Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Kế toán quản trị môi trường trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 137 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này được thực hiện dựa trên quá trình nghiên cứu trung
thực dưới sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. Đây là đề tài luận văn thạc sỹ kinh
tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ
hình thức nào và tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ.

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Phương Linh


ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Tập thể lãnh đạo, thầy cô giáo Khoa Sau
Đại học, Khoa Quản trị kinh doanh và khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Ngoại
Thương đã tạo điều kiện để tác giả học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tác giả đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến người hướng dẫn khoa
học cô giáo TS. Trần Thị Kim Anh đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tác giả hoàn thành
luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, nhân viên tại các công ty tham gia khảo
sát đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình thu thập dữ liệu, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã
tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn và luôn động viên tác giả trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn!




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ..................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...................................................... x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................... 3
2.1. Nghiên cứu ngoài nước ...................................................................................... 3
2.2. Nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 5
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 7
6. Bố cục của đề tài ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG.............. 9
1.1. Tổng quan về kế toán quản trị môi trường ............................................................ 9
1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị môi trường (EMA) ........................................ 10
1.1.2. Những hạn chế của kế toán quản trị truyền thống và sự hữu ích của EMA . 12
1.2. Chi phí môi trường và thu nhập liên quan môi trường ........................................ 15
1.2.1. Chi phí môi trường ........................................................................................ 17
1.2.2. Thu nhập liên quan đến môi trường .............................................................. 28
1.3. Các công cụ kế toán quản trị môi trường............................................................. 29


iv


1.3.1. Kế toán chi phí môi trường ........................................................................... 29
1.3.2. Đánh giá chi phí – lợi ích liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (TCA)
................................................................................................................................. 39
1.3.3. Đánh giá thành quả hoạt động môi trường .................................................... 40
1.3.4. Trình bày và công bố thông tin liên quan đến môi trường ............................ 44
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG
Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ......................................................................... 47
2.1. Kinh nghiệm triển khai kế toán quản trị môi trường ở các quốc gia phát triển... 47
2.1.1. Kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp tại Mỹ ........................ 47
2.1.2. Kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp tại Đức ....................... 50
2.1.3. Kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp tại Nhật Bản .............. 54
2.1.4. Kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp ở Hàn Quốc ............... 58
2.2. Kinh nghiệm triển khai kế toán quản trị môi trường ở các quốc gia đang phát
triển ............................................................................................................................. 60
2.2.1. Kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp tại Nigeria ................. 60
2.2.2. Kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp tại Malaysia ............... 62
2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................... 64
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..................................................................................... 66
3.1. Khái quát về hoạt động quản lý môi trường ở Việt Nam .................................... 66
3.2. Thực tế triển khai kế toán quản trị môi trường tại Việt Nam .............................. 68
3.2.1. Giới thiệu khảo sát kế toán quản trị môi trường ........................................... 68
3.2.2. Cơ chế tổ chức tài chính và tổ chức bộ máy kế toán ..................................... 70
3.2.3. Nhận diện và phân loại doanh thu, chi phí môi trường ................................. 71


v

3.2.4. Sử dụng các công cụ, phương pháp kế toán quản trị môi trường ................. 73

3.2.5. Phân tích và cung cấp thông tin kế toán môi trường ..................................... 74
3.2.6. Đánh giá thực trạng triển khai kế toán quản trị tại Việt Nam ....................... 77
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường tại Việt
Nam ............................................................................................................................. 78
3.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường ........ 78
3.3.2. Kết quả phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến việc áp dụng kế toán quản trị
môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam ........................................................ 80
CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ... 86
4.1. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện kế toán quản trị môi trường trong các Doanh
nghiệp Việt Nam ......................................................................................................... 86
4.1.1. Quan điểm tổ chức vận dụng ......................................................................... 86
4.1.2. Mục tiêu xây dựng giải pháp ......................................................................... 87
4.2. Những giải pháp cần có để tổ chức vận dụng EMA vào các doanh nghiệp Việt
Nam ............................................................................................................................. 88
4.2.1. Tổ chức bộ phận kế toán quản trị .................................................................. 88
4.2.2. Nâng cao sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về kế toán quản trị
môi trường ............................................................................................................... 88
4.2.3. Xây dựng kế toán quản trị môi trường cho các doanh nghiệp Việt Nam...... 90
4.2.4. Nhận diện đúng và đủ chi phí, lợi ích liên quan đến môi trường ................ 101
4.2.5. Ghi nhận và trình bày các thông tin liên quan đến môi trường ................... 103
4.3 Điều kiện thực hiện ............................................................................................. 105
4.3.1. Về phía nhà nước......................................................................................... 105


vi

4.3.2. Về phía các tổ chức giáo dục và đào tạo ..................................................... 107



vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
HÌNH:
Hình 1.1: Thống kê các nghiên cứu về kế toán quản trị môi trường

04

Hình 1.2: Các hợp phần của kế toán quản trị môi trường

10

Hình 1.3: Cân bằng vật chất và quan hệ kinh tế môi trường

15

Hình 1.4: Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với môi trường

16

Hình 1.5: Chi phí môi trường theo khả năng nhận diện và đánh giá

22

Hình 1.6: Phương pháp phân tích chu kỳ sống (LCA)

30

Hình 1.7: Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm


31

Hình 3.1: EPI năm 2018 của một số quốc gia trên thế giới

66

Hình 3.2: Tỷ lệ trả lời theo nhóm ngành

69

Hình 3.3. Các hình thức báo cáo trình báy thông tin môi trường tại Việt Nam

75

BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại chi phí môi trường theo khả năng đo lường

21

Bảng 1.2. Phân loại chi phí môi trường theo hoạt động

23

Bảng 1.3. Phân loại chi phí môi trường theo dòng vật liệu

24

Bảng 1.4. Phân loại chi phí môi trường theo hoạt động bảo vệ môi trường

26


Bảng 1.5: Minh họa BSC dùng cho đánh giá thành quả hoạt động môi trường

42

Bảng 3.1: Kết cấu mẫu phản hồi theo vốn và tổ chức bộ phận kế toán quản trị

70

Bảng 3.2. Chi tiết chi phí môi trường năm 2016 cho từng sản phẩn xi măng của Công
ty CP xi măng Vicem Hải Vân
72
Bảng 3.3: Mức độ quan trọng của những lý do dẫn đến không tổ chức thực hiện EMA
theo thang điểm từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất), đơn vị tính là số lượng doanh nghiệp
80
Bảng 3.4: Phân tích SWOT về điều kiện vận dụng EMA tại các doanh nghiệp Việt
Nam
83


viii

Bảng 4.1. Phân loại chương trình đào tạo kế toán quản trị môi trường tại doanh nghiệp
theo mục đích và đối tượng đào tạo
89
Bảng 4.2: Chi phí và lợi ích môi trường của doanh nghiệp

101



ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
ABC

Tiếng Anh
Activity Based Costing

BSC
EIA
EMA

Balanced Scorecard
Environmental impact value
Environmental Management
Accounting
Eco–financial performance
indicators
International Federation of
Accountants
Institute of Management
Accounting
International Organization for
Standardization
Internal Return Rate
Life cycle analysis
Net present value
Strengths – Weakness –
Opportunities – Threats

Total Cost Assessment

EPI
IFAC
IMA
ISO
IRR
LCA
NPV
SWOT
TCA
TQM
UNDSD

Total quality management
United Nations Division for
Sustainable Development

Tiếng Việt
Hệ thống chi phí dựa trên mức hoạt
động
Bảng cân bằng điểm
Tác động gia tăng đến môi trường
Kế toán quản trị môi trường
Chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế môi
trường
Liên đoàn kế toán quốc tế
Hiệp hội kế toán viên quản trị Mỹ
Tổ chức ISO thế giới
Tỷ suất sinh lời nội bộ

Kỹ thuật phân tích chu kỳ sống
Giá trị hiện tại thuần
Phân tích điểm mạnh – điểm yếu –
cơ hội – thách thức
Phương pháp đánh giá chi phí – lợi
ích
Quản lý chất lượng toàn diện
Ban phát triển bền vững Liên Hiệp
Quốc


x

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Luận văn được nghiên cứu trong thời gian 5 tháng, từ tháng 11 năm 2017 đến
tháng 3 năm 2018, và đã đạt được kết quả nghiên cứu cả về lỹ luận lẫn thực tiễn như sau:
Về lý luận: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến kế toán quản trị môi
trường, làm nguồn tài liệu tham khảo cho doanh nghiệp, sinh viên.
Về thực tiễn: Đề tài mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về thực tế vận
dụng kế toán môi trường trên thế giới cũng như đối chiếu với trình độ vận dụng tại Việt
Nam. Đề tài đã đưa ra các giải pháp tổ chức vận dụng kế toán quản trị môi trường phù
hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, đồng thời đề tài cũng đề xuất các kiến nghị về
việc ghi nhận và trình bày thông tin môi trường trên báo cáo tài chính, trên cơ sở đó, hy
vọng các cơ quan ban ngành có liên quan có những xem xét, xây dựng những quy định
trong hạch toán và công bố thông tin môi trường phục vụ nhóm đối tượng bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp.


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, môi trường và các vấn đề môi trường đã trở thành chủ
đề có tính thời sự ở hầu hết các quốc gia và có tính toàn cầu. Cộng đồng doanh nghiệp
không ngừng nâng cao nhận thức về phát triển bền vững và giảm sự tác động môi trường
từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phát triển bền vững là quá trình phát triển vừa đáp
ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại vừa không làm tổn hại đến lợi ích của thế hệ tương
lai. Khái niệm phát triển bền vững thể hiện được sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế
với việc bảo vệ môi trường khỏi bị phá hủy chủ yếu bằng cách sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và có trách nhiệm. Là một bộ phận quan trọng, đóng
vai trò chủ đạo, quyết định đến phát triển kinh tế bền vững, doanh nghiệp có trách nhiệm
phải định giá và hạch toán được các yếu tố môi trường nhằm hành động bảo vệ môi
trường.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ủy ban phát triển bền vững thuộc Liên hợp quốc
(UNDSD, 2001) phần lớn hệ thống kế toán hiện tại đã thất bại khi phản ánh chi phí môi
trường:
(1) Rất nhiều khoản chi phí môi trường đã không được nhận diện đầy đủ bởi hệ
thống kế toán quản trị chi phí truyền thống, các khoản chi phí này thường bị bỏ qua
không được tính vào chi phí nội bộ hay chi phí cá thể của đơn vị kế toán;
(2) Kế toán truyền thống đã ghi nhận rất nhiều khoản chi phí môi trường vào chi
phí chung, vì thế các nhà quản lý sản xuất đã không có động cơ để giảm chi phí môi
trường vì họ thường không nhận thấy được sự tồn tại của các khoản chi phí đó… Khi chi
phí môi trường được ghi nhận vào chi phí chung và sau đó được phân bổ cho các quá
trình sản xuất hoặc sản phẩm sẽ làm cho chi phí sản phẩm không tin cậy hoặc không
phản ánh đúng thực tế;
(3) Kế toán quản trị chi phí truyền thống chỉ đo lường và ghi nhận chi phí môi
trường bằng đơn vị tiền tệ mà chưa chú trọng đến đơn vị hiện vật, từ đó dẫn đến việc số



2

liệu chi phí môi trường mới chỉ được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính mà chưa
đánh giá được hiệu quả môi trường của các hoạt động của doanh nghiệp.
Sự thay đổi trong nhận thức của xã hội đã làm cho các qui định về môi trường
càng nhiều và trở nên chặt chẽ hơn. Chi phí phát sinh do không tuân thủ qui định môi
trường ngày càng tăng và các khoản chi phí của doanh nghiệp để bảo vệ môi trường cũng
ngày một tăng lên. Trước áp lực của xã hội, để quản lý các vấn đề môi trường đặc biệt
là chi phí và các lợi ích có liên quan làm xuất hiện nhu cầu mở rộng phạm vi của kế toán
truyền thống.
Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 – 2020 trình Đại hội Đảng
lần thứ XI đã khẳng định quan điểm phát triển của nước ta là “phát triển nhanh gắn liền
với phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội, với bảo vệ và cải thiện môi trường”, mục tiêu phấn đấu đến năm
2020, nước ta phải đạt được 100% cơ sở sản xuất kinh doanh mới áp dụng công nghệ
sạch, trên 80% cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường. Năm 2010. Thủ tướng chính
phủ cũng đã phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia định hướng đến năm 2020,
100% sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và 50% hàng tiêu dùng nội địa của Việt Nam sẽ
được ghi nhận theo tieu chuẩn ISO 14024. Đây là cơ sở và định hướng quan trọng để các
doanh nghiệp phấn đấu vì một nền sản xuất sạch và cho ra đời các sản phẩm hàng hóa
an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trước những yêu cầu của xã hội, quy dịnh của Pháp luật, các doanh nghiệp có thể
đối phó theo nhiều cách: (1) Không phản ứng gì: doanh nghiệp không nhận thấy các xu
thế và các nguy cơ đe dọa về môi trường và khi nhận ra thì đã quá muộn; (2) Phản ứng
thụ động: chỉ khi có các vấn đề, sự cố thực tế xảy ra thì người ta mới lo biện pháp xử lý
chúng. Trường hợp này, doanh nghiệp có thể có lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng không
bao giờ đạt được sự phát triển bền vững, thậm chí lao đao khi có vấn đề môi trường xảy
ra; (3) Phản ứng chủ động: doanh nghiệp sẽ theo dõi, khống chế các nguồn ô nhiễm và
mọi vấn đề liên quan đến môi trường, xem chúng như là một phần trong hoạt động sản



3

xuất kinh doanh hàng ngày để kịp có hành động trước khi tình trạng đó trở nên trầm
trọng. Để làm được như thế, tất yếu sẽ phát sinh thêm nhiều loại chi phí liên quan đến
môi trường chiếm tỷ trọng ngày cáng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Bên
cạnh dó, doanh nghiệp phải tổ chức một bộ phận quản lý và kiểm soát các hoạt động
quản lý môi trường.
Tuy nhiên cho đến nay tại Việt Nam, lĩnh vực kế toán chưa có quy định, thông
tư, chuẩn mực nào hướng dẫn tổ chức thực hiện kế toán môi trường. Trên thế giới, có rất
nhiều tài liệu về cách thực hành kế toán quản trị môi trường do các tổ chức, chính phủ
của nhiều nước trên thế giới ban hành, và rất nhiều nước trên thế giới đã có nhiều doanh
nghiệp rất thành công trong việc tổ chức và thực hành kế toán quản trị môi trường. Chính
vì vậy, đề tài “Kế toán quản trị môi trường trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam” được tác giả thực hiện với mong muốn nghiên cứu và tổng kết các bài học thực
hành quý báu từ nước ngoài để định hướng vận dụng kế toán quản trị cho các doanh
nghiệp của Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Tại các quốc gia phát triển, kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp nhận
được sự quan tâm của cả giới nghiên cứu và thực hành kế toán. Mặc dù mới được đề cập
một cách chính thức trong các chỉ dẫn về kế toán quản trị môi trường của Ủy ban về phát
triển bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD) năm 2001 và của Liên đoàn kế toán quốc
tế (IFAC) năm 2005, thực tế kế toán quản trị môi trường đã được nghiên cứu từ những
năm 70 và được triển khai áp dụng tại nhiều nước trên thế giới từ thập niên 90 của thế
kỷ XX. Trong lĩnh vực nghiên cứu, những bài báo khoa học về kế toán môi trường đã
xuất hiện rất sớm từ những năm 70 nhưng phải thực sự đến những năm 90 mới có sự
xuất hiện nhiều và nhanh về các công trình nghiên cứu kế toán môi trường (trung bình
có 40 công trình, bài báo được công bố mỗi năm), đặc biệt trong giai đoạn từ năm 1997



4

đến nay được coi là giai đoạn bùng nổ về các nghiên cứu kế toán môi trường (Schalterger
et al, 2011)

Hình 1.1: Thống kê các nghiên cứu về kế toán quản trị môi trường
Nguồn: Schalterger et al, 2011
Trong các nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau, các nghiên cứu lý thuyết tiêu
biểu gồm: (1) Nghiên cứu lý luận tập trung vào việc định nghĩa, phân loại và xác định
doah thu, chi phí môi trường, hình thành những hướng dẫn về kế toán quản trị chi phí
môi trường ; (2) Nghiên cứu về sử dụng thông tin kế toán quản trị môi trường để ra
quyết định đầu tư dài hạn liên quan đến môi trường ; (3) Ngoài ra còn có những nghiên
cứu về kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp trên các nội dung khác như: kế
toán chi phí môi trường theo chuỗi cung ứng, báo cáo chi phí môi trường, các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả hoạt động môi trường
Các nghiên cứu ứng dụng thực tế tiêu biểu gồm: (1) Nghiên cứu về cách thức
ứng dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp trong các ngành nghề ở các
khu vực và quốc gia khác nhau; (2) Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp tại các quốc gia đã chỉ
ra nhiều nhân tố ảnh hưởng như: áp lực cưỡng chế từ pháp luật, áp lực từ các bên liên
quan, hiệu quả tài chính, chiến lược môi trường


5

2.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về kế toán
quản trị chi phí môi trường trong doanh nghiệp trên cả lĩnh vực lý thuyết và ứng dụng
thực tế.

Các nghiên cứu lý thuyết về kế toán quản trị môi trường chủ yếu đều dựa vào
khuôn mẫu kế toán quản trị môi trường của UNDSD (2001) và IFAC 12 (2005). Các
công trình tiêu biểu gồm: Nguyễn Chí Quang (2003), Trọng Dương (2008), Trần Thị
Hồng Mai (2009), Phạm Đức Hiếu (2010).
Các nghiên cứu thực tế ứng dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp
ở Việt Nam mới chỉ tập trung ở các ngành sản xuất công nghiệp nhạy cảm với môi
trường. Các công trình chủ yếu tập trung mô tả cách thức hạch toán các khoản doanh thu
chi phí môi trường tại các doanh nghiệp, rất ít các công trình nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp này. Các
công trình nghiên cứu tiêu biểu gồm: "Nghiên cứu thử nghiệm hạch toán quản lý môi
trường tại công ty Machino Việt Nam" của Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Chí Quang
(Kỷ yếu hội thảo Hội nghị khoa học lần thứ 20, Đại học Bách Khoa Hà nội, 2006);
"Nghiên cứu mô hình quản lý và hạch toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp
khai thác than Việt Nam" (Luận án tiến sĩ, 2010) của tác giả Bùi Thị Thu Thủy; đề tài
cấp Bộ của tác giả Phạm Đức Hiếu (2010) và các thành viên "Nghiên cứu giải pháp áp
dụng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam"; bài viết trong
hội thảo quốc tế “Kinh tế Việt nam trong thời kỳ hội nhập: Cơ hội và thách thức” của tác
giả Lê Thị Tâm và Phạm Thị Bích Chi (2016) “Kế toán quản trị chi phí môi trường trong
doanh nghiệp sản xuất gạch Việt Nam” là một trong những nghiên cứu mới nhất về kế
toán môi trường. Không thể không kể đến luận văn tiến sỹ “Kế toán quản trị chi phí môi
trường trong các doanh nghiệp chế biến dầu khí thuộc tập đoàn dầu khí quốc gia Việt
Nam” của tác giả Hoàng Thị Bích Ngọc (2017) đã nghiên cứu lý luận về hạch toán kế
toán môi trường trong doanh nghiệp và thực trạng kế toán quản trị môi trường trong tập


6

đoàn dầu khí Việt Nam từ đó đề xuất mô hình quản lý và hạch toán chi phí môi trường
áp dụng cho xí tập đoàn này. Các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị môi trường
đã đóng góp lớn vào quá trình tìm hiểu sự phát triển và thực hành kế toán quản trị môi

trường trong các doanh nghiệp tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị môi trường
trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Để đạt được nục đích này, tác
giả đặt ra các mục tiêu nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, đề tài sẽ tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận về EMA bởi trên thực tế
hệ thống cơ sở lý luận về EMA còn chưa đầy đủ. Điều này đã cản trở các doanh nghiệp
sản xuất Việt Nam trong việc tiếp cận, học hỏi và vận dụng những kiến thức về một công
cụ tiên tiến của kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam đang hội
nhập nền kinh tế với thế giới.
Thứ hai, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu và tổng hợp thực tế tình hình triển khai kế
toán môi trường tại các nước trên thế giới, nhằm có 1 cái nhìn bao quát hiện nay các
nước đã đi đến giai đoạn nào trong việc triển khai kế toán quản trị môi trường. Đây sẽ là
bài học kinh nghiệm quan trọng định hướng Việt Nam, bởi trên thế giới đã có nhiều nước
thành công trong việc ban hành và giới thiệu kế toán chi phí môi trường đến gần hơn với
các doanh nghiệp.
Thứ ba, đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu về thực trạng vận dụng kế toán quản
trị môi trường ở Việt Nam, thông qua tìm hiểu qua các văn bản pháp luật, cũng như khảo
sát thực tế ở một số doanh nghiệp trong nước từ lớn đến nhỏ để so sánh với thực tế vận
dụng ở các quốc gia nêu trên. Nhờ đó, tác giả sẽ cố gắng rút ra những điểm yếu, điểm
mạnh, thuận lợi và khó khăn, đồng thời tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán quản trị môi với những điều kiện hiện tại của các doanh nghiệp sản xuất
Việt Nam.


7

Thứ tư, đề tài hướng đến mục tiêu đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm hoàn
thiện kế toán quản trị môi trường tại Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn của việc vận
dụng EMA trên thế giới và ở Việt Nam để cung cấp các thông tin tài chính liên quan đến
môi trường phục vụ cho công tác quản trị nội bộ của doanh nghiệp. Theo một vài quan
điểm trên thế giới, EMA là một quy trình quản trị nội bộ doanh nghiệp được xây dựng
trên cơ sở cả thông tin tài chính và thông tin phi tài chính liên quan đến môi trường. Tuy
nhiên, đề tài xin được giới hạn tiếp cận lý thuyết và thực tiễn về EMA dưới góc độ thông
tin tài chính của kế toán.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
(1) Về thực tế vận dụng trên thế giới, tác giả lựa chọn 6 quốc gia, bao gồm 4 quốc
gia phát triển và 2 quốc gia đang phát triển gồm Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Nigeria và Malaysia.
(2) Về thực tế vận dụng tại Việt Nam: tác giả nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc
nhiều loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
(3) Về thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu là từ tháng 10 năm 2017 đến
hết tháng 2 năm 2018
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, để tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu nhằm phục vụ cho quá trình diễn đạt, đánh giá, phân tích và trình bày nội dung
nghiên cứu của mình, bao gồm các phương pháp: (1) Phương pháp điều tra; (2) Phương
pháp thống kê; (3) Phương pháp so sánh đối chiếu; (4) Phương pháp phân tích, tổng hợp,
đánh giá. Các phương pháp được thực hiện qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất, ứng với mục tiếu nghiên cứu số 1 và 2, sau khi đã tổng hợp
một cách có hệ thống về cơ sở lý luận của kế toán quản trị môi trường, tác giả sẽ nghiên


8

cứu, tìm hiểu, tổng hợp thực tế vận dụng EMA ở các quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở
đó, tác giả sẽ có cái nhìn tổng quan về các cách thức triển khai EMA đa dạng, và rút ra

được kinh nghiệp từ những thành công cũng như thất bại từ các nước đó.
Giai đoạn thứ hai, với mục tiêu nghiên cứu thứ ba, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu
pháp luật môi trường và kế toán của Việt Nam, đồng thời tiến hành khảo sát xã hội học
một số doanh nghiệp Việt Nam về đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tìm
hiểu các hoạt động quản lý môi trường hiện tại cũng như những điều kiện cần thiết để
vận dụng EMA. Phương pháp và bảng khảo sát tác giả có tham khảo của Haslinda Yusoff
và Faizah Darus (2012) và điều chỉnh câu hỏi phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Từ kết
quả khảo sát nhận được, tác giả sử dụng phương pháp thống kê với mong muốn có thể
đánh giá điểm mạnh yếu thuận lợi khó khăn trong việc vận dụng EMA.
Giai đoạn thứ ba, chính là đáp ứng mục tiêu nghiên cứu cuối cùng, thông qua
nghiên cứu tổng hợp các văn bản hướng dẫn hạch toán kế toán môi trường trên thế giới,
tác giả so sánh, phân tích, từ đó đề xuất phương pháp ghi nhận và trình bày thông tin môi
trường trên hệ thống báo cáo tài chính sao cho phù hợp với chế độ kế toán hiện tại của
Việt Nam, cũng như pháp luật về môi trường của Việt Nam.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo và Phụ lục, kết cấu luận
văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị môi trường
Chương 2: Kinh nghiệm triển khai kế toán quản trị môi trường ở các quốc gia trên thế
giới
Chương 3: Thực trạng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam
Chương 4: Những giải pháp cụ thể liên quan đến việc vận dụng kế toán quản trị môi
trường tại các doanh nghiệp Việt Nam


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG
1.1. Tổng quan về kế toán quản trị môi trường
Trong quá khứ, tỷ trọng chi phí môi trường trong tổng chi phí sản xuất kinh Doanh

của doanh nghiệp khá thấp, do có ít quy định về môi trường hay áp lực buộc các tổ chức
phải tăng cường hoạt động quản lý và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.
Từ sau năm 1990, áp lực từ nhiều phía, cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, buộc
nhà quản lý phải tìm kiếm những phương pháp sử dụng chi phí một cách có hiệu quả để
giải quyết các bài toán liên quan đến môi trường. Áp lực về môi trường phát sinh từ:
(1) Mức độ quan tâm ngày càng gia tăng đối với hành vi môi trường của doanh
nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân. Ví dụ về đối tượng quan tâm
thuộc bên trong doanh nghiệp là công nhân viên bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc
ô nhiễm, các bên có liên quan thuộc bên ngoài doanh nghiệp có sự quan tâm môi trường
bao gồm cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm, các tổ chức môi trường, nhà
làm luật, nhà đầu tư, chủ nợ, nhà phân phối…
(2) Các quốc gia có hệ thống quy định về môi trường chặt chẽ dẫn đến tình trạng
các doanh nghiệp phải tiếp nhận hàng loạt các chi phí cộng thêm liên quan đến môi
trường vào giá thành sản xuất, ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm.
(3) Sự nhận thức về lợi thế cạnh tranh hình thành từ những đóng góp của doanh
nghiệp để cải thiện tình hình môi trường. Ví dụ, một doanh nghiệp có khả năng tạo ra
một sản phẩm thân thiện với môi trường cho hoạt động kinh doanh vào thị trường “xanh”
sẽ để lại một hình ảnh tốt trong suy nghĩ của người tiêu dùng, tạo một mối quan hệ tốt
đẹp hơn với các bên có liên quan như những nhà cung cấp tài chính, cơ quan nhà nước,
cộng đồng địa phương.
Từ khi các vấn đề về môi trường ảnh hưởng ngày càng nhiều đến các quyết định
kinh doanh trong doanh nghiệp thì vấn đề kế toán quản trị môi trường (EMA) càng trở
nên quan trọng hơn. EMA không chỉ phục vụ công việc quản trị nội bộ doanh nghiệp
được tốt hơn như sản xuất sạch hơn, cân đối chi phí, quản lý chuỗi giá trị, lập kế hoạch


10

trả lại hiện trạng môi trường như ban đầu… Bên cạnh đó, EMA còn hỗ trợ cho nhà quản
lý trong vấn đề lập báo cáo và trình bày các thông tin liên quan đến môi trường đáp ứng

nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Gibson và Martin
đã khẳng định: “Các tổ chức kinh doanh có thể cải thiện được báo cáo tài chính và biểu
hiện tài chính về môi trường để mang lại giá trị tăng thêm cho tổ chức thông qua hệ
thống kế toán quản trị môi trường.” (Gibson và Martin, 2006, Demonstration of value
through Environmental Management Accounting).
1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị môi trường (EMA)
EMA không có một định nghĩa thống nhất được chấp nhận toàn cầu. Vì vậy, tác
giả lựa chọn trình bày 3 định nghĩa về EMA của ba tổ chức có uy tín trên thế giới: Liên
đoàn kế toán quốc tế (IFAC), Ban phát triển bền vững của Liên hiệp quốc (UNDSD) và
Hiệp hội kế toán viên quản trị của Mỹ (IMA).
Theo định nghĩa của IFAC: “EMA là hệ thống quản lý thành quả kinh tế liên quan
môi trường và quản lý trách nhiệm về môi trường thông qua việc phát triển và ứng dụng
hệ thống kế toán môi trường phù hợp. Mặc dù một vài quan điểm xem hoạt động quản
lý này bao gồm cả việc kiểm toán các vấn đề liên quan đến môi trường, nhưng EMA chỉ
tập trung trọng tâm vào các vấn đề phân tích chi phí chu kỳ sống, kế toán giá thành sản
phẩm, phân tích chi phí - lợi ích và xây dựng chiến lược để phục vụ hoạt động quản lý
và trình bày các thông tin liên quan đến môi trường.” (IFAC, 2015, “International
Guidance Document: Environmental Management Accounting”)
Theo định nghĩa của UNDSD: “EMA là một quy trình nhận diện, thu thập, phân
tích và sử dụng hai loại thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản trị nội bộ trong
doanh nghiệp: một là, thông tin về mặt vật chất liên quan tình hình sử dụng, luân chuyển
năng lượng, nước và nguyên liệu bao gồm cả chất thải; hai là, thông tin về mặt giá trị
liên quan đến chi phí môi trường và các khoản thu nhập từ môi trường.” United Nations
Division for Sustainable Development (UNDSD), 2011, “Environmental Management
Accounting, Procedures and Principles”)


11

Theo định nghĩa của IMA: “EMA là quy trình nhận diện, đo lường, phân bổ chi

phí môi trường và sự hòa hợp chi phí môi trường vào các quyết định kinh doanh của
doanh nghiệp để các thông tin liên quan đến môi trường cung cấp phù hợp cho tất cả các
bên có liên quan với doanh nghiệp.” (IMA, 1996, “Statement on Management
Accounting – Tools and Techniques of Environmental Accounting for business
decisions”)
Từ những định nghĩa về EMA, có thể nhận thấy những điểm nổi bật như sau:
đang có sự gắn kết giữa hoạt động quản lý môi trường với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp; giống với đặc điểm thông tin do kế toán quản trị cung cấp, thông tin của
kế toán quản trị môi trường cũng bao gồm cả thông tin tài chính và thông tin phi tài
chính; mục tiêu của kế toán quản trị môi trường là cung cấp thông tin quản lý nội bộ
trong doanh nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn cung cấp thông tin để lập các báo cáo liên
quan đến môi trường cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.
Dựa trên mối quan hệ với đối tượng sử dụng thông tin và đặc điểm thông tin cung
cấp, kế toán quản trị môi trường có thể được phân chia thành bốn mảng hoạt động chính
theo như sơ đồ 1.1:

Hình 1.2: Các hợp phần của kế toán quản trị môi trường


12

1.1.2. Những hạn chế của kế toán quản trị truyền thống và sự hữu ích của EMA
Xét trong mối quan hệ với hệ thống kế toán hiện có tại doanh nghiệp, kế toán
quản trị môi trường được coi là sự phát triển tiếp theo của kế toán quản trị truyền thống
cho mục tiêu môi trường. Birkin (1996) cho rằng "Kế toán quản trị môi trường là sự phát
triển tiếp theo của kế toán quản trị". Theo Bennett và James (1997) "Kế toán quản trị
môi trường có thể nhìn nhận như kế toán quản trị có liên quan đến các vấn đề môi
trường"; Giải thích thêm cho nhận định này IFAC (1998) cho rằng kế toán quản trị đã
phát triển theo 4 giai đoạn, trong đó tại giai đoạn 3 (Từ 1965-1985) và giai đoạn 4 (Từ
1985-1995) kế toán quản trị tập trung vào mục tiêu giảm sự lãng phí và sử dụng hiệu quả

các nguồn lực (trong đó có các nguồn lực tự nhiên như nguyên vật liệu, năng lượng,
nước). Quá trình đó đã tạo điều kiện cho kế toán quản trị tích hợp các yếu tố môi trường
vào công cụ kế toán doanh nghiệp hiện đại. Phát triển thêm nhận định này, UNDSD
(2001) lại tiếp tục khẳng định "Kế toán quản trị môi trường là một sự hiểu biết tốt hơn
và đúng đắn hơn về kế toán quản trị".
Nhìn chung, phần lớn hệ thống kế toán quản trị đang được sử dụng ít quan tâm
đến yếu tố môi trường. Điều này có nghĩa là nhà quản lý đã tự đánh mất cơ hội giảm chi
phí thông qua quá trình kiểm soát chi phí môi trường hoặc thông tin sử dụng để ra quyết
định là không hoàn hảo do không tiên liệu được các chi phí liên quan đến môi trường
phát sinh ngoài dự kiến. Vai trò của kế toán quản trị trong hoạt động quản lý môi trường
còn mờ nhạt là do những hạn chế của kế toán quản trị truyền thống, đó là:
(1) Các công cụ của kế toán quản trị phần lớn chỉ tập trung phân tích chi phí trong
giai đoạn sản xuất, không phân tích chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm. Phân tích
chi phí chu kỳ sống đặc biệt có ý nghĩa với những doanh nghiệp mà chi phí nghiên cứu
và triển khai lớn hoặc những doanh nghiệp có chi phí môi trường, chi phí hủy bỏ lớn.
(2) Trong kỹ thuật lập dự toán vốn dài hạn hoặc phân tích các quyết định đầu tư
dài hạn, kế toán quản trị quan tâm đến dòng tiền thuần, lạm phát, hiện giá tiền tệ, nhưng
không xem xét tất cả chi phí tiềm tàng liên quan đến môi trường có thể ảnh hưởng đến


13

dòng tiền thuần đầu tư như rủi ro từ những thay đổi trong hệ thống quy định về môi
trường, chi phí phục hồi khu vực sản xuất và những chi phí liên quan khác sẽ xuất hiện
trong tương lai. Do đó, kết quả mà nhà quản lý dùng để ra quyết định có thể không chính
xác do thông tin sử dụng là không hoàn hảo.
(3) Tất cả chi phí môi trường gián tiếp được tập hợp vào tài khoản chi phí sản
xuất chung sẽ không phân biệt được chi phí tránh được và chi phí không thể tránh được
để phục vụ cho quá trình phân bổ, kiểm soát chi phí và ra quyết định. Sau đó, toàn bộ
chi phí sản xuất chung lại được phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo một tiêu

thức nhất định, dẫn đến thông tin chi phí của từng bộ phận trở nên không chính xác. Ví
dụ, đối với chi phí xử lý rác thải, nếu toàn bộ chi phí xử lý rác thải được tập hợp vào tài
khoản chi phí sản xuất chung và sau đó thực hiện phân bổ chi phí sản xuất chung dựa
trên tiêu thức phân bổ số giờ máy hoặc số giờ lao động trực tiếp là không chính xác vì
chi phí xử lý rác thải có thể rất cao đối với một số dòng sản phẩm sử dụng nguyên liệu
độc hại nhưng lại rất thấp với một số dòng sản phẩm khác, kết quả là nhà quản lý sẽ sai
lầm trong định giá sản phẩm và trong các quyết định khác.
(4) Kỹ thuật đánh giá thành quả hoạt động của kế toán quản trị chủ yếu tập trung
xây dựng thước đo tài chính, vì vậy thông tin đánh giá phi tài chính của kế toán quản trị
cung cấp còn khá hạn chế. Bắt đầu từ năm 1996, Kaplan và Norton giới thiệu công cụ
“Thẻ điểm cân bằng” (Balanced Scorecard), được thiết kế để đánh giá thành quả hoạt
động của doanh nghiệp dựa trên thước đo tài chính và thước đo phi tài chính như đo
lường mức độ hài lòng của khách hàng, nhân viên, chính sách huấn luyện nhân viên
trong doanh nghiệp… Vì vậy, không có sự khác biệt, kỹ thuật đánh giá biểu hiện hành
vi môi trường trong thực hành kế toán quản trị cũng chỉ xây dựng các thước đo tài chính
như: tỷ trọng chi phí môi trường trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh, tỷ lệ

𝐸𝑉𝐴1
𝐸𝐼𝐴2

…,

không quan tâm các thước đo phi tài chính như khách hàng đánh giá hành vi môi trường

1
2

EVA: Economic Value Added – Giá trị kinh tế gia tăng
EIA: Environmental Impact Added – Đánh giá tác động môi trường



14

của doanh nghiệp như thế nào hoặc những biểu hiện môi trường dưới dạng thông tin vật
chất (Roger L. Burrit, 2005, “Challenges for environmental management accounting).
Từ những hạn chế trong thực hành kế toán quản trị liên quan vấn đề môi trường,
kế toán quản trị môi trường đã được nghiên cứu và phát triển nhằm cung cấp những công
cụ và kỹ thuật hỗ trợ kế toán viên quản trị trong quá trình quản lý biểu hiện hành vi môi
trường tại đơn vị công tác. Trong bài viết “Giá trị mang lại từ kế toán quản trị môi
trường” của hai tác giả Kathleen C. Gibson và Bruce A. Martin đã trình bày 8 điểm lợi
ích do kế toán quản trị môi trường mang lại, như sau:
(1) Cung cấp thông tin tốt hơn phục vụ cho quá trình ra quyết định: kế toán quản
trị môi trường cung cấp những thông tin về thu nhập và chi phí môi trường phát sinh
trong hiện tại và tương lai trong khi hệ thống kế toán truyền thống không ghi nhận những
thông tin này, giúp hoàn thiện thông tin đầu vào của nhà quản lý để đưa ra quyết định
được chính xác hơn.
(2) Phát hiện cơ hội tăng lợi nhuận: phân tích chi phí môi trường có thể mang đến
cơ hội cho doanh nghiệp như tiết kiệm được chi phí, có thêm thu nhập từ hoạt động tái
chế, hoặc sử dụng lại các chất liệu đã thải bỏ từ quy trình này để phục vụ cho một hoạt
động khác của quy trình khác…
(3) Cải thiện giá bán sản phẩm: phân tích chi phí môi trường giúp doanh nghiệp
xác định chính xác chi phí sản xuất kinh doanh sản phẩm để xây dựng chiến lược cạnh
tranh về giá.
(4) Lập báo cáo nội bộ và báo cáo bên ngoài: kế toán quản trị môi trường giúp tổ
chức thu thập thông tin về những ảnh hưởng liên quan đến môi trường để phục vụ cho
việc lập báo cáo quản trị nội bộ và báo cáo môi trường cho bên ngoài.
(5) Xây dựng lợi thế cạnh tranh: kế toán quản trị môi trường hỗ trợ cho việc phát
triển các kế hoạch sử dụng chi phí hiệu quả và thân thiện với môi trường để đảm bảo vị
trí chiến lược dài hạn của doanh nghiệp, như thiết kế các sản phẩm, dịch vụ “xanh” cung
cấp cho thị trường.



15

(6) Nâng cao giá trị thương hiệu: nếu doanh nghiệp sử dụng thông tin có được từ
kế toán quản trị môi trường để giảm thiểu các tác động liên quan đến môi trường sẽ để
lại một thương hiệu tốt trong suy nghĩ của người tiêu dùng, tạo một mối quan hệ tốt đẹp
hơn với các bên có liên quan như những nhà cung cấp tài chính, cơ quan nhà nước, cộng
đồng dân cư địa phương…
(7) Giữ chân và thu hút nhân viên: một tổ chức quan tâm đến vấn đề môi trường
sẽ tạo được niềm tin của nhân viên với tổ chức. Họ tin bản thân được làm việc trong một
tổ chức mang tính “nhân văn”, nhà quản lý quan tâm bảo vệ lợi ích sức khỏe nhân viên,
từ đó nâng cao sự hài lòng của nhân viên, mức độ giữ chân nhân viên cao hơn.
(8) Mang lại lợi ích cho xã hội: cố gắng giảm thiểu tối đa chi phí môi trường và
những tác động ảnh hưởng đến môi trường sống bằng các giải pháp như xây dựng hệ
thống quản lý sản xuất sạch, tái phục hồi sau khai thác hay trả lại cảnh quan mới cho
người dân sống xung quanh khu vực sản xuất… tất cả đều góp phần mang lại lợi ích cho
cộng đồng, cho xã hội.
1.2. Chi phí môi trường và thu nhập liên quan môi trường
Kế toán quản trị môi trường được thiết kế phải đáp ứng được mục tiêu giúp nhà
quản lý hoạch định và kiểm soát thu nhập, chi phí liên quan đến môi trường sao cho có
hiệu quả nhất. Do đó, vấn đề được đặt ra là làm sao có thể nhận diện, phân tích các hoạt
động làm phát sinh thu nhập và chi phí môi trường, đây là điểm mấu chốt để thiết kế các
công cụ của kế toán quản trị hỗ trợ nhà quản lý trong quá trình kiểm soát chi phí, phân
tích chiến lược và đánh giá hiệu quả hoạt động.
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước,
ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên
thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất
lượng cuộc sống con người. Mỗi cách tiếp cận đều đưa ra các định nghĩa khác nhau về

môi trường. Để thống nhất một khái niệm rộng được định nghĩa nhiều cách khác nhau


×