Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Ứng dụng tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu tập huấn và mức độ tham gia của người dân trên địa bàn xã Bảo Cường, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.24 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯỜNG VĂN HỒ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ
NHU CẦU TẬP HUẤN VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ BẢO CƯỜNG HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN.

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên nghành

: Khuyến nông

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa

: 2013-2017


Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯỜNG VĂN HỒ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ
NHU CẦU TẬP HUẤN VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ BẢO CƯỜNG HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN.

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Khuyến nông

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa

: 2013-2017


Giảng viên hướng dẫn

: Ths. Nguyễn Mạnh Thắng

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Cán bộ KN Triệu Thị Vị

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả
các cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em
trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, quý thầy cô Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình
học tập, rèn luyện tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến thầy giáo ThS. Nguyễn Mạnh Thắng đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, dành nhiều thời gian, công sức để hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ cũng như
động viên và đưa ra những ý kiến quý báu cho em thực hiện và hoàn thành
khóa luận này.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo HĐND,
UBND xã Bảo Cường và người trực tiếp hướng dẫn em là chị Triệu thị Vị
cùng các cán bộ, các phòng ban của UBND xã Bảo Cường Huyện Định Hoá
tỉnh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong
thời gian qua.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện

khóa luận này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Lường văn Hồ


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................... 1
1.2. Mục đích thực hiện đề tài ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 2
1.2.2. Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ ....................................................... 2
1.2.3. Yêu cầu về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc ......................................... 2
1.2.4. Yêu cầu về thái độ ................................................................................ 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ........................................................ 3
1.3.1. Nội dụng thực tập ................................................................................. 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................ 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN ............................................................................... 5
2.1 Cơ sở lý luận đề tài. .................................................................................. 5

2.1.1. Khái nệm trong đào tạo và các hình thức tập huấn khuyến nông........... 5
2.2. Vai trò của khuyến nông và một số khái niệm về khuyến nông ............... 6
2.2.1. Vai trò của khuyến nông ....................................................................... 6
2.2.2. Khái niệm. ............................................................................................ 9
PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .............................................................. 11
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................... 11
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Bảo Cường ......................... 11
3.1.2. Thành tự đạt được của xã Bảo Cường ................................................. 12


iii

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập…..16
3.2. Kết quả thực tâp .................................................................................... 17
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và các công việc cụ thể................................. 17
3.3.Đánh giá nội dung tập huấn .................................................................... 30
3.3. Đánh giá nội dung tập huấn ................................................................... 31
3.4. Đánh giá về mức độ tham gia của người dân. ........................................ 33
3.4.1. Mức độ tham gia của người dân.......................................................... 33
3.5. Nhu cầu tập huấn của người dân. ........................................................... 37
3.5.1. Đánh giá về nhu cầu của người dân trên địa bàn 3 xóm của xã Bảo
Cường .......................................................................................................... 37
3.5.2.Nguyên nhân của việc thiếu nhu cầu tập huấn ..................................... 37
3.6 Tóm tắt kết quả thực tập ......................................................................... 38
3.6.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế................................................... 39
3.7. Đề xuất giải pháp................................................................................... 41
3.7.1. Giải pháp cho bản thân ....................................................................... 41
3.7.2. Giải pháp về mức độ tham gia của người dân ..................................... 41
3.7.3. Giải pháp về nhu cầu tham gia ............................................................ 42
3.7.4. Giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................... 43

PHẦN 4: KẾT LUẬN................................................................................. 44
4.1.Kết luận .................................................................................................. 44
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 45
4.2.1. Đối với cấp huyện và cấp xã ............................................................... 45
4.2.2. Đối với Nhà trường và Khoa .............................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 32
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bản 3.1: Kế hoạch cho các buổi tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm
sò, dưa lê tại Làng Chùa 1, Làng Chùa 2, Bãi Hội .......................... 21
Bảng 3.2: Kế hoạch và thời gian cụ thể cho từng buổi tập huấn ................... 22
Bảng 3.3: Kết quả tập huấn tại Làng Chùa 1 ................................................ 23
Bảng 3.4: Bảng số lượng các hộ được mời tham dự tập huấn ....................... 23
Bảng 3.5: Kết quả tập huấn tại Làng Chùa 2 ................................................ 25
Bảng 3.6: Bảng số lượng các hộ được mời tham dự tập huấn ....................... 25
Bảng 3.7: Kết quả tập huấn tại Bãi Hội ........................................................ 28
Bảng 3.8: Bảng số lượng các hộ được mời tham dự tập huấn ....................... 28
Bảng 3.9: Mức độ đồng tình của người dân trong buổi buổi tập huấn ........... 31
Bảng 3.10: So sánh mức độ khác nhau về hình thức tập huấn giữa lớp tập huấn
của sinh viên với những lớp tập huấn trước đây của cán bộ KN ........... 32
Bảng 3.11: So sánh thái độ tập huấn của sinh viên thực tập với cán bộ tập
huấn khuyến nông những năm trước............................................... 32
Bảng 3.12: Bảng so sánh phương pháp tập huấn của sinh viên thực tập với cán
bộ tập huấn khuyến nông những năm trước. ................................... 33



v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ về số lượng hộ tham gia tập huấn của ba xóm Làng Chùa 1,
Lang Chùa 2 và Bãi Hội ................................................................. 34
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh mức độ tham gia tập huấn khyến nông giữa các
nhóm hộ. ........................................................................................ 35
Hình 3.3: So sánh nhu cầu tập huấn của người dân tại hai xóm Làng Chùa2 và
Bãi Hội ........................................................................................... 38


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT
Kỹ hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBKN

Cán bộ khuyến nông

GDP

Gross Domestic Product


KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NN

Nông nghiệp

NS

Năng suất

TTKNKLQG
UBND

Trung tâm khuyến nông khuyến lâm
Quốc gia
Ủy ban nhân dân


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
- Nông nghiệp (NN) là ngành hết sức quan trọng, sản xuất ra những sản

phẩm thiết yếu để nuôi sống con người mà không ngành sản xuất nào có thể
thay thế. Hiện nay ngành nông nghiệp tạo ra gần 20% GDP cho cả nước với
hơn 50% lao động đang hoạt động trong lĩnh vực này. Phát triển nông nghiệp
là điều kiện cho phát triển nông thôn bởi lẽ nông nghiệp luôn đóng vai trò
quan trọng trong đời sống Quốc gia và trong kinh tế nông thôn.
- Nhằm nâng cao sự đóng góp của ngành nông nghiệp trong phát triển
KT-XH của xã Bảo Cường nói riêng và của toàn tỉnh Định Hóa nói chung
tăng thu nhập cho nông dân, giảm nghèo bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi
trường, đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội tiến tới phát triển ổn
định và hội nhập. Để thực hiện được điều đó cần thiết phải có sự chung tay
góp sức từ các cấp, các ngành và của toàn dân trên địa bàn xã đặc biệt là công
tác khuyến nông. Ngành khuyến nông có vai trò quan trọng trong phát triển
nông nghiệp nông dân và nông thôn. Bởi khuyến nông là tổ chức kết nối giữa
Nhà nước với người dân thông qua thực hiện các chính sách, khuyến nông là
một yếu tố, một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển nông
thôn. Vì vậy vai trò của khuyến nông được mô tả bằng các từ sau đây: Người
đào tạo, người điều khiển, người tổ chức, người cung cấp thông tin, người
trọng tài, người bạn, người hành động. Qua những vai trò đó em nhận thấy
mình cần phải học hỏi thêm về công tác khuyến nông. Vì vậy em quyết định
thực hiện đề tài: Ứng dụng tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu tập
huấn và mức độ tham gia của người dân trên địa bàn xã Bảo Cường, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.


2

1.2. Mục đích thực hiện đề tài
- Để đánh giá nhu cầu và mức độ tham gia tập huấn khuyến nông của
người dân trên địa bàn xã Bảo Cường, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên từ
đó đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân và nâng cao

hiệu quả cho các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông của địa phương.
1.2.1 Mục tiêu của đề tài
- Thực hiện được 5 lớp tập huấn khuyến nông.
- Từ đó đưa ra đánh giá về nhu cầu và mức độ tham gia tập huấn của
người dân tại địa bàn.
- Đưa ra đề xuất và giải pháp cho các chương trình đào tạo tập huấn
khuyến nông.
1.2.2. Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ
- Nắm vững những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của
ngành.
- Tham khảo những kỹ năng quản lý, tổ chức các buổi tập huấn.
- Có kiến thức về các phương pháp phân tích, tổng hợp, báo cáo.
- Có khả năng tổ chức các lớp tập huấn, thực hiện việc khảo sát, điều tra
xã hội.
1.2.3. Yêu cầu về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Thông qua việc thực tập bên ngoài trường không chỉ giúp học tập được
chuyên môn mà còn là một dịp tốt để tập làm việc trong môi trường tập thể,
giúp cho khả năng giao tiếp và ứng xử tốt hơn.
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, tạo được mối quan hệ tốt đẹp thân
thiện với mọi người, hòa nhã với các cán bộ tại nơi thục tập và người dân
tại xã.
- Năng động, tự chủ, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao.


3

1.2.4. Yêu cầu về thái độ
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường.
- Chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà nước. Luôn luôn nghe theo sự

hướng dẫn chỉ đạo của cán bộ cơ sở, tuân thủ kế hoạch giờ giấc như một
cán bộ.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Trong quá trình sinh viên thực hiện đề tài sẽ tự mình học tập và củng
cố kiến thức thông qua trải ngiệm công việc thực tiễn, đó cũng là cơ hội để
bổn sung những kiến thức còn thiếu sót.
- Từ kết quả thu được trong quá trình thực tập huấn sẽ đánh giá được nhu
cầu hiện tại của người dân trên địa bàn từ đó đưa ra đề xuất về nhu cầu cho
cán bộ khuyến nông đang công tác trên địa bàn xã Bảo Cường. Qua đó góp
phần nâng cao hiệu quả cho các khóa tâp huấn khuyến nông tại địa bàn đồng
thời sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của người dân.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dụng thực tập
- Xây dựng các lớp tập huấn khuyến nông về kỹ thuật cho người dân tại
địa bàn xã Bảo Cường từ đó thu thập thông tin để đánh giá mức độ tham gia
và nhu cầu tập huấn của người dân. Bên cạnh đó sinh viên thực tập cùng tham
gia các hoạt động sản xuất của địa phương như:
+ Tham gia thị sát tình hình cấy lúa trên địa bàn xã.
+ Tham gia vào điều tra số hộ chăn nuôi có quy mô lớn.
+ Tham gia điều tra và lập danh sách các hộ có nhu cầu mở rộng quy mô
chăn nuôi lợn nái và lợn thương phẩm tại địa bàn của xã.


4

1.3.2. Phương pháp thực hiện
- Thu thập thông tin thức cấp.
+ Là phương pháp thu hập thông tin sẵn có từ các báo hoặc tài liệu của
địa phương và các nguồn khác nhau…
- Thu thập thông tin sơ cấp.

+ Phương pháp quan sát trục tiếp.
+ Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi.
- Phương pháp so sánh
+ Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhau để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số
kinh tế đã được lượng hóa
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: từ ngày 15/02/2017-30/04/2017
- Địa điểm: Tại địa bàn xã Bảo Cường, Định Hóa,Thái Nguyên


5

PHẦN 2

TỔNG QUAN
2.1 Cơ sở lý luận đề tài.
2.1.1. Khái nệm trong đào tạo và các hình thức tập huấn khuyến nông
* Nhu cầu đào tạo
- Nhu cầu đào tạo của một người là những gì người đó cần học để có thể
đạt được một mục tiêu nhất định trong cuộc sống hay công việc của họ.
* Đánh giá nhu cầu đào tạo
- Đánh giá nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập và phân tích thông tin để
làm rõ nhu cầu cải thiện kết quả công việc.
* Các hình thức tập huấn khuyến nông
- Thuyêt trình: Là phương pháp phổ biến và được nhiều giảng viên, tập
huấn viên sử dụng khi giảng giải cho học viên trong nhà trường và các lớp tập
huấn khuyến nông…
- Thảo luận: Là phương pháp đơn giản khi thực hiện tập huấn, tuy đơn
giản nhưng đem lại hiệu quả cao khi tất cả các học viên đều tham gia thảo

luận về chủ đề.
- Hỏi đáp: Là phương pháp được các tập huấn viên sử nhiều trong khi
tập huấn khuyến nông cho người dân, phương pháp này giúp cho các học viên
tham gia vào nội dung tập huấn sôi nổi hơn ngoài ra giúp cho tập huấn viên
và các học viên hòa nhập, gần gũi nhau hơn.
- Làm mẫu: Phương pháp này thường được các tập huấn viên sử dụng
trong các buổi tập huấn có mô hình và làm mẫu cho các học viên xem để học
viên nắm được quy trình thực hiện tốt hơn.
- Động não: Phương pháp động não là một hoạt động có chỉ định của
giảng viên, trong đó giảng viên đưa ra những câu hỏi hoặc vấn đề đòi hỏi học
viên suy nghĩ và thu thập tất cả những câu trả lời của học viên.


6

2.2. Vai trò của khuyến nông và một số khái niệm về khuyến nông
2.2.1. Vai trò của khuyến nông
“Khuyến nông gắn liền với sự nghiệp phát triển nông thôn”
Khuyến nông trong phát triển nông thôn
- Hầu hết hiện nay ở các vùng nông thôn, nông dân luôn gắn liền với
nông- lâm nghiệp, nông dân chính là chủ thể cốt lõi trong quá trình phát triển
nông thôn góp phần vào phát triển kinh tế Quốc gia.
- Trong các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm đối với một cộng đồng
ở một khu vực nông thôn đó là cơ hội để cho cán bộ và những người trong
cộng đồng trao đổi thông tin, truyền bá và chia sẻ học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau đặc biệt khuyến nông còn giúp đỡ hỗ trợ cộng đồng thông qua những
chương trình phát triển nông thôn của Quốc gia.
- Đất nước VN từ bao đời luôn được các nước trên thế giới biết đến là
một đất nước nông nghiệp. Bước sang thế kỷ 21 đất nước ta bắt đầu chuyển
mình từ mốt đất nước nông nghiệp dần sang công nghiệp hóa hiện đại thế

nhưng nông nghiệp vẫn là một phần không thể thiếu vì vậy công tác khuyến
nông vẫn là rất quan trọng và cần được tăng cường, củng cố phát triển.
Khuyến nông với phát triển nông thôn có mối liện quan chặt chẽ, vì vậy
khuyến nông thực sự là một cách hữu hiệu để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển
nông thôn.
Khuyến nông đối với Nhà nước
- Khuyến nông - lâm tổ chức giúp Nhà nước thực hiện các chủ trương,
chính sách, chiến lược về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.Vận
động nông dân tiếp thu và thực hiện các chính sách về nông lâm nghiệp. Trực
tiếp hoặc góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu, nguyện vọng của
nông dân đến các cơ quan Nhà nước, trên cơ sở đó Nhà nước hoạch định, cải
tiến để có được các chính sách phù hợp.


7

Chức năng của khuyến nông
+ Đào tạo, tập huấn: Cán bộ khuyến nông thường xuyên tổ chức các
khóa tập huấn, xây dựng mô hình, các chuyến tham quan, hội thảo đầu bờ cho
nông dân.
+ Hỗ trợ - thúc đẩy: Cán bộ khuyến nông sẽ là người tạo điều kiện cho
người nông dân đề xuất các ý tưởng, sáng kiến và thực hiện thành công các ý
tưởng sáng kiến của họ. Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ
gia đình, phát triển sản xuất quy mô trang trại.
+ Trao đổi truyền bá thông tin: Lựa chọn các thông tin cần thiết, phù
hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp họ cùng nhau
chia sẻ và học tập. Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá
cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Vai trò và nhiệm vụ của khuyến nông cấp xã
+ Chuyển giao các tiến bộ KHKT trồng trọt, chăn nuôi chế biến và phát

triển ngành nghề nông thôn.
+ Phát hiện dự báo và báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh cây trồng,
vật nuôi với UBND xã, Trạm thú y, Trạm khuyến nông, Trạm BVTV huyện,
đồng thời tổ chức thực hiện ngay các biện pháp quản lý, ngăn chặn dịch bệnh.
+ Nhiệm vụ cung cấp thông tin giúp nông dân hiểu được và ra quyết định
về một việc cụ thể.
+ Người đào tạo: Cán bộ khuyến nông tập huấn hướng dẫn các kỹ năng
và chuyển giao kiến thức, tiến bộ kỹ thuật mới.
+ Người tổ chức: Cán bộ khuyến nông phải tổ chức các buổi tập huấn,
các chuyến tham quan cho người dân từ đó học hỏi được những phương thức,
cách thức làm ăn mới.


8

+ Người lãnh đạo: Để thực hiện các hoạt động tập huấn hay thực hiện các
mô hình nông dân cần người đứng đầu lãnh đạo họ, để cùng đi đến cái đích
cuối cùng.
+ Người quản lý: Cán bộ khuyến nông trực tiếp quản lý hoạt động của
các lớp tập huấn, chuyến tham quan. Quản lý về tổ chức, con người, tài chính,
các trang thiết bị phục vụ đào tạo, tập huấn.
+ Người tư vấn: Cán bộ khuyến nông đóng vai trò cố vấn cho nông dân
để họ tự quyết định mình sẽ sản xuất như thế nào để phù hợp với điều kiện
hiện có nhằm đem lại hiệu quả.
+ Người bạn: Muốn thực hiện được nhiệm vụ của mình thì cán bộ khuyến
nông phải là người bạn của nông dân, luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cho họ.
+ Người tạo điều kiện: Cán bộ khuyến nông làm nhịp cầu trung gian tạo
điều kiện cho nông dân tiếp cận thông tin, hay nhận được sự hỗ trợ từ các
chương trình dự án.
+ Người môi giới: Cán bộ khuyến nông là người đại diện, người trung

gian cho nông dân khi làm việc với doanh nghiệp, nhà cung cấp hay tiêu thụ
sản phẩm.
+ Người cung cấp thông tin: Cán bộ khuyến nông không những cung cấp
thông tin cho nông dân, khuyến cáo kĩ thuật còn là cầu nối thông tin của
người nông dân với Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và ngược lại.
+ Người hành động: Là người trực tiếp thực hiện các thử nghiệm, tập
huấn, đào tạo người nông dân.
+ Người trọng tài: Trong thực tế hoạt động của mình người cán bộ khuyến
nông không chỉ làm trọng tài giữa người nông dân với nhau mà còn làm trọng tài
của nông dân với nhà doanh nghiệp hay các tổ chức, đoàn thể khác.


9

2.2.2. Khái niệm.
Khái niệm khuyến nông
- Hiểu theo nghĩa rộng: Khuyến nông là khái niện chung để chỉ tất cả các
hoạt động hỗ trợ sự nghiệp phát triển nông thôn.
- Hiểu theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình đào tạo không
chính thức mà đối tượng của nó là nông dân.
- Theo định nghĩa của trung tâm khuyến nông khyến lâm quốc gia
(TTKNKLQG) thì khuyến nông là một quá trình, một dịch vụ thông tin
nhằm truyền bá chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức
về kĩ thuật, kinh nghiệm về tổ chức quản lý sản xuất, những thông tin về
thị trường giá cả, rèn luyện tay nghề cho nông dân, để họ có đủ khả năng
tự giả quyết vấn đề của sản xuất, đời sống, cải thiện đời sống và phát
triển nông nghiệp.
Khái niệm về phát triển cộng đồng:
“Khuyến nông gắn liền với sự nghiệp phát triển nông thôn”
- Định nghĩa chính thức của Liên Hiệp Quốc, 1956: “Phát triển cộng đồng

là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính
quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các cộng đồng và
giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống Quốc gia”
Phát triển kinh tế hộ nông dân
- Hộ nông dân là hộ gia đình mà mọi sản xuất chủ yếu của họ là nông
nghiệp ngoài các hoạt động nông nghiệp hộ nông dân còn có thể tiến hành
thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ.
- Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất
chủ yếu dựa vào lao động gia đình và mục đích của loại hình kinh tế này
trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình.


10

- Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế
trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản
lượng và tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
- Phát triển kinh tế hộ nông dân là quá trình tăng trưởng về sản xuất, gia
tăng về thu nhập, tích lũy của kinh tế hộ nông dân, làm cho kinh tế nông
nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung đi lên.


11

PHẦN 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý

+ Bảo Cường là một xã thuộc huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên VN, xã
Bảo Cường có diện tích 8,94km2, mật độ dân số đạt 430 người /km2. Xã nằm
giáp với Chợ Chu là khu vực trung tâm của huyện.
1. Phía bắc và tây bắc giáp với Chợ Chu
2. Phía đông nam giáp với Phượng Tiến
3. Phía nam giáp với Trung Hội.
4. Phía tây nam và tây giáp với xã Đồng Thịnh.
Xã Bảo Cường có tuyến tinh lộ 268 là tuyến đường bắt đầu từ km 31
(quốc lộ 3) đi qua trung tâm huyên Chợ Đồn (Bắc Kạn) đi qua và là cửa ngõ
phía nam của thị trấn lị Chợn Chu.
* Khái quát về địa bàn xã Bảo Cường
- Trên địa bàn xã có một số khe suối nhỏ đổ ra sông Chợ Chu. Theo niên
giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên 1999-2003 xã Bảo Cường có diện tích
8,94km2 dân số là 3767 người, mật độ cư trú 421 người/km2. Bảo Cường
được chia làm 16 xóm: Làng ma,Thanh Cường, Là Lai, Bãi Hội, Bãi Lềnh,
Cắm Xưởng, Cổ Lũng, Nà Linh, Đồng Màn, Tân Thành, Làng Mới, Khẩu
Bảo, Thâm Tí, Cốc Lùng, Đồng Tủm, Làng chùa 1, Làng Chùa 2.
- Bảo Cường là một xã nằm trong chương trình 135 của chính phủ VN,
xã đã được đầu tư 4 đập nước đầu mối kết hợp với 20km kênh tưới tiêu, 4 khe
rạch dồn nước từ nguồn vố 135 đã mang lại nguồn nước tưới tiêu, ổn định
hơn 400ha ruộng. Hơn 20km đường do xã quản lý đã được giải nhựa hoặc bê
tông tạo điều kiện giao thông thuận lợi.


12

3.1.1.2. Tiềm năng và kinh tế xã hội của xã Bảo Cường huyện-Định Hóa
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước
hiện đại cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, phát triển nông thôn với đô

thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa
dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Tiền năm và thế mạnh của huyện Định Hoá cũng như tại xã Bảo Cường.
- Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 9.929 ha, đất lâm nghiệp là
22.169 ha, nên xác định một trong những thế mạnh chính của huyện là sản
xuất nông - lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng, kinh tế trạng trại.
- Đất đồi rừng tại Định Hoá rất thích hợp với cây chè đã và đang được
trồng phổ biến tại Định Hoá với năng xuất và sản lượng lớn. Nếu như tìm
được một giống chè phù hợp, có giá trị kinh tế cao thì chắc chắn đây sẽ là một
hướng đi hiệu quả.
- Với nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và các
sản phẩm từ gỗ, bên cạnh nguồn lao động sẵn có của địa phương, Định Hoá là
một địa điểm thích hợp để hình thành và phát triển ngành công nghiệp nay.
- Định Hoá là một địa điểm có nhiều di tích lịch sử quan trọng và hệ sinh
thái rừng tự nhiên phong phú, là một tiềm năng rất lớn để phát triển ngành
dịch vụ du lịch lịch sử sinh thái.
3.1.2. Thành tựu đạt được của xã Bảo Cường
- Sau gần 6 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới, được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành và sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị, cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động, thu hút các tầng lớp nhân dân cùng tham gia thực hiện, xã Bảo Cường
đã tranh thủ được mọi nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng


13

kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp phát triển đúng
hướng. Hệ thống chính trị ở cơ sở được giữ vững, diện mạo nông thôn ngày
càng phát triển và đổi mới, nguồn lực lao động ở nông thôn có thêm việc làm,

giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống an sinh xã hội được quan tâm, thu nhập bình
quân đầu người đều tăng.... Đến nay xã Bảo Cường cơ bản hoàn thành 19/19
tiêu chí theo bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
- Lãnh đạo địa phương báo cáo, qua kiểm tra hồ sơ và đi tham quan thực
tế tại địa bàn xã Bảo Cường, các thành viên trong tổ thẩm định xã đạt chuẩn
nông thôn mới của tỉnh đã cơ bản nhất trí với kết quả thực hiện và đồng ý với
kết quả chấm điểm là 97,4/100 điểm đối với xã Bảo Cường, tổ thẩm định
cũng yêu cầu xã, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện tiếp tục bổ
sung, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 7/12/2016 để Tổ trình UBND tỉnh công
nhận là xã nông thôn mới trong thời gian sớm nhất. Với kết quả này, xã Bảo
Cường của huyện Định Hóa đã cán đích xây dựng nông thôn mới vào năm
2016. Do xã đã đạt chuẩn nông thôn mới vì vậy giao thông, hệ thống thuỷ lợi,
điện, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất trường học, bệnh viện...được đầu tư và
cải tạo. Trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như xã Bảo Cường,
sản xuất nông, lâm nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây, kinh tế của
toàn huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng khá. Đời
sống của người dân Định Hóa nói chung và người dân xã Bảo Cường nói
riêng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, Định Hóa vẫn còn là một huyện nghèo
của tỉnh với thu nhập bình quân đầu người thấp so với trung bình của cả tỉnh
(Năm 2015 đạt 25 triệu đồng/người/năm).
(Nguồn: UBND xã Bảo Cường)
Thành tựu về nông nghiệp lâm nghiệp trên toàn huyện Định Hóa
a.

Cây lương thực (lúa, ngô)


14

- Cây lúa: Năm 2010, diện tích lúa là 8.024,6 ha, năng suất đạt 46,0

tạ/ha, sản lượng đạt 36.951 tấn, đến năm 2015 diện tích 8.895 ha, năng suất
đạt 50,52 tạ/ha, sản lượng 44.943 tấn. Huyện đã tập trung hỗ trợ chuyển đổi
cơ cấu giống và mùa vụ theo hướng tăng cường sử dụng giống lúa lai, lúa
chất lượng cao, tăng đại trà lúa mùa sớm để mở rộng cây trồng vụ đông. Một
số sản phẩm lúa chất lượng cao của huyện đã trở thành hàng hóa, có thương
hiệu trên thị trường và đã được cấp nhãn hiệu tập thể như: Gạo bao thai Định
Hóa, Nếp cái hoa vàng, Nếp vải… Giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp
trồng trọt đạt 72,5 triệu đồng.
- Cây ngô: Tổng diện tích ngô năm 2010 là 1.090,4 ha, năng suất đạt
39,5 tạ/ha, sản lượng đạt 4.303 tấn, đến năm 2015, diện tích là 1.460 ha, năng
suất đạt 41,22 tạ/ha, sản lượng 6.018 tấn. Trong những năm vừa qua, diện
tích, năng suất, sản lượng ngô không ngừng tăng lên. Sản lượng ngô này chủ
yếu dùng để đáp ứng nhu cầu cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện.
-

Ngoài ra, trên địa bàn còn có 1.400 ha trồng rau, khoai lang, khoai

tây, đậu đỗ các loại và 600 ha sắn phục vụ cho đời sống sinh hoạt và chăn
nuôi của người dân….Trong đó, có cây khoai tây vụ đông (trồng vụ 3) là cây
trồng đang được khuyến khích để phát triển, tăng thu nhập cho người dân.
- Cây chè: Năm 2010, diện tích chè toàn huyện là 2.102 ha, sản lượng
chè búp tươi đạt 18.954 tấn, đến năm 2015, diện tích chè là 2.483 ha, sản
lượng chè búp tươi đạt 20.868 tấn. Trong những năm qua, cây chè đã có bước
phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng, việc chuyển đổi cơ cấu
giống chè từ giống chè trung du năng suất thấp sang trồng giống chè mới có
năng suất, chất lượng cao hơn được người dân hưởng ứng và thực hiện tốt.
Đến nay, toàn huyện đã có trên 42% diện tích chè là chè cành giống mới.
- Việc xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã, làng nghề sản xuất chè an
toàn theo tiêu chuẩn VietGAP được quan tâm và thực hiện tốt. Hiện nay trên



15

toàn địa bàn huyện có 02 hợp tác xã, 09 làng nghề sản xuất chè búp góp phần
nâng cao giá trị, uy tín chè Định Hóa. Trên địa bàn huyện có 02 nhà máy chế
biến chè đang hoạt động.
b) Về chăn nuôi:
- Có nhiều chuyển biến về số lượng, chất lượng và giá trị, phát triển theo
hướng trang trại, gia trại, bán công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ
sinh phòng dịch và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất nông
nghiệp. Theo số liệu điều tra thống kê vào thời điểm ngày 01/10/2015, số
lượng đàn trâu 8.134 con, bò 3.110 con, lợn 33.850 con, gia cầm 650.663 con.
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng: trâu 529 tấn, bò 342 tấn, lợn 3.776 tấn, dê
193 tấn, gia cầm 911 tấn. Chăn nuôi trâu, bò hiện nay không còn dùng để
cung cấp sức kéo, mà chủ yếu làm thực phẩm nhằm đáp ứng cho nhu cầu
ngày cao của thị trường.
c) Về lâm nghiệp:
- Luôn được huyện quan tâm, công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
được thực hiện đúng quy định, quy hoạch 3 loại rừng được xây dựng và thực
hiện. Diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất cơ bản được giao cho hộ nông
dân quản lý. Mỗi năm trồng được trên 1.000 ha rừng tập trung, độ che phủ
rừng đạt 56% diện tích đất trống đồi núi trọc trên địa bàn huyện cơ bản không
còn, mỗi năm khai thác đạt 14.000 - 16.000 m3 gỗ tròn các loại, lâm sản
ngoài gỗ đạt từ 30.000 - 35.000 m3, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp mỗi
năm đạt khoảng 43 - 45 tỷ đồng. Kinh tế rừng đã đem lại nguồn thu đáng kể,
nhiều hộ đã có thu nhập khá từ kinh tế đồi rừng.
(nguôn: )
-

Một số thành tựu khác về kinh tế mà Bảo Cường đã đạt được như việc


đăng kỹ thành công thành lập doanh nghiệp và hợp tác xã. Hiện nay doanh
nghiệp, hợp tác xã tại Bảo Cường đã được đăng ký thành công như:


16

- HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP BẢO CƯỜNG
Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Huynh
Địa chỉ: xóm Khấu Bảo, Xã Bảo Cường, Huyện Định Hoá, Thái Nguyên
- HỢP TÁC XÃ THIÊN LỘC
Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Tuân
Địa chỉ: xóm Cốc Lùng, Xã Bảo Cường, Huyện Định Hoá, Thái Nguyên
- CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ ĐỊNH HÓA
Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Trương Văn Mùi
Địa chỉ: Thôn Nà Linh, Xã Bảo Cường, Huyện Định Hoá, Thái Nguyên
- DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SƠN TRƯỜNG
Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Phạm Bá Sơn
Địa chỉ: Thôn Tân Thành, Xã Bảo Cường, Huyện Định Hoá, Thái Nguyên
- DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XÂY DỰNG SƠN LA
Mã số thuế: - Đại diện pháp luật: Đào Văn Sơn
Địa chỉ: Xóm Đồng Màn, Xã Bảo Cường, Huyện Định Hoá, Thái Nguyên.[5]
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập
a) Thuận lợi
- Được sự hướng dẫn tận tình của thầy.
- Được địa phương tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình thực tập
- Cơ sở vật chất tại tại địa phương tốt
- Được sự giúp đỡ nhệt tình từ cán bộ địa phương và người dân.
- Điều kiện sinh hoạt tại điện bàn rất tốt, thuận lợi cho công việc.



17

b) Khó khăn
- Chưa có nhiều kỹ năng mềm và kiến thức chuyên ngành còn hạn hẹp
nên gặp nhiều khó khăn trong việc cũng như trình bày ý tưởng của mình.
- Lần đầu được tiếp xúc với môi trường mới nên cảm lo lắng về khả năng
của bản thân.
- Khi gặp các vấn đề mới như lỗi phát sinh trong quá trình làm việc thì
rất lúng túng trong việc xử lý và thường là phải nhờ sự giúp đỡ của các anh
chị khác.
3.2. Kết quả thực tâp
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và các công việc cụ thể
3.2.1.1. Thị sát tình hình cấy lúa:
Tham gia thị sát tình hình cấy lúa cùng cán bộ khuyến nông tại các xóm
trên địa bàn toàn xã vào ngày 28/02/2017 để báo cáo cho trạm khuyến nông
huyện. Buổi sáng đi được 9 xóm trên tổng số 16 xóm là: Làng Ma, Thanh
Cường, Làng Lai, Bãi Hội, Bãi Lềnh, Cắm Xưởng, Cổ lũng, Nà Linh, Đồng
Màng. Buổi chiều đi 7 xóm còn lại là: Tân Thành, Làng Mới, Khẩu
Bảo,Thâm Tí, Làng Chùa 1, Làng Chùa 2, Đồng Tủn, Cốc Lùng. Sau khi đi
hết các xóm và thấy rằng kết quả cấy lúa đầu năm của tất cả các xóm trên đã
hoàn thành và đạt mục tiêu cấy xong trước tháng 3 của trạm khuyến nông.
3.2.1.2. Khảo sát tình hình chăn nuôi lợn:
Tham gia khảo sát tình hình chăn nuôi và nhu cầu mở rộng quy mô chăn
nuôi lợn tại xóm Bãi Hội cùng cán bộ khuyến nông xã Bảo Cường và cán bộ
trạm khuyến nông huyện Định Hóa. Công việc của em là ghi lại danh sách
những hộ nuôi lợn và những hộ có nhu cầu nuôi, mở rộng quy mô chuồng
trại. Sau quá trình khảo sát và thu được kết quả như sau: Có 5 hộ có nhu cầu
muốn mở rộng chăn nuôi là: Hoàng Văn Sử, Nguyễn văn Lập, Hoàng Đình



×