Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ MỸ I, HUYỆN TÂN THÀNH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.95 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP PHÚ MỸ I, HUYỆN TÂN THÀNH
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

ĐẶNG HUYỀN TRANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KIỂM SOÁT Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ MỸ I, HUYỆN TÂN
THÀNH, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU” do Đặng Huyền Trang, sinh viên khóa 2006
- 2010, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày ___________________.

TS. LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Nghiên cứu đã hoàn thành tốt đẹp là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật
chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày
hôm nay tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình tôi, những người đã ủng hộ
tôi rất nhiều và xin gửi đến thầy Lê Quang Thông lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm
ơn Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích,
quý báu trong thời gian học tập và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tôi thực
hiện đề tài này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy đã tạo điều kiện học tập và dạy cho tôi nhiều
kiến thức quý báu cả về lĩnh vực chuyên ngành cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn ông Lê Tân Cương chi cục trưởng Chi cục bảo vệ

môi trường thành phố Vũng Tàu và toàn thể anh chị trong chi cục đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến anh Bùi Đức Tuấn, người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian thực tập tại chi
cục. Sự giúp đỡ nhiệt tình của tất cả mọi người là nguồn động lực rất lớn cho tôi hoàn
thành tốt nghiên cứu này.
Kính chúc mọi người sức khỏe và thành công. Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP HCM, ngày 12 tháng 06 năm 2010
Người viết
Đặng Huyền Trang


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG HUYỀN TRANG. Tháng 6 năm 2010. “Kiểm Soát Ô Nhiễm Môi
Trường Tại Khu Công Nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu”.
DANG HUYEN TRANG. JUNE 2010. “The Controlling Implement about
Environmental Pollution at Phu My I Industrial Zones in Tan Thanh District, Ba
Ria – Vung Tau Province”
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với sự phát triển các KCN đã mang lại nhiều chuyển
biến tích cực cho kinh tế của địa phương và cả nước. Nhưng bên cạnh đó là tác động
tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước và không khí.
Đề tài tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm môi trường tại KCN Phú Mỹ I, ngành
nghề ô nhiễm đặc trưng của KCN để có thể tập trung xử lý ô nhiễm một cách tốt nhất.
Đồng thời phân tích công tác quản lý của Ban quản lý KCN và của Nhà nước, tìm ra
những hạn chế và yếu kém. Đề tài nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm khắc phục, giảm
thiểu ô nhiễm tại KCN và cho các cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động tại
KCN.


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1

1.2.1. Mục tiêu chung


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan về các KCN ở tỉnh BR – VT

5

2.2.1. Tình hình thu hút đầu tư

5


2.2.2. Các lợi thế phát triển KCN của tỉnh BR – VT

6

2.3. Tổng quan về KCN Phú Mỹ I

7

2.3.1. Đặc điểm của KCN Phú Mỹ I

7

2.3.2. Tình hình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tại KCN

9

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận

11
11

3.1.1. Các khái niệm

11

3.1.2. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam

11


3.1.3. Phương pháp đánh giá, phân loại cơ sở gây ô nhiễm

16

3.1.4. Cơ sở pháp lý

17

3.1.5. Quy trình kiểm soát ô nhiễm môi trường

18

3.1.6. Các công cụ trong quản lý môi trường

19

3.1.7. Mục đích kiểm soát ô nhiễm môi trường

22


3.1.8. Lợi ích của việc áp dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi
trường

22

3.2. Phương pháp nghiên cứu

23


3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

23

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

23

3.2.3. Phương pháp so sánh

23

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

24

4.1. Hiện trạng môi trường không khí tại KCN

24

4.1.1. Nguồn phát sinh khí thải

24

4.1.2. Chất lượng không khí của KCN và một số doanh nghiệp trong

KCN

25

4.2. Hiện trạng môi trường nước thải tại KCN

29

4.2.1. Nguồn phát sinh nước thải

29

4.2.2. Chất lượng nước thải của KCN và một số doanh nghiệp trong
KCN

29

4.3. Chất lượng nước mặt của sông Thị Vải gần KCN Phú Mỹ I

37

4.4. Hiện trạng chất thải rắn và chất thải nguy hại tại KCN

39

4.4.1. Nguồn phát sinh

39

4.4.2. Hiện trạng


39

4.5. Hiện trạng tiếng ồn tại KCN

39

4.5.1. Nguồn gốc phát sinh

39

4.5.2. Hiện trạng

39

4.6. Phân loại và đánh giá mức độ ô nhiễm tại KCN Phú Mỹ I

40

4.7. Biện pháp giảm thiểu và xử lý môi trường đang được áp dụng tại KCN 41
4.7.1. Đối với khí thải

41

4.7.2. Đối với nước thải

41

4.7.3. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại


44

4.7.4. Đối với tiếng ồn

44

vi


4.8. Phân tích công tác quản lý tại KCN

44

4.8.1. Về phía KCN

44

4.8.2. Về phía Nhà nước

46

4.9. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại KCN

50

4.9.1. Luật bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập

50

4.9.2. Hiệu quả thi hành yếu


51

4.9.3. Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo
vệ môi trường còn hạn chế

52

4.9.4. Chậm trễ trong việc xây dựng và vận hành NMXLNT tập trung 53
4.9.5. Thiếu vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các doanh
nghiệp

55

4.9.6. Nhận thức của các doanh nghiệp về bảo vệ môi trường còn chưa
cao

55

4.10. Đề xuất một số giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường

56

4.10.1. Về phía Nhà nước

56

4.10.2. Về phía KCN

58


4.10.3. Về phía các doanh nghiệp trong KCN

59

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

61

5.1. Kết luận

61

5.2. Kiến nghị

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

63 

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BR – VT

Bà Rịa – Vũng Tàu


KCN

Khu công nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

CSSX

Cơ sở sản xuất

Cty

Công ty

NMXLNT

Nhà máy xử lý nước thải

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng Hợp Các Dự Án Đầu Tư vào Các KCN Tỉnh BR – VT Đến Cuối Năm
2008




Bảng 3.1. Giá Trị Hệ Số Kp Ứng Với Lưu Lượng Nguồn Thải của CSSX, Chế Biến,
Kinh Doanh, Dịch Vụ Thải Vào Môi Trường Không Khí

14 

Bảng 3.2. Giá Trị Hệ Số Kq Đối Với Nguồn Tiếp Nhận Nước Thải Là Sông

15 

Bảng 3.3. Giá Trị Hệ Số Kq Đối Với Nguồn Tiếp Nhận Nước Thải Là Hồ

15 

Bảng 3.4. Giá Trị Hệ Số Kf

16 

Bảng 3.5. Cơ Sở Pháp Lý về Bảo Vệ Môi Trường

18 

Bảng 4.1. Nguồn Phát Sinh Bụi và Khí Thải của Một Số Doanh Nghiệp

25 

Bảng 4.2. Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Không Khí KCN Phú Mỹ I

26 

Bảng 4.3. Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Không Khí tại Một Số Doanh Nghiệp trong

KCN

27 

Bảng 4.4. Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Thải Đầu Ra của KCN Phú Mỹ I

30 

Bảng 4.5. Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Thải Đầu Ra tại Một Số Doanh
Nghiệp trong KCN

32 

Bảng 4.6. So Sánh Kết Quả với Tiêu Chuẩn (Số Lần Vượt Tiêu Chuẩn)

33 

Bảng 4.7. Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Mặt tại 3 Vị Trí trên Sông Thị Vải
Gần KCN Phú Mỹ I

37 

Bảng 4.8. Loại Ngành Sản Xuất Ô Nhiễm Nghiêm Trọng KCN Phú Mỹ I

40 

Bảng 4.9. Mức Phí Quy Định Tại Nghị Định 04/2007/NĐ – CP

52 


Bảng 4.10. Dự Toán Kinh Phí Xây Dựng KCN Phú Mỹ I

53 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ KCN Phú Mỹ I



Hình 3.1. Sơ Đồ Hiển Thị Yếu Tố Chủ Yếu Ngăn Ngừa Ô Nhiễm Công Nghiệp

19 

Hình 4.1. Biểu Đồ So Sánh Nồng Độ Các Chất Ô Nhiễm Không Khí của Cty Cổ Phần
Tân Thành Mỹ và Cty Cổ Phần Thép Việt

28 

Hình 4.2. Biểu Đồ So Sánh Chất Lượng Nước Thải của KCN Phú Mỹ I với TCVN
5945:2005 (cột B)

31 

Hình 4.3. Độ Màu của Các Doanh Nghiệp trong KCN

34 


Hình 4.4. Nồng Độ COD của Các Doanh Nghiệp trong KCN

34 

Hình 4.5. Nồng Độ BOD5 của Các Doanh Nghiệp trong KCN

35 

Hình 4.6. Tổng Coliform của Các Doanh Nghiệp trong KCN

36 

Hình 4.7. Một Số Thông Số Chất Lượng Nước Mặt tại 3 Vị Trí Trên Sông Thị Vải
Gần KCN Phú Mỹ I

38 

Hình 4.8. Biểu Đồ Tỷ Lệ % Ô Nhiễm KCN Phú Mỹ I

40 

Hình 4.9. Sơ Đồ Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Tập Trung Dự Kiến của KCN Phú Mỹ I
42 
Hình 4.10. Sơ Đồ Thu Gom và Xử Lý Nước Thải tại KCN

43 

Hình 4.11. Cách Thức Quản Lý Nhà Nước Đối Với KCN

47 


Hình 4.12. Nguyên Nhân Dẫn Đến Việc Chậm Trễ Trong Việc Đầu Tư Lắp Đặt Hệ
Thống Xử Lý

54 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các Doanh Nghiệp trong KCN Phú Mỹ I
Phụ lục 2. TCVN 5937: 2005 – Chất Lượng Không Khí – Tiêu Chuẩn Chất Lượng
Không Khí Xung Quanh
Phụ lục 3. TCVN 5939:2005 – Chất Lượng Không Khí – Tiêu Chuẩn Khí Thải Công
Nghiệp đối với Bụi và Các Chất Vô Cơ
Phụ lục 4. TCVN 5945:2005 – Nước Thải Công Nghiệp – Tiêu Chuẩn Thải
Phụ lục 5. QCVN 08:2008/BTNMT – Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Chất Lượng
Nước Mặt
Phụ lục 6. TCVN 5949:1998 – Giới Hạn Tối Đa Cho Phép Tiếng Ồn Khu Vực Công
Cộng và Dân Cư

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Kinh tế Việt Nam đang phát triển với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
diễn ra mạnh mẽ. Hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước ngày càng

phong phú và dồi dào hơn đã đáp ứng phần lớn nhu cầu người tiêu dùng cả về số
lượng lẫn chất lượng. Song song với những thành tựu đã đạt được thì những vấn đề
môi trường nảy sinh ngày càng nhiều và từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu
của các nhà quản lý và của cộng đồng. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường trong các hoạt
động công nghiệp là yêu cầu cấp thiết và là hoạt động mang tính tất yếu để đi tới phát
triển bền vững.
Các KCN của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và KCN Phú Mỹ I nói riêng
thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, đáp
ứng nhu cầu sản phẩm trong và ngoài nước, góp phần không nhỏ vào GDP hàng năm
của tỉnh và nhất là góp phần giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động trên địa bàn
tỉnh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng cũng như chất lượng là vấn đề ô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, KCN Phú Mỹ I hiện đang được báo động là gây
ô nhiễm nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm nước. Hàng ngày, KCN thải ra một khối
lượng lớn chất thải, rác thải gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, làm ô nhiễm
nguồn nước tại các khu vực xung quanh và tác hại không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng.
Khối lượng nước thải đổ ra sông Thị Vải của KCN Phú Mỹ I khá lớn khoảng 2.200
m3/ngày đêm, nồng độ các chất gây hại trong chất thải thường cao và không dễ dàng
kiểm soát. Gần đây, công ty cổ phần Thép Việt của KCN Phú Mỹ I đã làm tràn hàng
trăm tấn dầu ra sông Thị Vải gây ô nhiễm nghiêm trọng, nước thải sản xuất của các
doanh nghiệp trong KCN làm hàng chục hộ dân nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông
nghiệp gần đó bị thiệt hại nghiêm trọng. Nếu tình hình này diễn ra trong thời gian dài


thì sẽ khó quản lý và khống chế ô nhiễm. Hiện tại, để giải quyết các vấn đề ô nhiễm
công nghiệp các doanh nghiệp thường chỉ sử dụng một biện pháp quen thuộc là xử lý
cuối đường ống, sử dụng công nghệ lý, hóa, sinh học để xử lý ô nhiễm. Tuy nhiên, đây
là biện pháp không tích cực, chính việc ngăn ngừa ô nhiễm mới là giải pháp mới mang
tính hiệu quả và thiết thực. Vì thế, vai trò của công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường
tại KCN, của các cấp quản lý môi trường đặc biệt là vai trò của Nhà nước là rất quan
trọng trong việc ngăn ngừa, giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm do các hoạt động công

nghiệp gây nên.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường, đặc biệt là
việc kiểm soát ô nhiễm môi trường, đề tài “KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI KCN PHÚ MỸ I, HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU” nhằm
tìm hiểu hiện trạng môi trường tại KCN Phú Mỹ I, qua đó đánh giá và tìm hiểu những
khó khăn trong công tác quản lý môi trường, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường tại KCN đồng thời giảm thiểu
những tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và con người.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
ƒ Tìm hiểu hiện trạng môi trường tại KCN Phú Mỹ I.
ƒ Đánh giá công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường tại KCN Phú Mỹ I.
ƒ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại
KCN.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: nghiên cứu thực hiện tại KCN Phú Mỹ I, huyện Tân
Thành, tỉnh BR – VT.
Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu từ ngày 20/03/2010 đến 20/06/2010.
Phạm vi nội dung: với những mục tiêu đề tài đặt ra, phạm vi nội dung đề tài bao
gồm tìm hiểu hiện trạng môi trường và phân tích công tác kiểm soát ô nhiễm môi

2


trường tại KCN Phú Mỹ I, tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, từ đó đề
xuất giải pháp phù hợp cho vấn đề này.
1.4. Cấu trúc khóa luận

Gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày sự cần thiết của đề tài cũng như lý do chọn đề tài, các mục tiêu
nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Trình bày tổng quan về tài liệu nghiên, vài nét về các KCN của tỉnh BR – VT
và tổng quan về KCN Phú Mỹ I như tình hình thu hút đầu tư, quy mô kiến trúc các
hạng mục hạ tầng kỹ thuật và tình hình xử lý, bảo vệ môi trường của KCN.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm về ô nhiễm môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường
và hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam trong việc kiểm soát ô nhiễm về nước
thải và khí thải tại KCN.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày các nguồn phát sinh ô nhiễm tại KCN. Tiến hành phân tích hiện trạng
ô nhiễm về nước thải, khí thải tại KCN, các giải pháp, chính sách mà Ban quản lý
KCN và nhà nước đang áp dụng trong việc quản lý ô nhiễm môi trường. Từ đó đưa ra
giải pháp phù hợp cho việc quản lý ô nhiễm tại KCN.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trình bày ngắn gọn nội dung đã nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp để
kiểm soát ô nhiễm một cách hiệu quả hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu “Những động lực cho quản lý nước thải của các khu công nghiệp ở

Việt Nam” của Lê Quang Thông và Phạm Ánh Ngọc (2004) đã xác định nguyên nhân
vì sao nhiều KCN ở Việt Nam chưa đầu tư vào những phương tiện xử lý nước thải và
tại sao nhiều công ty vẫn không thi hành các quy định cần thiết. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tiền phạt đối với hành vi gây ô nhiễm chưa cao, khó khăn về vốn đầu tư là
những nguyên nhân khiến các cơ sở sản xuất công nghiệp chậm trễ trong việc đầu tư
xử lý chất thải. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất một số kiến nghị như tăng cường
công tác kiểm tra, các biện pháp kiểm soát hành chính gắt gao hơn và mức phạt cao
hơn nhằm tăng cường hiệu quả quản lý.
Nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm nguồn
nước thải từ công nghiệp ở quận Thủ Đức, thành phố Phố Hồ Chí Minh” của Hoàng
Thị Mỹ Trang (2003), cũng cho thấy tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường,
những khó khăn chủ quan và khách quan của công tác quản lý môi trường tại địa bàn
quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, kiểm soát ô nhiễm môi trường tại KCN Phú Mỹ I chủ yếu dựa
trên các kết quả quan trắc của các cơ quan chức năng từ đó tiến hành phân tích, đánh
giá. Do đó, nghiên cứu sử dụng các số liệu thống kê, những báo cáo đánh giá tác động
môi trường của KCN do Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh cung cấp như Báo cáo
giám sát môi trường của KCN Phú Mỹ I (2009); Tài liệu phục vụ hội nghị xử lý ô
nhiễm do hoạt động công nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh BR – VT (2009).
Ngoài ra đề tài còn tham khảo các văn bản pháp luật, thông tư, nghị định và
một số nội dung liên quan từ các bài viết Internet.

4


2.2. Tổng quan về các KCN ở tỉnh BR – VT
2.2.1. Tình hình thu hút đầu tư
Cho đến nay trên địa bàn tỉnh BR – VT có 13 KCN được thành lập với tổng
diện tích 8.401 ha. Trong đó, 6 KCN đã đi vào hoạt động gồm Đông Xuyên, Phú Mỹ I,
Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A2, Mỹ Xuân B1 – Conac và Cái Mép; 7 KCN còn lại hiện

đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm: Phú Mỹ II, Phú Mỹ III,
Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng, Mỹ Xuân B1 – Đại Dương, KCN dầu khí Long Sơn (thành
lập tháng 7/2008), KCN Châu Đức (thành lập tháng 10/2008), KCN Đất Đỏ (thành lập
tháng 9/2009), KCN Phú Mỹ III (thành lập tháng 10/2009). Tính đến cuối 2009 có 204
dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 129 dự án đã đi vào hoạt động, 75 dự án đang
trong giai đoạn đầu tư xây dựng hoặc mới được cấp phép đầu tư, 104/204 dự án đầu tư
trong nước, 100 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư quy đổi là 18,6 triệu USD.
Hàng năm, tỉnh đã đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 2.500 tỷ đồng, giải quyết
việc làm cho 19.000 lao động trực tiếp. Hoạt động từ các KCN đã có tác động tích cực
tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh.
Bảng 2.1. Tổng Hợp Các Dự Án Đầu Tư vào Các KCN Tỉnh BR – VT Đến Cuối
Năm 2008
SỐ DỰ ÁN
STT

KCN

Trong Nước
nước ngoài

VỐN ĐẦU TƯ ĐĂNG KÝ (USD)

Cộng

Trong nước

Nước ngoài

Cộng


1 Phú Mỹ I

18

13

31

2.061.666.134

2 Mỹ Xuân A

11

7

18

107.482.133

210.900.000

318.382.133

3 Mỹ Xuân A2

0

6


6

0

49.159.450

49.159.450

4 Mỹ Xuân B1

3

0

3

5.132.892

0

5.132.892

5 Đông Xuyên

12

9

21


9.753.682

29.707.112

39.460.794

6 Cái Mép

5

2

7

101.899.611

111.000.000

212.899.611

49

37

86

2.285.934.452

TỔNG CỘNG


1.175.686.878 3.237.353.012

1.576.453.440 3.862.387.892

Nguồn: Ban quản lý các KCN, tỉnh BR – VT
5


2.2.2. Các lợi thế phát triển KCN của tỉnh BR – VT
- Các KCN đều nằm dọc theo quốc lộ 51 gắn liền với hệ thống cảng sông nước
sâu Thị Vải – Vũng Tàu thuận lợi cho việc thông thương vận chuyển hàng hóa.
- Các KCN ở gần quốc lộ 51 nối liền thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa –
Vũng Tàu được mở rộng theo tiêu chuẩn đường cấp 1 với tốc độ thiết kế là 120 km/h,
rộng 24 m, 4 làn xe, đường phân cách ở giữa.
- Ngoài giao thông đường bộ, cụm cảng nước sâu Thị Vải có chiều dài khoảng
10 km có thể tiếp nhận tàu 60.000 – 70.000 DWT đang được xây dựng nhằm phục vụ
cho hoạt động các KCN. Cảng Baria – Serece đã hoạt động có tốc độ bốc dỡ hàng là
8.000 tấn/ngày. Một số dự án cảng khác đang tiến hành xây dựng.
- Giao thông đường sắt tương lai: Bộ Giao thông vận tải đang hoàn tất thủ tục
trình Chính phủ phê chuẩn dự án tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai
– Vũng Tàu và hòa vào mạng lưới tuyến đường sắt xuyên Á. Tốc độ khai thác cho tàu
khách là 120 km/h, tàu hàng là 80 km/h, đường đôi, khổ 1.000 mm (tương lai sẽ xét
mở rộng lên khổ tiêu chuẩn là 1.435 mm), tổng chiều dài là 90 km, đường cấp 1. Dự
án này sẽ vận chuyển khoảng 3.100.000 tấn hàng hóa/năm và 9.500.000 hành
khách/năm (chiếm 20 – 25% tổng lượng vận chuyển của các loại phương tiện vận
chuyển trong vùng). Theo dự kiến hai ga hàng hóa và một ga hành khách sẽ bố trí tại
khu Phú Mỹ nhằm phục vụ cho cụm KCN Mỹ Xuân, Phú Mỹ và Cái Mép.
- Đường ống dẫn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ cung cấp khí cho nhà máy điện
Bà Rịa, Phú Mỹ với công suất 2 triệu m3 khí/ngày. Dự kiến khai thác mỏ khí Lan Tây,

Lan Đỏ vào năm 2000 sẽ cung cấp 6 triệu m3 khí/ngày cho các dự án công nghiệp.
- Nhà máy điện Phú Mỹ có công suất khoảng 3.600 MW là trung tâm năng
lượng lớn nhất Việt Nam.
- Đô thị mới Phú Mỹ đã được quy hoạch đến năm 2010 có khoảng 1 triệu dân
để phục vụ cho cụm KCN Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Cái Mép.

6


2.3. Tổng quan về KCN Phú Mỹ I
2.3.1. Đặc điểm của KCN Phú Mỹ I
KCN Phú Mỹ I được thành lập theo quyết định số 213/QT – TT ngày 02 tháng
04 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ đầu tư là công ty đầu tư và khai thác hạ
tầng KCN Đông Xuyên và Phú Mỹ I (IZICO). KCN Phú Mỹ I với tổng diện tích 954
ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 651 ha. Tổng vốn đầu tư là 1.070 tỷ đồng.
KCN Phú Mỹ I nằm ở phía Tây đô thị mới Phú Mỹ thuộc huyện Tân Thành,
tỉnh BR – VT với các vị trí tiếp giáp như sau: phía Đông giáp với hành lang kỹ thuật
và tuyến ống dẫn khí Long Hải – Nhà máy điện Phú Mỹ (tuyến này song song với
Quốc lộ 51); phía Tây giáp hệ thống cảng Thị Vải; phía Nam giáp với KCN Phú Mỹ
II; phía Bắc giáp KCN Mỹ Xuân A; cách thành phố Hồ Chí Minh 75 km, cách thành
phố Vũng Tàu 40 km.
Đây là vị trí có nhiều lợi thế về khả năng phát triển vì gần cảng nước sâu Thị
Vải, gần nguồn khai thác dầu mỏ và khí đốt, gần các trung tâm phát triển kinh tế lớn
như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa,… Việc thành lập KCN Phú Mỹ I
làm thay đổi cơ bản cơ cấu ngành nghề xã hội tại địa phương và vùng lân cận, tạo
công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ và cải thiện
đời sống văn hóa, vật chất cho dân cư trong vùng. Ngoài ra, nó còn có tác động trực
tiếp đến việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào khu vực, đồng thời ảnh hưởng
tích cực đến việc hình thành khu đô thị mới Phú Mỹ.
KCN Phú Mỹ I chính thức đi vào họat động từ năm 2000. Hiện tại KCN Phú

Mỹ 1 đi vào họat động với sự đầu tư của 50 doanh nghiệp, trong đó có 37 doanh
nghiệp đang họat động, 1 doanh nghiệp ngừng hoạt động, 10 doanh nghiệp đang triển
khai xây dựng và 2 doanh nghiệp chưa xây dựng. Các ngành công nghiệp được ưu tiên
phát triển tại KCN: Công nghiệp nặng gắn với cảng nước sâu, công nghiệp điện, hóa
chất, phân bón, vật liệu xây dựng.

7


Hình 2.1. Sơ Đồ KCN Phú Mỹ I

Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường, thành phố Vũng Tàu
Về quy mô kiến trúc các hạng mục hạ tầng kỹ thuật: Các hạng mục hạ tầng
kỹ thuật xây dựng tại KCN Phú Mỹ I gồm có: hệ thống giao thông, hệ thống vỉa hè, hệ
thống thoát nước mặt, hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp nước, hệ thống
thoát nước bẩn, hệ thống công viên cây xanh, hệ thống thông tin liên lạc và phòng
cháy chữa cháy, cổng tường rào và nhà bảo vệ.
Nhu cầu về nhiên liệu: Dầu DO, FO, gas phục vụ cho hoạt động sản xuất của
các nhà máy, xí nghiệp và xăng phục vụ cho các hoạt động giao thông vận tải.
Nhu cầu cấp điện: Dự báo phụ tải cấp điện tính trên cơ sở chỉ tiêu cấp điện đối
với từng khu vức chức năng trong KCN. Dự báo phụ tải cấp điện cho KCN Phú Mỹ I
là 139,8 MW
Nhu cầu cấp nước: Nhu cầu sử dụng nước tại các doanh nghiệp đang còn hoạt
động khoảng 7.992 m3 /tháng.
Hiện tại, KCN đã lấp đầy được khoảng 80% với 50 doanh nghiệp, tuy nhiên chỉ
có 37 doanh nghiệp đi vào hoạt động. Đa phần các dự án trong KCN Phú Mỹ I có qui
mô lớn chủ yếu về các ngành điện, khí, thép, phân bón, cơ khí, xi măng là các ngành
có nồng độ các chất ô nhiễm cao.
8



2.3.2. Tình hình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tại KCN
a) Tình hình xử lý nước thải
Lượng nước thải phát sinh từ KCN khoảng 1600 – 2.550 m3/ngày đêm. Trong
đó lượng nước thải được thu gom và xử lý khoảng 1.200 m3/ngày đêm, chủ yếu là các
doanh nghiệp trong KCN đầu tư hệ thống xử lý cục bộ. Các doanh nghiệp đã xây dựng
hệ thống xử lý nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động như Nhà máy dầu Phú
Mỹ với hệ thống xử lý nước thải sản xuất công suất 1.000 m3/ngày đêm, Trạm nghiền
xi măng Holcim Thị Vải với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 50 m3/ngày
đêm, Cty thép Miền Nam với hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn công suất
250 m3/h, Cty cổ phần Tân Mỹ - Hapro với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công
suất 10 m3/ngày đêm.
Bên cạnh đó, có các doanh nghiệp đã tiến hành cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý
nước thải hiện hữu như Cty năng lượng Mê Kông cải tạo hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt công suất 24 m3/ngày đêm, Cty TNHH nhựa và hóa chất Phú Mỹ cải tạo hệ thống
xử lý nước thải sản xuất công suất 1.200 m3/ngày đêm, Cty nhiệt điện MTV Phú Mỹ
và Cty TNHH Blue Scope Steel cải tạo hệ thống xử lý nước thải sản xuất công suất
430 m3/ngày đêm và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 50 m3/ngày đêm.
Hiện nay, chủ đầu tư KCN Phú Mỹ I đang cố gắng gấp rút hoàn tất thủ tục để
xây dựng NMXLNT tập trung. Khi nhà máy này đi vào hoạt động sẽ đảm bảo được
việc khống chế và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra sông Thị
Vải. NMXLNT tập trung của KCN được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết
định số 4623/QĐ – UB có công xuất dự kiến là 2.500 m3/ngày đêm, sử dụng nguồn
vốn khoảng 32 tỷ đồng và đang khởi công vào cuối năm 2009.
b) Tình hình xử lý khí thải
Hiện nay, KCN chưa lấp đầy diện tích nhưng vấn đề ô nhiễm không khí đã bắt
đầu xảy ra. Nguồn gây ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp chủ yếu tập
trung từ hoạt động của các nhà máy sản xuất phân bón, sản xuất thép và sản xuất vật
liệu xây dựng. Một số dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí như nhà
máy đạm Phú Mỹ nguy cơ rò rỉ khí amoniac, nhà máy phân bón Baconco gây phát

sinh bụi. Đa số các dự án sử dụng nhiên liệu than đá hoặc dầu FO, DO, hoặc trong sản
xuất có sử dụng các dung môi hữu cơ, hơi hóa chất acid. Một số nhà máy chưa đầu tư
9


hệ thống xử lý khí thải hoặc có đầu tư nhưng chưa vận hành tốt nhằm đảm bảo khí thải
đạt tiêu chuẩn môi trường.
c) Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn
Đối với chất thải rắn sinh hoạt: hầu hết các nhà máy đều hợp đồng các công ty
công trình đô thị thu gom và vận chuyển đến xử lý tại bãi chôn lấp rác thải của tỉnh
theo đúng quy định.
Đối với các chất thải rắn công nghiệp: chủ yếu xỉ lò luyện, vảy thép, bao bì
hỏng, giấy vụn, phát sinh với khối lượng lớn tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp
luyện thép. Hiện có 3 đơn vị là Cty Thép Miền Nam, Cty cổ phần Thép – Thép Việt,
Cty thép Vina Kyoei là những đơn vị sử dụng phế liệu nhập khẩu, tái chế cho công
nghiệp luyện. Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ 3 cơ sở này khoảng 230
tấn/ngày cụ thể là Cty thép Miền Nam 110 tấn/ngày, Cty cổ phần Thép – Thép Việt
110 tấn/ngày, Cty thép Vina Kyoei 10 tấn/ngày. Hiện nay, Cty thép Posco Việt Nam
mới chỉ đưa vào hoạt động cán nên lượng chất thải rắn chỉ vào khoảng 3,6 tấn/tháng,
chưa triển khai hoạt động luyện thép. Ngoài ra, còn một số cơ sở hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất các sản phẩm sau thép, lĩnh vực cơ khí, đóng tàu của các Nhà máy thép
Blue Scope Steel, Nhà máy thép tấm lá Phú Mỹ cũng phát sinh lượng lớn chất thải mạt
sắt, thép phế liệu.
Đối với chất thải nguy hại: trong thời gian qua, chất thải nguy hại phát sinh
phần lớn được vận chuyển về nhà máy xử lý chất thải công nghiệp tại xã Phước Hòa,
huyện Tân Thành của Cty TNHH Sông Xanh để xử lý. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chỉ
có 1 đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại, nên doanh nghiệp phải ký hợp đồng
vận chuyển, xử lý với các đơn vị có chức năng khác ở ngoài tỉnh làm cho công tác
thống kê, quản lý chất thải nguy hại gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp
đều phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động nhưng với khối lượng không

nhiều, do đó các đơn vị có chức năng không ký hợp đồng xử lý gây ra việc tồn đọng
chất thải quá hạn, việc giám sát xử lý khó khăn, chi phí xử lý tốn kém do phải hợp
đồng với các đơn vị có chức năng ngoài tỉnh.

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Các khái niệm
Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (Luật bảo
vệ môi trường, 2005).
Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động của nhà nước, của các
tổ chức xã hội và cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi
trường; phòng ngừa ô nhiễm môi trường; khắc phục, xử lý hậu quả do ô nhiễm môi
trường gây nên (Luật bảo vệ môi trường năm, 2005).
Việc kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các KCN tập trung vào vấn đề quan trắc
chất lượng nước thải, khí thải và so sánh với tiêu chuẩn nên sử dụng phương pháp
mệnh lệnh và kiểm soát là chủ yếu. Phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát là phương
pháp mà theo đó để có được những hành vi mong muốn từ góc độ xã hội, các nhà
chính trị chỉ cần qui định các hành vi đó trong luật và sử dụng bộ máy thực thi cần
thiết như tòa án, cảnh sát môi trường, hình phạt để buộc mọi người tuân theo luật. Đối
với chính sách môi trường, phương pháp mệnh lệnh và kiểm soát dựa vào nhiều loại
tiêu chuẩn khác nhau nhằm cải thiện chất lượng môi trường.
3.1.2. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam

Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường (Luật bảo
vệ môi trường, 2005).


Hệ thống tiêu chuẩn môi trường được xây dựng theo nguyên tắc chung là phải
phù hợp với trình độ phát triển, phù hợp với hiện trạng nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu về
quản lý nhà nước về môi trường và đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội một cách bền
vững. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường được ban hành bao gồm: Tiêu chuẩn chất lượng
môi trường xung quanh và tiêu chuẩn thải.
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh: Tiêu chuẩn chất lượng môi
trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù
hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường bao gồm: Giá trị tối thiểu của các
thông số môi trường bảo đảm sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh
vật; Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trường có hại để không gây ảnh
hưởng xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật.
Tuy nhiên, qua thời gian áp dụng trên thực tế cho thấy hệ tiêu chuẩn chất lượng
môi trường xung quanh cần được rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát
triển kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường nước ta và yêu cầu hội nhập với thế giới,
theo hướng khắt khe chặt chẽ hơn, bổ sung thêm nhiều thông số ô nhiễm mới.
Tiêu chuẩn thải: Tiêu chuẩn thải là các giới hạn cho phép về hàm lượng đối
với các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, khí thải thải ra môi trường. Tiêu chuẩn
thải được xây dựng nhằm phục vụ cho việc kiểm soát các chất thải đưa vào môi trường
xung quanh.
Tiêu chuẩn thải liên quan trực tiếp với tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung
quanh, nơi tiếp nhận nguồn thải, và có mục đích bảo vệ môi trường tiếp nhận nguồn
thải không bị ô nhiễm. Vì vậy, tiêu chuẩn thải ở các địa bàn khác nhau cũng khác
nhau. Ngoài ra, tiêu chuẩn thải còn phụ thuộc vào chính sách (ưu tiên hoặc hạn chế)
của Nhà nước trong đầu tư và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cùng một loại chất

thải đối với các ngành khác nhau có thể quy định giá trị tiêu chuẩn thải khác nhau.
a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí
TCVN 5937:2005: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh
-

Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh
đioxit (SO2), cacbon oxit (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng và bụi
PM10 (bụi ≤ 10 µm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh.

12


-

Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám
sát tình trạng ô nhiễm không khí.

-

Tiêu chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi
cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà.
TCVN 5939:2005: Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất

vô cơ
-

Tiêu chuẩn này quy định giá trị nồng độ tối đa của bụi và các chất vô cơ trong
khí thải công nghiệp khi thải vào không khí xung quanh. Khí thải công nghiệp
nói trong tiêu chuẩn này là khí thải do con người tạo ra từ các quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.


-

Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát nồng độ bụi và các chất vô cơ trong khí
thải công nghiệp khi thải vào không khí xung quanh.
Công thức tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải

công nghiệp
Cmax = C x Kp x Kv
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong khí thải của CSSX, chế
biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí, tính bằng miligam trên mét
khối khí thải ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3).
C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong TCVN
5939:2005.
Kp là hệ số theo lưu lượng nguồn thải.
Kv là hệ số vùng, khu vực, nơi có CSSX, chế biến, kinh doanh, dịch vụ.
™ Giá trị hệ số Kv
Giá trị hệ số Kv quy định cho các KCN, các khu vực có CSSX, chế biến, kinh
doanh, dịch vụ là Kv = 1,0
™ Giá trị hệ số Kp
Giá trị hệ số Kp được quy định tại Bảng 3.1

13


Bảng 3.1. Giá Trị Hệ Số Kp Ứng Với Lưu Lượng Nguồn Thải của CSSX, Chế
Biến, Kinh Doanh, Dịch Vụ Thải Vào Môi Trường Không Khí.
Lưu lượng nguồn thải


Giá trị hệ số Kp

(m3/h)
P ≤ 20.000

1,0

20.000≤ P ≤ 100.000

0,9

P > 100.000

0,8

Ghi chú: P là tổng lưu lượng các nguồn khí thải của một CSSX, chế biến, kinh doanh, dịch vụ
thải vào môi trường không khí.

Nguồn: TCVN 5939:2005
a) Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước
TCVN 1945: 2005 - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
-

Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô
nhiễm trong nước thải của các CSSX, chế biến, kinh doanh dịch vụ (gọi chung
là nước thải công nghiệp).

-

Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp khi thải

vào các thủy vực có mục đích sử dụng cho sinh hoạt, thủy vực có các mục đích
sử dụng nước với yêu cầu chất lượng nước thấp hơn, hoặc vào các nơi tiếp nhận
nước thải khác.
Công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó
Cmax (mg/l) là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiểm trong nước thải của

CSSX, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra các vực nước.
C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong TCVN
5945:2005.
Kq là hệ số theo lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải.
Kf là hệ số theo lưu lượng nguồn thải.
Chú ý: Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải
công nghiệp cho cột C và các thông số có số thứ tự từ 1 đến 4, từ 34 đến 37 quy định
trong Bảng 1 của TCVN 5945: 2005.
14


×