Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 - 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.24 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
Những năm gần đây, nhu cầu về điện năng của khu vực Thành phố Hà Nội nói riêng, và của
cả nước nói chung tăng nhanh. Vì vậy, công tác đầu tư mới, cải tạo nâng cấp, phát triển lưới
điện Thành Phố Hà Nội được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Công ty Điện lực Hà Nội. Để đạt
được nhiệm vụ này thì đòi hỏi phải thực hiện dự án đầu tư phát triển lưới điện, nghĩa là phải
thực hiện việc quản lý hoạt động đầu tư. Quản lý dự án đầu tư là một yêu cầu rất phức tạp.
Nâng cao hiệu quả đầu tư trên cả phương diện tài chính hay kinh tế – xã hội cần phải có sự
quản lý tốt từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến vận hành các kết quả đầu tư.................................1

1.6 Công tác mua sắm VTTB...............................................................15


KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
Ban

: Ban quản lý dự án lưới điện hà Nội

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BQL

: Ban quản lý

BQLDA

: Ban quản lý dự án.

BQLDALĐ: Ban quản lý dự án lưới điện.


CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CBVC

: Cán bộ viên chức

CP

: Chi phí

ĐTPT

: Đầu tư phát triển

ĐTXD

: Đầu tư xây dựng

EVN

: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

GPMB

: Giải phóng mặt bằng.

HNPC


: Công ty điện lực thành phố Hà Nội (Hà Nội Power Company)

HĐQT

: Hội đồng quản trị

QTV

: Quyết toán vốn

TDT

: Tổng dự toán

TDTM

: Tín dụng thương mại

TKKT

: Thiết kế kỹ thuật

TMĐT

: Tổng mức đầu tư

VTTB

: Vật tư thiết bị



LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết Điện là một phát minh vĩ đại của loài người, từ khi phát
minh ra được dòng điện cả thế giới như được bừng sáng. Dòng điện dùng để thắp sáng,
dùng để vận hành các máy móc thiết bị,…, tác dụng của nó khó có thể kể hết được. Để
sản xuất, đưa nó vào sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả cần có ngành điện. Do
vậy Ngành điện là một ngành không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và
từ khi ra đời đến nay nó đã đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế
Những năm gần đây, nhu cầu về điện năng của khu vực Thành phố Hà Nội nói
riêng, và của cả nước nói chung tăng nhanh. Vì vậy, công tác đầu tư mới, cải tạo nâng
cấp, phát triển lưới điện Thành Phố Hà Nội được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Công
ty Điện lực Hà Nội. Để đạt được nhiệm vụ này thì đòi hỏi phải thực hiện dự án đầu tư
phát triển lưới điện, nghĩa là phải thực hiện việc quản lý hoạt động đầu tư. Quản lý dự
án đầu tư là một yêu cầu rất phức tạp. Nâng cao hiệu quả đầu tư trên cả phương diện
tài chính hay kinh tế – xã hội cần phải có sự quản lý tốt từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư
đến vận hành các kết quả đầu tư.
Nhận thức được tầm quan trọng của điện cũng như không thể phủ nhận vai trò
của công tác quản lý dự án. Ngày 4/7/2000, Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã thành
lập ra Ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội dưới sự quản lý trực tiếp của Công ty Điện
lực Hà Nội. BQLDALĐ Hà Nội có trách nhiệm quản lý các dự án đầu tư xây dựng
mới, nâng cấp và cải tạo lưới điện
Sau thời gian tìm hiểu thực tế tại Ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội, em tìm
hiểu được một số hoạt động Ban.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Hùng và Ban quản lý dự án lưới điện
Hà Nội đã giúp đỡ để em hoàn thành báo cáo này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2010
Sinh viên
Nình Thu Hằng


1


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ
HÀ NỘI VÀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN HÀ NỘI
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Điện lực thành phố Hà Nội
1. Giới thiệu chung
Công ty Điện lực TP Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập,
là đơn vị thành viên của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam. Công ty có vinh dự thay mặt
Ngành điện cung cấp điện năng cho sự phát triển chính trị, kinh tế - văn hoá xã hội, an
ninh quốc phòng cũng như đời sống sinh hoạt của Thành phố và nhân dân Thủ đô.
Công ty chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 0,4kV đến 110kV,
đang trực tiếp vận hành quản lý 26 trạm 110kV với tổng công suất 2.215 MVA, hơn
10.000 trạm biến áp hạ thế và bán điện trực tiếp cho gần 2 triệu hộ khách hàng.
Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Công ty Điện lực TP Hà
nội có gần 6.000 CBCNV trong đó có 500 người có trình độ Đại học và trên Đại học,
trên 700 công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc 7/7. Với một đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ
thuật, công nhân đông đảo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao được đào tạo và
trưởng thành trong lao động sản xuất, có kinh nghiệm nghề nghiệp vững vàng sẵn sàng
tiếp thu những kiến thức khoa học tiên tiến trong công tác quản lý vận hành lưới điện.
Tính đến nay Công ty Điện lực TP Hà Nội được Đảng, Nhà nước tặng thưởng
23 Huân chương các loại cùng nhiều Huy chương và bằng khen khác. Tháng 5 năm
2001 Công ty được vinh dự đón nhận danh hiệu "Anh hùng các lực lượng vũ trang
nhân dân" của Nhà nước trao tặng. Tháng 9 năm 2009 Công ty vinh dự được Chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết tặng thưởng huân chương Độc lập hạng nhì.
Số lượng các đơn vị trực thuộc Công ty:
- 29 Điện lực và chi nhánh Quận, Huyện, Thị xã nội ngoại thành.
- 1 Trung tâm điều độ lưới điện
- 1 Xưởng Công tơ.

- 1 Xí nghiệp quản lý lưới điện 110KV.
- 1 Xí nghiệp Cơ điện.

2


- 1 Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin.
- 1 Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội.
- 1 Trung tâm Thí nghiệm điện.
- 19 phòng ban chức năng.
- Và một số đơn vị phụ thuộc khác.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty
- Kinh doanh điện năng.
- Tư vấn thiết kế điện.
- Thí nghiệm và sửa chữa thiết bị điện.
- Xây lắp các công trình điện đến 110 KV.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện.
- Khảo sát, lập quy hoạch lưới điện cấp Quận Huyện.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, phụ kiện điện, đồ điện dân dụng.
- Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng.
- Tư vấn đầu tư xây dựng các dự án viễn thông công cộng.
- Kinh doanh bất động sản: cho thuê đất, cho thuê nhà ở, cho thuê kho, bãi đỗ xe...
- Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất.
- Quản lý bất động sản.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Xây dựng công trình.
- Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng.
- Hoàn thiện các công trình xây dựng.
- Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm theo người điều khiển.
- Các dịch vụ khác về điện (sửa chữa thiết bị điện, sửa chữa lắp đặt điện nội thất).

Công ty Điện lực Hà Nội luôn coi khách hàng là động lực thúc đẩy và là người
bạn đồng hành của mình. Phương châm phục vụ khách hàng của Công ty Điện lực Hà

3


Nội là: "Luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của mọi khách hàng với chất lượng
ngày càng cao và dịch vụ ngày càng hoàn hảo."
2. Lịch sử phát triển
Nhà máy đèn Bờ Hồ, tiền thân của Công ty Điện lực Hà Nội được khởi công xây
dựng vào tháng 1/1895 với quy mô nhỏ, có 2 tổ máy phát điện 1 chiều công suất 50kW.


Năm 1899 nhà máy được lắp thêm 1 máy phát điện.



Năm 1922 nhà máy được lắp thêm 1 máy phát điện của Thụy Sỹ với công
suất 1000 kW.



Năm 1925 xưởng phát điện Yên Phụ được khởi công xây dựng.



Năm 1932 xưởng phát điện Yên Phụ được hoàn thành với 4 lò, 1 nồi hơi, 2
turbin tổng công suất là 3500 kW.




Ngày 18/11/1933 Hà Nội và các tỉnh lân cận đã được cung cấp dòng điện
xoay chiều.

Nhà máy điện Hà Nội ra đời với xưởng phát điện Yên Phụ và nhà máy điện Bờ Hồ.
Người Pháp đã xây dựng trạm và lưới điện 35kV để cấp điện cho các tỉnh lân
cận Hà Nội.
Năm 1954, bằng trận thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu, một nửa đất nước
hoàn toàn giải phóng, quân Pháp phải rút khỏi Thủ Đô. Để đảm bảo nguồn sáng cho
quân ta vào tiếp quản thành phố, đêm 9/10/1954 ban tiếp quản đã có mặt tại nhà máy
để đấu tranh với giới chủ, buộc họ phải bàn giao toàn bộ máy móc thiết bị và sơ đồ
lưới điện.
Ngày 10/10/1954 dòng điện Hà Nội toả sáng đón quân ta về tiếp quản Thủ đô.
Ngày 21/12/1954, nhà máy điện Bờ Hồ được vinh dự đón Bác Hồ về thăm. Nói
chuyện với CBCNV có mặt tại thời khắc lịch sử ấy, Bác nhấn mạnh: “Nhà máy bây
giờ là của Chính phủ, của các cô các chú, các cô các chú là chủ phải biết giữ gìn và
phát triển nó lên...”
Từ năm 1954 đến năm 1964 lưới điện Hà Nội đã toả về các tỉnh Hưng Yên, Hải
Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên, Việt Trì, Phú Thọ, Hà
Nam, Nam Định, Hà Tây, Hà Đông. Trụ sở 69 Đinh Tiên Hoàng đã trở thành trung tâm

4


phân phối điện các tỉnh châu thổ sông Hồng. Điện Hà Nội thực sự góp phần vào sự nghiệp
xây dựng XHCN ở miền Bắc nói chung và phát triển kinh tế ở Hà Nội nói riêng.
Năm 1975 đến năm 1985, đất nước ta được thống nhất, cũng như các ngành
khác, ngành điện Thủ đô bắt tay vào phục hồi, củng cố và phát triển lưới điện nhằm
đáp ứng yêu cầu về điện cho sự phát triển của Thủ đô. Đây là thời kỳ cam go nhất của
ngành điện, đó là nguồn điện thiếu, lưới điện cũ nát, chắp vá, nạn câu móc lấy điện

tràn lan. Vào những năm tháng này, Sở Điện lực Hà Nội đã cố gắng đẩy nhanh tiến độ
cải tạo lưới điện, tăng cường công tác kiểm tra chống lấy cắp điện, dần dần đưa công
tác cung ứng điện vào nền nếp.
Sau năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với toàn ngành điện
Công ty Điện lực Hà Nội đã kịp thời chuyển mình theo cơ chế mới, củng cố lưới điện,
cấp điện an toàn liên tục cho các nhu cầu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Thủ đô,
cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Đặc biệt, từ khi trở thành Công ty hạch toán độc
lập tháng 4/1995 đến nay, Công ty Điện lực Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong khâu
kinh doanh, coi khách hàng là người bạn đồng hành, là động lực để phát triển. Công ty
Điện lực Hà Nội đã thực hiện chương trình nâng cao trách nhiệm phục vụ khách hàng
của Tổng Công ty điện lực Việt Nam bằng những việc làm cụ thể: lắp đặt công tơ 1
pha và 3 pha trọn gói, thủ tục đơn giản thuận tiện.
Mục tiêu hoạt động của công ty là "Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội đảm
bảo thoả mãn mọi yêu cầu cung cấp điện cho khách hàng với chất lượng cung cấp cao,
dịch vụ cung cấp hoàn hảo".
Đến nay lưới điện Hà Nội đã đáp ứng được các yêu cầu về cả công suất và sản
lượng điện của Thủ đô. Hơn 3200 CBCNV Công ty đã hàng ngày, hàng giờ thực hiện
lời căn dặn của Bác làm cho Công ty ngày một phát triển hơn. Đội ngũ CNVC đã và
đang phấn đấu để xứng đáng với danh hiệu người thợ điện Thủ đô “Trách nhiệm - Trí
tuệ - Thanh lịch”.

5


6


II. Giới thiệu chung về Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội
1. Vài nét sơ lược về Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội
Ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội là thành viên trực thuộc Công ty Điện lực

thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 166 EVN/HĐQT-TCCB.ĐT
ngày 04/7/2000 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam nay là Tập đoàn Điện lực Việt
Nam có nhiệm vụ thay mặt Công ty Điện lực thành phố hà Nội quản lý các dự án đầu
tư xây dựng các công trình điện và một số dự án khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Thông tin chung
- Tên giao dịch: Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội (Hanoi power Network
Management Board).
- Đơn vị quản lý: Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (Hanoi Power Company).
- Trưởng ban: Ông Nguyễn Danh Duyên – Trưởng Ban Quan lý dự án lưới điện
Hà Nội.
- Tổng số nhân viên: 52
- Trụ sở chính: Số 69 Đinh Tiên Hoàng – Quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội.
- Tel/Fax: 84.43.22.00.841
3. Lĩnh vực hoạt động
- Quản lý các dự án xây dựng mới, cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 110kV theo
kế hoạch Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao Công ty Điện lực thành phố Hà Nội.
- Quản lý các dự án phát triển lưới điện vay vốn nước ngoài và các dự án thuộc
các nguồn vốn khác của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội.
- Quản lý các dự án khác như: kiến trúc, xây dựng, viễn thông, thông tin… của
Công ty Điện lực thành phố Hà Nội.
- Thực hiện một số nhiệm vụ tư vấn như: Tổ chức công tác đến bù, giải phòng
mặt bằng; Giám sát chất lượng công trình, … các dự án do Công ty Điện lực thành phố
Hà Nội làm chủ đầu tư.
4. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của Ban Quản lý dự án
lưới điện Hà Nội.
4.1. Sơ đồ tổ chức của Ban

7



LÃNH ĐẠO BAN QLDA

PHÒNG
TỔNG HỢP

PHÒNG
GIÁM SÁT THI
CÔNG

PHÒNG
KẾ HOẠCH

PHÒNG
TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN

QMR (Đại diện
ban lãnh đạo về
chất lượng)
PHÒNG
ĐỀN BÙ – GIẢI
PHÓNG MẶT
BẰNG

PHÒNG
VẬT TƯ

Ban có 6 phòng chức năng trực thuộc trong đó : phòng Hành chính- tổng hợp và
phòng Tài chính- kế toán chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng ban. Phòng Kế hoạch,
phòng Vật tư chịu sự quản lý của phó Ban phụ trách kế hoạch. Phòng Giám sát thi

công và phòng Đền bù – Giải phóng mặt bằng chịu sự quản lý của phó Ban phụ trách
thi công và quyết toán. Các phòng chức năng hoạt động vừa độc lập vừa hỗ trợ nhau,
cùng chịu sự quản lý chung của Lãnh đạo Ban QLDA và QMR (Đại diện lãnh đạo về
chất lượng).
4.2. Trách nhiệm quyền hạn của Ban lãnh đạo và các phòng
4.2.1. Phòng Tổng hợp
a. Chức năng
- Phòng Tổng hợp là phòng chức năng của Ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội,
chịu trách nhiệm giúp Ban quản lý các lĩnh vực công tác: Tổ chức – Lao động – Tiền
lương – Đào tạo – Thi đua khen thưởng và Hành chính quản trị.
b. Nhiệm vụ:
• Lập dự toán và quyết toán chi phí Ban, nghiên cứu xây dựng các phương án
tổ chức đáp ứng kịp thời nhu cầu nhiệm vụ của Ban quản lý dự án trong thời kỳ kế
hoạch, thảo các quyết định vê Tổ chức, nhân sự.
• Tham mưu trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, cán bộ nhân viên bao
gồm các mặt:
- Tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động. Điều động thuyên chuyển công nhân
viên, nâng bậc đào tạo bồi dưỡng. Khen thưởng, kỷ luật. Thực hiện các chính sách bảo
hộ lao động, BHXH theo chế độ chính sách quy định.

8


- Xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng, quy chế khen thưởng phát huy sáng
kiến, cải tiến hợp lý hóa công tác.
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ, giải quyết
các thủ tục cử cán bộ nhân viên đi học tập hoặc đi công tác.
- Lập lịch công tác tuần. Thông báo kịp thời các buổi họp giao ban tuần và báo
cáo kết quả báo cáo kết quả công tác tuần.
- Tiếp nhận và giải quyết các văn bản đi, đến của Ban. Theo dõi việc thực hiện

các nhiệm vụ sản xuất do lãnh đạo Ban giao các phòng thực hiện.
- Thực hiện công tác quản trị văn phòng, công tác hành chính:
+ Bố trí sắp xếp nơi làm việc, trang bị các dụng cụ, phương tiện làm việc, văn
phòng phẩm cho các phòng chức năng trực thuộc Ban và quản lý tài sản được trang bị
tại Ban theo đúng chế độ hiện hành.
+ Bố trí xe ô tô phục vụ kịp thời các chuyến đi công tác của Ban.
+ Đón tiếp khách đến liên hệ công tác. Tổ chức và phục vụ các cuộc họp, hội
nghị của Ban.
+ Tổ chức các ngày kỷ niệm. lễ hội, thăm hỏi thuộc trách nhiệm của Ban.
- Tham gia công tác khác do Trưởng Ban phân công.
4.2.2 Phòng Kế hoạch
a. Chức năng:
- Phòng Kế hoạch là phòng chức năng của Ban quản lý dự án. Phòng có chức
năng tham mưu cho Trưởng ban và các lãnh đạo Ban chỉ đạo hoạt động của Ban theo
nhiệm vụ được giao. Là đầu mối lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, theo dõi thực
hiện các nhiệm vụ quản lý dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến kết thúc các dự án đưa
vào sử dụng.
b. Nhiệm vụ:
- Căn cứ kế hoạch được Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội giao cho Ban quản
lý dự án lưới điện, Phòng Kế hoạch phối hợp với các phòng có chức năng, chủ trì lập
kế hoạch chi tiết về đầu tư xây dựng cơ bản theo khối lượng, tiến độ, mục tiêu của các
công trình.
- Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao của Ban, Phòng Kế hoạch lập kế hoạch
thực hiện cho năm sau trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Rà soát tình hình thực hiện
kế hoạch trong năm kịp thời lập kế hoạch điều chỉnh các dự án trong năm kế hoạch.
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện các công tác từ khâu chuẩn bị đầu tư đến kết thúc
đưa dự án vào sử dụng.

9



- Tổ chức theo dõi công tác lập hồ sơ xin thỏa thuận vị trí trạm, tuyến đường
dây các công trình.
- Tổ chức tiếp nhận, chuyển giao các hồ sơ tài liệu ban đầu thuộc các dự án của Ban.
- Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu xây lắp, cung cấp vật tư thiết bị theo kế hoạch.
- Tham gia và phối hợp chặt chẽ với tất cả các phòng chức năng để giải quyết
những công việc liên quan đến hoạt động chung của Ban.
- Thực hiện chế độ và các loại báo cáo công tác tháng – quý – năm và các báo
cáo đột xuất theo yêu cầu của Tập đoàn và Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.
- Tham gia công tác khác do Trưởng ban phân công.
4.2.3. Phòng đền bù – Giải phóng mặt bằng.
a. Chức năng:
- Phòng đền bù – giải phóng mặt bằng là phòng chức năng của Ban quản lý dự
án lưới điện. Phòng có trách nhiệm tham mưu cho Trưởng ban giải quyết công tác đền
bù – giải phóng mặt bằng các dự án trong quá trình thực hiện dự án.
b. Nhiệm vụ:
- Lập hồ sơ xin thỏa thuận vị trí trạm, tuyến đường dây các công trình.
- Lập hồ sơ xin giao đất (cấp đất) gửi cơ quan có thẩm quyền.
- Lập và thực hiện xin cấp phép thi công xây dựng đào hè đường.
- Tổ chức thực hiện công tác đền bù – giải phóng mặt bằng:
+ Đầu mối làm việc với các cơ quan, chính quyền địa phương.
+ Thành lập Hội đồng đền bù – giải phóng mặt bằng.
+ Thành lập Tổ công tác đền bù.
+ Phối hợp tổ chức điều tra hiện trạng.
+ Xin chế độ áp dụng đền bù.
+ Lập phương pháp đền bù.
+ Trình thẩm định phương án đền bù.
+ Trình duyệt phương án đền bù.
+ Bàn giao mốc.
+ Thự hiện công tác trả tiển cho dân.

+ Bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
- Quyết toán chi phí đền bù – giải phóng mặt bằng của công trình.
- Tham gia công tác khác do Trưởng ban phân công.
4.2.4. Phòng Giám sát thi công.
a. Chức năng:
- Phòng Giám sát thi công là phòng chức năng của Ban quản lý dự án lưới điện
Hà Nội. Phòng có nhiệm vụ quản lý thi công công trình.
- Quản lý tiến độ, khối lượng, an toàn, môi trường thi công công trình quy định
pháp luật liên quan, các quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện
lực thành phố Hà Nội.

10


- Tham gia hội đồng nghiệm thu vật tư – thiết bị trước khi đưa vào lắp đặt tại
công trình.
b. Nhiệm vụ:
- Tổ chức khởi công công trình, bàn giao tài liệu, mặt bằng, tuyến, mốc… cho
nhà thầu xây dựng.
- Quản lý thi công xây dựng công trình theo nội dung quy định pháp luật liên
quan, các quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực thành phố
Hà Nội.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết khó khăn vướng mắc và những
vấn đề phát sinh trong quá trình thi công.
- Tổ chức công tác nghiệm thu: nghiệm thu công tác xây dựng; nghiệm thu
hoàn thành giai đoạn công trình; nghiệm thu đóng điện, hoàn thành công trình đưa vào
sử dụng và các công tác nghiệm thu khác theo quy định hiện hành.
- Hoàn thành hồ sơ tạm tăng tài sản theo đúng quy định của Công ty Điện lực
thành phố Hà Nội.
- Đầu mối tổ chức thanh quyết toán công trình theo quy định.

- Tham gia công tác khác do Trưởng ban phân công.
4.2.5. Phòng Tài chính Kế toán.
a. Chức năng:
- Phòng Tài chính Kế toán là phòng chức năng của Ban quản lý dự án lưới điện
Hà Nội. Phòng có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác tài chính và tổ
chức hạch toán kế toán, thống kê của Ban đồng thời chịu trách nhiệm và có quyền hạn
theo pháp lệnh về kế toán của Nhà nước quy định.
b. Nhiệm vụ:
- Tham gia lập kế hoạch cân đối tài chính.
- Quản lý và sử dụng chặt chẽ các nguồn vốn của dự án đầu tư.
- Tham gia quản lý việc thực hiện chính sách giá cả.
- Chủ trì, kiểm tra, lập phiếu giá thanh toán khối lượng các dự án hoàn thành,
quyết toán công trình.
- Tổ chức thực hiện các điều khoản có liên quan đến tài chính giá cả.
- Theo dõi thực hiện các hợp đồng vay vốn cho các dự án.
- Thực hiện thanh toán, cấp phát, thu nộp với các đơn vị có quan hệ kinh tế với
Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, với cán bộ của Ban kịp thời, đúng tiến độ.
Quản lý, tính toán để phân phối các quỹ từ lợi nhuận và các nguồn thu khác cơ
sở nguyên tắc đã được thống nhất trong Ban. Đề xuất các biện pháp, tự tạo thêm vốn,
tăng các nguồn thu nhập khác để tạo điều kiện tốt cho các hoạt động của Ban.
- Chủ trì thanh lý, xử lý tài sản cố định, vật tư thiết bị hư hỏng, mất phẩm chất.

11


- Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong Ban nhằm đảm bảo việc ghi chép
tính toán, phản ánh kịp thời, trung thực chính xác tình hình hoạt động kinh tế của Ban
theo đúng pháp lệnh kế toán của Nhà nước.
- Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ chứng từ, tài liệu kế toán theo quy định của
Nhà nước.

- Lập báo cáo kế toán theo đúng chế độ.
4.2.6. Phòng Vật tư
a. Chức năng:
- Phòng Vật tư chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban trong công tác quản lý vật
tư – thiết bị các công trình theo quy định về quản lý vật tư thiết bị của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam và Công ty Điện lực thành phố Hà Nội.
b. Nhiệm vụ:
- Tổ chức tiếp nhận, theo dõi hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị.
- Tổ chức quản lý và đề xuất với Ban về bảo quản các vật tư thiết bị công trình.
Tiếp nhận vật tư – thiết bị từ các đơn vị cung ứng. Quản lý, theo dõi cấp phát vật tư
cho các công trình theo kế hoạch, tiến độ thi công hoặc các yêu cầu khác.
- Chủ động đề xuất và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ
vật tư, thiết bị để cấp phát cho các công trình.
- Lập báo cáo thống kê vật tư – thiết bị định kỳ theo năm, quý, tháng hoặc đột
xuất. Kiểm kê vật tư – thiết bị theo quy định.
- Chủ trì thực hiện việc quyết toán vật tư cho các công trình.
- Tham gia hội đồng nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu vật tư – thiết bị đưa vào
công trình.
- Phối hợp với phòng Kế hoạch lập kế hoạch mua vật tư – thiết bị cho các công trình
đầu tư xây dựng theo kế hoạch năm đã được Công ty Điện lực thành phố Hà Nội giao.
- Tham gia công tác khác do Trưởng ban phân công.

12


CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 - 2009
I. Hoạt động của Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội
Hoạt động của Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội chủ yếu là quản lý dự án

(Các dự án xây dựng mới, cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 110kV, các dự án phát triển
lưới điện, các dự án khác như: kiến trúc, xây dựng, viễn thông, thông tin… ) và thực
hiện một số nhiệm vụ tư vấn như: Tổ chức công tác đến bù, giải phòng mặt bằng;
Giám sát chất lượng công trình …
1. Công tác chuyên môn:
1.1 Công tác kế hoạch kỹ thuật
Nói chung tập thể CBCNV làm công tác kế hoạch kỹ thuật đã từng bước trưởng
thành, có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, chặt chẽ, chắc chắn
trong công tác thẩm tra dự toán, hoàn thành tốt công tác bảo vệ quyết toán dự án trước
Kiểm toán Nhà Nước. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần lưu ý khi lập
kế hoạch năm, bên cạnh kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án thì kế hoạch chi phí dự
án (bao gồm chi phí quản lý dự án và các chi phí tư vấn do Ban thực hiện…) cũng là
một nội dung hết sức quan trọng không thể thiếu trong kế hoạch năm của Ban, vì đó là
một trong những cơ sở để xác định nhiệm vụ kế hoạch cho các đơn vị, cân đối kế
hoạch tài chính và lập dự toán chi phí quản lý dự án của Ban.
1.2 Công tác tài chính kế toán
Công tác tài chính kế toán phải đối mặt với nhiều khó khăn, tập trung nhân lực
phục vụ công tác kiểm toán, trong nguồn vốn khó khăn nhưng với sự cố gắng của cán
bộ nhân viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giải ngân 100% số vốn được cấp,
tạo thuận lợi cho các nhà thầu có vốn để thực hiện dự án, bảo đảm đủ kinh phí phục vụ
cho mọi hoạt động của Ban. Tuy nhiên công tác quyết toán công trình còn chậm so với
mục tiêu kế hoạch, cần rút kinh nghiệm để tập trung chỉ đạo quyết liệt trong năm 2010.

13


1.3 Công tác giám sát thi công.
Ban quản lý dự án thực hiện giám sát thi công, quản lý tiến độ, khối lượng, an
toàn, môi trường thi công các công trình được giao; đồng thời tiến hành nghiệm thu các
công trình xây dựng, nghiệm thu đóng điện, hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng.

Mô hình giám sát tại Ban
BQLDA

Giám sát kỹ thuật:
Tư vấn giám sát
Điện lực
Bộ phận kỹ thuật của Ban
Đơn vị thi
công

Thiết kế

: Quan hệ hợp đồng
: Giám sát của Chủ đầu tư
: Thông báo tin tức
Quá trình thi công (tất cả các hạng mục) đều có nhật ký công trình ghi chép đầy
đủ, chi tiết mọi diễn biến lịch trình trên công trường. Giám sát kỹ thuật thi công và đơn
vị thi công đều có sổ nhật ký công trình theo dõi. Trên công trường có sự giám sát trực
tiếp của P.Kỹ thuật của Ban, Điện lực và Đơn vị thi công. Có thể không cần sự có mặt
thường xuyên của giám sát kỹ thuật (Ban) nhưng xong từng hạng mục giám sát kỹ
thuật phải tổ chức nghiệm thu. Quá trình nghiệm thu gồm: Nghiệm thu từng phần,
nghiệm thu hạng mục và nghiệm thu giai đoạn. Khi hoàn tất việc nghiệm thu các giai
đoạn thì tiến hành nghiệm thu đóng điện và bàn giao công trình.
1.4. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và xin cấp phép.
Luôn là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và nhạy cảm, ý thức được việc này
Ban quản lý đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về tài chính và phương tiện để cán bộ
làm công tác đền bù giải phóng mặt bằng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đáp lại sự

14



mong mỏi của Ban quản lý, phòng đền bù – giải phóng mặt bằng đã tập trung nhân lực
thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án được giao.
Là một đơn vị thường xuyên phải trực tiếp cầm tiền chi trả cho nhân dân nên
bên cạnh việc tằng cường các biện pháp nghiệp vụ quản lý thì việc giáo dục ý thức
chấp hành pháp luật cho cán bộ viên chức làm đền bù cần được xem là nhiệm vụ hết
sức quan trọng và thường xuyên.
1.5. Công tác tổ chức đấu thầu.
Gồm: hình thưc đấu thầu rộng rãi, Chỉ định thầu. Đây là công việc hết sức nhạy
cảm, đòi hỏi tính pháp lý cao, tùy thuộc vào đặc điểm của từng gói thầu mà Ban quản
lý đưa ra hình thức đầu thầu cho phù hợp.
1.6 Công tác mua sắm VTTB.
Ban chỉ mua sắm VTTB đối với gói thầu giá trị nhỏ. Việc mua sắm VTTB nói
chung là đảm bảo yêu cầu, tiến độ thời gian. Tuy nhiên, cũng có một số dự án bị chậm
tiến độ ở khâu này vì: Với các dự án ngành điện khi thi công phải bổ sung thiết kế ban
đầu là tình trạng hay xảy ra, mà nguyên nhân của tình trạng này là do khảo sát không
kỹ nên có sai lệch giữa thực tế với TKKT ban đầu.
Trên thực tế, Ban đã có cách xử lý khá linh hoạt với vấn đề VTTB. Những
VTTB thiếu sẽ được chỉ định thầu hoặc lấy tạm từ các dự án khác mà chưa cần đến,
khi nào vật tư về thì sẽ được trả lại vào kho hoặc vay từ đơn vị vận hành và sản xuất
kinh doanh, xin điều chuyển từ các đơn vị khác thuộc Tổng công ty. Việc thực hiện
như vậy đã giúp ích cho nhiều dự án. Nếu đúng như tiến trình của dự án thì việc mua
sắm VTTB là không kịp nhưng so với lệnh khởi công là kip.
1.7. Công tác quản lý vật tư thiết bị
Công tác quản lý vật tư thiết bị cũng phải đối mặt với những khó khăn, lúng
túng trong điều hành… trước những khó khăn đó Ban vẫn hoàn thành tốt việc giải
trình trước kiểm toán nhà nước về vật tư thiết bị cấp cho các dự án; cung cấp kịp thời
vật tư thiết bị cho một số dự án đóng điện trong năm kế hoạch; hoàn thành quyết toán
vật tư và quyết toán mã hàng của dự án; thực hiện công tác đấu thầu, ký kết hợp đồng
và cấp phát vật tư thiết bị cho một số dự án được giao.

2. Các mặt công tác khác

15


2.1 Công tác tổ chức cán bộ
Do có sự điều chỉnh trong cơ cấu tổ chức của Ban cùng với việc một số khá lớn
Cán bộ của Ban được điều động lên công tác tại Tổng công ty Điện lực Việt Nam và
xin chuyển công tác ra khỏi ngành, cộng với một số cán bộ nghỉ hưu nên lực lượng cán
bộ quản lý của Ban cũng có những khoảng chống nhất định nhưng Ban có những điều
chỉnh kịp thời.
2.2 Công tác lao động tiền lương
Trong năm đã tiến hành tuyển dụng lao động bổ sung cho các đơn vị trên cơ sở
nhu cầu lao động của các đơn vị và chỉ tiêu định biên năm 2009 đã được Tổng công ty
Điện lực Việt Nam phê duyệt, điều chuyển nội bộ một số khá lớn lao động cho phù
hợp với yêu cầu công tác và khả năng chuyên môn của từng cán bộ. Ban luôn duy trì
ổn định thu nhập theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước và trả lương đúng kỳ
hạn cho cán bộ công nhân viên chức.
2.3 Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Cán bộ nhân viên của Ban luôn được tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn,
khuyến khích học cao lên trình độ đại học và trên đại học. Đồng thời Ban cũng thường
xuyên tổ chức các buổi đào tạo về chuyên môn nghề nghiệp để củng cố trình độ của
cán bộ nhân viên. Với sự quan tâm đó, cán bộ nhân viên của Ban luôn yên tâm vừa
công tác vừa học và nghiên cứu tốt.
2.4 Công tác chăm lo đời sống và điều kiện làm việc
Trong điều kiện đời sống kinh tế xã hội nói chung gặp nhiều khó khăn nhưng
Ban vẫn duy trì được mức thu nhập cao và từng bước được cải thiện. Duy trì chế độ
khám sức khoẻ định kỳ và tổ chức đợt nghỉ điều dưỡng cho cán bộ, trang thiết bị phục
vụ cho công tác quản lý tiếp tục được hoàn chỉnh hơn, hiện nay Ban đang tiến hành
nâng cấp hệ thống máy chủ và đường truyền quang từ Ban đến tổng công ty Điện lực.

II. Kết quả hoạt động của Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội
Trong những năm đầu đi vào hoạt động, biên chế lao động của Ban còn hạn
chế, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu còn nhiều thiếu thốn nhưng được sự
quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Công ty Điện lực thành phố Hà Nội và lãnh đạo Ban đã
quyết tâm chỉ đạo toàn Ban vượt qua những trở ngại trước mắt từng bước tháo gỡ các
khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được Công ty Điện lực thành phố Hà Nội giao. Ban

16


quản lý dự án lưới điện Hà Nội với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, trí tuệ, thanh lịch
đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành theo thời gian, luôn hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao.
Kết quả sau 9 năm hoạt động 2000-2009 về khối lượng, giá trị thực hiện đầu tư
qua các năm không ngừng tăng lên, Ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội được đánh giá
cao trong việc hoàn thành nhiệm vụ quan trọng: đảm bảo điện cho Seagames 22 tổ
chức lần đầu tiên tại Việt Nam; chống quá tải lưới điện 110kV và lưới điện trung thế
trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội; đảm bảo cấp điện cho các khu công nghiệp, khu
đô thị mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; các dự án 110kV
trọng điểm phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2006 tại Hà Nội. Ban Quản lý dự án
lưới điện Hà Nội đã được tặng nhiều phần thưởng, hang chục bằng khen và giấy khen
của Bộ Công nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực thành phố Hà
Nội và nhiều bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội. Thu nhập và đời sống vật chất
tinh thần của cán bộ nhân viên không ngừng tăng lên.
Cụ thể kết quả hoạt động của Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nôi vài năm gần đây:
Về giá trị khối lượng thực hiện được:
Bảng 2.1: Giá trị, khối lượng thực hiện được từ năm 2005 đến 2008 tại Ban
Quản lý dự án lưới điện Hà Nôi
Đơn vị tính: triệu đồng


Kế hoạch giao (theo kế hoạch điêu Giá trị khối lượng thực hiện (Triệu % hoàn
đồng)
Năm chỉnh) (triệu đồng)
thành kế
hoạch
Tổng số Xây lắp Thiết bị Khác

Tổng số Xây lắp Thiết bị Khác

2005 345,489 112,475 122,002 111,012 373,321 100,609 108,739 163,973 108,05%
2006 377,505 145,166 65,529

166,810 377,620 126,125 57,204

194,291 100,03%

2007 151,364 80,246

43,670

27,448

296,537 62,729

83,306

150,502 195,91%

2008 156,350 73,904


66,862

15,584

256,109 75,879

37,349

142,881 163,8%

17


Về giá trị giải ngân thanh toán:
Bảng 2.2: Tình hình cấp phát thanh toán vốn từ năm 2005 đến 2008 tại Ban QLDA lưới điện Hà Nội
Cấp phát thanh toán vốn
Kế hoạch giao (theo kế hoạch điều chỉnh)
Nguồn vốn huy động được
Năm

Trong đó

Tổng số

Vốn
KHCB

Vốn vay
TDTM


Vốn
ĐTPT

Khác

Tổng số

Vốn
KHCB

Vốn vay
TDTM
trong
nước

Vốn vay
ưu đãi

Vốn
ĐTPT

Vốn
vay
nước
ngoài

2005

345,489


102,475

169,631

2,755

70,628

224,231

126,745

52,364

1,185

325

43,612

2006

377,505

149,755

211,693

16,057


376,621

183,883

182,224

4,553

-7,266

2007

151,364

6,700

139,934

4,730

194,915

107,075

119,989

2,971

2008


156,350

5,796

147,636

2,918

229,043

132,283

103,689

18

% hoàn
thành kế
hoạch

Tổng số

Xây lắp

Thiết
bị

CP khác

224,231


36,060

63,164

125,007

64,90%

13,227

377,620

126,125

57,204

194,291

100,03%

-38

-35,082

194,915

40,094

30,909


123,912

128,77%

2,269

-9,198

229,043

53,713

33,398

141,932

146,49%

Khác


Về số lượng công trình hoàn thành đóng điện:
Bảng 2.3: Tổng hợp các công trình hoàn thành từ năm 2005 đến 2008 tại
Ban QLDA lưới điện Hà Nôi

Năm

Số lượng Trong đó
Đưa vào vận hành

công tình
nghiệm
Đầu

Cáp
Lưới trung
Đường
dây
thu
đưa Lưới
xây dựng
ngầm
110kV
hạ
thế
trung
thế
(km)
vào
sử
khác
(km)
dụng

2005

36

3


21

12

7,62

96,70

213

2006

20

5

9

6

69,00

42,00

126

2007

19


3

6

10

23,00

170

2008

13

1

4

8

13,51

44

Về số lượng công trình lập và phê duyệt Quyết toán vốn
Bảng 2.4: Tình hình lập và phê duyệt QTV qua các năm
Số lượng công
Số lượng công trình BQL Số lượng công trình
trình BQL lập
lập QTV (thực tế thực được HNPC phê

QTV (theo kế
hiện)
duyệt QTV
hoạch)

Năm

2005

40

36

31

2006

50

38

14

2007

32

31

18


2008

33

26

21

2009

40

34

36

III. Một số nhận xét về hoạt động của Ban quản lý dự án lưới điện Hà Nội.
1. Những kết quả đạt được

19

Máy
biến
áp


Qua các bảng số liệu, ta thấy trong 4 năm 2005- 2008, mặc dù đứng trước nhiều
khó khăn về nguồn vốn cấp cho dự án, những biến động về tình hình kinh tế trên thế
giới và trong nước nhưng Ban đã hết sức cố gắng và đạt được những kết quả đáng

khích lệ như sau:
- Giá trị đầu tư thực hiện là 1,303,587 triệu đồng, bằng 126,47% so với kế
hoạch đã vạch ra, các mục tiêu về khối lượng đạt cao (Bảng 2.1).
- Hoàn thành và nghiệm thu đưa vào sử dụng 88 công trình trong đó có 12 công
trình lưới 110kV, 40 công trình lưới trung hạ thế, 36 công trình đầu tư xây dựng khác;
đưa vào vận hành 76,62 km đường dây trung thế, 175,2 km cáp ngầm, 553 máy biến
áp (Bảng 2.3)
- Về giá trị giải ngân thanh toán, tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch cấp phát thanh
toán vốn tăng dần theo các năm, từ 64,9% năm 2005 đến 128,77% năm 2007 và đạt
cao nhất là 146,49% vào năm 2008 (Bảng 2.2)
Số lượng công trình BQLDA lập quyết toán vốn trong 5 năm 2005 – 2009 thực
tế đạt 129 công trình, đạt 83,23% so với kế hoạch, trong đó số lượng công trình được
HNPC phê duyệt là 89 công trình, đạt 68,99% so với tổng số công trình mà BQLDA
lập quyết toán vốn. Năm 2009 có số lượng công trình được phê duyêt quyết toán vốn
lớn nhất (36 công trình) (Bảng 2.4)
Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, việc Ban thực hiện được các kết quả như
trên là khả quan, khích lệ Ban phấn đấu đạt kết quả cao hơn trong năm 2010. Có được
kết quả đó, bên cạnh sự cố gắng phấn đấu của tập thể Ban Quản lý dự án lưới điện Hà
Nội, còn có sự hỗ trợ tích cực từ phía Công ty Điện lực TP Hà Nội. Mặc dù phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng lãnh đạo Ban vẫn luôn quan tâm chỉ đạo
việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của Ban, trong điều kiện nguồn vốn khan hiếm Tổng
công ty đã tập trung tìm cách giải quyết vốn cho các dự án trọng điểm của Ban, hỗ trợ
Ban cải thiện mối quan hệ với chính quyền địa phương và các đơn vị hữu quan, để tạo
thuận lợi cho công tác GPMB cũng như triển khai thi công dự án …
Ý thức được những khó khăn về mặt tổ chức, lao động và tài chính sẽ tác động
tiêu cực đến tư tưởng CBVC trong Ban, tập thể lãnh đạo Ban đã có nhiều nỗ lực tìm
kiếm các giải pháp khuyến khích CBVC gắn bó với cơ quan, đơn vị, duy trì ổn định
mức thu nhập cho CBVC ở mức không thấp hơn năm 2009, điều kiện và môi trường

20



làm việc từng bước được tiếp tục cải thiện nên nhìn chung đại bộ phận cán bộ của Ban
đều yên tâm công tác, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nội bộ đoàn kết.
2. Những khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó, Ban QLDA cũng gặp phải rất nhiều khó khăn,
vướng mắc dẫn đến việc một số công trình chưa đáp ứng được tiến độ yêu cầu đưa vào
vận hành. Một số khó khăn chính như:
2.1. Khó khăn trong công tác thẩm tra, phê duyệt dự án:
Trong công tác quản lý ĐTXD, Nhà nước có sự điều chỉnh chính sách - quy
định quản lý, chế độ, đơn giá - định mức, biến động về giá vật tư - thiết bị, vật liệu xây
dựng… vì vậy, việc xử lý chuyển tiếp quản lý các công trình gặp nhiều vướng mắc,
trình tự triển khai phê duyệt hiệu chỉnh TMĐT, TDT gặp nhiều khó khăn.
2.2. Khó khăn trong công tác đấu thầu, mua sắm VTTB:
Trong năm 2009 có sự biến động lớn về đơn giá vật tư - thiết bị, vật liệu xây
dựng đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến chi phí đầu tư tăng lên làm ảnh hưởng đến công
tác quản lý: dự án phải thay đổi, điều chỉnh, giảm hiệu quả dự án (ví dụ: Lắp tụ bù hạ
thế đợt I, II, 35kV đã tổ chức đấu thầu, tuy nhiên do biến động của giá cả trên thị
trường nên phải huỷ thầu nhiều lần).
Việc thực hiện điều chuyển, tận dụng VTTB tồn kho cho các dự án thường mất
rất nhiều thời gian do hồ sơ phải chuyển qua nhiều phòng ban liên quan, các công trình
được điều chuyển thuộc nhiều nguồn vốn khác nhau… nên thường không đáp ứng
tiến độ yêu cầu. Một vấn đề khác liên quan đến công tác chuẩn bị VTTB cho các công
trình đó là việc cấp phát cho khối lượng vật tư bổ sung cho các công trình là rất phổ
biến, nhưng khối lượng VTTB mua sắm cho từng công trình chỉ giới hạn trong nội
dung của đề án thiết kế và chỉ được mua sắm một lần duy nhất, không có kế hoạch chủ
động mua sắm VTTB dự phòng sự cố, bổ sung phát sinh nên nhiều công trình không
đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra.
2.3. Khó khăn về nguồn vốn bố trí cho dự án:
Tình hình vốn tự có của Công ty dành cho các dự án đầu tư xây dựng mới, cải

tạo lưới điện trên địa bàn thành phố đang hạn chế. Các công trình xây dựng, cải tạo
chủ yếu thực hiện bằng nguồn vốn vay. Tuy nhiên, hầu hết các dự án lưới điện trung
thế cải tạo, nâng cấp để nâng cao chất lượng điện năng, phục vụ các mục tiêu chính trị

21


- xã hội lại không có được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính hấp dẫn các ngân hàng cho
vay, vì vậy rất nhiều dự án phải tạm dừng hoặc chờ đợi để được triển khai các bước
tiếp theo. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân thanh quyết toán
công trình và tiến độ triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
2.4. Khó khăn trong công tác đền bù, GPMB:
Công tác đền bù GPMB bằng hiện nay nhìn chung là hết sức khó khăn, và ngày
càng khó khăn hơn do các dự án lưới điện trải dài trên diện rộng, tuyến đường dây
thường đi qua nhiều địa bàn. Các dự án ĐTXD đều gặp khó khăn trong công tác xin
cấp đất và GPMB thi công công trình. Trình tự hoàn thiện hồ sơ xin cấp đất phải qua
nhiều giai đoạn (thỏa thuận địa điểm, lập bản đồ 1/500, xin chỉ giới đường đỏ, chỉ giới
xây dựng, phê duyệt tổng mặt bằng - phương án kiến trúc, điều tra nhu cầu sử dụng
đất, thỏa thuận với chính quyền địa phương…), qua nhiều ban ngành và các cấp chính
quyền làm cho dự án từ khi được duyệt đến khi triển khai thực hiện bị kéo dài (ví dụ:
Xây dựng TBA 220kV An Dương, Xây dựng TBA 110kV Linh Đàm, trạm 110kV Cầu
Diễn)
Một vấn đề nổi cộm là đơn giá đền bù đất của Thành phố áp dụng cho dự án
vẫn có sự chênh lệch rất nhiều so với đơn giá thực tế trên thị trường nên dân không
nhận tiền đền bù.
2.5. Khăn trong công tác thi công
Vấn đề cấp giấy phép thi công đào hè đường phải tuân thủ theo các quy định
ngặt nghèo của Sở Giao thông công chính, hơn nữa địa bàn thành phố Hà Nội là nơi
thường xuyên diễn ra các sự kiện kinh tế - chính trị - văn hóa, nhiều hội nghị, hội thảo
làm các dự án cải tạo lưới điện phải gián đoạn trong quá trình thi công nhiều lần. Ví

dụ: việc triển khai thực hiện thi công ĐTXD hạ tầng cho các BTS giai đoạn 3, 4 gặp
rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nhiều vị trí dự kiến xây dựng cột BTS đã thỏa thuận
được với chủ hộ tuy nhiên đến khi triển khai thi công đã gặp phải sự ngăn cản của các
hộ dân xung quanh; thời gian đăng ký lịch cắt điện để cải tạo, nâng cấp các công trình
bị kéo dài cũng gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các công trình .

CHƯƠNG III
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

22


LƯỚI ĐIỆN HÀ NỘI
1. Công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội
1.1 Đặc điểm của các dự án do Ban quản lý
Các dự án Ban đang thực hiện gồm các dự án do:
- Công ty Điện lực Việt Nam cấp vốn
- Các dự án do Công ty Điện lực Hà Nội cấp vốn
- Các dự án sử dụng vốn trong nước
- Các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài.
Các dự án Ban đã thực hiện tập trung cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới lưới
điện đến 110KV, các dự án xây dựng trụ sở làm việc của công ty và đơn vị thành viên,
kho tàng chứa VTTB, các dự án viễn thông phục vụ cho điện lực. Đồng thời với việc
thực hiện dự án phải đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định cho các dự án trong quá
trình nâng cấp, cải tạo.
Việc thực hiện dự án lại liên quan nhiều đến các cơ quan quản lý khác nhau,
nhất là trong khâu GPMB. Vì vậy, việc thực hiện các dự án chịu sự quản lý, điều chỉnh
của nhiều ngành, cấp: Sở Giao thông công chính, UBND quận, huyện, phường, xã, cục
quản lý đường Bộ, đường sông, Cục đê điều và các cơ quan sở tại (các ngõ xóm, dân
cư tự quản) trên địa bàn thực hiện dự án.

Có thể nói, việc thực hiện và quản lý dự án đầu tư vào các công trình điện trên
địa bàn Thành phố Hà Nội là rất phức tạp.
Ban tuy mới thành lập, nhưng đã thực hiện được rất nhiều dự án, đặc biệt là
những dự án nâng cấp và cải tạo. Hiện nay, Ban thực hiện các dự án từ 5 tỷ đ trở lên,
hầu hết là các dự án nhóm C, một số dự án thuộc nhóm B.

1.2 Công tác quản lý dự án của Ban Quản lý dự án lưới điện Hà Nội
Bảng 2.1: Giá trị, khối lượng thực hiện được từ năm 2005 đến 2008 tại Ban Quản
lý dự án lưới điện Hà Nôi

23


×