đột ngột.


Nhìn chung tài nguyên nước và tiềm năng về thuỷ năng ở Mường Ảng
là khá khiêm tốn, đặc biệt là nguồn nước sử dụng phục vụ sản xuất và sinh
hoạt còn gặp nhiều khó khăn vào mùa khô.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TẠI XÃ MƯỜNG ĐĂNG, HUYỆN MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1 Tình hình chung về thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo
2.1.1 Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện
nghèo

Thời gian thực hiện: đang được thực hiện
Nội dung cụ thể:

- Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
1. Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng
và giao đất để trồng rừng sản xuất:
2. Chính sách hỗ trợ sản xuất
3. Đối với hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gian
chưa tự túc được lương thực thì được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng.


4. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư
sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn .
5. Chính sách xuất khẩu lao động: hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại
ngữ, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo định hướng (bao gồm cả ăn, ở, đi lại, trang
cấp ban đầu, chi phí làm thủ tục và cho vay vốn ưu đãi) … để lao động nghèo
tham gia xuất khẩu lao động; phấn đấu mỗi năm đưa khoảng 10-13 lao động ở
các bản đi làm việc ở ngoài nước.
- Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí
1. Chính sách giáo dục, đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí; hỗ trợ xây
dựng nhà “bán trú dân nuôi”, nhà ở cho giáo viên ở các thôn, bản.
2. Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở: tổ
chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản
về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương trình, dự
án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.
3. Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa
gia đình. Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các
dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để nâng cao chất lượng dân số.
- Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở thôn, bản
Sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách hàng năm
(bao gồm vốn cân đối ngân sách địa phương và hỗ trợ từ ngân sách trung
ương), vốn trái phiếu Chính phủ, vốn từ các chương trình, dự án, vốn ODA để
ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội sau đây:

Đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu (gồm cả kinh phí sửa
chữa, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng các công trình đã được đầu tư) ở tất cả các
bản trên địa bàn xã, bao gồm: trường học (lớp học, trường học, kể cả trường
mầm non, lớp mẫu giáo, nhà ở bán trú dân nuôi, nhà ở cho giáo viên); trạm y
tế xã đạt tiêu chuẩn (gồm cả nhà ở cho nhân viên y tế); đường giao thông liên
thôn, bản, đường vào các khu kinh tế, sản xuất tập trung (gồm cả cầu, cống);
thủy lợi phục vụ tưới và tiêu cho sản xuất nông nghiệp (kênh mương nội đồng
và thủy lợi nhỏ); điện phục vụ sản xuất và dân sinh; công trình nước sinh hoạt


(tập trung hoặc phân tán, đào giếng, xây bể); chợ trung tâm xã; trạm chuyển
tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa xã, thôn, bản; xử lý chất thải, tạo mặt bằng
các cụm công nghiệp, làng nghề.
2.1.2

Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn
2012-2015
Thời gian thực hiện Chương trình: Từ năm 2012 đến năm 2015.

Nội dung chương trình
- Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên
giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn
- Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất,
kinh doanh và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn
khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững.
- Đối tượng: Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các
thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo
Mục tiêu:

Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao
năng lực sản xuất, kinh doanh và đa dạng hóa về thu nhập cho người nghèo,
hộ nghèo; tạo cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực
thị trường (thị trường vốn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật - công nghệ và
thị trường hàng hóa đầu vào, đầu ra...) hướng đến phát triển sản xuất và dịch
vụ, tăng nhanh thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Đối tượng: Người nghèo, hộ nghèo, ưu tiên chủ hộ là nữ và hộ
nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt
khó khăn.
- Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát
đánh giá thực hiện Chương trình
Mục tiêu:


Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảm nghèo các cấp; tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân, các cấp, các ngành về ý nghĩa
và tầm quan trọng của giảm nghèo và cách tiếp cận về giảm nghèo bền vững;
thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản
lý, thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính
phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
(sau đây viết tắt là Nghị quyết 80).
Đối tượng:
+ Người nghèo, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân
cư;
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.
2.1.3. Chương trình 135 giai đoạn 2
Chính sách 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê
duyệt có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu,
chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm
1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên,

đến năm 2006, Nhà nước quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm,
gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I, giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn II.
Mục tiêu chương trình 135 tại xã giai đoạn 2
Mục tiêu chương trình là tạo sự chuyển biến nhanh về trình độ sản xuất,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá có thu nhập cao, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
đồng bào các dân tộc ở các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn một cách bền
vững, giảm tốc độ chênh lệch khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa
các vùng trong cả nước.
Mục tiêu đề ra đến trên địa bàn xã cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ
nghèo xuống dưới 30% theo chuẩn nghèo. Tuy nhiên những mục tiêu này
cũng đã không đạt được, mức đói nghèo vẫn ở mức trên 60% do đó các năm
tiếp theo tiếp tục thực hiện các hợp phần còn lại.
Chương trình có các hợp phần:


Tăng cường đẩy mạnh công tác hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch chuyển
cơ cấu kinh tế.
Phát triển cơ sở hạ tầng
Hỗ trợ các dịch vụ xã hội cải thiện nâng cao đời sống nhân dân
2.1.4.Thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo khác
Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Từ năm 2011 hàng năm UBND xã xây dựng kế hoạch để rà soát và đánh
giá tình trạng thoát nghèo để thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn
2011- 2015.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo của xã,
chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể xã tuyên truyền các Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
chương trình xoá đói, giảm nghèo.
Hàng năm UBND xã kiện toàn ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo

(BCĐXĐGN), phân công nhiêm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ phụ trách
bản giúp đỡ các hộ nghèo có khả năng thoát nghèo trong năm, chỉ đạo xây
dựng kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo năm 2011 – 2015 và tổ
chức triển khai thực hiện.
Cụ thể địa phương đã đề ra những hướng mới, các chính sách mới như:
Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo.
Tiếp tục thực hiện các chương trình chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo nhằm
nâng cao khả năng sản xuất thông qua đào tạo dạy nghề, mở các lớp tập huấn
kỹ thuật cho người dân qua đó góp phần nâng cao thu nhập, đặc biệt là cá hộ
nghèo, hộ cận nghèo.
Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: Mục tiêu đó là nâng cao trình độ dân trí,
tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi như miễn giảm học phí, tiến hành cho
mượn sách giáo khoa và cấp phát vở viết cho học sinh, con em các hộ nghèo,
cận nghèo.


Hỗ trợ về y tế, như những năm trước tiếp tục thực hiện cấp thẻ bảo hiểm
y tế cho những hộ nghèo, cận nghèo. Tất cả các hộ đều đảm bảo được khám
chữa bệnh theo tuyến, theo bảo hiểm y tế.
Xã Mường Đăng là một trong những xã nghèo của tỉnh đã nhận được
nhiều hỗ trợ từ Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia. Các chương
trình này đã hỗ trợ khá toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống: vốn sản
xuất, dạy nghề, khuyến nông, giáo dục, y tế, nhà ở. Các chương trình này đã
góp phần rất lớn trong việc thay đổi tình hình nghèo của bà con nhân dân
Chương trình giảm nghèo và bảo trợ xã hội
Nghị định của chính phủ 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp
xã hội đối với đối tưởng bảo trợ xã hội.
Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở
đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015.
Chính sách phát triển sản xuất: Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán,

máy móc nông cụ theo quyết định 755/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ; Chính
sách hỗ trợ đường giao thông nông thôn; Chính sách hỗ trợ về kênh mương nội
đồng.
Chính sách ưu đãi vay vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ dân tộc
thiểu số ít người.
Chính sách hỗ trợ về vay vốn cho học sinh sinh viên
Chính sách hỗ trợ 134 về công trình vệ sinh môi trường.
chính sách BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số, thôn đặc biệt khó khăn
và hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chính sách nhà ở 167 cho hộ nghèo khó khăn về nhà
ở. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng
Chính sách giảm nghèo 2013-2015.
Chính sách hỗ trợ trâu, bò cho đối tượng người có công với cách mạng và thu
nhập thấp. Chính sách đào tạo nghề giai đoạn 2011-2020;
2.2

Thực trạng đói nghèo trên địa bàn xã Mường Đăng

2.2.1 Thực trạng chung về nghèo đói trên địa bàn xã qua 3 năm
Hộ nghèo của các bản các hộ gia đình được thể hiện qua bảng 2.1:


Dựa vào bảng 2.1 cho ta thấy số hộ nghèo trên tổng số hộ là còn rất lớn
chiến tỷ cao so với các năm trước, tỷ lệ hộ nghèo cao,các bản có hộ nghèo,
cận nghèo rất nhiều qua các năm từ 2014 đến 2016 cụ thể như: năm 2014
chưa có nhiều bản tách bản nên 2014 mới chỉ có 7 Bản và Bản chiếm tỷ lệ
nghèo cao nhất là bản Đắng có 87 trên 157 hộ nghèo chiến tỷ lệ cao nhất là
55,41%, Bản Pọng có 82 hộ nghèo trên tổng 162 hộ chiếm 50,62%, bản Nặm
Pọng là có ít hộ nhất chiếm 20,45% do địa hình gần trung tâm nên cũng
chiếm tỷ lệ nghèo thấp hơn so với các bản khác. Đến 2015 thì tách bản và có
12 bản trong một xã. Năm 2015 tổng số hộ nghèo cũng tăng cao, bản có hộ

nghèo cao nhất là bản Chan I bản này hộ khẩu trong bản ít nhưng hộ nghèo
trên tổng số hộ lại cao nhất so với 12 bản còn lại có 26/56 hộ nghèo chiếm tỷ
lệ 46,43% và bản có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là bản bản Pơ mu bản này có hộ
khẩu ít nên tỷ lệ nghèo cũng còn ít chiếm 8,95%, do bản Pơ Mu được tách
một phần từ bản Nặm Pọng nên có lợi thế sẵn có. Năm 2016 các bản có hộ
nghèo còn cao hơn so với 2014 và 2015 nguyên nhân do năm 2016 xã thống
kê hộ nghèo theo tiêu chí mới là nghèo đa chiều, các tiêu chí được đưa vào
nhiều hơn không chỉ có tiêu chí thu nhập. Năm 2016 bản có hộ nghèo cao
nhất trên tổng số hộ là bản Thái có 49/65 hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất là bản
Co Muong là 71,43% , và các bản khác số hộ nghèo còn tương đối là rất
nhiều, các bản chiếm tỷ lệ nghèo sàn nhau chiếm tỷ lệ nghèo rất cao.


Bảng 2.1 Hộ nghèo trên địa bàn xã Mường Đăng
Năm 2014

Bản

Năm 2015

Số hộ
nghè Tỷ lệ
Tổng
o
(%)
(hộ)
(hộ)

Tổn
g số

hộ
(hộ)

Năm 2016

Số hộ
nghè Tỷ lệ
o
(%)
(hộ)

Tổn
g số
hộ
(hộ)

Số hộ
nghè Tỷ lệ
o
(%)
(hộ)

Bản Nặm
Pọng

44

9

20,4

5

47

9

20,4
5

59

29

49,15

Bản co
Muông

0

0

0

85

43

27,3
9


105

75

71,43

Bản Chan II

67

21

31,3
4

52

15

23,3
9

64

29

45,31

Bản Chan I


56

26

46,4
3

56

26

46,4
3

69

43

62,32

Bản Ban

0

0

0

73


36

22,8
4

92

42

45,65

Bản Huổi
Tăng

0

0

0

53

24

71

33

46,48


Bản xôm

79

34

43,0
4

80

34

97

57

58,76

Bản Pọng

162

82

50,6
2

92


46

27,7
8

101

65

64,36

Bản Thái

162

72

44,4
4

58

43

27,3
9

75


49

65,33

Co Pháy

0

0

0

51

29

18,5
1

72

42

58,33

Bản Đắng

157

87


55,4
1

85

44

28,0
2

98

58

59,18

0

0

0

14

6

8,95

25


9

36,00

727

331

746

355

928

531

Pơ Mu
Tổng

14,2
0
43,0
4

(Nguồn: UBND xã Mường Đăng)


2.2.2 Thực trạng các hộ nghèo qua các năm tại xã Mường Đăng
Trong toàn xã có rất nhiều hộ nông dân, hộ già đình có tỷ lệ hộ nghèo

còn rất nhiều và tỷ lệ hộ nghèo của xã qua các năm được trình bày rõ ở bảng
2.2 sau:
Bảng 2.2 Tỷ lệ hộ nghèo của xã qua các năm
Số hộ
Nghèo
Cận
nghèo
Tái nghèo

Năm 2014
Số hộ
Tỷ lệ(%)

Năm 2015
Số hộ
Tỷ lệ(%)

Năm 2016
Số hộ
Tỷ lệ(%)

331

45,53

331

45,53

531


57,22

73

10,04

73

10,04

170

18,32

3

0,41

10

3,16

21

2,26

727

100


746

100

928

100

Tổng số
hộ trong


Nguồn: UBND xã Mường Đăng
Theo quyết định của thủ tướng chính phủ số Số: 50/2016/QĐ-TTg ngày
3 tháng 11 năm 2016 xã Mường Đăng được xã định là xã đặc biệt khó khăn.
Hơn nữa năm 2016 tỷ lệ số hộ nghèo tăng mạnh từ 331 hộ lên 531 hộ nguyên
nhân là do năm 2016 thay đổi tiêu chí xác định hộ nghèo chỉ từ thu nhập sang
nghèo đa chiều với 5 tiêu chí xác định. Từ bảng trên cho ta thấy tỷ lệ hộ
nghèo của xã qua các năm từ năm 2014 đến 2016 số hộ nghèo, cận nghèo và
tái nghèo trong xã tăng và tỷ lệ của các năm tăng theo từng năm như sau: năm
2014 số hộ nghèo từ 331chiếm 45,53% đến 2016 lên đến 531 chiếm tỷ lệ
57,22% hộ năm 2016. Còn số hộ cận nghèo thì có xu hướng giảm dần nhưng
giảm rất ít từ năm 2014 có 73 hộ chiếm 10,04% và đến năm 2016 tăng là 170
hộ chiếm tỷ lệ 18,32%. Tỷ lệ hộ nghèo của xã qua các năm thấy được số hộ
nghèo tăng qua các năm tăng và số hộ nghèo, cận nghèo và tái nghèo đều tăng
qua các năm.
2.2.4 Thực trạng phân bố tỷ lệ các hộ nghèo trên địa bàn xã Mường Đăng



Bảng 2.3 Tình hình phân bố tỷ lệ hộ nghèo năm 2016
STT

Tên bản

Tổng số hộ

Số hộ nghèo

Tỷ lệ

1

Pơ Mu

25

9

36

Bản Chan II

64

29

45,31

3


Bản Ban

92

42

45,65

4

Bản Huổi
Tăng

71

33

46,48

5

Bản Nặm
Pọng

59

29

49,15


6

Co Pháy

72

42

58,33

7

Bản xôm

97

57

58,76

8

Bản Đắng

98

58

59,18


9

Bản Chan I

69

43

62,32

10

Bản Pọng

101

65

64,36

12

Bản Thái

75

49

65,33


928

531

2

Tổng

Nguồn: UBND xã Mường Đăng
Từ bảng 2.3 trên cho ta thấy được tình hình phân bố tỷ lệ hộ nghèo
trong năm 2016 còn rất nhiều hộ nghèo chiếm tỷ trọng rất cao, số hộ chiếm tỷ
lệ cao nhất lên đến 65,33%.Tình hình phân bố tỷ lệ hộ nghèo trong xã rất khó
khăn, số hộ nghèo trên tổng số hộ gia đình rất cao và chênh lệch rất nhiều.Bản
có số hộ nghèo nhiều nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất là bản Thái có 49 trên 75
hộ nghèo và chiếm tỷ lệ cao nhất 65,33%, bản có số hộ nghèo tương đối ít so
với các bản và chiếm tỷ lệ thấp là bản Pơ Mu có 9 trên 25 hộ chiếm tỷ lệ
36%.Từ kết quả trên cho ta thấy được tình hình phân bố tỷ lệ của xã còn chưa
đồng đều và các số hộ nghèo trên tổng số hộ gia đình còn rất nhiều và có rất
nhiều hộ gia đình rất khó khăn.
2.3 Thực trạng nghèo đa chiều tại xã Mường Đăng


×