HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH
NGUYN TH MINH HNH
GIá TRị ĐạO ĐứC TRUYềN THốNG VớI VIệC
XÂY DựNG NHÂN CáCH THANH NIÊN VIệT NAM
TRONG BốI CảNH TOàN CầU HóA HIệN NAY
TểM TT LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: CH NGHA DUY VT BIN CHNG
V CH NGHA DUY VT LCH S
Mó s: 62 22 03 02
H NI - 2018
Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN THẾ KIỆT
2. TS. TRẦN SỸ DƯƠNG
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ
ngày tháng năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên luôn là gương mặt thể hiện
sức sống của dân tộc, của văn hóa dân tộc và nhân loại. Đây là lứa tuổi
nhiều hoài bão và khát vọng, là nguồn lực nội sinh của đất nước, có tiềm
năng to lớn hứa hẹn những đóng góp quý giá vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên còn được nhìn nhận là một lực lượng xã hội
đang trưởng thành, phát triển cả về thể lực và trí lực, là những chủ nhân
tương lai của nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Một
năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa
xuân của xã hội. Theo Người, đối với sự tồn vong, thịnh suy của một đất
nước, thanh niên càng tỏ rõ vị trí to lớn của mình: Nước nhà thịnh hay suy,
yếu hay mạnh một phần là do các thanh niên.
Thanh niên đang và sẽ là lực lượng chủ yếu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này được thể hiện ở khả năng
nhạy cảm với các vấn đề chính trị - xã hội, khả năng tiếp thu tri thức, tiếp
thu cái mới trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội...Ở
nước ta hiện nay, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
bối cảnh của xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng và
mạnh mẽ đã đem lại những hiệu quả to lớn cả về kinh tế cũng như mọi mặt
của đời sống xã hội. Những thay đổi tích cực ấy đã tạo một luồng sinh lực
mới vào bầu nhiệt huyết của thanh niên. Với những thay đổi trong đời
sống kinh tế, văn hóa tinh thần theo hướng ngày càng tốt đẹp hơn, lực
lượng thanh niên Việt Nam tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thấy rõ sự
đúng đắn trong đường lối đổi mới đất nước. Điều đó góp phần hình thành
lớp thanh niên có niềm tin, có lý tưởng và đạo đức, lối sống trong sáng,
lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát huy các giá trị đạo
đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên.
Toàn cầu hóa đang trở thành xu thế tất yếu cho mọi quốc gia trong
đó có Việt Nam khi muốn hội nhập và phát triển. Với những "luật chơi"
sòng phẳng, toàn cầu hóa đang đặt ra bài toán về sự được - mất. Cơ hội rất
lớn, cái được rất nhiều, đó là sự tiếp cận và tranh thủ nguồn vốn, thành tựu
khoa học, công nghệ từ những nền kinh tế phát triển; sự giao lưu những
giá trị văn minh nhân loại…Tuy nhiên cũng cần tỉnh táo để nhận thức
rằng, toàn cầu hóa không phải là cây gậy thần biến không thành có. Ngược
lại, bên cạnh những lợi ích mà toàn cầu hóa đem lại, chúng ta đang đứng
trước khá nhiều nguy cơ: sự phụ thuộc về kinh tế, sự lai căng văn hóa, mất
2
bản sắc dân tộc…Trong đó không thể không kể đến nguy cơ về sự mất
gốc, quay lưng với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Trong điều kiện đó, sự ảnh hưởng của văn hóa, lối sống, đạo đức
nước ngoài, đặc biệt là phương Tây đối với thế hệ thanh niên là tương đối
rõ ràng. Bên cạnh những mặt tích cực, thì một bộ phận thanh niên có ý
thức phấn đấu chưa cao, thờ ơ với các vấn đề chính trị - xã hội, phai nhạt
lý tưởng cách mạng, không xác định được mục tiêu, lý tưởng cuộc sống,
có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm
pháp luật. Mặt khác do cuộc đấu tranh ý thức hệ cũng đang diễn ra gay go
và quyết liệt, khi các thế lực thù địch trong và ngoài nước tìm mọi cách tấn
công chúng ta toàn diện đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, lối sống
trước hết là đối với thế hệ trẻ nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Những sản phẩm phi văn hóa, đồi trụy, phi nhân
tính tràn ngập vào nước ta làm tha hóa, biến chất một bộ phận thanh niên.
Sự sa sút về thế giới quan, nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức ngày càng
có chiều hướng gia tăng đã gây ra nỗi lo chung của toàn xã hội. Từ đây đặt
ra hàng loạt vấn đề đối với thanh niên. Làm thế nào để thanh niên Việt
Nam đáp ứng được yêu cầu hết sức nặng nề nhưng vẻ vang mà đất nước
đang đặt lên vai họ, làm thế nào để xây dựng được thế hệ thanh niên phát
triển toàn diện, hiện đại vừa có đức vừa có tài, nhân cách phong phú trong
bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay.
Cần chú ý là, phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với
việc xây dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hóa không chỉ
xuất phát từ tình hình suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận thanh
niên mà còn vì định hướng phát triển lâu dài trong tương lai với tầm nhìn
và hành động chiến lược. Phát triển kinh tế và hiện đại hóa xã hội cần đến
sức mạnh của kinh tế, nhưng xét đến cùng, kinh tế không có mục đích tự
thân. Không xây dựng được nền tảng tinh thần, đời sống tinh thần lành
mạnh, xã hội không thể phát triển bền vững, thanh niên không thể lập thân
lập nghiệp một cách lành mạnh và tìm thấy triển vọng tốt đẹp trong cuộc
sống.
Đây thực sự là vấn đề nóng hổi đặt ra trong quá trình xây dựng nhân
cách cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: "Chú trọng xây
dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống,
thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp
luật, nhất là trong thế hệ trẻ". Ở đây, việc phát huy vai trò giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc để xây dựng nhân cách cho thanh niên được coi là
3
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp "trồng
người" ở nước ta hiện nay.
Để góp phần làm rõ những nội dung trên, tôi lựa chọn vấn đề "Giá trị
đạo đức truyền thống với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay" làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ vai trò của giá trị đạo đức truyền thống và thực trạng vai trò
của nó trong việc xây dựng nhân cách thanh niên, từ đó đề xuất phương
hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền
thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Làm rõ khái niệm nhân cách thanh niên; Nội dung, phương thức xây
dựng nhân cách thanh niên Việt Nam hiện nay. Phân tích làm rõ vai trò
của giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh
niên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Phân tích tác động của toàn cầu hóa đến vai trò giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Làm rõ thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc
xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò
các giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh
niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án chủ yếu phân tích giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và vai
trò của nó đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Về thời gian, luận án chỉ tập trung phân tích vai trò của giá trị đạo đức
truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giá trị đạo
đức truyền thống, về nhân cách thanh niên, xây dựng nhân cách thanh
niên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4
Luận án vận dụng phương pháp luận của CNDVBC và CNDVLS và
sử dụng tổng hợp các phương pháp: Lịch sử và logic, phân tích và tổng
hợp, so sánh,…nhằm thực hiện mục đích mà đề tài đặt ra.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần xác định rõ vai trò của giá trị đạo đức truyền
thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Làm rõ thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây
dựng nhân cách thanh niên, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp
chủ yếu nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây
dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Góp phần làm sáng tỏ vai trò, thực trạng và những giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với xây dựng nhân cách
thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn
thể, cá nhân làm công tác thanh niên.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên
cứu, giảng dạy trong các trường Đoàn, trường chính trị, trong hệ thống
Học viện.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN CÁCH THANH
NIÊN, XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN, GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÂN
CÁCH THANH NIÊN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhân
cách, nhân cách thanh niên, xây dựng nhân cách thanh niên
Liên quan đến vấn đề này, các nhà nghiên cứu triết học, xã hội học,
tâm lý học, giáo dục học cũng rất quan tâm. Dưới góc độ triết học, việc
nghiên cứu nhân cách đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Điển hình là
các công trình: "Chủ nghĩa xã hội và nhân cách" của nhiều tác giả; "Triết
học xã hội" của A.G.Xpirkin; "Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách" của Lương
5
Quỳnh Khuê; "Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con
người Việt Nam" của Lê Thi; "Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của
Trần Sỹ Phán "Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách của
con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay" của tác giả Lê Thị
Thủy; "Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển
nhân cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện
nay" của Hoàng Anh; "Văn hóa thanh niên và thanh niên với văn hóa dân
tộc" của tác giả Dương Tự Đam... Các công trình trên cũng đề cập đến
nhân cách thanh niên, xây dựng nhân cách thanh niên và những vai trò của
giá trị đạo đức trong xây dựng nhân cách sinh viên (bộ phận của thanh
niên). Đây là những tư liệu bổ ích cho nghiên cứu sinh kế thừa trong quá
trình thực hiện luận án.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị đạo đức
truyền thống, vai trò của giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây
dựng nhân cách thanh niên hiện nay
Về giá trị đạo đức truyền thống, có nhiều tác giả đề cập, cuốn “Đạo
đức mới” của tác giả Vũ Khiêu (Chủ biên). Công trình “Giá trị tinh thần
truyền thống của dân tộc Việt Nam” của tác giả Trần Văn Giàu. Cuốn:
"Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - vấn đề và giải pháp" của Nguyễn
Duy Quý; "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn
Văn Lý; "Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân
cách sinh viên Việt Nam hiện nay" của tác giả Lương Gia Ban và Nguyễn
Thế Kiệt... Các công trình trên đã đề cập đến các giá trị đạo đức truyền
thống và vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo
đức trong xã hội, với xây dựng đạo đức mới, xây dựng nhân cách cho sinh
viên (là một bộ phận của thanh niên). Đây là những tư liệu bổ ích để
nghiên cứu sinh kế thừa trong quá trình thực hiện luận án.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TOÀN CẦU
HOÁ VÀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN TRONG BỐI
CẢNH TOÀN CẦU HOÁ
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hóa và
tác động của nó đến xây dựng nhân cách thanh niên
Có thể kể đến cuốn: Giá trị truyền thống trước những thách thức của
toàn cầu hóa của tác giả Đỗ Lan Hiền; "Một số thách thức của quá trình
toàn cầu hóa đối với Việt Nam hiện nay" của tác giả Phạm Văn Đức;
"Toàn cầu hóa và một số vấn đề đặt ra đối với bản sắc văn hóa Việt Nam";
"Toàn cầu hóa hội nhập và phát triển bền vững, từ góc nhìn triết học
6
đương đại" của các tác giả Hồ Bá Thâm, Nguyễn Thị Hồng Diễm. Đây là
những nội dung quí giá giúp cho nghiên cứu sinh triển khai nội dung về
các nhân tố tác động đến phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây
dựng nhân cách thanh niên.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng vai trò
giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh
niên trong bối cảnh toàn cầu hoá
Trong các công trình: "Tìm hiểu tính cách dân tộc" của Nguyễn
Hồng Phong; "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" của
Trần Văn Giàu; "Sự chuyển đổi các giá trị văn hoá trong văn hoá Việt
Nam" của tác giả Đỗ Huy, Trường Lưu; "Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền
thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của tác giả Nguyễn
Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức và Hồ Sỹ Quý; "Giá trị truyền thống trước
những thách thức của toàn cầu hoá" của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn,
Nguyễn Văn Huyên; "Từ cái thiện truyền thống đến cái thiện trong cơ chế
thị trường ở Việt Nam hiện nay" của Nguyễn Hùng Hậu; "Giá trị truyền
thống trước những thách thức của toàn cầu hóa" của tác giả Nguyễn Đình
Tường; "Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay" của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc; "Toàn cầu
hoá trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương - một số vấn đề triết học"
của Phạm Văn Đức; "Giá trị truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới
cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay" của tác giả Ngô Thị Thu Ngà; "Kế thừa
và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" của tác giả Nguyễn Văn Lý; "Giá trị
đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên
Việt Nam hiện nay" của tác giả Phùng Thu Hiền...
Như vậy, có thể thấy, các giá trị truyền thống dân tộc là vấn đề luôn
được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Các giá trị truyền thống dân tộc
được nghiên cứu cả trong sự hình thành, tiếp biến và phát triển của chúng.
Các học giả cũng tập trung nghiên cứu về sự cần thiết phải đổi mới nội
dung các giá trị đó khi điều kiện kinh tế, xã hội có sự biến đổi. Đây là
những tư liệu bổ ích cho nghiên cứu sinh kế thừa trong thực hiện luận án.
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG
HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƯỜI
VIỆT NAM NÓI CHUNG, THANH NIÊN VIỆT NAM NÓI RIÊNG TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu: "Sự biến đổi của thang giá
trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho
7
đội ngũ cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Chí Mỳ;
"Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của
xã hội hiện đại" của tác giả Lương Quỳnh Khuê; "Suy nghĩ về một hệ giá
trị tinh thần trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn
Tài Thư; "Một vài giải pháp duy trì và phát huy những giá trị đạo đức
truyền thống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Nguyễn
Xuân Thanh; “Đạo đức xã hội nước ta hiện nay – vấn đề và giải pháp”
của tập thể tác giả do Nguyễn Duy Quý (Chủ biên)…
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến phương hướng và
những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống
trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung, nhân cách thanh
niên nói riêng. Đây là những gợi mở và tư liệu quí giá để nghiên cứu sinh
kế thừa trong quá trình thực hiện luận án, nhất là các giải pháp nhằm phát
huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách
thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
1.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH
KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
liên quan đến đề tài luận án
Thứ nhất, các công trình khoa học đã làm rõ quan niệm về giá trị đạo
đức truyền thống, nhân cách và xây dựng nhân cách thanh niên.
Thứ hai, trong các công trình đã công bố, các tác giả đã cố gắng phân
tích, làm rõ thực trạng vai trò giá trị văn hoá truyền thống trong xây dựng
nhân cách con người Việt Nam, nhân cách sinh viên.
Thứ ba, các công trình của các nhà khoa học đã đưa ra hệ thống giải
pháp nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong giáo dục đạo đức
cho sinh viên hay trong xây dựng lối sống cho sinh viên hiện nay. Hệ
thống các giải pháp đưa ra sâu sắc và toàn diện, mang tính khả thi.
1.4.2. Những vấn đề đặt ra mà luận án tiếp tục nghiên cứu
Tác giả đưa ra một số vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu như sau:
- Luận án tiếp tục nghiên cứu, phân tích làm rõ một số vấn đề lý
luận: khái niệm nhân cách thanh niên, nội dung, phương thức xây dựng
nhân cách thanh niên Việt Nam. Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc trong việc xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Luận án tiếp tục nghiên cứu, phân tích tác động của toàn cầu hóa
đến vai trò các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách
thanh niên Việt Nam hiện nay. Làm rõ thực trạng vai trò giá trị đạo đức
8
truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay và những vấn đề đặt ra.
- Luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân
cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Chương 2
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG
NHÂN CÁCH THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. NHÂN CÁCH THANH NIÊN, XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH
NIÊN
2.1.1. Nhân cách và cấu trúc nhân cách
2.1.1.1. Nhân cách
Nhân cách, đã từ lâu là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học xã hội và nhân văn, song để giải quyết những vấn đề chung nhất về
nhân cách trước hết đó là nhiệm vụ của triết học. Từ quan điểm duy vật
lịch sử, tác giả cho rằng: Nhân cách là tổng thể những phẩm chất đạo đức,
năng lực, thể chất và tinh thần được hình thành một cách cụ thể qui định
những giá trị và hành vi xã hội của từng cá nhân được thể hiện và thực hiện
trong lao động, học tập, hoạt động giao tiếp, ứng xử, hoạt động xã hội của
mỗi cá nhân.
2.1.1.2. Cấu trúc nhân cách
Hiện nay khi bàn về cấu trúc của nhân cách, có nhiều cách chia khác
nhau do phương pháp tiếp cận khác nhau. Tác giả luận án đồng ý với quan
điểm cho rằng cấu trúc của nhân cách là sự thống nhất giữa đức và tài.
“Đức” được thể hiện ở những phẩm chất chủ yếu (phẩm chất xã hội, phẩm
chất đạo đức cá nhân, tính kỷ luật, tính phê phán…) “Tài” là năng lực hình
thành các hoạt động được giao với chất lượng, hiệu quả cao (năng lực xã
hội hoá, năng lực chủ thể hoá, năng lực hành động, năng lực giao lưu…)
2.1.1.3. Tính quy luật của sự hình thành nhân cách
Theo Glezecman, tính quy luật cũng là quy luật nhưng nó ở phạm vi
hẹp hơn và mức độ thấp hơn. Trong quá trình hình thành nhân cách cũng
phải tuân theo những vấn đề có tính quy luật sau:
Thứ nhất, sự hình thành và phát triển nhân cách là quá trình thống
nhất giữa cá nhân và xã hội.
Thứ hai, sự hình thành và phát triển nhân cách là quá trình thống
nhất giữa những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
Thứ ba, sự hình thành và phát triển nhân cách là quá trình thống nhất
giữa giáo dục và tự giáo dục.
9
2.1.2. Nhân cách thanh niên và nội dung, phương thức xây dựng
nhân cách thanh niên
2.1.2.1. Nhân cách thanh niên
Nhân cách ở thanh niên là tổng thể những phẩm chất đạo đức, năng
lực, thể chất và tinh thần được hình thành một cách lịch sử - cụ thể, qui
định giá trị và những hành vi xã hội của thanh niên, được thể hiện và thực
hiện trong hoạt động học tập, lao động; hoạt động giao tiếp, ứng xử; hoạt
động xã hội của cá nhân mỗi thanh niên.
2.1.2.2. Xây dựng nhân cách thanh niên
Xây dựng nhân cách thanh niên là quá trình tác động chủ động, tích
cực, có mục tiêu, có kế hoạch với hình thức đa dạng bằng nhiều con đường
của các chủ thể tới nhân cách ở thanh niên, nhằm làm cho toàn bộ những
phẩm chất đạo đức, năng lực, thể chất và tinh thần thanh niên ngày càng
tốt hơn, hoàn thiện hơn đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
2.1.2.3. Nội dung và phương thức xây dựng nhân cách thanh niên
Việt Nam hiện nay
Thứ nhất: Nội dung xây dựng nhân cách thanh niên.
Một là, xây dựng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách
mạng cho thanh niên.
Hai là, xây dựng cho thanh niên có những phẩm chất đạo đức tiến
bộ, phẩm chất chính trị vững vàng, có ý chí, niềm tin và kiên định vào
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Ba là, giáo dục cho thanh niên sống có lý tưởng, hoài bão, có kỷ
cương, tuân thủ pháp luật, hăng say lao động, học tập, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm và có cung cách ứng xử tinh tế, nhân văn.
Bốn là, cần phải có năng lực, phẩm chất nhất định, cá nhân phát triển
toàn diện, nhân cách phong phú, đứng vững trước tác động tiêu cực của
mặt trái kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự chống phá
của các thế lực thù địch.
Thứ hai, về phương thức xây dựng nhân cách thanh niên.
Phương thức là cách thức mà con người sử dụng để thực hiện nhằm
đạt được mục đích đề ra. Đối với thanh niên, phương thức xây dựng nhân
cách của họ chính là những công cụ được sử dụng để giải quyết những
mục đích và nội dung trong quá trình xây dựng nhân cách thanh niên.
2.2. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
2.2.1. Giá trị đạo đức truyền thống, phát huy vai trò giá trị đạo
đức truyền thống
10
2.2.1.1. Giá trị đạo đức
Giá trị đạo đức là một trong những yếu tố cấu thành hệ thống các giá
trị tinh thần của đời sống xã hội. Giá trị đạo đức gắn với nhu cầu điều
chỉnh quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo hướng tạo nên sự thống nhất hài
hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
2.2.1.2. Giá trị đạo đức truyền thống
Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần
của mỗi dân tộc, là toàn bộ những tư tưởng, tình cảm, thói quen đạo đức
tốt đẹp mang tính ổn định tương đối và ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã hội,
có tác động tích cực tới cộng đồng, được truyền từ thế hệ này nối tiếp thế
hệ khác và được mọi người tự nguyện noi theo.
2.2.1.3. Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống
Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống là làm cho những giá trị
ấy tiếp tục tồn tại, thích nghi và phát triển phù hợp với sự biến đổi của
thực tiễn. Đây là một hoạt động có tính kế thừa, bao gồm việc bảo tồn
những giá trị đã được thực tiễn kiểm nghiệm và phát triển chúng trong
điều kiện lịch sử mới và góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng xã
hội và con người.
2.2.2. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
Trong hệ thống giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ta, giá trị
đạo đức chiếm vị trí nổi bật. Vì vậy, khi đề cập đến các giá trị văn hóa, giá
trị tinh thần truyền thống, hầu hết các ý kiến đều nhấn mạnh đến giá trị đạo
đức. Trong các giá trị đạo đức truyền thống, chủ nghĩa yêu nước được
khẳng định là giá trị hàng đầu, cốt lõi, giá trị định hướng các giá trị khác.
Một số phẩm chất đạo đức phổ biến của con người Việt Nam như tinh thần
đoàn kết, lòng nhân ái, đức tính cần cù, tinh thần lạc quan… cũng thường
được đề cập và coi đó là những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của
dân tộc ta.
2.2.3. Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây
dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay
- Giá trị đạo đức truyền thống là cơ sở, động lực góp phần hình thành
nhân sinh quan tiến bộ trong xây dựng và phát triển nhân cách thanh niên.
- Giá trị đạo đức truyền thống là ngọn nguồn dân tộc, tạo nên niềm
tin, sức mạnh tinh thần đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên trong
bối cảnh toàn cầu hóa.
11
- Giá trị đạo đức truyền thống góp phần tích cực vào quá trình xây
dựng những phẩm chất đạo đức cá nhân trong nhân cách của thanh niên
Việt Nam.
- Giá trị đạo đức truyền thống có vai trò là "bộ lọc", "kháng thể"
chống lại tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường
- Giá trị đạo đức truyền thống góp phần xây dựng nhân cách mới,
gắn lý tưởng, ước mơ hoài bão với hành động trong thanh niên hiện nay.
Chương 3
VAI TRÒ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA - THỰC TRẠNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. TOÀN CẦU HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI VAI TRÒ
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG NHÂN CÁCH
THANH NIÊN
3.1.1. Khái niệm toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là quá trình làm gia tăng mạnh mẽ các mối liên hệ gắn
kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau; Là việc mở rộng quy mô và cường độ
hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia trên phạm vi toàn cầu mà trước
hết và chủ yếu là trên lĩnh vực kinh tế.
3.1.2. Những tác động của toàn cầu hóa đối với vai trò của giá trị
đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam
hiện nay
3.1.2.1. Tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với vai trò của giá
trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên
Thứ nhất, toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng
nhân cách mới cho thanh niên vừa kế thừa giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Thứ hai, toàn cầu hóa góp phần tích cực cho việc rèn luyện tính
cần cù, say mê trong truyền thống dân tộc, kích thích sự tìm tòi, sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lao động, học tập
của thanh niên góp phần xây dựng phẩm chất đạo đức cá nhân.
Thứ ba, toàn cầu hóa tạo điều kiện cho thanh niên tự khẳng định, đề
cao vai trò trách nhiệm cá nhân trong đời sống cộng đồng, trách nhiệm với
Tổ quốc và nhân dân.
12
3.1.2.2. Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với vai trò của giá
trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách của thanh niên
Thứ nhất, toàn cầu hóa mặt trái của nó là môi trường dung dưỡng,
nảy sinh chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa lợi kỷ, cực đoan, chủ nghĩa thực
dụng làm phai nhạt giá trị đạo đức truyền thống trong đời sống tinh thần
cản trở việc xây dựng nhân cách thanh niên.
Thứ hai, toàn cầu hóa mặt trái của nó tạo môi trường khuyến khích
một bộ phận thanh niên chạy theo thị hiếu phản văn hóa, lai căng trong lối
sống mà xa rời các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong xây dựng
nhân cách thanh niên.
Thứ ba, toàn cầu hóa mặt trái của nó làm trầm trọng thêm những vấn
đề mang tính toàn cầu: ô nhiễm môi trường, bệnh tật, xung đột sắc tộc, tội
phạm quốc tế..; góp phần đẩy nhanh sự phân hóa xã hội sâu sắc, phân hóa
giàu - nghèo và bất công ngày càng lớn nguy cơ dẫn đến rối loạn chính trị
- xã hội, xung đột xã hội ảnh hưởng đến giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống, ảnh hưởng đến niềm tin và quan niệm sống tích cực của thanh niên.
3.2. NHÂN CÁCH THANH NIÊN VÀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH
THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
3.2.1. Khái quát thực trạng nhân cách thanh niên Việt Nam hiện
nay
Sự hình thành, phát triển nhân cách thanh niên chịu sự chi phối của
quy luật chung của sự hình thành nhân cách. Nhưng khác biệt ở chỗ, nhân
cách thanh niên có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhân tố giáo dục và hoạt động.
Bởi vì hoạt động chủ yếu của thanh niên là học tập, lao động, nghiên cứu
khoa học và đi đầu, trực tiếp tham gia các phong trào hoạt động thực tiễn.
Ở đây, tác giả xin làm rõ đặc điểm các yếu tố chủ yếu cấu thành nhân cách
thanh niên Việt Nam hiện nay trên hai mặt “đức” và “tài”. Cụ thể là:
- Thế giới quan.
- Phẩm chất đạo đức cá nhân.
- Phẩm chất ý chí, tính kỷ luật, tính phê phán trong nhận thức, lao
động và học tập của thanh niên Việt Nam.
- Sự phát triển năng lực trong nhân cách thanh niên.
3.2.2. Thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây
dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay
13
Một là, vai trò giá trị đạo đức truyền thống là cơ sở, động lực đối với
việc xây dựng nhân sinh quan tiến bộ của nhân cách thanh niên Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Hai là, vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong việc tạo niềm tin, sức
mạnh tinh thần, năng lực hành động trong nhân cách thanh niên Việt Nam
hiện nay
Ba là, vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong việc góp phần tích cực
vào quá trình xây dựng phẩm chất đạo đức cá nhân trong nhân cách của
thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Bốn là, vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong việc tạo "bộ lọc",
"kháng thể" chống lại tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và kinh tế thị
trường và sự chống phá của các thế lực thù địch hiện nay
Năm là, vai trò giá trị đạo đức truyền thống góp phần xây dựng nhân
cách mới, gắn lý tưởng, ước mơ, hoài bão với hành động cách mạng trong
thanh niên hiện nay
3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG VAI TRÒ GIÁ TRỊ
ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH
THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Mâu thuẫn là xung lực nội tại của mọi sự sống. Nhà triết học Hêghen
người Đức đã nói như vậy. Điều đó hoàn toàn đúng khi nói về thực trạng
vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh
niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, có thể khái quát một
số mâu thuẫn nảy sinh từ thực trạng này như sau:
3.3.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao vai trò và trách nhiệm
của các chủ thể giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng
nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hóa với những hạn chế
của các chủ thể trong quá trình thực hiện
Để nâng cao hiệu quả phát huy giá trị đạo đức truyền thống cho thanh
niên, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà
trường và xã hội. Tuy nhiên trong thời gian qua đã cho thấy sự bất cập của
vấn đề này: Có ý kiến cho rằng việc phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống cho thanh niên là trách nhiệm chính của nhà trường nên các gia
đình, các tổ chức xã hội rất ít quan tâm.
Chúng ta cần nghiêm túc khắc phục những tồn tại này, bởi vì: Trước hết
gia đình có ảnh hưởng lớn tới lối sống, nhân cách của cá nhân con người.
Gia đình là môi trường đầu tiên cá nhân tiếp nhận những giá trị đạo
đức truyền thống. Phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây
dựng nhân cách thanh niên hiện nay với những phẩm chất như lòng yêu
14
nước, yêu thương những người thân trong gia đình; biết quan tâm, chia sẻ,
giúp đỡ những người xung quanh; có thái độ trung thực, khiêm tốn, có tinh
thần dũng cảm; có tinh thần trách nhiệm trong lao động và học tập, nỗ lực
vượt khó để lập thân, lập nghiệp.
Nhưng, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc truyền dạy giá trị
đạo đức truyền thống bị sao nhãng. Hiện nay mô hình gia đình hạt nhân
dần thay thế kiểu gia đình truyền thống với 3,4 thế hệ cùng chung sống
nên thanh niên ngày nay có ít cơ hội gần gũi và được ông bà truyền dạy
những giá trị đạo đức truyền thống.
Mặt khác, bị cuốn vào việc mưu sinh, nhiều bậc cha mẹ không còn
nhớ đến việc phải rèn, dạy cho con mình những lễ nghĩa, gia phong. thậm
chí có những người làm cha, làm mẹ nhưng vì sức hút của đồng tiền, chạy
theo lối sống thực dụng đã vi phạm đạo đức xã hội, làm trái với luân
thường đạo lý đã ảnh hưởng xấu đến con cái khiến họ quay lưng lại với
truyền thống. Thực tế này đang góp phần đẩy thanh niên đến nguy cơ mai
một các giá trị truyền thống.
Các tổ chức chính trị - xã hội là nơi tập hợp và đoàn kết thanh niên
song cũng bộc lộ nhiều hạn chế, thậm chí đôi khi còn đứng ngoài cuộc,
không nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, không có các biện
pháp chia sẻ, giúp đỡ nhà trường trong việc phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống. Một số địa phương, các cấp ủy đảng, chính quyền chưa có
chương trình hành động cụ thể cho đối tượng này hoặc nếu có thì cũng chỉ
mang tính hình thức.
Đảng ta chủ trương: Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống
cho thanh niên. Bên cạnh đó là cải tiến việc giảng dạy và học tập các bộ
môn khoa học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong các nhà trường.
Như vậy, mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nước ta đòi hỏi các
nhà trường không chỉ góp phần đào tạo ra những con người có tri thức,
giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có đạo đức trong sáng, có
lòng yêu nước nồng nàn, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với sự
nghiệp đổi mới của đất nước. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng nâng
cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển của xã hội.
Giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
nói riêng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà trường trong
hệ thống giáo dục nước ta. Nhưng trong thời gian qua, đã có những hiện
15
tượng coi trọng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ việc rèn luyện phẩm chất
đạo đức cho thanh niên.
Nội dung chương trình và việc giảng dạy và học tập các bộ môn khoa
học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức học còn nhiều bất cập.
Nội dung chương trình chưa được kịp thời bổ sung, đổi mới cho phù hợp
với yêu cầu phát triển của thực tiễn.
Điều này ảnh hưởng không tốt đến phát huy giá trị đạo đức truyền
thống trong xây dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay.
3.3.2. Mâu thuẫn giữa phát huy vai trò các giá trị đạo đức truyền
thống trong xây dựng nhân cách thanh niên bối cảnh toàn cầu hóa với
hiện thực cuộc sống đang diễn biến phức tạp, nhiều biến động, nhiều
nghịch lý, bất công xã hội đang tác động đến họ
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội được nảy sinh từ
tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội đó. Khi tồn tại xã hội thay đổi, ý
thức xã hội (trong đó có đạo đức) sớm hay muộn phải thay đổi theo.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đã tạo ra tiền đề cơ sở vật chất
cho sự phát triển của con người và xã hội. Sự phát triển đó đặt ra những
yêu cầu mới ngày càng cao cho việc thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực
đạo đức. Từ đó chúng ta thấy sự biến đổi của các giá trị đạo đức nói chung
là một tất yếu trong xu thế đổi mới của đất nước. Sự biến đổi đó diễn ra rất
phong phú, phức tạp, bao gồm cả mặt tích cực, tiêu cực, thái quá, thậm chí
đảo lộn cũng có. Nên thanh niên hiện nay bị ảnh hưởng nhiều về những
nghịch lý nảy sinh giữa nội dung giáo dục trong nhà trường và hiện thực
cuộc sống. Biểu hiện cụ thế của vấn đề này như sau:
Một là, nội dung giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống chưa theo
kịp sự biến đổi của hiện thực cuộc sống xã hội.
Hai là, hiện thực cuộc sống còn tồn tại nhiều hiện tượng bất bình
đẳng, bất công và nhiều tệ nạn xã hội là yếu tố làm giảm lòng tin của thanh
niên vào những giá trị đã được học.
3.3.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát huy vai trò các giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh
toàn cầu hóa với sự suy giảm đạo đức, lối sống, xu hướng xa rời giá trị
đạo đức truyền thống của một bộ phận thanh niên hiện nay
Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
trước đây sụp đổ, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa thế giới lâm vào
tình trạng thoái trào. Việt Nam vẫn kiên định con đường xây dựng đất
16
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với quá trình đổi mới toàn diện,
đất nước đã thu được những thành công đáng kể. Nhưng bên cạnh đó
chúng ta cũng đang đứng trước nhiều vấn đề xã hội nan giải, đó là sự phân
hóa giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắc, môi trường sinh thái bị hủy
hoại, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm chưa được giải quyết triệt để,
bất công, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng.
Hiện nay, toàn cầu hóa đang trở thành xu thế tất yếu cho mọi quốc gia
muốn hội nhập và phát triển. Với luật chơi sòng phẳng, toàn cầu hóa đang
đặt ra bài toán về sự được - mất. Toàn cầu hóa đã đưa lại những cơ hội lớn
nhưng cũng không ít những nguy cơ như sự phụ thuộc về kinh tế, sự lai
căng văn hóa, mất bản sắc dân tộc… Trong điều kiện đó, sự ảnh hưởng
của lối sống văn hóa phương tây đối với thanh niên là rất rõ ràng. Tư
tưởng sùng ngoại vô hình chung dẫn đến tâm lý tự coi thường những giá
trị của bản thân, của dân tộc.
Sự ảnh hưởng của văn hóa, lối sống phương Tây đến thanh niên Việt
Nam là rất rõ ràng. Sự suy giảm về đạo đức, lệch lạc về nhân cách được
thể hiện ở khuynh hướng vật chất hóa các hành vi ứng xử, coi nhẹ các giá
trị đạo đức truyền thống dân tộc.
Do ảnh hưởng của lối sống lai căng, người ta có thể quên đi những
khuôn phép đạo đức được giáo dục từ truyền thống gia đình, dòng tộc.
Họ đề cao chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, coi thường những đạo lý ngàn
đời của cha ông, xem nhẹ các giá trị lễ, hiếu, chung thủy trong gia đình.
Những nguyên tắc đối nhân xử thế, nền nếp gia phong trở nên xa lạ và
vô nghĩa, họ dần quen với cách sống sòng phẳng theo kiểu "tiền trao,
cháo múc".
Với quan niệm sống lệch lạc như vậy thì sự mờ nhạt về lý tưởng là
điều không thể tránh khỏi. Từ đó, xuất hiện ngày càng nhiều những hiện
tượng phản giá trị trong đời sống xã hội. Hiện tượng sống thử trong giới
trẻ đã trở thành trào lưu ở một số nơi, trở thành một đề tài nóng, một thứ
"mốt" lan truyền.
Lối sống thực dụng, ích kỷ, làm cho một bộ phận thanh niên bàng
quan, thiếu tinh thần, trách nhiệm trước đời sống chính trị- xã hội, không ý
thức được vai trò, vị trí của thế hệ mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Sự xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng phản giá trị
của giới trẻ trong đời sống xã hội, đó là sự gia tăng của tệ nạn ma túy, mại
dâm, trộm cắp, băng nhóm xã hội đen, lối sống trụy lạc, biến thái… Đó là
sự xa rời, đứt đoạn với truyền thống. Đây thực sự là vấn đề nóng bỏng đặt
17
ra trong quá trình xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY
VAI TRÒ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY
DỰNG NHÂN CÁCH THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ GIÁ TRỊ ĐẠO
ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH THANH
NIÊN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ
4.1.1. Quán triệt sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, kế
thừa và đổi mới trong phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống
đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay
Thực tiễn đã chứng minh, trong lịch sử của mình, bất cứ dân tộc nào
biết kết hợp chặt chẽ các giá trị truyền thống và hiện đại, kế thừa và đổi
mới tức là biết chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với giá trị vốn
có, biết làm mới và phát triển những giá trị ấy cho phù hợp với tình hình
thực tiễn thì dân tộc đó sẽ đứng vững và phát triển.
Kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống thực chất là chọn lọc, giữ lại,
bổ sung và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đáp ứng
yêu cầu của xã hội hiện đại. Sự trường tồn của các giá trị đạo đức truyền thống
một phần phụ thuộc vào bề dày lịch sử còn một phần phụ thuộc vào khả năng
tiếp thu có chọn lọc, phê phán để phát triển những giá trị đạo đức của thời đại.
Cho nên các giá trị đạo đức truyền thống dần được "hiện đại hóa", đổi mới,
cho phù hợp với thực tiễn trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Bên cạnh việc bổ sung, phát triển các giá trị đạo đức truyền thống
cũng cần biết phê phán những cách tiếp cận phiến diện, những hạn chế để
dẫn đến quan niệm cực đoan, khi xem xét về các giá trị truyền thống. Tinh
thần đoàn kết cộng đồng được hình thành trong quá trình đấu tranh chống
thiên tai và chống giặc ngoại xâm…để bảo vệ sự tồn tại của cộng đồng
nhưng trong một số trường hợp nó lại bị bó hẹp trong phạm vi làng, xã,
dòng họ dẫn đến cục bộ địa phương, bè cánh nên hành xử theo kiểu "dĩ
hoà vi quý" vì "một giọt máu đào hơn ao nước lã".
Cần mạnh dạn phê phán thái độ bôi đen hoặc tô hồng, phủ định sạch
trơn hoặc bê nguyên xi truyền thống, lẫn lộn giữa mặt tích cực và tiêu cực
hoặc không thấy hết những hạn chế mang tính lịch sử trong các nội dung
18
của giá trị đạo đức truyền thống đều là thiếu khoa học, không phù hợp với
yêu cầu của một xã hội tiến bộ, văn minh. Chỉ trên cơ sở biết "gạn đục,
khơi trong" loại bỏ những gì đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với
hoàn cảnh mới, cách tân các giá trị đó thì việc phát huy vai trò các giá trị
đạo đức truyền thống với xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay mới đạt được hiệu quả cao.
4.1.2. Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống với việc xây
dựng nhân cách thanh niên gắn với chiến lược phát triển kinh tế-xã
hội, chiến lược phát triển con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hoá hiện nay
Thực tiễn chỉ cho chúng ta thấy rằng, trong tất cả các nguồn lực,
nguồn lực con người luôn đóng vai trò quyết định sự phát triển nhanh và
bền vững, nhất là trong điều kiện cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại,
phát triển kinh tế tri thức và hội nhập sâu rộng. Xây dựng và phát triển con
người Việt Nam toàn diện, hướng đến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh
thần dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học và hội nhập đang là đòi hỏi cấp
bách của xã hội nước ta hiện nay. Đây là mục tiêu chung, là cơ sở định
hướng cho việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây
dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ GIÁ
TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG NHÂN CÁCH
THANH NIÊN BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
4.2.1. Nâng cao nhận thức và vai trò trách nhiệm của các chủ thể
trong việc phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc
xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá
hiện nay
Các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội có vị
trí quan trọng, mang tính quyết định đối với việc tạo điều kiện thuận lợi
cho các quá trình kinh tế - xã hội. Bởi, họ trực tiếp nắm trong tay sức
mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, nên việc phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống hiện nay càng chứng tỏ vai trò của các tổ chức này.
Trước hết là vai trò và trách nhiệm của Đảng và các cấp ủy Đảng.
Hai là, vai trò và trách nhiệm của Nhà nước.
Ba là, vai trò và trách nhiệm của đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
4.2.2. Đổi mới nội dung, phương thức phát huy vai trò các giá trị
đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên
trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay
Phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng
nhân cách thanh niên hiện nay là yêu cầu tất yếu, là nhiệm vụ quan trọng
19
để xây dựng thế hệ thanh niên có đức, có tài, cá nhân phát triển toàn diện,
nhân cách phong phú. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cần chú ý một số nội
dung chủ yếu sau:
Một là, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới nội
dung và phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác –Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, cần lồng ghép các nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống trong các môn học Mác –Lênin, các môn khoa học khác cũng như
trong các hoạt động của nhà trường.
Ba là, chủ động định hướng và đổi mới các giá trị đạo đức truyền
thống.
Bốn là, khơi dậy phong trào toàn dân giữ gìn và phát huy giá trị đạo
đức truyền thống, đấu tranh chống lại các hành vi phản văn hoá trong xã
hội.
Năm là, tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh
niên thông qua các loại hình nghệ thuật truyền thống và phương tiện thông
tin đại chúng.
Sáu là, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
4.2.3. Tạo dựng môi trường xã hội lành mạnh để tác động tích cực
đến việc phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng
nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay
Trong sự nghiệp đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng nhất là trên lĩnh vực kinh tế, nhưng cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề xã
hội mà nếu không giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả xã hội,
nhất là sự phân hóa giàu- nghèo quá mức giữa các nhóm dân cư, các vùng
trong cả nước, sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và các tệ nạn xã hội…gây tác
động xấu đến việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống với xây dựng
nhân cách thanh niên. Vì thế, Đảng ta nhấn mạnh đến việc tiếp tục hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Tạo lập đồng
bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường (thị trường hàng hóa, dịch
vụ, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,
thị trường lao động, thị trường khoa học, vốn, công nghệ).
Đồng thời, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước để phát triển kinh tế tạo ra điều kiện vật chất cho việc phát
huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống.
Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phải chú trọng xây dựng
môi trường văn hoá, xã hội lành mạnh. Đó là thường xuyên đổi mới
20
chương trình, nội dung, hình thức, tăng cường các nội dung, biện pháp
giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, sinh viên, tổ chức các phong
trào thi đua, đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên…thông qua đó
để giáo dục và rèn luyện đoàn viên, tạo nguồn phát triển đảng viên từ sinh
viên. Nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng đoàn viên, sinh viên để xử lý kịp
thời khi có vướng mắc và thực hiện những nội dung giáo dục phù hợp. chỉ
đạo, hướng dẫn các chi đoàn, chi hội sinh viên tổ chức sinh hoạt cho phù
hợp với nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên, chú ý bảo đảm nhu cầu lợi
ích chính đáng của họ, tạo sự hấp dẫn đối với thanh niên khi tham gia các
hoạt động Đoàn, Hội.
Cần tổ chức nhiều chương trình gặp gỡ, giao lưu giữa thanh niên với
những tấm gương người tốt, việc tốt với những thanh niên và sinh viên đã
và đang thành đạt trong cuộc sống. Thông qua các buổi gặp gỡ, giao lưu
tạo ấn tượng mạnh mẽ, củng cố hoài bão, khát vọng vươn lên trong lao
động, học tập của thanh niên. Cần tạo môi trường để thanh niên tham gia
nhiều hơn các hoạt động xã hội từ thiện, đề ơn đáp nghĩa, phòng chống tệ
nạn xã hội, phong trào thanh niên tình nguyện vùng sâu, vùng xa..Đây là
môi trường thực tiễn hết sức có ý nghĩa đối với việc xây dựng nhân cách
cho thanh niên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
4.2.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm phát huy vai trò các
giá trị đạo đức truyền thống, cải tạo những phong tục tập quán lạc
hậu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong việc xây dựng nhân
cách thanh niên
Ý thức đạo đức và ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với
nhau và đều có chức năng chung là điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm
bảo tồn và phát triển các giá trị trong xã hội. Ở đây các quan niệm về hạnh
phúc, lương tâm, danh dự, thiện ác, công bằng…là không có sự đối lập
giữa pháp luật và đạo đức.
Trong mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, pháp luật có vai trò bảo
vệ, củng cố và nâng cao hiệu quả việc thực hiện những nguyên tắc, chuẩn
mực đạo đức xã hội. Pháp luật giúp những chuẩn mực đạo đức mới hình
thành. Hơn nữa, tác động của pháp luật tới đạo đức còn thể hiện ở chỗ việc
tuân thủ pháp luật giúp định hướng hành vi của con người theo những yêu
cầu từ phía xã hội. Điều này giúp hạn chế những xung đột trong quan hệ
giữa con người với con người. Vì thế tuân thủ pháp luật đã trở thành một
chuẩn mực đạo đức trong xã hội, đặc biệt là trong xã hội hiện nay, tuy
nhiên pháp luật ở đây phải là pháp luật tiến bộ.
Pháp luật có vai trò quan trọng đối với đạo đức nói chung, đối với
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nói riêng: Pháp luật bảo vệ, củng
21
cố, nâng cao hiệu quả việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, tạo
môi trường pháp lý để bảo vệ những phong tục tập quán, truyền thống tốt
đẹp của dân tộc. Pháp luật tạo điều kiện định hướng hành vi con người
theo những yêu cầu từ phía xã hội nhằm phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên. Pháp luật giúp cho các
chuẩn mực đạo đức mới hình thành trên nền tảng giá trị đạo đức truyền
thống gắn với tinh hoa văn hoá nhân loại, phát triển ổn định trong cuộc
sống. Việc phát hiện và ủng hộ những chuẩn mực đạo đức mới tiến bộ
luôn là một biểu hiện của tiến bộ xã hội và định hướng cho nhân cách
thanh niên. Từ những căn cứ trên cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo
hành lang pháp lý trong việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong
xây dựng nhân cách thanh niên.
Thực tế hiện nay ở nước ta cho thấy, người dân Việt Nam, trong đó có
thanh niên có thói quen sống theo lệ làng, theo tục lệ, lề thói truyền thống
lâu đời, sự hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân và thanh niên bị
hạn chế, thậm chí còn coi thường pháp luật: "phép vua thua lệ làng", "vua
thua thằng liều", tình trạng vi phạm pháp luật còn diễn ra ở nhiều nơi,
nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, đời sống và sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, việc quản lý xã hội bằng
pháp luật còn có nhiều lỏng lẻo. Đặc biệt, việc thực thi pháp luật chưa
nghiêm và các bộ phận thực thi pháp luật còn thiếu hiệu quả, luật pháp vẫn
chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa bao quát hết các lĩnh vực hoạt động của đất
nước. "Việc phát hiện sai lầm đã chậm và kém, việc quy trách nhiệm và xử
lý vẫn còn chậm và kém hơn, gây bất bình trong dư luận xã hội, làm giảm sút
lòng tin với dân". Những hành vi vi phạm pháp luật như: tham nhũng, buôn
bán và sử dụng ma tuý, mại dâm…vẫn diễn ra phổ biến, trái với thuần phong
mỹ tục, tạo ra nguy cơ làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: "Môi trường văn hoá bị xâm
hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội,
tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi
đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại". Vì vậy, hoàn thiện
thể chế, pháp quy, thực thi nghiêm pháp luật, trừng trị thích đáng những kẻ
phạm tội, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, làm
lành mạnh hoá các quan hệ xã hội và đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật sâu rộng đến thanh niên và mọi tầng lớp nhân dân, nhằm "làm
cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị
mất dần đi". Đây cũng chính là biện pháp quan trọng, hữu hiệu nhằm cải tạo
những phong tục tập quán lạc hậu, bảo tồn và lưu giữ các giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng nền đạo
22
đức xã hội nói chung, cũng như quá trình phát huy vai trò các giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên.
Từ những căn cứ trên việc xây dựng hệ thống pháp luật sẽ là công việc
vô cùng quan trọng trong việc phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống
nhằm xây dựng nhân cách thanh niên hiện nay.
4.2.5. Phát huy tinh thần tự giác học tập và rèn luyện các giá trị
đạo đức truyền thống xây dựng nhân cách của thanh niên trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Nhân cách thanh niên được hình thành từ sự thống nhất giữa nhân tố
chủ quan và khách quan, cá nhân và xã hội. Môi trường xã hội thuận lợi
với những tác động tích cực, định hướng tốt đẹp của gia đình, nhà trường
và xã hội tới nhân cách thanh niên chỉ có ý nghĩa khi bản thân thanh niên
biết tự giác học tập, rèn luyện.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
căn dặn "Việc học phải lấy tự học làm cốt". Vì vậy, để các giá trị đạo đức
truyền thống phát huy vai trò quan trọng trong xây dựng nhân cách thanh
niên Việt Nam thì sự tự giác rèn luyện, tiếp thu các giá trị của mỗi thanh
niên là điều không thể thiếu được. Những phẩm chất đạo đức khi đã được
hình thành, được củng cố trở thành tính cách ổn định, thể hiện sự trưởng
thành của con người xã hội, là nền tảng phát triển và hoàn thiện nhân cách
cho thanh niên. Vì vậy, quá trình tự hoàn thiện của mỗi cá nhân đóng vai
trò quyết định trực tiếp.
Để nâng cao tính tự giác học tập, rèn luyện các giá trị đạo đức truyền
thống trong xây dựng nhân cách thanh niên cần thực hiện một số nội dung
chủ yếu sau:
Thứ nhất, tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, đề cao
tinh thần tự giáo dục học tập.
Thứ hai, chú ý thu hút thanh niên vào các phong trào chính trị, xã hội
thực tiễn, các phong trào tốt đẹp của dân tộc; thông qua đó mỗi thanh niên
tự hoàn thiện bản thân mình, xây dựng nhân cách cho mình.
Thứ ba, xây dựng cơ chế khen thưởng, động viên đối với những thanh
niên học tập, tiếp thu tốt các giá trị đạo đức truyền thống, tạo động lực thôi
thúc thanh niên học tập, rèn luyện, kết hợp truyền thống với hiện đại trong
quá trình xây dựng nhân cách cho mình.
23
KẾT LUẬN
Mỗi con người phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc phải biết lịch
sử của mình. Một dân tộc mà đánh mất quá khứ thì cũng là đánh mất chính
bản thân mình. Các giá trị đạo đức truyền thống là tài sản vô giá của dân
tộc, nó là dòng chảy liên tục nảy sinh, tồn tại, phát triển trong suốt tiến
trình lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông.
Vì thế, việc nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc,
phân tích vai trò của nó và những giải pháp phát huy vai trò của các giá trị
trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay là yêu cầu bức thiết trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp
"trồng người" của chúng ta hiện nay.
Phát huy vai trò các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân
cách thanh niên Việt Nam bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay là yêu cầu đặc
biệt quan trọng. Nó là cơ sở là động lực góp phần hình thành nhân sinh
quan tiến bộ trong xây dựng và phát triển nhân cách thanh niên; giá trị đạo
đức truyền thống là ngọn nguồn dân tộc, tạo nên niềm tin và sức mạnh tinh
thần đối với việc xây dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh toàn cầu
hoá hiện nay; giá trị đạo đức truyền thống góp phần tích cực vào quá trình
xây dựng những phẩm chất đạo đức cá nhân trong nhân cách của thanh
niên Việt Nam; giá trị đạo đức truyền thống như "bộ lọc", như "kháng thể"
chống lại tác động tiêu cực của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường; giá trị
đạo đức truyền thống góp phần xây dựng nhân cách mới, gắn lý tưởng,
ước mơ hoài bão với hành động trong thanh niên hiện nay.
Trong thời gian vừa qua, việc phát huy vai trò các giá trị đạo đức
truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam bối cảnh toàn
cầu hoá đã đạt được một số kết quả nhất định đáng khích lệ, tuy nhiên
cũng nảy sinh nhiều vấn đề về đạo đức nhân cách thanh niên - sự xuống
cấp về tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận thanh niên đang làm
xã hội lo ngại. Nhiều tiêu cực, bất công, nghịch lý trong học đường cũng
như ngoài xã hội đã cản trở đến công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống, xây dựng nhân cách thanh niên.Từ hiện thực đó, luận án cũng đã
chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong việc phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền
thống nhằm xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hoá hiện nay là: Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao vai trò của các chủ thể
giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng nhân cách thanh niên
trong bối cảnh toàn cầu hóa với những hạn chế của các chủ thể trong quá
trình thực hiện; Mâu thuẫn giữa phát huy vai trò các giá trị đạo đức truyền
thống trong xây dựng nhân cách thanh niên bối cảnh toàn cầu hóa với hiện