Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 BÀI KHOAN DUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.04 KB, 8 trang )

Tiết 10 - Bài 8
KHOAN DUNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là khoan dung.
- Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung
- Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung.
2. Về kỹ năng:
- Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.
3. Về thái độ:
Khoan dung, độ lượng với mọi người; phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ
giữa người với người
II. KĨ NĂNG SỐNG, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG BÀI
1. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông và kiểm soát cảm xúc.
2. Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong bài
- Thuyết trình.
- Đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
3. Phương tiện dạy học
- SGK và SGV Giáo dục công dân 7
- Sách Giáo dục kĩ năng sống trong môn Giáo dục công dân ở trường THCS
- Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân ở trường THCS
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là đoàn kết, tương trợ và nêu một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn thể


hiện đoàn kết tương trợ?
Gợi ý trả lời: Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia xẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn
nhau khi gặp khó khăn.
- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết!
Thành công, thành công, đại thành công!

1


- “Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
3. Giúp HS lĩnh hội kiến thức bài mới.
3.1 Giới thiệu bài
Chúng ta đã học được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như “Tôn sư trọng đạo”, “Đoàn kết
tương trợ”, “Yêu thương con người”,… Các em biết rằng đó là những truyền thống làm cho cuộc sống
của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn. Yêu thương con người, Đoàn kết tương trợ sẽ gúp con người vượt qua
khó khăn. Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một truyền thống tốt đẹp nữa. Đó là khoan dung. Đây là một
đức tính gần gủi rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vậy khoan dung là gì? Nó quan trọng như
thế nào trong cuộc sống của mỗi người? Chúng ta phải làm gì để bồi dưỡng lòng khoan dung? Bài học
hôm nay sẽ các em tìm thấy những câu trả lời đó.
3.2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động 1: TÌM HIỂU PHẦN TRUYỆN
ĐỌC
* Mục tiêu:
- HS cảm nhận được tấm lòng khoa dung của
cô giáo Vân đối với lỗi lầm của HS
- Phương pháp: đàm thoại
- Kĩ năng tư duy phê phán và giao tiếp, ứng xử,
thể hiện sự cảm thông và kiểm soát cảm xúc.

* Cách tiến hành:
GV mời HS đọc truyện “Hãy tha lỗi cho em”
bằng cách phân vai: một HS đọc lời dẫn; một
HS đọc lời thoại của Khôi và một HS lời thoại
của cô giáo Vân và đặt những câu hỏi để khai
thác ý nghĩa truyện đọc

- Thái độ của Khôi đối với cô giáo lúc đầu như
thế nào?
- Về sau thái độ của khôi có thay đổi không?
thay đổi như thế nào?

Hoạt động của HS

HS phân vai đọc truyện và
dựa vào thông tin của SGK
để trả lời?
- Đứng dậy nói to và chê
chữ viết của cô khó đọc.
- Có thay đổi. Cúi đầu, rơm
rớm nước mắt. Giọng nghèn
nghẹn và xin cô tha lỗi.

- Vì sao Khôi lại có sự thay đổi đó?
- Vì Khôi đã nhận ra
nguyên nhân của việc cô giáo
viết chữ xấu là do mảng đạn
còn trong tay cô giáo và đã

2


Nội dung bài học
1. Truyện đọc


chứng kiến cô giáo khổ công
rèn luyện để viết chữ đẹp
- Cô giáo Vân đã có thái độ như thế nào khi hơn.
Khôi đã nhận lỗi?
- Nhẹ nhàng xin lỗi lớp. Tự
tập luyện để viết đẹp hơn.
Đặc biệt, cô giáo đã tha thứ
cho Khôi (cô giáo từ từ đứng
dậy, quàng tay lên vai và nhìn
HS một cách trìu mến).
Qua truyện đọc này em rút ra bài học gì trong
quan hệ ứng xử?
- Không nên vội vàng khi
nhận xét hoặc chê bai người
khác.
- Sẵn sàng tha thứ và bỏ qua
khi người khác mắc lỗi.
GV tổng kết ý kiến của HS và ghi bảng

Hoạt động 2: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ
BIỂU HIỆN CỦA KHOAN DUNG (Tích hợp
tư tưởng Hồ Chí Minh)
* Mục tiêu:
- HS hiểu được những biểu hiện và ý nghĩa của
tinh thần khoan dung.

- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
* Cách tiến hành:
GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 HS,
phân công vị trí chỗ ngồi, và hỗ trợ các nhóm làm
việc.
Hết giờ thảo luận, GV tổ chức cho các nhóm
đưa ra kết quả làm việc và tranh luận lẫn nhau:

Câu 1: Cô giáo Vân trong truyện đoc đã thể
hiện đức tính khoan dung. Đức tính đó của cô đã
biểu hiện như thế nào?

Cô giáo Vân đã có
lòng khoan dung khi
tha lỗi cho HS của
mình
2. Nội dung bài học

HS nhanh chóng hình thành
nhóm và thảo luận theo các
câu hỏi có sẵn.

- Biết lắng nghe để hiểu
người khác.
- Tha thứ những lỗi lầm của

3



người khác vì họ không hiểu.
- Không đối xử thô bạo.
- Công bằng khi nhận xét,
đánh giá người khác.
Câu 2: Từ những cung cách ứng xử của các
nhân vật trong truyện, em hãy cho biết khoan
dung có nghĩa là gì?
GV kết luận và ghi bảng

HS trả lời và bổ sung:
a. Khái niệm
Khoan dung có
nghĩa là rộng lòng tha
thứ. Người có lòng
khoan dung luôn tôn
trọng và thông cảm
với người khác, biết
tha thứ khi họ hối hận
và sửa chữa sai lầm.

Câu 3: Hãy nêu một vài biểu hiện của đức tính
khoan dung trong trong sống đời thường ?
HS trả lời và bổ sung
Biểu hiện:
- Góp ý sửa chữa lỗi lầm của
bạn một cách ôn tồn, thuyết
phục.
- Tha thứ cho người khác khi
họ biết và sửa lỗi.
- Nhường nhịn bạn bè, em

nhỏ.
- Công bằng, vô tư khi nhận
xét người khác.
GV kết luận
GV nhấn mạnh các ý sau:
- Tôn trọng người khác là tôn trọng cá tính, sở
thích, thói quen, mọi sự khác biệt ở họ … là thái
độ công bằng, vô tư, không định kiến, hẹp hòi;
không đối xử nghiệt ngã, gay gắt.
- Khoan dung không có nghĩa là là bỏ qua
những việc sai trái hay nhẫn nhục.
- Liên hệ với đức tính khoan dung của Hồ Chí
Minh qua cách ứng xử của bác với các tầng lớp
nhân dân, thậm chí đối với những tù binh của
nước đi xâm lược
Câu 3: “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh

4


người chạy lại” và yêu cầu HS:
1. Tìm hiểu và lý giải câu tục ngữ trên.
2. Cho ví dụ để chứng minh truyền thống nhân
đạo, khoan dung trên của dân tộc ta.

Các nhóm trình bày và tranh
luận:
1. Câu tục ngữ thể hiện tinh
thần nhân đạo và đức tính
khoan dung của dân tộc ta.

Kiên quyết chống lại sự xâm
lược hoặc những hành động sái
trái nhưng cũng sẵn lòng tha
thứ cho những kẻ biết ăn năn,
hối cải.
2. Ví dụ:
- Sau khi đánh thắng quân
xâm lược nhà Minh thế kỉ
XV, Lê Lợi đã cấp cho tàn
quân của giặc 500 chiếc
thuyền quân mã để họ về
nước được an toàn.
-Trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ, nhân dân ta chúng
ta vẫn khoan dung độ lượng,
đối xử với tù binh rất chu
đáo.
- Mỗi năm, trong các dịp
lễ lớn, Nhà nước ta lại ra các
quyết định ân xá, đặc xá để
khoan hồng cho những phạm
nhân đã ăn năn và cải tạo tốt
để họ có cơ hội được trở về
đoàn tụ với gia đình.

Hoạt động 3: TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA
KHOAN DUNG
* Mục tiêu:
- HS hiểu được những ý nghĩa của đức tính

khoan dung đối với cá nhân và xã hội.
- Phương pháp: đàm thoại
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng và tư duy
phê phán
* Cách tiến hành:

5


GV tổ chức cho HS giải bài tập sau:
Sống khoan dung sẽ mang lại những điều tốt đẹp
nào sau đây?
a. Xã hội sẽ trở nên giàu có.
b. Nâng cao vai trò và uy tín của cá nhân trong xã
hội.
c. Góp phần làm cho đời sống xã hội trở nên lành
mạnh, nhân văn.
d. Góp phần hạn chế những xung đột, bất đồng gây
căng thẳng có hại cho xã hội.
e. Góp phần hạn chế những hành vi bạo lực hoặc
phân biệt đối xử với con người.
f. Giúp con người thêm yêu thương, cảm thông và
tin tưởng lẫn nhau.
g. Sẽ không có ai bị cầm tù hay bị xử phạt vì bất cứ
lỗi lầm nào.
h. Giúp con người dễ dàng hòa nhập trong đời sống
của cộng đồng.

Các đáp án đúng: b, c, d,
e, f, h.


Từ kết quả trả lời, GV hướng dẫn cho HS tự
rút ra ý nghĩa của khoa dung và ghi bảng

2. Ý nghĩa:
- Đối với cá nhân: giúp
được mọi người yêu
mến, tin cậy và có
nhiều bạn tốt.
- Đối với xã hội: quan
hệ giữa mọi người trở
nên lành mạnh, dễ chịu.

3.3. Củng cố
Hoạt động 4: CỦNG CỐ NỘI DUNG BÀI HỌC
* Mục tiêu:
- HS khái quát được ý nghĩa của lòng khoan dung và biết đánh giá những hành vi ứng xử thể
hiện lòng khoan dung trong cuộc sống.
- Phương pháp: đàm thoại
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng và tư duy phê phán
* Cách tiến hành:
GV phát phiếu học tập có chứa sẵn các câu hỏi cho HS (nội dung phiếu học tập ở phụ lục)
Những biểu hiện nào sau đây thể hiện lòng khoan dung?
a. Sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
b. Nhẫn nhục chịu đựng.
c. Chống lại mọi định kiến hẹp hòi gây chia rẽ giữa mọi người.

6



d. Thái độ công bằng và vô tư đối với người khác.
e. Chống lại mọi định kiến hẹp hòi gây chia rẽ giữa mọi người;
f. Luôn chân thành, cởi mở, thân ái với mọi người.
g. Luôn thỏa hiệp khi gặp những tranh cãi hoặc bất đồng trong cuộc sống.
h. Tha thứ lỗi lầm cho những người đã biết ăn năn, sửa chữa.
i. Luôn biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác.
k. Biết chấp nhận những sở thích, thói quen, cá tính... của người khác.
Gợi ý trả lời: Các đáp án đúng: a, c, e, g.
3.4. Dặn dò
GV yêu cầu HS:
- Hoàn thành các bài tập còn lại ở SGK.
- Hoc thuộc từ bài 1, 2, 3, 5, 6 và 7 để kiểm tra 1 tiết.

7


PHIẾU HỌC TẬP
Bài tập 1. Những biểu hiện nào sau đây thể hiện lòng khoan dung?
a. Sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
b. Nhẫn nhục chịu đựng.
c. Chống lại mọi định kiến hẹp hòi gây chia rẽ giữa mọi người.
d. Thái độ công bằng và vô tư đối với người khác.
e. Chống lại mọi định kiến hẹp hòi gây chia rẽ giữa mọi người;
f. Luôn chân thành, cởi mở, thân ái với mọi người.
g. Luôn thỏa hiệp khi gặp những tranh cãi hoặc bất đồng trong cuộc sống.
h. Tha thứ lỗi lầm cho những người đã biết ăn năn, sửa chữa.
i. Luôn biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác.
k. Biết chấp nhận những sở thích, thói quen, cá tính... của người khác.
Bài tập 2. Sống khoan dung sẽ mang lại những điều tốt đẹp nào sau đây?
a. Xã hội sẽ trở nên giàu có.

b. Nâng cao vai trò và uy tín của cá nhân trong xã hội.
c. Góp phần làm cho đời sống xã hội trở nên lành mạnh, nhân văn.
d. Góp phần hạn chế những xung đột, bất đồng gây căng thẳng có hại cho xã hội.
e. Góp phần hạn chế những hành vi bạo lực hoặc phân biệt đối xử với con người.
f. Giúp con người thêm yêu thương, cảm thông và tin tưởng lẫn nhau.
g. Sẽ không có ai bị cầm tù hay bị xử phạt vì bất cứ lỗi lầm nào.
h. Giúp con người dễ dàng hòa nhập trong đời sống của cộng đồng.

8



×