Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đấu thầu quốc tế trong xây lắp đường thủy tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.38 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẤU THẦU QUỐC TẾ TRONG XÂY LẮP
ĐƢỜNG THỦY TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

HOÀNG THU HUYỀN

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẤU THẦU QUỐC TẾ TRONG XÂY LẮP
ĐƢỜNG THỦY TẠI VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 8310106

Họ và tên: Hoàng Thu Huyền
Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học: TS. Nguyễn Văn Cảnh



Hà Nội - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Học viên xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân,
được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên
cứu. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực
và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Học viên xin chịu trách nghiệm về nghiên cứu của mình./.
Học viên

Hoàng Thu Huyền


ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, học viên xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô trong trường
Đại Học Ngoại Thương đã trang bị cho học viên nhiều kiến thức quý báu trong thời
gian hoàn thành luận văn cũng như trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học
Ngoại Thương.
Đặc biệt, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Văn Cảnh,
giảng viên hướng dẫn luận văn tốt nghiệp, đã giúp học viên tiếp cận thực tiễn, phát
hiện đề tài và tận tình hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2018
Học viên thực hiện: Hoàng Thu Huyền


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ......................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ TRONG XÂY
LẮP CÁC CÔNG TRÌNH ...................................................................................... 17
1.1 Quá trình ra đời và phát triển của đấu thầu quốc tế ................................. 17
1.2. Khái niệm, đặc điểm và lịch sử hình thành của đấu thầu quốc tế trong
xây lắp công trình đƣờng thủy ........................................................................... 18
1.2.1 Khái niệm chung về đấu thầu .................................................................. 18
1.2.2 Đặc điểm của đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp đường thủy ...... 20
1.2.3 Lịch sử hình thành đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp đường thủy 23
1.3 Các hình thức đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp công trình đƣờng
thủy ........................................................................................................................ 26
1.3.1 Các hình thức lựa chọn nhà thầu ........................................................... 26
1.3.2 Phương thức đấu thầu ............................................................................. 29
1.3.3 Loại hợp đồng ........................................................................................... 30
1.4 Vai trò của đấu thầu quốc tế trong xây lắp công trình đƣờng thủy ......... 31
1.4.1 Vai trò của đấu thầu quốc tế đối với bên mời thầu................................. 32
1.4.2 Vai trò của đấu thầu quốc tế đối với các nhà thầu ................................. 33
1.4.3 Tác dụng của đấu thầu quốc tế đối với bên cho vay ............................... 35

1.4.4 Tác dụng của đấu thầu quốc tế đối với việc phát triển kinh tế .............. 36
1.5 Quy trình đấu thầu quóc tế trong lĩnh vực xây lắp .................................... 37
1.5.1 Quy trình đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp của FIDIC - Hiệp hội
quốc tế các kỹ sư tư vấn .................................................................................... 37
1.5.2 Quy trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế trong xây lắp của WB .............. 42


iv
1.5.3 Quy trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực xây lắp của ADB
............................................................................................................................ 43
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ TRONG XÂY LẮP
ĐƢỜNG THỦY TẠI VIỆT NAM.......................................................................... 44
2.1 Quy định của pháp luật Việt Nam về đấu thầu quốc tế tại Việt Nam ...... 44
2.2 Đấu thầu quốc tế các gói thầu xây lắp trong lĩnh vực đƣờng thủy ........... 45
2.2.1 Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đường thủy trong những năm gần
đây áp dụng phương thức đấu thầu rộng rãi quốc tế ...................................... 45
2.2.2 Các dự án đường thủy tiêu biểu sử dụng vốn vay ưu đãi của nước ngoài
............................................................................................................................ 46
2.3 Thực trạng công tác đấu thầu tại dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông Đồng bằng sông Cửu Long – WB5” và “Phát triển giao thông vận tải
khu vực đồng bằng Bắc Bộ - WB6” ................................................................... 53
2.3.1 Quá trình thực hiện đấu thầu dự án ....................................................... 53
2.3.2 Kết quả công tác đấu thầu các dự án ...................................................... 55
2.3.3 Đánh giá công tác đấu thầu của tư vấn về hai dự án ............................. 58
2.4 Những kết quả đạt đƣợc và một số bất cập của đấu thầu quốc tế trong
lĩnh vực xây lắp đƣờng thủy tại Việt Nam ........................................................ 60
2.4.1 Những kết quả đạt được trong đấu thầu quốc tế lĩnh vực xây lắp đường
thủy tại Việt Nam ............................................................................................... 60
2.4.2 Một số bất cập của đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp đường thủy
thời gian qua ...................................................................................................... 62

CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU THẦU XÂY
LẮP ĐƢỜNG THỦY TẠI VIỆT NAM ................................................................ 70
3.1 Triển vọng và xu hƣớng phát triển đấu thầu quốc tế trong đƣờng thủy tại
Việt Nam ............................................................................................................... 70
3.1.1 Phương hướng phát triển của ngành đường thủy trong tương lai ....... 70
3.1.2 Triển vọng thu hút các nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam trong tương lai.. 72
3.1.3 Xu hướng đấu thầu quốc tế trong tương lai ........................................... 73


v
3.2 Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh đấu thầu xây lắp đƣờng
thủy tại Việt Nam ................................................................................................. 74
3.2.1 Trên phương diện quản lý nhà nước ...................................................... 75
3.2.2 Trên phương diện nhà thầu ..................................................................... 84
3.2.3 Trên phương diện chủ đầu tư - bên mời thầu......................................... 87
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 91


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

WB

: Word Bank (Ngân hàng thế giới)

ADB

: Asean Development Bank (Ngân hàng phát triển Châu Á)


OECF

: Overseas Economic Cooperation Fund (Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế)

ODA

: Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)

FIDIC

: Fédération Internationale des Ingénieurs – Conseils (Hiệp hội quốc
tế các kĩ sư tư vấn)

JBIC

: Japan Bank for International Cooperation (Ngân hàng hợp tác quốc
tế Nhật Bản)

WB5

: Dự án Hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long

WB6

: Dự án Phát triển GTVT khu vực đồng bằng Bắc Bộ

PMU-W


: Project Management unit of Waterways (Ban Quản lý các dự án
đường thủy)

ICB

: International competitive bidding (Đấu thầu rộng rãi quốc tế)

VIWA

: Vietnam Inland Waterways Administration (Cục Đường thủy nội
địa Việt Nam)

QLDA

: Quản lý dự án

GTVT

: Giao thông vận tải

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

USD

: Đồng Đô la Mỹ

VND


: Đồng Việt Nam


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng vốn đầu tư dự án WB5 .................................................................... 49
Bảng 2.2: Tổng vốn đầu tư dự án WB6 .................................................................... 52
Bảng 2.3: Danh mục các gói thầu ICB - WB5 .......................................................... 56
Bảng 2.4: Danh mục các gói thầu ICB – WB6 ......................................................... 57


viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong khuôn khổ luận văn nghiên cứu về đấu thầu quốc tế trong xây lắp
đường thủy tại Việt Nam, tác giả đã đạt được những kết quả nghiên cứu sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đấu thầu quốc tế trong xây lắp
đường thủy nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
- Đồng thời, luận văn đề xuất một số giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô để
nâng cao khả năng cạnh tranh đấu thầu quốc tế trong xây lắp đường thủy, với hy
vọng rằng các giải pháp đó sẽ góp phần hữu ích cho việc hoàn thiện công tác đấu
thầu quốc tế trong xây lắp ngành đường thủy nói riêng và Việt Nam nói chung trong
thời gian tới.
Với kết quả nghiên cứu trong luận văn, tác giả mong muốn những giải pháp và
kiến nghị được đề xuất sẽ giúp hoàn thiện công tác đấu thầu quốc tế trong xây lắp
đường thủy tại Việt Nam.


9


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong số ít những nước trên thế giới có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho giao thông đường thủy nội địa. Trong tổng số hơn 200.000 km chiều
dài các sông kênh trên cả nước thì có gần 42.000 km, chiếm 21% là có tiềm năng
cho việc phát triển giao thông đường thủy nội địa. Và trong số này, hiện có khoảng
17.000 km là đang được khai thác sử dụng phục vụ cho mục tiêu phát triển nền kinh
tế của đất nước (Nguyễn Khánh Chi, 2017).
Ngành vận tải thủy nội địa của Việt Nam giữ một vai trò quan trọng trong vận
tải hàng hóa trên toàn quốc. Các mặt hàng có tỷ trọng vận chuyển bằng đường thủy
nội địa cao là những mặt hàng hoặc có giá trị xuất khẩu cao như gạo có tỷ trọng vận
chuyển bằng đường thủy nội địa chiếm 30%, hoặc có đóng góp lớn trong các ngành
chủ chốt của nền kinh tế như mía đường chiếm 56%, gỗ 47%, vật liệu xây dựng
73%, xi măng 54%, phân bón 69%, than đá 79%, hàng thủy sản 63% (Nguyễn
Khánh Chi, 2017).
Ngay sau khi hội nhập quốc tế 1986, Chính phủ Việt Nam đã đưa chương trình
phát triển giao thông đường thủy nội địa là một trong những ưu tiên hàng đầu cho
đầu tư phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với nguồn vốn đầu tư có hạn,
có thể nói Việt Nam đã tận dụng và phát huy được rất tốt những lợi thế sẵn có về
điều kiện tự nhiên để phát triển ngành vận tải thủy nội địa. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng
lại ở khai thác tự nhiên, đường thủy nội địa sẽ không thể phát huy được hết tiềm
năng trong phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Song song với việc bố trí nguồn vốn từ
ngân sách để đầu tư vào những dự án trọng điểm như kênh Chợ Gạo, tuyến Việt Trì
– Tuyên Quang, tuyến Quảng Ninh – Phả Lại… Chính phủ cũng đã ưu tiên huy
động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế nhằm mục tiêu tăng cường năng lực vận
tải cho ngành. Tính đến nay, Ngân hàng Thế giới (WB) đã có trên 20 năm đồng
hành cùng Chính phủ Việt Nam trong việc khôi phục và phát triển mạng lưới giao
thông vận tải nói chung cũng như đường thủy nội địa nói riêng. Sự phát triển này
cũng kéo theo sự phát triển của phương thức đấu thầu quốc tế.



10
Đấu thầu quốc tế có một lịch sử phát triển lâu đời và đã được áp dụng rộng rãi
trên thế giới vì đã khẳng định được những ưu điểm của mình. Đấu thầu quốc tế
không chỉ là một cách thức thông thường, một thủ tục thuần túy mà trên thực tế đây
là một công nghệ hiện đại, một hệ thống đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học,
đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên có liên quan đến quá trình xây dựng và
cung ứng thiết bị nhằm thực thi hợp đồng cung ứng dịch vụ và hàng hóa đem lại kết
quả tối ưu, xét theo quan điểm tổng thể là tối ưu về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ, tối
ưu về tài chính đồng thời hạn chế những diễn biến gây căng thẳng hoặc gây phương
hại đến uy tín cho các bên liên quan. Đấu thầu quốc tế đã được kiểm nghiệm và
phát triển trong nhiều năm qua tại các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Nhận thức được tính ưu việt và lợi ích của đấu thầu quốc tế trong những năm
gần đây, Việt Nam đã bắt đầu áp dụng phương thức này trong các hoạt động đấu
thầu nói chung và xây lắp đường thủy nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động đấu thầu
quốc tế trong thời gian qua còn nhiều điều bất cập, các quy định và các hướng dẫn
còn chưa chi tiết, chưa lường hết các tình huống đa dạng của thực tiễn đấu thầu,
năng lực của các nhà thầu Việt Nam còn hạn chế, cán bộ làm công tác đấu thầu yếu
cả về chuyên môn và ngoại ngữ, nhiều vấn đề lý luận liên quan đến đấu thầu quốc tế
đang còn gây tranh luận, nhiều quy định pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ còn có
kẽ hở…
Với mong muốn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và tìm ra những giải pháp
nâng cao hiệu quả đấu thầu quốc tế vào trong ngành đường thủy, học viên lựa chọn
đề tài: “Đấu thầu quốc tế trong xây lắp đường thủy tại Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu luận văn thạc sĩ ngành kinh tế quốc tế của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Xuất phát từ sự khác nhau về các đặc điểm đặc thù, trình độ tổ chức đấu thầu
của các nước, các tổ chức quốc tế, các quy định về đấu thầu và kinh nghiệm tổ chức

đấu thầu của các nước, các tổ chức quốc tế, hoạt động đấu thầu xây dựng của các tổ
chức quốc tế thể hiện tính phong phú đa dạng của hoạt động đấu thầu xây dựng.


11
Với “Procurement of Goods, Works, and Non-Consulting Services under
IBRD Loans and IDA Credits & Grants by World bank Borrowers ” vào năm 2011,
Ngân hàng Thế giới đã nghiên cứu và ban hành những quy định để quản lý các hoạt
động đấu thầu mua sắm, hàng hóa, công trình và dịch vụ phi tư vấn. Ngân hàng Thế
giới quy định rõ các hình thức đấu thầu, dành một chương mục cho việc quy định
ưu đãi đối với Nhà thầu trong nước và hàng hoá sản xuất trong nước và quy định rõ
chính sách của Ngân hàng đối với những mua sắm sai quy định và gian lận tham
nhũng trong đấu thầu.
Cũng giống như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
cũng nghiên cứu và công bố “Guidelines for Procurement under Asian
Development Bank Loans ” vào năm 2015. Ngân hàng Phát triển châu Á cũng quy
định rõ việc chống tham nhũng và gian lận trong đấu thầu. Khác với Ngân hàng Thế
giới, Ngân hàng Phát triển châu Á không có chương trình mục riêng cho việc thực
hiện ưu đãi đối với Nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu, nhưng việc ưu đãi
các Nhà thầu vẫn được áp dụng cho từng trường hợp và được quy định rõ trong Hồ
sơ mời thầu của các trường hợp đó.
Trong “Guidelines for Procurement under JBIC ODA Loans” của Ngân hàng
Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) vào năm 2014, một trong những kinh nghiệm
quan trọng nhất được quy định thành điều khoản trong hướng dẫn mua sắm hàng
hoá và công trình là hầu hết các trường hợp đấu thầu, hình thức Đấu thầu cạnh tranh
Quốc tế ICB là giải pháp tốt nhất để thoả mãn các yêu cầu mua sắm hàng hoá và
dịch vụ cho các dự án. Điều thứ hai có thể được coi là thông tin tham khảo là việc
Ngân hàng JBIC không có quy định nào và cũng không thực hiện chế độ ưu đãi nào
đối với Nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu.
Tóm lại, nghiên cứu những kinh nghiệm trong việc xây dựng tổ chức hoạt

động đấu thầu xây dựng của một số nước, một số tổ chức quốc tế có ý nghĩa rất lớn
để góp phần hoàn thiện quy chế đấu thầu ở nước ta cũng như tìm ra các biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến này.


12
2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Về đấu thầu quốc tế, thời gian qua, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên
cứu vấn đề này:
Trong luận án tiến sĩ với tựa đề “Đấu thầu quốc tế: Công nghệ tiến hành và
vận dụng ở Việt Nam ” năm 2001, tác giả Phạm Duy Liên đã khái quát hóa những
vấn đề lý luận liên quan đến đấu thầu quốc tế. Bằng các phương pháp tổng hợp, so
sánh, phân tích, luận án đi sâu nghiên cứu công nghệ tiến hành đấu thầu quốc tế
được các nước, các tổ chức quốc tế sử dụng. Đồng thời luận án cũng phân tích, mổ
xẻ một số công đoạn chủ yếu trong hoạt động đấu thầu quốc tế từ đó rút ra các kết
luận cần thiết.
Năm 2006 tác giả Nguyễn Thái Diễm đã công bố công trình nghiên cứu “Một
số vấn đề về pháp luật đấu thầu quốc tế tại Việt Nam”. Trong nghiên cứu này, các
quy định pháp lý cơ bản hiện hành của Việt Nam về đấu thầu quốc tế trong tương
quan so sánh với một số quy định quốc tế như về lựa chọn nhà thầu, hợp đồng,
quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu thầu, vi phạm và xử lý vi phạm trong đấu
thầu.
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Huyền với đề tài “Thực trạng đấu thầu quốc tế tại
Việt Nam, sự ảnh hưởng của các văn bản pháp quy đến hoạt động đấu thầu quốc tế
trong giai đoạn hội nhập” (năm 2006) đã nêu rõ ảnh hưởng của các văn bản pháp
quy về đấu thầu đối với công tác đấu thầu tại Việt Nam: điểm chung và điểm riêng,
điểm tiến bộ cũng như hạn chế… nhằm nêu rõ những kết quả đạt được, những bất
cập, hạn chế cơ bản của công tác này, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
ảnh hưởng của các văn bản pháp quy nói trên, đồng thời góp phần lành mạnh hóa
môi trường đầu tư, chống thất thoát vốn nhà nước.

Tác giả Nguyễn Tuấn Anh với công trình “Công tác đấu thầu quốc tế các gói
thầu tư vấn sử dụng vốn ODA ngành xây dựng đường bộ tại Tổng cục đường bộ
Việt Nam” (năm 2011) đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công
tác đấu thầu các gói thầu tư vấn sử dụng vốn ODA cụ thể tại ngành xây dựng. Đề tài
tập trung phân tích công tác đấu thầu tại các gói thầu tư vấn sử dụng vốn ODA với
nhà tài trợ là Worldbank.


13
Công trình nghiên cứu gần đây vào năm 2012 của tác giả Phạm Thị Thanh
“Đấu thầu của các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế” đã so sánh
pháp luật của các nhà thầu trong nước trong đấu thầu xây lắp quốc tế của Việt Nam
với một số nước trên thế giới như Nga, Hàn Quốc, Campuchia, những nước có hệ
thống pháp lý vững chắc và phong phú, đa dạng về hoạt động đấu thầu xây dựng
nhằm chỉ ra những hạn chế, bất cập trong pháp luật đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở
Việt Nam để đề xuất nhưng giải pháp phù hợp.
Tác giả Hoàng Lê Mai Phương lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đấu thầu
tư vấn tại các dự án ODA thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo” (năm 2012) với cách tiếp
cận những vấn đề cơ bản về đấu thầu tại các dự án ODA cũng như tìm hiểu về thực
trạng để đánh giá công tác đấu thầu tư vấn tại các dự án ODA thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp cho việc thực hiện các gói thầu dịch
vụ tư vấn được hoàn thiện hơn, chịu ảnh hưởng ít nhất của các điều kiện khách quan
cũng như chủ quan, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình lựa chọn nhà thầu.
Trong công trình nghiên cứu “Đấu thầu quốc tế trong hoạt động đầu tư ở Việt
Nam” vào năm 2013, tác giả Võ Thanh Thu đã chọn những tình huống đấu thầu
quốc tế của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam để đi sâu phân tích, đánh giá những
kết quả đạt được và những bất cập còn tồn tại ở Tổng Công ty để từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm cho công tác đấu thầu tại Việt Nam.
Nghiên cứu gần đây nhất là “Giải quyết xung đột pháp luật về đấu thầu tại
Việt Nam trong quá trình thực hiện các hiệp định vay quốc tế” của tác giả Trịnh Thị

Thu Hòa vào năm 2016. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động đấu thầu quốc tế
tại Việt Nam và đánh giá, so sánh các quy định về vấn đề này của pháp luật Việt
Nam và quy định của một số quốc gia, tổ chức quốc tế, tác giả đưa ra những đề xuất
cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống đấu thầu quốc tế tại Việt Nam qua đó khắc phục
những xung đột pháp luật trong quá trình thực hiện các hiệp định vay quốc tế.
Ở những công trình nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề lý
luận chung của từng lĩnh vực cụ thể về đấu thầu quốc tế bằng nhiều các tiếp cận
khác nhau. Đó là những kiến thức mà học viên có thể trong quá trình nghiên cứu
luận văn của mình về đấu thầu quốc tế nói chung và trong lĩnh vực xây lắp đường


14
thủy nói riêng. Luận văn sẽ phân tích, lựa chọn và kế thừa những ưu điểm từ những
nghiên cứu đã công bố; đồng thời cập nhật những văn bản và số liệu mới nhằm
phản ánh chính xác tình hình đấu thầu quốc tế tại Việt Nam trong 10 năm trở lại
đây.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của đấu thầu cạnh
tranh quốc tế trong lĩnh vực xây lắp đường thủy; trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây
lắp đường thủy ở Việt Nam trong giai đoạn mở cửa và hội nhập quốc tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được học viên xác định
cụ thể như sau:
 Làm rõ những lý luận và thực tiễn về đấu thầu quốc tế trong xây lắp nói
chung và trong xây lắp đường thủy nói riêng.
 Đánh giá thực trạng đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp đường thủy tại
Việt Nam để chỉ ra một số bất cập còn tồn tại.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của đấu thầu
quốc tế trong xây lắp đường thủy thời gian tới.

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến đấu thầu quốc
tế trong xây lắp các công trình đường thủy tại Việt Nam.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đấu thầu quốc tế là lĩnh vực rất rộng, liên quan đến
nhiều ngành nghề khác nhau. Vì vậy, để có cái nhìn bao quát khi phân tích về đấu
thầu quốc tế, phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích đấu thầu quốc
tế trong xây lắp đường thủy.


15
Phạm vi về không gian: luận văn sẽ phân tích dữ liệu từ các dự án đường thủy
sử dụng vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt
Nam.
Phạm vi thời gian: các dự án trong 10 năm gần đây (từ năm 2008 đến nay) và
đề xuất một số giải pháp từ nay đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2028.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: việc thu thập tài liệu có liên quan đến
nội dung của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu. Tác giả đã thu thập tài
liệu, tư liệu về đấu thầu quốc tế nói chung và trong lĩnh vực đường thủy nói riêng từ
nhiều nguồn khác nhau: các văn bản pháp luật, sách báo trong và ngoài nước,
internet,... và các văn bản, báo cáo lưu trữ ở Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: phương pháp phân tích giúp tìm ra
được những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục trong đấu thầu quốc tế
lĩnh vực xây lắp đường thủy. Phương pháp so sánh để có thể thấy được sự khác biệt
của quốc tế và Việt Nam về đấu thầu quốc tế. Kết quả phân tích, đánh giá, tổng hợp
các thông tin thu được chính là kết quả nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu và nhiệm
vụ của đề tài.
Trong nghiên cứu, các phương pháp này được sử dụng linh hoạt để giải quyết

vấn đề một cách hiệu quả nhất.
7. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đấu thầu quốc tế trong
xây lắp đường thủy nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Luận văn đã phân tích thực trạng đấu thầu quốc tế trong xây lắp đường thủy
tại Việt Nam trong thời gian qua và chỉ ra một số bất cập của đấu thầu quốc tế trong
xây lắp đường thủy.
Đồng thời, luận văn đề xuất một số giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vi mô để nâng
cao khả năng cạnh tranh đấu thầu quốc tế trong xây lắp đường thủy, với hy vọng
rằng các giải pháp đó sẽ góp phần hữu ích cho việc hoàn thiện công tác đấu thầu


16
quốc tế trong xây lắp ngành đường thủy nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời
gian tới.
8. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về đấu thầu quốc tế trong xây lắp các công trình.
Chương II: Thực trạng đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp đường thủy tại
Việt Nam.
Chương III: Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của đấu thầu quốc tế
trong lĩnh vực xây lắp đường thủy tại Việt Nam.


17
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ TRONG XÂY
LẮP CÁC CÔNG TRÌNH
1.1 Quá trình ra đời và phát triển của đấu thầu quốc tế
Đấu thầu là một hình thức được áp dụng hết sức phổ biến trong việc mua sắm
thiết bị, xây lắp, tư vấn ở hầu hết các nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển

(như là các nước thuộc nhóm G7). Nhưng hiện nay, các nguồn vốn đầu tư dưới
nhiều hình thức chảy vào các nước đang phát triển ngày càng tăng. Chính vì vậy mà
đối với các nước đang phát triển, hình thức đấu thầu quốc tế là tương đối mới nhưng
nó lại được sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng có sử dụng vốn vay của
nước ngoài, đặc biệt là các nguồn vốn vay từ các tổ chức ADB, WB, OECF (nay
đổi thành JBIC)... Phương thức đấu thầu quốc tế được coi trọng và áp dụng phổ
biến như vậy trên thế giới xuất phát từ nhiều lý do, nhưng trong đó phải kể tới hiệu
quả của nó đem lại trong thực tiễn. Áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế sẽ tiết kiệm
được tiền bạc, thời gian, công sức, đảm bảo được chất lượng công trình của dự án,
tạo ra sân chơi công bằng, lành mạnh cho các nhà thầu, chống tệ nạn tham nhũng,
cửa quyền, thông đồng giữa các nhà thầu với nhau và với chủ đầu tư, giữa nhà thầu
với các cơ quan quản lý...
Trong thực tiễn mua bán, xây dựng ngày nay, đấu thầu được áp dụng rộng rãi
trên phạm vi quốc tế và đặc biệt ở các nước phát triển vì nhiều nguyên nhân. Trong
số đó có các nguyên nhân sau: ODA là một nguồn hỗ trợ vốn rất quan trọng và chủ
yếu được dùng vào việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Theo báo cáo của WB
thì Philippin dùng tới 60% nguồn vốn ODA trong lĩnh vực xây dựng, nâng cấp cơ
sở hạ tầng. Miến Điện, Ả Rập Xê-út, toàn bộ hợp đồng nhập khẩu đều thông qua
phương thức đấu thầu. Ở các nước đang phát triển con số này là 20-40%. Tuỳ từng
tổ chức quốc tế mà có những quy chế đấu thầu riêng. Và mỗi nước cũng có quy chế
đấu thầu riêng của mình. Khi tham gia đấu thầu ở nước nào thì chúng ta phải tuân
thủ nghiêm ngặt quy chế đấu thầu ở nước đó. Hoặc nếu vay vốn ở tổ chức nào thì
chúng ta cũng phải tuân thủ quy chế đấu thầu mà tổ chức đó quy định. Với một số
nước, việc tổ chức đấu thầu được thực hiện theo kiểu tập trung (như ở Hàn Quốc),
tức là thực hiện đấu thầu trên cơ sở yêu cầu các đơn vị, bộ ngành... mà chính những


18
tổ chức này sẽ làm mọi thủ tục để đấu thầu cho họ. Hình thức này cũng tương tự
hình thức một doanh nghiệp xuất khẩu uỷ thác để hưởng hoa hồng. Chúng ta có thể

nhận thấy những ưu điểm của phương thức này là tính chuyên môn hoá cao, nhà
nước dễ dàng kiểm soát được việc thực hiện công tác đấu thầu. Nhưng ngược lại,
phương thức này cũng bộc lộ một số nhược điểm riêng của nó như: dễ gây ra tình
trạng quan liêu do trên thị trường chỉ có một người bán nên người đó được độc
quyền trong việc tổ chức đấu thầu và vì vậy nếu muốn một nhà thầu nào đó thắng
thầu thì họ tìm cách đưa ra những chỉ tiêu thông số mà chỉ có nhà thầu đó có thể đáp
ứng được; vấn đề sau đấu thầu như bảo hành bảo dưỡng các dịch vụ khác…
Ở một số quốc gia khác như Indonêsia, Trung Quốc... việc tổ chức đấu thầu
được thực hiện do một cơ quan bộ, ngành đảm đương. Mọi nhu cầu của các đơn vị
thành viên trong bộ, ngành đều được đưa lên cơ quan đầu não của bộ, ngành xem
xét và chuyển sang cho một tổ chức chuyên môn đấu thầu thực hiện. Hình thức này
một mặt đem lại một số ưu điểm như: chuyên môn hoá cao, dễ kiểm soát, sát với sự
biến động của thực tế... nhưng mặt khác nó cũng đem lại một số nhược điểm như
đơn vị trực thuộc bộ, ngành thụ động, không được cọ xát với thực tế... dễ dẫn đến
việc xử lý tình huống chậm.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và lịch sử hình thành của đấu thầu quốc tế trong xây
lắp công trình đƣờng thủy
1.2.1 Khái niệm chung về đấu thầu
Thuật ngữ “đấu thầu” đã xuất hiện trong thực tế xã hội từ xa xưa. Theo từ điển
tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học biên soạn, 1998) thì đấu thầu được giải thích là việc
“đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm
hoặc được bán hàng (một phương thức giao làm công trình hoặc mua hàng)”. Như
vậy bản chất của việc đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như là một sự ganh đua
(cạnh tranh) công khai để được thực hiện một công việc nào đó, một yêu cầu nào
đó.
Với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi từ cơ chế
kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, khi có


19

thị trường đầu vào cũng như đầu ra thì vấn đề đấu thầu chẳng những được nhà
nước, các nhà thầu mà ngay cả người dân cũng hết sức quan tâm và đấu thầu trở
thành một công cụ trong quản lý chi tiêu các nguồn tiền của nhà nước, nó cũng là
một sân chơi cho những ai muốn tham gia đáp ứng các nhu cầu mua sắm, xây dựng
sử dụng tiền của Nhà nước. Thực tế đó đòi hỏi phải hình thành các quy định, hình
thành một hệ thống pháp lý cho một công việc mới mẻ nhưng hết sức cần thiết đối
với các hoạt động kinh tế hiện nay - đó là các hoạt động đấu thầu.
Ở một số trường đại học ở Việt Nam, bộ môn về đấu thầu đã bắt đầu hình
thành. Trong giáo trình giảng dạy của trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đã
giải thích đấu thầu là một hành vi trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
Có thể thấy rằng, đấu thầu trong xã hội hiện nay bao quát nhiều nội dung hơn,
nó không chỉ là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng việc cung cấp hàng hoá,
xây dựng công trình mà bao gồm cả các dịch vụ tư vấn. Xét về mặt kinh tế, đấu thầu
thực chất là mua sắm, đó là quan hệ giữa một bên có tiền dành cho một kế hoạch,
một nhu cầu nào đó và một bên muốn dành được quyền đáp ứng yêu cầu để có được
hợp đồng gắn với lợi nhuận. Có nhiều hình thức để thực hiện quá trình mua sắm.
Thông thường nhất và hiệu quả nhất là tiến hành việc mua sắm thông qua các cuộc
đấu thầu (bidding). Những hình thức khác sẽ phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của
việc mua sắm nhưng luôn đảm bảo tính cạnh tranh để mang lại hiệu quả kinh tế.
Một hình thức mua sắm đơn giản thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày đó là
việc mua sắm cho các nhu cầu trong gia đình và việc “đi chợ” hàng ngày cũng
mang tính chất đấu thầu.
Vì vậy chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung sau đây:
Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó bên mời
thầu (chủ dự án, chủ công trình) công bố trước các điều kiện mua hàng để cho các
nhà thầu (người cung ứng hàng hoá, dịch vụ, xây dựng công trình) báo giá và các
điều kiện giao dịch, sau đó bên mời thầu sẽ chọn mua của ai đáp ứng tốt nhất các
điều kiện đã nêu ra. Các bên tham gia đấu thầu quốc tế là những người có quốc
tịch khác nhau.



20
1.2.2 Đặc điểm của đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp đường thủy
Đấu thầu quốc tế là một hình thức lựa chọn nhà thầu trong nước và quốc tế
tham gia đấu thầu xây dựng công trình đường thủy. Trong mỗi lần tổ chức đấu thầu,
nhiều người muốn bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ nhưng chỉ có một người mua
và một người trúng thầu. Đặc điểm này bắt buộc các nhà thầu phải đưa ra được
những phương án tối ưu vể mặt kỹ thuật cũng như chất lượng và giá cả để hy vọng
trúng thầu. Đồng thời, nó cũng tạo cơ hội cho người mời thầu lựa chọn được những
hàng hoá và dịch vụ tốt nhất từ phía nhà cung cấp, giá hợp lý nhất để có thể đạt mức
lợi nhuận tối đa cho mình.
Ngoài ra, đấu thầu luôn được thực hiện trong sự cạnh tranh công bằng và
khách quan thông qua việc nhận các đơn thầu và đảm bảo tính bí mật trong suốt quá
trình đấu thầu. Nhìn chung, đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp đường thủy
mang những đặc điểm chính sau:
1.2.2.1 Đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt
Tính đặc biệt của phương thức này thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
Trên thị trường chỉ có một người mua và nhiều người bán: Trên thị trường
này, người mua phần lớn thường là những tổ chức, cơ quan, chủ đầu tư được Chính
phủ cấp tài chính để xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa công trình. Hoặc có
những trường hợp người mua thiếu vốn nên phải đi vay mà trong những hiệp định
cho vay đó đòi hỏi họ phải thực hiện việc mở thầu. Những người mua do có khó
khăn về mặt nghiệp vụ, kinh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp nên thông qua đấu thầu
để có thể lựa chọn được các nhà thầu thích hợp nhất và có các điều kiện giao dịch
tối ưu nhất. Ngược lại với người mua đó, những người bán thường là những công ty
xây dựng muốn giành được quyền thi công công trình để đem về lợi nhuận cho
công ty, công ăn việc làm cho công nhân của họ. Các nhà thầu này tự do cạnh tranh
với nhau để giành quyền thi công và kết quả của cuộc cạnh tranh đó là giá cả của
công trình sẽ tiến gần lại với giá thị trường, điều này làm thoả mãn các chủ công
trình.



21
Đấu thầu quốc tế tiến hành theo những điều kiện quy định trước: Mặc dù bản
chất của đấu thầu quốc tế là tự do cạnh tranh, nhưng sự tự do đó đều được giới hạn.
Các nhà thầu dù muốn giành ưu thế như thế nào thì cũng phải thực hiện theo những
điều kiện mà bên mời thầu đã quy định trong hồ sơ mời thầu. Trong hồ sơ mời thầu
đó, người chủ công trình nêu ra các điều kiện (điều kiện về kỹ thuật, điều kiện về tài
chính...) ràng buộc rất chặt chẽ, buộc các nhà thầu phải tuân theo. Vì vậy, các nhà
thầu muốn có hy vọng trúng thầu thì phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện đó, có
khả năng thoả mãn tốt nhất các điều kiện đó. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp
nhà thầu có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhưng lại
không tìm được đối tác liên doanh liên kết của nước sở tại theo quy định của nước
sở tại nên đã không thắng thầu. Chính vì những lý do trên người ta nói trong đấu
thầu, thị trường thuộc về phía mời thầu, họ vừa là “người chủ động” vừa là “người
bị động” là như vậy.
Tính đặc biệt của đấu thầu quốc tế còn thể hiện trong việc xác định thời gian
và địa điểm mở thầu và những vấn đề khác có liên quan: Thời gian mở thầu phải
được quy định trước, thông thường nó được thực hiện sau khi thông báo mời thầu
một số ngày nhất định. Khoảng thời gian này tuy được tính nhưng người ta phải tính
toán sao cho hợp lý. Ngày giờ, địa điểm sẽ được xác định cụ thể trong hồ sơ mời
thầu. Trên thực tế địa điểm mở thầu của phương thức đấu thầu quốc tế có thể không
đặt tại nước có công trình được thi công mà đặt ở nước chủ đầu tư. Đây là đặc điểm
đặc biệt của phương thức này. Khi mở thầu các nhà thầu thường phải có mặt nghe
công bố tính hợp lệ của đơn chào và ký vào một biên bản đã được chuẩn bị trước.
Bên mời thầu sẽ công bố công khai một số chỉ tiêu cơ bản của các bộ hồ sơ dự thầu.
Trong đấu thầu ngoài bên mời thầu, nhà thầu còn có sự hiện diện của bên thứ
3, nhà tư vấn: FIDIC, WB, ADB đều cho rằng “kỹ sư tư vấn” là người đảm bảo hạn
chế tới mức tối đa các tiêu cực phát sinh, những thông đồng thoả hiệp làm cho chủ
dự án bị thiệt hại, vì vậy, người kỹ sư tư vấn phải có trình độ, năng lực chuyên môn

vững vàng để giúp chủ dự án giải quyết các vấn đề kỹ thuật với các nhà thầu. Dịch
vụ tư vấn có thể xuất hiện trong các giai đoạn như: làm báo cáo trước khi đầu tư;
chuẩn bị để xác định và thực hiện dự án; giám sát và quản lý dự án... Tuỳ theo hạng


22
mục công việc mà bên mời thầu thuê một hoặc một số loại hình dịch vụ thích hợp.
Muốn thuê đúng loại hình dịch vụ bên mời thầu thường tìm đến các công ty tư vấn.
Các thông tin về các công ty tư vấn các bên mời thầu có thể tìm được ở các tài liệu
của ngân hàng về công ty tư vấn hoặc các nguồn khác có liên quan.
1.2.2.2 Hàng hoá trong đấu thầu quốc tế là hàng hoá hữu hình và vô hình, các mặt
hàng có khối lượng lớn, quy cách phẩm chất phức tạp, giá trị cao
Những công trình được đem ra đấu thầu quốc tế thường là những công trình có
giá trị rất lớn. Khi thực hiện những công trình lớn thì cả bên mời thầu và nhà thầu
đều được lợi. Bên mời thầu được hưởng giảm giá, giảm các chi phí, tăng lợi nhuận
do giá trị công trình cao, nhiều hạng mục, còn về phía các nhà thầu, sẽ giải quyết
công ăn việc làm, thay đổi công nghệ, mở mang sản xuất... Hàng hoá trong đấu thầu
quốc tế không chỉ là những mặt hàng hữu hình mà còn bao gồm cả những mặt hàng
vô hình như các bí quyết kỹ thuật, các dịch vụ tư vấn... Việc đánh giá phẩm chất
những mặt hàng hữu hình người ta có thể căn cứ theo tiêu chuẩn, theo tài liệu kỹ
thuật, nhưng để đánh giá các mặt hàng là điều vô cùng khó khăn. Ví dụ giá trị và
chất lượng của các bí quyết kỹ thuật được đánh giá tuỳ thuộc vào những lợi ích mà
các bí quyết đó đem lại.
1.2.2.3 Đấu thầu quốc tế được tiến hành trên cơ sở tự do cạnh tranh theo các quy
định đã được nêu trong hồ sơ mời thầu
Các nhà thầu khi tham gia đấu thầu quốc tế sẽ tự do dùng hết khả năng của
mình để có thể thoả mãn tối đa các điều kiện của hồ sơ mời thầu. Họ phải dùng
chính những khả năng đó của họ để cạnh tranh với các nhà thầu khác, và người
chiến thắng trong cuộc cạnh tranh đó là người mạnh nhất. Người có tiềm lực kinh
tế, kỹ thuật, có uy tín sẽ là những người có lợi thế. Trong cuộc cạnh tranh đó, họ lợi

dụng triệt để yếu tố cạnh tranh, nhưng cạnh tranh của các nhà thầu phải tuân thủ
theo các điều kiện mà bên mời thầu quy định trước. Để ràng buộc các nhà thầu, bên
mời thầu còn quy định số tiền đặt cọc dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, số
tiền này không phải là nhỏ đối với một số công ty ở Việt Nam cũng như trên thế
giới. Những quy định có tính hình thức về giấy tờ, văn bản, các nhà thầu cũng phải


23
hết sức lưu ý. Đây cũng có thể là cơ sở để giảm bớt các công việc trong quy trình
xét thầu, tiết kiệm được các chi phí không cần thiết.
1.2.2.4 Đấu thầu quốc tế bị ràng buộc về mặt pháp lý liên quan tới việc vay và sử
dụng vốn
Các công trình trong đấu thầu quốc tế thường là những công trình lớn và được
tài trợ bởi nhiều nguồn vốn trong đó lớn nhất là ODA. ODA là nguồn vốn mà các
nước tư bản phát triển giành để tài trợ cho các nước nghèo trong việc phát triển kinh
tế, dưới hình thức hoàn lại hay không hoàn lại. Mặc dù đó là khoản tiền viện trợ
nhưng các nước được tài trợ cũng sẽ phải chịu nhiều điều kiện ràng buộc chặt chẽ.
Ví dụ như nguồn vốn ODA của Nhật Bản cho các nước vay, trong đó có Việt Nam,
phải trải qua một quá trình đàm phán ký kết hiệp định và thực thi rất phức tạp, có
khi mất thời gian cả năm trời. Mặt khác sử dụng các khoản tiền trên chúng ta phải
thực hiện đấu thầu quốc tế theo các Hướng dẫn đấu thầu của OECF ban hành tháng
12/1997.
1.2.3 Lịch sử hình thành đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp đường thủy
Đầu những năm 1990, trong số những văn bản quản lý đầu tư xây dựng đã có
“Quy chế Đấu thầu trong Xây dựng” (Ban hành kèm theo Quyết định của bộ trưởng
bộ Xây dựng số 24/BXS-VKT ngày 12/02/1990). Đây là quy định về đấu thầu trong
xây dựng các công trình (trừ các công trình bí mật quốc gia) thuộc các nguồn vốn
ngân sách và ngoài ngân sách (vốn phát triển sản xuất của đơn vị cơ sở, vốn vay...)
của các tổ chức nhà nước. Kết quả của mỗi cuộc đấu thầu là hợp đồng kinh tế giữa
bên mời thầu và đơn vị trúng thầu đã được ký kết.

Tiếp theo đó, cuối năm 1992, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ ban hành một
quy định mang tính chất quy định đấu thầu đối với máy móc thiết bị nhập khẩu
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đó là Quyết định 91TTg, 13/11/1992 và kèm
theo là Quy định về quản lý nhập khẩu máy móc, thiết bị được thực hiện theo một
trong hai phương thức sau: đấu thầu mở rộng hay đấu thầu hạn chế và mua bán trực
tiếp thông qua gọi chào hàng cạnh tranh.


×