Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA SẮM
TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CƠNG TY TNHH
ỐNG THÉP HỊA PHÁT

Chun ngành: Kinh tế quốc tế

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Hằng

Hà Nội, tháng 3 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CƠNG TY
TNHH ỐNG THÉP HỊA PHÁT

Ngành: Kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Hằng

Người hướng dẫn: PGS, TS Trần Sĩ Lâm



Hà Nội, tháng 3 năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS Trần
Sĩ Lâm, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành Luận văn này trong
suốt thời gian qua. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các Thầy Cô giáo của
Khoa Sau đại học và các Khoa Chuyên môn đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Công ty TNHH Ống
thép Hịa Phát đã nhiệt tình giúp đỡ tơi thu thập thông tin, số liệu về các hoạt động
trong chuỗi cung ứng của Công ty để phục vụ cho q trình nghiên cứu.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, xong do còn hạn chế về mặt kiến thức, tài liệu
và phương pháp nghiên cứu nên chắc chắn Luận văn vẫn cịn rất nhiều thiếu sót. Tơi
rất mong sẽ tiếp tục nhận được các ý kiến đánh giá, nhận xét, đóng góp từ phía các
thầy cơ và bạn đọc để Luận văn được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 03 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hằng


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc Sĩ Kinh tế “Giải pháp hoàn thiện hoạt động

mua sắm trong chuỗi cung ứng của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát” là cơng
trình nghiên cứu của tơi dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Trần Sĩ Lâm.
Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và hoàn toàn chưa từng
được cơng bố trên bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hằng


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ .............................................................. iv
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN .................................. vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG ................................................................................................5
1.1

Tổng quan về chuỗi cung ứng.............................................................. 5

1.2.1

Khái niệm và phân loại chuỗi cung ứng .................................................5

1.2.2

Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh .......10

1.2.3


Cấu trúc chuỗi cung ứng .......................................................................13

1.2.4

Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng ...........................................15

1.2

Tổng quan về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng ................ 18

1.2.1

Khái niệm về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng .....................18

1.2.2

Vai trò của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng .........................19

1.2.3

Nội dung của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng .....................22

1.3

Đánh giá kết quả của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng .... 24

1.3.1 Về mặt định tính .......................................................................................24
1.3.2 Về mặt định lượng ....................................................................................27
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm của chuỗi cung ứng .......29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG CỦA CƠNG TY TNHH ỐNG THÉP HỊA PHÁT ......................33
2.1

Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty ................ 33

2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Ống thép Hịa Phát ....................................33
2.1.2 Tổng quan về nguồn lực của Cơng ty TNHH Ống thép Hòa Phát ............34
2.1.3 Các sản phẩm chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty trong những năm gần đây ...............................................................................37
2.2

Tổng quan về chuỗi cung ứng của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa

Phát…………….. .............................................................................................. 43


iv

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển .............................................................43
2.2.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng của Công ty .......................................................44
2.2.3 Các hoạt động trong chuỗi cung ứng của Công ty ....................................46
2.2.3 Kết quả đạt được của chuỗi cung ứng của Công ty...................................49
2.3 Thực trạng hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty ... 50
2.3.1 Giới thiệu chung về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công
ty .........................................................................................................................50
2.3.2 Nội dung hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty ............53
2.3.3 Kết quả đạt được của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công
ty .........................................................................................................................58
2.4 Đánh giá kết quả của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công

ty……….. ...................................................................................................... 60
2.4.1 Kết quả của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty ............60
2.4.2. Điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng
của Công ty .........................................................................................................67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI ..................73
3.1 Định hướng hồn thiện chuỗi cung ứng của Cơng ty TNHH Ống thép Hòa
Phát……….. .................................................................................................. 73
3.1.1 Xu hướng thị trường ..................................................................................73
3.1.2 Mục tiêu phát triển và chiến lược sản xuất, kinh doanh của Cơng ty .......77
3.1.3 Định hướng hồn thiện chuỗi cung ứng của Cơng ty................................79
3.2 Định hướng hồn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của
Công ty và một số vấn đề đặt ra ................................................................. 82
3.2.1 Định hướng hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công
ty .........................................................................................................................82
3.2.2 Cơ hội, thách thức đối với hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của
Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát ...................................................................86


v

3.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của
Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát ............................................................ 90
3.3.1 Xây dựng ma trận SWOT cho giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm
trong chuỗi cung ứng của Công ty .....................................................................90
3.3.2 Các giải pháp cho Công ty TNHH Ống thép Hịa Phát để hồn thiện hoạt
động mua sắm hàng hóa trong chuỗi cung ứng ..................................................92
3.3.3 Các kiến nghị với cơ quan Nhà nước ........................................................98
KẾT LUẬN ............................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................103



iv
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ
1. Danh mục Bảng
Bảng 2.1 Tổng tài sản của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát từ năm 2014 đến năm
2016 ...........................................................................................................................36
Bảng 2.2 Doanh thu và lợi nhuận của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát từ năm
2014 đến năm 2016 ...................................................................................................40
Bảng 2.3 Số lượng nhà cung cấp của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát từ năm
2015 đến năm 2017 ...................................................................................................45
Bảng 2.4 Chi phí mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào của Cơng ty TNHH Ống thép Hòa
Phát giai đoạn 2013-2016..........................................................................................53
Bảng 2.5 Lượng thép và đơn giá nhập khẩu của một số Công ty trong ngành thép
năm 2016, 2017 .........................................................................................................58
Bảng 2.6 Vòng quay tồn kho của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát giai đoạn
2013-2016 .................................................................................................................66
Bảng 3.1 Mục tiêu cải tổ ngành thép của Trung Quốc đến năm 2020 ......................75
Bảng 3.2 Ma trận SWOT giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung
ứng của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát ............................................................90
2. Danh mục Biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Mức độ hài lòng của các đại lý trong nước đối với sản phẩm của Công
ty năm 2017 ...............................................................................................................61
Biểu đồ 2.2 Mức độ hài lịng của các khách hàng nước ngồi đối với sản phẩm của
Công ty năm 2017 .....................................................................................................62
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ giao hàng đúng hạn mặt hàng kẽm của Công ty TNHH Ống thép
Hòa Phát năm 2017 ...................................................................................................65
Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ giao hàng đúng hạn mặt hàng thép của Công ty TNHH Ống thép
Hòa Phát năm 2017 ...................................................................................................65
3. Danh mục Hình

Hình 1.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng đơn giản ....................................................13
Hình 1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng phức tạp.....................................................15
Hình 1.3 Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng ................................................18


v
Hình 1.4 Xếp loại tỷ lệ giao hàng đúng hạn của doanh nghiệp ................................28
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát ..................35
Hình 2.2 Các bước tạo ra sản phẩm của Công ty TNHH Ống thép Hịa Phát ..........39
Hình 2.3 Thị phần thị trường Ống thép tại Việt Nam 8 tháng đầu năm 2017 ..........41
Hình 2.4 Tỷ lệ xuất khẩu của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát năm 2017 ..........41
Hình 2.4. Quy trình mua sắm ngun vật liệu thép của Cơng ty TNHH Ống thép
Hịa Phát ....................................................................................................................54
Hình 3.1 Nhu cầu các sản phẩm thép tại thị trường Việt Nam năm 2020 ................74
Hình 3.2 Sản lượng sản xuất, tiêu thụ và chênh lệch cung cần ước tính của ngành
thép thế giới năm 2018, 2019 ....................................................................................75


vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Chuỗi mua sắm và hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng là hai khái niệm
đã có từ rất lâu và đã khơng cịn xa lạ nữa. Trong bối cảnh thị trường ngày càng
cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều đứng trước áp lực
nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu tối đa mọi chi phí nhằm hướng tới mục
tiêu tối đa lợi nhuận. Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát cũng phải đối mặt với
những áp lực này. Bản thân là một nhân viên trong Phịng Vật tư – Xuất nhập khẩu
của Cơng ty, tác giả có nguyện vọng tìm hiểu hơn về chuỗi cung ứng của Cơng ty
nói chung và hoạt động mua sắm hàng hóa trong chuỗi cung ứng của Cơng ty nói
riêng, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp hồn thiện hoạt động mua sắm. Do vậy,
tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung

ứng của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát” để nghiên cứu. Luận văn đã đạt được
một số kết quả như sau:
- Đưa ra được hệ thống quá cơ sở lý luận có liên quan đến chuỗi cung ứng và
hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của
Công ty TNHH Ống thép Hịa Phát trong những năm gần đây, từ đó chỉ ra những
mặt mạnh, mặt hạn chế đang còn tồn tại trong hoạt động mua sắm của Công ty.
- Phân tích xu hướng thị trường trong thời gian tới và chỉ ra những cơ hội và
thách thức mà Công ty sẽ phải đối mặt.
- Đề xuất 9 giải pháp và 2 kiến nghị góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả
hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát
trong thời gian tới.
Các kết quả trên đây sẽ được trình bày cụ thể hơn ở các chương tiếp theo.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của xu hướng tồn cầu hóa, hiện nay hoạt động sản
xuất, kinh doanh khơng chỉ cịn gói gọn trong phạm vi một doanh nghiệp, một quốc
gia hay mơt châu lục mà là mở rộng ra tồn cầu. Một sản phẩm có thể là kết quả của
một chuỗi các doanh nghiệp trong một quốc gia hoặc từ nhiều quốc gia trên thế giới
cùng tham gia vào một chuỗi các hoạt đơng gồm có hoạch định, mua sắm, sản xuất,
kinh doanh và phân phối để tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng.
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối mở cửa và hội nhập cùng thị trường thế
giới, nhờ tiếp cận được những nguồn nguyên liệu giá rẻ từ thị trường trên thế giới,
Ngành thép của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Việt Nam hiện là
nước có số lượng dự án mới nhiều nhất trong khu vực. Theo quy hoạch ngành thép,

có khoảng 44 dự án đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất trong giai đoạn đến năm
2025, làm tình trạng cung vượt cầu trầm trọng hơn và dẫn đến cạnh tranh khốc liệt
tại thị trường trong nước. Bên cạnh đó, thị trường thế giới ngày càng trở nên cạnh
tranh khốc liệt hơn do một số nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thuế quan và
phi thuế quan.
Để tồn tại được trong một thị trường có tính cạnh tranh lớn như vậy, bất kì
doanh nghiệp nào cũng cần được trang bị những kiến thức về chuỗi cung ứng nói
chung và về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng nói riêng để giúp doanh
nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình. Khơng nằm ngồi xu hướng đó, Cơng
ty TNHH Ống thép Hịa Phát – là doanh nghiệp hàng đầu trong thị trường Ống thép
Việt Nam, cũng đã và đang khơng nhừng tìm kiếm những phương thức cải thiện
hiệu quả của mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng một cách tốt hơn và đặc biệt là không ngừng nâng cao chất lượng hoạt
động mua sắm hàng hóa. Chính vì những lý do đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề
tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty
TNHH Ống thép Hòa Phát” để nghiên cứu trong Luận văn này.


2

2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn đó là phân tích, đánh giá hoạt động mua
sắm trong chuỗi cung ứng của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát từ đó đề xuất các
giải pháp hồn thiện hoạt động mua sắm của Công ty.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của Lân văn bao gồm:
- Nghiên cứu và hệ thống quá cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động mua
sắm trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của

Công ty TNHH Ống thép Hịa Phát trong những năm gần đây, từ đó chỉ ra những
mặt mạnh, mặt hạn chế đang còn tồn tại trong hoạt động mua sắm của Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu
quả hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa
Phát trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chuỗi cung ứng của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát
mà trọng tâm trong đó là Hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1 Về mặt nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về hoạt động mua sắm trong
chuỗi cung ứng của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát bao gồm cấu trúc, các hoạt
động, nội dung, kết quả đạt được và vai trò đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh
của Công ty.
3.2.2 Về mặt thời gian
Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng
của Công ty trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017.
3.2.3 Về mặt không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng tại
Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát bao gồm tất cả các văn phòng, nhà máy tại ba
miền Việt Nam.


3

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng dựa trên nền tảng một số phương pháp nghiên cứu
khoa học như phương pháp thu thập số liệu qua tổng hợp, thống kê; phương pháp
phân tích số liệu dựa vào so sánh, đối chiếu, quy nạp; kết hợp với việc minh họa

bằng cơng cụ trực quan như bảng biểu, hình vẽ từ đó khái quát để rút ra nhận định,
đánh giá và kết luận.
5. Các nghiên cứu trước có liên quan đến luận văn
Chuỗi cung ứng nói chung và hoạt động mua sắm nói riêng là chủ đề khơng q
mới mẻ, chính vì vậy đã có rất nhiều nhà khoa học có các cơng trình nghiên cứu sâu
về hai chủ đề này.
5.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
- Ganeshan, Harrison, An introduction to Supply chain management, 1995.
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã chỉ ra các vấn đề cơ bản của
chuỗi cung ứng, sự tương tác trong chuỗi cung ứng, mức độ tương tác của chuỗi
cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tương tác trong chuỗi cung ứng. Đây
là một trong những cơng trình sơ khai có đóng góp rất lớn cho những hoạt động
nghiên cứu về chuỗi cung ứng về sau.
- Robert M. Monczka, Robert B. Handfield, Purchasing & Supply Chain
Management, 2009: nghiên cứu về hoạt động mua sắm và quản lý chuỗi ung ứng.
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã giới thiệu được về hoạt động
mua sắm và chuỗi cung ứng, chỉ ra cấu trúc và các các bước diễn ra trong quá trình
mua sắm, các chiến lược tìm kiếm nguồn cung cấp đồng thời cũng chỉ ra xu hướng
trong tương lai của hoạt động mua sắm.
5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
- Huỳnh Thị Thu Sương, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác
trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ, Luận án
Tiến Sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2012. Cơng trình
đã chỉ ra các cơ sở lý luận chung về chuỗi cung ứng bao gồm: khái niệm, cấu trúc,
phân loại, sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác
trong chuỗi cung ứng từ đó tập trung vào chuỗi cung ứng đồ gỗ thế giới và đưa ra
một số bài học cho Ngành gỗ ở Việt Nam.


4


- Nguyễn Quang Vũ, Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung
ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam đến năm 2020, Luận văn Thạc Sĩ Kinh
tế, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2015. Cơng trình đã chỉ ra
các lý thuyết chung về chuỗi cung ứng: định nghĩa, cấu trúc, các thành phần cơ
bản, những nội dung chính trong chuỗi cung ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản
trị chuỗi cung ứng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng… từ đó
tập trung nghiên cứu chuỗi cung ứng của Cơng ty TNHH Uniqlo Việt Nam để tìm
ra những biện pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Cơng ty.
6. Tính mới và đóng góp của Luận văn
Điểm mới trong nghiên cứu này đó là tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu hoạt
động mua sắm hàng hóa trong chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh điển hình tại Việt Nam.
- Về phương diện học thuật: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về
chuỗi cung ứng và hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh
hưởng và thang đo mức độ hiệu quả của hoạt động mua sắm. Do vậy, kết quả của
nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về
hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng.
- Về thực tiễn: Luận văn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
có cái nhìn đầy đủ và tồn diện hơn về một phương thức tiếp cận và đo lường hiệu
quả của hoạt động mua sắm hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Đồng thời nhận diện
các yếu tố cơ bản và vai trò tác động của chúng đến hoạt động mua sắm hàng hóa.
Đây sẽ là điều kiện để triển khai những nghiên cứu ứng dụng hoặc có những giải
pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động mua sắm của Cơng ty.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngồi Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của Luận văn được chia thành 3 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về Hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng
- Chương 2: Thực trạng Hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Cơng
ty TNHH Ống thép Hịa Phát

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng
của Cơng ty TNHH Ống thép Hịa Phát.


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG
1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.2.1 Khái niệm và phân loại chuỗi cung ứng
1.1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một chủ đề khơng cịn q xa lạ, nó đã trở nên rất phổ biến
trên tồn thế giới và đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo
nhiều khía cạnh khác nhau, nhiều cách tiếp cận khác nhau, vì vậy cũng có rất nhiều
ý kiến khác nhau về khái niệm “chuỗi cung ứng”. Dưới đây là một trong những khái
niệm về chuỗi cung ứng được đưa ra bởi các tác giả tiêu biểu:
- Theo tác giả Ganesham Ran và cộng sự Terry P. Harrison: chuỗi cung ứng là
mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua
nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối
chúng đến khách hàng (Ganesham Ran, Terry P. Harrison, 1995)1.
- Quan điểm khác cho rằng: “Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các Công ty
với nhau nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” (Lambert, Stock and
Elleam, 1998).2
- Một quan điểm khác cho rằng chuỗi cung ứng bao gồm mọi
cơng đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách
hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà
vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Chopra Sunil, Peter
Meindl, 2001).3

1


“A supply chain is a network of facilities and distribution options that performs the functions of

procurement of materials, transformation of these materials into intermediate and finished products, and the
distribution of these finished products to customers” (Ganeshan and Harrison, 1995, tr.1).
2

The concept of “supply chain” is well established in the literature and is generally referred to as the

alignment of firms that bring products or services to market (Lambert, Stock and Elleam, 1998).
3

“A supply chain consists of all parties involved, directly or indirectly, in fulfilling a customer request.

The supply chain includes not only the manufacture and suppliers, but also transporters, warehouses,
retailers, and even customers themselves” (Chopra Sunil, Peter Meindl, 2001).


6

- Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010): chuỗi cung ứng bao gồm
mọi hoạt động có liên quan đến sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ
hoàn chỉnh, bắt đầu từ các nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng.
Như vậy, có thể thấy, về cơ bản chuỗi cung ứng là một chuỗi bao gồm các tổ
chức, con người, nguồn lực, thông tin và các hoạt động có liên quan từ khâu hoạch
định, thu mua mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến khi cung cấp cho
khách hàng cuối cùng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, thương
mại, nhà cung cấp, mà cịn bao gồm cả các Cơng ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và
khách hàng của họ. Nói cách khác, chuỗi cung ứng là một q trình liên tục bắt đầu
từ ngun liệu thơ cho tới khi tạo thành sản phẩm, dịch vụ cuối cùng và được phân

phối tới tay người tiêu dùng. Mọi hoạt động, đối tượng trực tiếp hay gián tiếp liên
quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và có quan hệ qua lại, tác động trực
đến sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng đều nằm trong chuỗi cung ứng.
1.1.1.2 Phân loại chuỗi cung ứng
Đối với bất kì doanh nghiệp nào thì việc lựa chọn mơ hình chuỗi cung ứng phù
hợp là một trong những quyết định quan trọng nhất. Sở dĩ như vậy bởi vì mơ hình
chuỗi cung ứng có thể tác động rất nhiều đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp
cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tối thiểu hố chi phí hoạt động
và tối đa hóa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng là hai mục tiêu lớn nhất của
bất kì doanh nghiệp, tuy nhiên rất kho để đạt được hai mục tiêu này cùng lúc. Tùy
theo từng cách tiếp cận khác nhau người ta có thể chia chuỗi cung ứng thành các loại
khác nhau. Sau đây là một số những cách phân loại phổ biến nhất:
a. Căn cứ vào cách thức đưa sản phẩm vào thị trường
Nếu căn cứ vào cách thức đưa sản phẩm vào thị trường, chuỗi cung ứng được
chia thành hai loại cơ bản là chuỗi cung ứng đẩy và chuỗi cung ứng kéo.
- Chuỗi cung ứng đẩy: và chuỗi cung ứng mà trong đó sản phẩm được sản
xuất dạng tồn kho sau đó mới được đưa ra thị trường. Trong chuỗi cung ứng đẩy,
hoạt động sản xuất được tiến hành đồng thời với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Doanh nghiệp sẽ cố gắng đẩy sản phẩm ra khỏi kho của mình đến lớp tiếp theo
trong kênh phân phối. Đến lượt các lớp này lại cố gắng đẩy nó lên phía trước gần


7

khách hàng hơn. Quyền lực nằm trong tay nhà cung cấp, họ có nhiều vị thế trong
đàm phán về giá cả, đặc biệt đối với các sản phẩm mới. Khách hàng khơng có nhiều
cơ hội chọn lựa. Ví dụ: Áo ấm sẽ được đẩy xuống các nhà bán lẻ khi mùa hè kết
thúc và bắt đầu của mùa thu đông. Trong chuỗi cung ứng đẩy, việc hoạch định nhu
cầu dự kiến của thị trường sẽ nắm vai trò quyết định. Nếu lựa chọn mơ hình chuỗi
cung ứng này, doanh nghiệp cần phải có khả năng dự báo, hoạch định tốt đối với sản

phẩm mà khách hàng có nhu cầu từ đó lên kế hoạch sản xuất. Lợi ích của chuỗi cung
ứng đẩy đó là giúp doanh nghiệp đủ thời gian để chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu và
sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, mặt trái của chuỗi cung ứng đẩy đó là trong trường hợp
doanh nghiệp dự báo khơng đúng nhu cầu tương lai của thị trường, hàng hóa có thể
không bán được dẫn đến lỗ vốn và tốn kém rất nhiều các chi phí khác như chi phí lưu
kho, lưu bãi, chi phí quản lý, chi phí tài chính…
- Chuỗi cung ứng kéo: Trong chuỗi cung ứng kéo, hoạt động tạo ra sản phẩm
là xuất phát từ nhu cầu thực tế đã có của khách hàng trên thị trường. Khách hàng
sẽ tìm kiếm các nhà sản xuất hoặc thương mại có thể đáp ứng nhu cầu của họ, các
nhà sản xuất và thương mại này có thể lại tìm những nhà thầu phụ, nhà cung cấp
khác có thể giúp họ đẩy nhanh quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng có
cơ hội chọn lựa những nhà cung cấp mà họ cảm nhận giá trị sản phẩm là tốt nhất.
Ví dụ: trong lĩnh vực điện tử cơng nghệ cao và hàng hóa là đặc chủng khơng phổ
thơng, thơng thường doanh nghiệp sẽ chờ đến khi nhận được đơn đặt hàng của
khách hàng để mới bắt đầu hoạt động sản xuất. Ưu điểm của chuỗi cung ứng kéo
là giúp doanh nghiệp giảm các chi phí trong việc quản lý hàng tồn kho và các chi
phí tài chính, chi phí quản lý có liên quan. Tuy nhiên mặt hạn chế của chuỗi cung
ứng này đó là doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ sẽ khơng có đủ hàng tồn
kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khi thời gian đặt mới nguồn nguyên
vật liệu là quá lâu.
- Chuỗi cung ứng kéo và chuỗi cung ứng đẩy đều có những ưu điểm và nhược
điểm riêng đối nghịch nhau. Thực tế trong những năm gần đây, để hạn chế những
nhược điểm cũng như tận dụng tối đa những ưu điểm của cả hai mơ hình, nhiều
doanh nghiệp đã rất linh hoạt trong việc phối hợp cả hai mô hình trên tạo thành
chuỗi cung ứng kéo – đẩy.


8

b. Căn cứ vào đặc tính của sản phẩm

Nếu căn cứ vào đặc tính của sản phẩm, chuỗi cung ứng được chia thành hai
loại cơ bản đó là chuỗi cung ứng có sản phẩm mang tính cả tiến và chuỗi cung ứng
có sản phẩm mang tính chức năng:
- Chuỗi cung ứng có sản phẩm mang tính cải tiến (Innovative Supply Chain):
là chuỗi cung ứng của các sản phẩm mà nhu cầu của sản phẩm thay đổi thường
xuyên theo thời gian (ví dụ như mặt hàng quần áo, phần mềm tin học…). Đặc điểm
của chuỗi cung ứng có sản phẩm mang tính cải tiến là thơng tin được chia sẻ tốt,
vịng đời sản phẩm ngắn, thời gian cung ứng sản phẩm ra thị trường rất nhanh, tốc
độ chuỗi lớn, mức tồn kho của sản phẩm thấp. Trong chuỗi cung ứng của sản phẩm
mang tính cải tiến, việc dự báo nhu cầu thị trường và thiết kế sản phẩm là rất quan
trọng. Nếu dự báo sai nhu cầu thị trường có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Trong chuỗi cung ứng này, doanh nghiệp nào có khả năng đưa sản phẩm ra thị
trường nhanh sẽ là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.
- Chuỗi cung ứng có sản phẩm mang tính chức năng (Functional Supply
Chain): là chuỗi cung ứng của các ản phẩm mà nhu cầu của sản phẩm ít thay đồi
trên thị trường (ví dụ như các mặt hàng thiết yếu hàng ngày: lương thực, thực phẩm,
nông sản…). Đối với chuỗi cung ứng của sản phẩm này, các doanh nghiệp có chi
phí thấp sẽ là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.
c. Các loại chuỗi cung ứng khác
Ngoài hai cách phân loại trên thì nếu căn cứ vào hiệu quả hoạt động và độ
phức tạo của chuỗi thì có thể chia chuỗi cung ứng thảnh rất nhiều loại. Sau đây là
một số loại chuỗi cung ứng cơ bản:
- Chuỗi hỗ trợ sản xuất: chuỗi hỗ trợ sản xuất là chuỗi cung ứng được thiết kế
riêng để hỗ trợ sản xuất nhằm đạt hiệu quả tối đa. Chuỗi cung ứng hỗ trợ sản xuất
có đặc điểm là chi phí cố định cao, có sự liên kết giữa việc lưu chuyển các nguồn
lực với tồn kho.
- Chuỗi mở rộng: Là chuỗi cung ứng mà trong đó doanh nghiệp cố gắng liên
kết với nhà cung cấp và khách hàng các cấp ở bất cứ nơi nào có thể nhằm tìm kiếm
lợi nhuận và giảm chi phí của mình. Trong chuỗi cung ứng mở rộng, vòng đời sản



9

phẩm là ngắn, việc phân tích chi phí và giá trị là chìa khố của mọi hoạt động của
doanh nghiệp.
- Chuỗi giá trị: là chuỗi mà sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi
theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Trong
chuỗi giá trị, doanh nghiệp tìm kiếm sự cải tiến, đột phá thơng qua đối tác, liên
minh cùng hợp tác làm việc với nhau hơn là đối đầu.
- Chuỗi điều phối: Thường thấy ở các tập đồn đa quốc gia nơi có mức độ tập
quyền thấp, khó quản lý, hoạt động chức năng khơng hiệu quả, chi phí cao, khơng
tạo được các lợi thế cạnh tranh.
- Chuỗi theo yêu cầu khách hàng: Trong chuỗi cung ứng theo yêu cầu với
khách hàng, doanh nghiệp có mối liên kết rrats chặt chẽ với khách hàng. Các đơn
hàng mà khách hàng thường là những đơn hàng lớn, tập trung, yêu cầu doanh
nghiệp có hệ thống phục vụ khách hàng tốt và phải có khả năng đáp ứng linh hoạt
với các dạng khách hàng khác nhau. Trong chuỗi cung ứng theo yêu cầu khách
hàng, việc ứng dụng công nghệ thơng tin đóng một vai trị quan trọng, các doanh
nghiệp thường sử dụng các phần mềm trong quản lý để đảm bảo kịp thời đáp ứng
yêu cầu của các khách hàng.
- Chuỗi tích hợp: Các doanh nghiệp tích hợp với nhau nhằm giảm chi phí và
khoảng cách, mỗi thành phần trong chuỗi cũng ứng tích hợp được tạo lập từ những
những nhóm khách hàng và nhà cung cấp. Chuỗi cung ứng tích hợp u cầu xác
định chi phí và tìm mọi cách để giảm thiểu chúng nhằm mục đích đáp ứng đước các
yêu cầu của khách hàng nhưng vẫn giúp doanh nghiệp thu về được lợi nhuận cao
nhất có thể.
- Chuỗi tốc độ: Chuỗi tốc độ tập trung vào việc phát triển sản phẩm, thị trường
được chọn lựa trước, thời gian được kiểm soát chặt chẽ và là thang đo xuyên suốt
mọi quá trình trong chuỗi cung ứng. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong chuỗi
cung ứng tốc độ là linh hoạt có thể tự làm hoặc kết hợp thuê ngồi. Mục đích của

chuỗi cung ứng tốc độ là nhằm đẩy sản phẩm ra thị trường nhanh nhất có thể nhằm
tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.


10

Tóm lại, có rất nhiều cách phân loại chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng của một
doanh nghiệp bất kì có thể vừa thuộc loại chuỗi cung ứng này, vừa thuộc loại chuỗi
cung ứng khác. Việc lựa chọn mơ hình chuỗi cung ứng loại nào là yếu tố rất quan
trọng, là chìa khóa cho chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
và là một trong những yếu tố quyết định sự thành cơng của doanh nghiệp.
1.2.2 Vai trị của chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Ngày nay, để cạnh tranh thành cơng trong bất kì môi trường kinh doanh nào,
các doanh nghiệp không được chỉ tập trung vào hoạt động của riêng bản thân mình
mà buộc phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách
thức thiết kế, đóng gói sản phẩm, dịch vụ cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm
cuối cùng của nhà cung cấp, và những mong đợi, kỳ vọng của khách hàng cuối cùng
đối với sản phẩm, dịch vụ của mình. Sự cạnh tranh có tính tồn cầu ngày càng khốc
liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách
hàng ngày càng cao hơn đã buộc các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến
chuỗi cung ứng của họ.
Có thể nói chuỗi cung ứng có vai trị rất to lớn trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh bởi nó có liên quan đến cả đầu vào, đầu ra và các hoạt động diễn ra trong nội
bộ doanh nghiệp.
1.1.2.1 Giảm chi phí
Đối với mỗi doanh nghiệp, vấn đề về chi phí là một trong những vẫn đề rất
quan trọng mang tính sống cịn của doanh nghiệp. Các chi phí ở đây khơng đơn
thuần chỉ là chi phí mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào mà còn mà bao gồm tất cả các
chi phí liên quan từ giai đoạn mua sắm hàng hóa, dịch vụ đầu vào cho đến khi sản
phẩm, dịch vụ của họ được đến tay khách hàng.

Việc hiểu và quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả có thể giúp doanh
nghiệp tối ưu hóa được chi phí của mình. Doanh nghiệp có thể giảm chi phi bằng
nhiều cách như lựa chọn các nhà cung cấp, thay đổi nguồn ngun vật liệu đầu vào,
tối ưu hố q trình ln chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ hoặc cải tiến
hiệu quả hoạt động của tổ chức…. Doanh nghiệp không những có thể giảm chi phí


11

đầu vào mà cịn có thể giảm cả chi phí đầu ra cùng lúc, điều này đóng vai trị rất lớn
trong việc giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình.
1.1.2.2 Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp, việc cố gắng giảm chi phí để giảm giá thành sản
phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác không phải lúc nào cũng khả thi vì
nó cịn liên quan đến rất nhiều vấn đề như quy mơ, năng lực tài chính… Ví dụ, nếu
quy mơ sản xuất của doanh nghiệp là lớn, doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng hóa
với số lượng nhiều và có khả năng chi trả cho lượng hàng hóa này thì có thể dễ
dàng tìm được nguồn hàng có giá cả hợp lý hơn so với doanh nghiệp bé do nhà
cung cấp có thể đưa ra mức chiết khấu cao.
Chuỗi cung ứng có thể giúp cho doanh nghiệp phát triển lợi thế cạnh tranh mà
không cần phải giảm giá sản phẩm. Chẳng hạn, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả,
doanh nghiệp có thể phân phối các đơn đặt hàng nhanh hơn, trong cùng một điều
kiện, khách hàng sẽ chọn Công ty đáp ứng được nhu cầu của họ nhanh nhất, điều
này mang lại cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh trong ngành của mình.
1.1.2.3 Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp lựa chọn được những nguồn thông tin cần
thiết trong mọi quá trình xuyên suốt của chuỗi cung ứng và tập trung hướng vào
khách hàng và yêu cầu của họ. Chính những nguồn thông tin này giúp doanh nghiệp
điều phối được hoạt động của mình nhằm mục đích then chốt là đưa sản phẩm đến
đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Bên cạnh đó, chính vì chuỗi

cung ứng hướng tới khách hàng và yêu cầu của họ nên doanh nghiệp có thể giúp
khách hàng có được sự hỗ trợ tốt nhất của sau khi tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của
mình. Có thể nói, việc vận hành chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp nắm bắt, quản
lý các hoạt động cần thiết cho việc điều phối lưu lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm
phục vụ khách hàng cuối cùng được tốt nhất.
1.1.2.4 Cải thiện năng lực tài chính của Công ty
Đối với bất kể doanh nghiệp nào, yếu tố tài chính là một trong những yếu tố
rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Việc hiểu và vẫn hành chuỗi cung ứng một cách hiệu quả có thể giúp cho doanh
nghiệp nâng cao khả năng tài chính do các yếu tố:


12

- Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp kiểm soát và cắt giảm chi phí từ đấy dẫn
đến giảm giá thành sản phẩm. Đây lại cũng chính là địn bẩy dẫn đến sự gia tăng
đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp. Với lợi nhuận gia tăng, Cơng ty sẽ có một tiềm
lực tài chính tốt hơn.
- Giảm tài sản cố định: hiểu và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả có thể giúp
doanh nghiệp giảm được chi phí đầu tư cho tài sản cố định như nhà xưởng, kho bãi,
máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển. Điều này giúp doanh nghiệp tiết
kiệm được nguồn tiền và dùng để đầu tư cho các hoạt động khác mang lại hiệu quả
cao hơn.
- Giảm chi phí tài chính và đẩy nhanh khả năng quay vòng vốn: chuỗi cung
ứng giúp cho doanh nghiệp quản trị tồn kho một các hiệu quả về cả nguyên vật liệu
đầu vào lẫn thành phẩm. Với lượng tồn kho càng nhiều thì doanh nghiệp càng phải
trả các chi phí tài chính càng lớn do phần lớn các doanh nghiệp hiện này đều đầu tư
sản xuất, kinh doanh thông qua nguồn vốn vay ngân hàng. Do vậy, việc quản trị tồn
kho hiệu quả là một yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp chủ động nguồn vốn
và sử dụng một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, quản lý chuỗi cung ứng tốt còn giúp

cho doanh nghiệp đẩy nhanh việc giao hàng và thu tiền hàng giúp đẩy nhanh tốc độ
quay vòng vốn.
1.1.3.5 Tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp bất kì dù là doanh nghiệp sản xuất hay
doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ ln tồn tại ba bước chính bao gồm:
- Thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình tạo ra sản phẩm,
dịch vụ, tập trung hướng tới những thông tin từ khách hàng và yêu cầu của họ
- Thứ hai là bản thân quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Quá tình này tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, ngun vật liệu và
chính q trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
- Thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa
hướng tới những thơng tin từ phía khách hàng và u cầu của họ.
Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp điều phối khả năng tạo ra hàng hóa, dịch
vụ có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch cho quá trình này. Đây là những công


13

việc địi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại doanh nghiệp, nhằm làm cho kế
hoạch đã đưa ra của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng
1.1.3.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng đơn giản
Xét ở hình thức đơn giản nhất, trong một chuỗi cung ứng điển hình bao gồm
doanh nghiệp, nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp đó. Đó là một chuỗi
những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng:
- Nhà cung cấp: là các Công ty bán sản phẩm, dịch vụ là đầu vào cần thiết cho
quá trình sản xuất và/hoặc kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà cung cấp bao gồm nhà
cung cấp nguyên vật liệu đầu vào trực tiếp của doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ
cung cấp các dịch vụ cần thiết cho hoạt động sản xuất và/hoặc kinh doanh.
- Doanh nghiệp: là đơn vị tiến hành sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào để

đưa vào quá trình sản xuất và/hoặc kinh doanh nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách
hàng và thu về lợi nhuận. Bản thân bên trong doanh nghiệp lại là một chuỗi cung ứng
nhỏ bao được tạo thành bởi các bộ phận khác nhau, hoạt động phối hợp với nhau vì
mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Khách hàng: Là các đơn vị, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp trực tiếp từ doanh nghiệp. Khách hàng ở đây có thể là khách hàng cuối cùng
tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng cuối
cùng này mua sản phẩm, dịch vụ trực tiếp từ doanh nghiệp hoặc cùng có thể là các
cá nhân, đơn vị sử dụng sản phẩm nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh để đáp ứng
yêu cầu khách hàng của họ nhằm thu về lợi nhuận.
Nhà

Doanh

Khách

cung

nghiệp

hàng

cấp

Hình 1.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng đơn giản
Nguồn: Dawei Lu, 2011
Trong chuỗi cung ứng dạng đơn giản, một thành phần trong chuỗi cung ứng
chỉ có một nhà cung cấp trước đó và một khách hàng duy nhất. Khi sản phẩm, dịch



14

di chuyển từ nhà cung cấp này sang khách hàng, thì một phần giá trị cho sản phẩm
được tạo thêm. Cứ như thế cho đến khi sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng là người tiêu dùng cuối cùng.
1.1.3.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng phức tạp
Xét ở dạng phức tạp, chuỗi cung vẫn bao 3 đối tượng cơ bản là doanh nghiệp,
nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp đó. Ngồi ra, trong chuỗi cung ứng
phức tạp người ta cịn có các nhà cung cấp phía ở phân lớp phía trước và khách
hàng ở phân lớp phía sau:
- Nhà cung cấp: Trong chuỗi cung ứng dạng phức tạp, nhà cung cấp không chỉ
đơn giản là các Công ty bán các sản phẩm, dịch vụ là đầu vào cần thiết cho quá
trình sản xuất và/hoặc kinh doanh của doanh nghiệp doanh nghiệp nữa. Trong thực
tế, bất kì doanh nghiệp nào cũng mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào từ nhiều nhà cung
cấp khác nhau nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào, bên cạnh đó bất cứ nhà cấp nào
của doanh nghiệp đều có thể có nhà cung cấp ở phía trước nó (nhà cung cấp ở phân
lớp phía trước). Nếu phân theo các cấp, nhà cung cấp cấp 1 là nhà cung cấp trực tiếp
cho doanh nghiệp thì các nhà cung cấp của nhà cung cấp 1 là nhà cung cấp cấp 2,
nhà cung cấp trước của nhà cung cấp cấp 2 là nhà cung cấp cấp 3… Do một nhà
cung cấp có thể có nhiều nhà cung cấp trước đó nên các nhà cung cấp trong chuỗi
cung ứng sẽ tạo thành một chuỗi có dạng hội tụ dần về phía doanh nghiệp
- Doanh nghiệp: Trong chuỗi cung ứng dạng phức tạp, doanh nghiệp - là đơn vị
tiến hành sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào để đưa vào quá trình sản xuất
và/hoặc kinh doanh vẫn đứng ở vị trí trung tâm. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp
sản xuất và/hoặc kinh doanh với nhà cung cấp và khách hàng của nó là một chuỗi
cung ứng nhỏ trong chuỗi cung ứng phức tạp.
- Khách hàng: Trong chuỗi cung ứng dạng phức tạp, khách hàng ở đây ngồi
những khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ trực tiếp từ doanh nghiệp còn bao gồm cả
các khách hàng khác. Khách hàng ở đây cịn có thể là khách hàng ở phân lớp phía
sau (có thể là khách hàng cuối cùng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

hoặc cũng có thể là các cá nhân, đơn vị sử dụng sản phẩm nhằm mục đích sản xuất,
kinh doanh để đáp ứng yêu cầu khách hàng của họ nhằm thu về lợi nhuận nhưng lại
không mua hàng trực tiếp từ doanh nghiệp). Nếu coi khách hàng trực tiếp của doanh


15

nghiệp là khách hàng cấp 1 thì các khách hàng phía sau của nó là khác hàng cấp 2,
các khách hàng phía sau của khách hàng cấp 2 là khách hàng cấp 3. Giả sử, số
lượng khách hàng chỉ dừng lại ở khách hàng cấp 3 thì khách hàng cấp 3 chính là
người tiêu dùng cuối. Các khách hàng ở các cấp khác nhau sẽ liên kết với nhau tạo
thành một mạng lưới có dạng phân kỳ về phía người tiêu dùng cuối cùng.

Hình 1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng phức tạp
Nguồn: Huỳnh Thị Thu Sương, 2012
Như vậy, khi xét sâu đến từng mắt xích trong chuỗi cung ứng, ta có thể thấy
bất kì doanh nghiệp, tổ chức nào đó trong chuỗi cung ứng lại có thể là một bộ phận
tham gia vào một hay nhiều chuỗi cung ứng khác. Các chuỗi cung ứng này đan xen
với nhau tạo thành một mạng lưới rất phức tạp và có mối tác động qua lại lẫn nhau.
1.2.4 Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một chuỗi bao gồm các tổ chức, con người, nguồn lực,
thông tin và tất cả các hoạt động có liên quan từ khâu hoạch định, thu mua mua
nguyên liệu, tạo ra sản phẩm cho đến khi cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Tùy
theo các cách tiếp cận khác nhau mà người ta có thể chia các hoạt động cơ bản
trong chuỗi cung ứng thành các loại hoạt động khác nhau. Nếu tiếp cận theo mơ
hình Nghiên cứu hoạt động cung ứng - SCOR (Supply Chain Operations
Research) của Hội đồng cung ứng (Supply chain Council Inc) thì chuỗi cung ứng



×