Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Luận văn tốt nghiệp : Công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Đông Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.66 KB, 67 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH.
1.1LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT.
1.1.1.1 Khái niệm về thuế GTGT.
Việc nghiên cứu về thuế GTGT được tiến hành bắt đầu sau những năm
chiến tranh thế giới thứ I, do nhà kinh tế học người Đức Carlp Rilordrich
Sienvens đề xuất vào năm 1918 nhưng không được Chính Phủ Đức duyệt.
Đến năm 1947 thuế GTGT lại được đề cập đến trong tác phẩm về “ cải tổ hệ
thống thuế ” của nhà kinh tế học người Mỹ tên là Chao, ở Nhật Bản một dự án
về thuế GTGT được trình ra Quốc Hội năm 1953 nhưng không được thông
qua.
Năm 1954 Pháp là nước đầu tiên thực hiện thuế GTGT, nhưng chỉ áp
dụng ở khâu sản xuất, đến năm 1968 mới mở rộng diện áp dụng. Nến năm
1988 chỉ có 47 nước áp dụng thuế GTGT thi đến nay đã có hơn 120 nước áp
dụng loại thuế này với nhiều tên gọi khác nhau: Thuế hàng hoá dịch vụ
(Canada,Niudilân); thuế tiêu dùng(Nhật bản).
Châu âu là nơi áp dụng sớm nhất và rộng rãi nhất thuế GTGT( Tất cả các
nước trong khối EC) nên được gọi là thuế châu âu, sau đến Châu mỹ la tinh
cũng ngày càng nhận thấy vai trò to lớn của thuế GTGT. ở Châu á ngày càng
có nhiều nước chuyển sang áp dụng thuế GTGT: Triều Tiên(1977),
Indonexia(1985), ĐàI Loan(1986), Philipine(1988), Nhật(1989), TháI
Lan(1991), Mông Cổ(1993), Trung Quốc (1994), Singapor (1994),ở Việt Nam
được Quốc Hội khoá IX thông qua ở kỳ họp thứ 11 vào ngày 10 tháng 05 năm
1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1994.


Thuế GTGT được định nghĩa: Thuế GTGT là sắc thuế tính trên phần giá
trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu
thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách nhà nước theo mức độ tiêu
thụ hàng hoá dịch vụ.
1


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

1.1.1.2 Đặc điểm của thuế GTGT.
Thuế GTGT ở Việt Nam có những đặc đIểm nổi bật sau:
* Là loại thuế có tính chất gián thu. Đối tượng nộp thuế GTGT là người bán
hàng hóa và cung cấp dịch vụ còn người chịu thuế là người tiêu dùng hàng
hoá dịch vụ, bởi vì thuế GTGT ẩn trong giá bán ra của hàng hoá và dịch vụ.
Nói cách khác Nhà Nước gián tiếp thu khoản thuế này của người tiêu dùng
thông qua người bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
* Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn sản xuất kinh doanh ( là thuế
đánh vào nhiều giai đoạn). Đối tượng điều tiết của thuế GTGT là phần thu
nhập của người tiêu dùng, sử dụng để mua hàng hoá dịch vụ. Như vậy về
nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ là
đủ.Tuy nhiên trên thực tế rất khó phân biệt đâu là tiêu dùng cuối cùng, đâu là
tiêu dùng trung gian, vì thế cứ có hành vi mua bán hàng thì phải tính thuế, nếu
đó là tiêu dùng trung gian thì số thuế sẽ được tự động chuyển vào giá bán
hàng hóa cho người mua ở giai đoạn sau.
* Thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm phát sinh ở từng giai đoạn luân
chuyển. Tổng số thuế ở từng giai đoạn đúng bằng số thuế tính theo giá bán
cho người tiêu dùng cuối cùng.
Giá trị gia tăng được hiểu là phần giá trị mới được tạo ra trong sản xuất

kinh doanh.
* Thuế GTGT có tính trung lập cao. Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi
kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế, không phải là yếu tố của chi
phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của người
cung cấp hàng hoá dịch vụ.
Thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các
chu trình kinh tế. Như đã trình bày ở đặc điểm trên thì tổng số thuế ở các giai
đoạn khớp với số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai
đoạn nhiều hay ít.

2


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

*Thuế GTGT có tính lãnh thổ: thể hiện đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng
các hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia .

1.1.2 Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT ở Nước Ta.
1.1.2.1 phạm vi áp dụng:
* Đối tượng chịu thuế:
ĐIều2 của luật thuế GTGT quy định:
“Đối tượng chịu thuế GTGT là các hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam ( Bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ mua của
tổ chức, cá nhân nước ngoài), trừ 29 nhóm hàng hoá, dịch vụ không thuộc
diện chịu thuế GTGT”.
* Đối tượng nộp thuế:
Điều 3 của luật quy định: Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất,

kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, chịu thuế GTGT ở Việt Nam (gọi chung là cơ
sở kinh doanh).
Các tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT ( gọi chung
là người nhập khẩu).
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo luật
doanh nghiệp, luật doanh nghiệp nhà nước và luật hợp tác xã.
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ

chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ
chức đơn vị sự nghiệp khác.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham

gia hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Các công ty
nước ngoài và các tổ chức nước ngoài động kinh doanh ở Việt Nam không
theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Các cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, nhóm người kinh doanh

độc lập và các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh,
nhập khẩu.
3


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

* Đối tượng không thuộc diện chịu thuế:
Điều 4 luật thuế giá trị gia tăng quy định: 29 nhóm Hàng hoá, dịch vụ
không thuộc diện chịu thuế được thể hiện ở các quản điểm sau:

- Không thu thuế GTGT đối với một số ngành sản xuất trong các lĩnh

vực đang còn khó khăn cần khuyến khích đạo điều kiện phát triển như: sản
xuất nông nghiệp ( đối với những sản phẩm sơ chế, cho những người trực tiếp
sản xuất, trực tiếp khai thác bán ra), hoạt động tưới tiêu, muối..vv
-

Không thu thuế GTGT đối với hàng hoá dịch vụ thiết yếu, phục vụ nhu

cầu đời sống cộng đồng xã hội như: dịch vụ khám chữa bệnh, dạy học, dạy
nghề..vv
- Không thu thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ sử dụng không nhằm

mục đích kinh doanh hoặc vì các mục đích chính sách xã hội nhân đạo như:
vũ khí; khí tài chuyên dùng cho quốc phòng an ninh; các hoạt động di tu sửa
chữa; các công trinh văn hoá nghệ thuật..vv
- Không thu thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ liên quan đến

công nghệ, vốn đầu tư như: thiết bị máy móc; phương tiện vận tải chuyên
dùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.
- Không thu thuế GTGT đối với một số hàng hoá, dịch vụ thể hiện quan

điểm quản lý ưu đãi có mức độ đối với sản xuất kinh doanh như: như hàng
hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và đối tượng tiêu dùng
ngoài Việt Nam.
1.1.2.2 Căn cứ tính thuế:
ĐIều 6 luật quy định: Thuế giá trị gia tăng có hai căn cứ tính thuế là giá
tính thuế và thuế suất.trong đó thuế suất được quy định rõ, cụ thể cho từng
nhóm hàng, mặt hàng. Vì vậy khi xác định thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT
đầu ra, thuế GTGT phảI nộp… thì vấn đề khó khăn, hay gây nhầm lẫn nhất đó

là việc xác định chính xác giá tính thuế.
1.1.2.2.1 Giá tính thuế:
Điều 7 của luật thuế giá trị gia tăng quy định:
Nguyên tắc chung giá tính thuế GTGT là giá bán, giá cung cấp hàng hoá
dịch vụ chưa có thuế GTGT.
4


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá,dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu
và phí thu thêm ngoài giá bán hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được
hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp vào ngân sách
nhà nước.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán thì giá tính
thuế GTGT là giá bán đã giảm ghi trên hoá đơn.
Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì
phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng
nhà nước Việt Nam công bố tại thời đIểm phát sinh doanh số để xác định giá
tính thuế.
Giá tính thuế giá trị gia tăng bao gồm trường hợp sau:
1.1.2.2.1(1) Đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng.
1.1.2.2.1(2) Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tạI của khẩu, cộng thuế
nhập khẩu.
1.1.2.2.1(3) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu,
tặng là giá tính thuế giá trị gia tăng cảu hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc
tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;
1.1.2.2.1(4) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu từng ký.

1.1.2.2.1(5) Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là giá bán của
hàng hoá, tính theo giá bán trả một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ.
1.1.2.2.1(6) Đối với gia công hàng háo là giá gia công.
1.1.2.2.1(7) đối với hàng hoá, dịch vụ khác là giá do Chính phủ quy định.
1.1.2.2.2 Thuế suất:
Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng được quy đinh tạI đIều 8. Có 3 mức thuế
suất áp dựng là 0%. 5% và 10%.
(1)

Mức thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, kể cả hàng

hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng xuất khẩu; trừ các
trường hợp sau: Vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận
tải quốc tế; dịch vụ táI bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ tín dụng, đầu tư tàI
chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài và sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên
khoáng sản khai thác chưa qua chế biến do Chính phủ quy định.
5


Luận văn tốt nghiệp
(2)

Sinh viên: Đào Thị Hiền

Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu

(3) Mức thuế suất 10% đối với hàng hoá, dịch vụ thông thường.
Lưu ý: - Khi thanh lý tàI sản, phế liệu phế phẩm áp dụng thuế suất thuế
GTGT của loạI hàng hoá dạng chính phẩm.
- Các mức thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất theo loạI

hàng hoá, dịch vụ không phân biệt hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu, trong nước;
ở khâu sản xuất và kinh doanh thương mại.
1.1.2.3 Phương pháp tính thuế:
Có hai phương pháp tính thuế: Phương pháp khấu trừ và phương pháp trực
tiếp trên thuế GTGT.
Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng bạc, đá quý, ngoại tệ
thì cơ sở phảI hoạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực
tiếp trên GTGT.
1.1.2.3.1 Phương pháp khấu trừ:
- Đối tượng áp dụng:
Là tất cả các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo luật
doanh nghiệp Nhà nước, luật doanh nghiệp, luật hợp tác xã, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác.
-

Cách xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Số thuế GTGT
phảI nộp

=

Thuế GTGT
đầu ra

-

Thuế GTGT đầu vào được
khấu trừ


+ Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ bán
ra nhân với thuế suất:
Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế * thuế suất.
+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ:
TạI khoản 1 đIều 10 của luật này, quy định đối với thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ.

6


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

-Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ toàn bộ là thuế GTGT đầu
vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hoá,dịch vụ đầu ra chịu thuế GTGT.
- Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất , kinh

doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ
được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.
- Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác

định số thuế phảI nộp của tháng đó; thời gian kê khai tối đa là ba tháng, kể từ
thời đIểm kê khai thuế của tháng phát sinh; đối với tàI sản cố định, nếu có số
thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế
theo quy định của Chính phủ.
- Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ thuế đầu vào phảI được cơ


quan hảI quan xác nhận là hàng hoá đã thực xuất khẩu đối với hàng hoá xuất
khẩu. phảI có hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ
cho bên nước ngoàI; phảI được thanh toán qua ngân hàng, trừ trường hợp
thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với hàng hoá, dịch vụ
nhập khẩu, trả nợ thay nhà nước và một số trường hợp thanh toán đặc biệt
khác.
Chính phủ quy định cụ thể thủ tục, đIều kiện thanh toán đối với hàng hoá,
dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ thuế đầu vào.
- Việc khấu trừ đầu vào đối với một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ
quy định.
Khoản 2 đIều 10 quy định: Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT
đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc
chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ
mua vào không có hoá đơn GTGT hoặc có hoá đơn GTGT nhưng không đúng
quy định của pháp luật thì cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế.
1.1.2.3.2 Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
-Đối tượng áp dụng:

7


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

Cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam, tổ chức cá nhân
nước ngoàI kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoàI tạI Việt
Nam chưa thực hiện đầy đủ các đIều kiền về kế toán, hoá đơn, chứng từ để
làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý.

-Cách xác định số thuế GTGT phảI nộp:
Số thuế GTGT
phảI nộp

=

giá trị gia tăng của
hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế

=

Doanh số của
hàng hoá, dịch vụ
bán ra

Thuế suất thuế GTGT
của hàng hoá, dịch vụ
đó.

x

Trong đó:
GTGT của
hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế

giá vốn của hàng
-


hoá, dịch vụ bán ra.

1.1.2.4 Quy định về hoá đơn, chứng từ:
TạI đIều 11 quy đinh về hoá đơn chứng từ như sau:
- Việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ đều phảI có hoá đơn, chứng từ theo quy

đinh của pháp luật .
- Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phảI sử

dụng hoá đơn GTGT và phảI ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định, trong đó
ghi rõ giá bán, khoản phụ thu, phí thu thêm, khoản thuế GTGT, giá thanh
toán.
- Đối với các loạI tem, vé được coi là chứng từ thanh toán đã in sẵn giá

thanh toán thì giá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm thuế GTGT.
- Cơ sở kinh doanh in, phát hành, sử dụng hoá đơn không đúng quy định

để trốn thuế, gian lận trong khấu trừ thuế, hoàn thuế thì ngoàI việc bị truy thu,
truy hoàn số tiền thuế còn bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1.1.3 Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD.

8


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với ĐNNQ được thực hiện theo quyết

định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế số 1209 TCT/QĐ/TCCB ngày
29/07/2004 có hiệu lực thi hành 01/10/2004, và thay thế quyết định số
1368/TCT/QĐ/TCCB ngày 16/12/1998 và quyết định số 1329/TCT/QĐ/NV1
ngày 18/09/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.
1.1.3.1 Một số quy định chung của quy trình quản lý thuế đối với doanh
nghiệp.
Đối tượng quản lý thuế:
Các đối tượng quản lý thuế của quy trình gồm:
-Các doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật
doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoàI và Luật hợp tác xã.
- Các công ty nước ngoàI và các tổ chức cá nhân nước ngoàI sản xuất

kinh doanh tạI Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoàI tạI Việt Nam trực
tiếp kê khai nộp thuế.
- Các đơn vị sự nghiệp kinh tế, nhà khách, nhà nghỉ và các tổ chức kinh

tế khác của cơ quan Nhà nước. Đảng, đoàn thể, hội, đơn vị lực lượng vũ trang
nhân dân Trung ương, địa phương và hộ kinh doanh thực hiện kê khai nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Các đơn vị chính tham gia quy trình.
-Phòng tuyên truyền và hỗ trợ tổ chức cá nhân nộp thuế tạI Cục thuế và
Tổ nghiệp vụ hỗ trợ tạI Chi cục thuế ( sau đây gọi chung là phong TT-HT/ tổ
NV-HT)
-Phòng tin học và Xử lý dữ liệu về thuế tạI Cục thuế và Tổ xử lý dữ liệu
Chi cục thuế ( Sau đay gọi chung là phong/ tổ XLDL)
-Các phòng quản lý doanh nghiệp Nhà nước, phòng quản lý doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoàI, phòng quản lý doanh nghiệp khá, phồng quản lý
khu chế xuất tạI Cục thuế và các đội quản lý doanh nghiệp tạI Chi cục thuế
(Sau đây gọi chung là phòng/đội QLDN)
-Phòng thanh tra tạI Cục thuế và Tổ thanh tra, kiểm tạI Chi cục thuế (sau

đây gọi chung là phòng / tổ thanh tra)

9


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

-Phòng hành chính – Lưu trữ tạI Cục thuế và Tổ Hành chính tạI Chi cục
thuế ( sau đây gọi chung là phong / tổ Hành chính)
-phòng Tổng hợp – Dự toán Cục thuế.
- Phòng quản lý ấn chỉ Cục thuế và Tổ quản lý ấn chỉ Chi cục thuế ( sau

đây gọi chung là phong / tổ QLAC)
- Tổng cục thuế: các ban quản lý thuế đối với doanh nghiệp và Trung tâm

Tin học – Thông kê.
1.1.3.2 Nội dung của quy trinh:
Thực hiện quản lý thu thuế đối vơI doanh nghiệp có 06 nội dung:
- Đăng ký cấp mã số thuế.
- Đóng mã số thuế.
- Xử lý tờ khai, chứng từ.
- Quản lý thu nợ thuế.
- Xử lý hoàn thuế.
- Xử lý quyết toán thuế.
- Xử lý giảm, miễn thuế.

Phòng
TT-HT

Ngày
Các
nội dung
của quy
trình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoàI quốc
doanh được trình bày thông qua các sơ đồ dưới đây.
1.1.3.2(1)
Đăng ký1thuế:
Phòng/tổ HC
Bao gồm hai công việc là đăng ký cấp mã số thuế và đóng mã số thuế.
A.
Đăng ký cấp mã số thuế:
Quy trình đăng ký cấp1mã số thuế được thể hiện cụ thể ở sơ đồ sau: (biểu 1)

Phòng/tổ
TH-XLDL

1.Hưỡng dẫn
1
2.1Nhận HS,
viết phiếu hẹn
10

Phòng/đội
QLDN
Phòng/Tổ
QLAC

5.2Trả kết quả


2.2Kiểm tra HS
TB sai HS _3

3. Nhập HS,
truyền về T.Cục

4.Phân cấp
QLDN

5.1 In kết quả
ĐKT
10


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

6.QL vi phạm
ĐKT

7. Lập báo cáo

Rà soát địa bàn ql,
khai thác thông tin.

Xác minh địa
điểm trụ sở

Cấp sổ bán

hoá đơn

Những đIểm khác so với quy trình 1368.
- Quy định chi tiết hơn một số trình tự công việc như: chuyển địa đIểm,đóng
mã số thuế.
- Quy định rõ thời gian xử lý từng bước.
- Hồ sơ đăng ký thuế không chuyển qua phòng QLDN.
- Kết hợp cấp chứng nhận đăng ký xuất nhập khẩu khi đăng ký thuế.
Kết hợp kiểm tra xác minh địa đIểm kinh doanh, cấp sổ bán hoá đơn khi
đăng ký thuế.
B.Đóng mã số thuế:
B.1 Đối với doanh nghiệp gửi hồ sơ về đề nghị đóng mã số thuế.
Sơ đồ đóng mã số thuế đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ dề nghị.(biểu 2).
Phòng/tổ
TH-XLDL

Ngày
1
1

1.Nhận và kiểm
tra
hồ sơ
2.Nhập tình trạng
ngừng hoạt động

Phòng/ tổ
QLAC

Phòng/đội

QLDN

10

20

6.Thông báo DN
Đóng mã số
5.Đóng mã số

3. Quyết toán
hoá đơn

11


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

4.Quyết toán thuế

B.2 Đóng mã số thuế đối với doanh nghiệp không còn tồn tạI:
Sơ đồ đóng mã số thuế đối với doanh nghiệp không còn tồn tạI: (biểu 3)
Ngày

Phòng/đội
QLDN

3 lần

TB

Phòng/tổ
TH-XLDL
Phòng/tổ
QLAC

1.Phát hiện DN
ngừng kê khai

3.T.báo tình trạng
DN không tồn tại

4.Nhập tình trạng
DN không tồn tại

5

2.Xác minh tình
trạng hoạt động

6.Xử lý nợ tồn

Đóng,thông báo
DN đóng MST

5.T.báo hoá đơn
không còn giá
trị
12



Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

Phòng/tổ Ngày
TT-HT Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế:
1.1.3.2.(2)
Sơ đồ xử lý tờ khai, chứng từ :(biểu 4)

Phòng/tổ
HC

1

Hưỡng dẫn
1.1Nhận TK
ghi sổ

Phòng/tổ
TH-XLDL
2

1.2Kiểm tra,
T.báo TK
Sai thủ tục(2)

Gửi T.báo sửa và
đIều chỉnh TK

2.Nhập, Xđịnh
TK lỗi,X.đinh
số thuế ph.nộp

7.B.cáo
tình hình
XLTK

5.Nhập chứng từ
hạch toán sổ thuế

Phòng/đội
QLDN
ngày
20
Phòng/tổ

4.1.Đôn đốc
phạt HC

3.Sửa
lỗi TK

4.3ÂĐ tự động
in TB ÂN thuế
13


Luận văn tốt nghiệp


Sinh viên: Đào Thị Hiền

4.2 ấn định thuế
6. Phân tích tình trạng
kê khai
Bán hoá đơn
Những đIểm khác với quy trình 1368:
- Phòng/tổ XLDL nhận tờ khai, kiểm tra sơ bộ, nhập dữ liệu và tính thuế
theo số kê khai của doanh nghiệp.
- Phòng/tổ QLDN kiểm tra tờ khai và bảng kê được thực hiện sau. Kết quả
xác định lạI số thuế được chuyển phòng/tỗLDL nhập đIều chỉnh.
- ấn định thuế do không nộp tờ khai.
- Gửi thông báo ấn định thuế cho doanh nghiệp
- Phân tích việc kê khai thuế do phòng/đội QLDN thực hiện.
- Báo cáo tình hình xử lý tờ khai do phòng/ tổ XLDL thực hiện.
1.1.3.2.(3) Quản lý thu nợ thuế:
Quy trình quản lý thu nợ thuế được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau: (biểu 5)
Bộ phận

Ngày

Phòng/ đội
QLDN
ng10
hàng
tháng

1.Nhắc nhở thu nợ

6.Thực hiện biện

pháp thu nợ
4. Phân tích
tình trạng nợ

Phòng/tổ 10Ng
TH-XLDL sau hạn
Từ15-20
Phòng/tổ
HC

7.Báo cáo kết quả
thu nợ

2.Thống báo
nợ thuế.

5.Lập kê hoạch
thu nợ ngày 15

3. Thông báo
phát nộp chậm.

14


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền
Gửi các thông báo và quyết đinh


15


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

1.1.3.2.(4) Hoàn thuế:
Quy trình xử lý hoàn thuế được thể hiện cụ thể ở sơ đồ sau: (biểu 6)
Bộ phận
Phòng/tổ HC
Phòng/tổ
Thanh tra.

Phòng/đội
QLDN

Ngày
1
50

1
20
2

1.Nhận hồ sơ
Ghi sổ nhận

5.Kiểm tra tạI
Doanh nghiệp


2.Kiểm tra HS
TBáo không đủ ĐK
hoàn(5 ngày)

3.Phân tích, đối
chiếu số liệu.

4.2Quyết định
hoàn thuế
Phòng
TH-DT
Phòng/tổ
TH-XLDL
Phòng/tổ
HC

5
BC
tháng

4.1 XĐ số thuế hoàn,
lập thủ tục hoàn

6.Thẩm định lập
thủ tuc hoàn
7.Lập uỷ nhiệm chi
Hạch toán số thuế

1


Chi cục

8Lập BC tổng
hợp từ PH/tổ

Gửi quyết định

Những đIểm khác với quy trình 1368.
-Phòng/tổ XLDL lập uỷ nhiệm chi.
-Kết hợp phân tích số liệu hồ sơ hoàn với việc phân loạI DN theo một số
tiêu chí hoàn trước hay kiểm trước.
-Yêu cầu lập phiếu nhận xét hồ sơ hoàn và phiếu kết quả xét hoàn.
-Phòng tổ hợp – dự toán thẩm đinh hồ sơ hoàn thuế của Chi cục.
-Phòng/ đội QLDN lập báo cáo tình hình hoàn và phòng/tổ XLDL lập báo
cáo tổng hợp.

16


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

1.2.3.2.(5) Quyết toán thuế:
Qua trình xử lý quyết toán thuế được thể hiện qua sơ đồ sau: (biểu 7)

Bộ phận
Phòng/tổ
HC


Ngày
1

Phòng/tổ Ngày
TH-XLDL 10
Tháng

Phòng/đội Ngày
QLDN
20
Quý

1.Nhận báo cáo QT
Ghi sổ nhận
2.kiểm tra thủ tuc QT
TB sửa lỗi QT
8.B.cáo T.hợp
kết quả quyết toán

5.ĐIều chỉnh B.cáo
có phiếu vàng
7.2Đ.đốc,phạt HC
QL tình trạng QT

Phòng/tổ
HC
Phòng/tổ
Thanh tra.


Gửi thông báo đề
nghị đIều chỉnh

3.Nhâp, phát hiện lỗi
QT, hạch toán thuế
7.1 T.báo số
thuế sau QT

4.Phân tích số liệu QT
Lập phiếu X,V,Đ
8.2B.cáo đánh
giá tình hình QT

6.Kiểm tra tạI
doanh nghiệp.

Những đIểm khác về xử lý quyết toán thuế so với quy trình 1368.
- Phòng TH-XLDL/tổ XLDL nhập số liệu quyết toán theo báo cáo của
doanh nghiệp.
- Phòng /đội QLDN phân tích, đối chiếu số liệu quyết toán.
- Cơ quan thuế không được tự đIều chỉnh số liệu báo cáo quyết toán, chỉ
thông báo để ĐTNT tự đIều chỉnh báo cáo quyết toán thuế.
- Quản lý tình trạng quyết toán.
- Thông báo kết quả xét quyết toán.

17


Luận văn tốt nghiệp


Sinh viên: Đào Thị Hiền

1.1.2.3.(6) Xử lý miễn, giảm thuế
Quy trình xử lý miễn, giảm thuế được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:(biểu 8)

Bộ phận

Ngày

Phòng/tổ
HC

1

Phòng/đội
QLDN

3
3

Phòng
TH-DB
T.Cục
Bộ TC
-Phòng/tổ
TH-XLDL
-Phòng/tổ
Thanh tra

3


1.Nhận hồ sơ
Ghi sổ nhận
2.Kiểm tra TTHS
Tbáo HSơ chưa
đúng(3ng)
8.Báo cáo tổng hợp
Kết quả quyết toán

3.Kiểm tra XĐ số
thuế được M,G
4.Lập hồ sơ trình
Xét miễn, giảm

4.1Thẩm định HS
M,G của Chi cục
5.Duyệt,ra QĐ

6.Xử lý kết quả QĐ

7.Kiểm tra tạI DN

1.1.4 Ưu đIểm và đIều kiện áp dụng của thuế GTGT ở Nước ta
1.1.4.1 Ưu đIểm của thuế giá trị gia tăng:
Cũng như bất kỳ một quốc gia nào, đối với đời sống kinh tế nước ta, thuế
luôn đóng vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, đIều tiết
sản xuất kinh doanh cũng như phân phối tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Vì vậy có một hệ thống
chính sách thuế phù hợp, đồng bộ, hoàn thiện và luôn theo kịp sự vận động,
phát triển với thực tế nên kinh tế nước ta và mở của hội nhập kinh tế khu vực

và thế giới là đIều cần thiết và hết sức cấp bách.

18


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

Quán triệt tinh thần đó, ngày 10/05/1997 luật thuế GTGT đã được Quốc
hội khoá IX kỳ họp thứ 11 thông qua có hiệu lực thi hành 01/01/1999 và được
sửa đổi bổ sung ngày 17/06/2003 có hiệu lực thi hành vào 01/01/2004.
Qua hơn sáu năm áp dung thuế GTGT đã bộc lộ những ưu đIểm nổi trội, thể
hiện tính đúng đắn của việc áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu.
- Thuế GTGT khuyến khích đầu tư, phát triến sản xuất kinh doanh. Thể
hiện ở những quan đIểm mà luật thuế GTGT áp dụng cho một số đối tượng
không chịu thuế. Thuế GTGT không thu vào vốn, nên khuyến khích các cơ
sở sản xuất kinh doanh bỏ vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triến sản xuất,
phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nước ta.
- Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoa, dịch vụ
qua các khâu luân chuyển, không tính trên toàn bộ giá cả của hàng hoá, dịch
vụ. Do vậy thuế GTGT đã khắc phục tính đánh trùng của thuế doanh thu,
đồng thời thúc đẩy chuyên môn hoá, nâng cao năng suất, chất lượng hạ giá
thành sản phẩm.
- Thuế GTGT có diện bao quát rộng, bao gồm hầu như toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Thuế GTGT không những đánh vào
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước mà còn đánh ở khâu nhập khẩu
hàng hoá, một phần tăng thu NSNN, một phần làm tăng giá vốn hàng nhập
khẩu hạn chế hàng nhập khẩu, khuyến khích và một phần bảo hộ SXKD hàng
nội địa.

- Thuế GTGT từ 3 mức thuế suất, tạo đIều kiện thuận lợi hơn trong việc
tính thuế của đối tượng nộp thuế và trong quản lý thuế của cơ quan thuế chức
năng.
- Thuế GTGT góp phần khuyến khích hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu trên cơ
sở áp dụng thuế suất o% đối với hàng xuất khẩu. Vì vậy làm giảm giá thành
hàng xuất khẩu tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Thuế GTGT được thực hiện thống nhất và chặt chẽ theo nguyên tắc căn
cứ vào hoá đơn mua, bán hàng để khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước.Vì
vậy thuế GTGT khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh khi mua hàng
hoá phảI có hoá đơn đầu vào và khi bán hàng phảI xuất hoá đơn theo quy
định. Với nguyên tắc đó thuế GTGT sẽ góp phần hạn chế được những sai sót,
gian lận trong việc ghi chép hoá đơn. Hoạt động mua bán hàng hoá, cung cấp

19


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

dịch vụ có hoá đơn chứng từ kèm theo được đưa vào nề nếp là tiền đề cho
việc áp dựng tin học vào qua trình quản lý SXKD và quản lý thu thuế được tốt
hơn, và hạn chế thất thu cho ngân sách nhà nước.
1.1.4.2 ĐIều kiện áp dụng:
Để việc áp dụng thuế GTGT có thể mang lạI hiệu quả cao, chúng ta phảI
giảI quyết một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hoá phảI
thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ, thuận tiện cho việc kiểm tra, xác
định doanh thu tính thuế và khấu trừ thuế đối với từng cơ sở kinh doanh.
Thứ hai: trình độ cán bộ quản lý thu thuế cần được nâng cao, cán bộ thuế

phảI am hiểu về chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, thông thạo về chế
độ quản lý, tính thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT. Cơ quan thuế cần trang
bị hệ thông máy tính, và sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý thuế đạt
hiệu quả.
Thứ ba: Cần nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành pháp luật thuế
của các doanh nghiệp, bên cạnh đó cần xử lý các vi phạm thuế thật nghiêm
khắc.
Thứ tư: Hệ thống pháp luật ngày càng phảI hoàn chỉnh, đồng bộ, nhưng
không phảI là sự ban hành qua nhiều văn bản pháp luật thuế.Đưa việc thực
hiện pháp luật thuế vào nền nếp, kỷ cương, cả trong nhận thức tư tưởng và
trong hành động thực tế.
1.1.5 Thất thu thuế và sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý thuế
GTGT đối với doanh nghiệp ngoàI quốc doanh.
1.1.5.1 Vị trí, vai trò, đặc đIểm của DN NQD trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.5.1(1)Vị trí, vai trò của doanh nghiệp NQD.
Từ ĐạI hội Đảng lần thứ VI(năm 1986), với chủ trương đổi mới nền kinh
tế, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển nền kinh tế Việt Nam theo
hướng kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN, với nhiều thành phần kinh
tế cùng tồn tạI, trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Sau đó, tạI các
ĐạI hội Đảng lần VII và VIII, đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo
định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế tiếp tục được khẳng định. Từ
đó, các thành phần kinh tế thuộc khu vực kinh tế dân doanh bao gồm: kinh tế
hợp tác, kinh tế hộ kinh doanh phát triển mạnh. NgoàI ra còn xuất hiện thêm

20


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền


thành phần kinh tế Tư bản tư nhân với các loạI hình công ty THHH, công ty
cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2003, khu
vực kinh tế dân doanh bao gồm khoảng 150.000 công ty THHH, công ty cổ
phần, doanh nghiệp tư nhân,16.000 HTX hoạt động dịch vụ, sản xuất, thương
mạI và khoảng 1.5 triệu hộ sản xuất kinh doanh cá thể, thu hút trên 4.5 triệu
lao động, đóng góp gần 30% tổng sản phẩm quốc nội và nộp ngân sách chiếm
7%-8% trên tổng số thu, chiếm 12%-13% trên tổng số thu nội địa trừ dầu và
các loạI thuế xuất nhập khẩu, thuế nhà đất, phí, lệ phí…
Kinh tế dân doanh phát triển, đặc biệt là các loạI hình doanh nghiệp
phát triển mạnh, đã góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương của Đảng
và Nhà nước như chủ trương xoá đói giảm nghèo, phân bố lạI cơ cấu nền kinh
tế bỏ dần sự tách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôI và miền
ngược…
Nghị quyết ĐạI hội đạI biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng
định đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới: đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng phát triển nền kinh tế độc lập
tự chủ, đưa Nước ta trở thành một nước công nghiệp phát huy cao đọ nội lực
đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoàI và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế để phát triển nhanh, có hiểu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế..
Về quan hệ sản xuất, Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh
theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường
theo định hướng XHCN, phát triển lâu dàI, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Cụ thể hoá đường lối phát triển kinh tế do ĐạI hội IX đề ra, Hội nghị lần
thứ V ban chấp hành Trung ương đảng khoá IX đã có Nghị quyết riêng về
phát triển kinh tế hợp tác, HTX, kinh tế tư nhân. Trong đó, khăng định phát
triển kinh tế hợp tác, HTX là vấn đề hết sức quan trọng trong phát triển kinh
tế xã hội; phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dai trong phát
triển kinh tế nhiều thành phần ở Nước ta. Trên cơ sở đánh giá những ưu đIểm

của thành phần kinh tế dân doanh, đánh giá những tiềm năng phát triển, phát
tích các nguyên nhân kìm hãm, Nghị quyết Trung ương lần thứ V đã chỉ ra
những giảI pháp cơ bản để phát triển các thành phần kinh tế này trong thời

21


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

gian tới, trong đó có những giảI pháp về tàI chính nói chung và về thuế nói
riêng.
Như vậy, bằng sự khẳng định trong đường lối nêu tạI Nghị quyết ĐạI hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX và những giảI pháp cụ thể nêu tạI Nghị quyết
Trung ương lần thứ V, khu vực kinh tế dân doanh sẽ phát triển nhanh chóng
và đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh. Xã hội công băng, dân chủ, văn minh.
*1.1.5.1(2) Đặc đIểm cơ bản của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
NQD.
Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp dù khu vực kinh tế dân doanh hay nhà
nước đều lấy lợi nhuận là mục tiêu, là thước đo hiệu quả của hoạt động
SXKD cùng hoạt động theo cơ chế thị trường có sự hướng dẫn của Nhà nước,
cùng tồn tạI và cạnh tranh trong môI trường pháp lý. Tuy nhiên, xét về góc độ
quản lý, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý thuế, có những đặc đIểm riêng của
các doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thường là những
thách thức hơn là những thuận lợi.
Thứ nhất đặc đIểm sở hữu: Đây là đặc đIểm khác biệt nhất, đối với khu
vực kinh tế dân doanh(trừ khối hợp tác) toàn bộ vốn, tàI sản, lợi nhuận đều
thuộc sở hữu tư nhân. Chủ doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu SXKD chịu trách

nhiệm toàn bộ về hoạt động SXKD và toàn quyền quyết định phương thức
phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩ vụ nộp thuế mà không chịu sự
chi phối nào từ các quy định nhà nước hoặc từ cơ quan quản lý, do vậy hộ
luôn tìm mọi cách để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất, kể cả trốn lậu thuế.
Thứ hai Đặc đIểm về trình độ văn hoá, trình độ quản lý, chuyên môn
nghiệp vụ. So với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước và
kinh tế đầu tư nước ngoàI, thì phần lớn những người chủ các doanh nghiệp
NQD có trình độ văn hoá chưa cao, chưa được đào tạo chính quy về các
nghiệp vụ quản lý, trình độ chuyên môn chủ yếu là tự học hoặc theo kinh
nghiệm. Vì vậy, nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp NQD còn thấp, số đông các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
thương mạI và dịch vụ, mục đích chính là mua đI bán lạI kiếm chênh lệch giá,
một số lượng nhỏ hoạt động ở lĩnh vực sản xuất thì trình đọ công nghệ thấp,

22


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

trình độ quản lý không cao, do đó năng suất lao động đạt thấp, chất lượng
hàng hoá đạt không cao.
Thứ ba Đặc đIểm về ý thức tuân thủ pháp luật: Xuất phát từ trình độ còn
hạn chế nêu trên, nên phần lớn các chủ doanh nghiệp có trình độ nhận thức về
pháp luật nói chung và pháp luật thuế rất thấp, biểu hiện rõ nhất là số đông cơ
sở kinh doanh không lập và giữ sổ sách kế toán theo quy định.
Thứ tư đặc đIểm về số lượng đối tượng: Số lượng các cơ sở kinh doanh
rất lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh, ở tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế,
từ sản xuất, gia công, chế biến, xây dựng, vận tải…đến các loạI hình thương

nghiệp, dịch vụ và được trảI rộng trên khắp các địa bàn trong cả nước.
1.1.5.2 Thất thu thuế và sự cần thiết nâng cao hiểu quả quản lý thuế
GTGT đối với doanh nghiệp NQD.
* Các hình thức thất thu thuế:
Thất thu thuế là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ những tổ chức
cá nhân có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh cần phảI được động
viên vào NSNN, song vì những lý do xuất phát từ phía Nhà nước, cơ quan
thuế hay chính những đối tượng nộp thuế gây ra mà những khoản tiền đó
không được nộp vào NSNN (Như vậy, thất thu thuế có thể hiểu là số thực thu
vào NSNN thấp hơn số thuế lễ ra phảI thu trong khoảng thời gian đó).
Về pháp lý, thất thu thuế được phân biệt theo hai loạI là thất thu tiềm
năng và thất thu thực tế.
Thất thu tiềm năng: là thực trạng có nhiều ngồn thu cần thiết phảI động
viên đóng góp cho NSNN, nhưng không được thu vì pháp luật chưa quy định
chế độ thu.
Thất thu thuế thực tế: được hiểu là có nhiều khoản được pháp luật quy
định rõ, nhưng trên thực tế lạI không thu được do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Trong đó, một phần là do chính sách, chế độ thuế chưa thật sự phù hợp ,
do tổ chức và biện pháp quản lý thu thuế kém hiệu quả, một phần là do đối
tượng nộp thuế cố ý hay vô tình không làm tốt nghĩa vụ về thuế với Nhà
nước.
* Nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế:
Nguyên nhân khách quan:

23


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền


-Do những đặc đIểm cơ bản của các doanh nghiệp trong thành phần kinh
tế danh doanh là sở hữu tư nhân, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, trình độ công nghệ, trình đô quản lý, ý thức chấp hành pháp luật
chưa cao, số lượng đối tượng đông, trảI rộng trên khắp các miền trong cả
nước làm cho công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
- Do các cơ chế quản lý khác chưa đồng bộ, chưa hỗ trợ tích cực cho
công tác quản lý thu thuế, có nhiều cơ chế quản lý còn quá thông thoáng dẫn
đến sơ hở để cho các cơ sở kinh doanh lợi dụng Như việc các doanh nghiệp
vẫn được phép thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường; Luật
doanh nghiệp không có ràng buộc về lý lịch người sáng lập hoặc người đIều
hành doanh nghiệp…vv
- Thu thuế để Nhà nước có nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, chi tiêu cho bộ máy hành chính nhằm thực hiện các mục tiêu của Đảng,
Nhà nước đề ra. Như vạy, các cơ quan quản lý nhà nước đang trực tiếp sử
dụng tiền thuế thu được để chi tiêu; dù trực tiếp hay gián tiếp tiền thuế thu
được để phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội nhưng nhận thức của các
cấp các ngành và của nhân dân chưa đúng, do đó các cấp các ngành chưa
đồng tình ủng hộ. Họ thường quan niệm việc thu thuế là công việc của riêng
ngành thuế. Công việc thu thuế phảI trở thành nhiệm vụ của các cấp các
ngành.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế vẫn còn hạn chế như
cơ quan thuê chưa có quyền được đIều tra, khởi tố các hành vi vi phạm thuế,
chưa có quyền tổ chức cưỡng chế các hành vi chây ì, dây dưa, nợ đọng tiền
thuế.
Nguyên nhân chủ quan:
-Trước hết, do nhận thức của thủ trưởng cơ quan thuế một số địa phương,
của cán bộ quản lý thu thuế các cơ sở dân doanh chưa đúng. Thể hiện những
đIểm sau:
+ Do số thu từ khu vực dân doanh nhỏ, chiếm tỉ trọng ít, không quyết định

đến việc hoàn thành dự toán nên thường không tập trung chỉ đạo.
+Số lượng đối tượng quản lý lớn, lạI hay có phản ứng tiêu cực nên cơ
quan thuế và cán bộ thuế ngạI va chạm.

24


Luận văn tốt nghiệp

Sinh viên: Đào Thị Hiền

- Trong quản lý thu thuế khu vực kinh tế dân doanh chưa thực hiện

nghiêm túc, đầy đủ các quy trình và biện pháp nghiệp vụ do ngành thuế đề ra,
chưa tranh thủ được sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự
phối hợp giữa các ngành và sự ủng hộ của nhân dân.
- Đội ngũ cán bộ quản lý thu thuế các cơ sở dân doanh số đông không
được đào tạo cơ bản, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao.
- Thu nhập cán bộ thuế thấp, đời sống khó khăn. Một số cán bộ thiếu
kiên định đối tượng kinh doanh dùng lợi ích vật chất mua chuộc, bỏ qua các
hành vi vi phạm của đối tượng kinh doanh dẫn đến hiện tượng thất thu thu
thuế.
* Hậu quả của thất thu thuế:
Vấn đề gian lận và thất thu thuế luôn là chủ đề được trao đổi bàn bạc,
lật bên nọ, bên kia song vẫn chưa giảm thiểu, vãn hồi khiến dư luận quan tâm,
nhất là ở khu vực kinh tế ngoàI quốc doanh.
Khi nói về thất thu thuế, không phảI vô cớ chúng ta nghĩ ngay đến
khu vực kinh tế ngoàI quốc doanh, mà chủ yếu là hàng chục ngàn doanh
nghiệp được thành lập trong thập niên qua. Thực tế hoạt động chính thức của
lĩnh vực này chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ nhất khoảng 6% sản lượng công

nghiệp và khoảng 3% tổng lược lượng lao động. Một phần lớn khu vực kinh
tế tư nhân thuộc mảng kinh tế “không chính thức”. Theo thông kê đến ngày
31/12/2003, qua kiểm tra thanh tra 134.687 đối tượng bao gồm 5048 DNNN;
963 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI; 11.077 doanh nghiệp NQD;
117599 lượt hộ kinh doanh cá thế; đã phát hiện được 27.550 đơn vị có vi
phạm về thuế, lập biên bản xử lý truy thu nộp NSNN 4.606 tỷ đồng trong đó
có thuế nợ động là 2.926 tỷ đồng, thuế ẩn lậu là 1.680 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, gian lận và thất thu thuế còn xuất phát một phần không
nhỏ thuộc về các nhà quản lý thuế. Theo báo Thanh tra tháng 2/2004, năm
2003, toàn ngành thuế đã tiến hành thanh tra nội bộ được 1.614 lượt đơn vị
các Cục thuế, Chi cục thuế, phòng thuộc Cục thuế, tổ, đội, trạm thuế. Trong
đó Tổng cục thuế cũng đã tiến hành thanh tra 11 Cục thuế. Kết quả thanh tra
đã phát
hiện 305 lượt cán bộ và uỷ nhiệm thu sai phạm trong đó tham ô: 5 lượt
cán bộ; xâm tiêu chiếm dụng: 66 lượt cán bộ; vi phạm biên lai ấn chỉ: 82 lượt

25


×