Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tóm tắt triết học cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.84 KB, 6 trang )

Đề bài: Tóm tắt tư tưởng một số triết gia thời Cận đại


1. NICOLAS DE MALEBRANCHE (1638 - 1715)
Malebranche chịu ảnh hưởng tư tưởng triết học của Descartes nhưng dần chuyển hướng
thành phiếm thần. Ông sinh tại Paris, học triết tại trường La Marche và học thần học tại
Sorbonne. Sau khi trở thành linh mục, ông khám phá học thuyết của Descartes và coi học thuyết
của Descartes mới là triết học Kitô giáo, còn triết học Kinh viện chỉ là triết học ngoại đạo. Tư
tưởng triết học của ông xoay quanh hai nguyên lý: nguyên lý tư tưởng rõ ràng và nguyên lý vô
hạn.
Cũng giống như Descartes, Malebranche áp dụng nguyên tắc về tư tưởng rõ ràng và phân
minh giải thích học thuyết của thánh Augustino về ảnh hưởng của Thiên Chúa trên ý tưởng của
ta như nguồn mạch phát sinh chân lý vĩnh cửu. Nhưng đi xa hơn Descartes, Malebranche đã
không tin vào kinh nghiệm cũng như tình cảm, ông chỉ chấp nhận những chân lý hàm chứa trong
những ý tưởng rõ ràng.
Ông không cho rằng người ta có ý tưởng về linh hồn, về Thiên Chúa nhưng chỉ là một
“tình cảm” về linh hồn, về Thiên Chúa mà thôi, ta chỉ có ý tưởng về trương độ. Hồn không ảnh
hưởng hay tác động gì đến xác nên hồn không phải là nguyên nhân chuyển động của xác.
Nguyên nhân ấy chính là Thiên Chúa. Thiên Chúa chờ đợi một cơ hội nào đó để can thiệp đến
thân xác. Nhưng vì Thiên Chúa dường như thay thế cho trí khôn, linh hồn, nên mới dẫn tới mầu
sắc phiếm thần - Thiên Chúa như hồn của con người.
Nơi Descartes ta nhận thấy: chân lý là thụ tạo do Thiên Chúa tạo nên. Malebranche lại
cho rằng chân lý ấy chính là Thiên Chúa. Khi nhận thức một thụ tạo, ta nhìn thấy nó trong Thiên
Chúa chứ không phải là thấy thụ tạo. Sở dĩ trong Thiên Chúa và chỉ trong Thiên Chúa, chúng ta
mới có thể chiêm ngắm trực tiếp được đối tượng của tất cả mọi ý tưởng.
2. JONH LOCKE (1632-1704)
Jonh Locke: là một nhà triết học mang xu hướng Duy nghiệm. Ông là người ham mê
khoa học thực chứng và ưa chuộng phương pháp triết học của Descartes. Tư tưởng triết học của
ông thể hiện rất rõ qua tác phẩm: Khảo luận về trí năng con người. Qua đó, ông bàn về giá trị của
tri thức.
Trước hết, ông chối bỏ luận chứng của Descartes cho rằng các ý niệm thực sự đã phú


bẩm trong linh hồn con người và đợi khi con người biết sử dụng lý trí thì nó mới xuất hiện. Ông
đưa ra trường hợp trẻ em và người điên khùng làm ví dụ. Qua đó, ông chứng minh không hề có
chuyện ý tưởng bẩm sinh, tức những ý tưởng đã được Thượng Đế phủ bẩm trong linh hồn con
người khi họ được sinh ra trên đời này. Ông tìm cách chứng minh các ý tưởng có nguồn gốc từ
kinh nghiệm. Theo ông, ý tưởng xuất phát từ 2 nguồn chính:

-

Từ cảm giác.
Từ suy nghĩ là cách chúng ta sử dụng những hoạt động của trí tuệ, suy tư. Các ý
tưởng phổ quát do trí khôn bày đặt ra mà thôi.


Ý tưởng là sự hiện diện trực tiếp của đối tượng trước ý thức tri thức. Ý tưởng đến từ hai
nguồn trên là những ý tưởng đơn giản mà trí khôn đón nhận. Còn những ý tưởng phức tạp (phối
hợp, so sánh, phân cách) do trí khôn liên kết các ý tưởng đơn giản lại.
Theo ông, việc nhận thức là vấn đề nằm hoàn toàn trong các ý tưởng, nhận thức chỉ quy
về sự phù hợp hay không phù hợp giữa các ý tưởng với nhau. Ông công nhận sự chắc chắn của
phán đoán đến từ ba nguồn gốc: trực giác rồi đến chứng minh cuối cùng là cảm giác. Lý thuyết
về nhận thức của Locke mở ra cho một trào lưu Duy nghiệm mới, một điểm tựa cho nền tư duy
mới trong lịch sử triết học.
3. MONTESQUIEU (1689 – 1755)
Montesquieu: là nhà triết học, vật lý học và là một trong những nhà sáng lập ra triết học
Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Tư tưởng triết học của ông chủ yếu thể hiện trong các vấn đề xã
hội đặc biệt qua tác phẩm: Tinh thần của Luật pháp.
Ông cho rằng tính quy luật của xã hội nằm ngay trong bản chất bên trong của xã hội chứ
không phải được áp đặt từ bên ngoài. Ông đề ra khuôn mẫu “tam quyền phân lập” gồm có quyền
lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp riêng biệt nhau. Khuôn mẫu này nhằm tìm sự quân
bình đích thực giữa quyền bính và tự do của con người; nó ảnh hưởng đến các quốc gia dân chủ
ngày nay. Ông đề cao vai trò của sản xuất vật chất và khẳng định điều kiện địa lý đóng vai trò

quyết định đối với sự phát triển của tiến trình lịch sử.
Ông phủ nhận sự bình đẳng xã hội vì nó sẽ làm xã hội không có cạnh tranh, tuy nhiên
ông cũng phê phán sự bất công trong quan hệ giữa mọi người. Tư tưởng triết học của ông thể
hiện ý chí và khát vọng xây dựng xã hội phát triển, các quốc gia được hòa bình cũng như đem lại
tự do cho con người.
4. FRANCOIS MARIE VONTAIRE (1694 – 1778)
Francois Marie Vontaire: là một nhà triết học, văn học, soạn kịch nổi tiếng. Tư tưởng triết
học của ông có xu hướng theo chủ thuyết Tự nhiên thần luận và Duy vật.
Các tác phẩm của ông luôn nhằm đả kích, phê phán, bài trừ Giáo Hội Công Giáo. Ông
chống đối thái độ cuồng tín, cố chấp của Giáo Hội Pháp, cởi mở với tôn giáo ở Anh. Theo ông,
sự tổ chức của thế giới cùng với mục đích nội tại của thế giới có được là do Thượng Đế. Thượng
Đế vừa là dây cương vừa là niềm an ủi đối với con người, thiếu Ngài con người sẽ rơi vào vô
vọng và cảnh hoang mang. Thượng Đế nơi Voltaire là Đấng thông sáng, tối cao đồng thời chỉ là
sự tưởng tượng của con người.
Về tri thức của con người, ông khẳng định đều bắt nguồn từ các giác quan. Ông chống lại
quan niệm duy tâm, ý tưởng bẩm sinh của Descartes, thuyết Vô chất của Berkeley, quan niệm
của Leibniz. Ông dựa vào khoa học để giải thích vận động là đặc tính của bản thân vật chất chứ
không phải được đưa từ bên ngoài vào. Vận động tồn tại vĩnh viễn như bản chất vật chất. Ông
không tin vào linh hồn bất tử và coi linh hồn con người chỉ là khả năng cảm nhận và suy nghĩ
của thân xác, tuy nhiên ông đề cập đến Đức Khoan Dung như là một giá trị phổ quát cho cuộc
sống con người.


5. ETIENNE BONNOT CONDILLAC (1714 -1780)
Condillac là một giáo sĩ Công Giáo, nhà triết học, nhà luận lý học nổi tiếng của Pháp chịu
ảnh hưởng lớn của Jonh Locke. Ông đã phát triển lý thuyết về sự tri thức của con người hoàn
toàn dựa trên cảm giác – thuyết Duy Cảm qua tác phẩm nổi tiếng: Lược khảo về nguồn gốc tri
thức con người.
Theo ông, mọi tri thức đều chỉ do cảm giác mà ra, các chức năng của linh hồn, của lý trí
như: tình cảm, ước muốn, tư duy, phán đoán,…đều xuất phát từ cảm giác. Không có cảm giác thì

con người chỉ là một pho tượng vô hồn, nhờ có cảm giác thì cuộc sống tâm linh của con người
mới sinh động một cách đúng nghĩa. Condillac cũng hoàn toàn bác bỏ quan niệm của Descartes
về những ý tưởng bẩm sinh. Ông chủ trương rằng con người khi bước chân vào đời không hề
mang theo bất cứ nguyên lý nào cả, hoàn toàn thụ động trong việc tri thức.
Condillac quan niệm, sự tri thức của con người khởi đầu bằng cảm giác, rồi tiến lên
những cấp bậc cao thượng đỉnh như trí năng, phán đoán, ý chí. Những thực thể như bản thể, yếu
tính hay hữu thể hoàn toàn không thể tri thức được. Trong thực tế, ta luôn nhận thấy các giác
quan đem lại cho ta nhiều tri thức về các sự vật xung quanh và trí năng cũng đóng vai trò không
kém trong việc nhận thức vì vậy quan niệm duy cảm nơi Condillac có phần chủ quan và thiển
cận.
6. DENIS DIDEROT (1713 – 1784)
Denis Diderot: là nhà triết học Duy vật, vô thần. Ông là người khai sáng và chủ biên bộ
“bách khoa toàn thư” đầu tiên trên thế giới đóng vai trò lớn trong việc xây dựng và truyền bá tinh
thần ánh sáng. Tư tưởng triết học của ông là sự tổng hợp học thuyết duy nghiệm nơi Locke,
thuyết duy lý của Descartes và thực nghiệm của F. Bacon.
Diderot nhấn mạnh đến vật chất là nguyên nhân duy nhất của mọi cảm giác chúng ta.
Ông cũng chủ trương vũ trụ chỉ có một thực thể cả trong con người lẫn trong động vật, cùng các
vật khác, đó là vật chất. Bản tính của vật chất là vận động, chính vận động đó là năng lực của vật
chất. Trong quá trình vận động, vật chất sẽ đào thải hoặc làm thích nghi với môi trường hoàn
cảnh xung quanh- đây là tiền đề cho thuyết tiến hóa của Darwin sau này. Ông cho rằng con người
được cấu tạo do linh hồn và thể xác trong sự thống nhất hữu cơ, linh hồn cũng chỉ là vật chất và
là tổng thể các hiện tượng tâm lý.
Ông phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế và coi đó là sự thần thánh hóa điều kiện sống
hiện thực của con người. Vì thế ông coi “không phải tôn giáo tạo ra con người nhưng con người
tạo ra tôn giáo”.
Về vấn đề xã hội, ông cho rằng: “con người tự bản chất là tốt, chính xã hội làm hư hoại
con người”. Vì lòng ích kỷ và lợi ích cá nhân buộc con người kết hợp lại với nhau thành xã hội,
tuân theo những quy tắc. Quyền lực Nhà nước phải dựa trên ý chí của nhân dân, việc nhân dân
đấu tranh chống sự chuyên chế và bạo chúa là hợp lý. Ông cũng chống đối việc phân biệt đẳng
cấp trong xã hội. Đối với ông “sống là cảm” nên đời sống của ông là một đam mê vô kỷ luật và

vô trách nhiệm. Tư tưởng của Diderot là tiền đề cho Marxisme sau này và ảnh hưởng đến lối
sống ích kỷ, hưởng thụ của con người.


7. GEORGA BERKELEY (1685 - 1753)
Georga Berkeley: là một triết gia Giám mục người Ái Nhĩ Lan. Triết học của ông mang
xu hướng Duy nghiệm và Duy tâm. Các tác phẩm của ngài muốn bảo vệ tôn giáo khỏi chủ
nghĩa duy vật, chủ nghĩa vô thần và hoài nghi. Tác phẩm nổi tiếng: Lược khảo về các nguyên lý
nhận thức của con người. Ông đề ra học thuyết Vô chất để chứng minh vật chất không hiện hữu
mà chỉ tinh thần mới hiện hữu trong tương quan trực tiếp với Thiên Chúa mới hiện hữu.
Berkeley xác định đối tượng nhận thức của con người là các ý niệm và các ý niệm này
gồm có 3 loại: các ý niệm đã in sâu vào các giác quan, các ý niệm do hoạt động của cảm xúc tinh
thần, các ý niệm nhờ ký ức và trí tưởng tượng. Chủ thể nhận thức là tinh thần hay là tâm trí, linh
hồn. Đây là một thực thể tri giác năng động. Ông phát triển ra thuyết Vô chất để bác lại học
thuyết về ý niệm trừu tượng khi ông cho rằng “không có bất cứ bản thể nào khác ngoài tinh
thần”.
Từ nhận thức này, ông bắt đầu xây dựng chủ nghĩa duy tâm của mình từ lý luận duy
nghiệm của Locke. Khi dựa trên lý luận “hai đặc tính”trong chủ nghĩa duy nghiệm của Locke,
ông tiến đến đồng nhất đặc tính có trước với đặc tính có sau, rồi đồng nhất tính khách quan với
tính chủ quan, đồng nhất tính chủ quan với cảm giác. Từ đó, ông đồng nhất tất cả chúng với cảm
giác. Còn cảm giác – cái chủ quan của con người, theo ông, không phải là cái phản ánh thực tại
khách quan mà chính chúng mới là thực tại khách quan. Ông cho rằng, không phải sự vật biến
thành biểu tượng mà là biểu tượng biến thành sự vật. Do biểu tượng không tồn tại ngoài trí óc,
nên sự tồn tại của chúng là ở chỗ chúng được cảm giác. Từ đây, ông đi đến kết luận nổi
tiếng: Tồn tại nghĩa là được cảm giác. Cái gì không có trong cảm giác thì không tồn tại. Tất cả
những sự vật hợp thành Vũ trụ đều không tồn tại ở ngoài tinh thần, mà là tồn tại trong trong tinh
thần.
Berkeley không chỉ thừa nhận sự tồn tại “tinh thần” của cá nhân này hay “tinh thần” của
các cá nhân khác thoáng qua, mà ông còn thừa nhận sự tồn tại của một tinh thần vĩnh viễn –
Thượng đế. Ông thừa nhận có một tinh thần phổ biến vĩnh viễn khắp nơi. Tinh thần ấy đang nhận

thức, đang sản sinh ra và bao trùm lên tất cả mọi vật. Nó vạch cho con mắt ta thấy những sự vật
ấy như những cái phù hợp với quy tắc do chính nó định ra mà chúng ta gọi là các quy luật tự
nhiên. Ông coi triết học sẽ là vô ích, nếu nó không làm cho con người thật tâm tin vào sự hiện
diện của Thượng đế và kính trọng Thượng đế.
Berkeley phủ nhận thực tại khách quan của vật chất. Thế giới bên ngoài không có thực
chất nào. Nó xuất hiện là do trí khôn tri giác. Bởi thế, sự vật chỉ là các ý tưởng của trí khôn. Lập
trường Duy nghiệm này của ông đã dẫn tới chủ thuyết Duy tâm.
Một vài nhận định
Tư tưởng của các triết gia thời cận đại rất phong phú tác động đến các vấn đề trong cuộc
sống từ cách nhận thức, lối suy tư, đến vấn đề tôn giáo, khoa học, con người, …Nơi mỗi triết gia,
chúng ta đều nhận thấy những nét tích cực giúp cho con người nhận thức, suy tư và lạc quan hơn
về khả năng của con người.


Lập trường triết học nơi mỗi triết gia đều hướng vào chủ thể con người để từ đó giúp con
người khám phá ra nhiều kinh nghiệm mới cũng như giúp con người làm chủ thiên nhiên.
Bên cạnh đó chúng ta nhận thấy tư tưởng của các ông cũng còn nhiều điểm hạn chế,
những cái nhìn phiến diện, dễ làm hư hoại các giá trị luân lý, nhân văn của xã hội. Nó làm phát
triển các trào lưu thế tục, chủ nghĩa xấu ảnh hưởng đến mọi tầng lớp con người ngày nay.



×