Tải bản đầy đủ (.docx) (171 trang)

Nghiên cứu nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại khoa nhi-bệnh viện Bạch Mai (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN THÀNH NAM

NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN, YẾU TỐ NGUY
CƠ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ
SƠ SINH TẠI KHOA NHI-BỆNH VIỆN BẠCH MAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN THÀNH NAM

NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN, YẾU TỐ NGUY
CƠ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ
SƠ SINH TẠI KHOA NHI-BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Chuyên ngành : NỘI KHOA
Mã số : 972 01 07


LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
2. GS.TS. ĐỒNG KHẮC HƯNG

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi Nguyễn Thành Nam, nghiên cứu sinh Học viện Quân Y, chuyên
ngành Nội khoa, xin cam đoan:
1.

Đây là luận án do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của

2.

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng và GS.TS. Đồng Khắc Hưng.
Tôi xin cam đoan các số liệu được sử dụng trong luận án này là trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu. Luận án chưa từng được công bố

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.

Hà nội, ngày

tháng 9 năm 2018

Tác giả luận án


NCS. Nguyễn Thành Nam


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, hình

NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Phần viết tắt
BN
CCAM
CCHD
CDH
CLS
CMV

CPAP
Fi02
GBS
HFNO
HFO
HMD
HVS
IMV
MAP
MAS
MSAF
NĐTN
OI
PaO2
PaCO2

Phần viết đầy đủ
Bệnh nhi
Congenital Cystic Adenomatoid Malformation
Cyanotic congenital heart disease
Congenital diaphragmatic hernia
Cận lâm sàng
Conventional mechanical ventilation
Continuous positive airway pressure
Fraction of inspired oxygen
Group B Streptococcus
High flow nasal oxygen
High frequency oscillatory
Hyaline Membrane Disease
High vaginal swab

Intermittent mandatory ventilation
Mean airway pressure
Meconium aspiration syndrome
Meconium Stained Amniotic Fluid
Nhiễm độc thai nghén
Oxygenation index
Partial pressure of oxygen in arterial blood
Partial pressure of carbon dioxide in arterial

PEEP
PIP
PPHN
RDS
SHH
SIMV

blood
Positive end expiratory airway pressure
Peak inspiratory pressure
Persistent Newborn Pulmonary Hypertension
Respiratory distress syndrome
Suy hô hấp
Synchronized
intermittent
mandatory

SpO2
TSG
TSS
TTN

VI

ventilation
Percent oxygen saturation
Tiền sản giật
Trẻ sơ sinh
Transient tachypnea of the newborn
Ventilation index


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Bảng điểm Apgar

17

1.2

Bảng điểm Silverman

17


2.1

Điều chỉnh máy thở theo sự thay đổi PaO2 và PaCO2

50

3.1

Một số đặc điểm lâm sàng đánh giá khi nhập viện

61

3.2

Các nguyên nhân gây suy hô hấp sau khi sinh

62

3.3

Cách thức sinh và nguyên nhân suy hô hấp sau khi sinh

65

3.4

Bệnh lý mẹ và nguyên nhân suy hô hấp sau khi sinh

66


3.5

Đẻ non và nguy cơ suy hô hấp

67


3.6

Cân nặng thấp và nguy cơ suy hô hấp

67

3.7

Liên quan thai nhi nguy cơ cao và nguy cơ suy hô hấp

68

3.8

Liên quan mổ đẻ chuyển dạ và nguy cơ suy hô hấp

68

3.9

Liên quan đai tháo đường thai lỳ, bệnh tim mạch trong thời
kỳ mang thai và nguy cơ suy hô hấp


69

3.10

Liên quan một số bệnh nội khoa của mẹ lúc mang thai và
nguy cơ suy hô hấp

69

3.11

Liên quan một số bệnh nhiễm trùng của mẹ lúc mang thai và
nguy cơ suy hô hấp
Liên quan một số nhóm bệnh lý của mẹ khi chuyển dạ và
nguy cơ suy hô hấp
Liên quan tuổi người mẹ, công việc của người mẹ và nguy
cơ suy hô hấp

70

Liên quan hạ nhiệt độ và nguy cơ suy hô hấp

71

3.12
3.13
3.14

70
71


Bảng

Tên bảng

Trang

3.15

Phân tích mô hình logistic một số yếu tố liên quan: đẻ non
(<37 tuần); cân nặng <2.500g; mổ đẻ chưa có chuyển dạ;
bệnh lý nội khoa lúc mang thai; bệnh tim mạch lúc chuyển
dạ; NĐTN-TSG-hội chứng HELLP; hạ nhiệt độ; công việc
của người mẹ khi mang thai và nguy cơ suy hô hấp

72

3.16

Các biện pháp hỗ trợ hô hấp trong điều trị

74

3.17

Bệnh lý suy hô hấp và kết quả điều trị

75

3.18


Đặc điểm nhập viện của nhóm SHH nặng cần thở máy và
nhóm SHH nhẹ-trung bình không cần thở xâm nhập

76

3.19

Bác sĩ Nhi khoa tham gia hồi sức sơ sinh và kết quả điều trị

77

3.20

Đặc điểm lâm sàng nhập viện và kết quả điều trị

78

3.21

Liên quan đẻ non < 32 tuần và kết quả điều trị

79

3.22

Liên quan cân nặng thấp < 1.500g và kết quả điều trị

79



3.23

Phân tích mô hình logistic một số yếu tố ảnh hưởng kết quả
điều trị: đẻ non (<32 tuần); cân nặng <1.500g; hạ nhiệt độ;
ngạt nặng tại phút thứ 5 Apgar < 4 điểm; hỗ trợ bóp bóngNội khí quản lúc nhập viện

80

3.24

Liên quan thời gian thở máy và kết quả điều trị

80

3.25

Liên quan kết quả khí máu đánh giá lần 3 và nguy cơ tử
vong khi điều trị thở máy

82

3.26

Tổn thương tim và nguy cơ tử vong điều trị thở máy

87

3.27


Tổn thương não và nguy cơ tử vong điều trị thở máy

87

3.28

Liệu pháp kháng sinh, sử dụng surfactant, sử dụng thuốc vận
mạch và nguy cơ tử vong điều trị thở máy

88

3.29

Thời điểm ăn qua đường tiêu hóa và kết quả điều trị thở máy

89

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ
2.1

Tên Sơ đồ
Sơ đồ nghiên cứu bệnh lý suy hô hấp sơ sinh

Trang
58

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình


Tên hình

Trang

2.1

Một số hình ảnh Xquang phổi

41

2.2

Viêm phổi sơ sinh

42

2.3

Xuất huyết phổi nặng

42

2.4

Hệ thống HFNO

46

2.5


Hệ thống CPAP

46

2.6

Máy thở E150

48

2.7

Máy thở E360

48


2.8

Máy thở Caliope α

49

2.9

Máy xét nghiệm Cobas b 221

50

3.1


Hình minh họa bệnh nhi chẩn đoán bệnh màng trong

63

3.2

Hình minh họa bệnh nhi chẩn đoán ngạt

63

3.3

Xquang bệnh cơn khó thở nhanh thoáng qua

64

3.4

Xquang bệnh viêm phổi

64

3.5

Xquang suy hô hấp do đẻ non

64

3.6


Xquang bệnh Thông sàn nhĩ thất-Còn ống động mạch

64

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1

Tỷ lệ suy hô hấp trong nhóm nghiên cứu

59

3.2

Đặc điểm về giới nhóm suy hô hấp

60

3.3

Hỗ trợ hô hấp bệnh nhi SHH khi chuyển đến Khoa Nhi

60


3.4

Kết quả điều trị suy hô hấp

74

3.5

Các nguyên nhân thở máy xấm nhập thường gặp

76

3.6

Đường cong ROC của Troponin T và nguy cơ thở máy

81

3.7

Đường cong ROC chỉ số OI làm lần đầu và nguy cơ tử
vong

83

3.8

Đường cong ROC giá trị VI đánh giá lần 2 và nguy cơ tử
vong


84

3.9

Đường cong ROC chỉ số OI đánh giá lần 3 và nguy cơ tử
vong

85

3.10

Sự thay đổi giá trị OI trong quá trình điều trị thở máy

86

3.11

Sự thay đổi giá trị VI trong quá trình điều trị thở máy

86



11

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy hô hấp là bệnh lý hay gặp trong thời kỳ sơ sinh, hiện nay có rất
nhiều phương pháp can thiệp và điều trị nhưng xu hướng bệnh lý suy hô hấp
không giảm đi mà còn tăng lên ở trẻ sơ sinh vào điều trị tại các đơn vị điều trị
sơ sinh. Theo dõi của Ersch J. và cộng sự tại Thụy Sỹ từ 1974 - 2004 tỷ lệ suy

hô hấp của trẻ sơ sinh nhập viện tăng từ 29,7% ở năm 1974 đến 52,8% năm
2004 [1]. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2010, trong các nguyên
nhân tử vong ở trẻ < 5 tuổi tại Việt nam, đẻ non chiếm 27%, ngạt lúc sinh
chiếm 10% [2], thống kê năm 2012 tỷ lệ tử vong do đẻ non là 18%, ngạt
chiếm 10% [3]. Do vậy, đây là những vấn đề cần tìm hiểu thêm để đưa ra
những yếu tố tiên đoán, đánh giá trẻ sau sinh nhằm cải thiện tỷ lệ mắc bệnh.
Suy hô hấp do nhiều nguyên nhân như bệnh màng trong, hội chứng hít
phân su, viêm phổi, đẻ non, tim bẩm sinh, cơn khó thở nhanh thoáng qua, ngạt
…[4],[5],[6],[7]. Theo Tăng Chí Thượng, trong 6 tháng cuối năm 2007 có
91,2% trẻ sơ sinh bị suy hô hấp vào khoa sơ sinh (ngạt, bệnh màng trong,
viêm phổi...), trong đó gần 1/3 trường hợp là đẻ non [8]. Nguyễn Thị Xuân
Hương và cộng sự theo dõi từ 2008-2010 tại bệnh viện Trung ương Thái
nguyên thấy tỷ lệ ngạt, đẻ non yếu, bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh nhập viện
chiếm 33,1% [9]. Xác định nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh sau sinh
thường gặp tại một cơ sở y tế là một trong những yếu tố góp phần định hướng
mô hình bệnh lý tại cơ sở đó để có được kế hoạch theo dõi và điều trị kịp thời
mục đích giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ biến chứng của suy hô hấp ở trẻ sau
sinh.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ bị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh sau sinh
nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ ở nước ta như: tiền sử có thai lần trước
cũng suy hô hấp sơ sinh; bà mẹ có bệnh lý nội khoa: đái tháo đường thai
nghén, bệnh tim khi mang thai...; mổ đẻ chủ động chưa có chuyển dạ; những
yếu tố từ thai nhi: nguy cơ đẻ non, suy thai…[5],[10],[11],[12] đều tác động


12

đến bệnh lý suy hô hấp ở trẻ sơ sinh sau sinh, tuy nhiên yếu tố nguy cơ cụ thể
cần phải tìm hiểu xác định. Phối hợp hồi sức sau sinh cũng là một yếu tố ảnh
hưởng bệnh lý suy hô hấp sau sinh và cần có số liệu đánh giá hiệu quả của

chương trình này. Theo chương trình hồi sức sơ sinh ngay sau sinh năm 2006
có 10% trẻ cần hỗ trợ hô hấp [13], năm 2016 tỷ lệ trẻ cần hỗ trợ hô hấp là 410% ở trẻ đủ tháng, gần đủ tháng và tỷ lệ trẻ cần hồi sức tích cực là 0,1-0,3%
để duy trì sự sống [14]. Kết quả điều tra tại 7 bệnh viện Nhi và 10 bệnh viện
Tỉnh ở Việt Nam cho thấy nguyên nhân chính gây tử vong sơ sinh là đẻ
non/nhẹ cân (23%), ngạt (15%), bệnh màng trong (6%) [15].
Điều trị suy hô hấp sơ sinh nhằm ổn định tình trạng bệnh lý của trẻ và
điều trị nguyên nhân. Thở máy xâm nhập là một trong những biện pháp điều
trị đối với những trường hợp suy hô hấp nặng [16], thường được chỉ định
trong các bệnh lý bệnh màng trong, trẻ non yếu, hít phân su, ngạt, viêm phổi
hoặc nhiễm trùng huyết [17], [18]. Đánh giá nguyên nhân suy hô hấp thường
gặp và các biện pháp giảm nguy cơ thất bại, đánh giá các chỉ số tiên lượng
trong điều trị suy hô hấp, suy hô hấp nặng phải thở máy xâm nhập vẫn đang
được quan tâm, nghiên cứu trong thực hành lâm sàng.
Chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu những yếu tố nguy cơ suy hô
hấp ở trẻ sơ sinh sau sinh đặc biệt các yếu tố nguy cơ do bệnh lý của người
mẹ lúc mang thai, đánh giá hiệu quả của liên kết Sản-Nhi trong bệnh viện đa
khoa đối với những trẻ sơ sinh nguy cơ cao, đánh giá kết quả điều trị suy hô
hấp và tìm hiểu một số chỉ số tiên lượng kết quả điều trị suy hô hấp với mục
đích giảm mức độ nặng nề của bệnh lý suy hô hấp và tỷ lệ tử vong tại Khoa
Nhi-bệnh viện Bạch mai. Đề tài này được nghiên cứu với mục tiêu :
1.

Xác định một số nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của suy hô hấp thường
gặp ở trẻ sơ sinh tại Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch mai.

2.

Bước đầu đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp của trẻ sơ sinh tại
Khoa Nhi-Bệnh viện Bạch Mai .



13

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ CHẨN ĐOÁN HÔ HẤP TRẺ
1.1.1. Một số đặc điểm sinh lý cơ quan hô hấp trẻ sơ sinh
1.1.1.1.
Những thay đổi sinh lý quan trọng ở phổi

SƠ SINH

Đối với trẻ mới sinh, một hệ quả tất yếu xảy ra ngay sau khi bắt đầu sống
trong điều kiện mới ở ngoài bụng mẹ là mất liên lạc với cơ thể mẹ qua rau
thai và mất trao đổi chất qua rau. Như vậy đối với trẻ vừa mới đẻ, điều quan
trọng nhất là phải thích nghi được với đời sống mới ở ngoài bụng mẹ và bắt
đầu hô hấp bằng phổi.
Ngay sau sinh, trẻ sơ sinh không còn được liên kết với rau thai nữa và sẽ
phụ thuộc vào phổi như là nguồn cung cấp oxy duy nhất. Do đó chỉ trong vài
giây, dịch trong phổi phải được hấp thu khỏi phế nang, hai phổi phải được
chứa đầy khí trời (oxy, CO2 …), các mạch phổi phải dãn để tăng dòng máu
đến phế nang giúp oxy được hấp thu và vận chuyển đi khắp cơ thể [13], [19].
Nhịp thở đầu tiên ngay sau sinh của trẻ đưa khí trời vào phế nang và đẩy
dịch phế nang ra ngoài. Nồng độ catecholamine, vasopressin tăng lên trong
máu. Prolactin và glucocorticoid đảm bảo phổi đào thải hết dịch trong lòng
phế nang, thể tích cặn được hình thành, điều đó giúp việc trao đổi khí dễ dàng
và tạo cơ sở cho những nhịp thở tiếp theo [20], [21]. Tuy nhiên nếu trẻ ngừng
thở hoặc vận động cơ hô hấp yếu sau sinh sẽ khó khăn trong việc đẩy dịch ra
khỏi phế nang. Trường hợp này hay gặp ở những trẻ ngạt, sinh non, sang chấn
trước và trong quá trình sinh, đẻ nhanh, mổ đẻ chưa có chuyển dạ hoặc trẻ có

mẹ bị các bệnh nội khoa, mẹ có sử dụng thuốc gây nghiện hoặc gây mê...
1.1.1.2.
 Hoạt

Thích nghi của trẻ sơ sinh từ cuộc sống trong tử cung ra ngoài
động hô hấp

Ngay từ trong bào thai đã có những hoạt động hô hấp. Ngay sau sinh,
một trong những yếu tố quan trọng nhất kích thích nhịp thở của trẻ là nhiệt độ


14

thấp hơn so với trong tử cung; ngoài ra còn có các tác động khác như động
chạm trẻ, áp lực không khí, âm thanh tiếng động… cũng tác động kích thích
thần kinh trung ương có những nhịp thở tiếp theo. Sự đáp ứng của cơ quan
nhận cảm hóa học trung ương rất quan trọng với tình trạng thiếu oxy máu,
tăng CO2 máu và giảm pH cũng kích thích hoạt động hô hấp [20],[21],[22].
Sự thích nghi của phổi: nhịp thở đầu tiên đã tạo được áp lực khoảng -40
đến -100 cmH2O do đó không khí vào được khoảng 20-80 ml. Trong khoảng
3 phút đầu trẻ thường chỉ có động tác thở vào ( thở nấc), sau đó muốn có nhịp
thở đều, ổn định phổi phải thắng được một sức cản là sức căng bề mặt (đó là
áp lực màng trên bề mặt các tế bào biểu mô phế nang làm các phế nang không
dính vào nhau cuối thì thở ra) thì mới tạo được dung tích cặn chức năng. Nhờ
có dung tích cặn chức năng mà sự trao đổi khí giữa các phế nang và mao
mạch được liên tục đảm bảo cho các lần thở sau được dễ dàng, ổn định. Điều
này không khó khăn với trẻ đủ tháng khỏe mạnh, nhưng có nhiều trở ngại với
trẻ đẻ non, ngạt, hạ đường huyết … vì những trẻ này sau khi cắt rốn nồng độ
CO2 trong máu quá cao gây ức chế hô hấp nên trẻ thở yếu không đủ tạo dung
tích cặn chức năng dẫn đến xẹp phổi [21], [22].

Muốn tạo dung tích cặn chức năng phải có chất surfactant. Surfactant
được tổng hợp từ tuần thứ 24 trở đi được dự trữ dưới dạng thể vùi các lá
mỏng và càng về giai đoạn cuối thai kỳ lượng surfactant càng được sản xuất
nhiều, thành phần của chúng có nhiều dipalmitoyl phosphatidyl choline và
phosphatidyl glycerol. Chất này có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt, tăng
độ giãn và thể tích phổi, hình thành dung tích cặn chức năng, cân bằng luồng
khí tới các phế nang và giảm công năng hô hấp. Hơn 90% surfactant sau khi
sử dụng sẽ được tái tổ hợp trong vòng 10 giờ, đây chính là cơ sở để duy trì
lượng surfactant trên bề mặt phế nang, đảm bảo phế nang không bị xẹp và
cũng là cơ sở để điều trị sớm thiếu hụt surfactant ngay sau sinh.. Những yếu
tố ảnh hưởng đến giảm sản xuất surfactant là đẻ non, thiếu oxy chu sinh, vỡ ối


15

kéo dài, viêm ối màng ối, mẹ bị đái tháo đường phụ thuộc insulin, trẻ trai,
thuốc cao huyết áp beta-adrenergic, thiếu hocmon tuyến giáp (T4) …
Glucocorticoid có vai trò tăng cường sản xuất surfactant trong thời kỳ bào
thai [21], [22], đây chính là cơ sở của việc sử dụng Betamethasone,
Dexamethasone cho những bà mẹ có nguy cơ sinh non từ sau tuần 24 giúp cải
thiện chức năng phổi ở trẻ sinh non.


Hoạt động tuần hoàn
Khi trẻ ra đời, lượng máu qua phổi gấp 10 lần thời kỳ bào thai do sau khi

cắt rốn áp lực máu trong tĩnh mạch chủ dưới và nhĩ phải giảm làm đóng lỗ
Botal. Ống Botal dần không hoạt động nên lượng máu lên phổi tăng. Để bảo
vệ tổ chức phổi, sức cản các mao mạch phổi giảm, hình thành áp lực âm trong
lồng ngực. Do vậy áp lực ở động mạch phổi giảm hơn so với động mạch chủ,

dòng máu trong ống động mạch đổi chiều, từ động mạch chủ sang động mạch
phổi; ống động mạch sẽ đóng lại sau 3-7 ngày [21], [22].
Ở những trẻ bị ngạt, tổn thương chức năng cơ tim do vậy sẽ giảm cung
lượng tim đi nuôi dưỡng cơ thể nên hậu quả thứ phát sẽ dẫn đến tổn thương
các cơ quan khác trong cơ thể đặc biệt là não.


Hoạt động thần kinh
Sau khi sinh, trung tâm hô hấp ở hành tủy bị kích thích gây ra nhịp thở,

lúc đầu chỉ có động tác hít vào ngắt quãng sau đó nồng độ oxy máu tăng dần
kích thích trung tâm điều hòa nhịp thở ở vỏ não làm nhịp thở đều và sâu hơn
[21], [22].
Như vậy, để tránh tình trạng ngạt sau đẻ phải có sự chuẩn bị ngay từ
trước cuộc đẻ và ngay sau sinh trong đó việc hồi sức sơ sinh ngay sau đẻ có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc trẻ sau này.
Đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh non tháng
nghĩa sơ sinh non tháng
Sơ sinh đẻ non: tuổi thai < 37 tuần hoặc dưới 259 ngày [23], [24]

1.1.1.3.
 Định
+


16

+

Trẻ có khả năng sống được là trẻ được sinh ra sống từ 22 tuần tuổi hoặc


cân nặng ít nhất là 500g
+ Phân loại trẻ non tháng [23], [25]:
- Trẻ 24 - < 28 tuần: Trẻ cực non
- Trẻ 28 - < 32 tuần: Trẻ rất non
- Trẻ 32 - < 37 tuần: Non tháng
- Trẻ 37 – 42 tuần: đủ tháng
- Trẻ > 42 tuần: già tháng
+ Phân loại trẻ nhẹ cân [23], [26]:
- Cân nặng thấp: cân nặng 1.500g - < 2.500 g
- Cân nặng rất thấp: cân nặng 1.000g - < 1.500g
- Cân nặng quá thấp: cân nặng < 1.000g
 Đặc điểm sinh lý-bệnh lý trẻ sơ sinh non tháng
Sơ sinh đẻ non, các hệ cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện, là những
đối tượng rất dễ mắc các bệnh và biến chứng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất
cao như là: suy hô hấp, loạn sản phế quản phổi, tổn thương ruột, chức năng hệ
thống miễn dịch chưa hoàn thiện, các rối loạn huyết động của hệ thống tim
mạch. Các biến chứng này đều bắt nguồn từ các cơ quan bộ phận chưa hoàn
chỉnh của sơ sinh, do đó tỷ lệ tử vong sơ sinh rất cao trên những trường hợp
đẻ non, kể cả tỷ lệ tử vong trong năm đầu tiên của cuộc đời.
Sau khi sinh trẻ chuyển từ cuộc sống trong môi trường nước sang môi
trường cạn. Nhịp thở đầu tiên bằng tiếng khóc giúp bắt đầu hoạt động hô hấp
giúp trẻ bắt đầu làm quen với cuộc sống ngoài tử cung. Tuy nhiên hô hấp của
trẻ bị ảnh hưởng bởi thiếu oxy máu, toan hóa, hạ nhiệt độ - là những thành
phần kích thích hoạt động hô hấp [20].
Trẻ đẻ non thường thở không đều, có cơn ngừng thở dài hơn trẻ đủ
tháng. Hiện tượng rối loạn nhịp thở này có thể kéo dài tới 2-3 tuần sau đẻ
hoặc lâu hơn tùy tuổi thai.
Trẻ đẻ non dễ bị suy hô hấp hơn trẻ đủ tháng do phổi chưa trưởng thành,
phế nang khó giãn nở, cách xa các mao mạch nên sự trao đổi oxy khó khăn

hơn, nước ối tiêu chậm, các mao mạch tăng tính thấm dễ sung huyết. Lồng


17

ngực hẹp, xương sườn, cơ liên sườn chưa phát triển làm hạn chế di động
lồng ngực.
Ngừng thở: Là một biến chứng rất thường gặp ở sơ sinh non tháng. Được
định nghĩa là khoảng thời gian trẻ không thở kéo dài trên 20 giây, và có thể
kèm theo hiện tượng chậm nhịp tim, nguyên nhân do chưa trưởng thành trung
tâm điều khiển hô hấp và đôi khi do tắc nghẽn đường hô hấp cũng gây ra hiện
tượng ngừng thở. Thông thường sau sinh, sau những nhịp thở đầu tiên trẻ xuất
hiện ngừng thở tiên phát, kích thích sẽ thở trở lại. Tuy nhiên nếu vẫn tiếp tục
thiếu hụt oxy trong giai đoạn ngừng thở tiên phát trẻ có thể thở nấc vài nhịp
rồi sẽ ngừng thở thứ phát dẫn đến suy hô hấp nếu không được hỗ trợ hô hấp
kịp thời [13]. Diễn biến này dễ xảy ra ở trẻ đẻ non do chức năng, phản xạ hô
hấp chưa hoàn thiện.
Tổ chức não nhiều nước, hồi não chưa hình thành, không rõ các đường
rãnh, nếp nhăn, vỏ não chưa hoạt động nên trẻ ít hoặc không cử động, thở
nông, khóc yếu, phản xạ sơ sinh yếu hoặc chưa có tùy thuộc mức độ đẻ non.
1.1.2. Suy hô hấp sơ sinh
1.1.2.1.

Đặc điểm suy hô hấp sơ sinh

Suy hô hấp là tình trạng rối loạn chức năng hô hấp, gây rối loạn trong
quá trình trao đổi khí, không đủ khả năng cung cấp oxy dẫn đến thiếu oxy và
không thải trừ carbonic gây tăng carbonic máu [11], [27], [28].
Suy hô hấp sơ sinh là bệnh lý thường gặp, gặp ở giai đoạn sớm của thời
kỳ sơ sinh lên tới 7% số trẻ sinh ra đủ tháng [6].

Suy hô hấp sơ sinh được xác định bởi một hay các dấu hiệu thở gắng sức
như là thở nhanh, phập phồng cánh mũi, co rút lồng ngực, thở rên [7].
Suy hô hấp do nhiều nguyên nhân, tại phổi hoặc ngoài phổi, rất hay gặp
ở trẻ sơ sinh trong tuần lễ đầu, biểu hiện sự thích nghi chưa hoàn toàn của
phổi, tuần hoàn, thần kinh và chuyển hóa khi trẻ làm quen với môi trường bên


18

ngoài tử cung. Suy hô hấp là hội chứng thường gặp nhất, là nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh, đòi hỏi cấp cứu nhanh chóng và xử trí đúng.
1.1.2.2.

Nguyên nhân của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Do tắc nghẽn đường hô hấp trên


Tắc lỗ mũi sau: Có thể gây tắc một bên hoặc cả hai bên mũi, nguyên nhân
có thể do xương phát triển lấp lỗ mũi sau hoặc có lớp màng ngăn. Tỷ lệ
không nhiều, theo Campisi và cộng sự (2015) chỉ có 1 trẻ mắc dị tật này
trong số 5000-8000 trẻ sinh ra và dị tật này thường đi kèm với các dị tật

khác: khoảng 30% có hội chứng CHARGE kèm theo teo lỗ mũi sau [29].
 Thông thực quản – khí quản: Bất thường xảy ra bắt đầu từ tuần thứ tư của
thai kỳ. Do có sự phân chia không hoàn thiện của túi thừa khí thực quản từ
ruột trước. Thường kết hợp với các dị tật bẩm sinh khác như dị tật tim, cột
sống, hậu môn trực tràng…
 Hội chứng Pierre-Robin : lưỡi không có phanh nên dễ bị tụt ra sau ở tư thế
nằm ngửa gây tắc đường hô hấp trên

 Phì đại lưỡi bẩm sinh: Thường liên quan đến bệnh lý di truyền. Lưỡi trẻ phì
đại quá mức có thể gây chẹn đường thở -> suy hô hấp
 Hẹp khí quản: Có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải do sử dụng các dụng cụ y
tế can thiệp vùng khí quản. Hẹp bẩm sinh là nguyên nhân thứ ba gây thở rít
ở trẻ sơ sinh, chiếm 5-15% dị tật đường thở [30].
 Mềm sụn thanh quản: là nguyên nhân bẩm sinh thường gặp nhất của thanh
quản, chiếm 45%-75% trẻ sơ sinh thở rít. Gặp ở trẻ trai nhiều hơn với tỷ lệ
nam:nữ là 1,6:1 [31].
Bệnh đường hô hấp dưới


Bẩm sinh :
+ Bất sản phổi, thiểu sản phổi: Bất sản- khiếm khuyết của một hay cả hai
phổi trong giai đoạn đầu phát triển của phổi. Bất sản có thể khu trú hay
một phần trong hội chứng bất sản hai bên luôn gây tử vong; Thiểu sản
tiên phát hiếm khi đơn độc thường phối hợp với bất thường khác [32].


19

+

Kén hơi tại phổi: Bệnh gặp không nhiều, chỉ khoảng 1 trong 90.000
trường hợp. Gặp trẻ trai nhiều gấp đôi trẻ gái khi sinh ra. Bệnh gặp ở
thùy trên nhiều chiếm gần 80%, tỷ lệ mắc bệnh bên trái nhiều hơn bên
phải. Có thể phối hợp với bệnh tim bẩm sinh, còn ống động mạch, tứ

chứng Fallot, bất thường mạch máu xảy ra ở 12-14% trường hợp [33].
 Mắc phải
+ Hội chứng hít phân su: theo tác giả quốc tế có 8-25% trẻ đẻ ra có phân su

trong nước ối, chủ yếu ở trẻ đủ tháng, trong số đó có tới 5% bị hội chứng
hít phân su và một nửa số bệnh nhân này cần thông khí nhân tạo hỗ trợ,
+

tỷ lệ tử vong lên tới 6,6% [4], [34],[35],[36].
Hội chứng chậm hấp thu dịch phổi (Cơn khó thở nhanh thoáng qua): Hay
gặp ở trẻ đủ tháng hoặc gần đủ tháng, đặc biệt hay gặp ở trẻ gần đủ tháng
được sinh mổ chủ động chưa có chuyển dạ [4]. Thông thường bệnh tự
hết trong vòng 48 giờ, tuy nhiên cũng có khoảng 10% trẻ cần phải thở

+

oxy trong vài ngày sau sinh [6].
Bệnh màng trong: thường gặp ở trẻ đẻ non đặc biệt trẻ < 28 tuần tỷ lệ
mắc bệnh từ 70% đến trên 80% và giảm dần theo theo tuổi thai đến 36
tuần tỷ lệ mắc bệnh chỉ là 5% [37]. Sử dụng corticoid trước sinh cho
những thai phụ có nguy cơ sinh non vào tuần từ 24 đến 34 có tác dụng
trong vòng 7 ngày từ khi dùng thuốc. Sử dụng corticoid có khả năng
giảm nguy cơ bệnh màng trong, giảm xuất huyết não, viêm ruột hoại tử

+

và tỷ lệ tử vong [38].
Xuất huyết phổi: Hay gặp ở trẻ đẻ non, cân nặng < 1.500g và thường
kèm theo còn ống động mạch (PDA), tỷ lệ trẻ <1.500g được điều trị
surfactant tổng kết có 11,9% xuất huyết phổi [39]. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Quỳnh Nga và cộng sự (2016) trong 20 bệnh nhân chẩn
đoán xuất huyết phổi, còn ống động mạch chiếm 60% [40]. Theo tác giả
khác, xuất huyết phổi xảy ra ở 0,1-1,2% trẻ sinh ra sống với trẻ có nguy
cơ cao bị bệnh là đẻ non và chậm phát triển tỷ lệ tăng lên đến 5% trẻ sinh



20

ra sống; xuất huyết phổi nặng xảy ra ở 19% trường hợp trong tuần đầu
+

sau sinh, thông thường tử vong xảy ra trong vòng 2-4 ngày sau sinh [41].
Nhiễm khuẩn phổi: Gần đây, viêm phổi vẫn còn gặp ở trẻ sau sinh,
những trẻ viêm phổi ngay sau sinh (<48 giờ) thường liên quan đến bệnh
lý của mẹ mà phần lớn ở đây là nhiễm liên cầu nhóm B, những viêm
phổi xuất hiện > 48 giờ thường liên quan đến quá trình điều trị trong đơn
vị điều trị tích cực sơ sinh [4]. Khoảng 800.000 trẻ mới sinh tử vong trên
toàn thế giới có nguồn là nhiễm trùng phổi [42]. Yếu tố nguy cơ tăng khả
năng viêm phổi bẩm sinh là đẻ non, mẹ nhiễm trùng. Báo cáo gần đây, tỷ
lệ viêm phổi ở trẻ đủ tháng trong đơn vị điều trị tích cực sơ sinh là 0,1%

+

và tăng lên 1,5% ở trẻ đẻ non [43].
Tràn khí màng phổi, trung thất: Yếu tố nguyên phát gây tràn khí phổi là
thở máy, bất thường phổi. Yếu tố nguy cơ thường gặp ở trẻ đẻ non: bệnh
màng trong, nhiễm trùng và viêm phổi, điều trị bằng surfactant giảm
biến chứng tràn khí màng phổi. Yếu tố nguy cơ ở trẻ đủ tháng là hội

chứng hít phân su, máu hoặc nước ối; viêm phổi và dị tật bẩm sinh [44].
Bệnh tim bẩm sinh
 Chuyển gốc các động mạch lớn: Tỷ lệ gặp không nhiều, suy hô hấp xuất
hiện sớm. Chẩn đoán sớm bằng siêu âm tim và cần xử trí sớm.
 Tăng áp động mạch phổi: có thể tiên phát hoặc thứ phát sau hội chứng hít,

thoát vị hoành và bệnh màng trong. Chiến lược thông khí phù hợp, khí NO
và điều trị surfactant có thể cải thiện kết quả điều trị và hạn chế điều trị
ECMO. Tỷ lệ mắc bệnh tăng áp động mạch phổi khoảng 0,2% trẻ sinh ra
sống, chiếm 10% số trẻ suy hô hấp và tỷ lệ tử vong lên tới 10% số trẻ bị
tăng áp động mạch phổi [45],[46],[47].
 Còn ống động mạch: Bệnh lý thường gặp, thông thường ống động mạch sẽ
đóng trong vòng 3 ngày. Khi còn tồn tại ống động mạch sau 72 giờ được
coi là bệnh lý, triệu chứng thường có trong 50-70% trường hợp trẻ < 28
tuần tuổi thai và/hoặc cân nặng lúc sinh < 1.000g. Tỷ lệ tồn tại ống động
mạch từ 15-37% ở trẻ cân nặng < 1.750g và chỉ có khoảng 0,2% ở trẻ đủ


21

tháng. Tỷ lệ tử vong hoặc di chứng lên tới 30%. Điều trị nội khoa bằng
Ibuprofen hoặc Indomethacine với hiệu quả tương tự nhau [48],[49],[50],
[51]. Gần đây có ý kiến sử dụng uống Acetaminophen thay thế cho uống
Ibuprofen trong điều trị đóng ống động mạch đã có kết quả khả quan, mức
độ tác dụng và độ an toàn như nhau ở cả hai nhóm [52]. Tuy nhiên còn cần
thêm nghiên cứu để khẳng định ý nghĩa trong lâm sàng.
Bệnh của hệ thần kinh


Xuất huyết não – màng não: ít gặp, yếu tố nguy cơ gây bệnh thường do rối
loạn đông máu của người mẹ, sang chấn trong cuộc đẻ, rối loạn chức năng

đông máu của trẻ (giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu…)
 Viêm não – màng não: Thường đi kèm với bệnh lý nhiễm khuẩn huyết,
nhiễm trùng bẩm sinh từ trong buồng tử cung.
 Mẹ bị gây mê, dùng thuốc an thần: gây ức chế trung tâm hô hấp của trẻ sau

sinh, trẻ không khởi phát và duy trì hoạt động hô hấp.
 Phù não: thứ phát do: suy thai, ngạt, xuất huyết não, viêm màng não.
Chuyển hóa


Trẻ bị hạ đường huyết: được xác định bằng giá trị đường huyết < 40mg/dl
(trong huyết tương là < 45 mg/dl), thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng, kém
phát triển và mẹ bị đái tháo đường. Đường huyết có vai trò cung cấp năng
lượng cho não bộ [53]. Tỷ lệ mắc bệnh đa dạng, tùy thuộc vào từng lứa
tuổi: trẻ lớn hơn so với tuổi thai khoảng 16% còn trẻ nhỏ hơn so với tuổi
thai lại chỉ 15%. Thông thường, sau sinh 1-2 giờ đường huyết trẻ thấp sau

đó tăng dần lên mức 65-70 mg/dl trong giờ thứ 3 và 4 [54].
 Trẻ bị hạ calci máu: là một trong những nguyên nhân gây co giật, li bì ở trẻ
sơ sinh. Một số nguyên nhân gây hạ calci máu giai đoạn sớm sau sinh: đẻ
non, ngạt, trẻ sơ sinh của bà mẹ đái tháo đường, tiền sản giật …
 Rối loạn thân nhiệt đặc biệt hạ thân nhiệt do đẻ non, chăm sóc sau sinh
không đảm bảo, thiếu trang thiết bị sưởi ấm sau sinh …


22



Nhiễm toan chuyển hóa: do các bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, thứ
phát sau ngạt, suy thai, nhiễm khuẩn huyết, sốc …
Các nguyên nhân khác




Thoát vị cơ hoành: Hay gặp thoát vị hoành bẩm sinh sau bên, thường kết
hợp với thiểu sản phổi nặng, ảnh hưởng chức năng hô hấp trẻ sau sinh, tỷ lệ
tử vong cao. Thoát vị hoành phía trước ít gặp, hay gặp ở bên phải, triệu

chứng thường nhẹ [55].
 Thiếu máu: bệnh lý hay gặp nhất trong các bệnh lý huyết học sau sinh.
Nguyên nhân gặp nhiều gây thiếu máu là tan huyết ( bất đồng nhóm máu
đặc biệt bất đồng Rh), xuất huyết, ngạt, nguyên nhân gây thiếu oxy mạn
tính trong tử cung (chậm phát triển trong tử cung, mẹ đái tháo đường, tăng
huyết áp). Các tác giả nước ngoài cho rằng thời gian kẹp rốn cũng liên quan
với lượng huyết sắc tố của trẻ. Họ nhận định ở trẻ đủ tháng, rau thai chứa
khoảng 100ml máu, khoảng 25% được truyền sang trẻ trong 15 giây đầu
tiên và được 50% ở cuối phút đầu tiên (khoảng 50ml máu ở trẻ đủ tháng).
Sự chênh lệch nồng độ hemoglobin ở trẻ kẹp rốn sớm và muộn là 3g/l [56].
 Bệnh đa hồng cầu: được xác định khi lượng Hematocrit > 0,65. Thường
gặp ở bệnh nhi sau sinh với các yếu tố nguy cơ: chậm phát triển trong tử
cung, mẹ bị cao huyết áp, mẹ bị đái tháo đường, hội chứng truyền máu, kẹp
rốn quá muộn … [56]
1.1.2.3. Một số yếu tố nguy cơ thường gặp của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Các yếu tố nguy cơ này có thể từ phía người mẹ hoặc từ chính bản thân
thai nhi cũng có thể gây nên suy hô hấp sau sinh.
Những sang chấn trong cuộc đẻ cũng là những nguyên nhân làm cho trẻ
không tự thở ngay sau sinh. Sang chấn do dập não, có thể kèm theo xuất
huyết não, kết hợp với phù nề chèn ép trung tâm hô hấp. Nguyên nhân quan
trọng của khởi phát nhịp thở đầu tiên chậm là do ức chế trung tâm hô hấp hậu
quả của giảm oxy máu kéo dài trong lúc đẻ. Hiện tượng đó có thể do dây rốn
bị ép, do rau bong non, co bóp quá mức của tử cung làm gián đoạn sự tưới


23


máu cho rau hoặc do quá trình mổ đẻ tiến hành gây mê quá mức cho người
mẹ sẽ gây ức chế hô hấp và hậu quả giảm oxy máu [19].
Những yếu tố nguy cơ của suy hô hấp sơ sinh có thể xác định sớm từ
thời kỳ thai nhi bao gồm: tiền sử có thai lần trước cũng suy hô hấp sơ sinh, bà
mẹ đái tháo đường thai nghén, bà mẹ có bệnh tim khi mang thai, đa thai, mổ
đẻ … Sơ sinh sau đẻ của những sản phụ này có nguy cơ suy hô hấp rất cao và
nhiều khi là suy hô hấp nặng nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm sẽ có những biện pháp theo dõi, xử trí
sớm, như vậy sẽ giảm được tỷ lệ tử vong, biến chứng của suy hô hấp sơ sinh.
Các bệnh lý của mẹ có trước khi mang thai có thể ảnh hưởng đến suy hô
hấp của con sau sinh: các bệnh mạn tính (cao huyết áp, đái tháo đường,
Lupus, bệnh thận, bệnh tim, bệnh lý tuyến giáp….); các bệnh lý trong thời
gian mang thai: đái tháo đường thai kỳ, bất thường lượng nước ối, cao huyết
áp thai kỳ, xuất huyết trong tử cung, không được chăm sóc trong thời gian
mang thai…); các yếu tố quanh cuộc đẻ: sản giật, tiền sản giật, mẹ bị các bệnh
lý nặng, cấp tính, suy thai, mổ đẻ chưa có dấu hiệu chuyển dạ, viêm ối-màng
ối, chuyển dạ kéo dài …
Các vấn đề của thai nhi cũng có thể tăng khả năng suy hô hấp: suy thai,
đẻ non, kém phát triển trong tử cung …
Những yếu tố bắt nguồn từ bệnh lý người mẹ


Yếu tố nguy cơ từ tiền sử trước khi mang thai
Nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây suy hô hấp ở trẻ sau sinh. Những yếu tố

tác động có thể dự đoán từ những vấn đề diễn biến trước khi có thai như tiền
sử sinh non hoặc nhẹ cân, các bệnh lý nội khoa mãn tính của mẹ như: bệnh
thận, cao huyết áp, bệnh lý tim mạch, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, mẹ cao
tuổi (> 35 tuổi) … có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và tăng nguy cơ bệnh

lý cho trẻ khi sinh ra đặc biệt là suy hô hấp. Những yếu tố này được Carlo
W.A. (2011) [57] tổng kết và có nhận định về bệnh lý của người mẹ sẽ ảnh


24

hưởng đến tình trạng trẻ sau sinh. Kattwinkel J. và cộng sự (2006) [13] cũng
đã đề cập đến các bệnh lý của mẹ và ảnh hưởng tuổi người mẹ khi mang thai
với bệnh lý trẻ sau sinh.


Yếu tố nguy cơ từ bệnh lý mẹ trong quá trình mang thai
Các bệnh lý phát sinh trong quá trình mang thai có nguy cơ cao liên quan

bệnh lý cho trẻ sơ sinh sau khi sinh, bệnh lý rõ rệt nhất là suy hô hấp. Các
bệnh lý người mẹ hay gặp như đái tháo đường thai kỳ, nhiễm độc thai nghén,
tình trạng nước ối và bánh rau như đa ối và thiểu ối… những bất thường này
tác động nhiều đến sự phát triển của thai nhi, ảnh hưởng đến chức năng hô
hấp và tim mạch của thai nhi. Sản phụ không được chăm sóc, theo dõi trong
quá trình mang thai cũng tăng nguy cơ bệnh lý đến trẻ sau sinh [5], [58], [59].
Đái tháo đường ở bà mẹ có thai đặc biệt đái tháo đường thai kỳ chiếm tỷ
lệ khá cao. Theo ghi nhận của Viện nghiên cứu sức khỏe Úc về tình trạng đái
tháo đường của phụ nữ Úc cho thấy năm 2007-2008 tỷ lệ đái đường thai kỳ
chiếm 5% tổng số phụ nữ trong độ tuổi 15-49 khi có thai. Cũng theo báo cáo
này, trẻ sinh ra ở các bà mẹ này có thể mắc các bệnh lý bẩm sinh, thai lưu,
phải mổ đẻ, thai to và hội chứng suy hô hấp [60]. Sản phụ mắc đái tháo đường
tăng nguy cơ bị sản giật, tiền sản giật, cao huyết áp, mổ đẻ… đây cũng là các
nguy cơ có thể gây bệnh lý cho trẻ sau sinh đặc biệt bệnh lý suy hô hấp.



Yếu tố nguy cơ xung quanh cuộc đẻ gây suy hô hấp sau sinh
Những bất thường được phát hiện cận ngày sinh, trong quá trình chuyển

dạ đẻ tác động không nhỏ đến bệnh lý hô hấp trẻ sau sinh. Mổ đẻ chủ động
khi chưa chuyển dạ ngày nay đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên phương
pháp này cho thấy có sự gia tăng bệnh lý suy hô hấp sau sinh ở trẻ.
Ramachndrappa A. và cộng sự (2008) [61] cũng như Liu J. và cộng sự (2014)
[62] cho rằng mổ đẻ chủ động làm tăng tỷ lệ cơn khó thở nhanh thoáng qua,
thiếu hụt surfactant thứ phát và tăng áp lực động mạch phổi, đây là nguyên
nhân gây suy hô hấp sau sinh. Các bất thường về nước ối, bánh rau, màng ối,


25

nhiễm khuẩn của mẹ lúc sinh trong quá trình sinh ảnh hưởng không ít đến hô
hấp của trẻ sau sinh như bệnh lý viêm ối, màng ối là yếu tố nguy cơ gây viêm
phổi-nhiễm khuẩn sơ sinh, vấn đề này được Liu J. và cộng sự (2014) [62]
cũng như tác giả Nguyễn Thị Tân Sinh (2012) [59] đề cập tới. Ngoài ra còn có
nhiều bệnh lý khác của người mẹ lúc chuyển dạ có nguy cơ ảnh hưởng đến
con như: nhiễm độc thai nghén, các bệnh lý suy hô hấp, hôn mê, suy thận,
bệnh lý tim mạch, rối loạn chức năng các cơ quan … Là những bệnh lý cần
tìm hiểu để có biện pháp can thiệp giảm tỷ lệ biến chứng, suy hô hấp cũng
như tử vong cho trẻ sau sinh.
Những yếu tố nguy cơ từ thai nhi và trẻ sơ sinh


Nguy cơ suy hô hấp từ trẻ sinh non
Tác giả Lê Nguyễn Nhật Trung và cộng sự đánh giá tử vong ở trẻ sơ sinh

sinh non 26-34 tuần tuổi thai trong 1 năm tại Bệnh viện Nhi đồng 2, kết quả

cho thấy biến chứng liên quan đến sinh non là bệnh màng trong (80%), còn
ống động mạch lớn (14,4%), nhiễm trùng… và tỷ lệ thở máy là 44,2% [63].
Kattwinkel J. và cộng sự (2006) [13] trong chương trình hồi sức sơ sinh
đã nêu lên những yếu tố mà trẻ sinh non có nguy cơ cao suy hô hấp, ngạt là:
+

Phổi thiếu hụt surfactant, giảm sức căng bề mặt phế nang, gây xẹp phế

+

nang làm thông khí khó khăn.
Não chưa trưởng thành, trung tâm điều hòa hô hấp thích nghi kém giảm

+
+

khả năng điều hòa nhịp thở.
Trương lực cơ giảm làm khả năng phát động nhịp thở kém.
Trẻ non tháng nên hệ thống da niêm mạc mỏng, diện tích bề mặt lớn, lớp

mỡ dưới da mỏng -> trẻ dễ mất nhiệt khi không kiểm soát tốt.
+ Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên hay bị nhiễm trùng.
+ Mạch máu não mảnh, dễ vỡ nên dễ bị xuất huyết não.
+ Nguy cơ mất dịch, giảm thể tích do thể tích tuần hoàn nhỏ, cân nặng trẻ
thấp.
+ Các cơ quan chưa hoàn thiện nên có nguy cơ tổn thương khi sử dụng oxy
nồng độ cao và kéo dài đặc biệt là phổi và mắt.
 Các yếu tố khác từ thai và trẻ sơ sinh



×