Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hoàn thiện chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG ĐIỆN
TỬ TIÊU DÙNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế

ĐINH MAI HƯƠNG

Hà Nội - 2018

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG ĐIỆN
TỬ TIÊU DÙNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Ngành: Kinh tế
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 8310106

Họ và tên học viên: Đinh Mai Hương


Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Sĩ Lâm

Hà Nội - 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện chuỗi cung ứng ngành hàng
điện tử tiêu dùng cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa” là
công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Nguồn dữ liệu sử dụng để
phân tích trong luận văn có nguồn gốc và được trích dẫn đầy đủ, rõ ràng. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn này do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách
quan, trung thực và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Các
kết quả này chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, tháng 3 năm 2018
Học viên thực hiện

Đinh Mai Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp này được thực hiện tại trường Đại học Ngoại Thương.
Được sự phân công của Khoa Sau đại học dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Sĩ
Lâm, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Hoàn thiện chuỗi cung ứng
ngành hàng điện tử tiêu dùng cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường

nội địa”
Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các Thầy
Cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong
suốt 2 năm học vừa qua. Thầy Cô đã giúp tôi tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích
để áp dụng vào công việc thực tế hiện tại.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới sự tận tâm của PGS.TS. Trần Sĩ Lâm.
Thầy đã nhiệt tình giúp đỡ, theo sát và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện Luận văn này để đạt được kết quả tốt nhất.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên
tôi hoàn thành tốt khóa học và Luận văn thạc sĩ này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2018
Học viên thực hiện

Đinh Mai Hương


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ............................................................................. viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ................................................ ix
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1.
1.1.

TỔNG QUAN CHUỖI CUNG ỨNG ............................................... 7

Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng .......................... 7


1.1.1.

Khái niệm .............................................................................................. 7

1.1.2.

Tổng quan lịch sử phát triển của chuỗi cung ứng .............................. 10

1.1.3. Vai trò của chuỗi cung ứng đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp ............................................................................................................. 13
1.1.4.
1.2.

Phân loại chuỗi cung ứng ................................................................... 14

Cấu trúc và hoạt động chuỗi cung ứng ....................................................... 16

1.2.1.

Cấu trúc chuỗi cung ứng..................................................................... 16

1.2.2.

Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng ..................................................... 19

1.2.3.

Nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng .................................................... 22


1.2.4.

Tiêu chí đánh giá chuỗi cung ứng....................................................... 24

1.2.5.

Nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng ................................................ 26

1.3.

Tổng quan về chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng .................... 33

1.3.1.

Giới thiệu chung ngành điện tử tiêu dùng .......................................... 33

1.3.2.

Cấu trúc và đặc trưng của chuỗi cung ứng ngành điện tử tiêu dùng . 35

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG ĐIỆN TỬ
TIÊU DÙNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG
NỘI ĐỊA
......................................................................................................... 38
2.1.

Tổng quan về ngành điện tử tiêu dùng trên thị trường Việt Nam .............. 38

2.1.1.


Thị trường tiêu thụ mặt hàng công nghệ điện tử ................................ 38

2.1.2.

Thị trường bán lẻ điện thoại di động .................................................. 39

2.1.3.

Cơ cấu bán lẻ hàng công nghệ điện tử - điện tử tiêu dùng ................. 41


iv

2.2.

Thực trạng chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng của các doanh

nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa ............................................................... 45
2.2.1.

Tổng quan về chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng............. 45

2.2.2.

Cấu trúc chuỗi cung ứng..................................................................... 46

2.2.3.

Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng ..................................................... 49


2.3.

Kết quả hoạt động chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng của các

doanh nghiệp Việt Nam ......................................................................................... 53
2.3.1.

Tổng chi phí quản lý chuỗi cung ứng.................................................. 53

2.3.2.

Chu kì Cash-to-cash trong chuỗi cung ứng. ....................................... 55

2.3.3.

Tính linh hoạt trong chuỗi cung ứng sản phẩm. ................................. 57

2.3.4.
đối

Hiệu suất cung ứng hàng hoá và hiệu suất hoàn thành đơn hàng tuyệt
............................................................................................................. 59

2.3.5.

Hoạt động e-Business trong chuỗi cung ứng ...................................... 60

2.3.6.

Hoạt động vì môi trường của chuỗi cung ứng .................................... 61


2.4.

Điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi cung ứng các doanh nghiệp Việt Nam

ngành hàng điện tử tiêu dùng ................................................................................ 62
2.4.1.

Điểm mạnh .......................................................................................... 62

2.4.2.

Điểm yếu ............................................................................................. 64

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH HÀNG
ĐIỆN TỬ TIÊU DÙNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN THỊ
TRƯỜNG NỘI ĐỊA TRONG THỜI GIAN TỚI...................................................... 68
3.1.

Xu hướng phát triển ngành hàng điện tử tiêu dùng .................................... 68

3.1.1.

Xu hướng phát triển hàng điện tử tiêu dùng trên thế giới .................. 68

3.1.2.
giới

Định hướng phát triển chuỗi cung ứng hàng điện tử tiêu dùng trên thế
............................................................................................................. 69


3.1.3.
Nam

Xu hướng phát triển ngành hàng điện tử tiêu dùng tại thị trường Việt
............................................................................................................. 73

3.1.4. Định hướng kinh doanh ngành hàng điện tử tiêu dùng của các doanh
nghiệp Việt Nam................................................................................................. 74


v

3.2.

Định hướng phát triển chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng và

một số vấn đề đặt ra ............................................................................................... 76
3.2.1.

Định hướng phát triển chuỗi cung ứng bán lẻ ngành hàng điện tử tiêu

dùng

............................................................................................................. 76

3.2.2.

Cơ hội và thách thức đối với chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu


dùng

............................................................................................................. 78

3.3.

Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng ngành hàng điện

tử tiêu dùng cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa ................... 84
3.3.1.

Các giải pháp cho doanh nghiệp ........................................................ 84

3.3.2.

Các kiến nghị với Cơ quan Nhà nước ................................................. 87

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 93


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Công nghệ thông tin


CNTT
CAGR

Nghĩa tiếng Việt

Compounded Annual
Growth rate

Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép

CE

Consumer Electronic

Hàng điện tử tiêu dùng

DGW

Digiworld

Công ty Cổ phần Thế giới Số

DN

Doanh nghiệp

DWT

Deadweight tonnage


FDC

FPT Distribution Center

Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của
tàu tính bằng tấn
Trung tâm phân phối của FPT

FPT

Công ty Cổ phần FPT

GTVT

Giao thông vận tải

IOT

Internet of Things

Internet vạn vật

IT

Information Technology

Công nghệ thông tin
Just in Time (JIT) là một khái niệm

JIT


Just in time

trong sản xuất hiện đại: “Đúng sản
phẩm – với đúng số lượng – tại đúng
nơi – vào đúng thời điểm cần thiết”.

L/C
MBS
MWG

Letter of Credit
MB Securities Joint
Stock Company
Mobile World Group

Thư tín dụng
Công ty CP chứng khoán MB
Công ty CP đầu tư Thế Giới Di Động
Nhà cung cấp

NCC

OEM được dùng để chỉ các nhà máy

OEM

Orginal Equipment
Manufacturer


thực hiện các công việc sản xuất theo
thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt
trước và bán sản phẩm cho công ty
khác phân phối


vii

PSD
TMĐT

Petrosetco Distribution

Công ty CP Dịch vụ phân phối Tổng
hợp Dầu khí
Thương mại điện tử


viii

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
1 Danh mục Bảng
Bảng 2-1: Các hãng điện thoại được các phân phối tại thị trường Việt Nam ........... 42
Bảng 3-1: Ma trận SWOT giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử
tiêu dùng ............................................................................................................ 83
2 Danh mục Hình
Hình 1-1: Sự phát triển của chuỗi cung ứng .............................................................12
Hình 2-1: Thị trường bán lẻ thiết bị điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ......38
Hình 2-2: Tỷ trọng thiết bị điện tử giai đoạn 2014 – 2015 .......................................39
Hình 2-3: Nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh giai đoạn 2011 – 2015 ..............40

Hình 2-4: Quy mô chuỗi bán lẻ điện thoại giai đoạn 2012 – 2015 ...........................41
Hình 2-5: Thị phần bán lẻ điện thoại trên thị trường Việt Nam ...............................42
Hình 2-6: Tổng quan HT bán lẻ hàng hoá công nghệ điện tử giai đoạn 2012 -2015 ...
...........................................................................................................................43
Hình 2-7: Doanh thu của các công ty phân phối giai đoạn 2010 - 2015...................44
Hình 2-8: Mô hình chuỗi cung ứng hàng điện tử tiêu dùng tại thị trường Việt Nam
...........................................................................................................................47
Hình 2-9: Cơ cấu tổ chức phân phối của FPT Distribution ......................................55
Hình 2-10: Quy trình nhập hàng của FPT Distribution ............................................57
Hình 3-1: Bước nhảy thế giới thực – số hóa – thế giới thực của CM công nghiệp 4.0
...........................................................................................................................70


ix

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài “Hoàn thiện chuỗi cung ứng
ngành hàng điện tử tiêu dùng cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội
địa”, tác giả đã thu được một số kết quả như sau.
Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và hệ thống lý thuyết cơ bản về chuỗi cung
ứng, tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý chuỗi cung ứng và những nhân tố tác động
đến chuỗi cung ứng trong Chương 1. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu bật một số đặc
trưng của ngành điện tử tiêu dùng và chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng
để từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng
ngành hàng điện tử tiêu dùng nói riêng
Trong Chương 2, tác giả tập trung vào nghiên cứu chuỗi cung ứng ngành hàng
điện tử tiêu dùng của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa. Tại Việt
Nam, “Chuỗi cung ứng” là một khái niệm khá mới mẻ và dường như chưa nhận
được sự quan tâm đúng mực từ phía doanh nghiệp cũng như nhà nước. Tầm quan
trọng của chuỗi cung ứng trong việc phát triển doanh nghiệp nói riêng cũng như

phát triển nền kinh tế nói chung chưa được đánh giá cao. Chính vì vậy, có thể nói
rằng, chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng tại Việt Nam vẫn đang trong
giai đoạn phát triển, còn gặp nhiều khó khăn không chỉ từ bên trong doanh nghiệp
mà còn từ các yếu tố bên ngoài như thể chế, pháp luật, từ phát triển thị trường nội
địa, thị trường dịch vụ logistics trong nước còn chưa phát triển mạnh mẽ.
Cuối cùng, trong Chương 3, tác giả đi sâu vào bối cảnh thị trường thế giới
cũng như định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, phân tích cơ hội
và thách thức để từ đó đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam cũng
như kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực
hoạt động chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng của các doanh nghiệp Việt
Nam trên thị trường nội địa.


1

LỜI NÓI ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Điện tử tiêu dùng (Consumer Electronics) là một trong những ngành

hàng năng động nhất hiện nay với đặc trưng bởi mức độ giới thiệu sản phẩm mới
cao, chu kỳ sản phẩm tương đối ngắn, sự thay đổi về nhà cung cấp, mức độ cạnh
tranh cao và yêu cầu về tốc độ cung ứng sản phẩm đối với thị trường. Các sản phẩm
này mới chỉ phát triển nhanh khoảng một thập kỷ trước nhưng đã trải qua biết bao
thay đổi nhanh chóng, sản sinh một chuỗi vô tận các sáng kiến và sản phẩm mới.
Ngày nay, có rất nhiều thương hiệu ra đời và dòng sản phẩm đa dạng như máy tính
bảng, điện thoại thông minh, TV 3-D, máy quay phim kết hợp trình chiếu hình ảnh
và các thiết bị GPS trên thị trường để phù hợp với mọi nhu cầu và túi tiền của khách
hàng. Đồng thời, ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng đang chứng kiến những đổi

thay chưa từng thấy từ sự phát triển truyền thông mạng xã hội và nội dung số.
Người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội hay chủ sở hữu nội dung số
đang có xu hướng gia tăng nhu cầu và yêu cầu cao hơn đối với các thiết bị, xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tăng trưởng trong phân khúc điện
tử tiêu dùng.
Thị trường tiêu dùng điện tử tiêu dùng ở Việt Nam được đẩy mạnh bởi cắt
giảm thuế và tự do hóa ngành bán lẻ vào năm 2015, các yếu tố sẽ giảm và vì vậy chi
tiêu dự kiến sẽ giảm xuống mức CAGR 6.5% trong giai đoạn 2016-2020. Câu
chuyện tăng trưởng vẫn tích cực, dựa trên thu nhập hộ gia đình gia tăng trong một
thị trường tuy nhiên tỷ lệ thâm nhập thiết bị vẫn còn thấp và ngành hàng điện tử tiêu
dùng còn đang gặp nhiều khó khăn và bộc lộ những yếu kém nhất định như phát
triển chưa bền vững. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa phải là nước phát triển trong lĩnh
vực sản xuất thiết bị hay linh kiện điện tử, hàng hoá điện tử tiêu dùng chủ yếu vẫn
được nhập từ nước ngoài và các doanh nghiệp đóng vai trò là nhà phân phối trên thị
trường Việt Nam.
Thật vậy, sự phát triển chưa bền vững của ngành này có thể được nhận thấy
thông qua phương thức quy hoạch, tầm nhìn chiến lược của các doanh nghiệp còn


2

nhiều thiếu sót làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Để khắc phục và vượt qua
những khó khăn đó, các doanh nghiệp trong ngành cần có cái nhìn đầy đủ và đúng
đắn về chuỗi cung ứng. Điều này có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp trong ngành
cần phải hiểu tầm quan trọng và cơ chế hoạt động của chuỗi cung ứng. Trên thế
giới, chuỗi cung ứng là một khái niệm không mới, tuy nhiên, đối với các doanh
nghiệp Việt Nam, khải niệm này còn khá mới mẻ. Thực tiễn cho thấy, nhiều doanh
nghiệp vẫn loanh quanh tìm lối đi để nâng cao hiệu suất hoạt động doanh nghiệp
nhưng lại chưa hiểu rõ và đề cao tầm quan trọng đặc biệt của chuỗi cung ứng trong
môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày nay. Do đó, việc thiết lập chuỗi cung ứng thích

hợp là một vấn đề có ý nghĩa sống còn cho mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như
toàn ngành nói chung. Tuy nhiên, phải nhìn nhận từ các chuỗi cung ứng thực tế và
tăng cường hợp tác để mang lại tính bền vững trong hành trình tồn tại và phát triển
doanh nghiệp.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn
thiện chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng cho các doanh nghiệp Việt
Nam trên thị trường nội địa” làm Luận văn tốt nghiệp với mong muốn đóng góp
thêm về phương diện lý luận cũng như đưa ra những đề xuất hoàn thiện chuỗi cung
ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tồn tại và phát
triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên phạm vi toàn cầu hiện nay.
2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng tại thị

trường Việt Nam. Bên cạnh đó, phân tích những nhân tố tác động từ bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp dẫn đến những khó khăn mà doanh nghiệp phân phối hàng
điện tử tiêu dùng đang gặp phải.
b.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn được xác định trên ba khía cạnh:
− Về mặt nội dung: Luận văn sẽ tập trung phân tích hoạt động chuỗi cung ứng

của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa, đặc biệt là những doanh nghiệp



3

có sức ảnh hưởng lớn như FPT, Thế giới di dộng, Digiworld, … Luận văn chọn
hướng tiếp cận theo góc độ vĩ mô, nghiên cứu cấu trúc, hoạt động và những nhân tố
tác động đến chuỗi cung ứng doanh nghiệp Việt Nam để từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng này.
− Về mặt thời gian: Luận văn có phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian
chính là từ năm 2012 đến năm 2016 – đây là khoảng thời gian sau khi Việt Nam gia
nhập WTO và bắt đầu có nhiều hơn các hoạt động nhập khẩu hàng hóa và phân phối
tại thị trường Việt Nam
− Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu tình hình chung về chuỗi cung ứng
của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a.

Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục đích nhằm thông qua việc đánh giá

các vai trò, điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng
cũng như cơ hội và thách thức từ bối cảnh thị trường hiện tại để từ đó đề xuất một
số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực hoạt
động của các doanh nghiệp Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu

b.


Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, tác giả đưa ra một số nhiệm vụ
cụ thể như sau:
− Thứ nhất, luận giải cơ sở lý thuyết về khái niệm, cấu trúc, hoạt động của
chuỗi cung ứng, hệ thống tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi cung
ứng.
− Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử
tiêu dùng của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa, từ đó đưa ra những
điểm mạnh, điểm yếu và kết quả hoạt động chuỗi cung ứng này
− Thứ ba, xác định xu hướng phát triển của thị trường hàng điện tử tiêu dùng
trong thời gian tới để từ đó đề xuất giải pháp đối với doanh nghiệp và kiến nghị với
các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng ngành hàng này.


4

4.

Tình hình nghiên cứu
Chuỗi cung ứng là một khái niệm khá mới mẻ đối với Việt Nam, đặc biệt là

chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng. Vì vậy, hiện tại chưa có bài nghiên
cứu cụ thể nào về tình hình hoạt động của chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu
dùng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi tác giả khai thác nguồn dữ liệu nước ngoài cũng gặp phải
khó khăn trong việc tìm kiếm, do những nghiên cứu về đề tài này không nhiều.
Hoặc, đối tượng nghiên cứu là chuỗi cung ứng toàn diện của ngành hàng điện tử, từ
khâu mua vật liệu đến sản xuất và phân phối ra thị trường thay vì chuỗi cung ứng
đầu ra mà tác giả đang hướng đến.
Tuy nhiên, bằng sự cố gắng, tác giả đã tìm được một số bài viết và tài liệu dù
không đề cập trực tiếp đến đề tài này nhưng cũng cung cấp một số thông tin liên

quan, giúp tác giả tổng hợp và phân tích. Trong bài “Báo cáo triển vọng 2017” của
Phòng Phân tích Nghiên cứu thuộc Công ty Chứng khoán Vietcombank VCBS, tác
giả đã nhìn thấy bức tranh tăng trưởng nhiều mảng của ngành Phân phối bán lẻ sản
phẩm CNTT và Điện tử tiêu dùng năm 2016 và vai trò của các doanh nghiệp phân
phối trong chuỗi giá trị truyền thống, và các doanh nghiệp bán lẻ và phân phối trong
nước vẫn tiếp tục có những lợi thế, đóng vai trò thiết yếu trong chuỗi cung ứng, khó
có thể thay đổi trong thời gian tới.
Nhóm chuyên viên thuộc Phòng phân tích của Công ty Chứng khoán Ngân
hàng Việt Nam Thịnh Vượng (“VPBS”) đã chỉ ra Doanh thu tiêu dùng ngành bán lẻ
theo từng phân khúc (2015 – 2020) trong “Báo cáo triển vọng thị trường Quý
III/2017”. Bài viết đã phân tích và chỉ ra rằng sự mở rộng nhanhichóng của các
chuỗiibán lẻ đã gia tăngiáp lực trongingành, dẫn đếninhiều cửa hànginhỏ lẻ đã phải
đóng cửa.
Trong báo cáo về “Ngành phân phối – bán lẻ Công nghệ” đăng ngày
12/9/2016, chuyên viên phân tích Lâm Trần Tấn Sĩ thuộc Công ty CP Chứng khoán
MB (MBS), tác giả đã xem xét chuỗi giá trị ngành phân phối và bán lẻ hàng công
nghệ điện tử. Bên cạnh đó, tác giả phân tích hiệu quả hoạt động phân phối bán lẻ
của các doanh nghiệp lớn như FPT, Thế giới di động, Digiworld.


5

Ngoài ra, trong “Vietnam Consumer Electronic Report Q2 2014” của Business
Monitor International, bài viết đã phân tích khá kỹ về và toàn diện về ngành hàng
điện tử tiêu dùng tại Việt Nam năm 2014 và dự báo tình hình thị trường đến năm
2018. Bài viết cũng nêu bật quan điểm thị trường điện tử tiêu dùng tại Việt Nam có
triển vọng tươi sáng khi thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng, trong khi
giá thiết bị điện tử trung bình giảm với các mặt hàng chính làm thúc đẩy tăng
trưởng mạnh mẽ trong chi tiêu. Một xu hướng cho phép cạnh tranh về giá cả trên thị
trường hàng điện tử - đặc biệt với thiết bị điện thoại là Việt Nam đang được hướng

đến trở thành nơi đặt nhà máy sản xuất. Các nhà cung cấp đang tìm cách tận dụng
lợi thế về chi phí lao động thấp, gần với các thị trường lớn, ưu đãi về thuế của chính
phủ và mạng lưới liên kết giao thông.
Tóm lại, thị trường hàng điện tử tiêu dùng tại Việt Nam là một thị trường có
tiềm năng phát triển nhanh chóng trong thời gian sắp tới, đặc biệt là các thiết bị
công nghệ cao như điện thoại di động, máy tính bảng, …Tuy nhiên, để phát triển
một chuỗi cung ứng đầu ra hiệu quả, các doanh nghiệp trong nước cần phải chú
trọng đầu tư nhiều hơn cả về vật chất lẫn nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, chính phủ
cũng cần nhìn vào thực trạng của thị trường để nghiên cứu và đưa ra những chính
sách phù hợp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát huy năng lực hoạt
động.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được xây dựng dựa trên nền tảng một số phương pháp nghiên cứu khoa

học như phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, thu thập, tổng hợp và phân
tích theo phương pháp tiếp cận định tính.
6.

Những đóng góp mới của Luận văn
− Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng ngành

hàng điện tử tiêu dùng của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa dựa trên
thực trạng hiện nay.
− Đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu
dùng thông qua hoạt động của một số doanh nghiệp lớn có sức ảnh hưởng trên thị


6


trường như FPT, Thế giới di dộng, …để từ đó có cái nhìn tổng quan về tình hình
chung của các doanh nghiệp
− Trên cơ sở lý luận và các phân tích nêu ra, tác giả để xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng từ bên trong doanh
nghiệp cũng như kiến nghị những cải cách về thể chế pháp luật nhằm hỗ trợ các
doanh nghiệp Việt Nam phát triển chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả hoạt động,
đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước.
Cấu trúc của Luận văn

7.

Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn được chia thành 3 chương:


Chương 1: Tổng quan chuỗi cung ứng



Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng ngành hàng điện tử tiêu dùng của các

doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa


Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chuỗi cung ứng ngành hàng

điện tử tiêu dùng cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa trong
thời gian tới



7

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN CHUỖI CUNG ỨNG

Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng

1.1.

1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1.

Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng liên quan bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên một chuỗi
các hoạt động dịch chuyển hàng hoá hoặc dịch vụ từ điểm bắt đầu cho đến khi tiêu
thụ. Hiện nay có rất nhiều khái niệm được đưa ra để định nghĩa về chuỗi cung ứng.
Một trong những định nghĩa tiêu biểu được đề cập dưới đây như sau.
Quan điểm về “Chuỗi cung ứng” của Ganesham trong cuốn “An introduction
to supply chain management” vào năm 2002 như sau: Chuỗi cung ứng là một mạng
lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua
nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân
phối chúng cho khách hàng1 (Ram Ganeshan, 2002). Ta thấy khái niệm này cũng
cho rằng chuỗi là gồm các hoạt động từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới khi đến
tay người tiêu dùng nhưng ở đây chú trọng hơn đến các quyết định được lựa chọn
trong tiến trình chuỗi.
Trong cuốn “Supply Chain Management: Strategy, Planning, and Operation”,
tái bản lần thứ 6 vào năm 2015 của Chopra Sunil và Peter Meindl, chuỗi cung ứng

được định nghĩa là: Một chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp, trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách đầy đủ.
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm cả nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn đơn vị
vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng2 (Chopra & Meindl, 2015). Định
nghĩa về chuỗi cung ứng của Chopra có phần mở rộng hơn so với Ganeshan, chuỗi
cung ứng không chỉ liên quan đến hoạt động sản xuất trực tiếp mà nó còn đề cập
đến cả người tiêu dùng và các đơn vị vận chuyển, nhà kho…
1

A supply chain is a network of facilities and distribution options that performs the functons of
procurement of materials, transformation of these materials into intermediate and finished products,
and the distribution of these finished products to customers.
2
A supply chain consits of all stages involved directly or indirectly, in fullfilling a customer
request. The supply chain not only includesthe manufacturer and suppliers, but also transporters,
warehouses, retailers, and customers themselves


8

Như vậy, chuỗi cung ứng được hiểu là một mạng lưới gồm cácitổ chức cóiliên
quan, thôngiqua các mối liênikết phía trênivà phía dưới, trong quá trình và hoạt
động khác nhau, sẽ sản sinh ra giá trịidưới hình thứcisản phẩm hàng hoá và dịch
vụitrong tay ngườiitiêu dùng cuốiicùng.
Việc sắp xếpinăng lực củaicác thành viênitrong chuỗi cungiứng ở phía trên
hayiphía dưới nhằm mụciđích tạo ra giá trịilớn hơn cho ngườiisử dụng, với chi
phíithấp hơn cho toànibộ chuỗi cung ứng.
1.1.1.2.

Quản lý chuỗi cung ứng


Vào năm khoảng những năm 1980, cụm từ “Quản lý chuỗi cung ứng” (Supply
Chain Management – SCM) được phát triển nhằm diễn tả vai trò và sự cần thiết của
hoạt động liên kết các quá trình kinh doanh chính, từ người sử dụng cuối cùng đến
các nhà cung cấp đầu tiên. Các doanh nghiệp gắn kết với nhau trong một chuỗi cung
ứng thông qua việc trao đổi các thông tin về các biến động của thị trường cũng như
năng lực sản xuất. Hiện nay có rất nhiều khái niệm được đưa ra để định nghĩa về
quản lý chuỗi cung ứng. Một trong những định nghĩa tiêu biểu được đề cập dưới
đây như sau.
Theo Hiệp hội quản lý chuỗi cung ứng APICS –Association of Operations
Manament, “Quản lý chuỗi cung ứng” được định nghĩa là quá trình thiết kế, lập kế
hoạch, thực hiện, kiểm soát và theo dõi hoạt động chuỗi cung ứng với mục tiêu tạo
ra giá trị ròng, tạo dựng môi trường cạnh tranh, thúc đẩy logistics toàn cầu, đồng bộ
hoá cung cầu và đo lường hiệu suất hoạt động trên phạm vi toàn cầu3.
Viện quản lý cung ứng - The Institute for Supply Management (ISM) mô tả
quản lý chuỗi cung ứng như sau: Thiết kế và quản lý các quy trình liền mạch, mang
lại giá trị gia tăng qua ranh giới tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng
cuối cùng.4

3

The design, planing, execution, control, and monitoring of supply chain activitis with the
objective of creating net value, building a competitive infrastucture, leveraging worldwide
logistics, synchronizing supply with demand, and measuring performance globally
4
The design and management of seamless, value-added processes across organizational boundaries
to meet the real needs of the end customer


9


Một định nghĩa khác về quản lý chuỗi cung ứng đến từ Hội quản lý chuỗi cung
ứng - The Singapore-based Logistics & Supply Chain Management Society như
sau: Tập hợp các kỹ thuật phối hợp để lên kế hoạch và thực hiện tất cả các bước
trong mạng lưới toàn cầu được sử dụng để mua nguyên liệu từ các nhà cung cấp,
biến chúng thành hàng thành phẩm, và cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho khách
hàng.5
Tuy nhiên, một khái niệm mà tác giả cho là khá đầy đủ được Hiệp hội các nhà
chuyên nghiệp về quản lý chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management
Professionals - CSCMP), được đưa ra là: Quản lý chuỗi cung ứng là quá trình lập kế
hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung ứng và mua
sắm, chuyển đổi và tất cả các hoạt động quản lý logistics. Điều quan trọng là nó bao
gồm sự phối hợp và hợp tác với các kênh đối tác, đó có thể là những nhà cung cấp,
các bên trung gian, bên cung cấp dịch vụ thứ ba và khách hàng.6
Đây là một quan điểm tích hợp, thể hiện sự tiến hóa của chuỗi cung ứng trong
nhiều năm qua. Hoàn cảnh ra đời của khái niệm này là vào đầu những năm 1960,
khi các nhà quản lý vận tải nghiên cứu và nhận thấy rằng các quyết định về vận tải
có ảnh hướng đến những hoạt động khác của doanh nghiệp, đặc biệt là quản lý tồn
kho và sản xuất. Và khái niệm quản lý logistics đã thể hiện được việc phân tích
đánh đổi giữa tồn kho và vận tải. Đỉnh điểm là vào những năm 1990, sự quan tâm
đặc biệt đối với quy trình tích hợp được gói gọn trong cái tên “quản lý chuỗi cung
ứng”. Trong khi logistics vẫn được coi là như là một phòng ban riêng rẽ, tập trung
chủ yếu vào phân phối thành phẩm đến khách hàng, thì quản lý chuỗi cung ứng đòi
hỏi logistics phải phối hợp với cả nguồn cung đầu vào (inbound supply – cung cấp
nguyên vật liệu đầu vào) để giảm thiểu sự tắc nghẽn và tối đa hóa lợi ích. Do đó,
quản lý chuỗi cung ứng ảnh hưởng tất cả các bộ phận khác trong doanh nghiệp.

5

The coordinated set of techniques to plan and execute all steps in the global network used to

acquire raw materials from vendors, transform them into finished goods, and deliver both goods
and services to customers
6
The planning and management of all activities involved in sourcing and procurement, conversion
and all logistics management activities. Importantly, it also includes coordination and collaboration
with channel partners, which can be suppliers, intermediaries, third-party service providers and
customers.


10

Tính nhất quán giữa các định nghĩa này là việc phối hợp hoặc tích hợp các
hoạt động liên quan đến hàng hoá và dịch vụ giữa các bên tham gia chuỗi cung ứng
để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng và dịch vụ khách hàng. Do đó, để quản
lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, các bộ phận phải cùng nhau phối hợp bằng
cách chia sẻ thông tin như dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất, thay đổi công suất,
chiến lược tiếp thị mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, và bất cứ điều gì khác
ảnh hưởng đến kế hoạch thu mua, sản xuất và phân phối của công ty.
Về lý thuyết, các chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh tranh đơn lẻ,
hoàn thành những gì mà nhiều công ty lớn đã cố gắng nhưng không thành công. Sự
khác biệt là các công ty độc lập trong một chuỗi cung ứng tương đối tự do để tham
gia hoặc tách rời khỏi mối quan hệ chuỗi cung ứng, nếu các mối quan hệ này không
còn mang lại lợi ích cho họ; việc xây dựng liên minh thị trường tự do cho phép các
chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả hơn các nhóm tích hợp theo chiều dọc.
1.1.2. Tổng quan lịch sử phát triển của chuỗi cung ứng
Sự xuất hiện của quản lý chuỗi cung ứng ban đầu chỉ là việc liên kết sự vận
chuyển và logistics với sự thu mua hàng hóa, tất cả được gọi chung là quá trình thu
mua hàng hóa. Quá trình hợp nhất ban đầu này sớm mở rộng ra lĩnh vực phân phối
và logistics cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Các công ty sản xuất bắt đầu tích
hợp chức năng quản lý nguyên liệu vào những quy trình này. Từ đó, chuỗi cung ứng

ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Quản lý chuỗi cung
ứng gắn liến với hầu như tất cả các hoạt động của doanh nghiệp: từ việc hoạch định
và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu
thô, quản lý hậu cần… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung cấp, các kênh
trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.
Trong những năm 1950 và 1960, khái niệm chuỗi cung ứng chưa được biết
đến, và trong giai đoạn này, các sản phẩm mới phát triển một cách chậm chạp và chỉ
tính theo công nghệ và năng lực của riêng công ty. Hàng tồn kho giúp giảm bớt nút
thắt cổ chai trong vận hành để duy trì dây chuyền cân bằng thấp, dẫn đến đầu tư
khổng lồ vào lượng tồn kho hàng đang trong quá trình sản xuất (work in process-


11

WIP) (Tan, 2001). Hơn nữa, các vấn đề quan tâm đến việc mua sắm đã bị các nhà
quản lý bỏ quên vào thời điểm đó, vì việc mua hàng chỉ được coi là một dịch vụ cho
sản xuất (Famer, 1997). Tăng sản lượng là mục tiêu chính của giai đoạn này; các
doanh nghiệp ít chú trọng đến mối quan hệ đối tác và hợp tác với nhà cung cấp.
Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, các công ty đã phải đối mặt
với nhu cầu ngày càng tăng về "dịch vụ logistics tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn". Kết
quả là, nhiều nhà sản xuất đã chuyển sang thuê ngoài hoạt động logistics và chỉ tập
trung và chuyên môn và năng lực cốt lõi (Daugherty, 2011). Theo Daugherty
(2011), các chuyên gia đã đưa ra một phương pháp kinh tế khả thi để đạt được năng
suất và hiệu quả. Vì vậy, nhiều nhà sản xuất đã chú trọng hơn về cách tiếp cận theo
định hướng mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng của họ. Họ hiểu được lợi
ích từ mối quan hệ hợp tác với công ty khác ở các cấp độ chuỗi khác nhau (Stank et
al, 1999). Stank và cộng sự (1999) đã trình bày trong bài báo về một số lợi thế và
lợi ích mà mối quan hệ hợp tác này mang lại đã đạt được: thông qua sự chia sẻ kinh
nghiệm và nguồn lực, hoạch định và hỗ trợ tốt hơn, trao đổi thông tin và giải quyết
vấn đề chung. Một lý do khác ảnh hưởng đến quan hệ đối tác giữa người mua - nhà

cung cấp là sự cạnh tranh toàn cầu đang gia tăng (Tan, 2001).
Xu hướng của sự tiến hóa trong chuỗi cung ứng là sự chuyển hướng tới các
mối quan hệ nhà cung cấp xuyên biên giới quốc gia và đi vào các lục địa khác
(Movahedi và cộng sự, 2009). Chuỗi cung ứng toàn cầu là khái niệm mới nhất được
giới thiệu trong tài liệu của chuỗi cung ứng. Các công ty đã phát triển lớn hơn nhiều
so với trước đây, họ đạt được tính kinh tế theo quy mô và với việc thành lập các
chính sách tự do hóa thương mại, họ đang quốc tế hoá các hoạt động kinh doanh để
tìm nguồn đầu vào thấp nhất và thị trường đang phát triển để bán sản phẩm của
mình. Khái niệm chuỗi cung ứng không đủ hiệu quả để cạnh tranh trong môi trường
mới, vì vậy các khái niệm và chiến lược quản lý mới (như Chuỗi cung ứng toàn
cầu) đang nổi lên. Một chuỗi cung ứng tích hợp mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể
cho các cá nhân tham gia vào chuỗi. Trong nền kinh tế phát triển, đang có sự
chuyển đổi từ cạnh tranh công ty sang cạnh tranh chuỗi (Koh và cộng sự, năm 2007,
Lummus và cộng sự, 1998, Morgan và Monczka, 1996, Anderson and Katz, 1998).


12

Một số tác giả phân chia sự phát triển của quản lý chuỗi cung ứng thành nhiều
giai đoạn (Movahedi et. al, 2009, Ballou, 2007). Movahedi và cộng sự, (2009) chia
lịch sử phát triển của chuỗi cung ứng thành ba giai đoạn:
- Thời kỳ sáng tạo – Creation era, bắt đầu (những năm 1980) khi người mua nhà cung cấp hiểu được lợi ích mà mối quan hệ hợp tác mang lại. Trong thời kỳ
này, lần đầu tiên chúng ta bắt gặp thuật ngữ chuỗi cung ứng.
- Thời kỳ hội nhập – Integration era, bắt đầu (những năm 1990), các hệ thống
CNTT (ERP, EDI, …) được giới thiệu. Các hệ thống này không chỉ tập trung vào
việc quản lý các nguồn lực của từng công ty mà còn là nguồn lực của chuỗi cung
ứng tích hợp.
- Thời kỳ toàn cầu hoá – Globalisation era bắt đầu với việc thiết lập các chính
sách tự do hóa thương mại và thành lập các tổ chức như Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác để giải quyết các chính sách thương mại

toàn cầu / khu vực.

Hình 1-1: Sự phát triển của chuỗi cung ứng
(Nguồn: Ballou, 2007)


13

Như trong Hình 1-1, trong giai đoạn đầu, các hoạt động (từ mua nguyên liệu
đến thành phẩm thành thềm của người bán lẻ) bị phân mảnh, không có bất kỳ sự
liên kết nào. Do đó, chi phí của thành phẩm (chi phí vận chuyển, chi phí hàng tồn
kho, …) là rất cao. Trong giai đoạn thứ hai, có thể nhận thấy có một số liên kết nhỏ
giữa các hoạt động nhưng vẫn chưa được tích hợp đầy đủ. Chuỗi cung ứng 2000+ là
giai đoạn cuối cùng mà tất cả các hoạt động được tích hợp đầy đủ dẫn đến giảm chi
phí, rút ngắn quy trình phát triển sản phẩm mới, luồng thông tin tốt hơn, cải thiện
dòng tiền, đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhanh hơn và giành được sự hài lòng
của khách hàng. Từ đó cho thấy rằng sự hài lòng của khách hàng chính là một trong
những yếu tố thúc đẩy chính quá trình phát triển của chuỗi cung ứng.
1.1.3. Vai trò của chuỗi cung ứng đối với hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Quản lý chuỗi cung ứng là một phần không tách rời của hầu hết các doanh
nghiệp và rất cần thiết cho sự thành công của công ty và sự hài lòng của khách
hàng.
1.1.3.1.

Tăng hiệu quả dịch vụ khách hàng

Khách hàng luôn mong đợi nhận được sản phẩm với số lượng chính xác, luôn
có sẵn ở đúng địa điểm, được giao đúng thời gian và được hưởng các dịch vụ hỗ trợ
sau bán hàng

1.1.3.2.

Giảm thiểu chi phí vận hành

- Giảm chi phí mua hàng: Các nhà bán lẻ phụ thuộc vào chuỗi cung ứng để
nhanh chóng chuyển đi các sản phẩm đắt tiền để tránh tồn trữ hàng tồn kho trong
các cửa hàng lâu hơn mức cần thiết.
- Giảm chi phí sản xuất: Các nhà sản xuất phụ thuộc vào chuỗi cung ứng để
vận chuyển nguyên liệu cho các nhà máy lắp ráp để tránh tình trạng thiếu hụt
nguyên liệu dẫn đến ngừng sản xuất.
- Giảm tổng chi phí chuỗi cung ứng: Các nhà sản xuất và nhà bán lẻ phụ thuộc
vào các nhà quản lý chuỗi cung ứng để thiết kế các mạng lưới đáp ứng nhu cầu


14

khách hàng với tổng chi phí tối thiểu. Chuỗi cung ứng hiệu quả cho phép một công
ty có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
1.1.3.3.

Tăng hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp

Có thể dễ dàng nhìn thấy tại sao quản lý chuỗi cung ứng đang ngày càng trở
nên phổ biến trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển. Một chuỗi cung ứng tốt
mang lại một sự thống nhất nhất định trong công ty. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng
còn giúp vận dụng tối đa khả năng của máy móc, con người làm tăng hiệu quả hoạt
động. Một sự chậm chễ về nguồn nguyên liệu có thể dẫn đến việc cơ sở sản xuất
phải dừng lại và kéo theo luôn là không có hàng hóa để bị phận vận chuyển đưa đến
tay người tiêu dùng. Chính vì vậy việc quản lý tốt chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh
nghiệp luôn hoạt động trơn chu, tăng cả về hiệu suất lẫn hiệu quả hoạt động.

1.1.3.4.

Tăng vị thế tài chính của doanh nghiệp

- Tăng đòn bẩy lợi nhuận: Các công ty đánh giá cao các nhà quản lý chuỗi
cung ứng bởi vì họ giúp kiểm soát và giảm chi phí chuỗi cung ứng. Điều này có thể
dẫn đến sự gia tăng đáng kể lợi nhuận của công ty.
- Giảm tài sản cố định: Các công ty đánh giá cao các nhà quản lý chuỗi cung
ứng bởi vì họ giảm việc sử dụng các tài sản cố định lớn như nhà máy, kho hàng và
phương tiện vận tải trong chuỗi cung ứng. Nếu các chuyên gia trong chuỗi cung ứng
có thể thiết kế lại mạng lưới để phục vụ đúng khách hàng Mỹ từ sáu kho chứ không
phải mười kho, công ty sẽ tránh được việc phải xây dựng thêm bốn tòa nhà với chi
phí đắt đỏ.
- Tăng dòng tiền: Các công ty đánh giá cao các nhà quản lý chuỗi cung ứng
bởi vì họ đẩy nhanh luồng sản phẩm cho khách hàng. Ví dụ: Nếu một công ty có thể
thực hiện và phân phối sản phẩm cho khách hàng trong 10 ngày thay vì 70 ngày, thì
công ty có thể lập hoá đơn cho khách hàng sớm hơn 60 ngày (Council of Supply
Chain Management Professionals, 2001)
1.1.4. Phân loại chuỗi cung ứng
1.1.4.1.

Theo đặc tính của sản phẩm

Theo Taylor (2004) có thể chia chuỗi cung ứng thành hai loại:


×