Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Nghiên cứu nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại khoa nhi-bệnh viện Bạch Mai (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.14 KB, 25 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN THÀNH NAM

NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN, YẾU TỐ NGUY
CƠ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở
TRẺ SƠ SINH TẠI KHOA NHI
BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Chuyên ngành : NỘI KHOA
Mã số : 972 01 07

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018


2

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Suy hô hấp là bệnh lý hay gặp trong thời kỳ sơ sinh, xu hướng
tăng lên ở trẻ sơ sinh vào điều trị tại các đơn vị điều trị sơ sinh. Trẻ
đủ tháng tỷ lệ suy hô hấp cũng lên tới 7% số trẻ sinh ra. Nguyên
nhân: bệnh màng trong, hội chứng hít phân su, viêm phổi, tim bẩm


sinh, cơn khó thở nhanh thoáng qua, ngạt... Có nhiều yếu tố tăng
nguy cơ suy hô hấp sau sinh: tiền sử có thai lần trước cũng suy hô
hấp sơ sinh, mẹ có bệnh nội khoa: đái tháo đường thai kỳ, bà mẹ có
bệnh tim khi mang thai, mổ đẻ chưa chuyển dạ, những yếu tố từ thai
nhi: đẻ non, suy thai… đều cần phải nghiên cứu tìm nguy cơ thực sự.
Điều trị suy hô hấp và điều trị thở máy xâm nhập có nhiều yếu
tố ảnh hưởng. Đánh giá nguyên nhân suy hô hấp thường gặp, các yếu
tố ảnh hưởng, đánh giá các chỉ số tiên lượng trong điều trị suy hô
hấp, suy hô hấp nặng phải thở máy xâm nhập vẫn đang được quan
tâm, nghiên cứu trong thực hành lâm sàng.
Phối hợp hồi sức sơ sinh ngay sau đẻ có vai trò cải thiện di
chứng của trẻ sau sinh.Thống kê năm 2016 tỷ lệ trẻ cần hỗ trợ hô hấp
vẫn còn 4-10% ở trẻ đủ tháng, gần đủ tháng và tỷ lệ trẻ cần hồi sức
tích cực là 0,1-0,3% để duy trì sự sống.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu:
- Xác định một số nguyên nhân, yếu tố nguy cơ của suy hô hấp
thường gặp ở trẻ sơ sinh tại Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch mai.
- Bước đầu đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp của trẻ sơ
sinh tại Khoa Nhi-Bệnh viện Bạch mai.


3

2. Tính cấp thiết của đề tài
Suy hô hấp sau sinh là bệnh lý thường gặp ở trẻ sau sinh và tỷ
lệ mắc bệnh không giảm đi. Nguyên nhân gây bệnh nhiều và có nhiều
yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh sau sinh. Biết
được những yếu tố này sẽ có những can thiệp hoặc hỗ trợ hợp lý
nhằm giảm tỷ lệ tai biến sau sinh đặc biệt là suy hô hấp sau sinh.
Triển khai thường quy phối hợp hồi sức sau sinh được thực hiện các

các cơ sở y tế lớn nhưng chưa thực sự được triển khai rộng rãi trên
toàn quốc do vậy mục tiêu triển khai chương trình hồi sức sau sinh là
rất cần thiết. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng, yếu tố tiên lượng kết
quả điều trị giúp quá trình điều trị hợp lý, kịp thời và cần thiết.
3. Những đóng góp của luận án
- Mô tả được một số nguyên nhân suy hô hấp sau sinh thường gặp và
các yếu tố nguy cơ của suy hô hấp sau sinh tại Khoa Nhi-Bệnh viện
Bạch mai
- Bước đầu đã đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp của trẻ sơ sinh tại
Khoa Nhi-Bệnh viện Bạch mai và một số yếu tố ảnh hưởng kết quả
điều trị suy hô hấp.
4. Bố cục của luận án
Luận án có 128 trang: Đặt vấn đề 2 trang; Tổng quan 30
trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 26 trang; Kết quả
nghiên cứu 30 trang; Bàn luận 36 trang; Kết luận 02 trang; Kiến nghị
01 trang. 150 tài liệu tham khảo với 32 tài liệu tiếng Việt và 118 tài
liệu tiếng Anh.
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1.
1.1.1.

CHẨN ĐOÁN SUY HÔ HẤP SƠ SINH
Đặc điểm suy hô hấp sơ sinh


4

Suy hô hấp là tình trạng rối loạn chức năng hô hấp, gây rối
loạn trong quá trình trao đổi khí, không đủ khả năng cung cấp oxy
dẫn đến thiếu oxy và không thải trừ carbonic gây tăng carbonic máu.

Suy hô hấp là hội chứng thường gặp nhất, là nguyên nhân gây
tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh, đòi hỏi phải cấp cứu nhanh chóng và
xử trí đúng.
1.1.2.

Nguyên nhân gây SHH ở trẻ sơ sinh

- Do tắc nghẽn đường hô hấp trên: tắc lỗ mũi sau; thông thực quảnkhí quản; hẹp khí quản ...
- Bệnh đường hô hấp dưới: bẩm sinh (bất sản phổi, kén hơi tại phổi)
hoặc mắc phải (hội chứng hít phân su; bệnh màng trong; cơn khó thở
nhanh thoáng qua; xuất huyết phổi; viêm phổi)
- Bệnh tim bẩm sinh: tăng áp động mạch phổi; còn ống động mạch
- Bệnh của hệ thần kinh, chuyển hóa:xuất huyết não; hạ đường huyết.
- Các nguyên nhân khác: thoát vị hoành; thiếu máu ...
1.1.3.

Một số yếu tố nguy cơ thường gặp gây SHH ở trẻ sơ sinh
Các yếu tố nguy cơ này có thể từ phía người mẹ hoặc từ chính

bản thân thai nhi cũng có thể gây nên suy hô hấp sau sinh.
Những sang chấn trong cuộc đẻ cũng là những nguyên nhân
làm cho trẻ không tự thở ngay sau sinh (dập não, xuất huyết não, phù
não). Cũng có thể do dây rốn bị ép, rau bong non, co bóp quá mức
của tử cung làm gián đoạn sự tưới máu cho rau hoặc do quá trình mổ
đẻ tiến hành gây mê quá mức cho người mẹ sẽ gây ức chế hô hấp ->
ức chế trung tâm hô hấp và hậu quả giảm oxy máu.
Những yếu tố nguy cơ của suy hô hấp sơ sinh có thể xác định
sớm từ thời kỳ thai nhi bao gồm: tiền sử có thai lần trước cũng suy hô
hấp sơ sinh, bà mẹ đái tháo đường thai kỳ, bà mẹ có bệnh tim khi



5

mang thai, đa thai, mổ đẻ …., phát hiện sớm sẽ có những biện pháp
theo dõi giảm nguy cơ suy hô hấp sau sinh.
Các bệnh lý của mẹ có trước khi mang thai có thể ảnh hưởng
đến suy hô hấp của con sau sinh: các bệnh nội khoa (Lupus, bệnh
thận, bệnh tim mạch, bệnh lý tuyến giáp….); các bệnh lý trong thời
gian mang thai: đái tháo đường thai kỳ, bất thường lượng nước ối,
cao huyết áp thai kỳ, không được chăm sóc trong thời gian mang
thai…); các yếu tố quanh cuộc đẻ: sản giật, tiền sản giật, hội chứng
HELLP, suy thai, mổ đẻ chưa chuyển dạ …
Các vấn đề của thai nhi cũng có thể tăng khả năng suy hô hấp:
suy thai, đẻ non, kém phát triển trong tử cung, hạ nhiệt độ …
1.1.4.

CHẨN ĐOÁN SUY HÔ HẤP SƠ SINH

1.1.4.1.
Triệu chứng lâm sàng
+ Dựa vào một hay nhiều triệu chứng: Thở nhanh > 60 lần/phút
hoặc thở chậm < 30 lần/phút; Co rút lồng ngực và hõm ức, di động
ngực bụng ngược chiều; Phập phồng cánh mũi; Thở rên hoặc ngừng
thở; Tím khi thở khí trời.
+ Đánh giá sự thích nghi của trẻ cuộc sống bên ngoài tử cung bằng
chỉ số Apgar lúc 1 phút, 5 phút: Nếu tổng điểm: ≤ 3: ngạt nặng; 4- 6
điểm: ngạt nhẹ và ≥ 7: bình thường.
1.1.4.2.

Dấu hiệu cận lâm sàng


+ Đo và theo dõi khí máu nồng độ oxy Sa0 2 < 90%, Pa02 <
60mmHg, PaC02 > 50mmHg và/hoặc pH < 7,2 .
1.2.

ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP SƠ SINH

1.2.1.

Điều trị cụ thể

- Hỗ trợ hô hấp: thở oxy, thở CPAP, nSIMV, HFNO, thở máy.
- Điều chỉnh rối loạn toan kiềm và rối loạn điện giải
- Phòng và điều trị nhiễm khuẩn
- Đảm bảo dinh dưỡng


6

- Đảm bảo thân nhiệt không để rối loạn, đặc biệt hạ nhiệt độ
1.2.2.

Thông khí hỗ trợ xâm nhập-chỉ định thở máy

+ Ngừng thở, rối loạn nhịp thở; Sau sinh không tự thở, ngạt, hoặc
phải đặt nội khí quản thở máy hỗ trợ ngay lập tức.
+ Thất bại với thở CPAP, nSIMV, HFNO: Cơn ngừng thở kéo dài;
Giảm oxy máu nặng : Sp02 < 85% hay Pa02 < 50 mmHg; Tăng C02
máu nặng : PaC02 > 60 mmHg kèm pH < 7,2.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Trẻ sơ sinh sau sinh 0- 28 ngày tuổi có các tiêu chuẩn:
- Sinh tại Khoa Sản – Bệnh viện Bạch mai
- Điều trị bệnh nội khoa tại phòng sơ sinh Khoa Nhi – Bệnh viện
Bạch Mai:
+ Nhóm suy hô hấp: được chẩn đoán suy hô hấp sơ sinh: dựa
vào triệu chứng lâm sàng khó thở, suy hô hấp và/hoặc triệu chứng
cận lâm sàng suy hô hấp.
+ Những bệnh nhi có bệnh lý nội khoa khác không có dấu hiệu
lâm sàng suy hô hấp.
+ Nhóm suy hô hấp phải điều trị thở máy xâm nhập: có các triệu
chứng suy hô hấp; Giảm oxy máu rõ: Pa0 2 < 50mmHg khi đang thở
oxy > 60%; Tăng C02: PaC02 >-60mmHg và/hoặc pH < 7,2; Mặc dù
điều trị hỗ trợ hô hấp CPAP, HFNO, nSIMV nhưng tình trạng bệnh
nhi không cải thiện; trẻ rất non tháng < 28 tuần; Trẻ được hồi sức tích
cực và đặt nội khí quản từ phòng sinh chuyển xuống.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhi không hoàn thành hết đợt điều trị, xin chuyển bệnh viện
khác vì một số lý do.


7

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Cho mục tiêu 1: phương pháp nghiên cứu mô tả, xác định tỷ lệ và
nguyên nhân suy hô hấp và phương pháp bệnh chứng: xác định
các yếu tố nguy cơ.
- Cho mục tiêu 2: phương pháp tiến cứu theo dõi dọc kết quả điều

trị suy hô hấp.
2.2.2. Cỡ mẫu
- Công thức tính chọn mẫu :
Từ đó tính được: n = 1,96 ×1,96 × 0,3 × 0,7 / 0,052 = 323.
Tính toán ta được cỡ mẫu lý thuyết = 126 bệnh nhi
Số lượng bệnh nhi suy hô hấp phải điều trị thở máy là 30% trong
số trẻ suy hô hấp. Theo cỡ mẫu lý thuyết có 30 bệnh nhi suy hô hấp
thở máy xâm nhập.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1. Phương pháp đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng
Mỗi bệnh nhi có một bệnh án nghiên cứu với các dữ liệu nghiên cứu:
- Các đánh giá về lâm sàng
+Địa dư, giới tính, tuổi thai, cân nặng lúc sinh
+Điểm Apgar sau sinh tại phút thứ nhất và phút thứ năm
+Sự tham gia hồi sức thai nhi nguy cơ cao, cách thức sinh
+Tình trạng trẻ khi nhập viện: nhiệt độ, các dấu hiệu lâm sàng suy
hô hấp, hỗ trợ hô hấp.
+Thời gian thở máy.
+Thời điểm dinh dưỡng bằng đường tiêu hóa
+Các can thiệp điều trị: kháng sinh, thuốc vận mạch, surfactant.
- Các đánh giá cận lâm sàng


8

+Các xét nghiệm: Troponin T, đường huyết
+Các xét nghiệm khí máu: pH, Pa02, PaC02
+Các chỉ số liên quan và thở máy: OI, VI
+Các đánh giá thăm dò chức năng: siêu âm tim, siêu âm thóp
2.2.3.2. Phương pháp xác định nguyên nhân suy hô hấp, yếu tố

nguy cơ
Các đánh giá nguyên nhân suy hô hấp
Bệnh nhi được xác định chẩn đoán suy hô hấp qua các triệu
chứng lâm sàng, cận lâm sàng và các thăm dò chức năng (Xquang,
siêu âm, cấy máu …) để xác định nguyên nhân suy hô hấp.
Các đánh giá yếu tố nguy cơ
+ Giới tính, tuổi thai, cân nặng lúc sinh và nguy cơ suy hô hấp
+ Vai trò hồi sức sơ sinh nguy cơ tại phòng đẻ
+ Cách thức sinh, ngạt và nguy cơ suy hô hấp
+ Bệnh lý mẹ, tuổi người mẹ, công việc và nguy cơ suy hô hấp
+ Hạ nhiệt độ và nguy cơ suy hô hấp
2.2.3.3. Phương pháp đánh giá điều trị
+ Kết quả điều trị thể hiện ở số bệnh nhi tử vong khi điều trị
+ Nguyên nhân tử vong thường gặp
+Đánh giá các thông tin, dấu hiệu bệnh nhi lúc nhập viện
o Tuổi thai, cân nặng
o Vai trò hồi sức sơ sinh nguy cơ, ngạt và kết quả điều trị
o Hạ nhiệt độ bệnh nhi lúc nhập viện và kết quả điều trị
+Thời gian thở máy và kết quả điều trị.
+Troponin T ; khí máu (pH, Pa02, PaC02); OI (chỉ số oxy hóa) và
VI (chỉ số thông khí) và kết quả điều trị
+Đánh giá vai trò siêu âm tim, siêu âm thóp, sử dụng kháng sinh
và thuốc vận mạch, surfactant và kết quả điều trị.


9

+Dinh dưỡng sớm đường tiêu hóa và kết quả điều trị.
2.3.


THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

+ Thông tin thu thập qua bệnh án nghiên cứu .
+ Các số liệu được mã hóa và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu có 417 bệnh nhi, trong đó suy hô hấp là 139 BN
(có 68 BN thở máy xâm nhập), từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2015.
Tỷ lệ suy hô hấp trong nghiên cứu là 33,3%.
3.1.

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NHÓM NGHIÊN CỨU
Nhóm suy hô hấp tỷ lệ nam:nữ là 1,36. Tuổi thai trung bình

nhóm suy hô hấp là 34,02  4,27 tuần (trong đó <37 tuần chiếm
70,5%) thấp hơn so với nhóm chứng 38,13  2,09 (p<0,001). Đánh
giá về cân nặng trung bình của nhóm suy hô hấp là 2.056,9g  939,3g
(trong đó <2.500g chiếm 65,5%) thấp hơn so với cân nặng nhóm
chứng là 2.893,3g  608,6g (p<0,001).
Tỷ lệ bệnh nhi cần trợ giúp hô hấp (thở oxy, bóp bóng) khi
chuyển đến Khoa Nhi là 67,6%, trong đó thở oxy cao nhất 46,8%.
Biểu hiện rối loạn nhịp thở là 80,6% (thở nhanh, thở rên, nội
khí quản)
3.2.

NGUYÊN NHÂN, YẾU TỐ NGUY CƠ SUY HÔ HẤP

3.2.1. Nguyên nhân suy hô hấp sau sinh
Bảng 3.2: Các nguyên nhân gây suy hô hấp sau khi sinh (n=139)
Nguyên nhân suy hô hấp (139 BN)
Bệnh màng trong

Ngạt
Cơn khó thở nhanh thoáng qua
Viêm phổi
Còn ống động mạch

n
15
22
14
3
22

Tỷ lệ (%)
10,8%
15,8
10,1%
2,2%
15,8%


10

Tăng áp động mạch phổi
Tim bẩm sinh khác
Nhiễm trùng huyết
Xuất huyết não
Hạ đường huyết
Bệnh lý khác

5

1
4
1
7
45

3,6%
0,7%
2,9%
0,7%
5%
32,2%

Ngạt sau sinh, còn ống động mạch chiếm tỷ lệ cao trong nhóm bệnh
lý của suy hô hấp đều 15,8%, bệnh màng trong chiếm 10,8%.
3.2.2. Các yếu tố nguy cơ suy hô hấp
- Cân nặng < 2.500g và đẻ non < 37 tuần nguy cơ suy hô hấp sau
sinh đến 5,324 lần và 7,527 lần tương ứng từng yếu tố (p<0,001).
- Thai nguy cơ cao nguy cơ suy hô hấp tăng lên với
OR=4,101(95%CI, 2,665-6,31)
- Mổ đẻ chưa có chuyển dạ nguy cơ suy hô hấp gấp 76,06 (95% CI,
29,37-212,819) lần so với mổ đẻ có chuyển dạ (p<0,001).
- Trong quá trình mang thai mẹ có bệnh lý nội khoa (viêm phổi,
viêm thận, Lupus, viêm não …) nguy cơ suy hô hấp là 3,486 (95%
CI, 1,538-7,903) lần, p= 0,002
Bảng 3.12. Liên quan một số nhóm bệnh lý của mẹ khi chuyển dạ và
nguy cơ suy hô hấp (n=417)
Nghiên cứu
Bệnh lý


SHH

Không SHH

(139 BN)

(278 BN)

n (%)

n (%)

Có (25BN) 13 (9,4)
12 (4,3)
Không
126 (90,6) 266 (95,7)
(392 BN)
NĐTN-TSG- Có (29BN) 20 (14,4)
9 (3,2)
Bệnh tim
mạch

OR
(95%CI)

p

2,287
0,041
(1,015-5,155)

5,023

<0,001


11

hội chứng
HELLP

Không
119 (85,6)
(388 BN)

269 (96,8)

(2,222-11,357)

Sản phụ có bệnh lúc chuyển dạ (bệnh tim mạch; nhiễm độc thai
nghén-tiền sản giật-hội chứng HELLP) tỷ lệ bệnh nhi bị suy hô hấp
cao hơn (p<0,05). Nguy cơ suy hô hấp là 2,287 lần và 5,023 lần
Bảng 3.14. Liên quan hạ nhiệt độ và nguy cơ suy hô hấp (n=415)
Nghiên cứu

SHH

Không SHH

(139 BN)


(276 BN)

n (%)

n (%)

< 360C (76 BN)

55 (39,6)

21 (7,6)

7,951

 360C (339 BN)

84 (60,4)

255 (92,4)

(4,542-13,919)

Nhiệt độ

OR

p

95%CI


< 0,001

Nguy cơ suy hô hấp ở bệnh nhi hạ nhiệt độ lúc nhập viện là 7,951
(95%CI;4,542-13,919) lần (p<0,001).
Bảng 3.15. Phân tích mô hình logistic một số yếu tố liên quan: đẻ
non (<37 tuần); cân nặng <2.500g; mổ đẻ chưa có chuyển dạ;bệnh
lý nội khoa lúc mang thai; bệnh tim mạch lúc chuyển dạ; NĐTNTSG-hội chứng HELLP; hạ nhiệt độ; công việc của người mẹ khi
mang thai và nguy cơ suy hô hấp
Yếu tố
(biến độc lập)
Đẻ non < 37 tuần
(có/không)

OR; 95%CIOR;  2; p *

OR hiệu chỉnh; 95%CIOR; p **

7,527(4,768-11,883) ;
83,445 ; <0,001

4,859(1,729 -13,654) ; 0,003


12

Cân nặng <2.500g

5,324(3,429-8,267);
59,703; <0,001


0,901(0,326-2,487); 0,84

Thai nguy cơ cao
(có/không)

4,101(2,665-6,31);
43,434; < 0,001

1,295(0,489-3,427); 0,603

Mổ đẻ chưa có
chuyển dạ
(có/không)

76,06(29,37-212,819);
149,215; < 0,001

73,688(24,359-222,917);
<0,001

Bệnh lý nội khoa
lúc mang thai
(có/không)

3,486(1,538-7,903);
9,927; 0,002

0,729(0,156-3,419); 0,689

Bệnh tim mạch

lúc chuyển dạ
(có/không)

2,287(1,015-5,155);
4,17; 0,041

1,194(0,251-5,679); 0,823

NĐTN1-TSG2-hội
chứng
HELLP3
(có/không)

5,023(2,222-11,357);
17,807; <0,001

0,611(0,114-3,282); 0,565

Mẹ lao động chân
tay4 (có/không)

3,875(2,189-6,859);
23,701; <0,001

1,199(0,38-3,786); 0,757

Hạ nhiệt độ <360
(có/không)

7,951(4,542-13,919);

63,119; <0,001

1,883(0,667-5,316); 0,232

(có/không)

*Phân tích đơn biến / **Phân tích đa biến
Phân tích hồi quy đa biến: đẻ non < 37 tuần tuổi thai, mổ đẻ chưa có
chuyển dạ có ý nghĩa tiên lượng nguy cơ suy hô hấp với p tương ứng
là 0,003 và < 0,001. Với OR tương ứng là 4,859(1,729 -13,654) và
73,688(24,359-222,917).
3.3.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG


13

3.3.1. Kết quả điều trị suy hô hấp

Biểu đồ 3.4: Kết quả điều trị suy hô hấp (n=139)
Tỷ lệ điều trị khỏi-ra viện (thành công) là 84,9%, số bệnh nhi tử vong
là 21 (15,1%). Bệnh lý gây tử vong chủ yếu là bệnh màng trong, tiếp
theo là ngạt, còn lại là bệnh lý tim mạch (còn ống động mạch, tăng áp
động mạch phổi), nhiễm trùng huyết.
Trong 68 bệnh nhi thở máy xâm nhập: nguyên nhân thường gặp là
ngạt (29,4%), bệnh màng trong (20,6%) tỷ lệ tử vong là 31%.
3.3.2. Yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị suy hô hấp
+Ngạt nặng ở phút thứ 5 nguy cơ tử vong là 7,467(95%CI, 2,13226,149) lần với p = 0,003.
+ Bác sĩ Nhi khoa tham gia hồi sức ngay từ đầu tỷ lệ khỏi-ra viện cao

hơn nhưng chưa có ý nghĩa thống kê.
+ Hạ nhiệt độ nguy cơ tử vong tăng 3,756 lần với p=0,006
+ Trẻ rất nhẹ cân < 1.500g: nguy cơ tử vong khi điều trị suy hô hấp là
8,426 (95%CI,2,979-23,83) lần với p < 0,001
Bảng 3.21. Liên quan đẻ non < 32 tuần và kết quả điều trị (n=139)


14

Kết quả
Tuổi thai
< 32 tuần (39 BN)
 32 tuần (100BN)

Tử vong Khỏi-ra viện
(21 BN)

(118 BN)

n (%)

(%)

16 (76,2)

23 (19,5)

5 (23,8)

95 (80,5)


OR
95% CI

13,217
(4,388-39,813)

p

< 0,001

Đẻ non < 32 tuần nguy cơ tử vong khi điều trị suy hô hấp là 13,217
(4,388-39,813) lần so với tuổi thai  32 tuần (p < 0,001).
Bảng 3.23. Phân tích mô hình logistic một số yếu tố ảnh hưởng kết
quả điều trị: đẻ non; cân nặng thấp; hạ nhiệt độ; ngạt nặng tại phút
thứ 5; hỗ trợ bóp bóng-Nội khí quản lúc nhập viện (n=139)
Yếu tố
OR; 95%CIOR;  2; p *
OR hiệu chỉnh; 95%CIOR; p **
(biến độc lập)
Ngạt nặng phút thứ 7,467 (2,132-26,149);
2,11 (0,475-9,365); 0,326
5 (có/không)
12,467; 0,003
Bóp bóng-nội khí 6,111 (2,265-16,489);
2,978 (0,915-9,691); 0,07
quản (có/không)
14,883; < 0,001
Đẻ non < 32 tuần
13,217 (4,388(có/không)

39,813);
7,856 (1,288-47,909) ; 0,025
28,392; < 0,001
Cân nặng <1.500g 8,426 (2,979-23,83);
1,172 (0,189-7,28); 0,326
(có/không)
19,926; < 0,001
Hạ nhiệt độ <360 3,756 (1,405-10,04);
1,024 (0,288-3,648); 0,97
7,597; 0,006
(có/không)
*Phân tích đơn biến / **Phân tích đa biến
Trẻ đẻ non < 32 tuần tuổi thai nguy cơ tử vong khi điều trị suy hô hấp
là 7,856 (95% CI, 1,288-47,909) với p < 0,025.


15

3.3.3. Yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị suy hô hấp thở máy
- Troponin T > 0,089ng/ml có nguy cơ tiên lượng phải thở máy
- Điều trị suy hô hấp thở máy có siêu âm thóp bất thường tiên lượng
nguy cơ tử vong cao gấp 14,4 lần.
- Bệnh nhi chưa được cho ăn qua đường tiêu hóa trong vòng 24 giờ
đầu sau khi vào khoa nguy cơ tử vong tăng lên 16,875(95%CI, 3,21188,683) với p < 0,001.
Giá trị VI, OI và kết quả điều trị thở máy
- Khi nghiên cứu giá trị VI đánh giá lần 2 bằng đường cong ROC và
nguy cơ tử vong chúng tôi được kết quả: Diện tích dưới đường cong
0,725; p=0,008. Điểm cut off VI=33,093 với độ nhạy 76,5%, độ đặc
hiệu 66,7% có ý nghĩa tiên lượng tử vong khi điều trị thở máy.
- Khi nghiên cứu giá trị OI đánh giá lần 3 bằng đường cong ROC và

nguy cơ tử vong chúng tôi được kết quả: Diện tích dưới đường cong
là 0,865 và p < 0,001. Điểm cut off OI = 6,72 với độ nhạy 83,3%, độ
Giáhiệu
trị OI
đặc
84,4% có ý nghĩa tiên lượng tử vong khi điều trị thở máy.
20
18
16
14
129.68
10
85.56
6
4
2
0

18.84
14 .59
11.4 9
5.63

4.08

3.32

Tử vong
Khỏi-ra viện


Giá trị VI

Biểu đồ 3.10. Sự thay đổi giá trị OI trong quá trình điều trị thở máy


16

Chỉ số OI của nhóm suy hô hấp điều trị thở máy được ra viện giảm
dần theo thời gian điều trị và thấp hơn hẳn so với nhóm tử vong với p
tương ứng 0,009 ; < 0,001 ; < 0,001 và 0,003.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NHÓM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu 417 BN, tỷ lệ suy hô hấp là 33,3%. Kết quả tương
tự như báo cáo của Nguyễn Thị Xuân Hương (2010) có tỷ lệ trẻ ngạt,
bệnh màng trong, đẻ non là 33,1%. Mathai S.C.S. ghi nhận có 3040% bệnh nhi suy hô hấp nhập viện. Trong 139 bệnh nhi nghiên cứu,
tỷ lệ nam/nữ là 1,36. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của
các tác giả khác. Tỷ lệ rối loạn tần số thở (thở nhanh, thở rên, ngừng
thở phải bóp bóng) có tỷ lệ 80,6% tương tự như nhận định của các tác
giả khác khi đánh giá bệnh lý suy hô hấp sau sinh.
4.2. NGUYÊN NHÂN, YẾU TỐ NGUY CƠ SUY HÔ HẤP
4.2.1. Nguyên nhân gây suy hô hấp
- Nhóm bệnh đường hô hấp : Nghiên cứu của chúng tôi, ngạt chiếm
tỷ lệ cao nhất trong nhóm bệnh lý đường hô hấp với 15,8% số bệnh
nhi suy hô hấp,tiếp theo là bệnh màng trong 10,8% (bảng 3.2). Bệnh
lý cơn khó thở nhanh thoáng qua là 10,1%. Kết quả này khác của
Mamta Bajad (2016), Arit Parkash (2015) đều cho thấy bệnh màng
trong là nguyên nhân nhiều nhất trong bệnh lý suy hô hấp, tiếp sau
mới là ngạt. Như vậy ngạt và bệnh màng trong vẫn là nguyên nhân
suy hô hấp từ bệnh lý đường hô hấp nhiều nhất và cũng đòi hỏi cần
phối hợp hồi sức sơ sinh tốt để hạn chế biến chứng lâu dài.

- Nhóm bệnh lý tim mạch: có 15,8% chẩn đoán còn ống động mạch
(bảng 3.2). Dice (2007) thống kê tỷ lệ còn ống động mạch ở trẻ sau
sinh chiếm 5-10% bệnh tim bẩm sinh. Tăng áp động mạch phổi là


17

nguyên nhân thứ hai trong bệnh lý tim mạch 3,6% (bảng 3.2). Kết
quả này thấp hơn của Robin H. Steinhorn (2010) có khoảng 10%
bệnh nhi biến chứng tăng áp động mạch phổi trong bệnh lý suy hô
hấp ở trẻ sơ sinh và tăng áp động mạch phổi nặng xuất hiện khoảng
0,2% trẻ đủ tháng. Bệnh lý tăng áp động mạch phổi cũng là một trong
những bệnh lý nặng có thể xuất hiện tiên phát hoặc thứ phát sau các
bệnh lý ngạt, nhiễm trùng, tim bẩm sinh khác ….
- Các bệnh lý khác: nhiễm trùng huyết, xuất huyết não, hạ đường
huyết (bảng 3.2) cũng ghi nhận trong nghiên cứu. Các tác giả Hany
Aly (2004) và Reuter (2014) đều nhận định các bệnh lý khác gây suy
hô hấp ít gặp hơn là các bệnh lý nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa,
bệnh lý thần kinh tương tự như nghiên cứu của chúng tôi.
4.2.2. Yếu tố nguy cơ suy hô hấp
4.2.2.1. Đẻ non, cân nặng thấp, thai nhi nguy cơ
- Tuổi thai: Kết quả 139 bệnh nhi suy hô hấp tuổi thai <37 tuần là
70,5%. Reuter (2014) nhận định bệnh nhi dưới 34 tuần tuổi thai tỷ lệ
suy hô hấp cao hơn. Tuổi thai trung bình nhóm bệnh suy hô hấp là
34,02  4,27 tuần thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm không suy hô hấp
là 38,13  2,09 (p<0,001). Nguy cơ tử vong khi tuổi thai < 37 tuần là
7,527 lần. Đẻ non cũng là yếu tố tiên lượng độc lập khi phân tích đa
biến hồi quy, nguy cơ suy hô hấp khi phân tích đa biến là
OR=4,859(95%CI, 1,729 -13,654) với p=0,003. Đây là cơ sở để tiên
lượng được nguy cơ bệnh nhi suy hô hấp sau sinh.

- Cân nặng: Trong 417 bệnh nhi có 139 suy hô hấp (tỷ lệ nhẹ cân
<2500g là 65,5%). Kết quả của chúng tôi cân nặng trung bình những
bệnh nhi suy hô hấp là 2.056,9  939,3g thấp hơn có ý nghĩa so với
những bệnh nhi không suy hô hấp 2.893,3  608,6g (p < 0,001).
Nguy cơ bệnh nhi < 2.500g bị suy hô hấp là 5,324 lần so với nhóm


18

không suy hô hấp. Kết quả của chúng tôi tương tự của các tác giả
trong nước và quốc tế. Như vậy cân nặng thấp là yếu tố nguy cơ suy
hô hấp sau sinh, cần kiểm soát tốt bằng các biện pháp quản lý thai kỳ,
kiểm soát các bệnh lý mạn tính, bệnh lý trong quá trình mang thai,
chuyển dạ đẻ …
- Thai có nguy cơ cao khả năng suy hô hấp sau sinh là 4,101 (95%CI,
2,665-6,31) lần so với thai không có nguy cơ cao. Reuter S. và cộng
sự (2014) đã liệt kê những yếu tố nguy cơ của các bệnh lý suy hô
hấp: cơn khó thở nhanh thoáng qua, viêm phổi, bệnh màng trong, hội
chứng hít phân su là: đái tháo đường thai kỳ, mẹ sử dụng thuốc gây
mê, mẹ nhiễm liên cầu B, chuyển dạ đẻ non, viêm ối-màng ối …. Liu
J. và cộng sự (2014) có nghiên cứu tại Trung quốc bệnh lý suy hô hấp
ở trẻ đủ tháng cũng chỉ ra những yếu tố nguy cơ của bệnh lý: ngạt
nặng, nhỏ hơn so với tuổi thai, nhiễm trùng mẹ-thai nhi, vỡ ối sớm,
rối loạn hấp thu đường trong thai kỳ và trẻ nhẹ cân
4.2.2.2. Cách thức sinh và nguy cơ suy hô hấp
- Mổ đẻ chưa chuyển dạ là yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng đến
suy hô hấp sau sinh với p<0,001, và OR=73,688(95%CI, 24,359222,917) khi phân tích đa biến. Cũng có kết luận tương tự, Liu
(2014) nghiên cứu 205 bệnh nhi suy hô hấp có tới 34,6% là mổ chủ
động cao hơn nhóm chứng chỉ là 20,5%.
4.2.2.3.


Bệnh lý của người mẹ và nguy cơ suy hô hấp

Bệnh lý của mẹ lúc chuyển dạ: tim mạch, nhiễm độc thai nghén-tiền
sản giật-hội chứng HELLP xuất hiện lúc chuyển dạ có liên quan với
nguy cơ suy hô hấp của bệnh nhi sau khi sinh với tương ứng
p=0,041; < 0,001 (bảng 3.15). Nguy cơ suy hô hấp tương ứng là
2,287; 5,023 lần. Các tác giả Susana Machado (2012), Aisha Lateef
and Michelle Petri (2012), Panagiotis Pateinakis (2014) đều có nhận


19

xét các bà mẹ mang bệnh lý Lupus, tổn thương thận cấp có thai rất dễ
bị các tai biến trong quá trình mang thai như tiền sản giật, hội chứng
HELLP, cao huyết áp và ảnh hưởng đến thai, con sau sinh là tình
trạng đẻ non, ngạt ….
4.2.2.4.

Hạ nhiệt độ và nguy cơ suy hô hấp

Kết quả của chúng tôi, tỷ lệ hạ nhiệt độ (< 36 0C) ở nhóm suy
hô hấp cao hơn hẳn so với nhóm không suy hô hấp với tỷ lệ tương
ứng là 36,9% và 7,6% (p < 0,001). Nguy cơ bệnh nhi bị suy hô hấp
sau sinh tăng lên 8 lần khi bệnh nhi có hạ nhiệt độ (bảng 3.15).
Nayeri (2005) nhận định biến chứng của hạ nhiệt độ là nguy cơ suy
hô hấp trong vòng 6h sau sinh. Hạ nhiệt độ cần được chú trọng, theo
dõi trong quá trình hồi sức sau sinh và trong những giờ tiếp theo.
4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
4.3.1. Kết quả điều trị suy hô hấp

Nghiên cứu 139 bệnh nhi suy hô hấp, trong đó 68 bệnh nhi
điều trị thở máy xâm nhập. Tỷ lệ tử vong của suy hô hấp là 15,1%
(biểu đồ 3.4). Nghiên cứu của Wadi (2012) tại Irag trên 167 bệnh nhi
đủ tháng tỷ lệ tử vong của bệnh lý suy hô hấp là 9%, kết quả này thấp
hơn của chúng tôi nhưng trong nghiên cứu của Wadi chỉ đánh giá các
bệnh nhi đủ tháng. So sánh với 2 báo cáo gần đây tại Ấn độ về bệnh
lý suy hô hấp ở bệnh nhi sơ sinh của tác giả Swarnkar (2015) và
Bajad (2016) đều có kết quả tử vong của bệnh lý suy hô hấp cao hơn
của chúng tôi tương ứng là 22,86% và 22,33%. Như vậy, suy hô hấp
sau sinh vẫn là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao. Chính vì vậy, xác định
nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, phối hợp hồi sức sau sinh tốt, can thiệp
điều trị hợp lý sẽ cải thiện được kết quả điều trị.
Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp thở máy xâm nhập trong
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tử vong là 21/68 BN (31%). Kết quả


20

này gần giống như kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Nga (2017)
tiến hành tại bệnh viện Nhi Trung ương có tỷ lệ tử vong điều trị thở
máy là 34,8%
4.3.2. Yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị suy hô hấp
4.3.2.1.

Đẻ non, cân nặng thấp, ngạt và kết quả điều trị

Nguy cơ tử vong khi điều trị suy hô hấp tăng lên khi trẻ càng
non tháng, bệnh nhi < 32 tuần nguy cơ tử vong khi điều trị suy hô
hấp là OR=13,217(95%CI, 4,388-39,813) (bảng 3.21). Tác giả Vũ
Thị Thu Nga nhận định số bệnh nhi 28- < 32 tuần thở máy tử vong

chiếm 41,4% trong lứa tuổi và tăng lên đến 74,6% trong lứa tuổi thai
< 28 tuần. Tác giả Nguyễn Thị Xuân Hương có thống kê số bệnh nhi
sơ sinh đẻ non tử vong là 46,29%. Chúng tôi phân tích mô hình đa
biến hồi quy logistic các yếu tố: ngạt nặng, bóp bóng-nội khí quản-đẻ
non < 32 tuần, cân nặng thấp < 1.500g và hạ nhiệt độ thì chỉ có duy
nhất đẻ non < 32 tuần là yếu tố nguy cơ tử vong thực sự khi phân tích
mô hình đa biến với OR=7,856(95%CI,1,288-47,909) với p =0,025
(bảng 3.23).
Nguy cơ tử vong tăng lên 8,426 (95%CI,2,979-23,83) lần khi
cân nặng trẻ lúc sinh < 1.500g (p < 0,001). Thống kê của Tăng Chí
Thượng (2010) bệnh nhi < 1.000g tỷ lệ tử vong là 31,8% so với
nhóm tương ứng, nhóm 1.000-1.499 g tỷ lệ tử vong trong nhóm là
11,3%. Tỷ lệ này thấp hơn so với của chúng tôi. Tỷ lệ của chúng tôi
gần tương tự của tác giả Vũ Thị Thu Nga (2017) chỉ tính riêng tử
vong cho nhóm thở máy: cân nặng < 1.000g tỷ lệ tử vong trong nhóm
lên tới 84,9%, cân nặng 1.000-1.499g tỷ lệ tử vong trong nhóm là
38,5%
Bệnh nhi còn tình trạng ngạt nặng lúc đánh giá Apgar tại thời
điểm 5 phút nguy cơ tử vong khi điều trị suy hô hấp là


21

OR=7,467(95%CI,2,132-26,149). Antonucci R. (2014) cho thấy vai
trò đánh giá điểm Apgar sau sinh liên quan đến tổn thương não thiếu
oxy ở những trẻ đẻ non, mẹ phải gây mê, nhiễm trùng, và cũng nhận
định ngạt trước sinh gây tổn thương thần kinh hoặc tử vong cao.Nhận
định của Oliveira T.G. và cộng sự (2012) trẻ càng nhẹ cân, điểm
Apgar càng thấp thì tỷ lệ tử vong càng cao..
4.3.2.2. Chỉ số thông khí (VI), oxy hóa (OI) và kết quả điểu trị thở

máy
Tại thời điểm đánh giá lần tiếp theo (T2), giá trị tiên lượng
nguy cơ tử vong của VI bằng đường cong ROC kết quả là: giá trị VI
> 33,093 nguy cơ tử vong tăng lên với độ nhạy 76,5% và độ đặc hiệu
66,7% (p=0,008). Như vậy, khi VI  34 ở lần theo dõi thứ 2, gợi ý
tăng nguy cơ tử vong khi điều trị thở máy.
Đánh giá tiên lượng tử vong bằng OI theo dõi lần thứ 3 bằng
đường cong ROC, với giá trị OI  6,72 với độ nhạy 83,3% và độ đặc
hiệu 84,4% liên quan với nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong (p<0,001).
Khi đánh giá diễn biến của OI: nhóm khỏi-ra viện có giá trị
OI giảm dần theo thời gian đánh giá, còn nhóm tử vong giá trị OI
tăng theo thời gian theo dõi (biểu đồ 3.10).
Tác giả Subhedar N.V. và cộng sự (2000) đánh giá 155 bệnh
nhân đẻ non suy hô hấp thở máy nhận định kết quả OI của nhóm tử
vong cao hơn hẳn so với nhóm sống kết quả tương ứng 38.8 (22.0–
98.9) và 10.0 (5.6–19.1) với p<0,0001 và cũng khuyến cáo sử dụng
OI để tiên lượng kết quả vì dễ tính toán. Trivedi S.S. (2009) công bố
kết quả nghiên cứu yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tỷ lệ tử vong khi điều
trị thở máy trong đơn vị điều trị tích cực sơ sinh ở Ấn độ của 50 bệnh
nhân thở máy cho kết quả khi OI > 10 có mối quan tới tăng tỷ lệ dự
đoán tử vong khi điều trị thở máy. Nghiên cứu này cũng thấy tỷ lệ tử


22

vong khi điều trị thở máy khi VI >30 (63,6%) cao hơn nhóm VI  30
(41%) tuy nhiên sự khác nhau chưa rõ ràng do p>0,05
Nghiên cứu của chúng tôi gợi ý sử dụng OI, VI để tiên lượng
tình trạng bệnh nhân kết hợp với những đánh giá trên lâm sàng.
4.3.2.3. Tổn thương não và kết quả điều trị thở máy

Ancora (2007) chỉ ra mối liên quan giữa bất thường siêu âm
thóp và kết quả điều trị những trẻ sơ sinh nhiễm CMV biểu hiện trên
lâm sàng. Kết quả của chúng tôi tương tự nhận định của tác giả. Siêu
âm thóp bất thường có ảnh hưởng rõ đến kết quả bệnh nhi khi kết quả
siêu âm thóp bất thường thì nguy cơ tử vong gấp 14,4 lần.
4.3.2.4.

Nuôi dưỡng đường tiêu hóa và kết quả điều trị

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở 68 bệnh nhi thở máy
những bệnh nhi chưa được dinh dưỡng qua đường tiêu hóa trong 24
giờ đầu nhập viện dường như nguy cơ tử vong tăng lên với
OR=16,875(95%CI,3,211-88,683) (p<0,001). Lee P.L. và cộng sự
(2017) khuyến cáo dinh dưỡng sớm bằng đường tiêu hóa giảm nguy
cơ viêm phổi mắc phải do thở máy ở bệnh nhi nhẹ cân, khuyến cáo
này tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi dinh dưỡng sớm
qua đường tiêu hóa có cải thiện kết quả điều trị
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 417 bệnh nhi bao gồm 139 bệnh nhi suy hô hấp
được theo dõi và điều trị tại đơn nguyên sơ sinh-khoa Nhi-bệnh viện
Bạch mai từ 1/2013 đến 12/2015 cho thấy:
1. CÁC NGUYÊN NHÂN SUY HÔ HẤP, MỘT SỐ YẾU TỐ
NGUY CƠ
1.1. NGUYÊN NHÂN SUY HÔ HẤP
- Tỷ lệ suy hô hấp trong nghiên cứu của chúng tôi là 33,3%


23

- Nguyên nhân gây suy hô hấp sau sinh thường gặp trong nghiên

cứu là các bệnh lý hô hấp: bệnh màng trong (10,8%), ngạt (15,8%),
cơn khó thở nhanh thoáng qua (10,1%), viêm phổi (2,2%); bệnh lý
tim mạch: còn ống động mạch (15,8%), tăng áp động mạch phổi
(3,6%), các nguyên nhân ít gặp như: hạ đường huyết, xuất huyết não,
nhiễm trùng huyết …
1.2.
MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ SUY HÔ HẤP
- Đẻ non <37 tuần nguy cơ suy hô hấp gấp 4,859(1,729 -13,654)
lần
- Mổ đẻ chưa chuyển dạ nguy cơ suy hô hấp cho trẻ sau khi sinh
tăng gần 74 lần so với mổ đẻ đã có dấu hiệu chuyển dạ.
- Thai nguy cơ cao nguy cơ suy hô hấp tăng 4,101(2,665-6,31) lần.
- Mẹ có bệnh lý nội khoa lúc mang thai, khả năng con bị bệnh lý
suy hô hấp tăng lên 3,486(1,538-7,903) lần.
- Trong quá trình chuyển dạ, mẹ bị bệnh lý tim mạch; tiền sản giật,
sản giật, hội chứng HELLP, nguy cơ suy hô hấp cho trẻ sau khi sinh
tăng lên rõ tương ứng với p=0,041 và p < 0,001.
- Hạ nhiệt độ < 36 0C lúc nhập viện nguy cơ tăng suy hô hấp sau
khi sinh tới 8 lần khi bệnh nhi chuyển đến Khoa Nhi.
2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
2.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
- Tỷ lệ tử vong khi điều trị bệnh lý suy hô hấp là 15,1%.
- Nguyên nhân thường gặp phải điều trị thở máy là ngạt (29,4%),
bệnh màng trong (20,6%) và còn ống động mạch (16,2%).
- Nguyên nhân tử vong thường gặp: bệnh màng trong (42,9%), ngạt
(23,8%).
2.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
- Ngạt nặng Apgar < 4 điểm nguy cơ tử vong tăng lên 7,467 lần.
- Bác sĩ Nhi khoa tham gia hồi sức sơ sinh nguy cơ ngay từ đầu có
cải thiện tỷ lệ khỏi-ra viện nhưng chưa có ý nghĩa rõ rệt.

- Đẻ non < 32 tuần, nguy cơ tử vong tăng 7,856 (1,288-47,909) lần.


24

- Hạ nhiệt độ sau sinh là yếu tố nguy cơ tử vong khi điều trị suy hô
hấp gấp 3,756(1,405-10,04) lần so với nhóm không hạ nhiệt độ.
- Chỉ số oxy hóa (OI) với giá trị  6,72; chỉ số thông khí (VI) 
33,1 có ý nghĩa tiên lượng nguy cơ thất bại điều trị.
- Siêu âm thóp có ý nghĩa tiên lượng nguy cơ tử vong khi kết quả
bất thường
- Dinh dưỡng đường tiêu hóa sớm trong vòng < 24 giờ sau nhập
viện cải thiện kết quả điều trị.
KIẾN NGHỊ
- Tiến hành các nghiên cứu tìm hiểu thêm các nguyên nhân suy hô
hấp do các bệnh lý bẩm sinh, phải can thiệp ngoại khoa.
- Tiến hành thêm các nghiên cứu khác đánh giá nguy cơ của từng
bệnh lý sản phụ có khi mang thai để xác định bệnh lý ảnh hưởng
nhiều nhất đến nguy cơ suy hô hấp bệnh nhi sau sinh.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình phối hợp Sản-Nhi trong hồi
sức sơ sinh sau đẻ.
- Nên có thông tin truyền thông về những thuận lợi, khó khăn, biến
chứng khi mổ đẻ chưa chuyển dạ cho công chúng


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.

Nguyễn Thành Nam, Cao Thị Bích Hảo, Đồng

Khắc Hưng, Nguyễn Tiến Dũng (2016), “Nguyên nhân
và yếu tố nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng
cần thở máy ngay sau đẻ”, Tạp chí Y học Việt nam. 449(1):
74-78.

2.

Nguyễn Thành Nam, Cao Thị Bích Hảo, Phạm
Văn Đếm, Đồng Khắc Hưng, Nguyễn Tiến Dũng (2017),
“Causes, risk factors and outcomes in neonates with
respiratory failure”, Tạp chí Y dược học Quân sự. tập 42
số chuyên đề tháng 9:.662-668.


×