Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế quan của Liên bang Nga và một số giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHI THUẾ QUAN
CỦA LIÊN BANG NGA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Linh
Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Thị Lý

Hà Nội, tháng 06 năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực,
chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.

Hà Nội, tháng 06 năm 2018
Người thực hiê ̣n

Nguyễn Thị Linh



LỜI CẢM ƠN
Qua luận văn này, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS.Bùi Thị
Lý - người tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong từng bước hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong trường Đại học
Ngoại Thương, những người đã cung cấp cho em những kiến thức nền tảng quý báu
trong bốn năm học qua. Đồng thời em cũng xin gửi làm cảm ơn tới cán bộ Thư viện
Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu cho luận văn.
Do khn khổ thời gian nghiên cứu và trình độ người viết còn hạn chế, luận văn
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được thầy cơ và
các bạn thơng cảm cũng như đóng góp ý kiến để bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2018
Người thực hiê ̣n

Nguyễn Thị Linh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU
PHI THUẾ QUAN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ..........................................6
1.1.


Khái niệm và các hình thức quản lý nhập khẩu phi thuế trong thương mại

quốc tế ......................................................................................................................6
1.1.1.

Khái niệm ................................................................................................6

1.1.2.

Các hình thức ..........................................................................................8

1.2.

1.1.2.1.

Hạn chế định lượng (Quantitative Restrictions) ..............................8

1.1.2.2.

Hàng rào kỹ thuật(Technical Measures) ........................................12

1.1.2.3.

Quy tắc xuất xứ ..............................................................................16

Tác động của các chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế tới hoạt động

thương mại quốc tế ................................................................................................18
1.2.1.


Tác động tích cực ..................................................................................18

1.2.2.

Tác động tiêu cực ..................................................................................19

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHI THUẾ CỦA LIÊN
BANG NGA VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỘI SỐ MẶT HÀNG XUẤT
KHẨU VIỆT NAM ...................................................................................................21
2.1.

Chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế chung của Liên bang Nga.............21

2.1.1.

Chính sách hạn chế định lượng .............................................................21

2.1.1.1.

Quy định về giấy phép nhập khẩu..................................................21

2.1.1.2.

Quy định về chứng nhận nhập khẩu ..............................................22

2.1.1.3.

Quy định về hồ sơ xuất nhập khẩu .................................................23

2.1.1.4.


Quy định về thương mại điện tử ....................................................25

2.1.2.

Chính sách hàng rào kỹ thuật................................................................25


2.1.2.1.

Quy định về kiểm dịch động thực vật ............................................25

2.1.2.2.

Quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hóa ......................................27

2.1.2.3.

Quy định về bao gói, nhãn mác .....................................................29

2.1.3.

Quy tắc xuất xứ .....................................................................................29

2.2.

Thực trạng áp dụng các chính sách chung của Liên bang Nga ...................31

2.3.


Tác động của các chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế của Liên bang Nga

đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam ..................................................33
2.3.1.

Khái quát một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Liên

bang Nga .............................................................................................................33
2.3.1.1.

Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu .....................................................33

2.3.1.2.

Cơ cấu xuất khẩu ............................................................................35

2.3.1.3.

Phương thức xuất khẩu ..................................................................38

2.3.2.

Tác động của chính sách phi thuế Liên bang Nga đến ngành thủy sản

Việt Nam ............................................................................................................39
2.3.3.

Tác động các chính sách phi thuế của Liên bang Nga đến hàng dệt may

Việt Nam ............................................................................................................45

2.3.4.

Tác động của các chính sách phi thuế của Liên bang Nga đến ngành cà

phê Việt Nam ......................................................................................................50
2.3.5.

Tác động của các chính sách phi thuế quan đến ngành điện thoại các

loại và linh kiện ..................................................................................................53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT
NAM ỨNG PHĨ VỚI CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU PHI THUẾ
CỦA LIÊN BANG NGA ..........................................................................................56
3.1.

Những nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam .............56

3.1.1.

Các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp ...............................................56

3.1.2.

Nguồn lực liên kết nhà nước – doanh nghiệp .......................................57

3.1.3.

Các nguồn lực liên kết khác ..................................................................58

3.2.


Những khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sang thị trường

Liên bang Nga ........................................................................................................59
3.2.1.

Nguồn nhân lực và nhận thức về tầm quan trọng của việc đáp ứng các

qui định của thị trường Liên bang Nga ..............................................................59


3.2.2.

Cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật .......................................................61

3.2.3.

Các tiêu chuẩn của Việt Nam còn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn

quốc tế ...............................................................................................................61
3.2.4.

Công tác quản lý chất lượng và chuỗi giá trị ........................................62

3.3.

Kinh nghiệm của một số nước xuất khẩu vào thị trường Liên Bang Nga ...63

3.4.


Một số giải pháp giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó với các

chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế của Liên bang Nga ..................................66
3.4.1.

Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp ..................................................66

3.4.2.

Một số kiến nghị đối với Nhà nước ......................................................73

3.5.

Giải pháp riêng cho một số ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam vào

thị trường Liên bang Nga .......................................................................................79
3.5.1.

Giải pháp đối với ngành thủy sản Việt Nam ........................................79

3.5.2.

Giải pháp đối với ngành dệt may Việt Nam .........................................82

3.5.3.

Giải pháp đối với ngành cà phê Việt Nam............................................83

3.5.4.


Giải pháp đối với ngành điện thoại và linh kiện điện tử Việt Nam ......85

KẾT LUẬN ...............................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Liên bang Nga các
năm 2010 –9 tháng đầu năm 2017 ........................................................................... 34
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga phân theo các
ngành hàng năm 2014 .............................................................................................. 36
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga phân tích theo các
ngành hàng năm 2016 .............................................................................................. 37
Biểu đồ 2.4:Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga phân tích theo các
ngành hàng 9 tháng đầu năm 2017........................................................................... 37
Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga các
năm 2010 – 9 tháng đầu năm 2017 .......................................................................... 40
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Liên bang Nga các
năm 2010 – 9 tháng đầu năm 2017 .......................................................................... 47
Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên bang Nga các
năm 2010 – 9 tháng đầu năm 2017 .......................................................................... 51
Biểu đồ 2.8: Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện tử của Việt Nam
sang Liên bang Nga các năm 2010 – 9 tháng đầu năm 2017 ................................... 54

HÌNH VẼ

Hình 3.1: Các nguồn lực chủ yếu cho doanh nghiệp ............................................... 56


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Giải nghĩa Tiếng Anh

Giải nghĩa Tiếng Việt

1

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

2

ADP

Anti - Dumping Practices

Hiệp định chống bán phá giá

3


AoA

Agreement on Agriculture

Hiệp định nông nghiệp

4

ASEAN

Association of South – East

Hiệp hội các Quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

5

CE

European Conformity

Tiêu chuẩn Châu Âu

6

CIF


Cost, Insurance and Freight

7

CVA

8

EFTA

9

EU

Tiền hàng, phí bảo hiểm, cước
phí

Agreement on Custom

Hiệp định xác định trị giá Hải

Valuation

quan

The European Free Trade

Hiệp hội thương mại tự do

Association


Châu Âu

European Union

Liên minh Châu Âu

The Federal Security
10

FSB

Service of the Russian

Sở An ninh Liên bang Nga

Federation
11

GATT

12

GPA

13

GTA

14


HACCP

15

IATA

General Agreement on

Hiệp định chung về thuế quan

Tariffs and Trade

và thương mại

Agreement on Government
Procurement
Global Trade Alert

Hiệp định mua sắm chính phủ
Tổ chức cảnh báo thương mại
tồn cầu

Hazard Analysis and

Phân tích Mối nguy và Kiểm

Critical Control Point

soát điểm tới hạn


International Air Transport

Hiệp hội vận tải hàng không

Association

quốc tế


International
16

IECEE

Electrotechnical
Commission (Standard) for
Electrical Equipment

17

IECQ

18

ILP

19

L/C


Nafiqad

Electrotechnical

thuật điện quốc tế về chất

Commission Quality

lượng điện năng

Agreement on Import

Hiệp định về Thủ tục Cấp phép

Licensing Procedures

Nhập khẩu

Letter Credit

Tín dụng chứng từ

fisheries quality assurance

Organization for Economic
OECD

Co-operation and
Development


22

RoO

Rule of Origin

23

SA 8000

Social Accountability 8000

24

SAD

SCM

SG

27

SPS

28

TBT

lâm sản và thủy sản


Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
Hiệp định về xuất xứ hàng hóa
Tiêu chuẩn về lao động và
trách nhiệm xã hội
Tiêu chuẩn chứng từ hành

Document

chính

and Countervailing
Measures

26

Cục quản lý chất lượng nông

Single Administrative

Agreement on Subsidies
25

bị điện
Tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ

department

21


thuật điện quốc tế về các thiết

International

National ago – forestry and
20

Tiêu chuẩn của Ủy ban kỹ

Hiệp định về trợ cấp và các
biện pháp đối kháng

Agreement on Safeguards

Hiệp định về biện pháp tự vệ

Sanitary and Phytosanitary

Hiệp định về các biện pháp vệ

Measures

sinh động thực vật

Agreement on Technical

Hiệp định hàng rào Kỹ thuật

Barriers to Trade


trong Thương mại


Trans – Pacific Strategic
29

TPP

Economic Partnership
Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế chiến
lược xuyên Thái Bình Dương
Giấy chứng nhận của Liên

30

TRCU

Customs Union Certificate

31

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ


32

UNCTAD

United Nations Conference

Hội nghị Liên hợp quốc về

on Trade & Development

Thương mại và Phát triển

33

VCCI

Vietnam Chamber of

Phịng Thương mại và Cơng

Commerce and Industry

nghiệp Việt Nam

Veterinary and
34

VPSS

Phytosanitary Surveilance

Services (Russia)

minh Hải quan

Cục kiểm dịch động thực vật
Liên bang Nga

35

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

36

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trên cơ sở kế thừa các cơng trình đi trước, luận văn đã nghiên cứu và phát
triển đề tài một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Đề tài luận văn đã đạt được những kết
quả nghiên cứu như sau:
- Khái quát một cách có hệ thống, đưa ra cái nhìn tổng quan lý thuyết và các
hình thứccủa chính sách quản lý phi thuế quan trong thương mại quốc tế và tác động

của những chính sách này đến hoạt động thương mại quốc tế.
- Hệ thống hóa những chính sách quản lý phi thuế quan của Liên bang Nga và
thực trạng áp dụng những chính sách này tại thị trường Liên bang Nga.
- Phân tích tác động của những chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế quan của
Liên bang Nga đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, ảnh hưởng của những
chính sách này đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Liên bang Nga,
đặc biệt với bốn ngành hàng: thủy sản, dệt may, cà phê, điện thoại và linh kiện các
loại trong giai đoạn từ năm 2010 đến 9 tháng đầu năm 2017.
- Phân tích những nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và
những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang thị trường
Liên bang Nga.
- Phân tíchmột số bài học kinh nghiệm của các nước xuất khẩu vào thị trường
Liên bang Nga.
- Đề xuất nhóm giải pháp từ phía chính phủ, hiệp hội, doanh nghiệp để ứng phó
với những chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế quan của Liên Bang Nga và đưa ra
giải pháp riêng cho bốn ngành xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam: thủy sản,
dệt may, cà phê, điện thoại và linh kiện các loại sang thị trường Liên bang Nga.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu và giảng dạy kinh doanh thương mại, tài liệu tham khảo cho
hoạt động thực tiễn của các cơ quan, những người đang tham gia công tác trong ngành
thương mại hai nước.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tồn cầu hóa tiếp tục phát triển và tác động sâu rộng tới nền kinh tế các quốc gia
khiến cho việc liên kết sức mạnh giữa các nước để hợp tác phát triển trở thành vấn đề tất
yếu hiện nay. Việt Nam khơng phải là một ngoại lệ. Trong q trình hội nhập kinh tế quốc

tế, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển với nhiều nước, nhiều khu vực
và Tổ chức trên thế giới. Điển hình, năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình
hội nhập quốc tế. Năm 2010, Việt Nam tuyên bố tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với tư cách là thành viên đầy đủ và đã hoàn tất đàm
phán với một số đối tác quan trọng như Mỹ và Nhật Bản vào cuối năm 2014. Ngày
29/05/2015, Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu gồm 5 nước Liên bang Nga, Belarus,
Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (VN-EAEU
FTA) và có hiệu lực kể từ ngày 05/10/2016. Có thể nói, tất cả các sự kiện trên đều đem
đến cho Việt Nam cơ hội rất lớn trong việc xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới.
Bên cạnh các đối tác kinh tế lớn như Mỹ và EU, Liên bang Nga cũng là một thị
trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Tháng 8/2012, Liên bang Nga chính thức trở
thành thành viên thứ 156 của WTO. Theo đó, Liên bang Nga cam kết giảm mức thuế bình
quân của tất cả các hàng hóa xuống cịn 7,8% so với mức 10% của năm 2011. Việt Nam
cũng là một trong số những nước đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan GSP từ
Liên bang Nga. Năm 2014, Mỹ và EU đã ban hành lệnh cấm vận với Liên bang Nga do
tình hình bất ổn chính trị ở Ukraine. Vì thế mà Liên bang Nga cũng có xu hướng nhập
khẩu hàng hóa từ các nước khu vực Châu Á. Mặt hàng Liên bang Nga nhập khẩu chủ yếu
là các mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh như dệt may, thủy sản, cà phê, chè, giày dép
các loại. Năm 2016, hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EAEU FTA chính thức có
hiệu lực, khoảng 90% dịng thuế đã giảm xuống 0%. Điều này càng thúc đẩy thương mại
giữa hai nước. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Liên
bang Nga không ngừng tăng và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng phát triển nhanh chóng,
đa dạng. Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Liên bang Nga trong những
năm gần đây mới chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thị


2

trường thế giới. Điều này chưa tương xứng với mối quan hệ lâu dài giữa Liên bang Nga

và Việt Nam trong nhiều năm qua.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga chưa
xứng với tiềm năng nhưng một trong số đó phải kể tới các biện chính sách quản lý nhập
khẩu phi thuế ở Liên bang Nga cũng rất phức tạp. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam
đang rất thiếu thông tin về thị trường này. Thị trường Liên bang Nga mặc dù có dễ tính
hơn thị trường Mỹ và EU hay Nhật Bản nhưng các quy định và tiêu chuẩn mà Liên bang
Nga đặt ra đối với hàng nhập khẩu rất khác so với các tiêu chuẩn thế giới. Theo thống kê
của Tổ chức cảnh báo thương mại toàn cầu (GTA) năm 2013, Liên bang Nga đã ban hành
các biện pháp bảo hộ thương mại nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, chiếm khoảng 20%
tổng số các biện pháp bảo hộ thương mại được xác định trên toàn thế giới.
Từ năm 2010 trở lại đây, thủy sản - một trong những mặt hàng chủ lực có thế mạnh
xuất khẩu của Việt Nam liên tục bị Liên bang Nga áp dụng các biện pháp cấm nhập khẩu
do không đạt chuẩn. Năm 2014, do ảnh hưởng của lệnh cấm vận từ Mỹ và EU, nguồn
hàng nhập khẩu của Liên bang Nga trở nên khan hiếm và năm 2016, hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam - EAEU FTA có hiệu lực nên Liên bang Nga đang có xu hướng
chuyển hướng mở cửa cho hàng thủy sản Việt Nam. Dù có thể đây khơng phải lý do duy
nhất Liên bang Nga mở cửa cho hàng thủy sản Việt Nam nhưng có thể thấy, thủy sản và
hàng nơng sản Việt Nam nói chung, hàng dệt may,... Những mặt hàng mà Việt Nam có
lợi thế xuất khẩu sẽ trở thành đối tượng mà các biện pháp bảo hộ phi thuế của Nga chú ý
tới. Đây là một dấu hiệu cho thấy nguy cơ gia tăng ban hành các chính sách quản lý nhập
khẩu phi thuế của Nga với hàng Việt Nam trong thời gian tới.
Từ đó địi hỏi phải có những nghiên cứu tồn diện, chi tiết và có hệ thống về những
chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế quan của Liên bang Nga và thực trạng áp dụng
chúng để tìm ra những giải pháp, phương hướng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hàng hóa
Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này. Nhận thức được điều đó, trên cơ sở kiến thức
được học và qua quá trình nghiên cứu thực tế, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: "Chính
sách quản lý nhập khẩu phi thuế quan của Liên bang Nga và một số giải pháp cho
doanh nghiệp Việt Nam".



3

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế không phải là một thuật ngữ mới
mẻ trong nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia. Đơn cử có thể kể
tới nghiên cứu của Bùi Xuân Lưu – Nguyễn Hữu Khải trong "Giáo trình Kinh tế ngoại
thương" đã khái qt hóa được kiến thức cơ bản liên quan đến kinh tế vào chính sách
ngoại thương. Tiếp đó tới nghiên cứu của Đào Thị Thu Giang với "Biện pháp vượt rào
cản phi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam" đã hệ thống hóa cơ bản rào
cản phi thuế quan và đề xuất một số giải pháp để vượt ra rào cản này. Ngoài ra, Bộ Thương
mại (2004) nay là Bộ Công Thương với "Nghiên cứu các rào cản trong Thương mại quốc
tế và đề xuất các giải pháp với Việt Nam" đã nghiên cứu sâu hơn về các rào cản này. Nổi
bật trong những bài nghiên cứu phải kể tới Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Đặng Hùng
Sơn "Chính sách thương mại quốc tế của Liên bang Nga và khả năng phát triển quan hệ
thương mại Việt Nam – Liên bang Nga" (Hà Nội, 2012) đã nghiên cứu một cách có hệ
thống chính sách thương mại quốc tế của Liên Bang Nga từ đó đánh giá khả năng phát
triển quan hệ thương mại giữa hai nước.
Ngồi những bài nghiên cứu trên cịn có rất nhiều sách, báo khác nghiên cứu về
chính sách thương mại của Liên bang Nga được đăng trên các trang website nghiên cứu
về thị trường Liên Bang Nga như bài viết: “Những quy định và tiêu chuẩn thương mại thị
trường Nga” của sở cơng thương Thái Bình năm 2011 hay “Xóa bỏ rào cản để thâm nhập
thị trường Nga” của Báo công thương năm 2014,… Những bài viết này đã khái quát hóa
một cách sơ lược về thị trường Liên Bang Nga và chính sách thương mại của thị trường
này.
Những cơng trình nghiên cứu và bài báo trên đã chỉ ra được những rào cản mà doanh
nghiệp Việt Nam gặp phải và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng
hóa vào thị trường Liên bang Nga. Những cơng trình và bài báo đã thực hiện phương
pháp tổng hợp, phân tích và mang lại giá trị đáng kể cho đọc giả quan tâm về những chính
sách quản lý của Liên bang Nga và rào cản mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất
khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, những cơng trình trên mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu

một cách tổng thể nhất các rào cản trong chính sách thương mại quốc tế của Liên bang
Nga mà chưa cụ thể hóa các chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế và tác động của nó


4

tới hàng xuất khẩu Việt Nam và những nghiên cứu cụ thể về chính sách quản lý nhập
khẩu phi thuế của Liên bang Nga thì cịn rất khiêm tốn. Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên
cứu đề tài:"Chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế quan của Liên bang Nga và một
số giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam" nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan, một số nhận
định và phương hướng giải quyết cho vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Tác giả thực hiện đề tài này với mục đích có thể tìm ra những khó khăn mà doanh
nghiệp gặp phải và từ đó đề xuất một vài nhóm giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam
đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào thị trường Liên bang Nga.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề tài, tác giả tập trung giải quyết 3 nội dung sau:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về các chính sách quản lý phập khẩu phi thuế
quan trong thương mại quốc tế.
- Nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Liên bang Nga, thực
tiễn áp dụng những chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế của Liên bang Nga đối với
hàng nhập từ Việt Nam và tác động của chúng tới xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang
Nga.
- Phân tích những nguồn lực và khó khăn của doanh nghiệp trong việc ứng phó với
các chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế này để từ đó đưa ra các nhóm giải pháp phù
hợp.
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích những chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế mà Liên
bang Nga áp dụng và tác động của những chính sách này đến hàng hóa nhập khẩu từ Việt

Nam.


5

- Phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu các chính sách phi thuế nằm trong lĩnh vực thương mại hàng hóa giữa
Liên Bang Nga và Việt Nam với một số ngành: thủy sản, dệt may, cà phê, điện thoại và
linh kiện điện tử.
+ Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ năm 2010 đến 9 tháng đầu năm 2017.
+ Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu các chính sách phi thuế của Liên bang Nga áp
dụng, nghiên cứu hoạt động xuất khẩu, năng lực xuất khẩu, phân tích ảnh hưởng của
những chính sách phi thuế lên một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị
trường này như thủy sản, dệt may, cà phê, điện thoại và linh kiện điện tử.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp dựa trên kết quả nghiên cứu của các cơng trình
khóa học đã cơng bố.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan Việt Nam.
- Tra cứu tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như văn bản pháp luật, sách báo, các
trang web của cơ quan hữu quan Việt Nam cũng như Liên bang Nga, và nêu lên quan
điểm cá nhân,...
7. Bố cục đề tài
Luận văn gồm 88 trang, 8 bảng biểu và 1 hình vẽ. Ngồi lời mở đầu và kết luận,
bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát về các chính sách quản lýnhập khẩu phi thuế quan trong thương
mại quốc tế
Chương II: Chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế của Liên bang Nga và những ảnh
hưởng đến một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam

Chương III: Một số giải pháp giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó với
các chính sách quản lý nhập khẩu phi thuế của Liên bang Nga


6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU
PHI THUẾ QUAN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm và các hình thức quản lý nhập khẩu phi thuế trong thương mại quốc
tế
1.1.1. Khái niệm
Do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia nên các nước đều
duy trì các biện pháp thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa. Bên cạnh các biện
pháp thuế quan còn rất nhiều các biện pháp phi thuế quan được sử dụng, đây là hai công
cụ chủ yếu của quốc gia trong điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế. Nếu như các
biện pháp thuế quan rất rõ ràng và rất dễ dự đốn thì các biện pháp phi thuế quan có thể
làm nhiễu tín hiệu quyết định của các quốc gia. Thuật ngữ “các biện pháp phi thuế quan”
tuy được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng đây cũng là một thuật ngữ khá mơ hồ, trên
thế giới chưa thống nhất được khái niệm về các biện pháp phi thuế quan chung nhất, mà
mỗi tổ chức lại có một định nghĩa riêng.
Theo tổ chức Thương mại thế giới WTO định nghĩa thì: "Biện pháp phi thuế quan
là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng
hóa giữa các nước" (Bùi Xuân Lưu - Nguyễn Hữu Khải, 2009). Định nghĩa này mang tính
chất khái quát chung đề cập đến tác động chung nhất của các biện pháp phi thuế quan
giữa các quốc gia.
Nhóm chuyên gia Hỗ trợ liên ngành của Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên
Hợp Quốc (UNCTAD, 2010) định nghĩa "Các biện pháp phi thuế quan là các biện pháp
chính sách khơng phải là thuế quan thơng thường và có khả năng tạo ra các tác động về
mặt kinh tế đối với thương mại quốc tế, làm thay đổi khối lượng giao dịch thương mại
hoặc làm thay đổi giá cả hoặc cả hai". Định nghĩa này lại đề cập đến ảnh hưởng đến nền

kinh tế quốc gia.
Như vậy, các biện pháp phi thuế chính được hiểu chung nhất là tập hợp các biện
pháp phi thuế quan gây ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của một quốc gia, từ đó tác
động tích cực hoặc tiêu cực tới toàn bộ hoạt động thương mại quốc tế. Nói cụ thể hơn,


7

các chính sách phi thuế là rào cản phi thuế quan. Khái niệm về rào cản phi thuế quan cũng
chưa được thống nhất giữa thống nhất giữa các tổ chức.
Tổ chức Thương mại thế giới WTO đưa ra khái niệm về rào cản phi thuế dựa trên
khái niệm về các biện pháp phi thuế quan: "Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp
mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc
bình đẳng" (Bùi Xuân Lưu -Nguyễn Hữu Khải, 2009).
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD (1997) lại định nghĩa: " Rào cản phi
thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các
quốc gia sử dụng, thơng thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu". Cách
hiểu này nhấn mạnh vào biên giới trong ngoài của thương mại quốc tế.
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cho rằng: "Rào cản phi thuế quan
được định nghĩa là các biện pháp ngăn cấm hoặc hạn chế một cách có hiệu quả việc nhập
khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa".
Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Cơng Thương) thì định nghĩa: "Ngồi thuế
quan ra, tất cả các biện pháp khác, dù là theo quy định pháp lý hay tồn tại trên thực tế,
ảnh hưởng tới mức độ và phương hướng nhập khẩu được gọi là các rào cản phi thuế quan"
(Đinh Văn Thành 2005, trích dẫn trong Biện pháp vượt rào cản phi thuế quan đối với
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Đào Thị Thu Giang 2009, p.18).
Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu rào cản phi thuế là các biện pháp không dùng
thuế nhằm cản trở sự thâm nhập của hàng hóa nước ngồi, bảo vệ người tiêu dùng, bảo
vệ mơi trường, và sâu xa hơn là để bảo vệ nền sản xuất nội địa, bảo vệ thị trường trong
nước.

Rào cản phi thuế quan bao gồm hai bộ phận cơ bản: Các rào cản pháp lý và các rào
cản kỹ thuật. Rào cản pháp lý là chính sách, quy định của Chính phủ liên quan tới hàng
nhập khẩu như hạn ngạch, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp,... Rào cản kỹ thuật
là các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, có thể áp dụng với hàng nhập khẩu cũng như
hàng sản xuất trong nước như quy trình sản xuất, vận chuyển, nguồn gốc xuất xứ, tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn,...


8

1.1.2. Các hình thức
1.1.2.1. Hạn chế định lượng(Quantitative Restrictions)
Hạn chế định lượng theo WTO được hiểu là quy định do một nước đưa ra nhằm hạn
chế số lượng hoặc giá trị hàng nhập khẩu vào/xuất khẩu từ nước đó. Tùy vào từng mục
tiêu cụ thể của từng quốc gia, biện pháp hạn chế định lượng thường được thực hiện thông
qua các hình thức như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép...
*Cấm nhập khẩu (Prohibitions)
Cấm nhập khẩu là biện pháp ngăn cấm hồn tồn một hay một số hàng hóa thâm
nhập vào thị trường nội địa của một nước nhằm bảo vệ an ninh quốc phịng, đạo đức xã
hội, an tồn sức khỏe cho người tiêu dùng hay bảo vệ môi trường tự nhiên. Vì vậy, hàng
hóa thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu thường là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, chất
thải, phế liệu, hóa chất độc hại, ma túy,...
Theo điều XI, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT/1994), WTO
quy định chung đối với các nước thành viên không được áp dụng biện pháp hạn chế số
lượng dưới bất kỳ hình thức nào nhằm hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Theo đó,
biện pháp cấm nhập khẩu là bị cấm hoàn toàn trong WTO. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp khẩn cấp thì các nước thành viên vẫn được áp dụng. Theo điều XXI (GATT/1994)
thì các trường hợp được sử dụng biện pháp cấm nhập khẩu là:
▪ Cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội
▪ Cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người, động thực vật

▪ Liên quan đến nhập khẩu hay xuất khẩu vàng và bạc
▪ Cần thiết để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm
Bên cạnh đó, điều XX (GATT/1994) cũng chỉ ra các trường hợp được sử dụng
biện pháp cấm nhập khẩu sau:
▪ Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự bùng nổ về nhập
khẩu, phương hại đến sản xuất trong nước
▪ Cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy định để phân loại, xếp hạng hay tiếp
thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế


9

Có hai hình thức cấm nhập khẩu:
▪ Cấm theo mặt hàng như ma túy, các hóa chất độc hại, văn hóa phẩm đồi trụy.
▪ Cấm theo thị trường: Việc cấm nhập khẩu theo thị trường theo những mục đích, lý
do nhất định như bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức
khỏe con người.
* Hạn ngạch nhập khẩu (Quotas)
Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị hàng hóa
tối đa cho phép một mặt hàng hay nhóm hàng được nhập từ một thị trường trong một thời
gian nhất định, thường là một năm thơng qua hình thức cấp phép.
Hạn ngạch nhập khẩu được sử dụng nhằm 3 mục đích chính: Bảo hộ sản xuất trong
nước; sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ; thực hiện cam kết của Chính phủ với nước ngồi.
Tuy nhiên, hạn ngạch cũng có nhiều tác động dẫn tới hiện tượng độc quyền của một số
doanh nghiệp được cấp phép, từ đó gây cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh
nghiệp.
Giống như biện pháp cấm nhập khẩu, WTO không cho phép các nước thành viên
sử dụng biện pháp hạn ngạch trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, điều XI và XII
(GATT/1994) đã chỉ ra các trường hợp ngoại lệ được áp dụng hạn ngạch:
▪ Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt đi sự bùng nổ về nhập

khẩu, phương hại tới sản xuất trong nước
▪ Dùng cho hàng nơng sản và thủy sản
▪ Có thể hạn chế số lượng hay giá trị hàng nhập khẩu để đảm bảo cân bằng cán cân
thanh tốn. Việc tạo ra, duy trì hay mở rộng hạn chế số lượng vì mục đích này
không được vượt quá mức cần thiết
▪ Để ngăn ngừa sự đe dọa sắp xảy ra hay để ngăn chặn lại sự thiếu hụt nghiêm trọng
dự trữ tiền tệ hay trong trường hợp một thành viên có dự trữ tiền tệ rất thấp để đạt
được một mức tăng hợp lý dự trữ tiền tệ


10

Hạn ngạch gồm hai loại chính:
▪ Hạn ngạch chung được áp dụng cho tất cả các quốc gia mà không căn cứ vào xuất
xứ của hàng hóa.
▪ Hạn ngạch thị trường, căn cứ vào xuất xứ của hàng hóa.
Hạn ngạch nhập khẩu được xây dựng trên những căn cứ:
▪ Nhu cầu trong nước và nhu cầu đó phải có khả năng thanh toán
▪ Khả năng đáp ứng, năng lực cạnh tranh và nhu cầu cần bảo hộ của sản xuất trong
nước
▪ Cam kết của chính phủ các nước với nhau
*Hạn ngạch thuế quan (Tariff quotas)
Hạn ngạch thuế quan là chế độ trong đó quy định sẽ áp dụng một mức thuế bằng
khơng hoặc thấp đối với những hàng hóa được nhập khẩu theo đúng số lượng quy định.
Khi hàng hóa nhập khẩu vượt quá số lượng quy định thì sẽ áp dụng mức thuế cao (còn
gọi là thuế lần hai) để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước. Hạn ngạch thuế quan là công
cụ kết hợp cả hạn ngạch và hạn ngạch thuế quan.
Hạn ngạch thuế quan là kết quả Vịng đám phán Uruguay về Nơng nghiệp. Theo
Hiệp định Nông nghiệp (AoA/1994), các bên tham gia không được phép áp dụng các biện
pháp phi thuế quan đối với mặt hàng nông sản. Như vậy biện pháp cấm nhập khẩu cũng

như biện pháp hạn ngạch cũng không được áp dụng với mặt hàng nông sản. Tuy nhiên,
các bên tham gia có thể áp dụng hạn ngạch thuế quan thay thế cho biện pháp cấm nhập
khẩu và hạn ngạch. Theo đó, thì hai mức thuế suất trong hạn ngạch và ngồi hạn ngạch
cũng được thiết lập. Nếu lượng nhập khẩu dưới một mức nhất định (gọi là hạn ngạch) thì
sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu thấp, còn nếu lượng nhập khẩu cao hơn hạn ngạch
thì phần vượt quá vẫn được nhập khẩu nhưng phải chịu mức thuế nhập khẩu cao hơn gấp
nhiều lần trong hạn ngạch.
Cơ chế hạn ngạch thuế quan gồm bốn yếu tố: thuế suất trong hạn ngạch (in – quota
tariff rate); hạn ngạch xác định lượng nhập khẩu tối đa chịu mức thuế suất trong hạn
ngạch; thuế suất ngoài hạn ngạch (over – quota tariff rate); phương thức quản lý phân bổ
hạn ngạch.


11

Theo Hiệp định AoA thì các bên tham gia phải có nghĩa vụ thơng báo với WTO
về các yếu tố này trong Biểu cam kết về hàng hóa, cũng như phải cam kết quản lý phân
bổ hạn ngạch thuế quan theo đúng nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO.
* Giấy phép nhập khẩu (Import licences)
Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép
mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó. Cấp giấy phép nhập khẩu là một
thủ tục hành chính quy định rằng việc kinh doanh nhập khẩu phải được nhà nước cho
phép bằng cách cấp cho nhà nhập khẩu giấy phép nhập khẩu.
Giấy phép nhập khẩu gồm hai loại là giấy phép nhập khẩu tự động và giấy phép
nhập khẩu không tự động:
▪ Giấy phép nhập khẩu tự động là biện pháp quản lý nhập khẩu thông qua giấy phép
nhưng giấy phép này được cấp tự động cho tất cả các thương nhân thỏa mãn điều
kiện quy định cấp phép và không nhằm mục đích hạn chế số lượng nhập khẩu.
Loại giấy phép này sẽ được xét duyệt và cấp ngay lập tức cho doanh nghiệp mà
khơng gây ra bất cứ khó khăn nào bởi vì mục đích của loại giấy phép này nhằm

phục vụ cho công tác thống kê của nhà nước để quảy lý hoạt động nhập khẩu.
▪ Giấy phép nhập khẩu không tự động là văn bản cho phép nhập khẩu sau khi doanh
nghiệp đáp ứng được một số điều kiện nhất định mà nước nhập khẩu đưa ra.
Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu (ILP/ 1994) quy định các nước thành
viên của WTO phải giảm tối đa các thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép nhập
khẩu. Đối với giấy phép nhập khẩu tự động, Hiệp định quy định những tiêu chuẩn cho
việc cấp phép tự động để thủ tục này không làm cản trở thương mại. Cịn đối với giấy
phép nhập khẩu khơng tự động, Hiệp định có những quy định nhằm tối thiểu hóa gánh
nặng của người nhập khẩu khi tiến hành nộp đơn xin giấy phép, để cho các thủ tục hành
chính khơng làm cản trở hay biến dạng trao đổi thương mại. Hiệp định đưa ra thời hạn
cho Cơ quan hữu trách của nước thành viên phải đưa ra quyết định có cấp giấy phép nhập
khẩu hay không là 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ trong trường hợp xem xét từng hồ sơ
một, hoặc 60 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ trong trường hợp xem xét tất cả các hồ sơ cùng
một lúc. Khi các thành viên đưa ra những thủ tục cấp phép mới hoặc thay đổi những thủ


12

tục đang có hiệu lực thì phải thơng báo với WTO về những thay đổi như danh sách mặt
hàng phải xin phép nhập khẩu, cơ quan nhận đơn xin phép của doanh nghiệp,... Thêm vào
đó, các biểu mẫu và thủ tục cũng phải đơn giản hóa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xin
cấp phép, không được từ chối cấp phép vì lỗi nhỏ khơng làm thay đổi nội dung cơ bản
của chứng từ.
1.1.2.2. Hàng rào kỹ thuật (Technical Measures)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD (1997) định nghĩa hàng rào kỹ thuật
trong thương mại là: "Các quy định mang tính chất xã hội, các quy định do một nhà nước
đưa ra nhằm đạt được các mục tiêu về sức khỏe, an toàn, chất lượng và đảm bảo môi
trường, căn cứ vào hàng rào kỹ thuật trong thương mại, người ta có thể nhận thấy các
mục tiêu này thơng qua việc một nước ngăn cản hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng
nhập khẩu của mình".

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại được sử dụng như một công cụ bảo hộ hiệu
quả vì vừa đáp ứng được mục tiêu: Bảo vệ an toàn sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ mơi
trường, bảo vệ an ninh quốc phịng, đồng thời còn hạn chế nhập khẩu, bảo hộ nền sản
xuất nội địa. Với mục tiêu bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ mơi trường, bảo vệ an
ninh thì các biện pháp kỹ thuật được coi là hợp lý và công bằng hơn so với các biện pháp
hạn chế nhập khẩu khác như hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép. Tuy nhiên, để đáp ứng
được mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước thì các quốc gia lại áp dụng
các biện pháp kỹ thuật ngày càng tinh vi, đa dạng để phù hợp với thị trường thương mại
quốc tế.
Các biện pháp kỹ thuật được đặt ra trên cơ sở điều kiện khác biệt về văn hóa, về
mơi trường tự nhiên, về điều kiện kinh tế của từng quốc gia. Do đó, các biện pháp kỹ
thuật ở mỗi quốc gia lại khác nhau, và rất khó để dự đốn xu thế áp dụng. Điều này tạo
ra hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế.
Hàng rào kỹ thuật áp dụng cho cả quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Hay
nói khác đi, hàng rào kỹ thuật tác động tới sản phẩm từ khâu nghiên cứu, nguyên liệu, sản
xuất, đóng gói, vận chuyển, tiêu thụ và thu hồi. Quy trình làm ra sản phẩm hết sức phức
tạp, trải qua nhiều khâu thì hàng rào kỹ thuật càng lắt léo.


13

WTO đã xây dựng Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT –
Agreement on Technical Barriers to Trade 1994) nhằm điều chỉnh các vấn đề liên quan
tới hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế giữa các nước thành viên với những
nguyên tắc cơ bản sau:
▪ Theo Hiệp định này thì các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật cũng như các thủ tục
kiểm tra và cấp chứng chỉ không được tạo ra các trở ngại không cần thiết trong
thương mại.
▪ Hiệp định cũng khuyến khích các nước thành viên áp dụng tiêu chuẩn quốc tế và
công nhận lẫn nhau về đánh giá mức độ tuân thủ.

▪ Vì trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên khác nhau nên việc áp dụng
các tiêu chuẩn quốc tế ở mỗi nước sẽ khác nhau nhưng vẫn phải tuân thủ quy tắc
không phân biệt đối xử (Bao gồm MFN, NT).
▪ Sử dụng những nguyên tắc tiêu chuẩn quốc tế nếu có. Mục tiêu mà Hiệp định
hướng tới là hạn chế tối đa việc các nước thành viên đưa ra tiêu chuẩn cao hơn tiêu
chuẩn quốc tế. Để đảm bảo tính cơng bằng giữa hàng hóa trong nước và hàng nhập
khẩu, thì việc đưa ra tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quốc tế phải được nước đó
chứng minh là có căn cứ khoa học, cần thiết để bảo vệ an tồn sức khỏe, bảo vệ
mơi trường, bảo vệ an ninh quốc phịng.
▪ Tính minh bạch phải được tn thủ chặt chẽ giữa các quốc gia trong tổ chức WTO.
Tất cả các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới khi họ đề ra những yêu
cầu, quy định mới liên quan đến rào cản kỹ thuật thì họ có nghĩa vụ phải thơng báo
với tất cả các nước thành viên khác của WTO biết, như vậy, các doanh nghiệp
tham gia xuất nhâp khẩu có cơ hội tiếp cận với thơng tin về rào cản kỹ thuật đó để
kịp thời thích ứng với những chính sách mới được đưa ra này.
* Các quy định kỹ thuật (Technical Regulations), tiêu chuẩn (Standards)
Đây là các tiêu chuẩn, yêu cầu, quy định mà nước nhập khẩu đặt ra đối với sản
phẩm từ mẫu mã cho tới chất lượng. Nếu không đạt được tiêu chuẩn hay không đáp ứng
quy định kỹ thuật ở bất kỳ khâu nào trong quá trình sản phẩm như nghiên cứu, thu mua
nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ, thu hồi, thì sản phẩm đó sẽ khơng được phép
nhập khẩu vào thị trường nước đó. Hiện nay, trên thế giới có một số tiêu chuẩn quốc tế


14

về quản lý chất lượng như Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và Hệ
thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm sốt tới hạn HACCP.
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là mức độ các đặc tính của sản phẩm đáp ứng yêu
cầu trong tiêu chuẩn đã được công bố và áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Bên
cạnh đó, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cũng được sử dụng một cách rộng rãi. An tồn

thực phẩm được đề cấp đến lượng hóa chất tồn dư trong hàng hóa, các độc tố và nắm mốc,
thành phần gia vị, ngồi ra cịn có điều kiện tiêu chuẩn vệ sinh cơ sở sản xuất, chế biến,
quy trình áp dụng,… Sản phẩm phải đảm bảo khơng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe
người tiêu dùng, kể cả nguy cơ tiềm ẩn là tiêu chuẩn hàng đầu được đưa ra để áp dụng
các chính sách.
* Kiểm dịch động vật và thực vật (Sanitary and Phytosanitary Regulations)
Nếu như các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật nhằm chuẩn hóa quy cách chất lượng
của sản phẩm thì các quy định liên quan tới kiểm dịch động thực vật lại hướng tới mục
tiêu cụ thể là bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người, vật nuôi, động thực vật thơng qua
việc đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn các dịch bệnh.
Nhằm đáp ứng mục tiêu chính đáng trên, mỗi nước đều ban hành một hệ thống các
quy định về kiểm dịch động vật và thực vật đối với hàng nhập khẩu khác nhau. Tuy nhiên,
các quy định này bị lạm dụng quá mức trở thành rào cản đối với thương mại quốc tế.
Chính vì vậy, WTO đã thông qua Hiệp định về các biện pháp vệ sinh động thực
vật (SPS – Sanitary and Phytosanitary Measures 1994) nhằm điều chỉnh việc ban hành
các quy định liên quan tới vệ sinh dịch tễ của các nước. Theo điều 2 và điều 3 của Hiệp
định SPS (1994), các nước thành viên của WTO:
▪ Chỉ được áp dụng biện pháp vệ sinh dịch tễ ở mức cần thiết, và phải đảm bảo căn
cứ khoa học (ngoại lệ là một số trường hợp khẩn cấp như dịch bệnh có tính lây lan
nhanh)
▪ Phải dựa vào tiêu chuẩn, khuyến nghị quốc tế (nếu có)
▪ Khơng được phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc khơng có căn cứ hoặc gây ra
cản trở trá hình đối với thương mại
▪ Nên hài hịa hóa các biện pháp vệ sinh dịch tễ giữa các nước với nhau


×