Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở tỉnh xieng khouang, cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.09 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––

PHOUTHAVANH SOMECHANMAVONG

TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở TỈNH XIENG KHOUANG, CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60.31.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của
luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm2016
Tác giả luận văn


Phouthavanh Somechanmavong

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc tới cô giáo PGS.TS.
Nguyễn Thị Hồng - người đã hướng dẫn khoa học, chỉ bảo tỷ mỉ và chân thành
cho tác giả hoàn thành khóa luận: “Tiềm năng và hiện trạng phát triển du
lịch ở tỉnh Xieng Khouang (CHDCND LÀO)”
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Địa Lí Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo nhiều điều kiện tốt cho tác giả
tến hành nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Xieng Khouang, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Xieng Khouang, các bạn cùng lớp và những
người thân đã tận tình giúp đỡ trong việc thu thập tài liệu, nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận này.
Trong quá thực hiện, bản thân dù có nhiều cố gắng nhưng không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm2016
Tác giả luận văn

Phouthavanh Somechanmavong

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i

Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
Danh mục các hình ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................... 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ....................................................
7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................
8
5. Đóng góp chính của luận văn ........................................................................ 10
6. Kết cấu của luận văn...................................................................................... 10
NỘI DUNG ....................................................................................................... 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH.................. 11
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm................................................................................................. 11
1.1.2. Vai trò của du lịch ................................................................................... 13
1.1.3. Phân loại loại hình du lịch ....................................................................... 14
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch .........................................
14
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................
24
1.2.1. Khái quát về tềm năng và thực trạng phát triển du lịch CHDCND Lào ......
24
1.2.2. Khái quát về tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch vùng
phía
iii



Bắc, CHDCND Lào ........................................................................................... 30
Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................
34
Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở TỈNH XIENG KHOUANG, CHDCND LÀO ........................................... 35

iii


2.1. Khái quát về tỉnh Xieng Khouang .............................................................. 35
2.1.1. Nguồn gốc hình thành.............................................................................. 35
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch tỉnh Xieng Khouang,
CHDCND Lào ................................................................................................... 36
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 40
2.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................... 45
2.1.5. Đánh giá chung ........................................................................................ 52
2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Xieng Khouang, CHDCND Lào ....... 54
2.2.1. Theo ngành .............................................................................................. 54
2.2.2. Theo lãnh thổ ........................................................................................... 58
2.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch ở
tỉnh Xieng Khouang........................................................................................... 66
2.3.1. Điểm mạnh............................................................................................... 66
2.3.2. Điểm yếu.................................................................................................. 67
2.3.3. Cơ hội ...................................................................................................... 67
2.3.4. Thách thức ............................................................................................... 67
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 68
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH XIENG
KHOUANG, CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2030 .................. 69
3.1. Quan điểm, mục têu và định hướng phát triển du lịch ..............................

69
3.1.1. Quan điểm................................................................................................ 69
3.1.2. Mục tiêu ................................................................................................... 69
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Xieng khouang từ năm 2016-2020 .. 70
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Xieng Khouang đến năm 2030 ... 74
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch ............................................... 74
3.2.2. Đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, thị thực du lịch để thu hút khách
quốc tế................................................................................................................
74
3.2.3. Tăng cường đầu tư cho phát triển du lịch................................................ 75
iv


3.2.4. Bảo đảm an ninh cho phát triển du lịch và an toàn cho du khách ...........
75
3.2.5. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch ......
76
3.2.6. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá và xúc tến du lịch ......................... 77
3.2.7. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường sinh thái............. 78
3.2.8. Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ................................................ 78
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 79
KẾT LUẬN....................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 81

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Viết đầy đủ

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GIZ

Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức

KT-XH

Kinh tế-xã hội

NZAID

Chương trình Viện trợ New Zealand


NXB

Nhà xuất bản

USD

Đô la Mĩ

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chỉ tiêu sinh khí hậu đối với con người............................................ 17
Bảng 1.2. Doanh thu từ du lịch, số lượng khách quốc tế và thời gian lưu trú
của khách quốc tế tới Lào giai đoạn 1995-2015.............................. 28
Bảng 2.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số chia theo huyện tỉnh Xieng
Khouang năm 2014 .......................................................................... 36
Bảng 2.2. Diện tích rừng phân theo huyện ở Xiêng Khouang năm 2014 ......... 40
Bảng 2.3. Địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc theo các huyện ở tỉnh
Xieng Khouang ................................................................................ 43
Bảng 2.4. Số lượng khách du lịch tham quan Xieng Khuoang giai đoạn
2010 - 2015 ...................................................................................... 55
Bảng 2.5. Cơ sở du lịch tỉnh Xieng Khouang giai đoạn 2010-2015 ................. 56

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Xieng Khouang (CHDCND Lào) ............... 37
Hình 2.2. Quy mô dân số tỉnh Xieng Khuoang giai đoạn 2010 - 2015............. 42

Hình 2.3. Phân bố dân số tỉnh Xieng Khouang chia theo dân tộc..................... 42
Hình 2.4. Bản đồ thực trạng phát triển du lịch tỉnh Xieng Khuoang,
CHDCND Lào năm 2014 .............................................................. 54
Hình 2.5. Doanh thu từ du lịch tỉnh Xieng Khouang giai đoạn 2010-2015 ...... 56
Hình 2.6. Bản đồ tuyến, điểm du lịch tỉnh Xieng Khuoang, CHDCND Lào.... 62

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh
hưởng sâu sắc tới hoạt động kinh tế và các vấn đề an sinh xã hội của nhiều
quốc gia, khu vực. Trong bối cảnh đó, nhiều ngành kinh tế như công nghiệp,
ngoại thương,… phải chịu hậu quả nặng nề, tốc độ tăng trưởng và giá trị sản
xuất giảm,… kéo dài trong nhiều năm liên tiếp (từ năm 2008 đến năm 2012).
Tuy nhiên, đến năm 2010 được coi là năm phục hồi của ngành du lịch thế giới
với lượng khách du lịch quốc tế đạt 1 tỉ lượt người. Theo Tổ chức du lịch thế
giới thuộc Liên hợp quốc (UNWTO), du lịch và lữ hành đã trở thành một trong
những ngành lớn nhất thế giới tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế toàn
cầu. Trong công bố dự báo “Tầm nhìn Du lịch 2020”, UNWTO khẳng định: Du
lịch thế giới sẽ liên tục tăng trưởng và đạt số khách du lịch quốc tế 1,6 tỷ lượt
người vào năm 2020. Các khu vực hút khách du lịch quốc tế lớn nhất là
châu Âu, châu Á, châu Mỹ, tiếp sau là châu Phi, Trung Đông. Trong đó, châu Á
là khu vực được kỳ vọng sẽ tếp tục bật dậy mạnh mẽ nhất.
Ở Lào, Chính phủ đã lựa chọn du lịch là ưu tiên số 1 trong chiến lược và
kế hoạch phát triển kinh tế của quốc gia hiện nay. Bởi vì, doanh thu của ngành
này chỉ đứng sau doanh thu của ngành công nghiệp khai thác mỏ. Năm 2013,
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đã nhận giải thưởng Quốc gia
phù hợp phát triển du lịch trên thế giới từ Hội đồng Thương mại và Du lịch

Châu Âu. Đây là niềm tự hào của nhân dân Lào, của một đất nước đa dạng về
cảnh quan tự nhiên, lịch sử văn hóa, giàu bản sắc dân tộc. Trong xu thế
hội nhập và phát triển hiện nay, với những vai trò đặc biệt như tăng doanh thu
cho GDP quốc gia, tạo việc làm cho người lao động, ngành du lịch được hầu
hết các địa phương ở Lào chú trọng đầu tư để khai thác triệt để tềm năng,
lợi thế về tự nhiên, lịch sử văn hóa của từng vùng, miền.
1


Xieng Khouang là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của Lào, địa hình khá đa
dạng như núi cao, núi thấp, cao nguyên và đồng bằng, .... Trong đó, núi cao và
cao nguyên chiếm diện tích phần lớn của tỉnh. Những năm gần đây, kinh tế
của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định (nhất là ngành dịch vụ) , cơ
cấu kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH (giảm tỉ trọng
ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ).
Chính phủ đã lấy việc phát triển du lịch là ưu tiên thứ 2 trong 13 dự án kế
hoạch ưu tên phát triển KT-XH của tỉnh.
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn đóng góp cho sự phát
triển kinh tế chung của tỉnh, thúc đẩy ngành du lịch Xieng Khouang hội nhập
với du lịch cả nước và thế giới, chúng tôi quyết định lựa chọn hướng
nghiên cứu
“Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở tỉnh Xieng Khouang
(CHDCND Lào)” để thực hiện luận văn thạc sĩ Địa lí học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Du lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên
thế giới dưới nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau.
Bắt đầu từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX, ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu,
nhiều nhà khoa học nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ và phân vùng du lịch.
Hầu hết các công trình nghiên cứu đã tạo dựng được hệ thống cơ sở lý luận

phong phú phục vụ cho công tác tổ chức, quy hoạch lãnh thổ và phân vùng
du lịch ở các quốc gia này và một số quốc gia khác trên thế giới. Các nghiên
cứu được xây dựng dựa trên hệ thống phân vị lãnh thổ du lịch, xây dựng các
chỉ têu, têu chí đánh giá các thành phần tự nhiên và tài nguyên phục vụ quy
hoạch vùng KT-XH, quy hoạch vùng du lịch cũng như quy hoạch phát triển các
loại hình du lịch và hoạt động du lịch. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu
2


của các tác giả: L.G.Svittenco (hướng nghiên cứu các vùng phục vụ cho mục
đích nghỉ dưỡng

3


trên lãnh thổ Liên Xô) [Dẫn theo 10]; N.Mirosnhitrenco (đánh giá lãnh thổ,
đưa ra những khái niệm về vùng du lịch nhằm hình thành và phát triển các
tổng thể lãnh thổ du lịch ở Liên Xô), ... [Dẫn theo 4, 33]
Ở Pháp, nhiều công trình nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên, cơ
sở vật chất kỹ thuật, sức chứa phục vụ công tác quy hoạch các vùng lãnh thổ.
Các kế hoạch phát triển du lịch qua các giai đoạn thể hiện rõ hướng ưu tên và
xu hướng phát triển du lịch ở quốc gia này. Giai đoạn đầu tập trung nghiên cứu
ở khu vực miền núi, ven biển, giai đoạn sau tập trung công tác quy hoạch
phát triển du lịch nông thôn.
Ở Hoa Kỳ, một số công trình nghiên cứu nhấn mạnh đến công tác quy
hoạch, phát triển du lịch ở các vùng và quốc gia trên phương diện lý luận và
thực tiễn, tiêu biểu như “Tổ chức các vùng du lịch” (Gunn, 1972), “Quy hoạch
du lịch” (Cranne Rusak, 1979); “Quy hoạch và phát triển du lịch” (Kaiser và
Helber, 1978). [Dẫn theo 20]
Cùng với những nghiên cứu về quy hoạch lãnh thổ du lịch, nhiều nghiên

cứu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cũng được nhiều nhà khoa học quan
tâm như E.E.Phêđôrôp (1921) đã đánh giá thành phần khí hậu phục vụ du lịch
theo phương pháp khí hậu tổng hợp trên cơ sở thống kê các kiểu thời tiết hàng
ngày . I.U.A.Đôrômôxốp (1963) đưa ra chỉ tiêu khí hậu thích hợp nhất với con
người gồm: T=18-260C, độ ẩm tương đối 30-60%, tốc độ gió là 0,1-0,2 m/s.
L.I.Mukhani (1973) trong công trình “Những nguyên tắc và phương pháp đánh
giá kỹ thuật các tổng thể tự nhiên” đã đưa ra những nguyên tắc và
phương pháp chung nhất để tến hành một công trình đánh giá. [Dẫn theo 4]
I.A.Vedenin (1975) và N.Mirosnhitrenco đánh giá toàn bộ các yếu tố tự
nhiên nhằm mục đích tổ chức các vùng du lịch nghỉ dưỡng ở Liên Xô. Ông cho
rằng, khu vực có các kiểu địa hình càng tương phản về mặt hình thái thì phong
cảnh càng đẹp và có giá trị càng cao đối với du lịch. [Dẫn theo 4]
4


A.G.Ixatsenko (1985) xác định các điều kiện tự nhiên phục vụ du lịch dựa
trên căn cứ vào các yếu tố chủ yếu gồm sự đa dạng của môi trường, tiện
nghi của các điều kiện khí hậu, sức chứa, môi trường địa lý y học và điều kiện
vệ sinh, các thuộc tính tự nhiên khác đặc trưng cho mỗi loại hình du lịch và
đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đó đến các công trình du lịch.
[Dẫn theo 4]
Peter Zimmer, Simone Grassmann (1996) cùng các cộng sự trong ấn phẩm
“Đánh giá tiềm năng du lịch của lãnh thổ” (Evaluating a Territory’s touristics
potential) đưa ra quy trình trong việc đánh giá tiềm năng du lịch của một địa
phương gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Phân tích tình hình du lịch địa phương
bao gồm việc phân tích khả năng cung cấp, nhu cầu, sự cạnh tranh và xu
hướng của thị trường với 05 têu chí như: (1) Tổ chức hoạt động du lịch; (2)
Tiếp thị du lịch; (3) Vấn đề đào tạo trong ngành du lịch; (4) Sự hợp tác cùng
phát triển; (5) Các cơ chế, chính sách hỗ trợ. Giai đoạn 2: Đánh giá kết quả
thông qua so sánh kết quả phân tch thực trạng từ đó đưa ra các điểm mạnh,

điểm yếu và phương hướng phát triển du lịch trong khu vực. [41]
Khi nghiên cứu về sức chứa lãnh thổ du lịch, Hội đồng Châu Âu đã tổ
chức hội thảo: “Các nguyên lí chịu tải và khả năng chịu tải ở vùng núi Alpes.
Phân tích các sức ép đối với không gian”(1978). Hội thảo được tổ chức trước
sự đe dọa đối với các khu vực núi do khách du lịch tới tham quan quá đông
(leo núi vào mùa hè và trượt tuyết vào mùa đông) [Dẫn theo 40]. Trong cuốn
“Environmental Issues of Tourism and Recreation” (1995), tác giả
Mieczkowski đã nghiên cứu các tác động của du lịch đối với tài nguyên tự
nhiên và môi trường, sức chịu tải của các điểm du lịch. Inskeep (1991) cho rằng
“Phân tch sức chứa hiện nay là một kỹ thuật cơ bản và được bắt đầu sử dụng
rộng rãi trong quy hoạch du lịch và giải trí nhằm xác định một cách có hệ
thống những “giới hạn trên” của sự phát triển và khả năng sử dụng tối ưu của
5


khách du lịch về loại tài nguyên đó”. [Dẫn theo 6]

6


Ở Pháp, G.Cazes, R.Lanquar, Y.Raybnouard (2000), trong “Quy hoạch du
lịch”, đã dẫn ra những ví dụ về khả năng đón nhận khách như ở Hà Lan, sức
chứa trên 1 ha không vượt quá: 3000 người đối với các bãi biển có nhiều
khách lui tới; 1000 người đối với các bãi biển yên tĩnh; 15 người đối với các
đụn cát được phép lui tới; 20 người đối với các khu đã được quy hoạch thành
công viên ven các thành phố; 3 người đối với các rừng thông hoặc truông,
trảng bên ngoài khu đô thị mà mọi người đều có quyền quay lại; 8 xuồng cho
mỗi ha mặt nước được tính toán chỉ có 1/2 số xuồng cùng hoạt động. [Dẫn
theo 40]
Ở Hoa Kỳ, nhiều công trình nghiên cứu về têu chuẩn xây dựng cơ sở vật

chất kỹ thuật phục vụ đón tiếp du khách đảm bảo sự phù hợp với sức chứa của
môi trường, têu biểu như Mieczkowski (1995) phân tch những tác động tch
cực và têu cực của du lịch đối với tài nguyên tự nhiên và môi trường, sức tải
của các điểm du lịch và đưa ra một số biện pháp nhằm đảm bảo phát triển du
lịch bền vững. Hai tác giả Stephen F.McCool và R.Neil Moisey (2001) (Đại học
Montana) trong ấn phẩm “Tourism, recreation and sustainability: Linking
culture and environment” đề cập tới vấn đề phát triển sao cho không vượt quá
khả năng chịu tải của môi trường, hướng đến mục têu phát triển du lịch bền
vững. [Dẫn theo 16]
2.2. Ở CHDCND Lào
Lịch sử nghiên cứu về du lịch của Lào đã được đề cập ở một số công trình
nghiên cứu như: Đề tài “Địa lý du lịch Lào” do Kăm Tăn Xổm vông (1997)
[6]; “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luang Pha Bang trong giai đoạn hiện
nay” do Hum Phăn Khưa pa Sít thực hiện [4]. Đồng thời, một số luận án tiến sĩ
nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được thực hiện như “Sự phân hóa
lãnh thổ du lịch nước cộng hòa dân chù nhân dân Lào” do Kăm Tăn Xổm
vông (2000) phân tch hệ thống cơ sơ li luận của sự phân hóa lãnh thổ du lịch,
7


các yếu tố chủ yếu ảnh hướng đến sự phân hóa lãnh thổ du lịch và thực trạng
phân hóa đó ở Lào.

8


Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu, một số dự án, đề tài
tiêu biểu cấp Nhá nước, một số bào và các báo cáo trong các cuộc hội thảo
về du lịch của các địa phương được thực hiện với sự tham gia các nhà khoa
học địa lý trong và ngoài nước. Tiêu biểu như Cuốn sách “Du lịch Lào”

của tác giả GS.TS. Borsengkham VONGĐALA, viết bằng tiếng Lào xuất bản
tại thành phố Viêng Chăn năm 2015, Cuốn sách “Lào” của Lonely Planet
ofices (Australia), viết bằng tiếng Anh, xuất bản tại Australia. năm 2002.
2.3. Ở tỉnh Xieng Khouang
Xieng Khouang là địa phương giau tiêm
̀ năng, nền văn hoá phong phú,
đậm đà bản sắc dân tộc nhưng thưc trang phat triên du lịch cho thâý chưa
tương xứng với tiêm
̀ năng hiên co. Đây là đia ban thu hut nhiều sư quan tâm
cua cac nha quan lý, cac nha khoa hoc, … Trên thực tế, đã có một số công trình
nghiên cứu về du lịch của tỉnh Xieng Khoaung như “Tạp chí về màu sắc trong
Xieng Khoaung (ngoài cạnh đồng chum)” viết bằng tiếng Anh của Sở du lịch
tỉnh Xieng Khoaung (2013), xuất bản tại tỉnh Xieng Khouang và một số bài có
giá trị trên các tạp chí Du lịch của tỉnh Xieng Khouang, Nghiên cứu kinh tế,
Toàn cảnh sự kiện và dư luận, … Đề tài “Tiềm năng và hiện trạng phát triển
du lịch ở tỉnh Xieng Khouang, (CHDCND Lào)” là nghiên cứu độc lập, kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp nhất định cho sự phát triển du
lịch của tỉnh Xieng khouang trong thời gian tới.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và kế thừa các thành tựu nghiên cứu
của các nhà khoa học đi trước trong nghiên cứu về du lịch, vơi cach nhin
biên chưng, luận văn phân tích, đánh giá khach quan, khoa hoc những
thanh tưu trong phát triển ngành du lịch ở tỉnh Xieng Khouang (CHDCND
Lào) va đề xuât́ môt số giải phap thúc đây phát triển du lịch theo hướng bền
vững.

9


3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về du lịch của thế
giới và CHDCND Lào, luận văn tập trung phân tích tiềm năng và thực trạng
phat triên du lịch giai đoan 2010 - 2015 ở tỉnh Xieng Khouang. Từ đó, đề xuất
các giải pháp phat triên du lịch của tỉnh đap ưng yêu cầu CNH, HĐH trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch dưới
góc độ địa lí học;
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Xieng Khoaung;
- Phân tich thưc trang phát triển du lịch tỉnh Xieng Khouang;
- Đề xuất môt số giải pháp thuc đây sư phat triên du lịch của tỉnh Xieng
Khouang đến năm 2030.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu va đanh gia sự phat
triên du lịch trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Xieng Khouang và đi sâu tới cấp huyện,
thị xã. Thực trạng phát triển ngành du lịch của tinh có mối quan hệ với kinh tế
chung toan tinh va du lịch cua các tỉnh lân cận, cả nước Lào.
- Về thời gian nghiên cứu: Các số liệu sử dụng trong luận văn được cập
nhật trong giai đoạn 2010 - 2015 và đinh hương đến năm 2030.
- Về nội dung nghiên cứu: Luân văn tập trung đanh gia tiêm
̀ năng va hiện
trạng phat triên du lịch tinh Xieng Khoang giai đoạn 2010 - 2015. Trong giơi
han nôi dung nghiên cưu, trọng tâm của đề tài là tm hiểu tiềm năng du lịch
(tự nhiên, nhân văn) và thực trạng phát triển du lịch của tỉnh (Số lượt
10


khách du


11


lịch, Doanh thu du lịch, Cơ sở lưu trú, Lao động hoạt động trong ngành du lịch,
Đầu tư phát triển du lịch, Tổ chức lãnh tổ du lịch)
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Luận văn được hoàn thành dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu
sau:
- Các báo cáo tổng kết 05 năm (2011-2015) về phát triển KT-XH, văn hóa
của tỉnh Xieng Khouang;
- Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Xieng Khouang lần thứ VII
(04/2015);
- Báo cáo của Sở du lịch tỉnh Xieng Khouang;
- Báo cáo thống kê của Cục thống kê tỉnh Xieng Khouang;
- Các luận văn thạc sĩ, cử nhân, báo cáo trong các hội thảo, các bài báo
trên các tạp chí chuyên ngành (nguồn tài liệu này bao gồm cả tếng Việt Nam
và tiếng Lào nguyên bản hoặc được dịch, lưu giữ tại các trung tâm nghiên cứu
và các thư viện lớn của Việt Nam (Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện nghiên
cứu Đông Nam Á, …)
- Tài liệu khảo sát thực địa của tác giả.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng các phương pháp chính
là :
* Phương pháp thu thập, tông hơp va xư ly tai liêu thống kê: Đây là
phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu nhằn có được nguồn
tư liệu, số liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu. Sau khi thu thập cần xử lý
các tài liệu, số liệu thống kê từ các nguồn khác nhau. Đồng thời, lựa chọn
những số liệu điển hình liên quan đến nội dung nghiên cứu.
* Phương pháp phân tch hê thôn

́ g: Đây là phương pháp cơ bản được
12


sử
dụng trọng hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được
sử

13


dụng nghiên cứu các khía cạnh liên quan tới du lịch trong mối quan hệ đa chiều
và biến động trong không gian và thời gian.
* Phương pháp SWOT: Đây là công cụ/phương pháp phân tích những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (trong tiếng Anh được viết tắt
từ: Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats), là một khung lập
kế hoạch mà thông qua đó các cộng đồng có thể nêu lên những ưu tên, xác
định mối quan tâm cũng như thể thể hiện những trở ngại, thách thức
trong phát triển du lịch..
* Phương phap thực đia: Đây là phương phát nghiên cứu truyền thống
của địa lí học. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả sử dụng
nó để tch lũy, kiểm nghiệm những tài liệu thực tế, xây dựng ngân hàng tài liệu
cho quá trình nghiên cứu, đảm bảo tnh khách quan cho đề tài..
* Phương pháp chuyên gia: Bằng việc việc xin đóng góp ý kiến, nhận xét
của các chuyên gia, tác giả có cơ sở để kiểm định lại các nhận định về nội dung
lý luận và thực tễn phát triển du lịch của Xieng Khouang. Trong quá trình thực
hiện đề tài, các chuyên gia, nhiều nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực du lịch, từ
lý luận cho đến thực tiễn của trường Sở Du lịch tỉnh Xieng Khouang, Khoa
Du Lịch (Viện Đại học mở Hà Nội), … đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp
tác giả giải quyết được nhiều vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện

đề tài.
* Phương pháp bản đồ - GIS : Bản đồ - GIS là phương pháp thể hiện trực
quan, sinh động nhất các đối tượng nghiên cứu của địa lý nói chung và địa lý
du lịch nói riêng. Bằng ngôn ngữ kí hiệu, bản đồ mô phỏng hình ảnh thu nhỏ
một cách trung thực nhất các đối tượng nghiên cứu địa lý du lịch với sự
phân bố về mặt không gian lãnh thổ cũng như một số mặt về định lượng và
định tính của đối tượng. Kết hợp với bản đồ là biểu đồ chỉ ra xu hướng
phát triển của hiện tượng hoặc các dạng biểu đồ so sánh với không gian nhất
14


định.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, một số bản đồ đã được xây dựng
như Bản đồ hành chính tỉnh Xieng Khoaung, Bản đồ hiện trạng phát triển du

15


×