Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.6 KB, 85 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính bản thân thực hiên, không sao
chép công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng min
̀ h. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm vê tinh xác thực của luận văn.

HỌC VIÊN CAO HỌC

Lê Duy Khánh


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Mai Thu Hiển
đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo đã đem lại cho
tôi những kiến thức hữu ích trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Đại học
Ngoại Thương. Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu nhà
trường, Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Duy Khánh



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 5
6. Kết cấu của Luận văn ........................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC ......................................................................................................................... 7
1.1. Khái quát về Doanh nghiệp nhà nước .............................................................. 7
1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước ............................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm Doanh nghiệp nhà nước .............................................................. 8
1.1.3. Phân loại Doanh nghiệp nhà nước ............................................................. 9
1.1.4. Vai trò của Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế............................ 10
1.2. Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước ................................................................ 14
1.2.1. Khái niệm tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước ......................................... 14
1.2.2. Sự cần thiết tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước ...................................... 15
1.2.3.Mục tiêu tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước............................................. 18
1.2.4. Nội dung tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước ........................................... 19
1.3. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước
ở một số tỉnh. ........................................................................................................... 21
1.3.1. Kinh nghiệm về tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước ở một số tỉnh. ........ 21
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn

tỉnh Nghệ An ......................................................................................................... 25
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước ................. 26
1.4.1. Các nhân tố vi mô ....................................................................................... 26


iv
1.4.2. Các nhân tố vĩ mô ....................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU DNNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NGHỆ AN ................................................................................................................ 29
2.1. Thực trạng DNNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An .............................................. 29
2.1.1. Tình hình hoạt động của Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ
An........................................................................................................................... 29
2.1.2. Đánh giá thực trạng Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
............................................................................................................................... 33
2.2. Khung pháp lý điều chỉnh tái cơ cấ u của các Doanh nghiệp nhà nước ...... 34
2.2.1. Khung pháp lý về tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước ............................. 34
2.2.2. Khung pháp lý điều chỉnh DNNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An. ................ 38
2.3. Thực trạng tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
................................................................................................................................... 40
2.3.1. Tình hình tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
............................................................................................................................... 40
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước tỉnh
Nghệ An ................................................................................................................. 46
2.4. Đánh giá thực trạng tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh
Nghệ An. ................................................................................................................... 47
2.4.1. Những kết quả đạt được. ............................................................................ 47
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế .............................................................................. 50
2.4.3. Nguyên nhân ............................................................................................... 53
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TÁI CƠ CẤU
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ............... 60

3.1. Quan điểm và định hướng tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn
tỉnh Nghệ An. ........................................................................................................... 60
3.1.1. Quan điểm tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
............................................................................................................................... 60
3.1.2. Định hướng tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ
An........................................................................................................................... 61
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà
nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................................................................ 63
3.2.1. Giải quyết nợ của doanh nghiệp trước tái cơ cấu ..................................... 63


v
3.2.2. Tập trung thoái vốn Nhà nước tại các Doanh nghiệp nhà nước ............. 63
3.2.3. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà
nước ....................................................................................................................... 64
3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................... 66
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ ............................................................................. 66
3.3.2. Kiến nghị với các Doanh nghiệp nhà nước ............................................... 70
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 75


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

STT
1

Tên Bảng

Bảng 2.1: Số lượng DNNN đang hoạt động so với các loại

Trang
28

hình DN khác
2

Bảng 2.2: Cơ cấu DNNN tỉnh Nghệ An phân theo lĩnh vực

29

hoạt động (%)
3

Bảng 2.3: Vốn SXKD của DNNN so với các loại hiǹ h kinh tế

30

4

khác
Bảng 2.4: Hiệu quả hoạt động của các DNNN tỉnh Nghệ An

30

5

Bảng 2.5: Tình hình tái cơ cấu DNNN tỉnh Nghệ An


40

6

Bảng 2.6: Tiǹ h hình cổ phần hóa DNNN của tỉnh Nghệ An

41

7

Bảng 2.7: Tình hình thoái vốn nhà nước tại DNNN trên đại

44

bàn tỉnh Nghệ An
8

Bảng 2.8: Tình tài chính và kết quả kinh doanh của các

53

DNNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2015 -2017
9

Bảng 2.9: Tình tài chính và kết quả kinh doanh của các
DNNN mà NN nắm trên 50% cổ phần trên địa bàn tỉnh Nghệ
An 2015 -2017

53



vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CP

Cổ phần

2

DN

Doanh nghiệp

3

DNNN

Doanh ngiệp Nhà nước

4


HĐND

Hội Đồng nhân dân

5

KKT

Khu kinh tế

6

SCIC

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước

7

SXKD

Sản suất kinh doanh

8

TNHHMTV

Trách nhiệm một thành viên

9


TSNN

Tài sản Nhà nước

10

TW3

Trung ương 3

11

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


viii
TÓM TẮT KÊT QUẢ LUẬN VĂN
Doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã
hội, ổn định chính trị, dữ vững an ninh quốc phòng. Trong thời gian qua, DNNN
tỉnh Nghệ An đã có nhiều chuyển biến trong sắp xếp đổi mới và phát triển. Tuy vậy,
sự phát triển của DNNN chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng yêu cầu của
sự đổi mới và phát triển, đòi hỏi phải tái cơ cấu doanh nghiệp một cách kiên quyết,
triệt để, đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu, giải pháp, tiến độ theo đề án tái cơ cấu
DNNN chính phủ đã phê duyệt. Trong khuôn khổ các phần được trình bày trong 3
chương của luận văn “Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ
An” đã đạt được các kết quả nghiên cứu:
Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về DNNN
và tái cơ cấu DNNN, Trong đó làm rõ sự cần thiết và nội dung tái cơ cấu Doanh

nghiệp nhà nước. Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm và bài học kinh
nghiệm về tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An như là: Tái
cơ cấu DNNN đi vào những vấn đề cốt lõi để phát huy các tiềm năng, khắc phục
những bất cập của DNNN, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, thực hiện
tại cơ cấu DNNN theo theo đúng lộ trình và tuân thủ các nghị quyết và các quy định
pháp luật của Nhà nước và cần tăng cương công tác chỉ đạo tái cơ cấu Doanh
nghiệp nhà nước nhằm đẩy mạnh hiệu quả tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai, Luận văn đánh giá đúng thực trạng tình hình hoạt động của Doanh
nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An, khung pháp lý điều chỉnh tái cơ cấ u các
Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An, thực trạng tổ chức thực hiện tái
cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nghệ An, thực trạng tái cơ cấu Doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Qua đó luận vă đã chỉ ra những tồn tại, hạn
chế, nguyên nhân của trong Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nghệ An.
Cuối cùng, Luận văn đã đề các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình
tái cơ cấu DNNN tỉnh Nghệ An đến năm 2025 như: Tiếp tục hoàn thiện chính sách
về tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước, giải quyết nợ của doanh nghiệp nhà nước
trước tái cơ cấu, tập trung thoái vốn Nhà nước tại các Doanh nghiệp nhà nước, Tăng
cường chỉ đa ̣o tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2017, bằng sự quyết liệt trong chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành,
địa phương, công tác tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những kết quả
quan trọng, tạo đà quan trọng cho năm 2018 và các năm tiếp theo. Chính phủ đã
ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết chuyên đề. Các bộ, ngành
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, chủ trì nhiều cuộc họp, trực tiếp chỉ đạo
tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật, các đề án, tiến độ CPH, thoái vốn...Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo

đổi mới và phát triển DN về tình hình tái cơ cấu DNNN năm 2017, cả nước đã phê
duyệt phương án CPH 57 doanh nghiệp (DN), với số vốn điều lệ là 155.762,77 tỷ
đồng; trong đó, Nhà nước nắm giữ 53,29%, người lao động và tổ chức công đoàn
nắm giữ 1,15%, bán đấu giá công khai và bán cổ phần cho cổ đông chiến lược
45,56%. Trong số 57 DNNN được phê duyệt phương án CPH thì đã IPO được 21
DN; trong đó, số vốn điều lệ là 54.158,03 tỷ đồng; Tổng số thu về từ thực hiện
CPH là 5.192,44 tỷ đồng. Ngoài ra, đã thực hiện sắp xếp theo các hình thức khác
đối với 03 DN (giải thể 02 DN, bán 01 DN). Năm 2017, cả nước đã thực hiện thoái
vốn tại 137 đơn vị. Mặc dù, số lượng DN thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại không nhiều
nhưng DN CPH đều có quy mô vốn lớn (lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng). CPH và
thoái vốn nhà nước tại DN năm 2017 đã đưa vào cân đối vốn đầu tư trung hạn
nguồn NSNN năm 2017 là 60.000 tỷ đồng. Tái cơ cấu những doanh nghiệp này đã
thúc đẩy tái cơ cấu khu vực Doanh nghiệp nhà nước, cũng là tháo gỡ nút thắt cho
tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Hiện nay theo kết quả rà soát phân loại, Nghệ An còn lại 15 DNNN 100%
vốn Nhà nước, được cơ cấu theo các mô hình chủ yếu như sau: Thuộc mô hình
công ty Nhà nước: 1 DN; Thuộc mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên: 14 DNNN. Hiện tại các DNNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn nhiều hạn chế
như: tăng trưởng chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp, mức độ tăng vốn hạn chế, quy mô
vốn nhỏ, đầu tư dàn trải, không tập trung ngành nghề kinh doanh chính, trình độ
công nghệ lạc hậu, quản lý trì trệ, thiếu chiến lược kinh doanh bền vững, kinh


2
doanh thua lỗ; có hạn chế suy giảm vốn Nhà nước, quản trị DN còn nhiều sơ hở, cơ
chế quản lý chồng chéo, thiếu công khai minh bạch, chấp hành pháp luật chưa
nghiêm; chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nguồn lực Nhà nước đã đầu tư.
Các cơ cấu hiện tại chưa hợp lý; loại hình DN, cơ cấu vốn Nhà nước nắm giữ,
ngành nghề, kế hoạch sản xuất kinh doanh, bộ máy, vốn tài sản, đầu tư, cơ chế quản
lý còn nhiều bất cập.

Để phát huy vai trò của DNNN, muốn vậy tỉnh Nghệ An cần thiết phải đẩy
mạnh tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước để có cơ cấu hợp lý hơn nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh
tế- xã hội một cách bền vững.
Xuất phát từ thực tại khách quan, từ kiến thức tiếp thu trong quá trình học
tập, kết hợp kinh nghiệm trong quá trình công tác quản lý tài chính doanh nghiệp và
tiếp cận các thông tin có chọn lọc từ các tài liệu thu thập được; Em đã nghiên cứu
đề tài “Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Đề tài đi
sâu nghiên cứu giải quyết các câu hỏi như: tái cơ cấu DNNN là gì, làm thế nào để
đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN, vấn đề tái cơ cấu DNNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
kết quả đạt được và thành tựu ra sao, các định hướng tái cơ cấu DNNN trên địa bàn
tỉnh trong thời gian tới và các biện pháp tái cơ cấu DNNN trên địa bàn tỉnh Nghệ
An.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng - Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế
trung ương (2015), Vấn đề và giải pháp cải cách, cơ cấu lại DNNN. Trong chuyên
đề tác giả đã triǹ h bày các nội dung như: Cơ sở lý thuyết của việc tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước; kinh nghiệm tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và các văn
bản pháp lý về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
- Phạm Thị Huyền (2016), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh Nhà
nước từ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trường Đại học Thương Mại. Trong
luận án đã nêu cơ sở lý luận về tái cơ cấu, cơ sở thực tiễn tái cơ cấu doanh nghiệp
Nhà nước ở nước ta trong những năm qua và đề ra một số giải pháp đẩy nhanh quá
trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.


3
- Đặng Thanh Tâm (2015), Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
năm. Luận văn đã tổng hợp những vấn đề lý luận về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà

nước. Phân tích các chế độ, chính sách tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trong các
giai đoạn khác nhau ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng cổ phần hoá các doanh
nghiệp Nhà nước ở Việt Nam những năm qua. Tìm kiếm và đề xuất các giải pháp
nhằm đẩy nhanh quá triǹ h tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
- Nguyễn Việt Hưng (2015), Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn nhà nước
trong các công ty cổ phần của tỉnh Nghệ An, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội,
năm. Luận văn đã hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận về quản lý vốn
nhà nước. Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ
phần ở tỉnh Nghệ An; tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn nhà
nước trong các công ty cổ phần. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý vốn trong các Công ty cổ phần Nghệ An, góp phần vào sự
phát triể n kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nguyễn Văn Cương (2014), Quản lý kinh tế của cơ quan nhà nước đối với
doanh nghiệp nhà nước – Thực trạng và kiến ngh, Luận văn thạc sĩ Luật học. Luận
văn phân tích đánh giá thực trạng quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước và những
đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường đối với doanh nghiệp nhà nước, đánh
giá hệ thống pháp luật về doanh nghiệp nhà nước thông qua phân tích, so sánh các
chế định của pháp luật hiện hành với hệ thống các mục tiêu, mục đích đặt ra trong
quản lý doanh nghiệp nhà nước.
- Trần Anh Tuấn (2016), Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được hình thình
từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Nghệ An. Đề tài nghiên cứu những yếu tố
bên trong kết hợp chặt chẽ với những yếu tố bên ngoài của năng lực cạnh tranh để
thực hiện thành công chiến lược kinh doanh trên thị trường trong nước, khu vực và
quốc tế, nhấn mạnh đến sự cạnh tranh tạo ra thông qua nâng cao tiềm lực tài chính
toàn xã hội, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao trình độ nguồn nhân lực và trình
độ quản trị doanh nghiệp, sản phẩm có chất lượng cạnh tranh cao, giá sản phẩm


4

được người tiêu dùng chấp nhận làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp và đời sống
người lao động, nhấn mạnh tới xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đoàn Thị Lan Anh (2014), Một số khía cạnh pháp lý của quản lý nhà nước
đối với doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận văn
thạc sỹ Luật học. Luận văn nghiên cứu những bất cập trong quá trình quản lý doanh
nghiệp nhà nước được hình thành do thói quen trong công tác quản lý từ chế độ cũ
để lại, những dấu hiệu do lợi ích nhóm mang đến và mô hình doanh nghiệp nhà
nước dàn trải, không trọng tâm; Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà
nước trong thời gian qua trên cơ sở lý luận để thấy rõ những bất cập đồng thời
nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước; Việc quản lý nguồn vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước; Việc
quản lý cán bộ hoạt động tại doanh nghiệp nhà nước, tình trạng lãng phí nguồn
nhân lực, cán bộ không phát huy được hết khả năng của mình hoặc tình trạng lạm
quyền trong quản lý, điều hành.
Ngoài ra còn một số sách đã xuất bản nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước
như: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong
công ty cổ phần, Phí Văn Chỉ- chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000;
Doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường ở Việt nam, GS.TS Vũ Huy Từ,
NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội, 1994; Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới
doanh nghiệp nhà nước, PGS.TS Ngô Quang Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
nội, 2001; Bán, khoán kinh doanh và cho thuê các doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam.TS Nguyễn Văn Phúc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Doanh nghiệp
nhà nước trong phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam đến năm 2012, PGS.TS Ngô
Thắng Lợi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
Nhiǹ chung, các nghiên cứu về DNNN ở Việt Nam rất nhiều, nhưng chưa có
công trình nào tập trung nghiên cứu về Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước ở tỉnh
Nghệ An. Hơn nữa đặc thù các DNNN ở tỉnh Nghệ An chủ yếu là quy mô nhỏ nên
tái cơ cấu DNNN tại tỉnh Nghệ An cũng có những nét đặc thù riêng của Tỉnh. Đây
là đề tài mới và khó thực hiện, do hiện chưa bất kỳ nghiên cứu về đề tài hay những
nghiên cứu liên quan về DNNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An rất ít. Do đó đề tài sẽ



5
nghiên giải pháp tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước đảm bảo phù hợp với điều kiện,
tình hình đặc điểm riêng của tỉnh Nghệ An.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu đề tài: Trên cơ sở tổng hợp lý luận về tái cơ cấu
Doanh nghiệp nhà nước, phân tích và đánh giá thực trạng tái cơ cấu Doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An, mục đích nghiên cứu của đề tài là đưa ra các
giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước tỉnh Nghệ An trong thời
gian tới.
- Nhiệm vụ:
Hệ thống hóa một cách cơ bản lý luận về tái cơ cấu DNNN.
Phân tích thực trạng tái cơ cấu DNNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chỉ ra
những kết quả đạt được và hạn chế chủ yếu.
Đưa ra định hướng giải pháp phù hợp để đẩy mạnh tái cơ cấu Doanh nghiệp
nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước
- Phạm vi nghiên cứu: Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh
Nghệ An từ 2015-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liê ̣u thu thâ ̣p từ các Báo cáo Bô ̣ Công
Thương và của tỉnh Nghệ An, sách, báo, ta ̣p chi…
́ Dữ liê ̣u gồ m các báo cáo thố ng
kê, bảng biể u về Doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên
địa bàn tỉnh Nghệ An. Xử lý dữ liệu thứ cấp, trên cơ sở đó làm rõ những vấn đề đã
được giải quyết, những vấn đề giải quyết chưa thỏa đáng, những vấn đề cần tiếp tục
triển khai nghiên cứu,… Sau khi phân tích, sử dụng phương pháp tổng hợp để hệ
thống hóa thành những đặc trưng, loại hình, đáng giá về thực trạng tái cơ cấu

Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu và tổng hợp được sử dụng
để có thể đưa ra một cái nhìn tổng quát, xác thực và đo lường những kết quả đạt
được cũng như những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại.


6
- Phương pháp suy luận logic, đi từ lý thuyết đến khảo nghiệm thực tế, từ đó
rút ra các vấn đề kinh tế nảy sinh và đặt ra cách thức giải quyết từng vấn đề cho phù
hợp với các Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu Doanh
nghiệp nhà nước
Chương 2: Thực trạng tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Chương 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước
trên địa bàn tỉnh Nghệ An


7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC

1.1. Khái quát về Doanh nghiệp nhà nước
1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước
DNNN đã tồn tại phổ biến từ lâu trong nền kinh tế nước ta. Tuy vậy, mãi tới
năm 1995, mới có những nỗ lực đầu tiên để “công ty hóa” về mặt ý niệm đối với
DNNN. Cụ thể là, theo Luật doanh nghiệp nhà nước (1995), DNNN là tổ chức kinh
tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh
hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước

giao. Cũng theo luật này, DNNN nước tồn tại dưới các hình thức: Doanh nghiệp
độc lập, Tổng công ty, doanh nghiệp thành viên của tổng công ty.
So sánh khái niệm “doanh nghiệp nhà nước” theo Luật doanh nghiệp 1995,
với khái niệm DNNN nước theo Luật doanh nghiệp 2003 thì có một số thay đổi như
sau: (i) Có nội dung rộng hơn, bao gồm không chỉ doanh nghiệp 100% sở hữu nhà
nước, mà cả doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần hay có phần góp vốn chi phối;
(ii) Loại hình doanh nghiệp cũng đa dạng hơn, bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu
hạn và công ty cổ phần; (iii) Không xác định mục tiêu cụ thể của DNNN là thực
hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao; (iv) Và cuối cùng là, không còn
khái niệm doanh nghiệp công ích. Tuy vậy, có thể nói, phần lớn các doanh nghiệp
nhà nước cho đến nay vẫn chưa thực sự là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công
ty cổ phần với đầy đủ những thuộc tính của chúng.
Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền,
trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước
vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành đã làm rõ DNNN là doanh nghiệp mà
Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bao gồm doanh nghiệp mà Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh
nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Với khái niệm mới, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan chỉ


8
thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh
nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp.
Qua các khái niệm theo tác giả có thể hiểu DNNN như sau: DNNN là tổ
chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, phần góp
vốn chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn.

1.1.2. Đặc điểm Doanh nghiệp nhà nước
- Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn và trực tiếp thành lập.
Chủ đầu tư: là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân
khác.
Doanh nghiệp nhà nước đều do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp
ký quyết định thành lập khi thấy việc thành lập Doanh nghiệp là cần thiết. Việc
thành lập Doanh nghiệp nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ thành lập theo những
ngành, lĩnh vực then chốt, xương sống của nền kinh tế dựa trên những đòi hỏi thực
tiễn của nền kinh tế thời điểm đó, chủ trương của Đảng và ngành nghề lĩnh vực đó.
Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước đầu từ vốn nên nó thuộc sở hữu Nhà
nước, tài sản của Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận của tài sản Nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước sau khi được thành lập là một chủ thể kinh doanh, tuy
nhiên chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản trong doanh
nghiệp mà chỉ là người quản lý tài sản và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà
nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao.
- Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần
vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).
- Hình thức tồn tại: doanh nghiệp nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu
doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình
doanh nghiệp như: công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách
nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước.
Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới


9

các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
- Trách nhiệm tài sản: doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi
tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản

góp vốn vào doanh nghiệp.
- Tư cách pháp lý: doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.
- Luật áp dụng: các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty
cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh
nghiệp. Các loại doanh nghiệp nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh
nghiệp.
- Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo
mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.
Nhà nước quản lý Doanh nghiệp nhà nước thông qua cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ. Bao gồm những nội dung sau:
Nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chức quản lý trong từng loại Doanh
nghiệp nhà nước phù hợp với quy mô của nó.
Những quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ cấu tổ chức
trong Doanh nghiệp nhà nước như Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc…
Những quy định thẩm quyền trình tự thủ tục của việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
khen thưởng kỷ luật các chức vụ quan trọng của doanh nghiệp như chủ tịch Hội
đồng quản trị.
- Hoạt động của doanh nghiệp chịu sự chi phối của Nhà nước về mục tiêu
kinh tế xã hội do Nhà nước giao.
Nếu Nhà nước giao cho Doanh nghiệp nhà nước nào thực hiện hoạt động kinh
doanh thì Doanh nghiệp nhà nước đó phải kinh doanh có hiệu quả, Doanh nghiệp
nhà nước nào được giao thực hiện hoạt động công ích thì Doanh nghiệp nhà nước
đó phải thực hiện hoạt động công ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội.
Doanh nghiệp nhà nước là một pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà nước giao.
1.1.3. Phân loại Doanh nghiệp nhà nước


10
- Dựa vào hình thức tổ chức doanh nghiệp nhà nước có năm loại, gồm:

Thứ nhất, công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc
lập và tổng công ty nhà nước.
Thứ hai, công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là
các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn.
Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách
nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ.
Thứ tư, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là
công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà
nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn.
Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Thứ năm, doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh
nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà
nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.
- Dựa theo nguồn vốn: có hai loại
Thứ nhất, Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn, gồm: công
ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một
thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên.
Thứ hai, Doanh nghiệp do nhà nước có cổ, vốn góp chi phối, gồm: công ty cổ
phần nhà nước mà nhà nước chiếm trên 50% cổ phiếu, công ty trách nhiệm hữu hạn
mà nhà nước chiếm trên 50% vốn góp.
- Dựa theo mô hình tổ chức quản lý: có hai loại
Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị: hội đồng quản trị là cơ
quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước.
Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị: giám đốc doanh
nghiệp được nhà nước bổ nhiệm hoặc tuê để điều hành hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.4. Vai trò của Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
Trong cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta thấy vai trò của
DNNN được nhấn mạnh ở khía cạnh kinh tế chính trị, vì mục tiêu xây dựng quan



11
hệ sở hữu toàn dân trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân hơn là khía cạnh kinh tế vì
mục tiêu tăng trưởng.
Hiện nay trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế
thị trường định hưóng XHCN. Hệ thống kinh tế Nhà nước bao gồm đất đai và tài
nguyên, hệ thống kết cấu hạ tầng, ngân sách Nhà nước, ngân hàng Nhà nước, hệ
thống dự trữ quốc gia, các DNNN và một phần vốn của DNNN góp vào các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Như vậy DNNN là một bộ phận của kinh
tế Nhà nước, hệ thống kinh tế Nhà nước có nghĩa rộng như trên mới có vai trò chủ
đạo, chi phối và định hướng của nền kinh tế. Hệ thống này được lãnh đạo trực tiếp
bởi đại diện sở hữu và phát huy sức mạnh được nhân lên bởi quyền lực chính trị
của Nhà nước do pháp luật quy định hoàn toàn có khả năng và cần thiết thực hiện
vai trò chủ đạo định hướng nói trên.
Trong hệ thống kinh tế Nhà nước, các DNNN là một bộ phận hợp thành hết
sức quan trọng, vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. DNNN
góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước trên các mặt sau:
Một là: DNNN đóng vai trò là một công cụ kinh tế, một lực lượng vật chất
trong tay Nhà nước để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo các
chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Nhìn lại chặn đường hình thành và phát triển DNNN của các nền kinh tế trên
thế giới cho thấy: sự tồn tại của DNNN tùy thuộc vào sự quy định của chiến lược
và chính sách phát triển, cách thức lựa chọn giải pháp, công cụ mỗi nước. Như vậy,
vai trò DNNN tăng hay giảm tùy thuộc vào chính sách, chiến lược phát triển kinh tế
trong những giai đoạn nhất định và còn tùy thuộc vào sự lựa chọn phương thức trực
tiếp hay gián tiếp để điều tiết thúc đẩy nền kinh tế. Với nền kinh tế chậm phát triển
cũng có nghĩa mức độ, tập trung sản xuất rất thấp, hệ thống kinh doanh nhỏ, phân
tán, ít vốn, kỹ thuật công nghệ lạc hậu. Muốn bước khỏi tình trạng trên và hội nhập
sâu vào trào lưu phát triển hiện đại cần phải lựa chọn chiến lược và những giải pháp
cho sự tăng trưởng mang tính chất tăng tốc và lâu bền. Để thực hiện chiến lược trên

Nhà nước tất yếu phải lựa chọn giải pháp để phát triển DNNN. Ở đây việc lựa chọn
này không phải mang tính chủ quan, mà có sự quy định của bản thân nền kinh tế và


12
bản thân của chế độ chính trị, vì DNNN có những ưu thế tuyệt đối ở thời kỳ quá độ
của sự phát triển, các ưu thế của DNNN thể hiện ở chỗ có khả năng tiếp nhận
chuyển giao công nghệ mới tiên tiến, và có cơ hội hội nhập sâu rộng với nền kinh tế
thế giới, những ưu thế này khiến cho DNNN trở thành một yếu tố quyết định cho
chiến lược phát triển rút ngắn, tăng tốc. Vì vậy DNNN giữ vai trò then chốt, là “chủ
đạo” của nền kinh tế. DNNN là cầu nối, hỗ trợ, dẫn dắt, định hướng công nghệ và
xu hướng phát triển cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Trong
giai đoạn hiện nay vị trí, vai trò chủ đạo của DNNN chỉ là tương đối với vị trí và
vai trò của các thành phần kinh tế mà thôi, không có sự tồn tại và phát triển các
thành phần kinh tế khác thì chẳng có vai trò chủ đạo của DNNN phải thể hiện qua
sự phân công và phối hợp một cách hợp lý giữa chức năng của khu vực DNNN với
chức năng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Có thể nói rằng DNNN
trong việc đầu tư vào những ngành quyết định cho sự phát triển dài hạn và hiệu quả
sử dụng của nền kinh tế làm cho nó có vai trò. Đặc biệt là vai trò bà đỡ của nền
kinh tế. Đây là vai trò lâu bền của khu vực DNNN ngay cả khi doanh nghiệp tư
nhân đã trưởng thành. Khi DNNN thu hẹp lại thì vai trò trong việc cung cấp hàng
hoá dịch vụ công cộng, khắc phục khuyết tật thị trường và vai trò bà đỡ cho nền
kinh tế vẫn được duy trì.
Hai là: Vai trò chủ đạo của DNNN phải được thể hiện không ngừng nâng
cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng điều tiết trong nền kinh tế thị trường.
Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản, thậm chí là mục tiêu duy nhất của doanh
nghiệp tư nhân, do đó không có lợi nhuận thì đối với họ kinh doanh là mục tiêu vô
nghĩa và đương nhiên họ không đầu tư. Còn DNNN lại khác, lợi nhuận không phải
là mục tiêu duy nhất và thậm chí cũng không phải là mục tiêu chủ yếu. Tuy nhiên
nó đóng vai trò động lực để xem xét đến lợi ích chính trị, xã hội, kinh tế của đất

nước. Vì thế, hiệu quả của DNNN có thể là hiệu quả tổng hợp kinh tế, chính trị và
hiệu quả xã hội. Do đó, trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực công ích phải đặt mục đích lợi nhuận xuống hàng thứ yếu, còn chủ yếu vẫn
là hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được Nhà nước giao. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng
thể toàn bộ khu vực DNNN đều không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp thì tất yếu


13
phải dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước để tồn tại. Điều này sẽ làm cho DNNN mất
sức cạnh tranh, thiếu sức sống, trở thành gánh nặng cho cả Nhà nước và xã hội. Vì
thế vai trò chủ đạo của nó khó có thể thực hiện được một cách có hiệu quả.
Ba là: Vai trò của DNNN có tính quy định lịch sử cụ thể, nên vai trò chủ đạo
của DNNN phải thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế.
Sở dĩ trong thời kỳ quá độ, DNNN đóng vai trò chủ đạo, vì sự phát triển của
nó tạo đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ cho bước chuyển nền kinh tế chậm phát triển sang
phát triển được rút ngắn. Đồng thời nó cũng là công cụ phân bổ hữu hiệu các nguồn
lực trong nền kinh tế, khi mà các quan hệ vĩ mô của nền kinh tế thị trường chưa
phát triển. Ở thời kỳ này vai trò DNNN gắn với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế
của đất nước. Với nền kinh tế phát triển, Nhà nước tạo điều kiện cho khu vực doanh
nghiệp tư nhân phát triển và tham gia vào các khu vực kinh tế mà trước đây chỉ do
DNNN đảm nhận. Như vậy trong tương lai khu vực DNNN có xu hướng giảm dần
tỷ trọng trong nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thì DNNN vẫn phải giữ một tỷ trọng nhất
định, đủ mạnh để chi phối, định hướng các thành phần kinh tế khác theo quỹ đạo
của CNXH, vai trò định hướng của DNNN trong việc mở đường ở các ngành mũi
nhọn cũng phải thay đổi linh hoạt theo các giai đoạn phát triển, đồng thời tăng
cường các công cụ quản lý gián tiếp để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Bốn là: DNNN có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chính
trị - kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN do Đảng và Nhà nước đề ra.

Trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN và thực
hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nước ta đề ra, thì DNNN là
một bộ phận kinh tế nền tảng và là công cụ trực tiếp chi phối cho các thành phần
kinh tế khác thực hiện chính sách theo hướng XHCN. Trong quan hệ với công tác
an ninh quốc phòng, các DNNN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng
cường quốc phòng ở các vùng chiến lược. Trong việc kết hợp phát triển kinh tế với
quốc phòng, thì các DNNN có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những hàng
hoá, dịch vụ cho các hoạt động quốc phòng mà trong điều kiện tư nhân không được


14
phép làm như: sản xuất vũ khí, thuốc nổ, bưu chính viễn thông ; hoặc không làm
được vì vốn ít
Năm là: DNNN có vai trò quan trọng trong việc khắc phục những khuyết tật
do cơ chế thị trường tạo ra, đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết cho sự phát triển kinh
tế - xã hội. Đó là lĩnh vực kinh doanh lãi ít, nhiều rủi ro, thu hồi vốn chậm, nhưng
sự tồn tại phát triển của chúng quyết định đến sự phát triển chung của nền sản xuất
xã hội, sản xuất đồ dùng cho người tàn tật, các hoạt động nghiên cứu cơ bản, hoạt
động vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo đặc biệt khó khăn…Như vậy, trong
khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường mà coi nhẹ DNNN hoặc tư nhân hoá tất cả các tư liệu sản xuất là phiếm
diện. Song, duy trì DNNN tràn lan, hoạt động không hiệu quả, hạn chế sự phát triển
kinh tế, làm lãng phí vốn tài sản của Nhà nước thì thực chất là hạ thấp vai trò của
DNNN. Vai trò chủ đạo của hệ thống kinh tế Nhà nước nói chung và DNNN nói
riêng gắn liền với vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế theo định hướng
XHCN phục vụ cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Nó khác với vai trò, qui
mô, bản chất của DNNN ở các nước tư bản chủ nghĩa: Kinh tế Nhà nước cùng với
kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh quốc dân
1.2. Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước
1.2.1. Khái niệm tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước

Tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước nói chung được hiểu là: trên cơ sở thực
trạng cơ cấu hiện có, căn cứ tiêu chí, danh mục; tiến hành rà soát phân loại, sắp xếp
lại, đổi mới nhằm nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của loại hình DNNN.
Trong phạm vi từng DN: Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tái cơ cấu
doanh nghiệp. Nhưng hiểu theo một cách thông thường nhất thì tái cơ cấu doanh
nghiệp có thể được định nghĩa theo một vài cách dưới đây:
“Tái cơ cấu doanh nghiệp là việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp,
bằng cách xây dựng lại sơ đồ cơ cấu tổ chức, thay đổi các phòng ban chức năng với
những tên gọi mới. Tái cơ cấu còn quan tâm đến tính hệ thống và chuyên nghiệp trong
phương thức thực hiện, phối hợp và điều hành công việc”


15
(Nguồn: Phan Đức Hiếu (2003), Cải cách Doanh nghiệp nhà nước, Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Nxb Tài chính)
Như vậy bản chất của tái cơ cấu DNNN là điều chỉnh lại cơ cấu và quản lý sở hữu
để phù hợp với nền kinh tế thi trường.
1.2.2. Sự cần thiết tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, tái cơ cấu chính là một
trong những định hướng có tính chiến lược của các doanh nghiệp đã tăng trưởng
nhanh nhằm chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tạo đà cho việc
hội nhập vươn ra thế giới, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Khi các doanh nghiệp đang đối mặt và chịu đựng các suy giảm về tài chính.
tái cơ cấu có thể coi là biện pháp lâu dài và là định hướng có tính chiến lược cho
doanh nghiệp. Nó không chỉ khắc phục được lối làm việc kiểu sai đâu sửa
đấy mà còn giúp doanh nghiệp ngăn chặn nguy cơ tụt hậu trong thời kỳ hội nhập.
Có 2 nguyên nhân cơ bản khiến doanh nghiệp cần phải tái cơ cấu đó là đòi hỏi
của thời hội nhập, và sự yếu kém trong quản lý, điều hành.
Do doanh nghiệp bước vào xu thế hội nhập: Trong giai đoạn hội nhập WTO

hiện nay, doanh nghiệp cần có bước chuyển mình, phân tích và hợp lý hóa (cơ cấu
lại) cơ cấu tổ chức, quy trình kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu chiến lược của
doanh nghiệp. Nếu không tái cơ cấu tài chính và tổ chức, doanh nghiệp sẽ có nguy
cơ bị tụt hậu. Tái cơ cấu về tổ chức và quản lý sẽ là một bước chuẩn bị tốt cho DN
trong quá trình hội nhập”.
Do bản thân doanh nghiệp yếu kém về việc điều hành quản lý: Biểu hiện rõ
nhất là tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp trở nên xấu đi. Các suy
giảm về tài chính thường là hiện tượng (triệu chứng) do hàng loạt các vấn đề về
quản lý hay điều hành có liên quan, đó là :
- Thiếu hụt các động thái chiến lược và kế hoạch: nếu chiến lược không được
hoạch định và quản lý đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh
tương lai của một doanh nghiệp.
- Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp làm việc không hiệu quả: tính cách, hiểu
biết, kinh nghiệm cá nhân của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp đóng một vai trò


16
quan trọng. Chính sự linh hoạt, quyết đoán, dám đương đầu và chấp nhận rủi ro sẽ
giúp cho doanh nghiệp có những bước đột phá trong quá trình phát triển của mình.
Ngược lại, những người ngại thay đổi, sợ rủi ro, không nắm bắt tận dụng thời cơ sẽ
kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
- Quản trị nguồn nhân sự yếu, kém: con người là một yếu tố có tính chất
quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Nếu sự yếu kém nảy sinh từ vấn đề
nhân sự thì cần phải được điều chỉnh kịp thời và phải có định hướng mang tính căn
cơ và lâu dài.
- Sự phối hợp hoạt động trong tổ chức không hiệu quả do cơ cấu chưa hợp
lý.: cơ cấu tổ chức được thiết kế tốt sẽ có khả năng cho phép doanh nghiệp sử dụng
các thông tin chính thống từ các bộ phận một cách hiệu quả nhất, và từ đó giúp cho
hoạt động phối hợp giữa các đơn vị được chặt chẽ và lãnh đạo điều hành tốt hơn.
Đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tái cơ cấu, trang bị kiến thức đầy đủ,

xác định thời điểm thích hợp để tái cơ cấu là những giải pháp chủ yếu để tái cơ cấu.
Các DN cần phổ biến những quan điểm về tái cơ cấu doanh nghiệp đến các thành
viên trong công ty để mọi người thấy được tầm quan trọng của quá trình tái cơ cấu.
Muốn vậy, các doanh nghiệp cần:
- Tổ chức mời đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm nhằm giúp mọi người ý
thức hơn về tầm quan trọng của tái cơ cấu doanh nghiệp.
- Quán triệt về nhận thức và hành động trong các đơn vị thành viên để việc
triển khai đề án tái cơ cấu thực sự đúng trọng tâm, lộ trình và đạt hiệu quả.
- Kiên quyết áp dụng khi doanh nghiệp đã hội tụ đầy đủ các điều kiện để thực
hiện.
Quá trình tái cơ cấu sẽ có rất nhiều thay đổi. Vì vậy cần đào tạo và trang bị
cho đội ngũ lao động những kiến thức cần thiết để có khả năng thích ứng với mô
hình mới với những vấn đề mới sau khi tái cơ cấu doanh nghiệp.
Hơn nữa quá trình tái cơ cấu sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới đội ngũ lao động
trong DN như chuyển đổi vị trí công tác, cắt giảm nhân công, lao động dôi dư.
Chính vì vậy các doanh nghiệp cần cung cấp thông tin cần thiết về quyền lợi và
trách nhiệm của họ để họ chủ động có kế hoạch trong công việc của mình


17
Thời cơ luôn là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp trong bất kỳ tình
huống nào. Do vậy doanh nghiệp nên phân tích đánh giá chu kỳ hoạt động, sự thay
đổi của môi trường kinh doanh và từ đó xác định thời điểm và quyết định tái cơ cấu
hợp lý nhất.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực tái cơ cấu để sẵn sàng đón nhận
những cơ hội và thách thức từ sự thay đổi khi gia nhập sân chơi WTO. Tuy nhiên
những nhận thức chưa đầy đủ về sự đổi mới, tâm lý ngại thay đổi, năng lực quản lý
kém và thiếu vốn đã cản trở quá trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp Việt.
Nhận thức chưa đầy đủ về sự đổi mới, gây chậm trễ tiến độ tái cơ cấu DNNN.
Những người gắn bó lâu năm với doanh nghiệp thường không thấy được lợi

ích khi doanh nghiệp tiến hành tái cơ cấu. Thay vào đó họ chỉ thấy rằng tái cơ cấu
sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của họ như: quyền lực, chức vụ, lương bổng, ..
Họ không nhìn ra được tầm quan trọng của việc tái cơ cấu doanh nghiệp và lợi ích
mà nó mang lại không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho chính bản thân họ nên họ
khó chấp nhận cái mới, khó chấp nhận sự thay đổi, tâm lý ngại thay đổi của những
người làm việc lâu năm trong Doanh nghiệp nhà nước đều là những người có kinh
nghiệm và kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên một khi doanh nghiệp tiến hành tái cơ
cấu thì những kiến thức họ có được từ ngày xưa sẽ không còn thích hợp trong thời
kỳ đổi mới. Khi đó họ sẽ phải đi học để bổ sung trình độ: như tiếng Anh, vi tính,
nâng cao trình độ chuyên môn ... Nhưng đối với họ thật khó để bổ sung những kiến
thức mới. Điều này dẫn đến tâm lý chung là họ sẽ chần chừ và cản trở quá trình tái
cơ cấu lại doanh nghiệp
Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam hiện nay phần lớn là thiếu kinh
nghiệm, đôi khi do thiếu hiểu biết hoặc thiếu năng lực cần thiết phải có để thực hiện
vai trò quản lý và điều hành doanh nghiệp, đặc biệt thiếu nhận thức được tầm quan
trọng của việc tái cơ cấu doanh nghiệp để đáp ứng được thời kỳ hội nhập
Theo một nghiên cứu của Bộ kế hoạch và đầu tư đối với 63.000 doanh nghiệp
trên cả nước, có một kết quả là 43% chủ doanh nghiệp có trình độ từ phổ thông
trung học trở xuống. Trong khi đó, một thực tế không mấy thuận lợi cho các doanh
nghiệp là thị trường nguồn nhân lực quản lý và tư vấn quản lý vẫn chưa phát triển.


×