Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ GỖ GIA HUY V.N

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH KỸ NGHỆ GỖ GIA HUY V.N

CAO THU TRANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán xác định kết
quả kinh doanh tại Công ty TNHH Kỹ Nghệ gỗ Gia Huy” do Cao Thu Trang, sinh
viên khóa khóa 32, ngành Kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày___________.

Bùi Xuân Nhã
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày

tháng

năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin gửi lòng thành kính biết ơn đến:
 Cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ tôi có ngày hôm nay.
 Những người thân trong gia đình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập.

 Tập thể Thầy Cô khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, đặc biệt
là thầy Bùi Xuân Nhã đã tận tình truyền đạt kiến thức, chỉ bảo cũng như tận tình
hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu đề tài.
 Ban Giám Đốc Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ Gia Huy và các cô chú, anh chị
phòng kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập đề tài.
 Bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, góp ý kiến để tôi hoàn thành luận
văn này.


NỘI DUNG TÓM TẮT
CAO THU TRANG. Tháng 07 năm 2010. “Kế toán xác định kết quả kinh
doanh tại Công Ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ Gia Huy V.N”.
CAO THU TRANG. July 2010. “Determining the business result at Gia Huy
V.N Furniture Technology Co ., LTD”
Để công ty hoạt động có hiệu quả cao nhất cần phải có sự phối hợp đồng bộ
giũa các phòng ban. Phải luôn nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình hạch
toán và các khoàn doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp
lý, hợp lệ tiết kiệm chi phí để tạo ra lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Từ những vấn đề cần thiết nêu trên nội dung nghiên cứu bao gồm : doanh thu, chi phí
xác định kết quả kinh doanh từ đó nhận xét về công tác kế toán ở công ty, đưa ra
những kiến nghị nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các hình


ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của đề tài

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5


2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH kỹ nghệ gỗ Gia Huy V.N

5

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

5

2.1.2. Nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh doanh của công ty.

5

2.1.3. Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty

6

2.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

7

2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

7

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

8

2.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty


9

2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán

9

2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ

10

2.4. Tổ chức và vận dụng chế độ kế toán

11

2.4.1. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty

11

2.4.2. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng tại công ty

11

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

14
14

3.1.1. Khái niệm về xác định kết quả kinh doanh


14

3.1.2. Kế toán doanh thu bán hàng

14

3.1.3. Các khoản giảm trừ doanh thu

15

3.1.4. Kế toán thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp

17

v


3.1.5. Kế toán giá vốn hàng bán

20

3.1.6. Kế toán chi phí bán hàng

20

3.1.7. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

21


3.1.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh hoạt động tài chính

21

3.1.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh hoạt động khác

23

3.1.10.Kế toán CP thuế TNDN

25

3.1.11.Xác định kết quả kinh doanh

26

3.2. Phương pháp nghiên cứu

28

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

29

4.1. Đặc điểm SXKD của công ty TNHH kỹ nghệ gỗ Gia Huy V.N

29

4.2. Thực tế hạch toán kế toán doanh thu tại công ty


29

4.2.1. Kế toán DT bán hàng hóa

31

4.2.2. Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ

37

4.2.3. Kế toán doanh thu bán thành phẩm

40

4.3. Kế toán giá vốn hàng bán

46

4.3.1. Tài khoản sử dụng

46

4.3.2. Chứng từ sử dụng

46

4.3.3. Phương pháp hạch toán

46


4.4. Kế toán chi phí bán hàng

51

4.4.1. Chứng từ sử dụng và tài khoản sử dụng :

51

4.4.2. Phương pháp hạch toán:

51

4.5. Chi phí quản lý doanh nghiệp

56

4.5.1. Chứng từ sử dụng và tài khoản sử dụng :

56

4.5.2. Phương pháp hạch toán:

56

4.6. Kế toán hoạt động tài chính

62

4.6.1. Kế toán DT hoạt động tài chính


62

4.6.2. Kế toán CP hoạt động tài chính

66

4.7. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác

69

4.8. Chi phí thuế TNDN

69

4.9. Xác định kết quả kinh doanh

70

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

73
vi


5.1. Kết luận

73

5.2. Đề nghị


74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CP

Chi Phí

CCDC

Công cụ dụng cụ

ĐĐH


Đơn Đặt Hàng

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh Thu



Hóa đơn

GTGT

Giá trị gia tăng

HH

Hàng hóa

KH

Khách hàng

NH

Ngân hàng


NVL

Nguyên Vật Liệu

PNK

Phiếu nhập kho

PXK

Phiếu xuất kho

QLDN

Quản Lý Doanh Nghiệp

K/C

Kết chuyển

TK

Tài khoản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

XĐKQKD

Xác định kết quả kinh doanh

XK

Xuất khẩu

DANH MỤC CÁC HÌNH

viii


Trang
Hình 2.1. Quy trình sản xuất SP tại công ty

6

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

8

Hình 2.3. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty


9

Hình 2.4. Sơ đồ hình thức kế toán thủ công kết hợp phần mềm Excel.

13

Hình 3.1. Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Doanh Thu Bán Hàng

15

Hinh 3.2. Quy trình kế toán chiết khấu thương mại

16

Hình 3.3. Quy trình kế toán hàng bán bị trả lai

16

Hình 3.4. Quy trình kế toán giảm giá hàng bán

17

Hình 3.5. Sơ Đồ Hạch Toán Thuế GTGT Đầu Ra (TK 3331)

18

Hình 3.6. Sơ Đồ Hạch Toán Thuế GTGT Theo Phương Pháp Trực Tiếp

18


Hình 3.7. Sơ Đồ Hạch Toán Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt Và Thuế Xuất Khẩu

19

Hình 3.8. Quy trình kế toán giá vốn hàng bán

20

Hình 3.9. Quy trình kế toán chi phí bán hàng

21

Hình 3.10. Quy trình kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

21

Hình 3.11. Quy trình kế toán doanh thu hoạt động tài chính

22

Hình 3.12. Quy trình kế toán chi phí tài chính

23

Hình 3.13. Quy trình kế toán thu nhập khác

24

Hình 3.14. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Khác


25

Hình 3.15. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

26

Hình 3.16. Quy trình kế toán xác định kết quả kinh doanh

27

Hình 4.1. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Xuất Bán NVL

33

Hình 4.2. Quy trình xuất khẩu trực tiếp:

41

Hình 4.3. Sơ Đồ Hạch Toán xác định KQKD năm 2009

72

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hóa đơn GTGT ngày 29/12/2009
ix


Phụ lục 2: Hóa đơn GTGT ngày 31/12/2009
Phụ lục 3: Hóa đơn GTGT ngày 20/02/2009

Phụ lục 4: Hóa đơn GTGT ngày 14/12/2009
Phụ lục 5: Phiếu Xuất kho bán thành phẩm ngày 14/12/2009
Phụ lục 6: Phiếu xuất kho nhượng bán bán ngày 29/12/2009
Phụ luc 7: Trích bảng phân bổ chi phí trả trước của CCDC cho thuê và dùng cho bộ
phận QLDN
Phụ lục 8: Trích bảng tính khấu hao TSCĐ cho thuê và dùng cho bộ phận QLDN
Phụ lục 9: Giấy báo nợ kiêm hóa đơn GTGT ngày 30/12/2009 (trang 1)
Phụ lục 10: Giấy báo nợ kiêm hóa đơn GTGT ngày 30/12/2009 (trang 2)
Phụ luc 11: Hóa đơn dịch vụ viễn thông (GTGT) ngày 08/12/2009
Phụ luc 12: Hóa đơn GTGT của công ty Uti Worlwide VN ngày 18/12/2009
Phụ luc 13: Hóa đơn GTGT của công ty CP giám định Đại Việt ngày 18/12/2009
Phụ luc 14: Hóa đơn GTGT của DNTN Phú Ngọc ngày 14/12/2009
Phụ luc 15: Giấy báo có của NH PGBank ngày 31/12/2009
Phụ luc 16: Giấy báo có của NH PGBank ngày 24/12/2009
Phụ luc 17: Tờ khai thuế thu nhập tạm tính Quý IV/2009
Phụ lục 18: Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN, Thuế TNDN được ưu đãi, Kết quả
HĐSXKD
Phụ lục 19: Báo cáo kết quả hoạt sản xuất kinh doanh
Phụ lục 20: Bộ chứng từ hàng hóa (Invoice, Contract, Tờ khai hàng hóa xuất khẩu,
Packing list, Commercial Invoice, Bill of Lading)

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với chất lượng sản phẩm, vấn đề
mà các doanh nghiệp luôn quan tâm, đó là : “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay

không? Doanh thu có trang trãi được toàn bộ chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để
tối đa hoá lợi nhuận?”. Chính vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ dừng
ở quá trình sử dụng các tư liệu sản xuất chế tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu xã
hội, mà các doanh nghiệp phải hoạch định sách lược sản xuất kinh doanh để tăng khả
năng cạnh tranh trước áp lực hội nhập không chỉ trên thị trường trong nước mà ngay cả
thị trường thế giới.
Xét về mặt tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không
chỉ chịu tác động của quy luật giá trị mà còn chịu tác động của quy luật cung cầu và
quy luật cạnh tranh. Sau mỗi quá trình sản xuất, mọi sản phẩm của doanh nghiệp phải
được đưa ra thị trường đánh giá. Thị trường có thể nói là cầu nối giữa nhà sản xuất và
nhà tiêu dùng. Những sản phẩm sau khi đem ra thị trường tiêu thụ sẽ đem về một
khoản tiền nhất định đó là doanh thu. Nhờ có doanh thu doanh nghiệp có thể trang trải
các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất và trích nộp các khoản bảo hiểm,
thuế cho nhà nước.
Như vậy, doanh thu là sự tái tạo nguồn vốn bỏ ra. Nếu doanh nghiệp thực hiện
nguyên tắc “nguồn vốn tái tạo lớn hơn nguồn vốn bỏ ra” thì doanh nghiệp đã biểu hiện
thành công trong kinh doanh, hay nói cách khác là doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả và thu được lợi nhuận.
Lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường bởi nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong, khẳng định khả năng
cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp. Có lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn quan


trọng để tái sản xuất mở rộng, đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các loại
thuế, đồng thời một phần lợi nhuận sẽ được trả cổ tức cho các cổ đông, trích lập các
quỹ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Vì vậy, khi doanh nghiệp bước vào thị trường cạnh tranh, hội nhập thì việc
đánh giá, xem xét một cách chính xác doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay có lợi
nhuận không thông qua công tác hạch toán các khoản doanh thu, chi phí có hệ thống,
đúng nguyên tắc và đúng chuẩn mực kế toán là vấn đề quan tâm hàng đầu trong quản

trị doanh nghiệp hiện nay. Ngược lại, có thể làm cho nhà quản trị nhận định sai lầm về
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể làm cho nhà quản trị đưa ra những
quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Với những ý thảo luận trên, được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế Trường Đại Học
Nông Lâm TP. HCM cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy Bùi Xuân Nhã và sự giúp
đỡ của công ty TNHH Kỹ Nghệ gỗ Gia Huy V.N, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Kế
toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ Gia Huy V.N”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu đề tài này có thể giúp chúng ta nắm rõ hơn về thị trường
tiêu thụ của doanh nghiệp, đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, xem xét việc thực hiện hệ thống kế toán nói chung, kế toán xác định kết
quả kinh doanh nói riêng ở doanh nghiệp như thế nào, việc hạch toán đó có khác so
với những gì đã học được ở trường đại học hay không? Qua đó có thể rút ra được
những ưu khuyết điểm của hệ thống kế toán đó, đồng thời đưa ra một số kiến nghị
nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán về xác định kết quả kinh doanh để hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả .
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi như sau:
-

Nội dung nghiên cứu: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty
TNHH Kỹ Nghệ Gỗ Gia Huy V.N.

-

Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ Gia
Huy V.N.

-


Về thời gian: từ 01/03/2010 đến 01/06/2010.

2


1.4. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Mở đầu: Nêu lý do, ý nghĩa, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và sơ
lượt cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan: Giới thiệu sơ lược về công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý và bộ máy kế toán của công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày những khái
niệm, Tk áp dụng và phương pháp hạch toán kế toán. Những phương pháp
nghiên cứu được dùng để thực hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận: Mô tả việc xác định kết quả kinh doanh tại
công ty, từ đó rút ra những nhận xét.
Chương 5: Kết luận và đề nghị: Qua những vấn đề nghiên cứu đưa ra một số
nhận định, trên cơ sở đó đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại
công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH kỹ nghệ gỗ Gia Huy V.N
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
 Tên công ty: Công ty TNHH Kỹ Nghệ gỗ Gia Huy V.N.
 Tên giao dịch: Gia Huy V.N Furniture Technology Co., LTD.
 Công ty được thành lập từ tháng 03 năm 2004 theo giấy phép 410202639 do sở

kế hoạch và đầu tư thành phố HCM cấp ngày 09 tháng 03 năm 2004 và được cấp lại
vào ngày 11 tháng 12 năm 2009.
 Trụ sở chính: 12/14C Man Thiện, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP.HCM.
 Điện thoại: 087307938
 Mã số thuế: 0303213208
 Hình thức sở hữu: Công ty TNHH tư nhân.
 Vốn điều lệ: 6.000.000.000đ
 Quy mô sản xuất: Công ty thuê lại mặt bằng của Công ty TNHH chế biến lâm
sản Phú Thuận với diện tích là 1.000m2.
 Ngành nghề kinh doanh: Công ty TNHH kỹ nghệ gỗ Gia Huy chuyên sản xuất
gia công hàng gỗ mỹ nghệ (không chế biến), mua bán gỗ, sản phẩm gỗ, nguyên liệu,
sản phẩm gỗ, sắt, hàng trang trí nội thất,thiết bị máy móc công nghiệp (trừ kinh doanh
máy in), máy chế biến gỗ, nguyên phụ liệu ngành chế biến gỗ, thiết bị điện chống sét,
cho thuê máy móc thiết bị.
2.1.2. Nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh doanh của công ty.
a) Nhiệm vụ
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo kế toán định kỳ theo quy định của
Nhà nước.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp cho ngân sách Nhà nước.

5


Tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
b) Phương hướng phát triển
Công ty TNHH kỹ nghệ gỗ Gia Huy V.N đang có xu hướng muốn mở rộng thị
trường tiêu thụ SP nhiều hơn nữa, các mặt hàng của công ty ngày càng đa dạng về mẫu
mã được nhiều khách hàng ưa chuộng, và tất nhiên là lợi nhuận luôn là mục tiêu quan
trọng của công ty. Để đáp ứng được điều đó, đòi hỏi sự cố gắng của tất cả mọi người

trong công ty. Và hiện nay công ty đang gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi
 Công ty SX nhiều mặt hàng đồ gỗ gia dụng đa dạng về mẫu mã, kích thước
cũng như chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng như bàn,
ghế, tủ, kệ sách, giường, kệ tivi,…
 Thị trường tiêu thụ nhiều bao gồm cả trong và ngoài nước: Bình Dương, TP
HCM, Đồng Nai, Bình Phước, Thái Lan, Mỹ, Úc, Singapo,…
 Nguồn lao động chính đa phần là lao động phổ thông nên chi phí nhân công ít.
 Máy móc thiết bị của công ty đầy đủ đáp ứng được nhu cầu SXKD.
* Khó khăn
 Hiện nay thị trường gỗ rất khan hiếm nên giá NL gỗ rất cao
 Vì công nhân đa phần là LĐ phổ thông nên tay nghề còn hạn chế, năng suất
làm việc chưa cao.
 Số lượng ĐĐH của công ty ngày càng nhiều nên công ty đang rơi vào tình
trạng thiếu nhân công sản xuất.
 Quy mô SX của công ty còn nhỏ nên còn hạn chế về mặt SX nhiều ĐĐH.
2.1.3. Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty
Hình 2.1. Quy trình sản xuất SP tại công ty

1. NL gỗ

2. Tổ phôi

7. Tổ đóng gói

KCS

3. Tổ máy

4.Tổ ráp


6. Tổ sơn

5. Tổ nguội

Nguồn tin: Phòng kế toán
6


Mô tả:
1. Xuất kho NL gỗ để sản xuất.
2. Sau khi có kế hoạch sản xuất đưa xuống từng tổ trưởng, nguyên liệu gỗ sẽ
được vận chuyển xuống tổ phôi. Tại đây gỗ sẽ được cắt, cưa gỗ theo quy cách của các
sản phẩm và được ghép ngang. Sau đó sản phẩm làm ra ở tổ này được vận chuyển đến
tổ máy để tiếp tục quy trình SX.
3. Tổ máy có nhiệm vụ đưa nguyên liệu gỗ đã qua cắt, ghép lên máy để rong ra
chi tiết, bào láng và định hình SP. Sau đó tiến hành làm mộng đục lỗ theo quy cách và
vận chuyển SP dở dang đến tổ lắp ráp. Nhưng trường hợp nếu những chi tiết SP cần
được chà nhám trước khi lắp ráp thì sẽ vận chuyển đến tổ nguội trước khi qua tổ lắp
ráp. Còn những SP có những chi tiết cần gia công bên ngoài thì tổ sẽ giao cho đơn vị
nhận đặt vệ tinh, khi hàng gia công đã hoàn thành thì sẽ vận chuyển đến tổ lắp ráp.
4. Dựa vào bản vẽ thiết kế, tổ sẽ bắt đầu lắp ráp những chi tiết SP có hình dạng
giống như mô hình trên bản vẽ. Sau đó tổ sẽ vận chuyển SP làm ra đến tổ nguội.
5. Tổ này thực hiện công việc chà nhám những chi tiết SP cũng như những SP
dở dang làm ra ở tổ lắp ráp và sau đó lại vận chuyển những SP chà nhám xong đến tổ
sơn.
6. Tổ sơn đóng gói thực hiện việc pha và phun sơn lên các SP theo đúng yêu
cầu trong ĐĐH để tạo SP hoàn chỉnh. Sau đó SP sẽ được KCS, nếu SP làm ra theo
đúng yêu cầu cả về mặt mẫu mã cũng như chất lượng thì sẽ chuyển sang khâu đóng
gói và trữ tại kho để chờ ngày giao hàng.

2.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

7


Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc

Phân xưởng
sản xuất

BP
kỹ thuật

Cung
ứng
vật


Các
tổ
sản
xuất

BP
Kế toán

K
C

S

Nguồn tin: Phòng kế toán
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

Bộ máy quản lý của công ty bao gồm các bộ phận sau:
 Giám đốc: là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty, trực
tiếp chỉ đạo mọi HĐSXKD của công ty, tuyển dụng nhân sự, đề ra kế hoạch và những
biện pháp thích hợp thực hiện kế hoạch chỉ tiêu, đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty.
Trực tiếp chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của bộ máy, xử lý kịp thời
những vướn mắc nội bộ, khắc phục những sai sót có liên quan đến quy trình sản xuất
và chất lượng sản phẩm.
 Phân xưởng sản xuất: đứng đầu là quản đốc, là người giúp giám đốc điều
hành sản xuất thông qua công tác chỉ đạo các tổ thực hiện SX theo kế hoạch đã định,
chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần hành công việc của mình.
 BP kỹ thuật: bộ phận này có nhiệm vụ thiết kế, vẽ bản vẽ kỹ thuật cho các SP
theo ĐĐH dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Đồng thời, bộ phận kỹ thuật còn có
nhiệm vụ là bảo trì sửa chữa máy móc, thiết bị của công ty khi có trục trặc xảy ra.

8


 Phòng kế toán:
- Tổ chức và hướng dẫn thực hiện chế độ ghi chép sổ, lập và luân chuyển các
chừng từ của phòng ban trong công ty. Theo dõi, hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh, tính toán KQKD, quản lý toàn bộ nguồn tài chính của của công ty.
- Theo dõi và báo cáo kịp thời cho Ban Giám Đốc về tình hình tài chính, SXKD và
các khoản nộp ngân sách theo quy định đối với Nhà nước, phân tích, tính toán hiệu
quả kinh tế giúp ban lãnh đạo thấy rõ tình hình họat động kinh doanh theo các nghiệp
vụ. Đề ra các giải pháp giải quyết và nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh của Cty.

- Trích lập đầy đủ các khoản nộp theo quy đúng định, thực hiện công tác quan hệ
tín dụng với các Ngân hàng và công tác thanh toán với KH. Quyết toán quý, năm và
lập báo cáo quyết toán gửi cho Cty và các cơ quan chức năng có liên quan.
2.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Để tổ chức bộ máy kế toán cần căn cứ vào quy mô hoạt động của DN, đặc điểm
về tổ chức SX, quản lý và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập,
xử lý, cung cấp thông tin. Vì vậy, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô
hình kế toán tập trung, toàn bộ công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra ban
đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thông
tin kinh tế… đều được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty. Ưu điểm của
hình thức kế toán tập trung: là công việc tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lý
và cung cấp thông tin nhanh nhạy.
Hình 2.3. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng kiêm
kế toán tổng hợp, thủ quỹ

Kế toán
NVL

Kế toán
công nợ

Thủ kho

Nguồn tin: Phòng kế toán

9



2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ
 Kế toán trưởng: giải quyết mọi việc có liên quan đến chức năng kế toán. Chịu
trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty theo chế độ quản
lý kinh tế của Nhà nước.
- Đồng thời, làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính tại công ty và kiêm
nhiệm luôn cả chức năng thủ quỹ và kế toán tổng hợp: ghi chép, tính toán phân bổ CP,
tính giá thành SP và xác định kết quả kinh doanh của Cty; lập bảng cân đối số phát
sinh và các báo cáo tài chính hàng quý, năm; lập bảng giải trình về tình hình sử dụng
vốn của công ty.
- Kiểm tra việc ghi chép sổ sách kế toán, đồng thời báo cáo nhiệm kỳ và chịu
trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về công tác kế toán tại công ty.
 Kế toán NVL: có nhiệm vụ theo dõi và ghi sổ kế toán tình hình NVL. Cung
cấp số liệu về nguyên vật liệu cho kế toán trưởng công ty để hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm. Hàng tháng lập báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu để
báo cáo giám đốc công ty để có kế hoạch nhập nguyên vật liệu. Yêu cầu thủ kho cung
cấp các số liệu khi cần. Đồng thời chịu trách nhiệm lập chứng từ xuất khẩu và các vấn
liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.
 Kế toán công nợ: Chịu cả trách nhiệm ghi chép vào sổ sách kế toán chi tiết,
theo dõi phản ánh tình hình thanh toán công nợ của công ty theo từng đối tượng KH.
Đồng thời ghi chép, phản ánh tình hình tăng giảm của từng loại TSCĐ, …
 Thủ kho: là người phụ trách công tác xuất nhập NVL cho công ty, chịu trách
nhiệm báo cáo số liệu cho kế toán vật tư và giám đốc công ty. Hàng ngày theo dõi định
mức của từng sản phẩm, lập sổ theo dõi NVL để theo dõi lượng vật tư xuất nhập tồn
trong kho. Cuối tháng kiểm tra đối chiếu số lượng vật tư với kế toán nguyên vật liệu.
Và khi có SP xuất bán, thủ kho theo dõi lượng hàng xuất bán ra để tổng hợp lượng SP
xuất nhập tồn trong kho. Đồng thời, tại công ty Gia Huy thủ kho kiêm luôn nhiệm vụ
chấm công cho công nhân viên và là người báo cơm cho công ty.

10



2.4. Tổ chức và vận dụng chế độ kế toán
2.4.1. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
 Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm.
 Đơn vị sử dụng: VNĐ và ngoại tệ chuyển sang VNĐ theo tỷ giá liên ngân
hàng tại thời điểm phát sinh.
 Phương pháp hàng tồn kho
Phương pháp hàng tồn kho: Công ty đang áp dụng theo phương pháp hạch toán
kê khai thường xuyên và đánh giá hàng tồn kho theo giá bình quân gia quyền tháng.
 Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
-

Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: ghi nhận theo nguyên giá

-

Phương pháp khấu hao TSCĐ: áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.

2.4.2. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng tại công ty


Chế độ kế toán áp dụng: Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006

của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
 Hệ thống tài khoản: Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản ban hành
theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.


Chứng từ sử dụng: Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ


về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Gồm có:
 Phiếu thu
 Phiếu chi
 Phiếu nhập kho
 Phiếu xuất kho
 Hóa đơn GTGT
 Biên bản điều chỉnh hóa đơn
 Biên bản hủy hóa đơn
 Bảng thanh toán lương, BHXH,…

11


 Hình thức sổ sách:


Chứng từ ghi sổ



Sổ chi tiết: dùng theo dõi cho từng tài khoản chi tiết như sổ chi tiết vật liệu

dụng cụ, sổ chi tiết; sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh; sổ chi tiết cho các
sản phẩm, hàng hóa…


Sổ cái: dùng theo dõi cho từng tài khoản.




Sổ quỹ: dùng theo dõi việc thu chi tồn quỹ hằng ngày tại công ty.

 Báo cáo tài chính bao gồm
 Bảng cân đối kế toán
 Bảng báo cáo KQHĐSXKD
 Bảng lưu chuyển tiền tệ
 Bảng thuyết minh BCTC
 Báo báo quản trị: báo cáo được lập tùy theo yêu cầu của ban giám đốc.


Hình thức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hình thức kế toán thủ công

kết hợp phần mềm excel.
Cty tổ chức bộ máy kế toán theo phương pháp tập trung: lập báo cáo, tính giá
thành, hàng ngày chứng từ gốc được chuyển đến phòng kế toán tiến hành phân tích và
định khoản vào các tài khoản có liên quan. Tại công ty sử dụng phần mềm kế toán
excel nên mỗi khi có nghiệp vụ phát sinh kế toán chỉ việc cập nhật vào máy tính, với
các công thức đã được thiết lập sẵn thì chương trình excel sẽ tự đông chuyển bút toán
có liên quan vào các sổ có liên quan như các sổ chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết…
Do sử dụng phần mềm excel nên số chứng từ và ngày chứng từ ghi trên sổ
chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ chi tiết đều giống nhau và là ngày và số của chứng từ gốc.
Định kỳ, kế toán in sổ cái từ excel ra và ghi vào sổ, thực hiện các thủ tục pháp lý theo
quy định.

12


Hình 2.4. Sơ đồ hình thức kế toán thủ công kết hợp phần mềm Excel.
Chứng từ gốc


Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ chi tiết

Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối tài
khoản

Bảng tổng
hợp chi tiết

Báo cáo kế toán
Nguồn tin: Phòng kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày (định kỳ)
Ghi vào cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự ghi sổ
Hàng ngày, từng phần hành, căn cứ chứng từ gốc đã kiểm tra nhập vào bảng dữ
liệu trên excel . Đối với các nghiệp vụ phát sinh nhiều và thường xuyên, chứng từ gốc
được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, cuối tháng căn cứ vào bảng tổng hợp chứng
từ gốc nhập vào bảng dữ liệu. Khi nhập dữ liệu thì các sổ chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ
chi tiết,… sẽ tự động cập nhật do được viết công thức sẵn.

13



Cuối tháng, từ những sổ cái các TK liên quan; tổng hợp các số dư, số phát sinh,
của sổ kế toán chi tiết.hàng tháng, kế toán lập báo cáo thuế nộp cơ quan thuế, lập báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu nội bộ.
Cuối năm, kế toán cộng số phát sinh bên nợ , bên có, và số dư cuối năm của sổ
cái các TK đã được mở. Đối chiếu khớp số liệu trên sổ cái các TK, bảng tổng hợp chi
tiết đúng thì lập bảng cân đối số phát sinh. Báo cáo tài chính đựơc lập vào cuối năm
dựa trên số liệu của bảng cân đối số phát sinh

14


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh tế đã được trong
một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) do các hoạt động sản xuất kinh doanh và các
hoạt động khác mang lại được thể hiện thông qua chỉ tiêu lãi và lỗ. Kết quả kinh doanh
là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động và mức độ tích cực trên các mặt
của công ty.
Xác định kết quả kinh doanh là việc so sánh chi phí bỏ ra và thu nhập đạt được
trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết quả là lãi,
ngược lại là lỗ. Việc xác định kết quả kinh doanh thường được tiến hành vào cuối kỳ
hạch toán tháng, quý hay năm tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và các yêu
cầu quản lý của từng doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp trong một kỳ kế
toán, nó bao gồm kết quả kinh doanh chính, kết quả hoạt động tài chính, kết quả hoạt
động khác

3.1.2. Kế toán doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hóa, sản
phẩm cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Tổng số doanh thu bán hàng là số tiền
ghi trên hóa đơn bán hàng, trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ.
Doanh thu = Số lượng hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ * Đơn giá
Doanh thu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh, bởi lẽ doanh
thu đóng vai trò trong việc bù đắp chi phí, doanh thu bán hàng phản ánh qui mô của
quá trình sản xuẩt, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của DN. Do
đó, nó chứng tỏ sản phẩm của DN được người tiêu dùng chấp nhận.


 Tài khoản sử dụng:
Kế toán tổng hợp sử dụng tài khoản 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ”.
 Sơ đồ hạch toán:
Hình 3.1. Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Hợp Doanh Thu Bán Hàng
333

511, 512
Thuế TTĐB, thuế XK
Thuế GTGT phải nộp

Doanh thu bán hàng hóa,
sản phẩm, dịch vụ

531, 532
Kết chuyển giảm giá
Hàng bán, hàng bán bị
trả lại
521

Kết chuyển chiết khấu
thương mại

111, 112, 131

3331

152, 153, 156

3387
111, 112
Kết chuyển
doanh thu
Doanh thu
của kỳ
chưa thực
kế toán
hiện

911
3331
Kết chuyển
doanh thu thuần

3.1.3. Các khoản giảm trừ doanh thu
a. Kế toán chiết khấu thương mại :
* Khái niệm :
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách
hàng mua hàng với khối lượng lớn và theo bên thỏa thuận bên bán sẽ giành cho bên
mua một khoàn chiết khấu thương mại (đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc

cam kết mua, bán hàng)
* Nguyên tắc hạch toán :
Chỉ phản ánh các khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực
hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp. Trường

15


×