BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
HỨA XUÂN THẮNG
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN ĐẠI CẠI, XÃ TÂN LĨNH,
HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Khóa 3 (2015 - 2017)
Hà Nội, 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
HỨA XUÂN THẮNG
QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN ĐẠI CẠI, XÃ TÂN LĨNH,
HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa
Mã số: 60310642
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ HỒNG LÝ
Hà Nội, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn Thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của GS.TS. Lê Hồng Lý. Luận văn này chưa từng được công bố trong các
công trình nghiên cứu khác. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong
luận văn này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới
bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, ngày
tháng 8 năm 2017
Tác giả luận văn
Hứa Xuân Thắng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL:
Ban quản lý
BQL DTDT:
Ban Quản lý di tích danh thắng
CTQG:
Chính trị quốc gia
DSVH:
Di sản văn hóa
DTLS:
Di tích lịch sử
DT LSVH:
Di tích lịch sử văn hóa
DT LSVH&DLTC:
Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
GPMB:
Giải phóng mặt bằng
KT - XH:
Kinh tế - Xã hội
Nxb:
Nhà xuất bản
QL DTLSVH
Quản lý di tích lịch sử văn hóa
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa
XHH:
Xã hội hóa
UBND:
Uỷ ban nhân dân
VHTT&DL
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH
VÀ KHÁI QUÁT VỀ DI TÍCH ĐỀN ĐẠI CẠI............................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý quản lý di tích lịch sử văn hóa ........................... 7
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 7
1.1.2. Các văn bản pháp lý về quản lý di tích lịch sử văn hóa ........................ 13
1.1.3. Phát huy giá trị di sản văn hóa ............................................................ 166
1.2. Tổng quan di tích đền Đại Cại ................................................................. 18
1.2.1. Khái quát xã Tân Lĩnh........................................................................... 18
1.2.2. Đặc điểm cụm di tích đền Đại Cại ........................................................ 20
1.2.3. Giá trị di tích đền Đại Cại ..................................................................... 24
Tiểu kết .......................................................................................................... 277
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN ĐẠI CẠI. 299
2.1. Bộ máy quản lý ...................................................................................... 299
2.1.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái..................................... 30
2.1.2. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Lục Yên ....................................... 31
2.1.3. Ban Quản lý di tích huyện Lục Yên ...................................................... 33
2.1.4. Ban Quản lý di tích lịch sử - Khảo cổ học Hắc Y - đền Đại Cại xã
Tân Lĩnh ........................................................................................................ 355
2.2. Hoạt động quản lý.................................................................................. 366
2.2.1. Quản lý nhà nước về di sản văn hóa ..................................................... 36
2.2.2. Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện các hoạt động quản lý................... 38
2.2.3. Hoạt động giữ gìn và phát huy giá trị di tích đền Đại Cại .................... 43
2.3. Đánh giá công tác quản lý di tích đền Đại Cại ...................................... 500
2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................. 51
2.3.2. Hạn chế .................................................................................................. 53
2.3.3. Nguyên nhân của một số hạn chế.......................................................... 55
Tiểu kết ............................................................................................................ 57
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH
ĐỀN ĐẠI CẠI.................................................................................................. 58
3.1. Định hướng ............................................................................................... 58
3.1.1. Định hướng chung trong công tác quản lý DSVH ................................ 58
3.1.2. Định hướng của tỉnh Yên Bái ............................................................... 60
3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao quản lý đền Đại Cại ................................. 611
3.2.1. Nhận thức của nhân dân về vai trò bảo tồn, phát huy giá trị đền Đại Cại . 611
3.2.2. Quản lý của Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa đền Đại Cại ............................................................................................. 655
3.2.3. Nhân lực, cán bộ quản lý....................................................................... 69
3.2.4. Xã hội hóa bảo tồn, phát huy giá trị đền Đại Cại ................................ 722
3.2.5. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị
của di tích ...................................................................................................... 766
Tiểu kết ............................................................................................................ 79
KẾT LUẬN ................................................................................................... 800
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 833
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 88
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển của kinh tế, kỹ thuật và công nghệ, ngày nay, đời sống
vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, phong phú và đa
dạng hơn. Các giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa của dân tộc, quốc gia ngày càng
được tôn vinh và trở thành nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước. Vì vậy, dù ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, di sản văn hóa
dân tộc nói chung và các di tích lịch sử văn hóa nói riêng đều cần được quan tâm
gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị.
Di tích lịch sử văn hóa là một trong những đối tượng được con người
quan tâm nhất, bởi DTLS chính là những bằng chứng xác thực, cụ thể nhất về
đặc điểm, cội nguồn văn hóa của mỗi dân tộc. Ở đó chứa đựng hầu như tất cả
những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, kỹ năng, kỹ sảo và trí tuệ của con người.
DTLS chính là những thông điệp về lịch sử mà thế hệ trước trao truyền cho thế
hệ sau, từ đó cảm nhận được quá khứ, tìm đến được với truyền thống lịch sử,
những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, tín ngưỡng, tâm linh. Và như một dòng chảy
văn hóa, các thế hệ đi sau, trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa của
cha ông sẽ tiếp tục sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới
Trong những năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong
công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa dân tộc ở những quy mô
khác nhau. Nhiều di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, tu bổ và tôn tạo;
nhiều cổ vật, di vật được bảo vệ; lễ hội truyền thống, diễn xướng, trò chơi dân
gian, thuần phong, mỹ tục được lưu giữ và phát triển. Tuy nhiên, do những
điều kiện khách quan như sự biến thiên về thời gian, thiên tai, chiến tranh…
và một số điều kiện chủ quan như tư tưởng, nhận thức về di sản văn hóa của
một số vùng miền địa phương nên những di sản văn hóa đang có nguy cơ bị
mai một.
Đền Đại Cại có tên cổ là đền Ta Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, Yên
2
Bái (thờ bà chúa quân lương thành nhà Bầu - Vũ Thị Ngọc Anh - Tên tự là
Ngọc Nữ Huỳnh Dung). Đền có giá trị quý giá về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật
mà rất ít các di tích trên địa bàn tỉnh Yên Bái có được. Bên cạnh những giá trị
lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, đền còn lưu giữ và bảo quản được những di vật
có giá trị quý hiếm như: Sắc phong niên hiệu Lê Cảnh Hưng thứ 44 (năm
dương lịch 1784), một sắc phong thời Tự Đức, hai sắc phong Khải Định, một
sắc phong Thành Thái và một sắc phong Duy Tân, cùng với hệ thống các pho
tượng thờ ở tại đền Đại Cại… Đây thực sự là một khối lượng di vật quý giá in
đậm dấu ấn lịch sử, công sức của những con người trong cộng đồng làng xã
và cũng là tỏ lòng thành kính của người dân nơi đây đối với công đức của bà.
Với những ý nghĩa như trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý di tích đền Đại
Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái” cho luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ chuyên ngành quản lý văn hóa, để nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đền Đại Cại trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, các đề tài nghiên cứu về di tích huyện Lục
Yên nói chung, di tích đền Đại Cại nói riêng đã được một số tác giả, nhà
nghiên cứu quan tâm, giới thiệu. Những nghiên cứu của họ đã được xuất bản
thành sách. Tập hợp và thống kê bước đầu đã có những công trình nghiên cứu
dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể:
Cuốn Đền, Chùa, Đình ở tỉnh Yên Bái, Hồ Văn Thái và Nguyễn Liễn
(chủ biên) (2005) có nêu rõ: Đến chiêm bái đền Đại Cại, khách hành hương
và nhà khoa học sẽ được dịp ngắm cảnh sơn lâm hùng vĩ và những giá trị lịch
sử, văn hoá sâu sắc, phong tục tập quán bản địa. Nhiều điều vừa bí ẩn, vừa
mới mẻ của quần thể di tích văn hóa đền Đại Cại là điểm đến lý tưởng của du
khách thập phương trong hành trình hành hương hướng về miền địa linh để
thể hiện lòng biết ơn của mình với những vị anh hùng đã có công dẹp giặc,
3
gìn giữ giang sơn bờ cõi và cầu mong một cuộc sống an lành, ấm no, hạnh
phúc trong những dịp tết đến xuân về. [41, tr.104].
Cuốn Địa danh Yên Bái Sơ Khảo, Hoàng Việt Quân (2008) chép: tướng
Trần Nhật Duật chỉ huy mặt trận này đã chặn đánh địch ở vùng Lục Yên Yên Bình (Thu vật) Ngày nay dọc hai bên bờ sông Chảy vẫn còn các dấu tích
thời Trần, đặc biệt là khu Hắc Y - đền Đại Cại gồm các thành lũy, bãi luyện
quân kỵ binh, bộ binh, khu dạy chữ các đình, đền, chùa, tháp... [36, tr.204].
Trong Hồ sơ di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y, Sở Văn hoá, Thông
tin, Bảo tàng tỉnh Yên Bái (2001), lập hồ sơ trình Ủy ban Nhân dân tỉnh đề
nghị Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp
Quốc gia có viết: đền Đại Cại nằm trên quả đồi giáp bờ trái sông Chảy, độ cao
68m, ở phía Tây Nam của thần áo đen và chùa tháp Hắc Y, đối diện với chùa
tháp Hắc Y qua dòng suối Đại Cại (cách chân núi Hắc Y 900m, cách chùa
Hắc Y 300m). Đền Đại Cại có Bát hương có ghi thờ “Hắc Y Hoàng Đế” và
bốn câu đối có 4 chữ “Truyền Nam Sử Quốc” đền có sắc phong thời Lê Nguyễn. Cuốn Chúa Bầu An Tây Vương, do tác giả Vũ Dương chủ biên
(2016) di tích Đền Ta Cại (Đại Cại) thờ Nữ tướng Vũ Thị Ngọc Anh (còn gọi
là Bà Chúa Ỏn… [23, tr.196]. Cuốn Di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái (2008) có nêu vấn đề bảo tồn quần
thể di tích Hắc Y - Đại Cại phục vụ phát triển du lịch văn hóa ở địa phương.
[39, tr.195].
Ngoài ra còn có các bài viết về lịch sử văn hóa, di sản văn hóa của tỉnh
Yên Bái đã được đăng tải trên các báo, tạp chí khoa học và sự kết hợp của các
cơ quan chuyên môn, các cuộc khai quật ở xã Tân Lĩnh và trong lĩnh vực bảo
tồn, tu bổ, tôn tạo các di tích có giá trị trên địa bàn huyện bị xuống cấp, các
cuộc tọa đàm khoa học về DSVH trên địa bàn huyện, đã giúp cho những
người làm công tác di tích lịch sử văn hóa huyện nói chung và quản lý đền
4
Đại Cại nói riêng nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm, sự cần thiết trong bảo
tồn và phát huy giá trị di tích.
Nhìn chung nghiên cứu của các tác giả đi trước thường tập trung viết về
giá trị của một di tích cụ thể, hoặc về một quần thể di tích, hay giới thiệu một
cách hệ thống và tương đối đầy đủ về diện mạo, giá trị các di tích trên địa bàn
huyện Lục Yên. Từ tập hợp và phân tích trên đây, có thể khẳng định cho tới
nay chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu toàn diện về công
tác quản lý di tích đền Đại Cại. Trong quá trình triển khai đề tài: “Quản lý di
tích đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”, luận văn sẽ
tiếp thu, kế thừa kết quả của các tác giả đi trước, vận dụng vào nội dung
của công trình nghiên cứu để tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện
đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý di
tích đền Đại Cại thời gian qua, luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể, góp
phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị giá trị di
tích đền Đại Cại trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di tích LSVH và các nguồn tư liệu
viết về di tích đền Đại Cại.
Khảo sát thực trạng công tác quản lý di tích đền Đại Cại từ năm 2001
đến nay (khi có Luật Di sản văn hóa); đánh giá những ưu điểm, hạn chế công
tác quản lý.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di
tích đền Đại Cại trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
5
Luận văn đi sâu về công tác quản lý di tích đền Đại Cại, xã Tân lĩnh,
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu về di
tích đền Đại Cại, Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 (Tính từ khi có Luật Di sản Văn
hóa ra đời đến nay).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương
pháp chính sau:
- Phương pháp điền dã: tiến hành khảo sát trên thực địa bằng cách
quay phim, ghi âm, chụp ảnh, phỏng vấn… để tìm hiều hiểu thực trạng công
tác quản lý đền Đại Cại cũng như ứng xử của cộng đồng với di tích.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: tìm hiểu trên những tài liệu liên
quan như các bài viết, sách, báo, những văn bản chỉ đạo liên quan đến công
tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của di tích đền Đại Cại từ đó phân tích
và tổng hợp lại để viết vào luận văn.
6. Những đóng góp của luận văn
- Chỉ ra những mặt ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý đền Đại
Cại, phân tích làm rõ nguyên nhân, yếu tố tác động về công tác quản lý đền
Đại Cại.
- Đề xuất một số giải pháp về cơ chế, chính sách, xây dựng đội ngũ…
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý di tích đền Đại Cại.
- Luận văn là nguồn tư liệu bổ sung và có thể làm tài liệu tham khảo
trong công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa cho các huyện, thị, thành phố
nói chung và đền Đại Cại nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
6
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm có 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý di tích và khái quát về di
tích đền Đại Cại.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý di tích đền Đại Cại.
Chương 3: Giải pháp nâng cao công tác quản lý di tích đền Đại Cại.
Luận văn đủ ở file: Luận văn full