Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Báo cáo kiến tập viện QHQT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.04 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

BÁO CÁO KIẾN TẬP
Đơn vị kiến tập:
Viện Quan hệ Quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Trung Hiếu

Mã sinh viên

: 35.22.012

Lớp

: Thông tin đối ngoại K35

Hà Nội, tháng 3 năm 2018



BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN



BÁO CÁO KIẾN TẬP
Đơn vị kiến tập:
Viện Quan hệ Quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Trung Hiếu

Mã sinh viên

: 35.22.012

Lớp

: Thông tin đối ngoại K35

Hà Nội, tháng 3 năm 2018


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Thực hiện Kế hoạch số 974 - KH/HVBCTT, ngày 02/03/2018 của Học viện
Báo chí và Tuyên truyền về “Kế hoạch kiến tập” từ ngày 12/03/2018 đến
06/04/2018 tại các cơ quan làm công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế tại các bộ,
ban, ngành trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp hoặc
nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế, tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo ở

Trung ương và địa phương trong cả nước. Thực hiện phương châm “học đi đôi với
hành”, “gắn lý luận với thực tiễn” trong công tác đào tạo cán bộ Thông tin đối
ngoại, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức cho sinh viên lớp Thông tin đối
ngoại K35 đi kiến tập.

Được sự phân công của Ban Chủ nhiệm Khoa Quan hệ quốc tế, nhóm sinh
viên kiến tập Viện Quan hệ quốc tế - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
gồm có 3 sinh viên. Trong thời gian kiến tập, đoàn đã được sự hướng dẫn, chỉ đạo
tận tình của PGS. TS Nguyễn Thị Quế - nguyên Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Dưới đây là hoạch của cá nhân tôi sau quá trình kiến tập:

5


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VIỆN QUAN HỆ QUỐC TẾ - HỌC VIỆN
CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
1.1. Chặng đường lịch sử và phát triển của học viện
1.1.1. Nguyễn Ái Quốc - Người mở đầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ của
Đảng (1924 – 1945)
Khởi đầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ của Đảng, tháng 12/1924, Lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc đã từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp truyền
bá chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng vào phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam. Tại đây, Người đã lựa chọn những người yêu nước
có chí lớn tổ chức nhiều lớp huấn luyện, đào tạo để truyền bá lý luận, đường lối và
phương pháp hoạt động cách mạng cho họ.
Khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước, đồng
chí Nguyễn Ái Quốc mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ phục vụ cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương 8 tháng 5-1941 chỉ rõ: "Việc đào

tạo cán bộ nay đã trở thành một công tác gấp rút, không thể bỏ qua một giờ, một
phút. Tất cả các cấp chỉ huy của Đảng phải đặc biệt chú ý công tác này". Không chỉ
mở lớp huấn luyện chính trị mà còn phải mở lớp huấn luyện quân sự. Hội nghị toàn
quốc của Đảng (15/8/1945) quyết định “Trung ương phải đặc biệt mở lớp huấn
luyện cán bộ, cán bộ bắt buộc chịu huấn luyện theo chương trình phổ thông của
Đảng”.
Nhờ có đường lối cách mạng, đường lối xây dựng Đảng và đào tạo cán bộ
đúng đắn, với 5.000 đảng viên, Đảng ta đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành
công, xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, lập nên nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ
nguyên mới của lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

6


1.1.2. Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc phục vụ công cuộc kháng chiến kiến quốc
trong những năm 1945 – 1954
Sau Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ VI (14 đến 18/01/1949), thực hiện
chủ trương của Đảng về công tác huấn luyện cán bộ phục vụ sự nghiệp cách mạng,
Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc trở thành Trường huấn luyện cán bộ
hoạt động thường xuyên. Đây là mốc quan trọng đặc biệt của lịch sử Học viện,
đánh dấu bước phát triển mới trong công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ của Đảng.
Lúc này với vai trò là nòng cốt của phong trào huấn luyện và học tập trên toàn
quốc. Trường đã đào tạo một đội ngũ huấn luyện viên cho các cấp, bao gồm huấn
luyện viên chuyên nghiệp và cán bộ lãnh đạo được sử dụng làm huấn luyện viên
kiêm chức. Trường Đảng đã bám sát nhiệm vụ chính trị, việc coi trọng quán triệt
đường lối cách mạng, đồng thời hết sức coi trọng việc giáo dục phẩm chất, giáo
dục tác phong lề lối làm việc cho cán bộ.
Địa điểm đầu tiên của Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc đặt tại
Làng Luông, xã Bình Thành, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.

1.1.3. Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương trong thời kỳ Đảng lãnh đạo
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng (1954 – 1975).
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải
phóng, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn tiến hành đồng
thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước.
Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương chuyển từ Việt Bắc về thủ đô Hà
Nội. Nhà trường tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ phục vụ sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. Ngày 8/2/1957
Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 8 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập lý
7


luận trong giai đoạn cách mạng mới. Ngày 7/9/1957, nhà trường khai giảng khoá
học lý luận dài hạn đầu tiên, mở đầu thời kỳ giáo dục lý luận một cách cơ bản. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đến dự lễ khai giảng và đọc Diễn văn khai mạc. Cuối năm
1958, Trung ương cho xây dựng khu trường mới với quy mô lớn khang trang hơn,
đảm bảo việc ăn ở học tập, làm việc cho gần 1000 cán bộ, học viên. Đây chính là
cơ sở Học viện hiện nay. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, ngày 26/3/1962,
Bộ Chính trị họp chuyên đề về cải cách công tác giáo dục lý luận của Đảng, Bộ
Chính trị ra Nghị quyết số 52/NQ-TW ghi rõ: “Hướng cố gắng chính của trường
Đảng trong việc cải tiến học tập hiện nay là phải không ngừng tăng cường lý luận
với thực tiễn”. Bộ Chính trị quyết định Trường mang tên Trường Nguyễn Ái Quốc
Trung ương. Trong thời kỳ này, trường đã có những bước phát triển liên tục và
vững chắc trong công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Song song với công tác đào tạo lý luận chính trị, từ năm 1966 đến 1975,
công tác nghiên cứu khoa học của trường cũng được quan tâm đúng mức, có nhiều
công trình nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và cung cấp căn cứ
khoa học cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách và tổ

chức chỉ đạo thực hiện. Trong thời kỳ này Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương đã
đào tạo 43.075 cán bộ cho các ngành, các mặt trận và địa phương.
1.1.4. Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ đầu cả nước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (1975 – 1986)
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, tháng 9/1975, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khoá III) họp Hội nghị lần thứ 24, đề ra nhiệm vụ trước mắt là
thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn mới đặt ra cho sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu
khoa học của trường Đảng những nhiệm vụ mới hết sức khẩn trương với quy mô
lớn.
8


Ban Bí thư Trung ương khoá IV đã ra quyết định thành lập cơ sở 2 của
trường tại thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
từ tháng 2/1978.
Ngày 01/10/1978, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 54/CT-TW "về nhiệm vụ của
Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn mới". Trung ương đặt rõ
nhiệm vụ cơ bản của trường: Một là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao, trung cấp về lý
luận chính trị; hai là, nghiên cứu lý luận nhằm làm tốt việc giảng dạy, đồng thời
góp phần vào công tác lý luận chung của Đảng.
Ngày 5/3/1982, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 06-CT/TW về
công tác đào tạo cán bộ lý luận ở Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
Ngày 20/6/1983 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 163-CT về
việc đưa công tác đào tạo ở trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc vào quy chế đại
học và trên đại học.
1.1.5. Học viện Nguyễn Ái Quốc trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới (1986
– 1993)
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới toàn diện
đất nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhằm đáp ứng yêu cầu cao của sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ lãnh đạo
và quản lý trung cao cấp, cán bộ làm công tác lý luận trong thời kỳ đầu của cuộc
đổi mới, ngày 22/7/1986, Bộ Chính trị khóa VII ra Nghị quyết số 34/NQ-TW
chuyển trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc thành Học viện Khoa học xã hội
mang tên Nguyễn Ái Quốc trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam (gọi tắt là Học viện Nguyễn Ái Quốc).
Từ năm 1987, hệ đào tạo nghiên cứu sinh của Học viện bắt đầu bảo vệ luận
án tiến sĩ theo quy chế nhà nước. Quy mô hệ đào tạo cơ bản hai năm và đào tạo
thạc sĩ tăng lên. Hệ đào tạo học viên quốc tế được hình thành cùng với việc thành
9


lập Ban Quốc tế phụ trách công tác hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm nghiên
cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các đảng, các nước bạn.
Đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu được bổ sung, nâng cao về trình độ
khoa học và chất lượng công tác. Đầu năm 1989, Học viện đã có 25 giáo sư và phó
giáo sư, 38 phó tiến sĩ.
1.1.6. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước (từ 1993 đến nay)
Ngày 10/3/1993 Bộ Chính trị khóa VII ra Quyết định số 61/QĐ-TW “Về
việc sắp xếp lại các trường Đảng Trung ương chuyển thành Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh”. Quyết định của Bộ chính trị xác định rõ: "Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng và Chính
phủ là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học về lý luận
chính trị của Đảng và Nhà nước". Theo quyết định này, các Trường Nguyễn Ái
Quốc khu vực I, II, III trực thuộc Trung ương trước đây, được chuyển thành Phân
viện Hà Nội, Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện Đà Nẵng và Trường
Đại học Tuyên giáo trực thuộc Ban tuyên giáo Trung ương chuyển thành Phân viện
Báo chí và Tuyền truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ngày 22/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/CP, xác định ghi rõ:

“Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Chính phủ”. Học
viện đặt tại Hà Nội, có các Phân viện Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
và Phân viện Báo chí - Tuyên truyền.
Để tăng cường tiềm lực cả về số lượng và chất lượng cho công tác giáo dục,
đào tạo và nghiên cứu khoa học trong giai đoạn mới, ngày 30/10/1996 Bộ Chính trị
ra Quyết định số 07/QĐ-TW hợp nhất Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, lấy tên là Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Sau hợp nhất, ngày 20/10/1999, Bộ Chính trị
10


ra Quyết định 67/QĐ-TW “Về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”. Theo Quyết định này Học viện là trung tâm
quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đồng thời là trung tâm quốc gia về nghiên
cứu khoa học của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Ngày 04/02/1997, Bộ Chính trị ban hành quyết định số 166/QĐNS/TW
thành lập Ban Cán sự Đảng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh để thay mặt
Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và
các hoạt động khác của hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Ngày 03/02/2004, Ban Cán sự Đảng Học viện ra Nghị quyết số 04/NQ-BCS
về “Một số chủ trương và giải pháp trước mắt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
và nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”. Triển khai
thực hiện nghị quyết của Ban Cán sự Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh ra Quyết định số 80/QĐ-HVCTQG ngày 19/2/2004 và quyết định số
685/QĐ-HVCTQG ngày 10/4/2006, cụ thể hoá các mục tiêu, bước đi và biện pháp
thực hiện nội dung Nghị quyết Ban Cán sự Đảng trong toàn hệ thống Học viện, đặc
biệt coi trọng hai nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nghị quyết của Ban
Cán sự Đảng và các quyết định nói trên của Giám đốc Học viện đã tạo ra một bước
chuyển biến mới ở Học viện.
Ngày 17/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2006/NĐCP về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Điều 1 Nghị định ghi rõ: Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp thuộc Chính phủ, là đơn
vị tài chính cấp I.
Ngày 06/01/2014, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban
hành Quyết định số 224-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Theo Quyết định này, Học viện Hành chính
trực thuộc Bộ Nội vụ, đồng thời Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh đổi tên thành Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
11


1.2. Tìm hiểu về viện Quan hệ Quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo Viện

+ PGS,TS. Phan Văn Rân: Viện trưởng
+ PGS,TS. Thái Văn Long: Phó Viện trưởng

Cán bộ, công chức của Viện

+ 19 cán bộ, công chức; trong đó có: 4 Phó
giáo sư, 3 tiến sĩ, 7 thạc sĩ, 5 cử nhân.

Các đơn vị trực thuộc

+ Ban Quan hệ quốc tế và Chính sách đối
ngoại của Đảng, Nhà nước.
+ Ban Lịch sử phong trào cộng sản, công
nhân quốc tế.
+ Ban Địa chính trị thế giới.
+ Phòng Hành chính - Tổng hợp.


1.2.2. Vị trí, chức năng
Viện Quan hệ quốc tế là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh (gọi tắt là Học viện).
Viện Quan hệ quốc tế thực hiện các chức năng: Giảng dạy về quan hệ quốc
tế, địa - chính trị thế giới, lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải
phóng dân tộc, nghiệp vụ ngoại giao trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của
Học viện Trung tâm; nghiên cứu các vấn đề về chính trị quốc tế và chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và

12


góp phần vào việc hoạch định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước.
1.2.3. Nhiệm vụ
1. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
a) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc các hệ lớp theo kế hoạch của
Giám đốc Học viện.
b) Đào tạo sau đại học các chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Lịch sử phong
trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.
c) Bồi dưỡng kiến thức và phương pháp nghiên cứu, giảng dạy các chuyên
ngành Quan hệ quốc tế, lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, địa - chính
trị thế giới.
2. Về nghiên cứu khoa học:
a) Nghiên cứu các vấn đề quan hệ quốc tế, địa - chính trị thế giới, phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy các chuyên ngành Quan
hệ quốc tế, lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, địa - chính trị thế giới,
góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước, đấu tranh chống các quan điểm thù địch, sai
trái, góp phần tích cực vào công tác tư tưởng của Đảng.
b) Nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung, tổ chức biên soạn, chỉnh lý
các giáo trình, tài liệu học tập và tài liệu tham khảo về các môn học Quan hệ quốc
tế, Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, Địa - chính trị thế giới, Nghiệp
vụ ngoại giao.

13


3. Thông tin và công bố các kết quả nghiên cứu khoa học về quan hệ quốc tế, lịch
sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, địa - chính trị thế
giới trên bản tin khoa học theo quy định của pháp luật và của Giám đốc Học viện.
4. Tham mưu cho Giám đốc Học viện về chương trình, nội dung, đào tạo, bồi
dưỡng, nghiên cứu khoa học về quan hệ quốc tế; lịch sử phong trào cộng sản, công
nhân quốc tế và giải phóng dân tộc; địa - chính trị thế giới; Nghiệp vụ ngoại giao.
5. Hướng dẫn về nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa
học trên lĩnh vực quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước cho
đội ngũ giảng viên của Học viện, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và các trường bồi dưỡng cán bộ các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
6. Hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài trong nghiên cứu, đào tạo về
quan hệ quốc tế theo quy định của pháp luật và của Giám đốc Học viện.
7. Quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Viện về mọi mặt;
thực hiện chế độ, chính sách, công tác thi đua - khen thưởng và kỷ luật đối với cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện theo thẩm quyền; thực hiện
phòng và chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đơn vị theo quy định của
pháp luật; quản lý tài chính và tài sản theo phân cấp của Giám đốc Học viện.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao.

14



1.2.4. Thành tích, khen thưởng
+ Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2003)
+ Huân chương Lao động hạng Nhì (2009)
+ Huân chương Hữu nghị Lao động hạng Nhì của Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào (2009)
+ 03 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2001, 2008, 2013)
+ Cờ Thi đua của Chính phủ (2012)
+ Danh hiệu Tập thể lao đông xuất sắc (năm học 2006 - 2007, 2007 - 2008,
2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011)
+ Cờ “Đơn vị Tiêu biểu xuất sắc” năm học 2007 - 2008, Cờ “Đơn vị đạt
danh hiệu thi đua Tiêu biểu xuất sắc” năm học 2011 - 2012, Danh hiệu Điển hình
Tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của Học viện (2013).
+ Danh hiệu “5 năm liền đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững mạnh”” (từ
1998 - 2003); Danh hiệu “5 năm liền đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững
mạnh”” (từ 2007 - 2011)
+ Danh hiệu “5 năm liền đạt danh hiệu “Công đoàn tiên tiến, xuất sắc”” (từ
năm học 2006 - 2007 đến năm học 2010 - 2011)
+ Bằng khen của Công đoàn công chức Việt Nam về thành tích xuất sắc
trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2011, Bằng khen của
Công đoàn công chức Việt Nam về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây
dựng cơ quan và tổ chức Công đoàn vững mạnh năm học 2011 - 2012.

15


CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KIẾN TẬP TẠI VIỆN QUAN HỆ QUỐC TẾ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
2.1. Thời gian kiến tập
- Từ ngày 12/03/2018 đến ngày 06/04/2018.

2.2. Nhật trình kiến tập
STT

Thời gian

1

Ngày 1
Thứ hai (12/3/2018)
Sáng: 7h30 - 11h30

Hoạt động

Đánh giá

Làm quen với các cán bộ Sau ngày đầu
tại Viện;

tiên

đã nắm

Giới thiệu bản thân;

được các quy

Tìm hiểu tổng quan Viện, định làm việc
các quy định làm việc.
2


Ngày 2
Thứ ba (13/3/2018)
Sáng: 7h30 - 11h30

tại Viện

Tìm hiểu công việc của Hiểu thêm về
Viện;

các vị trí công

Tìm hiểu công việc liên việc cụ thể tại
quan đến Thông tin đối Viện.
ngoại;

Bước đầu làm

Làm quen với các nghiệp quen vẫn còn
vụ tại văn phòng và bắt chưa
đầu học các nghiệp vụ việc.
đơn giản.

16

quen

Ghi chú


3


Ngày 3
Thứ tư (14/3/2018)
Sáng: 7h30 - 11h30

Thực hành các nghiệp vụ Vẫn

còn

sự

đơn giản dưới sự giám sát lúng túng khi
của giáo viên hướng dẫn;

tiến hành các

Đi đến Thư viện Quốc công việc được
gia để lấy thêm tư liệu;
4

Ngày 4
Thứ năm (15/3/2018)
Chiều: 13h30 - 17h30

giao

Thực hành các nghiệp vụ Đã

bắt


đầu

đơn giản dưới sự giám sát quen dần với
của giáo viên hướng dẫn;

các nghiệp vụ
được giao

5

Ngày 5

Thực hành các nghiệp vụ

Thứ sáu (16/3/2018)

đơn giản dưới sự giám sát

Sáng: 7h30 - 11h30

của giáo viên hướng dẫn;
Đi đến Thư viện Quốc
gia để lấy thêm tư liệu;

6

Ngày 6

Nhận đề tài kiến tập từ Tiến hành họp


Thứ bảy (17/3/2018)

giáo viên hướng dẫn (qua nhóm sau khi
mail)

7

nhận đề tài

Ngày 7

Tìm kiếm tài liệu, lấy Đề tài ít tài

Chủ nhật (18/3/2018)

thông tin phục vụ cho đề liệu và có phần
tài. (tại nhà)

quá sức đối với
bản thân

8

Ngày 8

Gặp giảng viên hướng

Xin đổi đề

Thứ hai (19/3/2018)


dẫn để xin hướng dẫn

tài kiến tập

cách làm đề tài

khác.

Sáng 7h30 – 11h30

9

Ngày 9

Tìm kiếm tài liệu, lấy Thực hiện tìm

Thứ ba (20/3/2018)
17


Sáng: 7h30 – 11h30

thông tin phục vụ cho đề kiến tài liệu
tài.

10

cho đề tài mới


Ngày 10

Tìm kiếm tài liệu, lấy Hướng nghiên

Thứ tư (21/3/2018)

thông tin phục vụ cho đề cứu được chấp

Sáng: 7h30 – 11h30

tài.

nhận, tiến hành

Gặp giảng viên hướng làm đề tài.
dẫn để trình bày hướng
nghiên cứu.
11

Ngày 11

Tìm kiếm tài liệu, lấy

Thứ năm (22/3/2018)

thông tin phục vụ cho đề

Sáng: 7h30 – 11h30

12


tài.

Ngày 12

Tìm kiếm tài liệu, lấy Buổi học hữu

Thứ sáu (23/3/2018)

thông tin phục vụ cho đề ích, thu được

Chiều: 13h30 – 17h00

tài.

nhiều

kiến

Tham gia buổi học: Vấn thức mới về
đề Iran hiện nay nhìn từ địa – chính trị
góc độ địa chính trị
13

Ngày 13

Tìm kiếm tài liệu, lấy

Thứ bảy (24/3/2018)


thông tin phục vụ cho đề

thế giới.

tài (tại nhà).

14

Ngày 14

Tìm kiếm tài liệu, lấy

Hoàn thiện

Chủ nhật (25/3/2018)

thông tin phục vụ cho đề

bản

tài (tại nhà).

đề tài để

thảo

nộp trong
sáng hôm
18



sau
15

Ngày 15
Thứ hai (26/3/2018)

Nộp lại bản thảo cho Phải chỉnh sửa
giảng viên hướng dẫn

Sáng: 7h30 – 11h30

16

17

Tìm kiếm tài liệu, lấy

Thứ ba (27/3/2018)

thông tin phục vụ cho đề
tài

Ngày 17

Tìm kiếm tài liệu, lấy

Thứ tư (28/3/2018)

thông tin phục vụ cho đề


Sáng: 7h30 – 11h30

18

nhiều lỗi khác

Ngày 16
Sáng: 7h30 – 11h30

tài

Ngày 18

Tham gia buổi học: Yếu

Thứ năm (29/3/2018)

tố địa - Chính trị trong

Chiều: 13h30 – 16h30

chiến lược toàn cầu của
Mỹ từ sau Chiến tranh
lạnh đến nay (Buổi 1)

19

Ngày 19


Tham gia buổi học: Yếu

Thứ sáu (30/3/2018)

tố địa - Chính trị trong

Chiều: 13h30 – 16h30

chiến lược toàn cầu của
Mỹ từ sau Chiến tranh
lạnh đến nay (Buổi 2)

20

Ngày 20
Thứ bảy (31/3/2018)

21

Ngày 21
Chủ nhật (1/4/2018)

lại mục lục và

Hoàn thiện đề tài (tại
nhà).

Hoàn thiện đề tài (tại
nhà).
19



22

Ngày 22
Thứ hai (2/4/2018)

Nộp đề tài kiến tập cho Nhận
giảng viên hướng dẫn

Sáng: 7h30 – 11h

được

đánh giá tốt từ
giảng

viên

hướng dẫn
23

Ngày 23
Thứ ba (3/4/2018)
Chiều: 13h30 – 17h

Tiếp tục các công việc
được giao;
Học thêm một số kỹ năng
nghiệp vụ cần thiết khác;

Cảm

ơn

giảng

viên

hướng dẫn và chào tạm
biệt các cán bộ tại Viện
và chụp ảnh kỷ niệm.
24

Ngày 24

Viết báo cáo kiến tập

Thứ tư (4/4/2018)

25

Ngày 25

Viết báo cáo kiến tập

Thứ năm (5/4/2018)

26

Ngày 26

Thứ sáu (6/4/2018)

Hoàn thiện báo cáo kiến
tập.
Kết thúc thời gian kiến
tập.

2.3. Kết quả kiến tập
2.3.1.

Những kết quả đạt được
- Có sự quan sát và hiểu biết ban đầu về hoạt động của cơ quan kiến tập. Cụ

thể là Viện Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Được tham gia học hỏi, tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của từng phòng ban tại
Viện Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
20


- Thông qua các hoạt động thực tế, sinh viên được trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc
với những phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ nổi tiếng với kiến thức chuyên sâu trong lĩnh
vực quan hệ quốc tế.
- Tham gia các hoạt động như học tập, nghiên cứu tài liệu về quan hê quốc
tế, địa – chính trị thế giới, nghiệp vụ ngoại giao; thực hiện nghiên cứu khoa học
với đề tài được giao
- Hoàn thiện thêm kiến thức về chuyên ngành Thông tin đối ngoại thông qua
sự chỉ bảo của cán bộ và nhân viên trong Viện Quan hệ quốc tế.
- Tìm tòi tư liệu phục vụ cho học tập thông qua hệ thống thư viện của Viện
Quan hệ quốc tế.
2.3.2.


Những kết quả chưa đạt được
- Ban đầu nhóm sinh viên còn bỡ ngỡ chưa quen với giờ giấc, quy trình làm

việc của 1 cơ quan hành chính công sở.
- Kiến thức chưa hoàn thiện về mặt lý thuyết dẫn đến tình trạng hoạt động
thực tiễn chưa đạt hiệu quả cao.
- Kỹ năng giao tiếp còn kém.
- Chưa thực sự năng động, nhạy bén trong công việc.
- Vẫn thiếu sự chủ động trong công việc, còn rụt rè, thiếu hoà đồng.
2.3.3.

Đánh giá về phương diện lý luận
Viện Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là nơi có

điều kiện rất tốt để sinh viên tìm hiểu những họat động liên quan tới nghiên cứu,
tìm hiểu về chuyên ngành Thông tin đối ngoại cũng như kiến thức về quan hệ quốc

21


tế, địa - chính trị thế giới, lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải
phóng dân tộc.
Quá trình hoạt động thực tiễn giúp cho kiến thức chuyên ngành được hoàn
thiện hơn. Hoạt động nghiên cứu lý luận và thực tiễn có mới quan hệ chặt chẽ với
nhau.
Những lý thuyết trừu tượng được cụ thể hóa trong hoạt động thực tiễn.
Quá trình kiến tập sinh viên được tìm hiểu kiến thức thông qua những công
trình nghiên cứu, công trình xuất bản thành sách được bày trí tại Viện Quan hệ
quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

2.3.4.

Bài học thực tế
Quá trình hoạt động thực tế có thể gặp nhiều khó khăn hơn việc nghiên cứu

qua sách vở. Đây là thách thức đối với sinh viên nhưng cũng là cơ hội để tăng sự
hiểu biết và kĩ năng thực hành và làm việc nhóm.
Quá trình hoạt động thực tế cũng giúp nhóm sinh viên nhận ra rằng hoạt
động nghiên cứu lý thuyết tại trường học là cơ sở nền tảng quan trọng cho người đi
làm.
Kỹ năng làm việc nhóm và làm tư duy độc lập cũng đóng vai trò hết sức
quan trọng đối với hoạt động thực tiễn.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn việc mắc sai lầm ban đầu là không thể
tránh khỏi, những sai lầm này thường đem lại hậu quả nghiêm trong hơn việc sai
lầm trong nghiên cứu lý thuyết.
2.3.5.

Đề tài tập trung nghiên cứu trong quá trình kiến tập

Tên đề tài: “Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 2007 đến nay”
22


(Được in trong bản riêng nộp kèm báo cáo)

CHƯƠNG 3. PHẦN KIẾN NGHỊ
3.1. Với cơ quan kiến tập
- Kính mong quý cơ quan tạo điều kiện để sinh viên có cơ hội tiếp tục học
hỏi thông qua hệ thống thư viện cũng như các hoạt động thực tế tại Viện Quan hệ
quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

23


- Tạo điều kiện để sinh viên có cơ hội tham gia thực tập năm cuối tại Viện
Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Sau quá trình kiến tập kính mong cán bộ Viện Quan hệ quốc tế tạo điều
kiện hướng dẫn giúp đỡ sinh viên khi trong việc học tập, nghiên cứu đề tài.
3.2. Với nhà trường
- Kính mong nhà trường xây dựng thêm hệ thống môn học mang tính ứng
dụng thực hành cao.
- Tăng thời lượng học thực tế và giảm tải lượng kiến thức lý thuyết cho sinh
viên.
3.3. Với khoa Quan hệ quốc tế – Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Kính mong khoa Quan hệ quốc tế tăng thời lượng học thực tế, tăng thời
lượng làm việc nhóm và tư duy cá nhân cho sinh viên có khả năng vững vàng trong
môi trường tập thể!
Tạo điều kiện để sinh viên có nhiều cơ hội học tập rèn luyện kỹ năng thuyết
trình trước đám đông.

CHƯƠNG 4: KINH NGHIỆM HỌC HỎI SAU ĐỢT KIẾN TẬP

Kiến tập là giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường xã
hội thực tiễn tạo điều kiện cho em có cơ hội cộ sát với thực tế, gắn kết những lý
thuyết đã học được trên ghế của trường đại học với môi trường thực tiễn bên ngoài.
24


Đợt kiến tập là một trong những thử thách cho em. Chương trình kiến tập
rèn luyện cho em khả năng độc lâp trong tư duy và công việc. Nội dung chương
trình tạo điều kiện cho em vận dụng kiến thức mình đã học được một cách có khoa

học và sáng tạo vào cuộc sống.
Hoàn thành đợt kiến tập là một trong những bước khởi đầu, là tiền đề cho
đợt thực tập sau này. Bước chuẩn bị này sẽ giúp em thêm phần tự tin khi đi thực
tập tại các cơ quan, công ty và chứng tỏ với nơi tiếp nhận về năng lực của bản thân.
Đợt kiến tập này cũng giúp em có hiểu biết thêm các yêu cầu về kỹ năng
chuyên môn cũng như kỹ năng mềm để hoàn thành tốt công việc.
Qua đợt kiến tập này cũng giúp em có nhận thức tốt hơn về công việc sau
này cũng như định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp từ đó có động cơ học tập tốt
hơn.
Qua đó, đợt kiến tập dạy cho em tác phong làm việc, tiếp cận thực tiễn để
hiểu sâu hơn về công tác nghiệp vụ, tích luỹ nhiều kinh nghiệm, không bị ngỡ
ngàng với công việc sau khi ra trường, củng cố lập trường, nâng cao ý thức trong
công việc.
Lời cuối, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới đơn vị kiến tập Viện Quan hệ
quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đặc biệt là PGS,TS. Nguyễn
Thị Quế đã tạo mọi điều kiện để em được học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức
và hoàn thành tốt đợt kiến tập này!

25


×